You are on page 1of 9

B.

HỆ THÔNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


DẠNG 1: OXIT TÁC DỤNG VỚI NƯỚC
● Mức độ thông hiểu
Câu 1: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,1M. B. 0,2 M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 2: Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch X

A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1M. D. 2M.
Câu 3: Hòa tan hết 12,4 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của
dung dịch X là
A. 0,8M. B. 0,6M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch. Nồng độ mol của
dung dịch này là
A. 0,5M. B. 1M. C. 1,5M. D. 2M.
Câu 5: Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch axit
thu được là
A. 0,2M. B. 0,4M. C. 0,6M. D. 0,8M.
Câu 6: Cho 50 gam khí SO3 hợp nước tạo ra axit H2SO4. Khối lượng axit thu được là (biết hiệu suất
đạt 36%).
A. 14,7 gam. B. 22,05 gam. C. 25,05 gam. D. 61,25 gam.
Câu 7: Cho 56 kg vôi sống (thành phần chính là CaO) chứa 10% tạp chất tác dụng với nước dư. Khối
lượng vôi tôi thu được là
A. 64,6 kg. B. 65,6 kg. C. 66,6 kg. D. 67,6 kg.
Câu 8: Hoà tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của
dung dịch X là
A. 4%. B. 6%. C. 4,5%. D. 10%.
Câu 9: Hòa tan 14,1 gam K2O vào 41,9 gam nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ phần
trăm của dung dịch thu được là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 35%.
Câu 10: Một dung dịch axit sunfuric trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol axit sunfuric thì
cần lấy một lượng dung dịch axit sunfuric là
A. 98,1 gam. B. 97,0 gam. C. 47,6 gam. D. 89,1 gam.
Câu 11: Hòa tan 1 mol oleum (H 2SO4.3SO3) vào 1000 gam H2O, thu được dung dịch H2SO4 có nồng
độ là
A. 15%. B. 27,5%. C. 29,3%. D. 42,25%.
● Mức độ vận dụng
Câu 12: Hòa tan 14,2 gam P2O5 vào m gam dung dịch H3PO4 35%, thu được dung dịch H3PO4 có nồng
độ là 50%. Giá trị của m là
A. 17,99 gam. B. 47,3 gam. C. 83,3 gam. D. 58,26 gam.
Câu 13: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ phần trăm của H3PO4
trong dung dịch thu được là
A. 49,61%. B. 56,32%. C. 48,86%. D. 68,75%.
Câu 14: Cho 38,7 gam oleum H2SO4.2SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 30%, thu được dung dịch X.
Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong X là
A. 67,77%. B. 53,43%. C. 74,10%. D. 32,23%.

1
Câu 15: Hoà tan 67,6 gam oleum H2SO4.xSO3 vào nước thu được dung dịch X. Sau đó cho từ từ một
lượng dư BaCl2 vào X thấy có 186,4 gam kết tủa trắng. Công thức của oleum là
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 16: Cho 0,1 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 2,0 lít dung dịch X. Để trung hoà 1
lít dung dịch X cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu
huỳnh trong oleum trên là
A. 35,96%. B. 37,21%. C. 37,87%. D. 38,28%.

