You are on page 1of 34

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN

ĐẠI CƯƠNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM


Thời gian làm bài 90 phút; Đề thi không được sử dụng tài liệu
 
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): 25 câu trắc nghiệm
II. Phần tự luận (5 điểm):
Lưu ý: Cả phần nội dung giảng viên yêu cầu đọc thêm tài liệu.
.
Câu hỏi ôn tập Chương 1
Câu 1: Trình bày các luận điểm của Các Mác, Lê nin về Công đoàn?
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày thành lập tổ chức
Công đoàn cách mạng Việt Nam?
Câu 3: Trình bày mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Công
đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội Công đoàn toàn quốc?
Câu 4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của tổ chức Công
đoàn
Câu hỏi ôn tập Chương 2
Câu 1: Phân tích tính chất và mối quan hệ giữa 2 tính chất của Công đoàn Việt
Nam?
Câu 2: Trình bày vị trí Công đoàn Việt Nam và mối quan hệ giữa Công đoàn
với các thành viên khác trong hệ thống chính trị?
Câu 3: Trình bày vai trò của Công đoàn Việt Nam. Trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công đoàn Việt Nam cần phát huy vai
trò của mình như thế nào?
Câu 4: Trình bày nội dung, hình thức thực hiện các chức năng Công đoàn Việt
Nam?
Câu hỏi ôn tập Chương 3
Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức và giới thiệu khái quát về hệ thống tổ chức của
CĐVN?
Câu 2. Phân tích các phương pháp hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
Câu 3: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn?
Câu 4: Trình bày quyền và nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn?
Câu 5. Phân tích các phương pháp hoạt động của CĐVN?
Câu 6: Trình bày điều kiện thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ
sở và Nghiệp đoàn?
Câu 7: Trình bày nội dung và hình thức hoạt động của Công tác nữ công Công
đoàn?
Câu 8: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra Công đoàn?
Câu 9: Trình bày nội dung hoạt động Công đoàn tham gia thực hiện công tác
an toàn vệ sinh lao động?
Câu 10: Trình bày hoạt động tài chính, kinh tế Công đoàn?

