You are on page 1of 60

Biên soạn: TS.

Cao Anh Đương - Viện Nghiên cứu Mía đường

TỦ SÁCH KHOA HỌC KỸ THUẬT


Dự án: “Nâng cao năng lực và thu nhập cho phụ nữ nông dân trồng mía tại
một số tỉnh ở Việt Nam”

BÌNH DƯƠNG - 2021

1
LỜI NÓI ĐẦU

Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng
đầu tư phát triển. Trồng mía nguyên liệu chủ yếu là để cung cấp cho nhà máy chế
biến, sản xuất ra đường. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng mía nguyên liệu đường là tình hình sâu, bệnh và cỏ dại hại mía. Đặc điểm
của cây mía là khi cây bị sâu, bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và
khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở
lá (và sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng). Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chế
biến sẽ có hàm lượng đường thấp.
Trong thế giới tự nhiên, các loài động thực vật và vi sinh vật chung sống với
nhau trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và gắn kết với nhau trong sự tồn
tại chung. Những tác động tiêu cực hay tích cực vào một thành phần hay yếu tố nào
đó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái. Khi cân bằng sinh thái bị phá
vỡ thì khả năng xuất hiện và phát dịch của sâu bệnh hại là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, trên cây trồng nói chung
và cây mía nói riêng đã phát sinh rất nhiều dịch hại mới. Dịch hại mía bao gồm tất cả
các loài sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất mía. Theo đặc tính gây hại và để thuận lợi hơn trong quá
trình phòng trừ, người ta chủ yếu chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn dé, châu chấu, rệp,…
- Nhóm bệnh hại như bệnh than, thối đỏ, cằn gốc, bệnh trắng lá,…
- Nhóm cỏ dại như cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu, cỏ tranh,…
- Nhóm nhện hại như nhện đỏ, nhện trắng,…
- Nhóm động vật gặm nhấm như chuột, chồn,…
Để có thể quản lý tốt các dịch hại mía nêu trên, phải có phương pháp điều tra,
nghiên cứu và nhận diện chúng một cách thích hợp, nhằm xác định được hiện trạng
và dự báo được diễn biến gây hại của chúng trên đồng ruộng. Qua nghiên cứu, thí
nghiệm với riêng từng dịch hại, sẽ biết được các đặc tính sinh vật học, sinh thái học
và quy luật phát sinh, gây hại của chúng để tìm ra biện pháp phòng trừ thích hợp cho
từng đối tượng. Ngoài ra, qua điều tra, nghiên cứu, sẽ trả lời được các các câu hỏi
như sâu, bệnh gây hại đã đến ngưỡng gây hại và ngưỡng kinh tế hay chưa?, vai trò
và tác động của thiên địch thế nào?, đã cần phải tiến hành áp dụng biện pháp hóa học
hay chưa?, nếu có thì áp dụng ở mức độ nào?...
Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người trồng mía những kiến thức cơ bản về 2
nhóm dịch hại chính trên cây mía là sâu hại và bệnh hại mía, cùng phương pháp nhận
diện và biện pháp phòng trừ chúng một cách hữu hiệu.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý độc giả.
Tác giả

i
ii
MỤC LỤC

Trang
Phần thứ nhất. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................1
1. Tình hình sâu, bệnh hại mía trên thế giới................................................................1
2. Tình hình sâu, bệnh hại mía ở Việt Nam ................................................................2
2.1 Sâu hại mía ............................................................................................................2
2.2. Bệnh hại mía ........................................................................................................3
Phần thứ hai. SÂU HẠI MÍA ......................................................................................6
1. Nhóm sâu đục thân ..................................................................................................6
1.1. Sâu đục thân mình tím (Phragmataecia castaneae) ............................................6
1.2. Sâu đục thân mình hồng lớn – hay sâu cú mèo (Sesamia sp.) .............................7
1.3. Sâu đục thân 4 vạch đầu vàng (Chilo sacchariphagus) .......................................8
1.4. Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu (Chilo tumidicostalis) ............................................9
1.5. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu – hay sâu đục mầm (Chilo infuscatellus) ............10
1.6. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Chilo auricillius) ................................................11
1.7. Sâu đục thân mình trắng – hay sâu đục ngọn (Scirpophaga excerptalis) ..........13
1.8. Sâu đục thân mình vàng – hay sâu đục mắt (Eucosma schistaceana) ...............14
1.9. Cách nhận diện các loài sâu đục thân mía chủ yếu ............................................14
1.10. Biện pháp quản lý nhóm sâu đục thân hại mía ................................................17
2. Nhóm sâu chính hút và nhện đỏ ............................................................................17
2.1 Rệp xơ bông trắng (Ceratovacuna lanigera) ......................................................17
2.2. Rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata) .............................................................18
2.3. Bọ phấn trắng (Aleurolobus barodensis) ...........................................................19
2.4. Rệp sáp đỏ (Saccharicoccus sacchari) ..............................................................20
2.5. Nhện đỏ (Oligonychus simus) ............................................................................20
2.6. Biện pháp quản lý nhóm sâu chích hút và nhện hại ...........................................21
3. Nhóm sâu hại dưới đất ..........................................................................................21
3.1. Bọ hung nâu (Holotrichia serrata) ....................................................................21
3.2. Bọ hung đen (Alissonotum impressicolle) .........................................................22
3.3. Xén tóc nâu (Dorysthenes sp.) ...........................................................................22
3.4. Mối hại mía (Macrotermes sp.)..........................................................................23
3.5. Biện pháp quản lý nhóm sâu hại dưới đất ..........................................................23

iii
Phần thứ ba. BỆNH HẠI MÍA ................................................................................. 24
1. Bệnh nấm.............................................................................................................. 24
1.1. Bệnh than đen .................................................................................................... 24
1.2. Bệnh thối đỏ ...................................................................................................... 25
1.3. Bệnh thối ngọn – hay bệnh xoắn cổ lá, hoặc bệnh Pokkah Boeng ................... 27
1.4. Bệnh cháy lá ...................................................................................................... 28
1.5. Bệnh đốm vòng ................................................................................................. 29
1.6. Bệnh gỉ sắt cam ................................................................................................. 30
1.7. Bệnh khô gốc ..................................................................................................... 31
2. Bệnh vi khuẩn....................................................................................................... 32
2.1. Bệnh cằn mía gốc RSD ..................................................................................... 32
2.2. Bệnh thân ngọn đâm chồi .................................................................................. 33
2.3. Bệnh chảy gôm, hay bệnh xì mủ hoặc chảy mủ ................................................ 34
3. Bệnh virus và Phytoplasma .................................................................................. 36
3.1. Bệnh khảm lá virus ............................................................................................ 36
3.2. Bệnh trắng lá mía (Phytoplasma) ...................................................................... 37
Phần thứ tư. QUẢN LÝ TỔNG HỢP DỊCH HẠI MÍA........................................... 41
1. Quản lý tổng hợp dịch hại mía ............................................................................. 41
1.1. Định nghĩa về dịch hại cây trồng và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ............. 41
1.2. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ....................... 41
1.3. Điều kiện áp dụng ............................................................................................. 42
2. Kỹ thuật thăm đồng và điều tra sâu, bệnh hại mía ............................................... 42
2.1. Đối tượng và nội dung điều tra ......................................................................... 43
2.2. Thời gian điều tra .............................................................................................. 43
2.3. Chọn ruộng điều tra ........................................................................................... 43
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp điều tra ................................................................ 43
3. Quy trình quản lý dịch hại mía khuyến cáo áp dụng ở Việt Nam ........................ 46
3.1. Xuất xứ .............................................................................................................. 46
3.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng........................................................................... 46
3.3. Nội dung quy trình ............................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51

iv
Phần thứ nhất
GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tình hình sâu, bệnh hại mía trên thế giới


Mía là cây công nghiệp sản xuất đường chủ yếu và được trồng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây mía đang chiếm một vị trí quan trọng trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước (Hà Minh Trung, 1997).
Theo thống kê của Hiệp hội Kỹ thuật Mía Đường Quốc tế (Internatinal Society
of Sugar Cane Technologists – ISSCT, 1999), trong số 324 loài động vật hại mía đã
xác định được trên toàn thế giới, ngành chân khớp (Arthropoda) chiếm số lượng loài
nhiều nhất (84,5%), phần còn lại là động vật gặm nhấm ăn thực vật (5,9%), tuyến
trùng (4,9%) và động vật khác (4,7%). Trong ngành chân khớp, lớp côn trùng
(Hexapoda) chiếm 84,2% tổng số loài, các loài nhện chỉ chiếm 0,3% tổng số loài đã
phát hiện. Trong lớp côn trùng, bộ cánh vảy (Lepidoptera) chiếm số lượng loài nhiều
nhất 50,3% tổng số loài, bộ mối (Isoptera) chiếm 0,9%, bộ cánh tơ (Thysanoptera)
chiếm 0,3%, bộ cánh nửa (Hemiptera) chiếm 16,7%, bộ cánh cứng (Coleoptera)
chiếm 11,7%, bộ hai cánh (Diptera) chiếm 0,6% và phần còn lại (3,7%) thuộc các bộ
côn trùng khác. Trong bộ cánh vảy (Lepidoptera, 50,3%), số lượng loài hại lá chỉ
chiếm khoảng 0,6%, phần còn lại (49,7%) là các loài hại thân. Còn theo tổng kết của
CIRAD - Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp - Pháp
(2000), thiệt hại tổng số do các dịch hại gây ra đối với cây mía ước tính chiếm khoảng
54,0% tổng sản lượng mía của toàn thế giới. Trong đó, riêng thiệt hại do nhóm côn
trùng gây ra chiếm tới 19,5%. Còn nếu chỉ dựa vào các thông tin đại chúng do các
viện, cơ quan nghiên cứu cung cấp thì ta có thể thấy rõ một điều rằng côn trùng là
nhóm sâu hại quan trọng nhất (8 trong 10 trường hợp) và trong nhóm côn trùng thì
sâu đục thân thường xuất hiện nhiều hơn cả (50% thông tin), kế đến là nhóm côn
trùng chích hút (15-20% thông tin), sau đó là các loài bọ hung đục gốc (10-14% thông
tin). Tuyến trùng và chuột tương ứng là 5-10% và 5-6% thông tin.
Ở Ấn Độ, theo Tổng Cục Kinh tế và Thống kê (DAC, 2015), thiệt hại về năng
suất mía và chữ đường do sâu hại mía gây ra như sau (Bảng 1):
Bảng 1. Tổng hợp về tổn thất do các loại sâu hại mía trên thế giới
Thiệt hại về Thiệt hại về
TT Loại sâu hại
năng suất mía (%) chữ đường (%)
1 Sâu đục chồi sớm 22-33 2
2 Sâu đục lóng 34,88 1,7-3,07
3 Sâu đục ngọn 21-37 0,2-4,1
4 Sâu đục thân >33 1,7-3,07
5 Rệp vảy 32,6 1,5-2,5
6 Rệp sáp đẻ nhánh kém, >35% brix giảm 16,2

1
Thiệt hại về Thiệt hại về
TT Loại sâu hại
năng suất mía (%) chữ đường (%)
Rầy các loại (rầy nâu, rầy
7 86 1-1,5
đen)
Bọ phấn trắng (chích hút +
8 80 1,4-1,8
truyền bệnh)
9 Sùng đục gốc (Holotrichia) 100 5-6
Sùng đục gốc
10 33 chết khô nguyên cây
(Leucopholis)
11 Mối 22,27 4,5
12 Gặm nhấm (chuột, thỏ) 7-39 -
13 Rệp bông 1,2-3,43
Nguồn: DAC (2015)
2. Tình hình sâu, bệnh hại mía ở Việt Nam
2.1 Sâu hại mía
Ở Việt Nam, qua điều tra đến nay đã phát hiện được 34 loài sâu hại mía phổ
biến trên ruộng mía (Bảng 2).
Bảng 2. Danh mục thành phần sâu hại mía phổ biến ở Việt Nam
Mức độ
TT Tên loài sâu hại Tên khoa học
phổ biến
I NHÓM SÂU ĐỤC THÂN (ĐT)
1 Sâu ĐT mình hồng lớn Sesamia sp. ++
2 Sâu ĐT mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker -
3 Sâu ĐT 4 vạch đầu vàng Chilo sacchariphagus Bojer +++
4 Sâu ĐT 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis Hampson +
5 Sâu ĐT mình tím Phragmatoecia castaneae Hübner ++
6 Sâu ĐT mình trắng (đục ngọn) Scirpophaga excerptalis Walker +
7 Sâu ĐT mình vàng (đục mắt) Eucosma schistaceana Snellen -
8 Sâu ĐT 5 vạch (đầu nâu) Chilo infuscatellus Snellen ++
9 Sâu ĐT 5 vạch (đầu đen) Chilo auricilius Dudgeon -
II NHÓM SÂU ĂN LÁ
10 Châu chấu sống lưng vàng Patanga succincta L. +
11 Châu chấu xám nhỏ Trilodiphia japonica Sausruse -
12 Châu chấu xám lớn Oedaleus infernilis Sausruse -
13 Sâu keo Spodoptera mauritia Fabr. -
14 Sâu cắn dé Mythimna separata Walker +
15 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabr. -

2
Mức độ
TT Tên loài sâu hại Tên khoa học
phổ biến
16 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reit -
17 Sâu gai Rhadinosa nigrocyanea Mots. -
18 Bọ ánh kim xanh Aulacophora lewisii Baly -
III NHÓM SÂU CHÍCH HÚT
19 Rệp xơ bông trắng Ceratovacuna lanigera Zehnt ++
20 Rệp sáp đỏ hại đốt Saccharicoccus sacchari Cock. +++
21 Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis Maskell +
22 Nhện đỏ Oligonychus simus Baker & +
Prit.
23 Rệp xám Rhopalosiphum maidis Fitch -
24 Bọ rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapilata Muir. ++
25 Bọ xít cánh nhỏ Phaenacanhtha marcida Horvath -
26 Bọ xít xanh Neraza viridula L. +
27 Bọ xít đen Scotinophora sp. +
28 Bọ trĩ Thrip (Fulmekiola) seratus +
Kobus
IV NHÓM SÂU HẠI DƯỚI ĐẤT
29 Bọ hung đen Alissonotum impresicolle Arrow ++
30 Xén tóc nâu lớn Dorysthenes sp. +
31 Bọ cánh cam Anomala expensa Bates +
32 Bọ cánh cam Anomala cupripes Hope +
33 Dế dũi Gryllotalpa formosana Shiraki +
34 Mối hại mía Odontotermes spp. ++
* Ghi chú: +++ : Nhiều; ++ : Trung bình; + : ít; - : Rất ít
2.2. Bệnh hại mía
Hiện nay, ở Việt Nam, quan điều tra đã xác định được 26 loài bệnh hại mía
phổ biến do vi sinh vật (Bảng 3) và 4 bệnh do tuyến trùng gây ra (Bảng 4).
Bảng 3. Danh mục thành phần bệnh hại mía phổ biến ở Việt Nam
Mức độ
TT Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh
phổ biến
I BỆNH NẤM
1 Bệnh cháy lá Stagonospora sacchari Lo & Ling ++
2 Bệnh đốm đen lá Phyllachora sacchari P. Henn +
3 Bệnh đốm mắt én Helminthosporium sacchri Butl. +
4 Bệnh đốm nâu Cercospora longipes Butl. +

3
Mức độ
TT Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh
phổ biến
5 Bệnh đốm vòng Leptosphaeria sacchari van Breda de +
Haan
6 Bệnh gỉ sắt Puccinia kuehnii E. Butler +++
7 Bệnh đốm vàng Cercospora koepkei Kruger +
8 Bệnh khô vằn Pelicularia sasaki (Shirai) Ito +
9 Bệnh rách lá Peronoscleropora miscanthi Miyake -
10 Bệnh xoắn cổ lá Fusarium moniliforme Sheldon +++
11 Bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis Muller +++
12 Bệnh dứa (thối hom) Ceratocystis paradoxa Moreau +
13 Bệnh than Ustilago scitaminea Sydow +++
14 Bệnh khô gốc Marasmius sacchari Walker -
15 Bệnh thối rẽ Pythium spp. -
II BỆNH VI KHUẨN
16 Bệnh cằn gốc (RSD) Leifsonia xyli subsp. xyli ++
17 Bệnh chảy gôm Xanthomonas campestris pv. vasculorum -
18 Bệnh thân chồi đâm ngọn Xanthomonas albilineans +
19 Bệnh sọc đỏ Pesdomonas rubrilineans -
20 Bệnh thối đọt do vi Acidovorax avenae subsp. Avenae -
khuẩn
III BỆNH PHYTOPLASMA
21 Bệnh chồi cỏ xanh Phytoplasma -
22 Bệnh trắng lá mía Phytoplasma ++
IV BỆN H VIRUS
23 Bệnh Fiji Fijivirus
24 Bệnh khảm lá virus Sugarcane Mosaic Virus -
25 Bệnh sọc virus Sugarcane Streak Virus -
26 Bệnh hội chứng vàng lá Emergentvirus, Polerovirus, ++
* Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít
Bảng 4. Danh mục thành phần tuyến trùng hại mía phổ biến ở Việt Nam
Mức độ
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học
phổ biến
1 Tuyến trùng hình nhẫn Criconemella De Grisse & Loof -
2 Tuyến trùng hình kim Longidorus elongatus Micoletzky -
3 Tuyến trùng nốt sưng Pratylenchus brachyurus F. & S. S. +
4 Tuyến trùng gây cằn cỗi Tylenchorhynchus annulatus Golden +
* Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít

