You are on page 1of 31

SỔ TAY HỌC TẬP

NGÀNH THIẾT KẾ
ĐỒ HỌA
(Dành cho sinh viên khóa 26)

KHÓA HỌC 2020 - 2024

https://www.vanlanguni.edu.vn/

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 1


MỤC LỤC
Lời ngỏ
PHẦN I: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO..................................................................... 4
1.1 Khối lượng kiến thức toàn khóa............................................................................................ 4
1.2 Kế hoạch khung .................................................................................................................... 4
1.3 Những chương trình đặc thù của khoa .................................................................................. 7
PHẦN II: HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ ĐÀO TẠO ............................................................... 8
2.1 Cổng thông tin đào tạo .......................................................................................................... 8
Hệ thống một cửa (Hub và Vhub): ............................................................................................. 9
2.2 Khung giờ học trong một ngày ............................................................................................. 9
2.3 Kế hoạch tổ chức đào tạo 2020 – 2021 ................................................................................. 9
2.4 Các học kỳ........................................................................................................................... 18
2.5 Hướng dẫn đăng ký môn học và xem thời khóa biểu ......................................................... 18
PHẦN III: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO .................................................................... 18
3.1 Thời gian đào tạo ................................................................................................................ 18
3.2 Học phần ............................................................................................................................. 18
3.3 Đăng ký học phần ............................................................................................................... 19
3.4 Đánh giá học phần .............................................................................................................. 19
3.5 Dự thi kết thúc học phần ..................................................................................................... 19
3.6 Hình thức thi, chấm thi kết thúc học phần .......................................................................... 19
3.7 Tính điểm trung bình chung học tập ................................................................................... 20
3.8 Bảng quy đổi điểm .............................................................................................................. 20
3.9 Phúc khảo bài thi ................................................................................................................. 20
3.10 Thi lần 2 ............................................................................................................................ 20
3.11 Thi và học cải thiện ........................................................................................................... 21
3.12 Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế thi ......................................................... 21
3.13 Chuyển ngành trong nội bộ trường ................................................................................... 21
3.14 Học cùng lúc 2 chương trình: ........................................................................................... 21
3.15 Học vượt ........................................................................................................................... 21
3.16 Học lại ............................................................................................................................... 21
3.17 Cảnh báo kết quả học tập .................................................................................................. 22
3.18 Buộc thôi học .................................................................................................................... 22
3.19 Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp ................................................................ 22
3.20 Xếp hạng kết quả học tập và tốt nghiệp ............................................................................ 22
PHẦN IV: HỆ THỐNG CHỦ NHIỆM LỚP SINH VIÊN, CỐ VẤN HỌC TẬP ................. 22
4.1 Chủ nhiệm lớp sinh viên (CNLSV) .................................................................................... 23
4.2 Cố vấn học tập .................................................................................................................... 23
PHẦN V: XÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TRONG 4 NĂM HỌC TẬP TẠI VLU
....................................................................................................................................................... 24

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 2


Các em thân mến,
Chào mừng các em đến với Trường Đại học Văn
Lang và tham gia vào cộng đồng sinh viên Văn Lang.
Trường đại học không chỉ là nơi để các em học tập kiến
thức, rèn luyện phẩm chất sinh viên, mà còn là nơi để
các em phát triển kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng
thiết yếu dành cho sinh viên ở thế kỷ 21, trải nghiệm
các hoạt động hướng đến cộng đồng, giao lưu văn hóa
nghệ thuật,... Một chặng đường thú vị và đầy thử thách
đang chờ đón các em phía trước.
Cuốn sổ tay này được thiết kế nhằm cung cấp cho
các em những thông tin hữu ích về chương trình học
tập, giúp các em dễ dàng tra cứu các thông tin về học
phần, khối lượng kiến thức của khóa học cần tích lũy.
Sổ tay học tập còn cung cấp những thông tin cần thiết
như: kế hoạch học tập của khóa học, quy định về thi và
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, quy định về xét và
công nhận tốt nghiệp và một số thông tin về hoạt động
đặc thù của ngành.
Những nội dung trong cuốn sổ này cùng với những
thông tin do Khoa cung cấp thông qua hoạt động giảng
dạy, sinh hoạt chuyên môn và qua hoạt động cố vấn học
tập sẽ giúp các em chủ động xây dựng cho mình kế
hoạch học tập phù hợp, xác lập mục tiêu trong những
năm học tập tại Trường và thực hiện mục tiêu đó đạt
hiệu quả. Hãy tìm hiểu và chuẩn bị cho mình một hành
trình đại học đầy thú vị các em nhé!
Chúc các em thành công.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 9 năm 2020

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 3


PHẦN I: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1 Khối lượng kiến thức toàn khóa

Kiến thức bắt Kiến thức


Tổng
TT Khối kiến thức buộc tự chọn
(tín chỉ)
(tín chỉ) (tín chỉ)

1 Giáo dục đại cương (cơ bản) 51 tín chỉ 36

2 Giáo dục chuyên nghiệp 100 tín chỉ 101

- Cơ sở khối ngành 26 tín chỉ 31

- Kiến thức cơ sở ngành 20 tín chỉ 20

- Kiến thức ngành 46 tín chỉ 42

- Kiến thức chuyên sâu

- Đồ án/khóa luận tốt nghiệp 8 tín chỉ 8

TỔNG 137

1.2 Kế hoạch khung


Bắt
Khối lượng
buộc Điều Học
Mã học kiến thức
STT Tên học phần / kiện tiên trước –
phần (LT/TH/Đ
Tự quyết học sau
A/TT)
chọn
1. Kiến thức giáo dục đại cương (15 tín chỉ bắt buộc không tích lũy)
2TC
1 DGT0010 Giáo dục thể chất (1) BB
(60TH)
2TC
2 DGT0020 Giáo dục thể chất (2) BB
(60TH)
3TC(37LT,
3 DQP0021 Giáo dục quốc phòng 1 BB
8TH)
2TC(22LT,
4 DQP0040 Giáo dục quốc phòng 2 BB
8TH)
2TC(14LT,
5 DQP0050 Giáo dục quốc phòng 3 BB
16TH)
4TC(4LT,5
6 DQP0060 Giáo dục quốc phòng 4 BB
6TH)
2. Kiến thức giáo dục đại cương (36 tín chỉ)