TÀI LIỆU CHƯƠNG 3


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
3.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
3.1.1. Khái niệm nguyên tắc
nguyên tắc hoạt động công đoàn là những quy định cơ bản ổn định
được thiết lập ngay từ khi xuất hiện tổ chức Công đoàn để hướng dẫn nội
dung, phương pháp, hình thức thực hiện chức năng của Công đoàn .
Nguyên tắc hoạt động Công đoàn tuy là những quy định cơ bản và ổn
định, nhưng không có nghĩa là bất biến. mà trong những điều kiện lịch sử
cụ thể, nguyên tắc hoạt động Công đoàn cần được xem xét bổ sung, điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế và phản ánh đúng bản chất của tổ chức công
đoàn.
Các nguyên tắc hoạt động Công đoàn được thiết lập trên cơ sở, tính
chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn. Nên khi tổ chức hoạt
động công đoàn tuân theo các nguyên tắc đó sẽ phản ánh đúng bản chất
của Công đoàn, ngược lại nếu tổ chức hoạt động Công đoàn không tuân
theo những nguyên tắc được thiết lập trên cơ sở tính chất, vị trí, vai trò,
chức năng của tổ chức công đoàn thì sẽ làm sai hoặc xuyên tạc bản chất
Công đoàn. Mặt khác các nguyên tắc hoạt động Công đoàn được thiết lập
trên cơ sở tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của công đoàn, nên nó là một
chỉnh thể, thống nhất có quan hệ khăng khít, không tách rời nhau. Do vậy
trong tổ chức, hoạt động Công đoàn cần đồng thời tuân theo các nguyên
tắc, không được xem nhẹ nguyên tắc này, coi trọng nguyên tắc kia, chỉ có
như vậy bản chất của tổ chức công đoàn mới được thể hiện đầy đủ.
3.1.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
a. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức hoạt động Công đoàn,
nghĩa là hoạt động Công đoàn phải trên cơ sở, đường lối, chủ trương của
Đảng, phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, trước
mắt là nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng đề ra trong từng thời
kỳ.
Tổ chức hoạt đông của Công đoàn Việt Nam phải thực hiện nguyên
tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động
và của cả dân tộc. Đảng gồm những người tiên phong nhất, giác ngộ nhất
trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động, Đảng cộng sản Việt nam có
đầy đủ điều kiện đại diện trung thành lợi ích của GCCN, của nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Đảng cộng sản Việt nam là hạt nhân lãnh đạo của
hệ thống chính trị xã hội Việt Nam, tất cả các thành viên trong hệ thống
chính trị trong đó có tổ chức Công đoàn, đều tổ chức, hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Đảng CSVN.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của công nhân lao
động, thành viên trong hệ thống chính trị Việt nam, tổ chức hoạt động của
Công đoàn Việt nam nhằm thực hiện mục tiêu lý tưởng của GCCN, nên tổ
chức hoạt động công đoàn tuân theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt nam. Tổ chức hoạt động Công đoàn đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng thực chất là để đảm bảo cho giai cấp công nhân, tổ chức công
đoàn phát triển theo đúng quy luật, đúng với mục tiêu lý tưởng của GCCN.
Như Lênin đã chỉ rõ “ Giai cấp vô sản ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng
chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự
tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ
không bằng con đường nào khác” 1
Thực tế lịch sử cho thấy, khi GCCN giành được chính quyền, tất cả
các tổ chức quần chúng chỉ có sức mạnh thực sự khi có Đảng cộng sản tập
1
Lê Nin toàn tập, bản tiếng Việt NXB Tiến Bộ, Maxcơva, tập 41, trang 42
hợp, tổ chức và lãnh đạo, Đảng lãnh đạo đối với tổ chức Công đoàn để gắn
chặt mối quan hệ mật thiết gắn bó máu thịt giữa Đảng cộng sản với quần
chúng công nhân lao động. Qua đó gắn đường lối chính trị của giai cấp
công nhân với chính Đảng của GCCN. Đối với các tổ chức quần chúng nói
chung, tổ chức Công đoàn nói riêng, nếu tách rời sự lãnh đạo của Đảng,
hoặc Đảng buông lơi không lãnh đạo các tổ chức quần chúng, thì hoạt
động của tổ chức quần chúng đó sẽ không xuất phát từ đường lối chủ
trương của đảng, không nhằm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng,
thậm trí có thể đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng. Đối với Đảng
cộng sản nếu không tăng cường sự lãnh đạo đối với các tổ chức quần chúng
nói chung đối với tổ chức công đoàn nói riêng thì đường lối của Đảng sẽ xa
rời quần chúng và không thể trở thành hiện thực trong đời sống được.
Như vậy trong điều kiện GCCN giành được chính quyền, tổ chức hoạt
động công đoàn phải Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách
quan, là nguyên tắc của tổ chức hoạt động công đoàn, nếu phủ nhận nguyên
tắc này là phủ nhận về bản chất cách mạng của tổ chức công đoàn. Cần lưu ý
tổ chức hoạt động công đoàn thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng là nhằm làm cho tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, có vị trí
vững chắc trong hệ thống chính trị xã hội, Vấn đề này V I Lênin lãnh tụ vĩ
đại của GCCN đã nhấn mạnh “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng là đảm bảo cho
tổ chức hoạt động công đoàn”
Để thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, trong tổ chức
hoạt động, các cấp Công đoàn cần quán triệt, vận dụng và thực hiện linh
hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, cần dựa trên các chỉ thị,
nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên và cùng cấp để xây dựng chương
trình, kế hoạch hoạt động của Công đoàn cấp mình cho phù hợp. Cần cơ
cấu vào Ban chấp hành Công đoàn Đảng viên có uy tín, có năng lực, có khả
năng vận động quần chúng và có phương pháp hoạt động quần chúng.
Đồng thời cần có cán bộ Công đoàn là Đảng viên ưu tú tham gia cấp uỷ
Đảng. Để đảm bảo tổ chức hoạt động của công đoàn đi đúng đường lối của
Đảng và để công đoàn thực hiện được vai trò là “sợi dây chuyền” nối liền
giữa đảng với quần chúng công nhân
Ngày nay, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam
khởi xướng, lãnh đạo, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, các thành phần kinh tế bình đẳng hoạt động
trước pháp luật. Bên cạnh việc tổ chức hoạt động công đoàn trong các cơ sở
thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, thì tổ chức hoạt động công đoàn còn ở các
cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Mặc dầu vậy tổ chức và hoạt động công đoàn ở các cơ sở thuộc mọi
thành phần kinh tế vẫn không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, mà cần tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, để công đoàn thực hiện tốt vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới. Tuy nhiên trong tổ chức hoạt động
công đoàn không nên quán triệt, thực hiện máy móc, cứng nhắc nguyên tắc
này, mà đòi hỏi Công đoàn phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo để vừa đảm
bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa đạt kết quả cao trong tổ chức hoạt động.
Như vậy hoạt động Công đoàn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một
tất yếu, là nguyên tắc hoạt động trong điều kiện giai cấp công nhân giành
được chính quyền.
b. Liên hệ mật thiết với quần chúng:
Theo Lênin “ Liên hệ với quần chúng nghĩa là với tuyệt đại đa số công
nhân, với tất cả những người lao động) là điều kiện quan trọng nhất, căn
bản nhất cho mọi hoạt động công đoàn thành công” 2
Như vậy liên hệ mật thiết với quần chúng là sự gẫn gũi, sâu sát, gắn bó
với quàn chúng, để nắm được những tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn,
bức xúc của quần chúng. Để hướng các hoạt động vào việc giải quyết
những khó khăn, bức xúc và tâm tư, nguyện vọng của quần chúng
Tổ chức hoạt động Công đoàn phải liên hệ mật thiết với quần chúng,
bởi vì Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, viên chức,
lao động, do công nhân, viên chức, lao động tự nguyện gia nhập và tham
gia hoạt động, Vai trò, sức mạnh của tổ chức Công đoàn được thể hiện ở
khả năng vận động, thu hút, tập hợp đông đảo quần chúng tự nguyện gia
nhập và tham gia hoạt động Công đoàn. Để công nhân, lao động tự nguyện
ra nhập và tham gia hoạt động, Công đoàn phải liên hệ mật thiết với quần
chúng, phải đi sâu, đi sát, gần gũi với quần chúng công nhân, viên chức lao
động, để hiểu tâm tư, nguyện vọng, những trăn trở, băn khoăn, những suy
nghĩ trước sự biến động về việc làm, về tổ chức cuộc sống gia đình... của họ
Lênin đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ công đoàn phải liên hệ mật thiết
với quần chúng vô sản, phi vô sản, để kết hợp quần chúng thành một khối
thống nhất, như vậy sẽ tạo được sức mạnh vô dịch. Nếu tự đóng nhốt mình
trong phạm vi chật hẹp, xa rời quần chúng, phủ lên mình lớp bụi quan liêu,
tất yếu sẽ dẫn đến diệt vong. Người nhấn mạnh” Một trong những nguy cơ
2
Lê Nin toàn tập, bản tiếng việt, NXB Tiến Bộ Maxcơva, 1978, tập 44, trang 426
lớn nhất và đáng sợ nhất là sự cắt đứt liên hệ với quần chúng… Việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ không tránh khỏi tai họa, nếu bộ
máy chuyền lực từ Đảng cộng sản đến quần chúng tức là công đoàn bị xộc
xệch hoặc chạy không tốt”
Như vậy liên hệ mật thiết với quần chúng là nhân tố quan trọng đảm
bảo cho hoạt động Công đoàn thành công và trở thành nguyên tắc trong tổ
chức hoạt động Công đoàn. Trong tổ chức hoạt động, cán bộ công đoàn cần
hiểu rõ quần chúng là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, sức sáng tạo của quần
chúng là vô tận, mà tin tưởng vào quần chúng và cần quán triệt sâu sắc lời
dạy của Lênin “ phải sống sâu vào đời sống công nhân, phải biết tường tận
đời sống công nhân, biết xác định một cách chắc chắn, bất cứ trong vấn đề
nào, trong lúc nào tâm trạng của quần chúng, nhu cầu, nguyện vọng, những
suy nghĩ thực sự của họ… Biết chiếm được lòng tin cậy vô bờ bến của quần
chúng bằng một thái độ ái hữu đối với họ bằng cách quan tâm thỏa mãn
những nhu cầu của họ” 3
Cán bộ công đoàn phải khắc phục bệnh quan liêu, phải sống hòa mình
trong cuộc sống đời thường của quần chúng, cần hướng hoạt động của công
đoàn vào việc đáp ứng nhu cầu, lợi ích cơ bản trước mắt và lâu dài của
GCCN, tổ chức công đoàn và của người lao động. Công đoàn cần quan tâm
đến chăm lo kiện toàn tổ chức, cần đa dạng hoá các hình thức vận động, tập
hợp quần chúng, nhằm thu hút ngày càng đông đảo công nhân, lao động ra
nhập và tham gia hoạt động công đoàn. Luôn chú trọng công tác xây dựng
đội ngũ cán bộ, trưởng thành từ phong trào công nhân, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác công đoàn, có tác
phong đi sâu, đi sát quần chúng và thực tế sản xuất kinh doanh, có phương
pháp vận động tổ chức cho quần chúng hoạt động.
c. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng:
Tự nguyện của quần chúng trong hoạt động Công đoàn là công nhân,
viên chức, lao động tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn, tự nguyện tham
gia thực hiện các nhiệm vụ của công đoàn trên cơ sở nhận thức được trách
nhiệm và lợi ích của công việc mà đoàn viên có bổn phận thực hiện
Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng trở thành nguyên tắc trong tổ
chức, hoạt động Công đoàn vì Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn
của giai cấp công nhân và người lao động, do quần chúng công nhân, người
lao động tự nguyện lập lên, tổ chức hoạt động vì quyền và lợi ích của đông
3
Lê Nin toàn tập, NXB Tiến bộ Maxicova 1978, tập 44 trang 426
đảo quần chúng. Do vậy nếu không thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính tự
nguyện của quần chúng thì sẽ phủ nhận vấn đề hết sức cơ bản thuộc về bản
chất của tổ chức công đoàn
Mặt khác trong tổ chức, hoạt động Công đoàn chỉ có đảm bảo tính tự
nguyện của quần chúng mới thực sự là động lực để phát huy cao nhất tình
thần nỗ lực và sáng tạo của quần chúng, nhằm tạo nên sức mạnh tập thể,
củng cố và xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, không ngừng nâng cao vị thế
của CĐ trong xã hội. Để đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng trong tổ
chức hoạt động công đoàn, đòi hỏi cán bộ công đoàn phải có lòng tin thực
sự ở quần chúng, phải gần gũi quần chúng để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng
và những bức xúc của họ, để một mặt hướng hoạt động Công đoàn vào đáp
ứng những nhu cầu bức xúc, chính đáng của quần chúng, mặt khác để
tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp,
trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho quần chúng, thông qua đó
để vận động, thuyết phục quần chúng tự nguyện gia nhập và tham gia hoạt
động công đoàn
Cần chống tư tưởng theo đuôi quần chúng và tư tưởng nóng vội, gò ép
quần chúng. Trước khi làm bất kỳ việc gì dù to hay nhỏ cũng cần phải giải
thích rõ để đoàn viên, công nhân, viên chức lao động hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa của công việc sẽ làm, lợi ích trước mắt, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập
thể và lợi ích xã hội của công việc sẽ làm, trách nhiệm đối với công việc
mà họ có bổn phận hoàn thành. Khi quần chúng tự nguyện tham gia, thì
công việc dù có khó khăn gian khổ đến mấy quần chúng cũng quyết tâm
phấn đấu để hoàn thành. Vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Việc
gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc, giải thích cho dân
chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm,
như thế hơi phiền một chút, phiền cho những người biếng học hỏi và giải
thích. Nhưng việc gì cũng nhất định thành công” 4
Ngày nay trong điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi
ngày càng phải đề cao nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng
trong tổ chức hoạt động Công đoàn. Bởi xã hội càng phát triển, trình độ
nhận thức của quần chúng công nhân, viên chức, lao động ngày càng được
nâng lên. Khi trình độ được nâng lên một mặt quần chúng công nhân viên
chức, lao động càng có nhu cầu được nhận thức rõ những vấn đề công đoàn
sẽ làm, để họ quyết định có tham gia hay không. Mặt khác quần chúng cũng