4
Chưa có nhiều nghiên cứu xác định được chính xác mức độ tổn thất do từng
dịch hại gây ra đối với sản xuất mía ở trong nước. Tuy nhiên, gần đây trên các phương
tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện các thông tin về tổn thất do một số loài sâu,
bệnh gây ra đối với cây mía ở một số vùng mía lớn, như dịch bệnh chồi cỏ xanh hại
mía ở Nghệ An; dịch bệnh thối đỏ, dịch bệnh than đen và dịch sâu đục thân 4 vạch
đầu nâu ở Tây Ninh, dịch rệp xơ bông trắng ở Thanh Hóa, Nghệ An; dịch bọ hung
đen và xén tóc nâu lớn hại mía ở Bắc Trung bộ và Tây Nguyên; dịch rầy đầu vàng
hại mía ở miền Nam, dịch bọ phấn trắng ở Phú Yên,… Riêng đối với nhóm sâu đục
thân, đối tượng gây hại phổ biến và chủ yếu trên cây mía ở vùng Đông Nam bộ, theo
đánh giá của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (2007), thiệt hại do chúng gây ra
ước tính chiếm khoảng 20-40% năng suất mía trong vùng.
Điều rất may là trong tự nhiên luôn tồn tại một lực lượng đông đảo các loài thiên
địch của dịch hại nêu trên. Nếu không có chúng, cân bằng sinh học trong tự nhiện sẽ
bị phá vỡ, dịch hại sẽ phát sinh thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn. Kết quả điều tra
qua các năm gần đây ở các vùng mía trong điểm trên cả nước của Viện Nghiên cứu
Mía đường (2017) cho thấy, riêng đối với nhóm sâu đục thân, có ít nhất 21 loài côn
trùng ký sinh và 16 loài côn trùng ăn thịt, trong đó, ong mắt đỏ màu vàng ký sinh trứng
Trichogramma chilonis Ishii, ong kén trắng ký sinh sâu non Cotesia flavipes Cameron,
ong nhỏ râu ngắn ký sinh nhộng Tetrastichus howardi Olliff và bọ đuôi kìm ăn thịt
Euborellia annulipes Lucas là những loài thiên địch có vai trò quan trọng nhất cần được
bảo vệ và lợi dụng có hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng trừ sâu đục thân mía.
Ngoài các loài thiên địch kể trên, trong tự nhiên cũng luôn tồn tại các loài nấm,
vi khuẩn, vi rút ký sinh gây bệnh côn trùng như nấm bạch cương Beauveria bassiana,
nấm lục cương Metarhizium anisopliae, nấm Verticillium lecanii, vi khuẩn BT
Bacillus thuringiensis, vi rút nhân đa diện NPV,... hay như loài nấm đối kháng
Trichoderma spp.,... chúng cũng góp phần không nhỏ trong việc khống chế mật độ
các dịch hại và duy trì cân bằng sinh học trong tự nhiên.

5
Phần thứ hai
SÂU HẠI MÍA

1. Nhóm sâu đục thân


1.1. Sâu đục thân mình tím (Phragmataecia castaneae)

Héo lá bên Sâu tuổi nhỏ ăn Vết đục thẳng và xuất Lóng nhỏ lại và
vòng quanh bẹ lá hiện mầm nách có lỗ vũ hóa
- Triệu chứng gây hại:
+ Giai đoạn mía mầm: từng đoạn hàng mía bị héo lá, lá bên bị héo vàng trước
(do sâu non tuổi 1-2, đục ăn trong bẹ lá theo kiểu vòng tròn gây ra lá bên héo trước,
lá đọt héo sau.
+ Giai đoạn mía có lóng: sâu đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phần thịt lóng theo
1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên (gây ra triệu chứng ngọn teo, lùn lụi, mầm
nách phát triển ). Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đục ra ngoài, phân sâu nén
trong đường đục, chỉ đến khi gần hóa nhộng, sâu mới đục 1 lỗ vũ hóa ở phần thân
ngọn và chui trở lại đáy đường đục để hóa nhộng.

Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành


- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Ngài trưởng thành có màu vàng đất, 1/2 râu đầu có dạng răng lược kép, phần
còn lại (roi râu) có dạng sợi chỉ.
+ Sâu non có màu tím hoặc hồng, kích thước lớn, đầu nhỏ màu vàng hơi nhô
về phía trước, chân bụng và chân mông kém phát triển. Nhộng có dạng hơi cong, đầu
nhọn như mỏ chim, sở vào thấy ram ráp tay.
+ Sâu phát sinh 2-3 đợt trong năm.

6
+ Vòng đời : Từ 78-102 ngày, cụ thể: trứng: 9-11 ngày, sâu non: 55-71 ngày,
nhộng: 11-15 ngày, ngài: 3-5 ngày.
+ Mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Ngài cái đẻ 2-3 ổ trứng, 300-700 trứng/ổ.
Sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu non có 8 tuổi, sau khi nở ra khỏi trứng
khoảng 15 phút là sâu non phân tán ngay, thường mỗi cây có từ 1-2 con tấn công gây
hại
1.2. Sâu đục thân mình hồng lớn – hay sâu cú mèo (Sesamia sp.)
- Triệu chứng gây hại:
+ Cây bị héo đọt với triệu chứng đặc trưng : lá đọt héo trước các lá bên
+ Sau khi nở sâu trực tiếp ăn nhu mô bẹ lá tạo ra vết thâm đen bẹ, mầm cây
mía bị thối nhũn, sau đó sâu phân tán gây hại các cây bên cạnh, từ bẹ lá đục vào ngọn
và phá hoại điểm sinh trưởng làm cho nõn bị héo
+ Vết đục trên thân cây mía phân đùn ra nhiều, trông rất bẩn, khi chẻ cây mía
bị hại bên trong vết đục loang lỗ, nham nhở cùng nhiều sâu gây hại trên cây mía.
+ Sâu non phá hại vào mùa mưa, mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá
hại trên mía mầm là chính

Lá ngọn và các lá xung Vết đục ngoài phân Trong thân vết đục loang lỗ
quanh đều héo khô đùn ra nhiều cùng nhiều sâu
- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Ngài trưởng thành có cánh trước màu vàng rơm, cánh sau màu trắng. Trên
cánh trước có 1 vệt đen hình tam giác chạy từ gốc cánh chạy ra ngoài.
+ Sâu non có màu hơi hồng không có sọc, mảnh đầu màu nâu hơi đỏ. Chân
bụng và chân mông phát triển, lỗ thở hai bên cơ thể màu đen nhìn thấy dễ.
+ Vòng đời sâu: Trứng: 4-6 ngày, sâu non: 21-29 ngày, nhộng: 10-11 ngày,
trưởng thành 4-6 ngày. Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Mùa đông vòng đời sâu dài
hơn.
+ Mỗi ngài cái đẻ khoảng 70-100 trứng.

7
Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành
1.3. Sâu đục thân 4 vạch đầu vàng (Chilo sacchariphagus)
- Triệu chứng gây hại:
+ Sâu non sâu khi nở bắt đầu ăn biểu bì lá, tạo ra các vết lốm đốm trắng trên
lá, ngọn.
+ Chẻ cây mía bị hại thấy có nhiều đường đục ngang thân cây, tập trung nhiều
ở gần đai sinh trưởng, lỗ đục ngoài thân cây mía có hình tròn, nằm rải rác hoặc liên
kết với nhau.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Trứng thường được đẻ trên phiến lá, kể cả mặt trên và mặt dưới, hay đẻ ở
các thân mầm
+ Sâu non có đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng ngực trước màu trắng, viền nâu
đen, các chấm trên cơ thể nhỏ, màu tím đen, lộ rõ. Chẻ cây bị sâu thường chỉ thấy từ
1-2 sâu non/cây. Mỗi năm phát sinh 6 đợt.

Sâu non tuổi nhỏ ăn Nhiều vết đục nhỏ Vết đục nhỏ tròn và ngang lóng
biểu bì lá tạo ra vết trong thân gần đai cây dễ gãy
lốm đốm trắng sinh trưởng
+ Vòng đời sâu: Trứng 6-7 ngày, sâu non 35-40 ngày, nhộng 10-11 ngày,
trưởng thành 1-2 ngày. Ngài cái đẻ từ 8- 11 ổ trứng, tổng số khoảng 250-300 trứng.
+ Sâu non cũng hại mía mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách
lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm
mía dễ gẫy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm
nhập. Sâu 4 vạch đầu vàng phá hại mạnh vào mùa mưa cao điểm tháng 7-8 trong năm.

8
Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành
1.4. Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu (Chilo tumidicostalis)
- Triệu chứng gây hại:
+ Cây mía bị hại có hiện tượng héo khô ngọn, các lá xung quanh ngọn đều
khô héo từ 1/3 lá trở đi, triệu chứng này xuất hiện từng đám trong ruộng.
+ Bên ngoài thân cây bị hại có nhiều lỗ đục tròn phân đùn ra nhiều, khi chẻ
cây mía vết đục to lan ra gần với vỏ thân cây mía, bã phân phủ kín lỗ.

Ruộng mía bị sâu hại nặng Vết đục Vết đục bên Ổ sâu non trong
bên ngoài trong thân
- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Trứng thường được đẻ vào ban đêm, thành từng ổ có từ 4-5 hàng, có màu
trắng trên cả 2 mặt của phiến lá mía (mặt dưới thường nhiều hơn), mỗi ổ trứng có từ
27-370 quả trứng, bên trên có phủ một lớp keo mỏng màu trong. Trong điều kiện tự
nhiên trứng có tỷ lệ nở trung bình đạt 96,96%.
+ Sâu non có đầu màu nâu vàng đến sẫm, các chấm trên cơ thể to, màu xám
mờ, mảnh lưng ngực trước có màu nâu đậm. Sâu non sau khi nở từ trứng thường theo
nhau bò xuống bẹ lá và tập trung đục vào trong lóng mía của chính lá đó để gây hại.
Sâu non có tính gây hại tập thể, nhiều con cùng gây hại trên 1 cây, sâu có thể đục ăn
xuyên qua 3-5 lóng mía và ăn hết phần thịt lóng, chỉ chừa lại phần vỏ thân chỉ trong
vòng 2-3 tuần, làm cho cây bị chết khô rất nhanh, sau đó bị gãy, đổ và chết rụi. Sâu
non đẫy sức thường hóa nhộng ngay trong lỗ đục ở trong thân cây mía.
+ Nhộng sâu màu nâu đỏ. Ngài trưởng thành có màu nâu đến nâu nhạt, ngài
cái lớn hơn ngài đực, chủ yếu hoạt động vào ban đêm nhưng có xu tính ánh sáng yếu

9
(ít vào đèn). Vòng đời trung bình từ 44-54 ngày. Trong đó, giai đoạn trứng khoảng 9
ngày, giai đoạn sâu non có từ 5-7 tuổi với thời gian từ 25-30 ngày, giai đoạn nhộng
từ 7-10 ngày, còn giai đoạn trưởng thành là từ 3-5 ngày. Điều kiện thích hợp nhất cho
sâu phát sinh, gây hại nặng là giai đoạn mía được 5-6 tháng tuổi, độ ẩm không khí
trong ruộng mía từ 70-80%.

Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành


1.5. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu – hay sâu đục mầm (Chilo infuscatellus)
- Triệu chứng gây hại: Sâu non chủ yếu gây hại ở giai đoạn mía mọc mầm, tái
sinh và đẻ nhánh trong điều kiện nắng hạn. Sâu mới nở ra thường phân tán dọc theo
hàng mía từ 3-4m và sau đó tìm phần trên của gốc mầm để xâm nhập vào cây mía ăn
đứt phần lõi, tạo ra hiện tượng ngọn héo, cây mía bị hại rất dễ dàng rút ngọn ra.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Trứng hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt, nhưng sau vài giờ sẽ chuyển
sang màu trắng kem, trứng đẻ thành ổ có từ 2-4 hàng xếp dạng vảy cá.
+ Sâu non có mình màu vàng nhạt, trên lưng có 5 vệt màu nâu vàng hoặc tím
nhạt. Đầu màu nâu đỏ. Kích thước tối đa dài 25 mm.
+ Nhộng có màu nâu vàng, trung bình dài từ 12-15 mm, mép trước phía lưng
các đốt bụng thứ 5-7 có đường vân nổi lên rõ. Ngài cái có kích thước lớn hơn ngài
đực, thân ngài dài từ 10-15 mm, miệng có râu môi rất phát triển, dài tới 3 mm ở con
đực hoặc 3,5 mm ở con cái. Ngài có mặt hơi tròn, trán hơi nhô về phía trước. Cánh
trước dài từ 10,0-10,3 mm. Cánh có màu vàng hoặc xám tối, giữa cánh có 2 chấm
đen nhỏ, dưới chấm đen có viền màu trắng, mép ngoài có 7 chấm đen.
+ Sau khi vũ hóa khoảng 24 giờ, ngài trưởng thành tiến hành ghép đôi giao
phối, hiện tượng này thường diễn ra vào ban đêm, trong quãng thời gian từ 20-24 giờ.
Ngài cái thường đẻ trứng ở mặt sau của 3 lá mía thật đầu tiên. Ổ trứng nằm song song
với gân lá chín, có thể dài tới 10 mm và rộng tới 5 mm. Khả năng đẻ trứng của ngài
trưởng thành biến động từ 70-270 quả/ngài. Sau khoảng 4-6 ngày thì trứng nở. Trứng
thường nở vào lúc mặt trời mọc hoặc muộn hơn một ít. Sâu non mới nở phân tán bằng
cách bò và nhả tơ, đu từ cây này qua cây khác. Sau đó, chúng bò về phía các lá mía
còn non, đục ăn phần nhu mô mềm bên trong bẹ lá trong một vài ngày, trước khi đục
vào trong thân cây mía mầm gây hại. Mầm mía 10 tuần tuổi là thích hợp nhất cho sâu
gây hại. Sau từ 12-18 ngày bị sâu đục vào, mầm mía bị chết. Pha sâu non có 5-6 tuổi,

10
thời gian phát dục pha sâu non kéo dài trung bình từ 30-35 ngày. Sâu non đẫy sức
hóa nhộng ngay trong đường đục của sâu, nhộng sâu nằm trong 1 tổ kén màu trắng,
mỏng. Sau khoảng từ 5-8 ngày, nhộng vũ hóa nở ra trưởng thành. Thời gian phát dục
pha trưởng thành kéo dài từ 10-12 ngày.
+ Bình thường mỗi năm có 5 lứa sâu, nhưng những năm có điều kiện thời tiết
thuận lợi, có thể có tới 6 lứa sâu phát sinh gây hại. Biến động mật độ sâu đục thân 5
vạch trên đồng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn. Sâu chủ yếu
gây hại ở giai đoạn mía mầm trong điều kiện độ ẩm thấp (40-50%) và nhiệt độ cao
(37-41°C). Sâu chủ yếu xuất hiện gây hại trên mía đông xuân, ở giai đoạn mía mầm
từ 1-5 tháng tuổi, trong các tháng mùa khô và thường đạt cao điểm gây hại vào khoảng
tháng 2-3 hàng năm. Vào mùa mưa, khi ẩm độ tăng cao, nhiệt độ giảm, cây mía bắt
đầu vươn lóng, không còn phù hợp cho sâu gây hại nên mật độ sâu giảm xuống nhanh
chóng. Tuy nhiên, trên những ruộng mía thu hoạch muộn, mầm vô hiệu phát sinh
nhiều, có một nguồn sâu tiếp tục ẩn náu và duy trì mật số. Đây sẽ là nguồn sâu ban
đầu quan trọng lây lan sang vụ mía tiếp theo gây hại.

Trứng Sâu non

Nhộng Trưởng thành


1.6. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Chilo auricillius)
- Triệu chứng gây hại:
+ Cây mía mầm bị sâu đục thân 5 vạch đầu đen gây hại có triệu chứng "đọt
héo" do đỉnh sinh trưởng bị sâu đục ăn, dẫn đến lá nõn bị chết héo và khô.
+ Cây mía lớn bị hại không có triệu chứng hại bên ngoài rõ ràng và điển hình,
nhưng nếu lột bỏ bẹ lá ra, sẽ thấy có rất nhiều lỗ đục của sâu trên cùng 1 đốt lóng.

11
Đốt lóng bị sâu đục thường có màu đỏ và có mùi hôi thối tỏa ra do bệnh thối đỏ tiếp
ứng gây hại. Ngoài cây mía, sâu còn gây hại trên cây lúa, cây ngô và cây bo bo.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Trứng hình bầu dục, dẹt, kích thước 0,9 x 0,5 mm, mới đẻ có màu trắng kem.
+ Sâu non tuổi 1 dài khoảng 1 mm, màu rắng kem, đầu màu đen, trán tương
đối phẳng. Sâu non đẫy sức dài từ 25-30 mm, trên cơ thể có 5 vạch dọc màu tím. Các
móc móng chân bụng xếp thành hình tròn khép kín.
+ Nhộng cái dài khoảng 13-14 mm, nhộng đực thường nhỏ hơn vài mm. Nhộng
đực và cái đều có màu nâu sẫm, trên mỗi mắt có 1 gờ nổi nhô lên như 1 cái sừng. Các
đốt bụng thứ 5 và 6 có các hàng gai không khép kín nổi lên. Đốt bụng cuối cùng có
2 cặp gai lồi.