DẠNG 2: AXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ


● Mức độ thông hiểu
Câu 17: Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HNO 3. Dung dịch sau phản ứng có
môi trường
A. trung tính. B. bazơ. C. axit. D. lưỡng tính.
Câu 18: Cho 25 ml dung dịch NaOH 8M tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 6M. Dung dịch sau phản
ứng làm quỳ tím
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 19: Cho dung dịch chứa 20 gam NaOH vào dung dịch chứa 36,5 gam HCl, nếu thử môi trường
sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 20: Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Dung dịch sau phản ứng
làm quỳ tím
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 21: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được
sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh.
B. Làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro.
D. Không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 22: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H 2SO4 1M thì
dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ.
B. Làm quỳ tím chuyển xanh.
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Câu 23: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau
phản ứng làm quỳ tím
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. mất màu. D. không đổi màu.
Câu 24: Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ:
A. 1 mol H2 SO4 và 1,7 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH.
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH.
Câu 25: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao
nhiêu?
2
A. 0,5 lít. B. 0,4 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít.
Câu 26: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị
của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 27: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ.
Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.
Câu 28: Cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 3M để trung hòa hết 300 ml dung dịch HCl 2M. Nồng độ
mol của dung dịch muối tạo thành là
A. 1,2M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 0,2M.
Câu 29: Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được x gam muối ăn. Giá trị
của x là
A. 5,85. B. 58,5. C. 585 D. 0,585.
Câu 30: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 50. B. 200. C. 300. D. 400.
Câu 31: Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 2M tạo thành muối
trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là
A. 250 ml. B. 400 ml. C. 500 ml. D. 125 ml.
Câu 32: Trung hoà 200 gam dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch
KOH cần dùng là
A. 100 ml. B. 300 ml. C. 400 ml. D. 200 ml.
Câu 33: Trung hòa 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Giá trị của a là
A. 1,825. B. 3,650. C. 18,25. D. 36,50.
Câu 34: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch
HCl cần dùng là
A. 200 gam. B. 300 gam. C. 400 gam. D. 500 gam.
Câu 35: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch
NaOH cần dùng là
A. 100 gam. B. 80 gam. C. 90 gam. D. 150 gam.
Câu 36: Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit
sunfuric 4,9%?
A. 400 gam. B. 500 gam. C. 420 gam. D. 570 gam.
Câu 37: Để trung hòa 11,2 gam dung dịch KOH 20% thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit
sunfuric 35%?
A. 5,6 gam. B. 9 gam. C. 4,6 gam. D. 7 gam.
Câu 38: Để trung hòa 250 gam dung dịch axit sunfuric 12,25% thì khối lượng NaOH cần dùng là
A. 17,5 gam. B. 20 gam. C. 12,5 gam. D. 25 gam.
Câu 39: Trung hòa 500 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH 25%. Khối lượng dung dịch
KOH cần dùng là
A. 224 gam. B. 112 gam. C. 264 gam. D. 150 gam.
Câu 40: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch
NaOH cần dùng là
A. 100 gam. B. 80 gam. C. 90 gam. D. 150 gam.
Câu 41: Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch H 2SO4 10%. Khối lượng dung dịch
H2SO4 cần dùng là
A. 98 gam. B. 89 gam. C. 9,8 gam. D. 8,9 gam.

3
Câu 42: Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 2,5M để trung hòa hết 160 ml dung dịch NaOH 25%
(D = 1,5 g/ml).
A. 0,4 lít. B. 0,3 lít. C. 0,2 lít. D. 0,1 lít.
Câu 43: Để trung hòa hết 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M, thể tích dung dịch KOH 12% (D = 1,15
g/ml) cần dùng là
A. 248 ml. B. 284 ml. C. 150 ml. D. 250 ml.
Câu 44: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M. Muốn phản ứng
trung hòa hoàn toàn thì phải thêm dung dịch NaOH 0,5M hay HCl 1M với thể tích là bao nhiêu (trong
các giá trị sau)?
A. 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. B. 350 ml dung dịch HCl 1M.
C. 400 ml dung dịch HCl 1M. D. 400 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Câu 45: Hòa tan 12 gam SO3 vào nước dư, được dung dịch X. Để trung hòa hết dung dịch X cần dùng
A. 12 gam NaOH. B. 6 gam NaOH. C. 14,7 gam NaOH. D. 10 gam NaOH.
Câu 46: Cho 0,15 mol Na2O tác dụng với nước, thu được 200 ml dung dịch NaOH. Phải dùng bao
nhiêu lít dung dịch H2SO4 0,9M để trung hòa 150 ml dung dịch NaOH ở trên?
A. 120 ml. B. 125 ml. C. 135 ml. D. 75 ml.
Câu 47: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản
ứng hết với dung dịch X là
A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml.
Câu 48: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa
thu được là
A. 17,645 gam. B. 16,475 gam. C. 17,475 gam. D. 18,645 gam.
Câu 49: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa
thu được là
A. 23,30 gam. B. 18,64 gam. C. 1,86 gam. D. 2,33 gam.
Câu 50: Trộn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150 ml dung dịch HCl 0,06M, thu được 200 ml
dung dịch X. Nồng độ mol của muối BaCl2 trong dung dịch X là
A. 005M. B. 0,01M. C. 0,17M. D. 0,08M.
Câu 51: Để trung hòa hoàn toàn 1,52 gam hỗn hợp gồm NaOH và KOH thì cần vừa đủ 30 gam dung
dịch HCl 3,65%. Khối lượng muối clorua thu được là
A. 3,4 gam. B. 2,075 gam. C. 3,075 gam. D. 4,075 gam.
Câu 52: Cho X là dung dịch H2SO4 0,2M và Y là dung dịch H2SO4 0,5M. Khi trộn X và Y theo tỉ lệ
thể tích Vx:Vy=2:3, thu được dung dịch Z. Nồng độ của dung dịch Z là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,38M. D. 0,34M.
Câu 53: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H 2SO4 0,1M, thu được dung
dịch Y. Trong dung dịch Y có các sản phẩm là
A. Na2SO4. B. NaHSO4.
C. Na2SO4 và NaHSO4. D. Na2SO4 và NaOH.
Câu 54: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa x mol H 3PO4. Sau phản ứng chỉ
thu được muối Na3PO4. Giá trị của x là
A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,6 mol. D. 0,9 mol.
Câu 55: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M, thu được muối trung hòa. Giá
trị của V là
A. 200 ml. B. 170 ml. C. 150 ml. D. 300 ml.
Câu 56: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M, muối thu được
có khối lượng là