4
Sửa đổi lề lối làm việc XYZ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1955, trang 89
có điều kiện để nhận thức được các vấn đề để tự nguyện tự giác tham gia
hoạt động.
Tuy nhiên nếu tổ chức hoạt động công đoàn tẻ nhạt không thiết thực
và hấp dẫn thì không thể thu hút được đông đảo công nhân, viên chức lao
động tự nguyện ra nhập và tham gia hoạt động công đoàn. Do vậy để thực
hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng, công đoàn cần
không ngừng đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động để hoạt
động công đoàn ngày càng hấp dẫn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
nguyện vọng của quần chúng và để chiếm được lòng tin của quần chúng.
Như vậy tổ chức, hoạt động công đoàn đảm bảo tính tự nguyện của quần
chúng là vấn đề hết sức cơ bản, nhằm phát huy nội lực của mỗi đoàn viên
công đoàn, tạo cho công đoàn có sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi
chức năng, nhiệm vụ của mình. Do vậy Công đoàn cần quan tâm thực hiện
tốt nguyên tắc này.
Khi thực hiện nguyên tắc này cán bộ công đoàn cần nhận thức rõ thực
hiện nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng không có nghĩa là
theo đuôi quần chúng, hoàn toàn chiều theo ý muốn của quần chúng. Ý
muốn của quần chúng chỉ phù hợp khi nó phù hợp với lợi ích của tập thể và
lợi ích của xã hội. Vì vậy Công đoàn cần tăng cường tuyên truyền vận
động, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp và trình
độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp cho quần chúng. Mặt khác trong
những điều kiện, trường hợp cụ thể tổ chức hoạt động công đoàn vẫn có
thể sử dụng các biện pháp hành chính. Nhưng cần nhận thức rõ công
đoàn sử dụng biện pháp hành chính chỉ trong những trường hợp hết sức
cần thiết và thực hiện biện pháp hành chính là nhằm để thực hiện tốt hơn
nguyên tắc tự nguyên.
d. Tập trung dân chủ
Tập trung trong hoạt động công đoàn là sự thống nhất từ trên xuống,
thống nhất trong tổ chức về chủ trương, kế hoạch tổ chức hoạt động, Dân
chủ là dân chủ thảo luận, bàn bạc, là sự chủ động sáng tạo theo phương
châm “ dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Như vậy tập trung dân chủ là sự
thống nhất giưa hai mặt, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ để thực
hiện tôt tập trung không xem nhẹ mặt nay coi trọng mặt kia.
Tập trung dân chủ được coi là nguyên tắc trong quản lý kinh tế xã hội.
Đối với tổ chức công đoàn, tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của GCCN và
người lao động, là thành viên của hệ thống chính trị xã hội Việt nam. Tổ
chức, hoạt động công đoàn phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất nhằm
thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Vì vậy tập trung dân chủ trở thành
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của công đoàn.
Công đoàn thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt
động, nhằm đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động,
chống tập trung quan liêu hoặc dân chủ vô tổ chức. dân chủ hình thức. Mặt
khác nếu không thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt
động của mình, thì công đoàn phủ nhận về mặt bản chất cách mạng của tổ
chức công đoàn. Cần nhận thức rõ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tổ chức và hoạt động công đoàn không có nghĩa là bó hẹp tổ chức
hoạt động của công đoàn trong những hình thức cứng nhắc. Ngược lại tập
trung dân chủ là xây dựng chế độ làm chủ dựa trên sự chủ động, sáng tạo
của quần chúng, nhằm tạo điều kiện để thu hút đông đảo quàn chúng tham
gia.
Do vậy trong tổ chức hoạt động, cán bộ công đoàn cần hết sức tranh
quá nhấn mạnh tập trung, dẫn đến quan liêu, độc đoán, thủ tiêu dân chủ.
Cũng hết sức tranh tình trạng phát huy dân chủ thái quá, dẫn đến tình trạng
vô chính phủ không còn kỷ cương. Đồng thời cần nghiêm khắc với những
người lợi dụng dân chủ phát ngôn bừa bãi làm ảnh hưởng đến uy tin của cá
nhân và tổ chức công đoàn.
Trong tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam tuân theo nguyên
tắc tập trung dân chủ thể hiện ở những nội dung cơ bản sau::
- Trong tổ chức
+ Tất cả đoàn viên Công đoàn đều được ứng cử, để cử vào các cấp
lãnh đạo của Công đoàn.
+ Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công
đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội
là Ban chấp hành. Ban chấp hành Công đoàn các cấp đều do dân chủ bầu cử
ra bằng bỏ phiếu kín.
+ Ban chấp hành Công đoàn hoạt động theo nhiệm kỳ quy định cho
từng cấp (Điều lệ Công đoàn Việt nam). Ban chấp hành các cấp chịu trách
nhiệm điều hành hoạt động Công đoàn giữa hai kỳ Đại hội.
+Ban chấp hành Công đoàn cấp nào có trách nhiệm báo cáo các hoạt
động của mình trước Đại hội Công đoàn cấp đó và thông báo cho Công
đoàn cấp dưới biết. Ban Thường vụ Công đoàn là cơ quan thường trực của
Ban chấp hành Công đoàn..
+ Chủ tịch Công đoàn mỗi cấp chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ,
Ban chấp hành Công đoàn điều hành, giải quyết mọi công việc của Công
đoàn đã được Ban chấp hành, Ban Thường vụ ra chủ trương.
+ Tổ chức Công đoàn cơ sở mới thành lập, mới tách, mới nhập thì do
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ định BCHCĐ lâm thời . Thời gian
Ban chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động không quá 12 tháng.
- Trong hoạt động:
+ Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp phải được thông qua bằng
biểu quyết giơ tay theo đa số và phải thi hành nghiêm.
+ Nghị quyết của Công đoàn cấp trên ban hành thì công đoàn cấp
dưới phải thực hiện.
+ Nghị quyết của cấp nào ra cấp đó mới có quyền sửa đổi hoặc bổ
sung.
+ Ban chấp hành công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục
tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động Công đoàn là một thể thống nhất
không tách rời, nên thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cần đồng thời
quan tâm đến thực hiện các nguyên tắc khác . Đồng thời kết hợp vận dụng
một cách linh hoạt sáng tạo các phương pháp hoạt động công đoàn để là sao
tập trung mà không cứng nhắc, dân chủ mà không lỏng lẻo.
3.2. Công tác tổ chức và cán bộ Công đoàn Việt Nam
3.2.1. Công tác tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam có 63 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; 20 công đoàn ngành trung
ương, công đoàn tổng công ty, tập đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, có các cấp cơ bản sau đây:
- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương gồm:
+ Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là liên đoàn lao động cấp tỉnh);
+ Công đoàn ngành trung ương và tương đương;
- Cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm:
+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
+ Công đoàn ngành địa phương;
+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (gọi
chung là công đoàn các khu công nghiệp);
+ Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
+ Công đoàn tổng công ty trực thuộc liên đoàn lao động cấp tỉnh, công
đoàn ngành trung ương;
+ Công đoàn cơ quan trung ương khi có đủ điều kiện, bao gồm: Công
đoàn các ban của Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Công
đoàn cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; Công đoàn bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Công đoàn tổng cục, cục, đại
học quốc gia, đại học vùng.
+Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (do Đoàn Chủ tịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, quyết định).
- Cấp cơ sở gồm có:
Công đoàn cơ sở được thành lập trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị,
doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX CN và Tiểu Thủ công nghiệp), tổ chức khác
có tư cách pháp nhân, có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao
động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp) có 5
đoàn viên hoặc 5 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn trở lên và
được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao
động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo
đơn vị lao động có 10 đoàn viên hoặc 10 người lao động tự nguyện gia nhập
trở lên và được công đoàn cấp trên và Liên đoàn lao động cấp huyện hoặc
công đoàn ngành địa phương trực tiếp quyết định thành lập (hoạc giải thể) và
chỉ đạo hoạt động.
Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn được tổ chức theo 4 loại hình:
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp
đoàn.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ
phận, kế tiếp có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
+ Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
Sơ đồ hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp Công đoàn


+Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan cao nhất quyết định phương
hướng, chủ trương, nội dung, chương trình hoạt động của Công đoàn, nhằm thực
hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn toàn quốc và Nghị quyết của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận Công đoàn.
Đối tượng chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là các
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành
Trung ương; Công đoàn Tổng công ty thuộc Tổng liên đoàn và cơ quan Tổng Liên
đoàn Lao động, các đơn vị trực thuộc.
+ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do
Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể
phù hợp với các quy định của luật công đoàn.
Đối tượng chỉ đạo trực tiếp là các Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, các công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả công
đoàn cơ sở các đơn vị thuộc trung ương không có công đoàn ngành trung ương hoặc
công đoàn tổng công ty), không phân biệt thành phần kinh tế. Chỉ đạo trực tiếp
Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh); công đoàn khu công nghiệp, các công đoàn
ngành địa phương
+ Công đoàn ngành Trung ương
Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với các đặc điểm của ngành và các quy
định của luật công đoàn
Đối tượng chỉ đạo của Công đoàn ngành Trung ương là các Công đoàn Tổng
công ty do Bộ quyết định thành lập; Công đoàn trong các cơ quan Bộ, các Ban của
Đảng, đoàn thể Trung ương (gọi chung là công đoàn các cơ quan trung ương) và các
Công đoàn cơ sở trực thuộc
+ Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh)
Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) là Công đoàn
cấp trên cơ sở, tập hợp công nhân viên chức và lao động trên địa bàn, theo địa giới
hành chính ở cấp huyện, quận, thị xã...
Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố do Liên đoàn Lao động
tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ra quyết định thành lập (hoặc giải thể) và chỉ đạo
trực tiếp.
Công đoàn quận, huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) chỉ đạo trực
tiếp Công đoàn cấp trên cơ sở, các Công đoàn cơ sở, Công đoàn lâm thời, Nghiệp
đoàn đóng trên địa bàn (trừ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động
tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành địa phương và Công đoàn Tổng công ty).
+ Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn
Công đoàn cơ sở ra quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp các CĐCS thành
viên, Công đoàn bộ phận; tổ Công đoàn trực thuộc. Nghiệp đoàn ra quyết định
thành lập và chỉ đạo trực tiếp Nghiệp đoàn bộ phận, tổ Nghiệp đoàn trực thuộc

c. C«ng t¸c ph¸t triÓn ®oµn viªn


Đoàn viên công đoàn là tế bào của hệ thống tổ chức Công đoàn, quyết
định sự mạnh yếu của tổ chức, nếu không phát triển được cả về số lượng, cả
về chất lượng đoàn viên, hoặc đoàn viên không thiết tha hoạt động, thì đó là
dấu hiệu tổ chức tiêu vong...Do đó các cấp Công đoàn cần phải:
- Thường xuyên quan tâm đến công tác phát triển đoàn viên và thành lập
các công đoàn cơ sở, tập trung phát triển nhanh đoàn viên trong các thành
phần kinh tế.
- Điều tra khảo sát cơ cấu, dự báo được số lượng công nhân trên địa bàn,
lập kế hoạch phát triển đoàn viên, xác định trọng điểm phát triển đoàn viên,
chú trọng các khu công nghiệp có nhiều liên doanh, khu chế xuất v. v... nơi có
đông công nhân, viên chức, lao động.
- Tuyên truyền về tổ chức Công đoàn, về quyền được gia nhập, thành lập
tổ chức và hoạt động công đoàn của công nhân, viên chức và lao động; về
quyền và nghĩa vụ của đoàn viên Công đoàn đã được Luật Công đoàn, Bộ luật
Lao động và điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định để người công nhân, viên
chức và lao động hiểu và tự nguyện gia nhập Công đoàn, tự nguyện hoạt động
công đoàn.
- Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền để phát triển Công đoàn,
đưa cán bộ chuyên trách công đoàn có năng lực đến các doanh nghiệp chưa có
Công đoàn làm nòng cốt vận động phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức
Công đoàn, chú trọng công tác phát triển công đoàn khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường các hoạt động xã hội của các cấp công đoàn, tạo điều kiện
trợ giúp đoàn viên gặp khó khăn, tạo sự gắn bó giữa đoàn viên với tổ chức
Công đoàn.
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
- Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao
động đang hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao
động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán
thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ
sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn
Việt Nam.
- Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình
thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam. 
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn
- Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn xem xét, quyết định kết
nạp hoặc công nhận đoàn viên công đoàn.
- Nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, người lao động nộp đơn
cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập công đoàn, hoặc tự nguyện
liên kết thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn và gửi hồ sơ đề nghị công
đoàn cấp trên xem xét, công nhận.
- Đoàn viên công đoàn được phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các
hoạt động công đoàn. Việc quản lý và sử dụng thẻ đoàn viên thực hiện theo
quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo với công đoàn cơ sở,
nghiệp đoàn nơi chuyển đi và xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cơ sở,
nghiệp đoàn nơi chuyển đến để được tiếp tục sinh hoạt công đoàn.
- Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia
nhập lại tổ chức công đoàn thì phải có đơn tự nguyện, do công đoàn cấp trên
xem xét kết nạp lại.
Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn viên 
Nhiệm vụ:
-Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp,
pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của
công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí
theo quy định.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên
môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công
nhân.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống;
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức
công đoàn.
-Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam
và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Quyền hạn:
- Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn và hoạt động
công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ
chức công đoàn; được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức
công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công
đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét
kết nạp theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Được phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với
tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật.
- Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về
pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng các
vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy
định của pháp luật.
- Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn;
được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ
chức.
- Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng
dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của
công đoàn.
- Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và
tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày
mất việc làm.
- Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi
làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó
khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công
đoàn giúp đỡ.
d. Xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.
Tổ chức cơ sở của Công đoàn bao gồm: Công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp Nhà nước; Công đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội nghề
nghiệp; Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các Nghiệp
đoàn. Công đoàn cơ sở các hợp tác xã phi nông nghiệp (hợp tác xã tiểu, thủ
công nghiệp, dịch vụ xây dựng, giao thông vận tải…)
Xây dựng Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh trong các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong các cơ quan đơn vị là đòi hỏi
khách quan của quá trình phát triển tổ chức Công đoàn, nhằm thực hiện được
các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đáp ứng nguyện vọng, lợi
ích của người lao động; đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở,
Nghiệp đoàn có năng lực, có bản lĩnh, nhiệt tình với công tác Công đoàn,
được quần chúng tín nhiệm, thực sự đóng vai trò then chốt trong việc xây
dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