Sâu tấn công vào đai rễ trên cây mía có lóng Triệu chứng trên cây mía có lóng
+ Ngài Cánh trước dài từ 8-13 mm. Cánh có màu vàng đất (hoặc đôi khi là
màu nâu đất), phủ 1 lớp vảy màu nâu. Trên cánh 1 đốm dạng đĩa và nhiều hàng vảy
óng ánh màu kim loại ở giữa và mép cánh. Ngoài ra còn một số đốm nhỏ màu bạc ở
giữa cánh và nhiều chấm màu óng vàng ở mép cánh. Màu sắc cánh có thể thay đổi và
trong một số trường hợp cánh trước có màu vàng đồng nhất, còn cánh sau màu nâu
nhạt. Ngài trưởng thành vũ hóa vào ban đêm, sau đó tiến hành ghép đôi giao phối tập
trung trong khoảng thời gian từ 20-21 giờ. Thời gian sống của ngài trưởng thành kéo
dài từ 2-3 ngày trong điều kiện tự nhiên, còn trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể
sống tới 11 ngày. Ngài cái đẻ trứng vào ban đêm, trứng được đẻ thành từng ổ dạng
vảy mỏng, ở mặt dưới của phiến lá mía, mỗi ổ có từ 2-5 hàng trứng, trên bề mặt ổ
trứng có 1 lớp keo dính bao phủ. Khả năng đẻ trứng trung bình của 1 ngài cái biến
động trung bình từ 100-150 quả. Thời gian phát dục pha trứng kéo dài từ 5,8-8,8 ngày.
Tỷ lệ trứng nở đạt từ 39-90%.
+ Ngay sau khi nở, sâu non bò lên mặt trên của phiến lá và ở đó trong khoảng
15 phút, sau đó sâu nhả tơ đu xuống các lá phía dưới, đục ăn trong bẹ và phiến lá
trong khoảng 1 tuần, cho tới khi sâu non bước sang tưổi 3. Có thể có từ 2-6 sâu non
tuổi 1, 2 cùng gây hại trên 1 bẹ lá, làm cho bẹ lá bị thối, dần dần toàn bộ lá bị chết
khô. Sâu non tuổi 3 bắt đầu đục vào trong thân mầm hoặc đốt lóng mía gây hại. Ở
giai đoạn này có thể có tới trên 15 sâu non cùng gây hại trên 1 cây. Giai đoạn sâu non
thường có 5 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt có thể có tới 8 tuổi.
+ Thời gian phát dục pha sâu non trong điều kiện thuận lợi trung bình kéo dài
từ 16-51 ngày, tối đa có thể kéo dài tới trên 100 ngày. Ở nhiệt độ cố định 30,5oC, thời

12
gian phát dục là 35 ngày. Sâu non đẫy sức hóa nhộng ngay trong đường đục, thời gian
phát dục pha nhộng kéo dài từ 6-10 ngày trong điều kiện thuận lợi, nhưng có thể kéo
dài tới 24 ngày trong điều kiện bất thuận.
+ Mỗi năm có từ 3-4 lứa sâu phát sinh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết ở mỗi
vùng. Ở miền Nam, sâu thường xuất hiện gây hại từ tháng 6-11 hàng năm, khi nhiệt
độ tố đa từ 32,5-36,1oC, và độ ẩm không khí từ 71,3-79,5%. Biến động mật độ sâu
trên đồng ruộng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng
mưa. Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao và có mưa lớn rất thích hợp cho sâu phát sinh
thành dịch gây hại nặng. Khi nhiệt độ ở dưới ngưỡng 15oC, trứng không nở được, còn
sâu non thì ngừng hoạt động. Mức độ gây hại của sâu trên đồng ruộng còn có quan
hệ với việc bón phân đạm cho cây mía. Ruộng mía bón quá nhiều phân urê, bị ngập
úng thường xuyên rất dễ bị sâu tấn công gây hại nặng trong các tháng mùa hè

Trứng Sâu non

Nhộng Trưởng thành

1.7. Sâu đục thân mình trắng – hay sâu đục ngọn (Scirpophaga excerptalis)
- Triệu chứng gây hại: Sâu non mới nở ra nhả tơ phân tán rất linh hoạt, tìm
gân lá ngọn đục thẳng xuống dưới ngọn để gây hại điểm sinh trưởng, làm cho ngọn
lá bị chùn lại, héo hoặc gãy cụt ngọn. Các mầm nhánh đâm ra thành chổi, điển hình
trên các lá lúc xoè ra có các vết tròn đồng tâm.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: Trứng
7-15 ngày, sâu non 31-61 ngày, nhộng 12-18 ngày, trưởng thành 3-13 ngày. Mỗi ngài
cái đẻ từ 70-100 trứng. Sâu phá hại trên mía cây, đặc biệt là ở đốt ngọn. Sâu non đục
từ ngọn mía xuống dưới ăn điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị chùn lại, các lá
xung quanh ngọn mía xoè ra không bình thường, các mầm nhánh đâm ra thành hình
ngọn chồi.

13
Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành Triệu chứng
1.8. Sâu đục thân mình vàng – hay sâu đục mắt (Eucosma schistaceana)
- Triệu chứng gây hại:
+ Trên cây mía mầm, sâu non nở từ trứng, đục vào thân cây mầm, đục ăn lên
phía đỉnh sinh trưởng, làm chết đỉnh sinh trưởng và xuất hiện triệu chứng "héo đọt".
+ Khi cây mía có lóng, sâu non đục 1 đường dài khoảng 1 cm trên bề mặt
lóng, ở phần mắt mầm và đai rễ, trước khi đục vào trong đốt lóng. Vết đục của sâu
thẳng, có màu đỏ do bị nấm thối đỏ xâm nhập gây hại tạo nên. Vệt đỏ dần dần lan
rộng vào bên trong đốt lóng, thường giới hạn trong 1 đốt lóng, không lây từ đốt lóng
này sang đốt lóng khác.

Pha sâu non Pha nhộng Pha trưởng thành Triệu chứng
- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Vòng đời:
trứng 5-6 ngày, sâu non 12-21 ngày, nhộng 7-16 ngày, trưởng thành 6-8 ngày. Ngài
cái đẻ 150-200 trứng/con. Sâu non hoạt bát, gây hại chủ yếu thời kỳ mía mầm, sâu
non đục vào mầm ở dưới mặt đất, làm nõn bị héo và chết
1.9. Cách nhận diện các loài sâu đục thân mía chủ yếu
Loài sâu Các bước nhận diện
 Sâu đục thân a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm thấy có cây mía
mình tím bị “héo lá bên”
(Phragmataecia (b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy có trên bẹ lá có 1 lỗ đục rất
castaneae nhỏ, lần lượt bóc các lớp bẹ lá ra thấy có đường đục của sâu
Hübner) non tuổi nhỏ hình nhẫn, đục vòng quanh từng lớp bẹ, bên trong
đường đục có 1 sâu non tuổi nhỏ màu tím hồng
(c) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía có lóng thấy có cây
mía bị sâu gây hại có triệu chứng cây lùn lụi, ngọn teo tóp và
chồi nách phát triển. Quan sát kỹ phần ngọn cây có thể thấy 1
lỗ vũ hóa to bằng đầu ngón tay út, trên miệng vẫn còn dính một
vỏ nhộng.

14
Loài sâu Các bước nhận diện
(d) Chẻ dọc đôi cây bị hại ở giai đoạn mía có lóng thấy có 1
đường đục to, nằm chính giữa thân cây, chạy dọc thân, xuyên
qua nhiều lóng, bên trong có 1 sâu non to, phân sâu bị nén
xuống dưới đáy đường đục.
(e) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu nhỏ, màu vàng, hơi
nhô về phía trước, chân bụng và chân mông kém phát triển.
 Sâu đục thân (a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía đẻ nhánh hoặc đang
mình hồng vươn lóng mạnh, phát hiện thấy có hiện tượng mía bị “héo
(Sesamia spp.) ngọn” hoặc “héo khô ngọn”
(b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy phần bẹ lá có một đám bị thối
nhũn, biến màu đen, bên ngoài thân có phân sâu đùn ra nhiều,
chảy thành dòng, trông rất bẩn
(c) Khi chẻ đôi đi cây mía bị hại thấy bên trong đường đục có
nhiều sâu non sống lẫn lộn cùng với phân sâu và gây hại tập
trung trên cùng một vị trí lóng.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có màu hơi hồng, trên cơ thể
không có sọc, mảnh đầu màu nâu hơi đỏ. Chân bụng và chân
mông phát triển, lỗ thở hai bên cơ thể màu đen nhìn thấy rõ.
(e) Thỉnh thoảng có thể bắt gặp con ngài trưởng thành đậu trên
bẹ lá có cánh trước màu vàng rơm, cánh sau màu trắng, cơ thể
ngài tương đối thẳng. Trên cánh trước có 1 vệt đen hình tam
giác chạy từ gốc cánh chạy ra ngoài.
 Sâu đục thân 4 (a) Kiểm tra đồng ruộng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng thấy
vạch đầu vàng có cây mía bị “lá lốm đốm trắng”, “héo ngọn” hoặc “gãy
(Chilo ngọn”.
sacchariphagus (b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy có nhiều lỗ sâu đục tròn, nằm
Bojer) rải rác hoặc liên kết với nhau, bên ngoài có phân sâu màu vàng
đùn ra.
(c) Chẻ dọc đôi cây mía bị hại thấy bên trong thân có nhiều
đường sâu đục ngang, dọc thân, thường có màu đỏ do bị nấm
bệnh thối đỏ xâm nhiễm, chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực
gần đai sinh trưởng của mỗi lóng, bên trong đường đục thường
chỉ có 1 sâu sinh sống, không hoặc ít có phân sâu bên trong
đường đục.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu vàng nhạt, mảnh
lưng ngực trước màu trắng, viền nâu đen. Trên mỗi đốt cơ thể
có 4 chấm nhỏ, màu tím đen, lộ rõ, tạo thành 4 vạch rõ rệt chạy
dọc cơ thể
 Sâu đục thân 4 (a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía đang vươn lóng mạnh
vạch đầu nâu trong mùa mưa phát hiện thấy có xuất hiện lác đác cây mía bị
“héo khô ngọn”

15
Loài sâu Các bước nhận diện
(Chilo (b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy bên ngoài thân cây có nhiều
tumidicostalis lỗ đục tròn, có nhiều phân sâu như mùn cưa đùn ra ngoài, khi
Hampson) gặp điều kiện ẩm độ cao sẽ đóng thành từng cục và biến thành
màu đen
(c) Khi chẻ dọc đôi cây mía bị hại thấy đường đục của sâu trong
thân khá to, lan qua nhiều lóng, bên trong đường đục có nhiều
sâu non sống lẫn lộn cùng với phân sâu.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu nâu vàng đến
sẫm, mảnh lưng ngực trước có màu nâu đậm, trên mỗi đốt cơ
thể có 4 chấm to, màu xám mờ, tạo thành 4 vạch dọc cơ thể
Sâu đục thân 5 (a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm thấy có mầm bị
vạch (đầu đen) "héo đọt"
(Chilo auricilius (b) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía có lóng, lột bỏ bẹ lá
Dudgeon) cây bị hại thấy có rất nhiều lỗ đục của sâu trên cùng 1 đốt lóng.
(c) Chẻ đôi cây bị hại thấy đường đục của sâu trong thân dài,
có nhiều lỗ đục ra, đốt lóng bị sâu đục thường có màu đỏ và có
mùi hôi do bị nấm bệnh thối đỏ xâm nhiễm, gây hại. Bên trong
đường đục thường có 1 sâu non.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có màu rắng kem, đầu màu
đen, trán tương đối phẳng, trên cơ thể có 5 vạch dọc màu tím
đậm.
 Sâu đục thân 5 (a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm, trong ruộng mía
vạch (đầu nâu) thấy có mầm bị “héo nõn”
(Chilo (b) Có thể dễ dàng dùng tay rút được các nõn bị héo trên cây
infuscatellus bị hại
Snellen) (c) Chẻ đôi mầm bị hại thấy có 1 sâu non ở ngay phần đỉnh
sinh trưởng.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu nâu, mình màu
vàng nhạt, trên cơ thể có 5 vạch dọc màu nâu nhạt.
 Sâu đục thân (a) Kiểm tra đồng ruộng thấy có bụi mía bị “chun đọt”
mình trắng (đục (b) Quan sát trên gân lá thấy có đường sâu đục nhỏ, có thể có
ngọn) màu đỏ do bị nấm bệnh thối đỏ xâm nhiễm. Trên các lá đọt mới
(Scirpophaga nở thấy có nhiều vết hại hoặc các lỗ thủng hình tròn, thường
nivella Fabr) xếp vuống góc với gân lá chính.
(c) Thăm đồng vào buổi sáng sớm, có thể bắt gặp thấy con ngài
trưởng thành đang đậu ăn sương trên cây mía, toàn thân nó có
màu trắng và trên cánh trước có 1 chấm đen nhỏ.
(d) Chẻ cây bị hại thấy có con sâu non màu vàng kem, đầu màu
nâu vàng, cơ thể sâu non mềm yếu như sợi dây thun, hoạt động
kém.

16
Loài sâu Các bước nhận diện
 Sâu đục thân (a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm thấy có cây mía
mình vàng (đục bị “héo đọt”
mắt) (b) Kiểm tra cây mía ở giai đoạn mía có lóng thấy trên bề mặt
Eucosma lóng, gần vị trí mắt mầm và đai rễ có đường sâu đục ngắn
schistaceana khoảng 1 cm. Vết đục của sâu thẳng, nhưng không sâu, có màu
Snellen đỏ do bị nấm thối đỏ xâm nhiễm. Mắt mầm thường cũng đã bị
sâu đục ăn.
(c) Chẻ cây mía bị hại thấy vệt đỏ xung quanh đường đục của
sâu đã lan rộng vào bên trong, nhưng thường giới hạn trong 1
đốt lóng, không lây từ đốt lóng này sang đốt lóng khác. Có thể
bắt gặp 1 sâu non trong đường sâu đục, gần mắt mầm.
(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu nâu vàng, cơ thể
màu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ, không có vệt dọc trên lưng.
Lỗ thở nhỏ, màu nâu đậm.
1.10. Biện pháp quản lý nhóm sâu đục thân hại mía
- Tuyển chọn giống kháng hoặc chống chịu.
- Biện pháp canh tác: Làm đất kỹ, xử lý hom giống, tiêu diệt cỏ dại, cắt chồi
vô hiệu, bóc lá già, bón phân đầy đủ và cân đối
- Biện pháp sinh học: Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis, ong kén
trắng Cotesia flavipes, Cotesia sesamiae, bọ đuôi kìm E. annulipes, dùng bẫy
feromone dẫn dụ để diệt hoặc triệt sản bướm.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng các hoạt chất BVTV như abamectin (Abasuper
1.8EC, Abatox 3.6EC), Chlorantraniliprole (Prevathon 5SC, 35WG, Prevathon®
0.4GR; Virtako 40WG, 300SC), Alpha-cypermethrin (Pertox 5EC, Supertox
100EC),… phun, tưới hoặc rải xuống rãnh khi trồng, hoặc phòng trừ cục bộ có chọn
lọc sau trồng, khu mía còn nhỏ.
2. Nhóm sâu chính hút và nhện đỏ
2.1 Rệp xơ bông trắng (Ceratovacuna lanigera)
- Triệu chứng gây hại: Rệp sống tập trung ở lưng lá, dọc theo gân lá chích hút
chất dịch, về sau rệp tiết ra các chất dịch ngọt thu hút kiến ruồi, sau đó là nấm mốc
gây hại, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng mía.