7 DCT0080 Triết học Mác – Lênin 3TC (45LT) BB


2TC (30
8 DCT0090 Kinh tế chính trị Mác – Lênin BB DCT0080
LT)
9 DCT0100 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2TC (30LT) BB DCT0080
10 DCT0090
DCT0030 Tư Tưởng Hồ Chí Minh 2TC (30LT) BB
DCT0100
| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 4
Bắt
Khối lượng
buộc Điều Học
Mã học kiến thức
STT Tên học phần / kiện tiên trước –
phần (LT/TH/Đ
Tự quyết học sau
A/TT)
chọn
Lịch sử Đảng cộng sản Việt DCT0090
11 DCT0110 2TC (30LT) BB
Nam DCT0100
3TC
12 DTA0015 Anh văn 1 BB DTA0015
(30LT,30TH)
3TC
13 DTA0024 Anh văn 2 BB Không DTA0015
(30LT,30TH)
3TC
14 DTA0034 Anh văn 3 BB DTA0024
(30LT,30TH)
3TC
15 DTA0044 Anh văn 4 BB Không DTA0034
(30LT,30TH)
3TC
16 DTA0121 Anh văn 5 BB DTA0044
(30LT,30TH)
3TC
17 DTA0590 Anh văn 6 BB Không DTA0121
(30LT,30TH)
3TC
18 DTA0600 Anh văn 7 BB DTA0590
(30LT,30TH)
19 DTH0012 Tin học cơ bản 2TC (60TH) BB
2TC
20 DPL0010 Pháp luật Đại cương BB
(30LT)
3. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (95 tín chỉ)

3.1 Kiến thức cơ sở khối ngành (28 tín chỉ)

21 DXH0060 Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam 2TC (30LT) BB


3TC
22 DMC0045 Trang trí cơ bản BB DMC0030
(15LT,60TH)
23 DMC0030 Cơ sở tạo hình mỹ thuật 2TC (30LT) BB

24 DMC0060 Phương Pháp Sáng Tạo 2TC (30LT) BB

25 DMC0390 Lịch Sử Mỹ Thuật 4TC (60LT) BB

26 DMC0460 Nghệ Thuật Học 2TC (30LT) BB


3TC
27 DMC0050 Hình Họa (1) BB
(15LT,60TH)
3TC BB
28 DMC0100 Hình Họa (2)
(15LT,60TH)
Diễn hoạ chuyên ngành Đồ 3TC BB
29 DMC1501 DMC0100
Hoạ 1 (15LT,60TH)
Diễn hoạ chuyên ngành Đồ 3TC BB
30 DMC1502
Hoạ 2 (15LT,60TH)
BB
31 DMC0470 Marketing 2TC (30LT)
BB
32 DPL0100 Luật sở hữu trí tuệ 2TC (30LT) DPL0010

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 5


Bắt
Khối lượng
buộc Điều Học
Mã học kiến thức
STT Tên học phần / kiện tiên trước –
phần (LT/TH/Đ
Tự quyết học sau
A/TT)
chọn
3.2 Kiến thức cơ sở ngành (20 tín chỉ)

33 DMC1310 T.Học Ứng Dụng (I) 2TC (60TH) BB


Màu sắc và trang trí trên máy
34 DMC0220 2TC (60TH) BB DMC0010
tính
2TC
35 DMC0200 Xử lý hình ảnh trên máy tính BB DMC0220
(15LT,30TH)
3TC DMC0045
36 DMC0090 Trang trí cơ sở ngành đồ họa BB
(15LT,60TH) DMC0070
3TC
37 DMC0170 Trang trí chuyên ngành đồ họa BB DMC0090
(15LT,60TH)
2TC
38 DMC0450 Nhiếp ảnh BB
(15LT,30TH)
39 DMC0180 Cơ Sở Thiết Kế Đồ Họa 2TC (30LT) BB DMC0060

40 DMC0070 Luật Xa Gần 2TC (30LT) BB DMC0030

41 DMC0190 Nghiên cứu lịch sử Đồ họa 2TC (30LT) BB

3.3 Kiến thức ngành (30 tín chỉ)

42 DMC0420 Kỹ Thuật và Vật liệu In 3TC (45LT) BB


2TC
43 DMC0080 Nghệ thuật chữ 1 BB
(15LT,30TH)
2TC
44 DMC0081 Nghệ Thuật Chữ 2 BB DMC0080
(15LT,30TH)
2TC
45 DMC0400 Thiết kế bìa sách BB DMC0080
(15LT,30TH)
3TC
46 DMC0440 Nghiên Cứu Vốn Cổ Dân Tộc BB
(15LT,60TH)
2TC
47 DMC0480 Thiết kế Poster quảng cáo BB DMC0081
(15LT,30TH)
2TC
48 DMC0490 Thiết kế bao bì BB DMC0081
(15LT,30TH)
3TC
49 DMC0540 Thiết kế báo, tạp chí BB DMC0081
(15LT,60TH)
3TC
50 DMC0570 Nhận Diện Thương Hiệu (15LT,90Đ.A BB
MH)
2TC
51 DMC0520 Thiết Kế Lịch BB
(15LT,45TH)
2TC
52 DMC0621 Đồ hoạ chuyển động BB
(15LT,30TH)
Nghiên cứu giao diện người 2TC
53 DMC1510 BB
dùng (15LT,45ĐA)

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 6


Bắt
Khối lượng
buộc Điều Học
Mã học kiến thức
STT Tên học phần / kiện tiên trước –
phần (LT/TH/Đ
Tự quyết học sau
A/TT)
chọn
Tất cả
Nghiên cứu chuyên ngành Đồ ĐA
54 DMC0580 2TC (30LT) BB
hoạ chuyên
ngành
Tất cả
ĐA
55 DMC0590 Đồ án tiền tốt nghiệp Đồ họa 2TC (90ĐA) BB
chuyên
ngành
56 DMC0601 Đồ án tốt nghiệp 8TC (360ĐA)