3.2.2. Cán bộ Công đoàn Việt Nam


* Khái niệm cán bộ công đoàn:
Là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông
qua bầu cử tại §ại hội hoặc Hội nghị Công đoàn; hoÆc được cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định hoặc bổ nhiệm vào các chức danh cán
bộ công đoàn; hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
* Cơ cấu cán bộ công đoàn:
- Cơ cấu cán bộ công đoàn theo chức danh.
+ Cán bộ cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc.
Đội ngũ cán bộ làm việc trong cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị
trực thuộc bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên Đoàn chủ tịch, Uỷ
viên Ban chấp hành; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra
Tổng liên đoàn; các Trưởng, Phó ban chuyên đề; Trưởng, Phó các phòng trực
thuộc các ban; Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc, các cán bộ nghiên cứu,
chuyên viên, cán bộ nghiệp vụ và công nhân, viên chức thuộc cơ quan Tổng
Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc.
+ Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Công đoàn ngành Trung ương.
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
công đoàn ngành trung ương bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên
Thường vụ. Uỷ viên Ban chấp hành; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy
ban kiểm tra; Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc; Trưởng, Phó các ban chuyên
đề; cán bộ nghiên cứu, cán bộ nghiệp vụ và công nhân viên làm việc tại cơ
quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn
ngành trung ương.
+ Cán bộ cơ quan Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Cán bộ Công đoàn cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cán
bộ Công đoàn ngành địa phương; Cán bộ Công đoàn Tổng công ty; Cán bộ
công đoàn các Khu công nghiệp; Cán bộ Công đoàn giáo dục huyện, quận;
Cán bộ Công đoàn cơ quan Trung ương bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các
Uỷ viên Ban thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm,
ủy viên ủy ban kiểm tra; các Trưởng, Phó ban chuyên đề, các chuyên viên,
cán bộ nghiệp vụ làm việc tại các cơ quan Công đoàn.
+ Cán bộ Công đoàn cơ sở.
Cán bộ Công đoàn cơ sở, bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên
Ban Thường vụ, Ban chấp hành; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban
kiểm tra; các Trưởng, Phó ban chuyên đề, cán bộ nghiệp vụ làm việc tại văn
phòng Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nghiệp đoàn.
+ Cán bộ Công đoàn bộ phận,
Cán bộ Công đoàn bộ phận bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên
Ban chấp hành, Trưởng, Phó các tiểu ban chuyên đề.
+ Cán bộ tổ Công đoàn,
Cán bộ tổ Công đoàn bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó Công đoàn.
- Cơ cấu cán bộ Công đoàn theo tính chất công việc .
+ Cán bộ Công đoàn chuyên trách.
CBCĐ chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm
nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Công đoàn. Cán bộ Công đoàn
chuyên trách do tổ chức Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động
bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc
trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Cán bộ Công đoàn không chuyên trách.
CBCĐ không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội
Công đoàn, Hội nghị Công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Hội nghị Ban chấp
hành Công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ tổ phó Công đoàn trở
lên. Cán bộ Công đoàn không chuyên trách do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
trả lương và được hưởng phụ cấp hoạt động Công đoàn theo quy định của
Tổng liên đoàn.
- Cơ cấu cán bộ Công đoàn theo nguồn gốc hình thành:
+ Cán bộ Công đoàn do bầu cử.
Cán bộ Công đoàn do bầu cử là cán bộ Được Đại hội Công đoàn, Hội
nghị Công đoàn các cấp, hội nghị Ban chấp hành Công đoàn các cấp, hội nghị
Uỷ ban kiểm tra Công đoàn các cấp bầu theo quy định của Điều lệ.
+ Cán bộ Công đoàn do tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt:
Cán bộ Công đoàn do tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt là cán bộ được tuyển
dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển làm việc trong các cơ quan Công đoàn
hoặc được các cấp Công đoàn bổ nhiệm, đề bạt giữ các chức vụ trong các cấp
Công đoàn.
- Cơ cấu cán bộ Công đoàn theo trách nhiệm được giao.
+ Cán bộ Công đoàn tổ chức chỉ đạo:
Cán bộ Công đoàn tổ chức chỉ đạo là cán bộ được bầu, đề bạt, bổ nhiệm
giữ chức vụ từ tổ phó Công đoàn trở lên; có trách nhiệm tổ chức, điều hành,
quản lý công việc và cán bộ thuộc phạm vi được phân cấp.
+ Cán bộ Công đoàn làm việc chuyên môn nghiệp vụ:
Cán bộ Công đoàn làm việc chuyên môn, nghiệp vụ là chuyên viên, nhân
viên được tuyển dụng để làm các công việc chuyên môn, nghiệp vụ được giao
trong các cơ quan Công đoàn.

* Cán bộ công đoàn có các nhiệm vụ:

-          Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên và người lao động; tôn trọng ý kiến của
đoàn viên và người lao động.

-          Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều giữa các cấp công
đoàn, giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc đại diện của người
sử dụng lao động.

-          Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động
trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức công đoàn với đại
diện của người sử dụng lao động.

-          Phát triển đoàn viên và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

-          Đấu tranh chống những biểu hiện vị phạm đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các
cấp.

-          Và thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.

* Cán bộ công đoàn có những quyền hạn sau:


-          Là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động.

-          Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn trong quan hệ lao
động theo quy định của pháp luật lao động, công đoàn.

-          Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

-          Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp theo quy định của Luật Công đoàn.

-          Được công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ do tổ chức công đoàn phân công.

-          Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ
chức Công đoàn.

-          Đặc biệt, cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện
theo quy định và có nguyện vọng được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán
bộ công đoàn chuyên trách khi cơ quan tuyển dụng có nhu cầu

3.3. Hoạt động của Công đoàn Việt Nam


3.2.1. Nội dung hoạt động của Công đoàn Việt Nam
a. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công
đoàn và NLĐ
Đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng là chức
năng cơ bản, chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt
Nam. Luật Công đoàn đã ghi rõ: “Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động”5.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường – định hướng XHCN, xuất hiện
quan hệ chủ - thợ, tình trạng vi phạm chế độ chính sách với người lao động
diễn ra hàng ngày và có xu hướng phát triển, nhất là trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức, lao
động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Các cấp công đoàn cần tập trung vào các nội dung hoạt động cụ thể:
- Công đoàn đaị diện tham gia xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động như các chính sách về thời giờ làm

Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012, điều 10.