Rệp xơ bông trắng Ceratovacuna lanigera Zehntner


- Đặc điểm sinh học, sinh thái:

17
+ Có hại dạng: Rệp có cánh và không cánh. Nhiệt độ thích hợp gây hại là: 20-
23 C. Khi nhiệt độ dưới 15oC hoặc trên 28oC thì rệp không hoạt động. Giai đoạn rệp
o

non kéo dài: 23-32 ngày, nhưng dạng có cánh có thể kéo dài 32-40 ngày. Rệp cái có
cánh có thể sống được 8,03 ngày và đẻ được trung bình 10 rệp non. Còn rệp cái không
cánh thì có thể sống tới 36 ngày và đẻ được trung bình 59,4 rệp non. Rệp trưởng thành
có cánh phát sinh nhiều vào thàng 4-6 và tháng 10-1. Rệp trưởng thành không cánh
thì có quanh năm.
Bảng phân cấp rệp theo triệu chứng hại theo Bank (1954)

Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4


Không có rệp Bị nhiễm Bị nhiễm rệp nhẹ, xuất Bị nhiễm rệp Bị nhiễm rất
rệp rải rác, hiện một vài ổ rệp nhỏ trung bình, rệp nặng, rệp có
có từ 1 cá trên lá có số lượng số lượng rất
thể rệp tới 1 nhiều, thành từng lớn phủ kín
ổ rệp nhỏ đám lớn khó mặt lá
trên lá phân biệt từng ổ,
ảnh hưởng đến lá

+ Rệp thường xuất hiện vào cuối mùa hè khoảng tháng 5 đến tháng 6, phá hoại
mạnh nhất vào tháng 8 đến tháng 10 và có thể kéo dài hết vụ mía. Rệp con mới đẻ đã
có thể bò đi và tụ tập dọc hai bên lá mía và chích hút chất dịch trong lá mía.
+ Rệp gây hại thải ra những giọt mật, tạo điều kiện cho bệnh muội đen phát
triển.
+ Rệp xơ bông trắng gây hại nặng làm cây mía sinh trưởng còi cọc, lá chuyển
sang màu vàng, các ruộng bị rệp hại nặng làm giảm năng suất từ 20-30%, hàm lượng
đường giảm đến mức mía nguyên liệu trở thành phế phẩm, không thể đưa vào chế
biến đường được. Ngoài ra, hom giống lấy từ ruộng mía bị rệp xơ bông trắng thường
mầm mọc kém và yếu, mía gốc mọc chậm, mất khoáng nhiều.
2.2. Rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata)
- Triệu chứng gây hại:
+ Chích hút lá đọt hay lá mới xòe gây ra những vết hoại tử trên lá.
+ Mía bị nhiễm nặng có lá đọt bị thối, lá xanh giảm và biến dạng nhỏ, ngắn,
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm phát sinh 6-7 lứa. Vòng đời: Trứng
từ 8-15 ngày, sâu non 23-33 ngày, trưởng thành 23-38 ngày. Trứng thường được đẻ
2 bên gân lá chính. Rầy non mới nở bò men theo mép lá đến đọt lá và chủ yếu gây
hại ở lá đọt chích hút chất dịch của lá. Phần đọt lá mía bị hại lúc đầu xuất hiện các

18
chấm màu vàng nhỏ, sau đó chúng liên kết với nhau thành chấm lớn, trên bề mặt có
1 lớp bọt trắng, chất dịch này thường thu hút ruồi, kiến,… đến ăn. Sau một thời gian
nấm muội đen bắt đầu xâm nhập phát triển trên lớp bọt trắng, biến chúng thành màu
đen, phủ kín mặt lá và có mùi chua ngọt rất đặc trưng. Lá bị hại biến dạng, thun ngắn,
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây mía ở giai đoạn đầu và ảnh hưởng đến
năng suất chất lượng mía ở giai đoạn thu hoạch.

Rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata


2.3. Bọ phấn trắng (Aleurolobus barodensis )
- Triệu chứng gây hại: Bọ phấn trắng gây hại nhiều trên các ruộng mía tiêu
nước kém, thiếu đạm, thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao giai đoạn từ tháng 8 đến tháng
11 ở vùng mía miền Trung. Ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa lá mía, lá
bị hại dần dần chuyển sang vàng và hồng nhạt, cuối cùng khô cháy. Ấu trùng tiết ra
lượng đường lớn, hấp dẫn kiến ruồi đến ăn về sau nấm muội xâm nhập làm đen lá,
khả năng quang hợp kém, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía.

Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis


- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Vòng đời từ 32 đến 44 ngày. Lá non chưa hoàn
chỉnh (chưa mở) là nơi con cái ưa thích để đẻ trứng. Thời gian pha trứng từ 8 đến 31
ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 80 trứng, số lượng trứng thay đổi theo mùa. Ấu trùng từ
1 đến 3 tuổi có thể di chuyển và gây hại trong phạm vi ngắn; đến tuổi thứ 4 thường
được gọi là nhộng. Khi ấu trùng phát triển, chúng phủ một lớp bọc bằng sáp trắng
giúp bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, nhất là thuốc trừ sâu, đây là đặc điểm riêng
biệt của bọ phấn trắng ở các pha phát dục, trừ pha trứng. Ấu trùng bọ phấn trắng chích
hút nhựa của lá mía dẫn đến lá bị chuyển vàng và hồng nhạt, cuối cùng làm khô cháy
lá. Các ấu trùng bài tiết lượng đường lớn trong phân tích tụ trên lá, đây là nguyên
nhân làm xuất hiện nấm muội đen tạo các vết đen trên lá, làm ảnh hưởng đến quang
hợp của cây. Bọ phấn trắng gây hại nhiều trên những ruộng mía lưu gốc năm thứ 2
và 3, đặc biệt là trong khu vực ngập nước, nghèo hàm lượng đạm. Điều kiện thích
hợp để mật độ bọ phấn trắng gây cháy là thiếu đạm, ngập úng (độ ẩm cao và nhiệt độ

19
thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại), mưa lớn, mật độ cao và độ kiềm của đất lớn.
Bọ phấn trắng gây hại quanh năm nhưng nặng nhất từ tháng 8 đến tháng 11.
2.4. Rệp sáp đỏ (Saccharicoccus sacchari)
- Triệu chứng gây hại: Rệp bài tiết ra chất đường nên tạo điều kiện cho bệnh
muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm phát sinh 6-7 đợt, sinh sản đơn tính.
Vòng đời sâu: trứng 2-3 ngày, sâu non 20-30 ngày, trưởng thành 1-2 tháng. Mỗi con
cái đẻ 200 trứng. Rệp trưởng thành ít di động. Rệp non bám vào đốt mía phía trong
bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Rệp bài tiết ra chất đường nên tạo điều kiện cho bệnh
muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.

Rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari


2.5. Nhện đỏ (Oligonychus simus)
- Triệu chứng gây hại: Tập trung trong các ổ nhỏ bọc lông tơ trắng trên lá,
chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ, nếu bị gây hại nặng, phiến lá có thể
chuyển sang màu vàng.

Nhện đỏ Oligonychus simus


- Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Nhện non có 3 tuổi: Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt, tuổi 2 có 4 đôi
chân màu thẫm hơn và tuổi 3 có 4 đôi chân kích thước gần bằng trưởng thành, màu
nâu đỏ.

20
+ Nhện đỏ hại mía có vòng đời khá ngắn từ 7-8 ngày và thời gian sống của
trưởng thành tương đối dài, con đực thường sống lâu hơn con cái. Nhện đỏ có mặt
quanh năm trên các ruộng mía, hàng năm chúng thường xuất hiện vào 2 cao điểm là
các tháng 2-4 và 8-9.
+ Nhện đỏ hại mía thường sống tập trung ở mặt trên lá bánh tẻ và nhất là lá
già, rất ít khi thấy sống trên lá non và ngọn. Trên lá, chúng tập trung thành từng đám
xung quanh gân chính hoặc bên cạnh mép lá. Chúng dùng kìm chích vào lá, hút dịch,
tạo nên các vết châm nhỏ gần bằng đầu tăm. Lúc đầu có màu trắng trong sau chuyển
sang màu nâu hồng hoặc trắng bạc. Khi các vết châm dày đặc tạo nên các đốm màu
nâu đỏ, trên 1 lá có thể thấy rất nhiều đốm như vậy. Khi bị hại nặng toàn bộ lá mất
màu xanh và chuyển sang màu nâu đỏ, mép lá không trải phẳng mà cong lên làm cho
lá dường như bị nhỏ lại, biến dạng. Trên lá còn thấy các vết bụi trắng, đó là xác lột
của nhện và vỏ trứng. Nhện hại mang tính cục bộ rõ rệt. Chúng hại từng đám lá rồi
lan sang cả bụi mía. Sau đó lan rộng cả lô ruộng. Trong thời kỳ khô hạn, toàn bộ bụi
mía hoặc cả ruộng mía có thể chuyển sàng màu nâu đỏ. Cây mía bị kiệt quệ và hồi
phục rất chậm.
2.6. Biện pháp quản lý nhóm sâu chích hút và nhện hại
- Tuyển chọn giống kháng hoặc ít mẫn cảm.
- Trồng tập trung, vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, Xen canh với cây họ đậu.
- Chọn hom sạch hoặc xử lý hom trước khi trồng
- Bón phân, tưới nước cân đối, đầy đủ.
- Sử dụng một số thiên địch ăn thịt và ký sinh: bọ rùa, nhện, nếm Beauveria
bassiana, Paecilomyces fumosoroseus.
- Sử dụng các hoạt chất BVTV sau cho từng đối tượng: Rầy đầu vàng
(Abamectin, Acetamiprid, Thiamethoxam,…), rệp sáp đỏ (Abamectin,
Azadirachtin,…), nhện đỏ (Abamectin, Azadirachtin, Azocyclotin, Bifenazate,…)
3. Nhóm sâu hại dưới đất
3.1. Bọ hung nâu (Holotrichia serrata)
Bọ hung nâu gây hại từ khi mía mới mọc mầm cho đến khi thu hoạch. Sâu non
ăn rễ gây hiện tượng vàng lá, héo, chết.

Bọ hung nâu Holotrichia serrata


Trưởng thành cắn khuyết lá làm giảm diện tích quang hợp. Vòng đời: Trứng
khoảng 13-14 ngày (được đẻ dạng đơn, từng quả ở độ sâu khoảng 10 cm trong đất).
Sâu non có 3 tuổi: Tuổi 1 khoảng 26 ngày, sâu mới nở ăn vỏ trứng, sau đó ăn mùn

21
đất; nếu gặp hạn vẫn nằm trong tổ kén đất cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi mới
chui ra. Tuổi 2 khoảng 34 ngày, thời gian đầu chủ yếu ăn mùn đất, về sau tấn công
và ăn rễ cây. Tuổi 3 khoảng 142 ngày, ăn rễ mạnh nhất khi đẫy sức, sâu non đào lỗ
chui sâu xuống đất hóa nhộng, nhộng nằm trong tổ kén đất. Trưởng thành vũ hóa tập
trung vào đầu mùa mưa hoặc sau những trận mưa khoảng từ 5-33 mm, gây hại nhiều
vào khoảng từ 19-20h trong vòng 20 phút. Sau khi vũ hóa, chúng đậu trên lá chờ ghép
đôi giao phối. Ngay sau khi giao phối chúng bắt đầu ăn lá. Sau 3-5 ngày thì bắt đầu
đẻ trứng.
3.2. Bọ hung đen (Alissonotum impressicolle)
Bọ hung đen thường phát sinh gây hại nặng vào mùa xuân, hè (tháng 4-5) sau
khi có cơn mưa đầu mùa. Sùng trắng (sâu non) và bọ hung đen (trưởng thành) phá
hại gốc mía và cây mầm đặc biệt là mía lưu gốc làm cho cây mía khô héo dẫn tới
chết. 1-1
Trứng hình bầu dục, màu trắng sữa. Ấu trùng màu trắng sữa, đầu và chân màu
vàng nhạt. Bọ hung có màu đen óng ánh, kích thước từ 15-20 mm. Vòng đời 460
ngày: Trứng 14 ngày, sâu non 112 ngày, trưởng thành 315 ngày; mỗi con cái đẻ được
khoảng 25 trứng

Bọ hung đen Alissonotum impressicolle


3.3. Xén tóc nâu (Dorysthenes sp.)
Sâu non sau khi nở đào hang trong gốc mía và tấn công gốc mía, có thể đục ăn
lên 20-30 cm phần lóng trên mặt đất, đến tuổi 5 sâu bắt đầu chui lên đục vào thân cây
mía, ăn hết phần thịt lóng chỉ còn chừa lại lớp vỏ thân, nên mía rất dễ bị đỗ ngã, khô
vàng và chết rất nhanh. Ruộng mía bị hại bị giảm mật độ và chiều cao cây, năng suất
mía trung bình giảm khoảng 36% trên ruộng mía tơ và 51% trên ruộng mía gốc.

Xén tóc nâu Dorysthenes sp.

22
Trứng hình bầu dục 0,4-0,3 cm. Sâu non có màu vàng nhạt dài 8-12 cm.
Trưởng thành dài 3,9-4,1 cm, rộng 1,4-1,6 cm.Vòng đời 290-418 ngày, trong điều
kiện thuận lợi trung bình khoảng 1 năm. Sau khi vũ hóa trưởng thành bắt đầu ghép
đôi giao phối (thường vào ban đêm) và 1-2 ngày sau thì bắt đầu đẻ trứng. Trứng 11-
27 ngày, sâu non 262-358 ngày, nhộng 13-25 ngày, trưởng thành 4-8 ngày.
3.4. Mối hại mía (Macrotermes sp.)
Mối thường xâm nhập vào thân mía sau khi bị sâu đục thân tấn công. Mối ăn
rỗng hom, rồi đục lên phần gốc chồi làm chết cây con. Khi mía có lóng, mối đục vào
gốc mía đục lên trong thân làm cho cây mía dễ đổ khi gặp gió. Mối làm tổ trong thân
mía hoặc trong đất gần cánh đồng mía.
Ngoài ra trên cây mía còn bị cá loài sâu ăn lá gây hại như: Sâu cắn dé Mythimna
separata Walker, sâu keo (Oedaleus infernilis Sausruse ), sâu gai (Dicladispa sp.),
châu chấu (Oedaleus infernilis Sausruse),… Tuy nhiên những loài này rất ít gặp và
thiệt hại do sâu ăn lá gây ra không đáng kể.
3.5. Biện pháp quản lý nhóm sâu hại dưới đất
- Tạo điều kiện cho các loài chim, cóc, thằn lằn,… ăn sùng hại mía vào tất cả
các giai đoạn phát triển khác nhau của sùng.
- Lợi dụng ong ký sinh đào lỗ Campsomeris sp. để kiểm soát ấu trùng sùng
trong đất. Loại ong này tự tìm ấu trùng rồi đẻ trứng trên đó ký sinh.
- Sử dụng chế phẩm nấm lục cương Metarhizium anisopliae rải xuống rãnh
khi trồng mía để diệt ấu trùng sùng non trong đất.
- Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Permethrin (Map Boxer 30EC),
Chlorantraniliprole (Altriset® 200SC), Imidacloprid (Termize 200SC),… rải khi trồng
hoặc tưới vào gốc mía.

23
Phần thứ ba
BỆNH HẠI MÍA

1. Bệnh nấm
1.1. Bệnh than đen
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Ustilago scitaminea Sydow gây ra.
- Triệu chứng: Khi bị nấm xâm nhập cây trở nên còi cọc, biến dạng. Từ ngọn
mía đâm lên một “roi” than màu đen uốn cong mang đầy bào tử nấm, được bao bọc
bởi một màng trắng mỏng. Các bào tử nấm dễ bung ra bay theo gió, theo dòng nước
chảy bám vào cây mía xung quanh, theo bánh xe vận chuyển,... lây lan đi rất xa. Tính
chất nguy hiểm của bệnh này là mỗi “roi” than mang hàng ngàn bào tử nấm, có khả
năng tồn tại rất lâu trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi là phát triển và dễ dàng lây
lan trong tự nhiên.