4
A. 14,2 gam. B. 15,8 gam. C. 16,4 gam. D. 11,9 gam.
Câu 57: Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 1M. Muối thu được
sau phản ứng là
A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4.
C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. Na3PO4.
Câu 58: Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M. Sau phản ứng,
trong dung dịch chứa các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4.
Câu 59: Cho 2 mol axit H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 5 mol NaOH, sau phản ứng thu được
muối nào?
A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. Na3PO4, NaH2PO4 và NaH2PO4. D. Na3PO4.
Câu 60: Cho 2 dung dịch: X chứa V1 lít dung dịch NaOH 1M; Y chứa V2 lít dung dịch H3PO4 1M.
Trộn lẫn dung dịch X với dung dịch Y để thu được hai muối NaH 2PO4 và Na2HPO4 thì tỉ lệ thể tích
trong khoảng xác định là

A. B. C. D.

Câu 61: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch có chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có chứa các
chất
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4 và KH2PO4.
C. K3PO4 và KOH. D. H3PO4 và KH2PO4.
Câu 62: Cho 200 gam dung dịch KOH 8,4% hoà tan 14,2 gam P2O5. Sản phẩm thu được sau phản ứng
chứa các chất tan là:
A. K3PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. K3PO4 và KOH. D. K3PO4 và H3PO4.
● Mức độ vận dụng
Câu 63: Cho 200 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 2SO4 1M, sau phản ứng cho
thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 6,72 lít.
Câu 64: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3
ml dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 1,2M. B. 0,6M. C. 0,75M. D. 0,9M.
Câu 65: Cho 855 gam dung dịch Ba(OH) 2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4 thu được kết tủa và
dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X người ta phải dùng 125ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28
gam/ml). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 là
A. 98%. B. 25%. C. 49%. D. 50%.
Câu 66: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO 3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần
dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 1,0 và 0,5. B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7. D. 2,0 và 1,0.
Câu 67: X là dung dịch H2SO4 0,5M; Y là dung dịch NaOH 0,8M. Trộn V1 lít X với V2 lít Y, thu được
(V1 + V2) lít dung dịch Z trong đó nồng độ mol của NaOH dư là 0,2M. Vậy tỉ lệ thể tích V2: V1 bằng
A. 0,5. B. 0,8. C. 1,5. D. 2.