3.4 Chuyên đề (3 tín chỉ)

57 DMC1360 Chuyên đề 1: Công nghệ mới 1TC (15LT) BB

58 DMC1370 Chuyên đề 2: Nghệ Thuật 1TC (15LT) BB


Chuyên đề 3: Kinh tế - khởi
59 DMC1380 1TC (15LT) BB
nghiệp
3.5 Môn tự chọn (6 tín chỉ)

60 DXH0075 Kỹ năng nghề nghiệp 1TC (15LT) TC

61 DXH0380 Kỹ năng quản lý thời gian 1TC (15LT) TC

62 DPR0062 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả 1TC (15LT) TC

63 DXH0021 Phương pháp học đại học 1TC (15LT) TC


2TC
64 DMC0411 Tranh Khắc TC
(15LT,45TH)
2TC
65 DMC0500 In Ấn ĐH.Truyền Thống TC
(15LT,45TH)
2TC
66 DMT0020 Môi trường - con người. TC
(15LT,30TH)
2TC
67 DMC1520 Thiết kế bền vững TC
(15LT,30TH)
2TC
68 DMC1530 Thiết kế thẩm mỹ môi trường TC
(15LT,30TH)

Từ viết tắt: lý thuyết (LT), thực hành (TH), đồ án (ĐA), thực tập (TT).
Chương trình môn học được rà soát hàng năm để đáp ứng yêu cầu thực tế, những thay đổi chương
trình môn học (nếu có) sau khi rà soát được Hiệu trưởng phê duyệt, khoa sẽ công bố cho sinh viên.

1.3 Những chương trình đặc thù của khoa


1.3.1. Quy định về thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp
a) Thời gian thực thực tập cuối khóa, hình thức thực tập:

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 7


Không thực hành cuối khoá, thực hành được bố trí trong từng đồ án mon học cụ thể

b) Điều kiện để sinh viên được làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp:
Sinh viên hoàn thành tất cả các tín chỉ tích luỹ trong 10 học kỳ trước học kỳ 11

c) Hình thức và thời gian làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp:
Thời gian làm đồ án Tốt nghiệp 16 tuần, kể từ khi đăng ký và đuọc phân công giảng viên
hướng dẫn.

d) Hình thức chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp:


Đồ án tốt nghiệp là một hệ thống các sản phẩm nghiên cứu, thiết kế, theo đề tài được sinh
viên đăng ký và giảng viên hướng dẫn phê duyệt. Sinh viên trình bày đồ án dưới dạng
không gian trưng bày triển lãm, có porfolio giới thiệu cá nhân, quá trình học tập làm việc,
giới thiệu đồ án thiết kế của sinh viên.

1.3.2. Phương pháp đánh giá đồ án, khóa luận tốt nghiệp (bảng ví dụ)
Người đánh giá Phương pháp Tỷ trọng
Quá trình nghiên cứu, phương pháp và 30%
Giảng viên hướng dẫn
kết quả nghiên cứu
Hội đồng sơ khảo Phương pháp, kết quả nghiên cứu 30%

Hội đồng bảo vệ Phương pháp, kết quả nghiên cứu 40%

PHẦN II: HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ ĐÀO TẠO

2.1 Cổng thông tin đào tạo


Khi nhập học sinh viên được Trường cung cấp tài khoản để đăng nhập vào hệ thống email của
Trường. Các thông tin về đào tạo được gửi cho sinh viên thông qua hệ thống email này.

- Cổng thông tin đào tạo: online.vlu.edu.vn

- Địa chỉ hộp thư đào tạo: hopthudaotao@vanlanguni.edu.vn

- Điện thoại liên lạc: 71099211 nhánh số 3320 và 3324

Khi gặp các khó khăn về đăng ký môn học hoặc thắc mắc về lịch học, lịch thi và/hoặc đóng góp ý
kiến cho Nhà trường về hoạt động đào tạo, sinh viên gửi thông tin về hộp thư đào tạo. Trong trường
hợp cấp thiết, sinh viên gọi về đường dây điện thoại trên.

- Các văn bản về đào tạo và hệ thống biểu mẫu [http://www.vanlanguni.edu.vn/dao-


tao/van-ban-quy-dinh]

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 8


Hệ thống một cửa (Hub và Vhub):
Nhà trường tổ chức hệ thống một cửa tiếp sinh viên ở 2 địa điểm: Hub Cơ sở 1 (tầng trệt, 45 Nguyễn
Khắc Nhu, phường Cô Giang, quận 1) và Hub Cơ sở 3 (tầng trệt, tòa nhà LV, 69/68 Đặng Thùy
Trâm, P.13, quận Bình Thạnh) song song với hệ thống một cửa trực tuyến địa chỉ
vhub.vanlanguni.edu.vn. Hệ thống một cửa tiếp nhận và xử lý tất cả các thủ tục hành chính về đào
tạo và công tác sinh viên, giải đáp những thắc mắc về: ngành học, môn học, thời khóa biểu, thi, kiểm
tra; hỗ trợ đăng ký môn học …

2.2 Khung giờ học trong một ngày


Buổi Tiết thứ Thời gian Ghi chú
1 07:00 - 07:45
2 07:50 - 08:35
3 08:40 - 09:25
Sáng
4 09:30 - 10:15
5 10:20 - 11:05
6 11:10 - 11:55
TKB của từng ngành sẽ được
7 13:00 - 13:45 bố trí ở các buổi học, tiết học
khác nhau.
8 13:50 - 14:35
9 14:40 - 15:25
Chiều
10 15:30 - 16:15
11 16:20 - 17:05
12 17:10 - 17:55
Tối 13 18:00 – 18:45

2.3 Kế hoạch tổ chức đào tạo 2020 – 2021

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 9


| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 17
2.4 Các học kỳ
Một năm học có 3 học kỳ, gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ. Sinh viên đăng ký khối lượng học
tập ở mỗi học kỳ theo Kế hoạch tổ chức đào tạo chi tiết của mỗi ngành (kế hoạch đã được Hiệu trưởng
phê duyệt và cập nhật lên hệ thống đăng ký môn học trực tuyến) và theo thời gian do Phòng Đào tạo
công bố.