Triệu chứng bệnh than đen Ustilago scitaminea


- Tác hại: Cây mía bị bệnh hoàn toàn mất khả năng tạo lóng. Gốc đẻ nhiều
nhánh nhỏ, mầm nhánh bị bệnh phát triển rất chậm, năng suất và chất lượng giảm từ
mức không đáng kể đến trên 50%. Bệnh có thể không gây thiệt hại gì trong một thời
gian nhưng sau đó có thể xuất hiện trở lại và gây hại nặng trên diện rộng.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bào tử được phát tán nhờ gió, nhiễm vào chồi ngọn của cây.
Sự nhiễm này duy trì tiềm ẩn nhưng phát triển trong chồi non sau khi nảy mầm, dần
dần tạo ra roi. Sự nhiễm cũng có thể xảy ra trong đất, do không khí bị ô nhiễm nặng.
Nấm có thể sống sót vài tuần lễ trong đất khô. Điều kiện ẩm ướt làm giảm khả năng
sống của bào tử. Những dòng nấm khác nhau đã được ghi nhận.
+ Quy luật gây hại: Bệnh thường phát sinh gây hại nặng hơn trong điều kiện
khô nóng so với ẩm lạnh, vụ mía gốc thường bị hại năng hơn so với vụ mía tơ nhưng
khác nhau tùy theo giống. Ở vùng cận nhiệt đới, mức độ gây hại của bệnh có thể giảm
mạnh sau khi trải qua mùa Đông khắc nghiệt, bởi điều kiện nhiệt độ quá thấp có thể
làm cho bào tử gây bệnh bị chết.
- Biện pháp phòng trừ: Để hạn chế tác hại của bệnh, phải tiến hành sớm nhiề u
biê ̣n pháp một cách đồng bộ ngay từ đầ u vu ̣ (từ khi chuẩ n bị hom giống, chuẩ n bi đấ ̣ t
trồng), nếu để đế n khi bệnh đã xuấ t hiê ̣n mới can thiê ̣p thı̀ hiê ̣u quả sẽ rấ t thấ p. Sau
đây là mơ ̣t số biê ̣n pháp chı́nh:

24
+ Không lấy hom giống ở những ruộng đã bị bệnh để làm giống cho vụ sau.
+ Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây mía đưa ra khỏi
ruộng tiêu hủy.
+ Cày bừa, làm đất kỹ để chôn vùi bớt mầm bệnh.
+ Nên sử dụng các giống kháng bệnh như: VN84-4137, K84-200, LK92-11,
K95-156 (Uthong 8), K95-84, K88-92, Suphanburi 7 (Suphanburi 80), KK3,…
+ Trước khi trồng nhúng hom giống vào dung dịch 0,2% của thuốc
Epoxiconazole trong 5 phút, hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C, khoảng 15-20 phút.
+ Cần bón phân cân đối giữa N, P, K để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt,
tăng cường sức đề kháng với bệnh.
+ Kiểm tra ruộng mía thường xuyên để phát hiện sớm và thu gom kịp thời
những cây đã bị bệnh đem ra khỏi ruộng, tiêu hủy. Khi thu gom nhớ khéo léo đưa
những roi chứa bào tử vào trong bao nilon, buộc kín miệng, tránh bào tử phát tán.
+ Khi ruộng đã bị bệnh nă ̣ng không nên để mía gốc tái sinh cho năm sau.
+ Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp mà bệnh vẫn không giảm, các bạn nên luân
canh với cây trồng khác khoảng 1-2 năm sau mới trở lại trồng mía.
1.2. Bệnh thối đỏ
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Glomerlla tucumanensis Muller gây
ra. Giai đoạn vô tính có tên khác là: Colletotrichum falcatum Went.
- Triệu chứng: Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận của cây, từ thân lóng,
phiến lá, bẹ lá cho đến mầm non và cả rễ của cây. Tuy nhiên, bệnh thường gây hại
nhiều nhất là trong thân cây, phiến lá và bẹ lá của cây mía vào giai đoạn cây mía đã
vươn lóng cao.
+ Trong thân cây: Nấm bệnh xâm nhập vào bên trong thân cây mía thông qua
những lỗ đục của các loài sâu đục vào thân cây mía. Bên trong thân, ban đầu vết bệnh
chỉ là một điểm nhỏ mầu nhạt, sau đó lan rộng, kéo dài trong lóng mía thành những
mảng mầu đỏ huyết. Giữa các đốm đỏ có những vệt ngang mầu trắng. Do triệu chứng
bệnh nằm phía bên trong ruột cây một thời gian dài không lộ ra bên ngoài vỏ, nên lúc
đầu rất khó phát hiện cây bị bệnh. Chỗ bị bệnh về sau lên men, thối rữa ra, ruột mía
có chỗ hơi rỗng và có mùi rượu, vị chua lạt. Vỏ thân bên ngoài không còn bóng,
chuyển sang mầu vàng đỏ, hơi lõm xuống và tóp nhỏ lại, tạo những vết hằn xuống
lóng mía mầu đỏ tía, trên đó có những hạt nhỏ li ti mầu đen đó là ổ bào tử của nấm.
Nếu bị hại nặng phần bị bệnh có thể phát triển hết cả lóng mía hoặc kéo dài sang
những lóng khác.
+ Trên phiến lá: Bệnh thường xuất hiện ở gân chính trong lòng máng sống
lá. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu hồng. Sau đó phát triển dần lên
phía trên và xuống phía dưới của sống lá thành những vệt dài hình bầu dục (đôi khi
chỉ là những vệt dài khoảng 5-7 cm), mầu đỏ huyết, giữa vết bệnh có mầu lạt hơn,
quanh rìa có mầu đỏ nâu. Trên vết bệnh cũng có những hạt đen nhỏ, đó là các ổ bào
tử của nấm, mô bị bệnh dễ bị nứt vỡ, nát ra, làm cho lá dễ bị gẫy gập xuống tại vị
trí bị nứt vỡ này.

25
Triệu chứng bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis
+ Trên bẹ lá: Vết bệnh có mầu nâu sẫm, bao quanh vết bệnh là đường viền có
mầu đỏ. Nếu nặng, nhiều vết hòa lẫn vào nhau thành một mảng lớn. Trên vết bệnh về
sau cũng xuất hiện những ổ bào tử nhỏ mầu đen.
- Tác hại: Cây bị bệnh lá ngọn thường chuyển mầu vàng héo, nếu bị hại nặng,
toàn cây có thể bị khô chết. Những ruộng bị bệnh gây hại nặng, mía gốc sẽ tái sinh
kém. Bệnh không những làm giảm năng suất mía cây mà con làm giảm hàm lượng
đường của cây mía nguyên liệu rất nhiều do đường đã chuyển hóa thành rượu. Ngoài
ra, mía nguyên liệu bị bệnh làm cho nước ép dơ, gây khó khăn cho quá trình lắng lọc,
chế biến.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bào tử một phần được phát tán nhờ gió và nhiễm vào chồi
qua vết thương, vảy mầm, sẹo lá, mầm rễ và vết đục của sâu đục thân. Tác nhân gây
bệnh cũng được lan truyền qua vết cắt, mưa dập, hạt sương rơi và lan truyền trong
đất. Điều kiện mát và khô là thuận lợi để truyền bệnh. Cấu trúc vô tính và hữu tính
được tạo ra trên cây mía thối nhũng hoặc xác bã và gây nhiễm mía sau khi trồng.
+ Quy luật gây hại: Nguồn bệnh tồn tại trong thân, lá, hom giống… của cây
mía bị bệnh, trong đất ruộng… vì thế những ruộng trồng chuyên canh cây mía trong
nhiều năm thường bị bệnh gây hại nhiều hơn những chân ruộng mới được trồng. Các
giống mía mẫn cảm hoặc kháng bệnh kém, trồng ở chân đất trũng, ẩm thấp, khó thoát
nước, lại gặp trời nóng ẩm, mưa nhiều, tạo ẩm độ không khí cao là điều kiện thích
hợp nhất cho bệnh phát sinh gây hại nặng trên diện rộng.
- Biện pháp phòng trừ: Để hạn chế tác hại của bệnh, việc phòng ngừa có thể
được coi là biện pháp quan trọng số một đối với chứng bệnh này. Sau đây là một số
biện pháp chính:
+ Tùy theo địa thế của vùng đất trồng mía trũng hay cao… mà tuyển chọn, sản
xuất những giống mía kháng bệnh cho phù hợp với những địa thế này.
+ Tuyệt đối không lấy hom ở những ruộng đã bị bệnh gây hại để làm giống
cho vụ sau.
+ Chọn hom giống khỏe, loại bỏ những hom giống có triệu chứng nhiễm bệnh.
Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng cách nhúng hom giống trong nước nóng
54 độ C trong 20 phút, hoặc nhúng hai đầu hom vào dung dịch thuốc Difenoconazole
pha ở nồng độ 0,5%, hoặc Boocđô 1%.

26
+ Không nên trồng quá dầy, để ruộng mía có độ thông thoáng cao.
+ Chăm sóc chu đáo, đặc biệt là phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm,
lân và kali, những ruộng thường bị bệnh hàng năm cần tăng cường thêm phân kali để
cây có sức chống chịu với bệnh. Những vùng đất bị chua nên bón bổ sung thêm vôi
bột để tăng độ pH cho đất.
+ Những vùng đã bị bệnh gây hại nặng, cần khoanh vùng dập tắt ổ bệnh, không
được đưa hom giống sang những vùng khác để hạn chế lây lan.
+ Ở những vùng đấp thấp, nên có bờ bao chắc chắn và hệ thống mương trữ
nước xung quanh ruộng, để có thể bơm nước ra khỏi ruộng khi cần thiết, hạ thấp mực
thủy cấp trong ruộng mía.
+ Phòng trừ triệt để các loài sâu đục thân, để giảm bớt lỗ đục vào thân cây. Từ
đó hạn chế cửa ngõ xâm nhập của nấm bệnh vào bên trong thân cây mía.
+ Thu gom cây và những lá bị bệnh nặng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy, để giảm
bớt nguồn bệnh trên ruộng.
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom toàn bộ tàn dư của cây mía bị bệnh từ
vụ trước đem tiêu hủy, trước khi gốc mía ra mầm mới (mía tái sinh) hoặc trước khi
trồng mới mía vụ sau:
+ Sau khi thu hoạch, không nên chất đống để lâu trên ruộng (đặc biệt là những
ruộng có ngập nước), cần tranh thủ vận chuyển sớm về nhà máy chế biến. Những
ruộng đã bị bệnh gây hại, nên thu hoạch sớm hơn so với những ruộng khác.
+ Kiểm tra ruộng mía thường xuyên, nhất là từ khi cây vươn lóng cao để phát
hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc có thể sử dụng một trong những loại
thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl, Mancozeb, Ridozeb; Mancozeb,
Metalaxyl,… Trước khi phun xịt cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng
có in trên nhãn thuốc.
1.3. Bệnh thối ngọn – hay bệnh xoắn cổ lá, hoặc bệnh Pokkah Boeng
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Fusarium moniliforme Sheldon và
Fusarium subglutinans Wollenw. & Reinking gây ra.
- Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá non, thoạt đầu là những đám màu trắng ở
gốc lá non, dần dần xuất hiện thành đốm sọc nhỏ màu nâu và hợp lại thành vết to, do
vết bệnh xoắn lùn làm cho phiến lá dị hình. Bị hại nặng thì gốc phiến lá ngắn lại,
phiến lá không xoè, ra bình thường, đọt bị chết thối, ngửi có mùi khó chịu và có bụi
phấn màu hồng nhạt.

Triệu chứng bệnh thối ngọn Fusarium moniliforme

27
- Tác hại: Bệnh tiến triển làm cho ngọn mía bị thối, cây mía sẽ chết hoặc đâm
nhiều mầm nách. Ruộng mía bị nhiễm bệnh nặng năng suất mía cây và hàm lượng
đường trên mía đều giảm. Ở Indonesia, trên giống mía POJ2878 có tới hơn 38% cây
mía chết khi bị nhiễm bệnh.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC
(thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng,
bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng. Nấm bệnh tồn tại chủ
yếu dưới dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bị bệnh, trong đất và trong hom
giống. Bào tử nấm bệnh được gió thổi lan truyền từ vùng này sang vùng khác, hoặc
chúng tồn tại trong tàn dư cây bệnh, sau đó được nước mưa rửa trơi và mang đi nơi
khác. Bệnh cũng có thể lan truyền qua hom mía giống, nhưng thường chỉ là con đường
lan truyền thứ yếu, ít quan trọng.
+ Quy luật gây hại: Bệnh chủ yếu xuất hiện và gây hại nặng từ đầu mùa mưa,
trong điều kiện thời tiết ấm, độ ẩm cao và cây mía đang ở giai đoạn làm lóng, vươn
cao mạnh (mía đạt từ 3-7 tháng tuổi). Trong một bụi mía, cây, nhánh hoặc mầm mía
nào phát triển càng nhanh, mạnh, càng dễ bị bệnh tấn công gây hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Làm đất kỹ.
+ Trồng giống kháng bệnh.
+ Ở những vùng mía bị nhiễm bệnh nặng, nên sử dụng hom giống sạch bệnh
hoặc đã qua xử lý hom bằng cách nhúng trong dung dịch thuốc Copper Oxychloride
pha ở nồng độ 0,5%, để trồng.
+ Đối với mía để gốc phải tiến hành vệ sinh, xử lý đất và chăm sóc tốt ngay
sau khi thu hoạch.
+ Nếu phát hiện cây bệnh cần lập tức thu gom và đem đi tiêu hủy.
+ Sau khi thu hoạch, thu gom các tàn dư thực vật đem đi tiêu hủy.
+ Dùng thuốc Boóc-đô hoặc sulphat đồng trộn với vôi bột và đất bột rắc vào
ngọn mía (tỷ lệ trộn: 10 : 40 : 50).
1.4. Bệnh cháy lá
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Stagonospora sacchari Lo and Ling
gây ra.
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên lá. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu đỏ hoặc
màu cà phê, sau đó phát triển dần thành những hình thoi lớn hoặc không xác định.
Vết bệnh thường lan từ mép lá vào trong và từ đỉnh tới bẹ. Lá bị bệnh khô dần. Những
bụi mía nhiễm bệnh nặng có thể bị chết khô. Cây mía bị bệnh hoạt động quang hợp
giảm, năng suất mía cây và hàm lượng đường trên mía thấp.
- Tác hại: Thiệt hại do bệnh gây ra phụ thuộc nhiều vào khả năng kháng bệnh
của giống mía và điều kiện thời tiết. Đối Cây mía bị bệnh có thể giảm 17% về năng
suất và 13% về chữ đường so với cây khỏe.

28
Triệu chứng bệnh cháy lá Stagonospora sacchari
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh lan truyền chủ yếu nhờ mưa, gió và sương. Không lan
truyền qua hom mía giống.
+ Quy luật gây hại: Sự phát sinh và gây hại của bệnh có liên quan chặt chẽ với
lượng mưa và tình hình hạn hán. Bệnh thường phát sinh, phát triển nhanh sau các cơn
mưa, đặc biệt là trong mùa hè có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn. Còn trong mùa thu,
ẩm độ khô hơn, cây bị bệnh thể hiện triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tuyển chọn giống kháng bệnh.
+ Chuẩn bị đất kỹ trước khi trồng. Chọn hom giống trồng không mang mầm
bệnh. Ruộng mía để gốc cần vệ sinh chăm sóc kịp thời ngay sau khi thu hoạch để
loại trừ mầm bệnh.
1.5. Bệnh đốm vòng
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Lepthosphaeria sacchari van Breda de
Haan gây ra.

Triệu chứng bệnh đốm vòng Lepthosphaeria sacchari


- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên lá già, ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây
mía. Lúc đầu, vết bệnh là những chấm dạng hình thoi hoặc hình bầu dục, kích thước
từ 2-3 x 5-10mm, màu xanh thẫm, màu nâu sau chuyển sang màu đỏ nâu. Khi bệnh
phát triển mạnh, vết bệnh có màu vàng xám hoặc vàng nhạt và có viền màu nâu đỏ
tươi hoặc vàng bao quanh. Vết bệnh phân bố không theo quy tắc và các vết bệnh
này liên kết lại tạo thành từng đám lớn, giữa vết bệnh khô chết và có nhiều chấm
đen. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh đốm vòng rất dễ bị nhầm lấn với bệnh đóm
mắt én, đốm nâu hay các vết thương nhỏ trên lá do thuốc trừ cỏ paraquat gây ra.

29
- Tác hại: Bệnh rất phổ biến nhưng ít khi hại mía mầm hoặc lá non, chủ yếu
hại lá già, làm lá khô cháy, ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp của lá. Bệnh cũng có
thể gây hại trên bẹ lá và trên thân cây. Tuy nhiên thiệt hại do bệnh gây ra đối với sản
xuất mía là không đáng kể.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bào tử nấm gây bệnh chủ yếu được lan truyền nhờ gió và
mưa.
+ Quy luật gây hại: Bệnh phổ biến trên nhiều giống mía, xuất hiện và gây hại
quang năm, nhưng chủ yếu tập trung trong mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn và trồng các giống mía kháng bệnh tốt như giống F156, My55-14,
K95-156, LK92-11,…
+ Chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý để tăng sức đề kháng cho cây.
+ Bóc bỏ lá già kịp thời.
+ Sử dụng thuốc hóa học như: Bendazol, Dithan- M, Carbendazim,.... để phun
trừ bệnh trên ruộng mía giống.
1.6. Bệnh gỉ sắt cam
- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Puccinia kuehnii Butler, thuộc Lớp nấm
đảm Basidiomycetes gây ra.
- Triệu chứng: Bệnh tập trung trên lá bánh tẻ và lá già, phát sinh ở cả 2 mặt lá,
bắt đầu từ ngoài và phát triển dần vào trong. Đầu tiên là những đốm dài nhỏ màu vàng
trong, về sau vết bệnh có dạng hình trụ, màu nâu. Các đốm nhỏ liên kết với nhau
thành đám lớn và làm cho lá chết khô sớm. Mặt lá bị bệnh sờ tay thấy gồ ghề và dính
bột màu vàng.

Triệu chứng bệnh gỉ sắt cam Puccinia kuehnii


- Tác hại: Lá bị hại bị khô, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây mía
và hàm lượng đường trong cây. Bệnh ít khi gây thiệt hại nặng, nhưng có 1 chủng nấm
Puccinia kuehnii mới đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất mía đường ở Úc. Do vậy,
hiện nay ở Úc và Fiji, một số giống mía được xác định là nhiễm nặng chủng nấm
bệnh mới này đã được khuyến cáo là không nên trồng rộng rãi trong sản xuất.

30
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bào tử nấm gây bệnh chủ yếu làn truyền nhờ gió và nước.
Bào tử nấm bệnh lan truyền nhanh hơn trong điều kiện nóng ẩm của màu hè hoặc ấm
tới mát trong mùa thu.
+ Quy luật gây hại: Điều kiện đêm có sương, ngày nắng ấm rất thích hợp cho
bệnh phát sinh gây hại.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng giống mía kháng bệnh.
+ Bón đủ phân, cân đối; chăm sóc kịp thời để mía tốt đều tăng sức chống
bệnh.