5
Câu 68: Để trung hòa 200 ml hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H 2SO4 0,1M cần dùng V ml dung dịch
Ba(OH)2 0,2M. Giá trị của V là
A. 400 ml. B. 350 ml. C. 300 ml. D. 250 ml.
Câu 69: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2
(đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60 ml. B. 30 ml. C. 75 ml. D. 150 ml.
Câu 70: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch có chứa
6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 1M.
Câu 71: Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H 2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch
chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Thể tích V là
A. 0,180 lít. B. 0,190 lít. C. 0,170 lít. D. 0,140 lít.
Câu 72: Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH) 2 thì cần bao
nhiêu lít dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 73: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl
0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là
A. 0,063 lít. B. 0,125 lít. C. 0,15 lít. D. 0,25 lít.
Câu 74: Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH) 2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để
trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung
hoà thu được khối lượng muối khan là
A. 3,16 gam. B. 2,44 gam. C. 1,58 gam. D. 1,22 gam.
Câu 75: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H 2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau phản
ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
Câu 76: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M, muối thu được
có khối lượng là
A. 14,2 gam. B. 15,8 gam. C. 16,4 gam. D. 11,9 gam.
Câu 77: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
đem cô cạn dung dịch thì khối lượng từng muối khan thu được là
A. 50 gam Na3PO4. B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4.
C. 15 gam NaH2PO4. D. 14,2 gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4.
Câu 78: Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu
được trong dung dịch là
A. 10,44 gam KH2PO4; 8,5 gam K3PO4. B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4.
C. 10,44 gam K2HPO4; 13,5 gam KH2PO4. D. 13,5 gam KH2PO4; 14,2 gam K3PO4.

Câu 79: Đổ dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Khối lượng muối
thu được là
A. 10,44 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4.
B. 10,44 gam K2HPO4 và 12,72 gam K3PO4.
C. 10,24 gam K2HPO4 và 13,5 gam KH2PO4.
D. 10,2 gam K2HPO4, 13,5 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4.
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ
với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25. B. 50. C. 75. D. 100.

6
Câu 81: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%, thu được dung dịch X. Nồng độ phần
trăm tương của chất tan trong X là
A. Na2HPO4 và 11,2%. B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 và 13,26%. D. Na2HPO4; NaH2PO4 đều là 7,66%.
Câu 82: Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H 3PO4 aM, thu được 25,95
gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1. B. 1,5. C. 1,25. D. 1,75.
Câu 83: Cho 200 ml dung dịch NaOH xM tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 1,75M, thu được
dung dịch chứa 51,9 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của x là
A. 2,5. B. 4. C. 3. D. 3,5.

DẠNG 3: PHẢN ỨNG GIỮA BAZƠ VÀ MUỐI


● Mức độ thông hiểu
Câu 84: Trộn 400 gam dung dịch KOH 5,6% với 300 gam dung dịch CuSO4 16%. Khối lượng kết tủa
thu được là
A. 9,8 gam. B. 14,7 gam. C. 19,6 gam. D. 29,4 gam.
Câu 85: Cho 40 gam dung dịch Ba(OH)2 34,2% vào dung dịch Na2SO4 14,2%. Khối lượng dung dịch
Na2SO4 vừa đủ phản ứng là
A. 100 gam. B. 40 gam. C. 60 gam. D. 80 gam.
Câu 86: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 44,8 lít.
Câu 87: Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl 3 20%. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 3 gam. B. 3,14 gam.
C. 4,14 gam. D. 2,14 gam.
● Mức độ vận dụng
Câu 88: Cho hỗn hợp X gồm 31,75 gam FeCl 2 và 24,375 gam FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
và để ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 30,8 gam. B. 45 gam. C. 42,8 gam. D. 27,8 gam.

DẠNG 4: PHẢN ỨNG GIỮA MUỐI VÀ MUỐI


● Mức độ thông hiểu
Câu 89: Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của
chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M.
Câu 90: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.
Nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,1M và 0,05M. B. 0,15M và 0,09M. C. 0,15M và 0,05M. D. 0,1M và 0,05M.
Câu 91: Trộn lẫn một dung dịch có chứa 34 gam AgNO 3 với một dung dịch chứa 17,55 gam NaCl.
Khối lượng kết tủa thu được là
A. 27,8 gam. B. 27 gam. C. 28,8 gam. D. 28,7 gam.
Câu 92: Cho 200 ml dung dịch chứa 23,8 gam KBr vào 300 ml dung dịch chứa 51 gam AgNO 3. Nồng
độ mol của muối trong nước lọc là:
A. CM(KNO3)=0,15M và CM(AgNO3)=0,2M. B. CM(KNO3)=0,05M và CM(AgNO3)=0,07M.
C. CM(KNO3)=0,2M và CM(AgNO3)=0,4M. D. CM(KNO3)=0,4M và CM(AgNO3)=0,2M.
● Mức độ vận dụng
7
Câu 93: Hòa tan hết 22,75 gam một muối sắt clorua vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung
dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa màu trắng. Lọc kết tủa, sấy khô và cân thì có
khối lượng là 60,27 gam. Khối lượng phân tử của muối sắt clorua là
A. 162,5. B. 160. C. 127. D. 208.