2.5 Hướng dẫn đăng ký môn học và xem thời khóa biểu
Sinh viên xem Thời khóa biểu tại http://online.vlu.edu.vn/

PHẦN III: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO


3.1 Thời gian đào tạo
- Thời gian đào tạo của một khóa học được thiết kế bằng 4 năm học; hoặc 4,5 năm học; hoặc
5 năm học, tùy theo ngành đào tạo, được công bố trong chương trình đào tạo của ngành.
- Thời gian đào tạo tối đa để sinh viên hoàn thành chương trình là không vượt quá 2 (hai)
lần thời gian được thiết kế cho chương trình đào tạo của ngành. Nếu có học kỳ sinh viên
gián đoạn nghỉ học vì lý do cá nhân hoặc thời gian sinh viên đã học ở trường khác (đối
với sinh viên chuyển trường) đều được tính vào thời gian này.
- Trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Một năm học có 2 học kỳ
chính và 1 học kỳ phụ, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi; học kỳ
phụ (học kỳ hè) có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi để sinh viên có điều kiện học lại,
học bù, học vượt hoặc học trước một số học phần theo đặc thù của ngành.

3.2 Học phần


Học phần: là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình
học tập.
Có hai loại học phần:
- Học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi
chương trình đào tạo và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
- Học phần tự chọn: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh
viên được tự chọn, nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc để tích lũy đủ số tín chỉ quy
định cho mỗi chương trình đào tạo.
Trong đó có:
- Học phần tiên quyết: học phần A là học phần tiên quyết của học phần B khi sinh viên bắt
buộc phải học và đạt học phần A thì mới được đăng ký học học phần B.

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 18


- Học phần học trước, học sau: học phần A là học phần học trước học phần B khi sinh viên
muốn đăng ký học học phần B thì cần học xong học phần A (nhưng có thể chưa đạt học
phần A). Hai học phần A và B nếu bố trí trong cùng một học kỳ thì học phần A được bố trí
học xong mới đến học phần B.
- Học phần tương đương (học phần thay thế): là học phần được sử dụng khi một học phần
có trong chương trình đào tạo nhưng không còn giảng dạy và được thay thế bằng một học
phần khác đang tổ chức giảng dạy.

3.3 Đăng ký học phần


Trước mỗi học kỳ 4 tuần, sinh viên thực hiện đăng ký môn học trên hệ thống. Việc đăng ký môn học
là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên, nếu không đăng ký, xem như từ chối học tập. Khối lượng
đăng ký trong 1 học kỳ, tối thiểu: 14 tín chỉ, tối đa: 20 tín chỉ.

3.4 Đánh giá học phần


- Điểm tổng hợp đánh giá kết quả học tập của một học phần (gọi tắt là điểm học phần) được
tính căn cứ vào các điểm đánh giá bộ phận. Các điểm đánh giá bộ phận có thể bao gồm:
điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ
tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm đánh giá tự
học có hướng dẫn; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần,
trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không
dưới 50%.
- Đối với các học phần thực hành: Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong
học kỳ có tính trọng số, được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần
thực hành. Trong công thức tính trung bình cộng, mẫu số là tổng số tất cả các bài thực
hành theo quy định của chương trình, bao gồm cả những bài thực hành sinh viên bị điểm
0 do vắng mặt.
- Đối với học phần vừa có lý thuyết và thực hành; lý thuyết và bài tập lớn; lý thuyết và đồ án:
điểm học phần là trung bình cộng của tất cả các điểm thành phần, có quy định trọng số.

3.5 Dự thi kết thúc học phần


Sinh viên được dự thi kết thúc học phần khi không bị cấm thi do vắng quá số buổi theo quy định của
giảng viên. Danh sách sinh viên dự thi kết thúc môn học sẽ được công bố trước thi 1 tuần.

3.6 Hình thức thi, chấm thi kết thúc học phần
Tùy vào tính chất của môn học, giảng viên quy định về hình thức thi cuối học kỳ. Một số hình thức
thi: Thi viết (trắc nghiệm, tự luận), Thi vấn đáp, Tiểu luận, Đồ án môn học, Báo cáo bài tập … Kết
quả thi sẽ được công bố sau 7-10 ngày.

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 19


3.7 Tính điểm trung bình chung học tập
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và
được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
n

a
i =1
i  ni
A= n

ni =1
i

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy,
ai là điểm của học phần thứ i, trong Thang điểm 4,
ni là số tín chỉ của học phần thứ i,
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả
thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung
tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi
kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

3.8 Bảng quy đổi điểm


Loại Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4
9,0 đến 10 A+ 4,0
A
8,5 đến 8,9 A 3,60 – 3,99
8,0 đến 8,4 B+ 3,50 – 3,59
B
7,0 đến 7,9 B 3,00 – 3,49
Đạt
6,5 đến 6,9 C+ 2,50 – 2,99
C
5,5 đến 6,4 C 2,00 – 2,49
5,0 đến 5,4 D+ 1,50 – 1,99
D
4,0 đến 4,9 D 1,00 – 1,49
Không đạt Dưới 4,0 F F 0 – 0,99

3.9 Phúc khảo bài thi


Trong vòng 7 ngày từ lúc công bố kết quả thi, sinh viên có nhu cầu phúc khảo điểm thi thì nộp đơn
cho Phòng khảo thí và đóng lệ phí theo quy định của nhà trường. Sinh viên biết được điểm phúc
khảo sau 15 ngày kể từ ngày nộp đơn. Căn cứ vào điểm tăng giảm sau phúc khảo, nhà trường sẽ
thanh toán lại phần lệ phí đã đóng của sinh viên.