+ Dùng thuốc Difenoconazole 150g/l + Propiconazole 150g/l (Tilt Super®


300EC), liều lượng 1-1,5 lít/ha.
1.7. Bệnh khô gốc
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Marasmius sacchari Wakker (chủ yếu)
và Marasmius stenopilus Montagne gây ra. Bào tử nấm loài M. sacchari có hình bầu
dục, hơi cong và to hơn ở phần cuối, có kích thước từ 4-5 x 16-20 m, còn loài M.
stenopilus có hình bầu dục, kích thước từ 5-6 x 7-9 m.
- Triệu chứng: Bệnh thường tấn công vào vị trí phần gốc, rễ và bẹ lá sát gốc
của cây mía. Cây mía bị bệnh sinh trưởng còi cọc, gốc bị thối, rễ không phát triển.
Triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thối gốc khác. Điểm đặc trưng, dễ
nhận biết nhất của bệnh khô gốc là có các quả thể nấm lớn, màu trắng mọc lên từ
phần bẹ lá sát gốc cây mía bị bệnh.

Triệu chứng bệnh khô gốc Marasmius sacchari


- Tác hại: Cây mía bị bệnh dễ bị khô và chết rất nhanh, ảnh hưởng đến khả
năng lưu gốc, cũng như sinh trưởng và phát triển của vụ mía tiếp theo.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh lan truyền chủ yếu thông qua sự phát triển của hệ sợi
nấm và bào tử nấm có trong đất và tàn dư cây bệnh.
+ Quy luật gây hại: Bệnh thường gây hại trên ruộng mía chăm sóc kém hoặc
bị tác động bởi các điều kiện bất lợi như hạn hán, ngập úng, dịch bệnh,…
- Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng giống mía kháng bệnh.

31
+ Không lấy hom giống trên ruộng mía bị bệnh.
+ Ruộng mía bị bệnh nặng không lưu gốc.
+ Thu gom sạch các tàn dư thực vật sau thu hoạch và đem đi tiêu hủy.
+ Luân canh cây trồng.
2. Bệnh vi khuẩn
2.1. Bệnh cằn mía gốc RSD
- Nguyên nhân gây bệnh:Do loài vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli Davis et
al. gây ra.
- Triệu chứng:
+ Triệu chứng bên ngoài: Hầu như không có triệu chứng bên ngoài có thể nhận
ra được từ cây mía bị bệnh ngoại trừ sự cằn cọc và phát triển kém của cây. Tuy nhiên
những đặc điểm trên đều có thể thấy được ở những vùng đất trồng kém dinh dưỡng,
độ ẩm không thích hợp hay cây bị thiếu dinh dưỡng. Về sự phát triển của chồi thì cây
bị bệnh phát triển chậm hơn cây sạch bệnh đặc biệt là trong mùa khô khi mà các gốc
mía dường như không phát triển trong vài tuần hay cả khi cả tháng. Những gốc mía
này thường rất khỏe và không có sự bất thường nào ở hệ thống rễ cũng như ở thân
hay chồi ở dưới đất. Sự cằn cỗi biểu hiện không đồng nhất giữa các chồi nhiễm bệnh
và ruộng nhiễm bệnh biểu hiện cả sự đi lên và đi xuống của sự phát triển, ngay cả khi
tất cả các cây đều bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh cằn mía gốc (Ratoon Stungting Disease- RSD)
+ Triệu chứng bên trong cây: Khi chẻ đôi thân cây bị nhiễm bệnh bằng một
con dao sắc thì sẽ thấy ở phần dưới các mắt mía có những chấm đổi màu hình dấu
chấm hay dấu phẩy. Sự đổi màu thường diễn ra từ đốt dưới rồi mới lên đến các nốt
bên trên, thường định vị ở những vùng dưới bẹ lá ngay tại vị trí của nơi xuất dịch cây.
Trong vùng này là nơi phát sinh ra lá và các nhánh của các bó mạch. Sự đổi màu do
RSD không diễn ra ở phẩn giữa đốt. Màu của mô nhiễm bệnh khác nhau về mức độ
đậm nhạt và cường độ phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và các giống mía khác nhau
và nó cũng có thể khác nhau bên trong các giống. Một vài giống thì không biểu hiện
các triệu chứng này. Các vùng bị biến đổi màu này rất đa dạng có thể là màu vàng,
cam, hồng, đỏ và hơi đỏ nâu và những màu này thường nổi bật lên trên trên nền màu
trắng sáng của mô tế bào. Có trường hợp bệnh tạo ra những vết đổi màu kem, khó có
thể phân biệt trong toàn bộ đốt khi so sánh với mô của cây khỏe mạnh. Nhưng khi
các vệt này xuất hiện tại một nốt mà nốt kế cận lại không biểu hiện thì vẫn không
chắc là nó có bị bệnh cằn mía gốc hay không. Để chẩn đoán chính xác, thì các vệt đổi

32
màu phải xuất hiện trên tất cả các nốt của cây. Triệu chứng của RSD trên chồi mía 1-
2 tháng tuổi là sự chuyển hồng tại các đốt còn non, nhưng nó diễn ra chỉ trong vài
dòng mía và dưới những điều kiện canh tác khác nhau. Sự đổi màu diễn ra và khuyếch
tán từ nốt lên 1-2 cm đến đỉnh sinh trưởng của nốt kết cận. Phần đầu của đỉnh sinh
trưởng không liên kết với RSD. Những triệu chứng ban đầu được thấy rõ nhất khi cắt
các chồi non theo chiều dọc.
- Tác hại: Bệnh cằn mía gốc hiện đang là một trong những bệnh đang gây hậu
quả nghiêm trọng nhất cho các vùng trồng mía trên thế giới. Ước tính hàng năm bệnh
là nguyên nhân gây thất thoát trung bình từ 5-10% năng suất mía. Chỉ tính riêng tại
Florida (Mỹ) trong vụ mía 1988-1989, ước tính bệnh gây thiệt hại 36,8 triệu USD.
Ruộng mía bị hại có đường kính cây nhỏ hơn, cây thấp hơn và số cây trên bụi cũng ít
hơn, còn bộ rễ thì ít và ngắn hơn, nên năng suất và chất lượng mía đều bị suy giảm.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trên cây mía trong điều kiện tự
nhiên, không có vector truyền bệnh. Bệnh có thể lan truyền cơ giới thông qua các
dụng cụ thu hoạch và canh tác mía, cũng như qua hom, nhưng không lan truyền qua
hạt. Bào tử vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh trong vài
tháng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhiễm và gây bệnh cho các vu mía tiếp
theo.
+ Quy luật gây hại: Bệnh thường phát sinh gây hại trên các giống mía nhiễm
bệnh, trong điều kiện canh tác bất lợi, đặc biệt là tình trạng khủng hoảng về nước do
khô hạn hoặc ngập úng. Vụ mía gốc thường bị hại nặng hơn vụ mía tơ. Thiệt hại do
bệnh sẽ gia tăng khi cây mía bị các loài sâu bệnh khác đồng thời tấn công gây hại,
nhất là bệnh khảm lá virus.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Xử lý hom bằng hơi nước nóng 54 độ C trong 7 giờ.
+ Xử lý kép: Chặt giống từ 1-5 ngày trước khi xử lý, xử lý bằng nước nóng 50
độ C trong 10 phút, sau đó vớt ra và đến ngày hôm sau xử lý lại bằng nước nóng 50
độ C trong 2-3 giờ.
+ Mía nguyên liệu dùng để làm giống cần xử lý các dụng cụ thu hoạch như xử
lý bằng cồn 70%. Mía đẻ lưu gốc cũng cần xử lý các dụng cụ như trên.
+ Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng COC 85WP hoặc rải vôi với liều lượng từ 1-
2 tấn/ha trên toàn bộ diện tích lô mía bị bệnh để hạn chế tốc độ lây lan của bệnh.
2.2. Bệnh thân ngọn đâm chồi
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Xanthomonas albilineans Dowson gây
ra.
- Triệu chứng: Trên lá có những sọc màu trắng sữa chạy dọc theo gân lá từ bẹ
lá đến đỉnh lá. Sau đó những sọc này chuyển sang màu đỏ hoặc màu tím. Ngọn mía
và các lá trở nên cứng, chụm lại ngừng phát triển. Các mắt mầm ở phần ngọn và thân
đâm nhiều chồi nách, cây mía khô dần và chết. Chẻ dọc thân mía, quan sát phía bên
trong các mắt mầm có màu hơi đỏ.

33
Triệu chứng bệnh thân ngọn đâm chồi Xanthomonas albilineans
- Tác hại: Ruộng mía bị nhiễm bệnh nhẹ, cây mía có nhiều chồi nách phát triển
dần tới năng suất và chất lượng đều giảm. Còn khi bị nhiễm bệnh nặng, cây mía sẽ
dần dần bị khô và chết trong vòng vài tháng, gây thất thu lớn về năng suất.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh chủ yếu lan truyền thông qua hom mía giống và các
dụng cụ, máy, thiết bị chăm sóc và thu hoạch mía. Ngoài ra bệnh còn có thể lan truyền
qua không khí thông qua các vết thương hở nhờ mưa, gió hoặc các hoạt động của con
người.
+ Quy luật gây hại: Bệnh thường bắt đầu phát sinh và gây hại mạnh từ đầu
mùa mưa, nhất là sau thời kỳ khô hạn kéo dài, nhưng chủ yếu gây hại trên các ruộng
mía trồng trên chân đất thấp hoặc các khu vực bị ngập úng cục bộ. Điều kiện thời tiết
mưa bão, trời lạnh rất thích hợp cho bệnh phát sinh và gây hại nặng cho sản xuất mía.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh kỹ ruộng trước khi trồng mía. Sau thu hoạch, gom sạch các tàn dư
trên ruộng bị nhiễm bệnh và đem tiêu hủy.
+ Tuyển chọn và sử dụng giống mía kháng bệnh.
+ Sử dụng hom mía giống sạch bệnh.
+ Xử lý hom bằng nước nóng 50 độ C trong 2-3 giờ hoặc 52 độ C trong 30
phút, hoặc bằng hơi nước nóng 54 độ C trong 8 giờ, trước khi đem ra trồng. Dùng hơi
nóng sẽ ít gây hại cho hom mía non hơn là dùng nước nóng (do dễ bị hư chồi mầm).
+ Khử trùng dao chặt hom mía giống vào dung dịch formol 2% trước khi dùng.
+ Tiêu nước kịp thời sau những trận mưa lớn kéo dài, không để ruộng mía bị
ngập úng quá 4 ngày.
+ Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng COC 85WP hoặc rải vôi với liều lượng từ 1-
2 tấn/ha trên toàn bộ diện tích lô mía bị bệnh để hạn chế tốc độ lây lan của bệnh.
2.3. Bệnh chảy gôm, hay bệnh xì mủ hoặc chảy mủ
- Nguyên nhân gây bệnh: Do loài vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.
vasculorum Vauterin et al. gây ra.
- Triệu chứng: Giai đoạn ở lá của bệnh này bắt đầu bằng những sọc vàng từ
ngọn lá và tiến triển vào trong dọc theo các gân phụ, từ góc lá đến gân chính, sọc trở
thành hoại tử hướng lên ngọn lá. Ở giống mẫn cảm, sọc kéo dài dần, cuối cùng xâm

34
nhập bẹ lá và thân để khởi đầu giai đoạn hệ thống của bệnh. Triệu chứng bên ngoài
liên quan với giai đoạn này là một phần hay toàn thể các lá bị vàng hoại tử. Triệu
chứng bên trong gồm sự biến màu của mạch dẫn truyền ở đốt và lóng, các túi mủ, đặc
biệt ở đốt, ở trong mô của lóng và ngay cả ở điểm sinh trưởng. Nếu điểm sinh trưởng
bị ảnh hưởng, cây chết. Một chất mủ vàng tiết ra từ vết cắt ngang thân hay giữa bẹ và
những lá non vẫn không cuộn vào trong đọt. Triệu chứng khác là sự biến dạng lá và
chồi, sọc đỏ ở lá và những vết thương như “vết cắt bằng dao”.

Triệu chứng bệnh chảy gôm


- Tác hại: Cây mía bị bệnh có cây thấp hơn, đường kính thân cây nhỏ hơn,
dẫn tới năng suất và chữ đường đều giảm. Khi bị nhiễm bệnh nặng, năng suất mía
có thể giảm tới 45%, nhất là trong mùa mưa bão.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh được lan truyền trong điều kiện thiên nhiên khi vết gãy
giữa các lá gây ra vết thương, qua đó tác nhân gây bệnh có thể đi vào lá. Sự phân tán
bệnh là do hom giống, mưa gió và các dụng cụ chặt.
+ Quy luật gây hại: Bệnh thường phát sinh gây hại vào cuối mùa mưa bão, khi
cây mía sắp tới thời kỳ thu hoạch, còn thời tiết thì hanh khô, nhiệt độ xuống thấp.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Dùng giống kháng.
+ Dùng hom sạch bệnh lấy từ vườn ươm đã hủy sạch các bụi mía bị nhiễm.
+ Xử lý hom mía giống bằng nước nóng ở nhiệt độ 52 độ C trong 30 phút, sau
đó vớt ra, để ráo nước trong bóng mát 24 giờ, rồi tiến hành xử lý lại ở 50 độ C trong
thời gian 2 giờ loại trừ tối đa nguồn bệnh trong hom mía giống.
+ Sát trùng dao chặt bằng hợp chất iodine (250 ppm iodine) trước khi sử dụng.
+ Khi phát hiện 1 cây mía bị nhiễm, tiêu hủy toàn bộ bụi mía (kể cả gốc, rễ)
kết hợp rải vôi vào vị trí nhiễm để phòng ngừa bệnh lây lan.
+ Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng COC 85WP hoặc rải vôi với liều lượng từ 1-
2 tấn/ha trên toàn bộ diện tích lô mía bị bệnh để hạn chế tốc độ lây lan của bệnh.
+ Thực hiện tiêu thoát nước triệt để cho lô mía.

35
3. Bệnh virus và Phytoplasma
3.1. Bệnh khảm lá virus
- Nguyên nhân gây bệnh: Do Sugarcane Mosaic Virus (SCMV) và Sorghum
Mosaic Virus (SrMV) gây ra.
- Triệu chứng: Lá bệnh lốm đốm những vân màu xanh hay vàng nhạt dài ngắn
to nhỏ xen kẻ như một tấm thảm. Khảm thay đổi mật độ và hình dạng tùy thuộc vào
virus, giống mía, nhiệt độ và điều kiện sinh trưởng. Nếu nhiễm ít, lá chỉ bị khảm lúc
nhỏ và sau đó hết bệnh lá có màu hơi vàng như bị thiếu phân đạm. Nếu bệnh nặng thì
chồi và bụi mía bị lùn, lóng ngắn. Sự thay đổi màu sắc và hoại tử bên ngoài nên có
thể xuất hiện trên vỏ nhưng không phổ biến trên những giống mía lai. Đôi khi gặp sự
hoại tử bên trong thân. Sự nhiễm tiềm ẩn có thể xảy ra.
- Tác hại: Đây là bệnh hại rất nguy hiểm, cây bị nhiễm bệnh nhẹ sẽ tăng trưởng
kém và bị lùn, còn nhiễm bệnh nặng sẽ lụi, khô và chết. Thiệt hại do bệnh gây ra tùy
thuộc vào khả năng kháng bệnh của từng giống mía và chủng virus gây hại. Đối với
các giống mía kháng bệnh kém, thiệt hại do bệnh gây ra trong 1 chu kỳ trồng mía 3
vụ biến động từ 7-21%.

Triệu chứng bệnh khảm lá virus (Sugarcane mosaic virus)


- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh lan truyền từ cây mía này sang cây khác trên đồng ruộng
chủ yếu nhờ một số vector là các loài rệp muội (thuộc họ Aphididae) gồm Dactynotus
ambrosiae, Hysteroneura setariae, Longiunguis sacchari, Rhopalosiphum maidis và
Toxoptera gamium. Còn lan truyền từ vùng mía này sang vùng mía khác chủ yếu là
thông qua hom mía giống đã bị nhiễm bệnh. Virus cũng gây thiệt hại lớn cho nhiều
cây trồng khác.
+ Quy luật gây hại: Sự phát sinh và gây hại của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào
các loài côn trùng vector truyền bệnh. Ở vùng cận nhiệt đới bệnh lây lan nhanh và
gây hại nặng hơn so với vùng nhiệt đới.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tuyển chọn giống kháng bệnh. Nếu là giống nhập nội mới nhất thiết phải
qua khâu kiểm dịch và thử nghiệm một cách nghiêm túc.
+ Thanh lọc bệnh trong hom giống mía bằng cách nuôi cấy mô đỉnh sinh
trưởng hoặc xử lý hom mía giống trước khi trồng bằng nước nóng ở nhiệt độ 54oC
trong 30 phút.

36
+ Tiệt trùng dụng cụ chặt hom mía giống bằng formol 2%.
+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt trừ cỏ dại và các tác nhân lan truyền bệnh,
không để ruộng mía đọng nước.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, nhổ và đem tiêu hủy cây
nhiễm bệnh.
+ Cày phá gốc, không tiếp tục lưu gốc ruộng mía bị nhiễm bệnh nặng.
+ Hạn chế hoặc không trồng xen ngô (bắp) trong ruộng mía.
3.2. Bệnh trắng lá mía (Phytoplasma)
- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh trắng lá do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây
ra. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hại nguy hiểm trên các cây trồng
khác ở nước ta như bệnh chổi rồng trên cây nhãn, cây chôm chôm, cây mỳ,...