DẠNG 5: ĐỘ TAN CỦA MUỐI Ở CÁC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU


● Mức độ vận dụng
Câu 94: Biết độ tan của NaCl ở 50 oC là 37 gam và ở 0oC là 35 gam. Khối lượng NaCl kết tinh khi làm
lạnh 548 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 50oC xuống 0oC là
A. 8,5 gam. B. 8,1 gam. C. 8 gam. D. 11 gam.
Câu 95: Biết độ tan của KNO3 ở 21 C là 32 gam và ở 80 C là 170 gam. Khi đưa 528 gam dung dịch
o o

KNO3 bão hòa ở 21oC lên 80oC thì khối lượng KNO3 thêm vào dung dịch là
A. 552 gam. B. 553 gam. C. 554 gam. D. 600 gam.

DẠNG 6: TÍNH THEO SƠ ĐỒ CHUYỂN HÓA


● Mức độ thông hiểu
Câu 96: Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

A. 98 kg. B. 49 kg. C. 48 kg. D. 96 kg.


Câu 97: Từ 60 kg FeS2 người ta điều chế được 25,8 lít dung dịch H 2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Vậy
hiệu suất điều chế là
A. 60%. B. 85%. C. 47,47%. D. 95%.
Câu 98: Người ta sản xuất axit H2SO4 từ quặng pirit. Nếu dùng 300 tấn quặng pirit có 20% tạp chất thì
sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%. Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 10%?
A. 72 tấn. B. 360 tấn. C. 245 tấn. D. 490 tấn.

DẠNG 7: XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CỦA ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
● Mức độ thông hiểu
Câu 99: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là
A. N2O. B. SO2. C. SO3. D. CO2.
Câu 100: Hợp chất tạo bởi nguyên tố R với oxi có dạng RO 3, trong đó R chiếm 40% theo khối lượng.
Tên và kí hiệu của R là
A. Lưu huỳnh (S). B. Nitơ (N). C. Nhôm (Al). D. Crom (Cr).
Câu 101: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là
7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Câu 102: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 103: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức
oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Câu 104: Cho oleum H2SO4.nSO3 trong đó SO3 chiếm 71% theo khối lượng. Giá trị của n là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 105: Một tinh thể muối ngậm nước có dạng Na2CO3.xH2O, biết thành phần phần trăm của Na2CO3
trong muối ngậm nước là 37,063%. Công thức phân tử của tinh thế muối ngậm nước là

8
A. Na2CO3.10H2O. B. Na2CO3.5H2O. C. Na2CO3.7H2O. D. Na2CO3.8H2O.
Câu 106: Xô đa Na2CO3.nH2O chứa 72,72% khối lượng là oxi. Vậy giá trị của n là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 2.
● Mức độ vận dụng
Câu 107: Oxit có phần trăm khối lượng của nguyên tố kim loại gấp 2,5 lần phần trăm khối lượng của
nguyên tố oxi là
A. MgO. B. Fe2O3. C. CaO. D. Na2O.
Câu 108: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại R, thu được 1,25m gam oxit. Kim loại R là
A. Cu (64). B. Zn (65). C. Fe (56). D. Mg (24).
Câu 109: Để hòa tan hoàn toàn một bazơ X thì cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,3M. Cô cạn dung
dịch thì thu được 2,67 gam muối clorua. Công thức của bazơ X là
A. Zn(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Cu(OH)2. D. Al(OH)3.
Câu 110: Nung nóng 14,7 gam một bazơ X trong chén sứ đến khối lượng không đổi, thu được12 gam
một oxit. Công thức của bazơ X là
A. Zn(OH)2. B. Al(OH)3. C. Cu(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 111: Cho a gam một bazơ X vào dung dịch HCl loãng dư, cô cạn dung dịch, thu được 3,25 gam
muối clorua khan. Mặt khác, đem nung nóng a gam X đến khối lượng không đổi thì thu được 1,6 gam
oxit kim loại. Công thức phân tử của bazơ X là
A. Fe(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Zn(OH)2. D. Al(OH)3.

You might also like