3.10 Thi lần 2


Nhà trường tổ chức cho sinh viên thi lần 2 trong các trường hợp: Sinh viên không thi lần 1, hoặc
điểm tổng kết lần 1 dưới 4.0. Khi thi lần 2, sinh viên phải đăng ký trên cổng thông tin điện tử do
trung tâm khảo thí phụ trách http://online.vlu.edu.vn/, hoặc liên hệ số điện thoại: 028 71099270

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 20


3.11 Thi và học cải thiện
Thi cải thiện: Sinh viên đạt điểm từ 4.0-5.4 được thi cải thiện để nâng điểm số của mình. Sinh viên
thi cải thiện phải đăng ký trên hệ thống đào tạo. Lệ phí thi cải thiện: 50.000VNĐ.
Học cải thiện: Sinh viên có học phần đạt điểm D được quyền đăng ký học lại để cải thiện điểm trung
bình chung tích lũy. Nếu học phần đăng ký học lại là học phần tự chọn thì sinh viên có thể đăng ký
đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

3.12 Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy chế thi
- Khiển trách, Cảnh cáo: Khi xem bài thi của bạn quá 3 lần, bị giám thị lập biên bản, trừ
điểm bài thi từ 20-50% điểm số.
- Đình chỉ thi: Giám thị phát hiện sinh viên sử dụng tài liệu.
- Đình chỉ học 1 năm: Các trường hợp giám thị phát hiện thi hộ.
- Thời hạn xử lý: 1 tháng sau mỗi kỳ thi.

3.13 Chuyển ngành trong nội bộ trường


Sau 1 năm học, sinh viên cảm thấy không phù hợp với ngành học của mình, có thể làm đơn xin
chuyển ngành với điều kiện: Điểm đầu vào có cùng hình thức xét tuyển (học bạ, THPTQG), Điểm
phải bằng hoặc cao hơn ngành có nguyện vọng chuyển sang, và trong năm học qua sinh viên không
nợ môn nào.

3.14 Học cùng lúc 2 chương trình:


Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và sinh viên không
thuộc diện xếp hạng học lực yếu. Việc đăng ký học chương trình thứ hai được thực hiện từ sau học
kỳ thứ hai, hoặc có thể đăng ký ngay trước khi bắt đầu học kỳ cuối cùng của chương trình thứ nhất.
Trong quá trình học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung của chương trình thứ nhất
dưới 2,00, sinh viên phải tạm dừng học chương trình thứ 2 ở học kỳ tiếp theo, cho đến khi điểm trung
bình chung học kỳ của chương trình thứ nhất đạt từ 2,00 trở lên.

3.15 Học vượt


Sinh viên phải đạt điểm trung bình từ 2.50 trở lên (theo thang điểm 4), không nợ bất kỳ học phần
nào và các môn học được mở trong cùng 1 học kỳ.

3.16 Học lại


Sinh viên có học phần bị điểm F: nếu là học phần bắt buộc thì phải đăng ký học lại học phần đó; nếu
là học phần tự chọn thì sinh viên được đăng ký học lại học phần đó hoặc đổi sang đăng ký học phần
tự chọn tương đương khác. Sinh viên đăng ký học lại các học phần bị điểm F ở một trong các học
kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 21


3.17 Cảnh báo kết quả học tập
Sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập, thuộc các trường hợp sau đây:
• Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00
đối với các học kỳ tiếp theo;
• Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời
điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Khi được cảnh báo, sinh viên khẩn trương điều chỉnh kế hoạch học tập, chủ động đăng ký học lại, thi
lại, các học phần chưa đạt, học bổ sung các học phần tự chọn, đăng ký thi cải thiện các học phần chỉ
đạt điểm D để cải thiện tình hình, thoát ra khỏi tình trạng bị cảnh báo.

3.18 Buộc thôi học


Bị cảnh báo học tập 2 lần liên tiếp hoặc bị cảnh báo học tập lần thứ 3;
Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại Trường quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 8 của Quy
chế này;
Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi
danh sách sinh viên của Trường.

3.19 Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp
Thời gian xét công nhận tốt nghiệp: mỗi năm có ít nhất ba đợt xét và công nhận tốt nghiệp, vào
khoảng cuối các tháng 3, tháng 6 và tháng 12.
Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
• Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong
thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
• Tích lũy đủ số học phần và số tín chỉ của chương trình đào tạo
• Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên theo thang điểm 4;
• Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh;
• Có kết quả đạt môn học Giáo dục thể chất;
• Có chứng chỉ Anh văn Toeic 450 hoặc tương đương.

3.20 Xếp hạng kết quả học tập và tốt nghiệp


Hạng xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
Hạng giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
Hạng khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
Hạng trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

PHẦN IV: HỆ THỐNG CHỦ NHIỆM LỚP SINH VIÊN, CỐ VẤN HỌC TẬP

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 22


4.1 Chủ nhiệm lớp sinh viên (CNLSV)
Sau khi nhập học mỗi sinh viên được xếp vào lớp hành chính. Hoạt động của Chủ nhiệm lớp sinh viên
theo hệ thống lớp hành chính. CNLSV sẽ:
- Cung cấp cho sinh viên: Thông tin về các văn bản quy định của nhà trường liên quan đến
học tập và rèn luyện của sinh viên; Thông tin về các hoạt động liên quan đến sinh viên của
khoa và trường trong năm học; Thông tin về hệ thống quản lý của khoa và trường: các trợ
lý ở khoa, phân công BCN khoa, các phòng chức năng của trường, BGH, HĐQT; Thông
tin về các hệ thống hỗ trợ sinh viên của khoa và trường: các dịch vụ nội bộ, mạng máy tính,
hệ thống CVHT của khoa.
- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu cặn kẽ nhiệm vụ của mình để tự giác thực hiện đạt kết quả
tốt nhất. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của sinh viên.
- Tìm hiểu điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của sinh viên để có giải pháp tháo gỡ giúp sinh viên
vượt qua khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ theo quy định.
- Nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên.
- Cập nhật hồ sơ sinh viên về quá trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên.
- Hướng dẫn để sinh viên ý thức được quyền của mình, trên cơ sở đó sinh viên tự đấu tranh
bảo vệ quyền hợp pháp của mình.
- Hướng dẫn cho sinh viên hiểu đặc biệt cặn kẽ để tự giác không vi phạm những điều cấm.
- Giám sát để phát hiện nguy cơ rủi ro. Nếu có dấu hiệu sinh viên vi phạm, cần có biện pháp
kiên quyết ngăn chặn.
- Nhận xét, đánh giá sinh viên về từng nội dung quy định cấm vi phạm, yêu cầu sinh viên
cam kết mỗi đầu và cuối học kỳ.