Triệu chứng bệnh trắng lá mía Phytoplasma


- Triệu chứng: Triệu chứng ban đầu của bệnh là trên các các lá đọt xuất hiện
một số vết sọc dài, hẹp, màu kem hoặc trắng chạy dọc từ gốc phiến lá đến đầu phiến
lá và song song với gân lá gân lá chính. Khi bệnh phát triển, các vết bệnh lan rộng ra
và nhập lại với nhau làm cho cả phiến lá biến thành màu trắng. Bụi mía bị bệnh có đẻ
thêm chồi nhưng không nhiều như bệnh chồi cỏ xanh ở Nghệ An. Các lá của cây bị
bệnh trắng lá thường ngắn, nhỏ và hẹp hơn so với cây khỏe. Triệu chứng bệnh trắng
lá rất dễ nhầm lẫn nên cần phải phân biệt rõ với bệnh chồi cỏ, bệnh chồi cỏ xanh,
bệnh cằn ramu và bệnh thiếu dinh dưỡng sắt. Trong khi cây mía bị bệnh trắng lá có

37
toàn bộ phiến lá bị trắng thì bệnh chồi cỏ xanh có triệu chứng đẻ nhiều chồi màu xanh
(không bị trắng); bệnh chồi cỏ đẻ nhiều chồi màu vàng còi cọc; bệnh cằn ramu đẻ
nhiều chồi còi cọc, chết bụi và trên lá xuất hiện nhiều sọc, vết lốm đốm; còn cây mía
bị bệnh thiếu sắt thì phần thịt lá có màu vàng hoặc trắng, trong khi phần gân lá vẫn
còn xanh.
- Tác hại: Bệnh gây thiệt hại trung bình từ 5-20% năng suất mía, cá biệt có
trường hợp lên tới 100% năng suất mía. Thiệt hại do bệnh trắng lá mía gây ra có thể
thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào giống mía, thời tiết và các điều kiện môi trường khác
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây mía. Mía vụ hè thu thường bị hại nặng
hơn vụ đông xuân, mía vụ gốc thường hại nặng hơn vụ tơ, mía chăm sóc kém thường
bị hại nặng hơn mía chăm sóc tốt, mía vùng cao, khô hạn thường bị hại nặng hơn
vùng thấp hoặc có tưới.
- Quy luật phát sinh và phát triển:
+ Sự lan truyền: Bệnh chủ yếu lây, lan truyền qua hom giống và các loài côn
trùng môi giới (vector) truyền bệnh là loài rầy hoa Matsumuratettix hiroglyphicus
Matsumura và rầy vàng lưng trắng Yamatotettix flavovittatus Matsumura. Khi các
loài rầy này chính hút nhựa cây mía bị bệnh, chúng cũng đồng thời cũng hút theo cả
các tiểu thể phytoplasma vào trong cơ thể mình. Ở trong cơ thể rầy, các tiểu thể
phytoplasma tiếp tục sinh sản và phát triển, nhân lên về số lượng. Tiểu thể
phytoplasma có thể tồn tại trong cơ thể rầy và truyền từ mẹ sang con, từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Khi con rầy mang mầm bệnh chính hút cây mía khỏe, các tiểu thể
phytoplasma cũng theo đó mà lây truyền sang và gây bệnh cho cây mía khỏe. Ngoài
ra, theo một thông tin chưa được kiểm chứng, bệnh còn có thể lây truyền qua vết
thương, dao chặt và dụng cụ chăm sóc mía.
+ Quy luật gây hại: Bệnh trắng lá mía thường phát sinh và gây hại nặng hơn
cho cây mía khi trồng trên chân đất cát trong điều kiện khô và nóng, đây cũng là điều
kiện thích hợp cho loài côn trùng môi giới truyền bệnh sinh sản và phát triển. Bệnh
chủ yếu xuất hiện và gây hại trên cây mía ở giai đoạn mầm, chưa có lóng. Tuy nhiên
bệnh cũng có thể tấn công gây hại cả ở giai đoạn mía có lóng, đặc biệt trên các ruộng
mía hè thu. Ở giai đoạn mía có lóng, nếu bị hại nặng, cây mía thường có lóng ngắn,
chồi nách phát triển nhiều và hầu hết chồi nách đều có triệu chứng lá trắng hoặc sọc
trắng, cây mía phát triển kém và không có khả năng cho thu hoạch vào cuối vụ.
- Biện pháp phòng trừ: Cũng như các bệnh khác phytoplasma trên cây mía nói
riêng, cây trồng nói chung (bệnh chổi rồng trên cây sắn, nhãn, chôm chôm…), bệnh
trắng lá mía rất khó kiểm soát và quản lý. Các biện pháp phòng trừ bệnh như xử lý
hom bằng nước nóng (50oC trong 2 giờ, 54oC trong 30 phút) hoặc bằng hơi nước
nóng 54oC trong 2,5 giờ), biện pháp hóa học (xử lý hom bằng thuốc kháng sinh
tetracyline HCl hoặc ledermycin với nồng độ 500 ppm), biện pháp thủ công cơ giới
(cắt, đào bỏ cây bệnh), cũng như biện pháp phòng trừ côn trùng môi giới (vector)
truyền bệnh bằng thuốc trừ sâu Galil 300SC đều đã được nghiên cứu, thử nghiệm
nhưng cũng đều cho thấy hiệu quả quản lý bệnh không cao (như biện pháp hóa học,
thủ công cơ giới), cao tốt nhưng rất khó thực hiện (phòng trừ côn trùng môi giới) và
ít khả thi (xử lý hom bằng nước nóng). Trong khi đó, việc chọn tạo các giống mía

38
kháng bệnh cũng chưa đem lại kết quả nào đáng kể. Để quản lý được bệnh trắng lá
mía, tạm thời trước mắt có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các biện pháp sau:
+ Mỗi đơn vị sản xuất mía nguyên liệu cần thiết lập một hệ thống sản xuất,
nhân giống mía sạch bệnh 3 cấp (cơ bản, kiểm định và thương phẩm), có khả năng
cung cấp đủ nhu cầu giống thương phẩm sạch bệnh để trồng mới hàng năm của đơn
vị mình. Trong đó việc chẩn đoán sớm (bằng bộ KIT test nhanh kháng nguyên) và
loại trừ bệnh ở ngay giai đoạn sản xuất giống cơ bản là quan trọng nhất. Hiện nay
Thái Lan cũng đang đi theo hướng này.

Sử dụng KIT (que thử) chẩn đoán nhanh bệnh trắng lá mía ở Thái Lan
+ Trồng mía đúng thời vụ, tăng cường chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho cây
mía sinh trưởng, phát triển, giúp nâng cao tính kháng bệnh của cây và hạn chế thiệt
hại do bệnh gây ra trên các lô ruộng đã bị nhiễm bệnh (nhưng với tỷ lệ bệnh còn thấp
hoặc rất thấp). Trong đó cần chú trọng nhất đến khâu tưới nước bổ sung trong mùa
khô, lúc hạn hán và bón phân cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây mía. Biện pháp
này tuy rất cũ, đơn giản nhưng lại là biện pháp có tính khả thi nhất và đang được áp
dụng rộng rãi ở khắp các vùng mía ở Thái Lan, bởi với tính chất gây hại và đặc điểm
của bệnh như đã nêu ở trên, chắc chắn không thể loại trừ được hoàn toàn bệnh trắng
lá trong sản xuất mà buộc phải tìm cách “chung sống hòa bình” với nó. Qua tổng kết
thực tiễn kết quả quản lý bệnh trắng lá mía trong sản xuất đại trà ở Thái Lan cho thấy,
chính nhờ áp dụng biện pháp này mà ngành mía đường Thái Lan tuy bị bệnh trắng lá
mía gây hại từ khá lâu và khá phổ biến nhưng vẫn tăng trưởng đều, có hiệu quả sản
xuất vẫn khá cao và ổn định.
+ Tăng cường tổ chức các lợp tập huấn cho nông dân trồng mía nhằm giải
thích rõ tác hại của tập quán tự lấy hom từ ruộng mía thịt làm giống, nhất là những
ruộng đã bị nhiễm bệnh trắng lá mía. Đồng thời ban hành quy định tất cả các ruộng
trồng mới phải lấy giống từ các địa chỉ được chỉ định và khuyến cáo trong hệ thống
nhân giống 3 cấp, nghiêm cấm nông dân tự lấy giống từ ruộng mía nguyên liệu.

39
+ Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phá hủy, không để lưu gốc toàn bộ
những ruộng có tỷ lệ bụi bị hại >20%.
+ Kiểm soát không cho phép lấy hom giống từ vùng bị bệnh đưa sang các vùng
khác chưa bị bệnh.
+ Tiến hành đánh giá khả năng kháng bệnh trắng lá mía đối với tất cả các giống
mía mới lai tạo trong nước hoặc nhập nội từ nước ngoài trước khi phóng thích vào
sản xuất đại trà.
+ Hạn chế tối đa việc nhập khẩu giống ồ ạt với khối lượng lớn từ nước ngoài,
đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan mà không tuân thủ đúng các quy định về kiểm
dịch đối với việc xuất nhập khẩu giống mía của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc
- FAO và Cơ quan Tài nguyên Di truyền thực vật Quốc tế - IBPGR (Technical
guidelines for safe movement of sugarcane germplasm, 1993).
+ Nên khử trùng dao, dụng cụ canh tác mía bằng các hóa chất khử trùng như
cồn, formatdehyd,... khi chuyển từ lô ruộng này sang lô ruộng khác để ngăn ngừa việc
lây lan bệnh (nếu có), đặc biệt là khi thu hoạch mía giống.

40
Phần thứ tư
QUẢN LÝ TỔNG HỢP DỊCH HẠI MÍA

1. Quản lý tổng hợp dịch hại mía


1.1. Định nghĩa về dịch hại cây trồng và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
1.1.1. Dịch hại là gì?
Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền
bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người.
Các loại dịch hại chính của cây trồng gồm:
- Sâu: Tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạng
một lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng.
- Nhện: Các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân.
- Ốc và sên: Là loại có thân mềm và nhớt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng,
còn loài sên thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn.
- Tuyến trùng: Là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường.
Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát
triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng
- Gậm nhấm: Là loài chuột, sóc, thỏ có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và
sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều
biện pháp kết hợp với nông dân.
- Cỏ dại: Là những loại thực vật mà ở một thời điểm hay một nơi nào đó, con
người không mong muốn có sự hiện diện của chúng. Cỏ dại làm cản trở việc sử dụng
nguồn tài nguyên đất, nước.
1.1.2. Quản lý dịch hại tổng hợp là gì?
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest
Management), được định nghĩa là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh
cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất
cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài
gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
1.2. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
1.2.1 Trồng và chăm cây khoẻ
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và
cho năng suất cao.
1.2.2. Thăm đồng thường xuyên
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát
triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời.

41
1.2.3 Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng
- Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền
cho nhiều nông dân khác.
1.2.4. Phòng trừ dịch hại
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên
địch ký sinh ở từng giai đoạn.
- Sử dụng thuốc hóa học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.
1.2.5. Bảo vệ thiên địch
- Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.
1.3. Điều kiện áp dụng
Để có thể áp dụng được IPM cho một đối tượng cây trồng, cần phải tiến hành
song song và đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu hệ sinh thái, thổ nhưỡng từng loại cây trồng trong mối
quan hệ với sinh vật có ích và có hại. Phải nghiên cứu khả năng đề kháng của môi
trường đối với sâu, bệnh và cỏ dại.
- Bước 2: Nghiên cứu những biện pháp làm giàu thêm hệ sinh vật có ích trong
quần xã.
- Bước 3: Tách được các giống cây chịu sâu bệnh và sử dụng chúng với từng
khu vực, từng phân vùng (phù hợp với khí hậu, đất đai, có ưu thế hoặc có khả năng
kháng một số loài sâu bệnh phổ biến ở vùng đó).
- Bước 4: Sản xuất và vận dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm từ thảo mộc.
Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hóa học ít độc đặc biệt cho các vùng trồng rau.
- Bước 5: Nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu với có tính chọn lọc cao tác động
nhanh và mạnh ít ảnh hưởng tới côn trùng có ích.
- Bước 6: Nghiên cứu thời điểm phù hợp sử dụng thuốc với liều lượng phù
hợp, phương pháp phù hơp.
- Bước 7: Nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng thuốc mới nhằm làm đơn giản các
thao tác pha chế ảnh hưởng tới môi trường.
- Bước 8: Nghiên cứu các phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh có hiệu quả.
- Bước 9: Theo dõi và đánh giá tình hình phát triển sâu bênh thường xuyên để
đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
2. Kỹ thuật thăm đồng và điều tra sâu, bệnh hại mía
Trong IPM, kỹ thuật thăm đồng và điều tra sâu bệnh đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Việc thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại và điều tra đúng
phương pháp cho phép xác định hiện trạng sâu bệnh đã đến mức ngưỡng gây hại và
ngưỡng kinh tế hay chưa, tác động thiên địch ra sao, đã cần phải thực hiện biện pháp
hóa chất chưa, nếu có ở mức độ nào?.

42
2.1. Đối tượng và nội dung điều tra
- Cây mía: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây mía và các yếu tố có
liên quan như thời vụ, đất đai, thời tiết, chế độ tưới nước,...
- Sâu bệnh hại mía: Tập trung vào những sâu bệnh hại chính gây hại có ý nghĩa
kinh tế ở từng khu vực.
2.2. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Điều tra bổ sung: vào các thời kỳ xung yếu của cây mía cần mở rộng tuyến
điều tra để ghi nhận đặc tính của các đối tượng dịch hại theo vùng sinh thái.
2.3. Chọn ruộng điều tra
Ruộng điều tra đượcc chọn phải thỏa mãn các yếu tố điều tra về diện tích,
giống, thời vụ, chân đất…
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp điều tra
2.4.1. Phương pháp điều tra sâu hại
2.4.1.1. Đối với nhóm sâu hại gốc, rễ (sùng trắng, mối,...)
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Mật độ sâu hại (con/m2) = số sâu hại (con)/diện tích điều tra (m2)
+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra)
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên
3 m dài hàng mía.
2.4.1.2. Đối với nhóm sâu hại thân (sâu đục thân)
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Tỷ lệ ngọn bị héo (%) = (số ngọn bị héo) x 100/(tổng số ngọn điều tra)
+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/tổng số cây điều tra)
+ Tỷ lệ đốt (lóng) bị hại (%) = (số lóng bị hại) x 100/(tổng số lóng điều tra)
+ Chỉ số hại (%) = [Tỷ lệ cây bị hại (%) x Tỷ lệ lóng bị hại (%)]/100
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 5 m dài hàng mía.
+ Điều tra thành phần sâu hại: Ghi nhận loài sâu đã biết tên và tần xuất bắt gặp
chúng hoặc thu thập mẫu vật sâu lạ gửi đi định danh
2.4.1.3 Đối với nhóm sâu hại lá (sâu ăn lá, rệp, rầy…)
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra)
+ Mật độ sâu hại (con/cây) = số sâu hại (con)/ số cây điều tra (cây)

43
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên
10 cây liên tục.
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp điều tra bệnh hại
2.4.2.1. Đối với bệnh hại trên rễ
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh) x 100/(tổng số cây điều tra).
+ Chỉ số bệnh (%): Phân theo 3 cấp:
 Cấp 1 (nhẹ): Số rễ bị bệnh <10%
 Cấp 2 (trung bình): Số rễ bị bệnh 10-40%
 Cấp 3 (nặng): Số rễ bị bệnh >40%
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên
10 cây liên tục.
2.4.2.2. Đối với bệnh hại trên thân
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh) x 100 / (tổng số
cây điều tra).
- Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 5 m dài hàng mía.
2.4.2.3 Đối với bệnh hại trên lá
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Tỷ lệ lá, bẹ lá bị bệnh = (số lá, bẹ lá bị bệnh) x 100/(tổng số cây điều tra).
+ Chỉ số bệnh: Phân theo thang 9 cấp:
 Cấp 1: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <1%
 Cấp 3: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <1-5%
 Cấp 5: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <5-25%
 Cấp 7: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <25-50%
 Cấp 9: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh >50%
- Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên
10 cây liên tục.
2.4.3. Phương pháp điều tra sinh trưởng
2.4.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Giai đoạn mía mọc mầm-cây con:(mầm mọc-5 lá thật):
+ Tỷ lệ mọc mầm (%)
+ Mật độ mầm (cây/m2)
+ Số lá/cây
- Giai đoạn mía đẻ nhánh (6-10 lá thật):