5
việc, thời gờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, chính sách tiền ương, tiền thưởng, an
toàn vệ sinh lao động, chính sách giáo dục, y tế, nhà ở….
Các hình thức tham gia chủ yếu là: tham gia bằng văn bản vào các dự
thảo Luật, chính sách; đối thoai trực tiếp với các cơ quan, tổ chức xây dựng
chính sách; tham dự các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến tham gia xây dựng Luật;
tham gia với tư cách là thành viên ban soạn thảo, tổ biên soạn; qua bài viết….
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của người lao
động khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng
lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc
thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện
thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội
quy lao động.
- Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở: Tổ chức Hội nghị người lao
động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tổ chức Công đoàn tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động.
- Tổ chức các hoạt động xã hội gồm: “Chương trình nhà ở”, “Mái ấm công
đoàn”. Thành lập quỹ thăm hỏi trợ giúp …..
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết khi
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của
người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại tòa án khi quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho
người lao động khởi kiện tại tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
-Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động,
hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của tập thể người lao động và người lao động.
-Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Đại diện cho công nhân, lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động
tập thể.
- Giúp công nhân, lao động phát triển kinh tế gia đình thông qua hoạt động tín
chấp cho ông nhân lao động vay vốn, hoạt động rải ngân hiệu quả từ quỹ
Quốc gia giải quyết việc làm…
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức, lao động; phát huy
dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội.
-Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, tham quan, nghỉ
mát.

b. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên công đoàn và NLĐ
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao
động của công đoàn bao gồm các nội dung:
- Giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên và người lao động. Chú
trọng giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tuyên truyền
chống những quan điểm sai trái, chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình
của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
-Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để NLĐ hiểu pháp luật tự giác thực hiện pháp luật và
tự bảo vệ mình trước pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy cần phải
nâng cao hiểu biết pháp luật, thay đổi nhận thức, tạo thói quen tuân thủ pháp
luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho đoàn viên, người lao
động.
-Công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao
động học tập nâng cao trình độ về mọi mặt như: ngoại ngữ, tin học, nâng cao
kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức pháp luật, học
kỹ năng sống…
-Tuyên truyền, giáo dục truyền thống, đạo đức, giáo dục lối sống, tác
phong công nghiệp cho đoàn viên và người lao động
+Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, người lao động về lịch sử vẻ vang
của dân tộc, về sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, tổ chức công
đoàn thông qua các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn; gắn với tuyên truyền,
giáo dục về truyền thống của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tạo niềm tin, sự tự
hào, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Để xây dựng tác phong công nghiệp công đoàn cần tuyên truyền, vận
động cho đoàn viên và người lao động những tiêu chuẩn cơ bản của người lao
động có tác phong lao động công nghiệp như: đi làm đúng giờ, tuân thủ nội
quy của đơn vị, có trách nhiệm trong công việc; thực hiện văn hóa nơi công
cộng; đoàn kết, ứng xử có văn hóa; phòng, chống các tệ nạn xã hội; góp phần
xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển.
- Công đoàn cần hướng vào việc giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức
thẩm mỹ, trong đó có năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật của công nhân,
lao động. Xây dựng một quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh và tiến bộ của
con người trong lao động, trong quan hệ giữa người với người và quan hệ với
môi trường tự nhiên.
Những nội dung tuyên truyền, vận động, giáo dục trên được thực hiện
thông qua các hình thức như sau:
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
báo, truyền thanh, truyền hình, loa truyền thanh, mạng Internet, mạng xã
hội…
- Tuyên truyền miệng như: Hội thảo, tọa đàm, nói chuyện thời sự, nói
chuyện chuyên đề, thuyết trình, tập huấn…
- Tuyên truyền thông qua tài liệu và các công cụ trực quan khác như:
Pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh cổ động, biểu ngữ, bảng tin, triển lãm…
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục thông qua các phong trào quần
chúng
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục thông qua các gương điển hình
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục thông qua các cuộc thi tìm hiểu.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục thông qua các phương tiện các loại
hình nghệ thuật như: Hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ...
- Tuyên truyền, vận động thông qua định hướng dư luận xã hội
c. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
Nội dung tham gia quản lý cơ bản của Công đoàn Việt Nam bao gồm:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về
kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công
đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ
sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước giám sát quá trình quản lý bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể
người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Những nội dung tham gia quản lý trên được thực hiện thông qua các
hình thức sau:
- Phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động: Công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên
chức (phạm vi các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan các
tổ chức Đảng, Liên minh chính trị, Chính trị - xã hội), Hội nghị NLĐ (Doanh
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp gồm Doanh nghiệp Nhà nước,
Công ty cổ phần và Công ty TNHH), Đại hội xã viên (Hợp tác xã), Hội nghị
quân nhân (khối an ninh quốc phòng); Phối hợp tổ chức Hội nghị chuyên đề
để bàn bạc tìm ra những phương hướng, giải pháp liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp hoặc quyền, lợi ích của người
lao động… Đây là hình thức dân chủ trực tiếp để người lao động tham gia
quản lý.
- Công đoàn đại diện người lao động tham gia vào Ban kiểm soát doanh
nghiệp (Phạm vi Doanh nghiệp Nhà nước); tham gia với tư cách thành viên
hoặc được mời tham dự trong: Hội đồng tư vấn, hội đồng tuyển dụng, hội
đồng kỷ luật, hội đồng khoa học - kỹ thuật, hội đồng thi đua - khen thưởng,
hội đồng lương, định mức lao động…
- Tham gia các hội nghị hiệp thương giữa người sử dụng lao động và
người lao động.
- Xây dựng dự thảo và đại diện cho tập thể người lao động thương
lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia vào các hội nghị liên tịch. Đây là hình thức phối hợp bàn
bạc, trao đổi, phân công trách nhiệm giữa công đoàn và các nhà quản lý hoặc
với các tổ chức đoàn thể, để cùng thực hiện một nhiệm vụ có liên quan đến
công tác tổ chức, quản lý.
- Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua. Thi đua vừa là nội dung vừa
là hình thức tổng hợp để công đoàn cơ sở tập hợp, đoàn kết người lao động
tham gia vào quá trình quản lý đơn vị, doanh nghiệp.
- Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Đây là hình thức dân chủ trực tiếp
mà công đoàn tổ chức cho người lao động tham gia quản lý, nhằm kịp thời
phát hiện những mâu thuẫn bất đồng trong quan hệ lao động.
- Tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo luật định.
Đây là hoạt động đại diện người lao động thông qua một tổ chức để kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, nội quy, quy chế có liên quan
đến quyền, lợi ích của người lao động tại đơn vị, doanh nghiệp.
- Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế của đơn vị, doanh nghiệp mà công
đoàn cơ sở tham gia hoặc tổ chức cho người lao động tham gia quản lý với
nhiều nội dung và hình thức khác nhau, đảm bảo hình thức tham gia quản lý
không trái với luật định.

d .Công tác nữ công của Công đoàn


Hoạt động nữ công luôn được tổ chức công đoàn chú trọng, là nội dung quan
trọng không thể tách rời các mặt hoạt động của tổ chức công đoàn, với trách
nhiệm chủ yếu sau:
- Công đoàn có trách nhiệm nâng cao trình độ mọi mặt cho lao động
nữ, nhằm tạo điều kiện để chị em phát huy vị trí, vai trò, năng lực thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.
- Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng đòi hỏi thực tế của công nhân,
viên chức, lao động nữ, công đoàn luôn đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động nữ công.
- Ban nữ công là Ban tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành công
đoàn, là tổ chức của nữ giới trong tổ chức công đoàn, thựchiện quyền đại diện
cho lao động nữ trong việc tham gia với công đoàn và chính quyền cùng cấp
bàn bạc, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của lao động nữ và trẻ em.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác nữ công của công đoàn tập trung
vào một số nội dung cơ bản sau:
- Tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho công
nhân, viên chức, lao động nữ về : trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ,
công tác bình đẳng giới, các kỹ năng mềm…
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần của công nhân, viên chức, lao động nữ. Ban nữ công
công đoàn cơ sở cần có trách nhiệm: thường xuyên phát hiện những bất hợp
lý về chính sách, pháp luật, tập hợp những ý kiến, nguyện vọng của lao động
nữ để tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, các nội quy,
quy chế có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ lao động nữ.
- Tổ chức vận động lao động nữ tích cực tham gia các phong trào thi
đua giới nữ, như “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…
- Thực hiện quyền đại diện cho lao động nữ để tham gia xây dựng các
chỉ tiêu thi đua, tiêu chuẩn bình xét thi đua khen thưởng gắn với đặc điểm
điều kiện của lao động nữ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tổ chức sơ, tổng
kết, động viên kịp thời phong trào thi đua lao động nữ.

