You are on page 1of 3

Giải pháp cho các trung gian tài chính về chính sách tiền tệ:

Thứ nhất, bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để các tổ chức tín
dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng nguồn vốn hỗ trợ các TCTD đẩy mạnh
tín dụng. Đại dịch COVID-19 khiến nhiều hoạt động ngưng trệ, di chuyển của người
dân bị hạn chế, sản xuất, lưu thông đứt gãy, dòng tiền gián đoạn. Giải pháp hỗ trợ
thanh khoản được hầu hết các Ngân hàng Trung ương triển khai nhằm hỗ trợ các thị
trường vận hành thông suốt, duy trì dòng tiền, hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp bảo
đảm khả năng thanh toán. Tương tự, thanh khoản được duy trì dồi dào tại hệ thống
các TCTD trên cơ sở NHNN mua lượng lớn ngoại tệ, đưa tiền đồng ra thị trường,
đồng thời hằng ngày chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu
sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Điều này thể hiện qua việc lãi
suất liên ngân hàng - là mức lãi suất vay mượn lẫn nhau kỳ hạn ngắn giữa các TCTD
đã giảm xuống mức rất thấp trong lịch sử, khoảng từ 0,5%/năm đến 0,9%/năm cuối
tháng 9, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các
TCTD giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai, ổn định lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện để mặt bằng lãi suất cho
vay và huy động của tài chính trung gian giảm. Với đặc điểm của một nền kinh tế
đang phát triển, nhu cầu vốn lớn song lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng nên
việc giảm lãi suất cho vay tại Việt Nam không dễ dàng. Để kịp thời tháo gỡ khó  khăn
của doanh nghiệp và người dân, ngay trong năm 2020 khi dịch bệnh mới xuất hiện,
NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 1,5%/năm đến 2%/năm và là
một trong những Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất mạnh nhất khu vực; trong năm
2021, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất thấp này, kết hợp với việc duy trì thanh
khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả là, đến cuối tháng 9-2021, lãi suất huy
động và cho vay bằng VND bình quân của các TCTD giảm tương ứng khoảng
0,46%/năm và 0,72%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm
trong năm 2020. Lãi suất cho  vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ
trương của Chính phủ (gồm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ;
doanh nghiệp vừa và nhỏ; xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao) là 4,4%/năm.
Thứ ba: Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng: Bám sát diễn biến
kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các
công cụ và giải pháp CSTT phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm
soát, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị
trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành
lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD
tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,…

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro
lạm phát; Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay
phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn
vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội;
không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án
BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ
trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. 

Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; phòng chống rửa tiền; tập trung thanh tra các lĩnh
vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng, sai phạm; nâng cao hiệu quả công tác giám
sát an toàn vĩ mô và vi mô, cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt
động của TCTD. Giám sát chặt chẽ TCTD trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm
ẩn nhiều rủi ro, các lĩnh vực có mức tăng trưởng sản lượng thấp nhưng tăng trưởng tín
dụng cao; việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm
nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19,…Chuẩn hóa hệ thống
thông tin báo cáo, đẩy mạnh khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia,… Nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền,…

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh TTKDTM; đảm bảo an
ninh, an toàn hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; Triển
khai thực hiện Kế hoạch chuy
Ngoài ra các ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ
chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn; Tăng cường công tác
thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân
hàng; triển khai cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; Tăng cường quản lý hoạt
động QTDND trên địa bàn; Thúc đẩy số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh
TTKDTM; đảm bảo an toàn công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán trên địa bàn…
Đối với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ,
tín dụng, ngoại hối; chấp hành nghiêm các quy định, chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại
hối và hoạt động ngân hàng; xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài
chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành CSTT, hoạt động ngân hàng; tiếp tục
triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp;
thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng,
kiểm soát và xử lý nợ xấu;…

You might also like