44
+ Mật độ cây mẹ (cây/m2)
+ Số nhánh cấp 1/cây mẹ
+ Số nhánh cấp 2/cây mẹ
+ Số lá thật/cây
- Giai đoạn vươn lóng (sau trồng khoảng 3- 4 tháng):
+ Mật độ (cây/m2)
+ Chiều cao cây (cm)
+ Số lá xanh/cây
+ Số lóng/cây
+ Diện tích lá (cm2)
+ Chiều dài lóng (cm) (đo ở 3 lóng)
+ Đường kính thân (cm) (đo ở 3 lóng)
2.4.3.2. Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm cố định, mỗi điểm điều tra 1 m2.
2.4.4. Ngưỡng kinh tế của sâu hại mía
Việc sử dụng thuốc chỉ thực sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh
vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế.
- Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn thương đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
- Ngưỡng kinh tế (ETL, viết tắt của cùm từ Economic Threshold Level) là mức
độ dịch hại mà khi đó nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít
hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ.
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu và xác định được ngưỡng kinh tế
của các loài sâu hại mía. Trong phạm vi tài liệu này, chúng tôi xin trích dẫn ra đây số
liệu tổng hợp về ETL tại Ấn Độ của Shilpa và ctv (2017) để cùng tham khảo thêm.
Bảng 1. Ngưỡng kinh tế (ETL) của một số loài sâu hại mía ở Ấn Độ
TT Loài sâu hại Ngưỡng kinh tế (ETL)
1 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu - Giống chín muộn: 15-22,8%.
(đục mầm) - Giống chín sớm: 16,8%
2 Pyrilla 3-5 cá thể/lá hoặc 1 ổ trứng/lá
3 Sâu đục thân 17 lóng bị đục/hàng 6m
4 Sâu đục thân 4 vạch (đục lóng) 16,15-28,39 cây bị đục/hàng 6m
5 Sâu đục thân mình trắng (đục ngọn) Tỷ lệ nhiễm 15-22%
6 Sùng trắng đục gốc 15 con/cây ký chủ
7 Gặm nhấm 15 hang/ha

45
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về ETL của sâu hại mía. Tuy nhiên,
riêng tại vùng Đông Nam bộ, đối với nhóm sâu đục thân hại mía, theo Viện Nghiên
cứu Mía Đường Bến Cát (2006), có thể coi tỷ lệ 10% lóng bị hại là ngưỡng kinh tế
(ETL) của nhóm sâu đục thân hại mía.
Một nguyên tắc khác (theo tài liệu hướng dẫn của đại học Florida – IFAS
extension, ENY-406, Ron H.Cherry and Gregg S.Nuessly) để xác định ngưỡng kinh
tế là sự hiện hiện của các thiên địch và ký sinh gây bệnh trên côn trùng. Nếu số lượng
hoặc sự hiện diện của thiên địch và ký sinh gây bệnh lớn hơn 50% so với mật độ của
côn trùng gây hại, thì không cần phải áp dụng biện pháp hóa chất (thuốc BVTV).
3. Quy trình quản lý dịch hại mía khuyến cáo áp dụng ở Việt Nam
3.1. Xuất xứ
- Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Mía đường.
- Quyết định số 383/QĐ-TT-CCN ngày 27/08/2015 của Cục trưởng Cục Trồng
trọt về việc ban hành Quy trình kỹ thuật tạm thời thâm canh mía.
3.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này được áp dụng cho các vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung
ở Việt Nam để phòng trừ các loài sâu bệnh hại chính trên cây mía.
3.3. Nội dung quy trình
3.3.1. Giai đoạn trước khi trồng
- Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, các loại rầy, rệp, sùng trắng, các
bệnh vi khuẩn, các bệnh nấm lây qua hom giống.
- Nội dung thực hiện:
+ Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi trồng cần vệ sinh, phát quang bờ lô, băm vùi
lá mía để diệt các mầm mống sâu bệnh trong tàn dư mía của vụ trước, đồng thời làm
mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của sâu bệnh. Những ruộng mía bị sậu bệnh nặng
thì cho đốt lá để tiêu diệt nguồn sâu bệnh hại trước khi tổ chức trồng lại. Có thể dùng
thuốc Glufosinate ammonium (Fasfix 150SL, Basta 15SL, Glunate 150SL), dalapon
(Dipoxim 80 SP) để diệt sạch nguồn cỏ dại trước khi làm đất trồng mía.
Bảng 2. Thời vụ trồng mía phụ và chính ở các vùng
STT Vùng Vụ trồng phụ Vụ trồng chính
1 Trung du miền núi phía Bắc 01/9 - 30/10 01/02 - 30/4
2 Đồng bằng Bắc bộ 01/9 - 30/10 01/02 - 15/4
3 Bắc Trung bộ 01/7 - 30/9 01/01 - 30/3
4 Duyên hải miền Trung 01/12 - 28/02 01/4 - 30/6
5 Tây Nguyên 01/5 - 30/6 01/10 - 30/12
6 Đông Nam bộ 15/4 - 15/6 01/10 - 15/12
7 Tây Nam bộ 01/4-30/6 15/11 - 30/02

46
+ Lựa chọn thời vụ trồng thích hợp và trồng đúng thời vụ: Lựa chọn thời vụ
trồng thích hợp và trồng đúng thời vụ sẽ đảm bảo cho cây mía sinh trưởng, phát triển
tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích
hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh quan trọng,
đảm bảo cho cây trồng tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.
+ Chọn các giống mía tốt, sạch bệnh, chống chịu sâu bệnh: Giống tốt sẽ sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Còn giống chống chịu sâu bệnh
tốt sẽ giúp giảm sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được
thiên địch, giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp trong ruộng mía.
+ Chọn ruộng, chọn hom tốt: Ruộng giống không bị sâu bệnh, 6-8 tháng tuổi,
thuần giống và khả năng nảy mầm tốt, mỗi cây có từ 3-4 hom 3 mắt mầm tốt. Chọn
cây khỏe, đường kính thân trung bình, loại bỏ các cây quá nhỏ hoặc quá to và cây lẫn
giống. Khi ra hom loại bỏ mắt quá già hoặc quá non, loại bỏ các hom bị sâu đục. Nên
chủ động ruộng sản xuất giống để phục vụ cho kế hoạch trồng mới. Ruộng làm giống
nên tưới, chăm sóc kỹ, bón đủ dinh dưỡng để có hom giống tốt.
+ Xử lý hom trước khi trồng: Nếu nhập giống từ nước ngoài hoặc từ vùng khác
về trồng đại trà hoặc khảo nghiệm giống, tốt nhất nên tiến hành xử lý hom trước khi
trồng bằng nước nóng 52oC trong thời gian từ 30 phút (tùy đối tượng sâu bệnh) để
loại trừ các mầm mống sâu, bệnh lạ ẩn chứa trong hom giống. Ngoài ra, có thể ngâm
hom trong dung dịch thuốc trừ sâu dimethoate 0,08% trong 15 phút để loại trừ hết
các mầm mống sâu hại còn bám dính hoặc ẩn chứa trong hom.
+ Cày sâu, bừa kỹ để làm lộ thiên các loài sâu hại trong đất như sùng trắng,
xén tóc, mối, kiến,… cho chim ăn hoặc bị khô chết.
3.3.2. Giai đoạn trồng mía
- Đối tượng phòng trừ: Mối, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm), sâu đục
thân mình tím, cỏ dại
- Nội dung thực hiện:
+ Sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như chlorantraniliprole (Prevathon
5SC, 35WG, Prevathon® 0.4GR; Virtako 40WG, 300SC; Altriset® 200SC),
abamectin (Abasuper 1.8EC, Abatox 3.6EC), alpha-cypermethrin (Pertox 5EC,
Supertox 100EC); hoặc thuốc trừ mối như chlorantraniliprole (Altriset® 200SC),
permethrin (Map Boxer 30EC), imidacloprid (Termize 200SC), theo liều lượng
khuyến cáo của nhà sản xuất, phun, tưới hoặc rải xuống rãnh trước khi lấp.
+ Lấp hom kín, không để trồi hom lên trên mặt ruộng cho sâu mình tím đến
đẻ trứng gây hại về sau.
+ Trong điều kiện ruộng mía sau khi trồng đủ ẩm (trời vừa mưa) hoặc tưới ẩm
+ Ngay sau khi trồng, nếu đất đủ ẩm và có nhiều nguồn cỏ dại, có thể sử dụng
các loại thuốc trừ cỏ có hoạt chất amicarbazone (Dinamic 700WG), diuron (Ansaron
80WP), ametryn (Gesapax 500FW, Ametrex 80WG), hoặc phối trộn ametryn +
MCPA-sodium (Solid 48WP), Ametryn + Simazine (T-P.Metsi 80WP), imazapic +
imazapyr (Mayoral 350SL, Kifix 70WG),… theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản
xuất. Phun đều khắp ruộng, sau trồng từ 1-7 ngày.

47
3.3.3. Giai đoạn mía kết thúc nảy mầm đến đầu vươn lóng
- Đối tượng phòng trừ: sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm), sâu đục thân
mình tím, sâu đục thân mình trắng, bệnh than, trắng lá.
- Nội dung thực hiện:
+ Tiến hành trồng xen mía với các cây họ đậu hoặc rau để tạo thêm nguồn thức
ăn cho thiên địch sinh sống và phát triển, hạn chế cỏ dại. Việc trồng xen đặc biệt có
hiệu quả đối với mô hình canh tác hàng kép rộng kết hợp chăm sóc cơ giới.
+ Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và cắt bỏ những cây bị sâu hại đã khô
ngọn không có khả năng cho thu hoạch 2 lần/tháng, đồng thời đào, bứng triệt để và
tiêu huỷ những bụi bị bệnh than, trắng lá,... phát hiện thấy.
+ Dùng máy kéo nhỏ (hoặc trâu bò) cày xới giữa hàng mía để cắt, vùi lấp
những loại cỏ hằng niên nhỏ, đưa những hạt cỏ bị vùi trong đất lên tầng mặt để chúng
nảy mầm và được diệt sau đó. Nếu thấy có cỏ nhỏ xuất hiện trở lại nhiều, có thể dùng
thuốc trừ cỏ halosulfuron methyl (Halosuper 250WP, chuyên trị cỏ gấu), imazapic
(Cadre 240SL, Imark 70WG), flazasulfuron (Voi đỏ 750WP) theo liều lượng khuyến
cáo của nhà sản xuất để phun. Nếu có nhiều cỏ 2 lá mầm có thể phối trộn với các loại
thuốc trừ cỏ có hoạt chất mesotrione (Tik grass 15SC, Tgrass 15SC), theo liều lượng
khuyến cáo của nhà sản xuất để phun trong hàng mía (hạn chế để thuốc tiếp xúc ngọn
và lá mía), hoặc làm cỏ thủ công kết hợp xới xáo giữa hàng, đảm bảo cho ruộng mía
luôn sạch cỏ dại.
3.3.4. Giai đoạn mía đầu vươn lóng đến 8 tháng sau trồng
- Đối tượng phòng trừ: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục
thân mình trắng, sâu đục thân mình hồng, rệp sáp, bọ phấn trắng, nhện đỏ, bệnh than,
thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,… và cỏ dại
- Nội dung thực hiện:
+ Bón phân sớm, tập trung, cân đối và hợp lý giúp cho cây khỏe, kháng sâu
bệnh tốt hơn. Nên chú trọng bón các loại phân vi sinh, hữu cơ vi sinh, các loại phân
có nguồn gốc hữu cơ, vừa có tác dụng tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân bón
hóa học, tiết kiệm đầu tư sản xuất, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và
thực phẩm.
+ Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii 15 ngày/lần, mật độ thả 50.000
ong/lần/ha từ tháng thứ 3-8 sau trồng.
+ Thả ong kén trắng Cotesia flavipes để diệt sâu non, thả 1 lần/tháng từ khi
thấy xuất hiện triệu chứng gây hại, thả 2.000 kén/ha/lần.
+ Bóc lá khô, lá già, chặt các cây khô do sâu bệnh hại vào thời điểm 5, 7 và 8
tháng sau trồng.
+ Khi mía đạt 4-6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc
chlorantraniliprole (Prevathon 5SC, 35WG, Prevathon® 0.4GR; Virtako 40WG,
300SC), abamectin (Abasuper 1.8EC, Abatox 3.6EC), alpha-cypermethrin (Pertox
5EC, Supertox 100EC), theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, phun hoặc rải
cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên, lá lốm đốm

48
trắng, héo đọt), từ 3-5 lần cách nhau 14 ngày. Làm như vậy vừa có thể tiết kiệm thuốc
trừ sâu, tập trung thuốc đủ liều lượng có thể giết chết sâu ẩn chứa trong thân, vừa
chừa lại những khoảng không gian nhất định cho các loài thiên địch cư trú và thực
hiện thiên chức của mình.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, đào, bứng triệt để và tiêu hủy cây bị bệnh
than, thối đỏ, trắng lá, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,...
+ Cắt mầm vô hiệu lúc mía 7- 8 tháng tuổi.
+ Bẫy đèn thu bắt trưởng thành sâu đục thân mình hồng và mình tím.
+ Phát hiện rầy chích hút có thể dùng các biện pháp đã nêu ở trên.
3.3.5. Giai đoạn 8 tháng đến trước thu hoạch
- Đối tượng phòng trừ: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục
sâu đục thân mình hồng, rệp sáp, bọ phấn trắng, nhện, bệnh than, thối đỏ, trắng lá,
chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,…
- Nội dung thực hiện:
+ Cắt mầm vô hiệu 1 lần/tháng.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, đào, bứng triệt để và tiêu hủy cây, bụi bị
bệnh than, thối đỏ, chảy gôm, thân ngọn đâm chồi, khảm lá vi rút,...
+ Bẫy đèn thu bắt trưởng thành sâu đục thân mình hồng và mình tím.
+ Bón phân cân đối giữa các thành phần (N, P, K)
+ Ruộng mía luôn sạch cỏ dại trong suốt thời kỳ sinh trưởng.
3.3.6. Giai đoạn thu hoạch
- Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, các bệnh vi khuẩn
- Nội dung thực hiện:
+ Chặt sát gốc để “thu hoạch” luôn sâu trong thân cây, đồng thời giúp cho mía
gốc có khả năng tái sinh tốt hơn, đảm bảo mật độ cho vụ sau.
+ Không dùng chung dao khi chặt cho các lô mía giống khác nhau để tránh lây
lan bệnh qua dao.
3.3.7. Giai đoạn sau thu hoạch
- Đối tượng phòng trừ: Các loài sâu đục thân, rệp, các bệnh vi khuẩn
- Nội dung thực hiện:
+ Chỉ tiến hành đốt lá sau thu hoạch đối với những ruộng mía bị sâu bệnh nặng
năng suất giảm >20% để tiêu diệt mầm mống sâu hại trong tàn dự, hạn chế lây lan
cho ruộng mía khác và vụ mía tiếp theo. Đối với những ruộng ít hoặc không bị sâu
bệnh hại nên tiến hành tủ (phủ) lá, không đốt lá sau hoạch để giữ ẩm cho mía gốc,
hạn chế cỏ dại và đặc biệt là hạn chế sâu 5 vạch đầu nâu đục mầm tấn công gây hại.
+ Phạt gốc thấp, dọn sạch tàn dư sau khi thu hoạch.
+ Phát quang bờ lô luôn sạch tránh sự ẩn náu của sâu hại.

49
+ Ruộng mía và bờ lô luôn được sạch cỏ dại.
+ Dùng máy tiến hành cày vun luống, bón phân, tưới nước (nếu có) sớm cho
mía gốc, hạn chế mía bị sâu đục mầm tấn công gây hại.
+ Luân canh cải tạo đất (trồng cây khác như cây họ đậu từ 6 tháng đến 1 năm)
khi kết thúc một chu kỳ mía.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng
ở miền Đông Nam bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội, 186 trang.
2. Nguyễn Văn Đĩnh, Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Thu Cúc, Phạm Văn Lầm, 2012.
Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
Hà Nội, 679 trang.
3. Cao Anh Đương, 2003. Nghiên cứu một số loài thiên địch (côn trùng ký sinh, bắt
mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng Bến Cát,
tỉnh Bình Dương và phụ cậ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội, 161 trang.
4. Lương Minh Khôi, 1997. Phòng trừ sâu bệnh hại mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
5. Vũ Triệu Mân, Nguyễn Văn Tuất, Bùi Cách Tuyến, Phạm Văn Kim, 2018. Bệnh
hại cây trồng Việt Nam. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp, 643 trang.
6. Hà Minh Trung, 1997. “Lời giới thiệu”, Phòng trừ sâu bệnh hại mía (của Lương
Minh Khôi), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3.
7. Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát, 2007. Kết quả nghiên cứu khoa học 2002
– 2007, Bình Dương (tài liệu lưu hành nội bộ)
8. Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát, 2017. Kết quả nghiên cứu khoa học 2012
– 2017, Bình Dương (tài liệu lưu hành nội bộ).
9. CIRAD [The French Agricultural Research Centre for International
Development], 2000. Chứng minh kinh tế và quan niệm chung, Đề cương dự án
phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu hại mía ở Việt Nam (song ngữ Pháp - Việt), Ban
hợp tác Pháp –Việt, chương trình cây mía.
10. DAC, 2015. Directorate of Economics and Statistics, Department of Agriculture
and Cooperation. (www.eands.dacnet.nic.in)
11. David H., Easwaramoorthy S., Jayanthi R., 1986. Sugarcane entomology in India.
Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore, 564 p.
12. ISSCT [International Society of Sugarcane Technologists], 1999. Proceeding
XXIII Congress, 22 nd – 26th Feberuary 1999, New Delhi, India.
13. Rott P., Barley R.A., Comstock J.C., Croft B.J., Saumtally A.S., 2000. A Guide
to Sugarcane Diseases. CIRAD and ISSCT, France, 339 trang.
14. Shilpa V. C., Vishwajith, Sutar R., 2017. Organic Sugarcane: A Review.
International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences, Vol. 6
(12), University of Agricultural Sciences, Karnataka, India, pp. 1729-1738.
https://doi.org/10.20546/ijcmas.2017.612.196

51
52
53
54

You might also like