4.2 Cố vấn học tập


Mỗi ngành có một đội ngũ cố vấn học tập. CVHT sẽ tư vấn cho sinh viên:

- Quy chế, quy định về tổ chức hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ;
- Cấu trúc, lưu đồ của CTĐT, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành/chuyên ngành;
- Cách xây dựng kế hoạch học tập cho khóa học hoặc năm học, tư vấn cho sinh viên lựa chọn
tiến độ học nhanh hoặc học chậm phù hợp để thực hiện kế hoạch học tập của năm học hoặc
khóa học. CVHT xem xét và phê duyệt kế hoạch học tập của sinh viên đối với những trường
hợp có yêu cầu từ Phòng Đào tạo;
- Đăng ký học phần ở từng học kỳ theo đúng quy định và phù hợp tiến độ học tập đã chọn.
Theo dõi, tìm hiểu tình hình học tập, kết quả học tập của những sinh viên có nhu cầu tư vấn
căn cứ trên Hồ sơ sinh viên và trao đổi trực tiếp với CNLSV, nếu cần, để tư vấn, hướng dẫn

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 23


sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập và đăng ký môn học phù hợp với năng lực và hoàn
cảnh của từng sinh viên;
- Kinh nghiệm học tập, làm bài tập/đồ án/tiểu luận, …;
- Lựa chọn chuyên ngành;
- Các vấn đề về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và các vấn đề về xử lý học vụ;
- Hướng nghiệp, việc làm cho sinh viên.

PHẦN V: XÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TRONG 4 NĂM


HỌC TẬP TẠI VLU

TRỞ THÀNH PHIÊN BẢN HOÀN HẢO


CỦA CHÍNH BẠN MỘT CÁCH CÓ KẾ HOẠCH TRONG 4 NĂM
PLANNING TO BE THE BEST VERSION OF YOU
WITH VLU IN 4 YEARS.

Khám phá – Thử thách – Trải nghiệm – Thẳng tiến

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 24


Năm 2 Năm 4
Thử thách Thẳng tiến
•Chinh phục GPA
•Khám phá bản thân •Học bổng & Giải thưởng
•Trau dồi kỹ năng •Tự tin, bản lĩnh
•Chinh phục GPA •Trải nghiệm quốc tế
•Tích lũy trải nghiệm •Networking
•Phát triển năng lực nghề
•Khám phá Thị trường nghiệp •Khởi nghiệp
Năm 1 Năm 3
Khám phá Trải nghiệm

Năm 1: Khám phá


Khám phá ngành học:

Năm đầu tiên ở đại học là khoảng thời gian để xây dựng một nền tảng vững chắc cho trải nghiệm
đại học của bạn cũng như chuẩn bị cho một kế hoạch nghề nghiệp lâu dài.
Mục tiêu năm 1:
Hiểu ý nghĩa của việc học đại học và vai trò của mình trong cộng đồng VLU
Hiểu bản thân, tự cân bằng, linh hoạt, nhạy bén, phù hợp hoàn cảnh
Nhận biết và hiểu giá trị Đạo đức - Ý chí - Sáng tạo
Nhận diện những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn
Cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác trong cuộc sống
Xác định và thể hiện những điểm mạnh vốn có của bạn và những lĩnh vực tiềm năng
mà bạn có thể phát triển
Xác định giá trị sống, sở thích, kỹ năng và tính cách (Mật mã Holland, 8 loại hình trí
thông minh)

Mục tiêu cá nhân khác:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 25


Tích lũy, trải nghiệm gia tăng kinh nghiệm:
Tham gia vào các câu lạc bộ, các network mạng lưới nghề nghiệp có liên quan đến
ngành học
Tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án Service Learning (học tập thông qua phục
vụ cộng đồng) và những buổi tập huấn đào tạo kỹ năng lãnh đạo
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng
Làm quen với cố vấn học tập và liên hệ thường xuyên để quản lý tiến trình học
Kinh nghiệm của riêng bạn:
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 26


Không gian triển lãm đồ án tốt nghiệp khóa 22 ngành Thiết kế Nội thất tại sảnh chính Nhà Văn hóa
Thanh niên – Tháng 7 năm 2020

Tự đánh giá
Bạn đã tích lũy được gì cho NĂM 1 của mình? Hãy tự đánh giá về những trải nghiệm của
bạn trong bước khám phá đầu tiên theo sự hướng dẫn bên dưới. Hãy suy nghĩ và ghi chú lại những
mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của bạn cho tương lai.
Đại học Văn Lang đã đáp ứng được kì vọng của bạn về cuộc sống đại học như thế nào?
Bạn có thất vọng gì không? Nếu có, bạn đã gặp Trung tâm hỗ trợ sinh viên để phản hồi
chưa?
Bạn đã chuẩn bị kế hoạch cho năm 2 chưa?
✓ Hãy liệt kê những trở ngại mà bạn đã gặp phải?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
✓ Bạn đã thực hiện những gì để vượt qua?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 27


✓ Bạn có cần VLU giúp sức không? Bạn đã đến Trung tâm hỗ trợ sinh viên để được trợ
giúp chưa?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
✓ Bạn đã khám phá ra điều gì về bản thân?
Sở thích: Tính cách:
Tài năng: Kỹ năng:
Sở trường: Giá trị sống:
✓ Bạn đã làm gì để phát triển bản thân phù hợp với nghề nghiệp mơ ước?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
✓ Kể tên một người đã truyền hoặc tạo cảm hứng cho bạn trong năm học này? Những
phẩm chất nào khiến bạn ngưỡng mộ người đó?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
✓ Bạn đã tham gia vào những cộng đồng nào tại Đại học Văn Lang?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________

Năm 2: Tham gia thử thách


Trải nghiệm ngoài lớp học và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ở trường, ở địa phương,
sẽ cho bạn những hiểu biết và kinh nghiệm quý báu. Bạn đã có kế hoạch khám phá thông qua các
hoạt động ngoại khóa, hoạt động ở các câu lạc bộ sinh viên, các tổ chức doanh nghiệp, dự án cộng
đồng và chương trình thực tập chưa?
Mục tiêu năm 2:
Xác định học tập theo hướng chuyên sâu và làm việc chặt chẽ với cố vấn học tập
Gặp gỡ cố vấn học tập của bạn và rà soát định kỳ kế hoạch 4 năm của bạn (kế hoạch
học tập mỗi học kỳ và kế hoạch nghề nghiệp)
Hỏi cố vấn của bạn về những hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học đang được triển
khai ở Đại học Văn Lang