e. Công tác tài chính, kinh tế Công đoàn


Tài chính Công đoàn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện
quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống Công
đoàn theo Luật Công đoàn.
Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp
luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn
gồm các nguồn thu sau đây:
- Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần
trăm (1%) tiền lương của đoàn viên.
- Kinh phí Công đoàn do Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng
hai phần trăm (2%) quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.
- Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
- Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt
động kinh tế của Công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài
trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, lãi tiến gửi ngân hàng,
kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản, tiền thu hồi các khoản chi
sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Tài chính Công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động;
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng
công đoàn cơ sở vững mạnh;
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao
động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm
đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người
lao động;
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có
thành tích trong học tập, công tác;
- Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công
đoàn không chuyên trách;
- Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp;
- Các nhiệm vụ chi khác.
Quản lý tài chính Công đoàn:
- Tài chính Công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách
nhiệm của Công đoàn các cấp.
- Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch (Ban Thường vụ) Công đoàn các cấp
có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật và của tổ
chức Công đoàn.
Tài sản của Công đoàn:
- Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên Công đoàn,
từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu
cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài
sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở
hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao
nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản và chịu trách nhiệm trước Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và trước pháp luật về việc sử dụng và quản lý các
tài sản đó.
f. Hoạt động kiểm tra của công đoàn
Kiểm tra, giám sát của công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công
đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định
của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra,
giám sát ở cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên.
Uỷ ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do ban
chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực
tiếp công nhận.
Uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng
dẫn, chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên. Ủy ban kiểm tra công
đoàn chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả
kiểm tra, giám sát do ủy ban kiểm tra công đoàn tổ chức thực hiện.
 Nhiệm vụ của uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn đối với tổ chức công
đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Kiểm tra giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên
công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn, nghị
quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
- Kiểm tra giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản,
hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy
định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng
cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các
quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.
- Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn
cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo theo quy định.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức
công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng
lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của
công đoàn đối với uỷ viên uỷ ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
 Quyền của uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp
- Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn,
ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn
cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ
chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
- Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ,
đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật
trong tổ chức công đoàn.
- Uỷ viên uỷ ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao
nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội
nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
- Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám
sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của uỷ ban kiểm
tra công đoàn trong các kỳ họp thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.
-Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công
đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có
trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và
trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
- Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ
quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị
của uỷ ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp
hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì uỷ ban kiểm tra công đoàn có quyền
báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên uỷ ban kiểm tra
công đoàn cấp trên.
-Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử
dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban kiểm tra liên
đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và Ủy ban kiểm
tra Tổng Liên đoàn được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
g. Công đoàn tham gia thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các
luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật nhằm cải
thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bảo
đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động.
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động có mục đích loại trừ các
yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một
điều kiện lao động tốt, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn cho
người lao động nhằm ngưa ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ
sức khỏe người lao động, góp phần phát triển và bảo vệ lực lượng sản xuất,
tăng năng suất lao động.
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Tham gia x©y dùng chư¬ng tr×nh an toàn lao động quèc gia; tæ chøc
thùc hiÖn c¸c chư¬ng tr×nh, ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc kü thuËt b¶o hé lao
®éng; qu¶n lý, chØ ®¹o viÖc nghiªn cøu khoa häc kü thuËt b¶o hé lao ®éng;
tiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng nghiªn cøu vµ øng dông khoa häc kü thuËt b¶o hé lao
®éng.
- Tham gia víi c¸c cÊp chÝnh quyÒn, c¬ quan qu¶n lý vµ ngưêi sö
dông lao ®éng x©y dùng c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt, c¸c tiªu chuÈn an toµn, vÖ
sinh lao ®éng, chÕ ®é, chÝnh s¸ch b¶o hé lao ®éng; kÕ ho¹ch b¶o hé lao
®éng vµ c¸c biÖn ph¸p b¶o ®¶m an toµn, vÖ sinh lao ®éng.
- Cö ®¹i diÖn tham gia ®iÒu tra tai n¹n lao ®éng; phèi hîp víi c¬ quan
chøc n¨ng, chÝnh quyÒn theo dâi t×nh h×nh tai n¹n lao ®éng, bÖnh nghÒ
nghiÖp.
- §¹i diÖn ngưêi lao ®éng ký Tho¶ ưíc lao ®éng tËp thÓ víi ngưêi sö
dông lao ®éng vÒ néi dung b¶o hé lao ®éng. Tham gia viÖc khen thưëng, xö
lý c¸c vi ph¹m vÒ c«ng t¸c b¶o hé lao ®éng.
- KiÓm tra, gi¸m s¸t thi hµnh luËt ph¸p, chÕ ®é, chÝnh s¸ch, tiªu
chuÈn, vÒ b¶o hé lao ®éng, thùc hiÖn Tho¶ ưíc lao ®éng tËp thÓ vÒ
b¶o hé lao ®éng.
- Tham gia tæ chøc tuyªn truyÒn, phæ biÕn kiÕn thøc an toµn, vÖ sinh
lao ®éng, chÕ ®é chÝnh s¸ch b¶o hé lao ®éng, quyÒn, nghÜa vô cña người
lao ®éng trong c«ng t¸c b¶o hé lao ®éng.
- Tæ chøc phong trµo quÇn chóng vÒ b¶o hé lao ®éng, ph¸t huy s¸ng
kiÕn c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn lµm viÖc, tæ chøc vµ qu¶n lý m¹ng líi an toµn -
vÖ sinh viªn vµ ®oµn viªn tÝch cùc trong c«ng t¸c b¶o hé lao ®éng. VËn
®éng ngưêi lao ®éng vµ ngưêi sö dông lao ®éng thùc hiÖn tèt tr¸ch nhiÖm,
nghÜa vô vÒ b¶o hé lao ®éng; tham gia huÊn luyÖn b¶o hé lao ®éng, ®µo
t¹o c¸n bé b¶o hé lao ®éng.
Công tác bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên