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 28


Tìm kiếm và tham gia vào một dự án cộng đồng có ý nghĩa
Tìm hiểu về bản thân và giá trị sống của mình
Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và thư giới thiệu
Hiểu và đánh giá ảnh hưởng của bạn đối với cộng đồng
Nâng cao năng lực toàn diện của bạn bằng cách tìm kiếm những trải nghiệm cần sự
nỗ lực vượt qua bản thân
Tìm hiểu những cơ hội học tập trải nghiệm quốc tế
Mục tiêu cá nhân khác:
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Tích lũy trải nghiệm gia tăng kinh nghiệm:

Đăng ký trở thành Mentor/Tutor để hướng dẫn và hỗ trợ các tân sinh viên thông qua
các chương trình được VLU tổ chức
Tham gia vào các câu lạc bộ, các network mạng lưới nghề nghiệp có liên quan đến
ngành học
Tham gia vào các sự kiện đang diễn ra ở Đại học Văn Lang
Tham gia nhiều vào hoạt động đội nhóm để phát triển các kỹ năng lãnh đạo (lãnh đạo
bản thân và lãnh đạo nhóm)
Xem xét phong cách lãnh đạo của bản thân và xác định điểm mạnh, điểm yếu thông
qua chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo
Gặp gỡ chuyên gia cố vấn nghề nghiệp để thảo luận về các mục tiêu, sở thích và
chương trình thực tập; lập kế hoạch trải nghiệm “mới” trong mùa hè.

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 29


Tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án Service Learning (học tập thông qua phục
vụ cộng đồng) và những buổi tập huấn đào tạo kỹ năng lãnh đạo
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng
Làm quen với cố vấn học tập và liên hệ thường xuyên để quản lý tiến trình học
Để ý đến các cơ hội thực tập, việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc liên
quan ngành học
Tham gia các hội chợ nghề nghiệp, các sự kiện kết nối với cựu sinh viên, giảng viên
từ doanh nghiệp, và hội nghị chuyên đề.
Kinh nghiệm của riêng bạn:
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Tự đánh giá
Bạn đã tích lũy được gì cho NĂM 2? Hãy tự đánh giá về những trải nghiệm của bạn trong
bước “Thử thách” theo sự hướng dẫn bên dưới. Hãy suy nghĩ và ghi chú lại những mong muốn, nhu
cầu và nguyện vọng của bạn cho tương lai.
Đại học Văn Lang đã đáp ứng được kì vọng của bạn về cuộc sống đại học như thế nào?
Bạn có thất vọng gì không? Nếu có, bạn đã gặp Trung tâm hỗ trợ sinh viên để phản hồi chưa?
Khi gặp khó khăn thử thách trong học tập, bạn đã tìm gặp Cố vấn học tập hoặc Trung
tâm Phát triển năng lực sinh viên để tìm giải pháp chưa?
✓ Hãy liệt kê những trở ngại mà bạn đã gặp phải?

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 30


_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã thực hiện những bước nào để vượt qua được?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn hiểu bản thân đến đâu thông qua việc tham gia vào hoạt động cộng đồng?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã khám phá ra điều gì về bản thân?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn thấy những vấn đề nào là quan trọng trong cộng đồng?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Những giá trị nào là quan trọng nhất đối với bạn tại thời điểm này, minh chứng về
những giá trị đó trong hoạt động của bạn?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã phát triển những kĩ năng nào trong năm vừa rồi? Kế hoạch hành động của bạn
để đạt được các kĩ năng mà bạn sẽ cần để hoàn thành mục tiêu?

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 31


_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Các mạng lưới kết nối có ý nghĩa trong cộng đồng mà bạn đã tạo dựng được?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________

Năm 3: Trải nghiệm

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 32


Bạn đã bắt đầu áp dụng những trải nghiệm và vạch ra kế hoạch cho tương lai chưa? -
Kế hoạch Tốt nghiệp đúng hạn, xếp hạng tốt nghiệp Khá, Giỏi …
Mục tiêu năm 3:
Liên hệ chặt chẽ với cố vấn học tập để đảm bảo tiến độ học tập đúng hạn
Tăng cường và trau dồi mối quan hệ với giảng viên, nhân viên và cộng đồng VLU
Điều chỉnh kế hoạch học tập, kế hoạch sau tốt nghiệp và kế hoạch đóng góp cho cộng
đồng so với thành tựu đã đạt được
Xác định vai trò của bạn trong cuộc sống và hướng đi/kì vọng trong tương lai
Học cách thể hiện sở thích và đam mê của bạn một cách rõ ràng với các chuyên gia
trong lĩnh vực bạn quan tâm
Xác định 2 chuyên gia tiềm năng có thể hỗ trợ bạn trong việc đạt được mục tiêu (học
tập và nghề nghiệp) của bạn
Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển thể hiện giá trị giáo dục khai phóng
Xác định hai bước hành động cụ thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình

Mục tiêu cá nhân khác:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Tích lũy trải nghiệm gia tăng kinh nghiệm:


Tham gia chương trình thực tập và các sự kiện kết nối với cựu sinh viên Văn Lang
Tham dự các sự kiện phát triển năng lực nghề nghiệp do khoa và/hoặc Trung tâm
phát triển năng lực sinh viên tổ chức
Tham gia các dự án và mài dũa kĩ năng giao tiếp của bạn
Tìm kiếm những trải nghiệm giúp bạn phát triển các kỹ năng mới đáp ứng mục tiêu
tương lai của mình.

Kinh nghiệm của riêng bạn:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Tự đánh giá

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 33


Bạn đã tích lũy được gì cho NĂM 3 của mình? Hãy tự đánh giá về những trải nghiệm của
bạn trong bước “Trải nghiệm” theo sự hướng dẫn bên dưới. Hãy suy nghĩ và ghi chú lại những
mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của bạn cho tương lai.
Đại học Văn Lang đã đáp ứng được kì vọng của bạn về cuộc sống đại học như thế nào?
Bạn đã gặp Cố vấn học tập của mình để bàn về kế hoạch nghề nghiệp, kế hoạch tốt nghiệp?
Bạn đã chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và đã có kết nối với mạng lưới nhân sự chưa?

✓ Những trải nghiệm từ các hoạt động ngoại khóa có phù hợp với việc xây dựng những
kỹ năng và kinh nghiệm bạn mong muốn?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn có nhận ra niềm đam mê của mình chưa? Bạn có thấy sự liên quan giữa bạn với
các lĩnh vực / nghề nghiệp / công việc tiềm năng không?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn thích kinh nghiệm nào nhất, kinh nghiệm làm bạn tự hào và thực hiện tốt? Bạn
muốn khám phá sâu hơn điều gì?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã tác động đến cộng đồng theo cách nào? Bạn vẫn muốn tạo ảnh hưởng ở đâu?
(Đại học Văn Lang, nơi bạn đang sống, quê hương, cũng như cộng đồng lớn hơn)
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn vẫn muốn hoàn thành các đóng góp gì mà năm trước chưa làm được?
_____________________________________________________________________

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 34


_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã xây dưng các mối quan hệ sâu sắc với người khác như thế nào? Bạn đã học
được những bài học gì từ những mối quan hệ hoặc kinh nghiệm có tính thử thách?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________

Năm 4: Thẳng tiến


Giai đoạn chuyển đổi từ môi trường học tập sang môi trường làm việc đòi hỏi sinh viên
phải tập trung, kiên trì và có khả năng thích ứng cao. Củng cố mối quan hệ với giảng viên,
nhân viên và những người xung quanh. Suy ngẫm về những kết quả và mục tiêu đã đạt được,
hình dung về bước tiếp theo và tìm cách để lại dấu ấn của mình trong cuộc sống.
Phối hợp một cách hiệu quả việc học tập với những kinh nghiệm và mạng lưới kết nối
có ý nghĩa. Bạn đã bắt đầu áp dụng những trải nghiệm và vạch ra kế hoạch gì cho tương lai?
- Kế hoạch Tốt nghiệp đúng hạn, loại Khá Giỏi.
- Kế hoạch nghề nghiệp phù hợp sở trường bản thân.

Mục tiêu năm 4:

Xác định rõ lại về bản thân mình thông qua sự tự đánh giá hoặc suy ngẫm về những
trải nghiệm đã có trong và ngoài lớp học trong 3 năm qua: sở thích, kỹ năng, giá trị
sống, tính cách (Mật mã Holland, MBTI, 8 loại hình trí thông minh)
Kết nối sở thích, đam mê và kỹ năng với các cơ hội việc làm tiềm năng
Hiểu và đánh giá về thị trường lao động
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bạn sẽ gia nhập thị trường lao động khi
tốt nghiệp Đại học Văn Lang
Khơi dậy giá trị sống và tác động của giáo dục khai phóng đến việc đạt được mục
tiêu nghề nghiệp
Xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng cho 3 năm sau khi tốt nghiệp
Chuẩn bị sẵn sàng cho việc tốt nghiệp, trao đổi với Cố vấn học tập về kế hoạch này
Đăng ký tham gia vào Hội Cựu Sinh viên Văn Lang.

Mục tiêu cá nhân khác:


__________________________________________________________________

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 35


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Tích lũy Trải nghiệm gia tăng Kinh Nghiệm:
Hoàn thành tất cả các môn học, chuẩn bị Đề tài Tốt nghiệp
Đăng ký trở thành Mentor/Tutor để hướng dẫn và hỗ trợ các tân sinh viên thông qua
các chương trình được tổ chức tại Phòng Công tác Sinh viên
Tham gia các đề tài nghiên cứu hoặc đề án môn học
Rà soát kinh nghiệm và phối hợp những đề án, chương trình thực tập để hoàn tất
chương trình học một cách trọn vẹn
Tham gia vào các hoạt động mang tính trải nghiệm
Chuẩn bị bộ hồ sơ ứng tuyển để tìm được công việc phù hợp
Tham gia các chuyên đề, chương trình Phát triển bản thân, Kỹ năng phỏng vấn
Tham gia các chuyên đề, chương trình Phát triển Kỹ năng mềm

Kinh nghiệm của riêng bạn:


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

Lễ Ra quân chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh 2020

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 36


Tự đánh giá
Bạn đã tích lũy được gì cho NĂM 4 của mình rồi nhỉ? Hãy tự đánh giá về những trải nghiệm
của bạn trong bước “Trải nghiệm” theo sự hướng dẫn bên dưới. Hãy suy nghĩ và ghi chú lại những
mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của bạn cho tương lai.
Bạn thấy mình tiến bộ như thế nào sau 4 năm học tại Trường Đại học Văn Lang?
Bạn đã có thể đạt được mục tiêu học tập của mình?
Bạn đã có kế hoạch phát triển sự nghiệp với Bằng tốt nghiệp của mình?
Bạn đã chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển và đã có kết nối với mạng lưới nhân sự chưa?
✓ Bạn đã biết mình cần gì và phải làm sao để chuyển đổi từ sinh viên sang giai đoạn đầu
tiên trong sự nghiệp?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn đã có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nghề nghiệp?
Một năm sau khi tốt nghiệp, bạn thành công như thế nào? Bạn là ai?
Năm năm sau đó, bạn thành công như thế nào? Bạn là ai?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn cần những nguồn lực hoặc tài nguyên nào để bạn có thể đạt được mục tiêu nghề
nghiệp đã đặt ra? Bạn có những yếu tố nào thuận tiện giúp bạn đạt mục tiêu nghề
nghiệp này?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn nghĩ là mình xứng đáng mức lương bao nhiêu khi tốt nghiệp? Một tân khoa trong
lĩnh vực của bạn có thu nhập là bao nhiêu? Năm năm sau đó, mức lương bạn mong
muốn là bao nhiêu? Vị trí công việc nào trong thị trường đáp ứng mục tiêu này?

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 37


_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
✓ Bạn vẫn muốn hoàn thành các đóng góp gì cho cộng đồng sinh viên Văn Lang mà năm
trước chưa làm được?
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________

___ /___

PHÒNG ĐÀO TẠO – THÁNG 9/2020

| Sổ tay học tập dành cho sinh viên khóa 26 38

You might also like