các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật...
nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm
bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
3.2.2. Phương pháp hoạt động của Công đoàn Việt Nam
a.Khái niệm
Phương pháp hoạt động công đoàn là cách thức làm việc của cán bộ
công đoàn và đoàn viên trong sự phối hợp thống nhất và sự chỉ đạo của cán
bộ công đoàn, để người lao động tự nguyện gia nhập, tự nguyên tham gia
hoạt động, nhằm thực tốt chức trách, nhiệm vụ của mình..
Cũng có thể hiểu phương pháp hoạt động công đoàn một mặt là còn
đường, là phương tiện của cán bộ công đoàn tác động đến đoàn viên, người
lao động để vận động, thuyết phục, giúp đỡ, hướng dẫn đoàn viên người lao
động thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Mặt khác phương pháp hoạt
động công đoàn còn là phương tiện để cán bộ và đoàn viên công đoàn cùng
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi thành viên và của tổ chức trên cơ sở
nội dung, mục tiêu, nguyên tác đã được xác định.
Trong hoạt động công đoàn việc sử dụng phương pháp nào là xuất
phát từ nội dung hoạt động, xuất phát từ bản chất của tổ chức công đoàn, từ
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt, sáng tạo chứ
không chỉ sử dụng một cách máy móc, cứng nhắc theo ý chủ quan của cá
nhân cán bộ.
b. Phương pháp hoạt động của Công đoàn Việt Nam
* Thuyết phục
Thuyết phục là hoạt động có ý thức, mục đích, kế hoạch bằng lý lẽ và
cả việc làm mẫu mực làm cho đoàn viên, người lao động hiểu mục đích, ý
nghĩa của việc làm, họ lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm để có đầy đủ khả
năng và hăng hai tham gia thực hiện nội dung công việc.
Công đoàn sử dụng phương pháp thuyết phục trong hoạt động, vì Công
đoàn là tổ chức rộng lớn của GCCN, người lao động, do công nhân, lao động
tự nguyện lập ra, sức mạnh của tổ chức công đoàn là ở chỗ đông đảo quần
chúng có tự nguyện gia nhập, tự nguyện hoạt động Công đoàn, tự nguyện
cống hiến trí tuệ, sức lực cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Công đoàn
hay không. Muốn quần chúng tự nguyện, tự giác gia nhập và tham gia hoạt
động công đoàn, thì cán bộ công đoàn phải vận động, thuyết phục quần
chúng, sao cho mọi quần chúng đều hiểu và hăng hái tham gia.
Như vậy thuyết phục trở thành phương pháp hoạt động quan trọng của
tổ chức Công đoàn, phương pháp này xuất phát từ bản chất của tổ chức công
đoàn.Nếu trong hoạt động công đoàn không thực hiện phương pháp này thì
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn,
mà còn làm cho bản chất của tổ chức Công đoàn bị suyên tạc. Tuy nhiên để
thuyết phục được quần chúng, cán bộ Công đoàn cần gắn bó , nắm bắt được
tâm tư nguyện vọng của quần chúng, những trăn trở, băn khoăn lo lắng của
họ, biết thích ứng với trình độ của từng đối tượng và phải kiên trì dẫn dắt
quần chúng. Sao cho trong mỗi thành công hay thất bại của từng quần
chúng, Cán bộ Công đoàn đều nắm rõ nguyên nhân, để có hình thức biện
pháp động viên, khen thưởng hoặc chia sẻ, nhắc nhở kịp thời.. Như vậy
phương pháp thuyết phục của công đoàn mới thiết thực, chất lượng, hiệu quả
hoạt động công đoàn mới cao.
Khi sử dụng phương pháp thuyết phục trong hoạt động, cán bộ công
đoàn cần gắn thuyết phục với vận động quần chúng thực hiện đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cần kết hợp sử dụng
các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục, thuyết phục kết hợp chặt chẽ
với khuyến khích lợi ích kinh tế, động viên khích lệ kịp thời về tinh thần.
Đồng thời công đoàn cần coi trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị
tư tưởng nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong
công nghiệp, thái độ lao động mới cho đoàn viên và người lao động
Công đoàn cần thực hiện phương pháp quần chúng tự thuyết phục
nhau.Bởi quần chúng một mặt là đối tượng của quá trình thuyết phục, mặt
khác lại là chủ thể tham gia thuyết phục. Vì vậy bằng cách nêu gương điển
hình và hình thành dư luận xã hội, khen chê khách quan, đúng người, đúng
việc, đồng thời phát huy tinh thần đấu tranh phê và tự phê trên tinh thần đoàn
kết thân ái sẽ giúp cho quá trình thuyết phục hiệu quả.
Cán bộ công đoàn là người trực tiếp làm công tác thuyết phục, phải có
khả năng giao tiếp, ứng xử, biết phân tích sự việc khách quan, xử lý các tình
huống nhanh, chính xác có tình, có lý. Phải gương mẫu về mọi mặt thực hiện
nói đi đối với làm, không chỉ thuyết phục lý thuyết suông mà còn phải tổ chức
nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, bổ ích , hấp dẫn nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần để đoàn viên, người lao động tin yêu, mến phục mà nghe
theo, làm theo.
 Tổ chức cho đoàn viên và người lao động hoạt động
Tổ chức quần chúng hoạt động là lựa chọn nội dung, hình thực thu hút
đông đảo quần chúng cùng tham gia hoạt động góp phần thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển. Để thông qua hoạt động của quần chúng góp phần giáo dục đường lối
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nâng cao nhận
thưcds về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nâng
cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của
công nhân, viên chức và lao động.
Để tổ chức quần chúng hoạt động có hiệu quả, thu hút ngày càng đông
đảo quần chúng tham gia, Công đoàn cần đa dạng hoá các hình thức tổ
chức, lựa chọn các nội dung hoạt động thiết thực, cụ thể phù hợp với tình
hình thực tế. Muốn vậy cán bộ công đoàn cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ
của tổ chức công đoàn trong từng giai đoạn, căn cứ và thực tế của cơ quan,
đơn vị để lựa chon nội dung hoạt đông cho thiết thực, phù hợp, trên cơ sở
lựa chọn nội dung hoạt động để xác định quy mô tổ chức cho hợp lý, tránh
phô trương hình thức. Trong tổ chức cho đông đảo quần chúng hoạt động,
Công đoàn cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:
- Thiết lập các tiểu ban quần chúng để tham mưu giúp Ban chấp hành
Công đoàn đề xuất, chỉ đạo các hoạt động một cách linh hoạt sáng tạo.
Đồng thời có thể thành lập các tiểu ban có tính chất tạm thời để phục vụ tổ
chức thực hiện các công việc trong từng thời điểm như: Tiểu ban chuẩn bị
Đại hội nhiệm kì, tiểu ban tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn…Sau hoàn thành
công việc tiểu ban tự giải tán.
- Cần đa dạng hoá các hình thức hoạt động như: Tôt chưc hội thảo, tọa
đàm, sinh hoạt câu lạc bộ., tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, tham quan, tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội nghị người lao động để
công nhân lao động tham gia với chuyên môn tổ chức lại sản suất, sắp xếp
lại lao động, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất tạo điều kiện cho người
lao động làm việc đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Tổ chức đối thoại định
kì hoặc đột suất giữa người lao động và người sử dụng lao động.
* Xây dựng quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế
Công đoàn xây dựng và tham gia xây dựng các quy chế và tổ chức thực
hiện theo các quy định là một trong những nội dung đổi mới hoạt động Công
đoàn. Để xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế của
Công đoàn phát huy tác dụng, cán bộ công đoàn cần am hiểu luật pháp, nắm
vững chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn, đặc điểm tình hình của cơ quan
đơn vị. Trong quá trình thực hiện quy chế, Công đoàn cần sử dụng tổng hợp
các phương pháp hoạt động Công đoàn, thờng xuyên tổng kết rút kinh
nghiệm, phát hiện những bất hợp lý trong quy chế, để sửa đổi bổ sung cho hoàn
thiện.
Công đoàn cần xây dựng các loại quy chế sau:
- Quy chế hoạt động trong nội bộ của tổ chức Công đoàn là những quy
định về lề lối làm việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban chấp hành, của Chủ
tịch, của các Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn và các chức danh khác của
Công đoàn
- Quy chế phối hợp giữa ban chấp hànhCông đoàn với Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị cùng cấp. Là những quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa
Ban chấp hành Công đoàn với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa hai bên và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt
các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên vì mục đích chung của cơ quan, đơn vị.
- Quy chế quản lý cơ quan, đơn vị là những quy định trách nhiệm, quyền
hạn của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị nhằm góp phần xây dựng cơ
quan đơn vị, không ngừng phát triển.

You might also like