You are on page 1of 6

1) Để tìm kiếm và thay thế dữ liệu trong Excel dùng lệnh nào?

Ghi ra các bước


thực hiện ?
- Để tìm kiếm và thay thế dữ liệu trong Excel ta có thể dùng lệnh Find and
Replace. Các bước thực hiện như sau:
B1: Trên thanh công cụ Ribbon, nhìn vào thanh tab Editing và chọn công cụ Find

and Select ( ) , click chuột và chọn dòng Find hoặc Replace tùy theo mục đích
sử dụng. Ngoài ra có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F để mở nhanh hộp thoại
Find and Replace.
B2: Chọn từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm và thay thế để điền vào thanh Find what
trong hộp thoại Find and Replace. Sau đó nhập từ hoặc cụm từ cần thay thế vào
thanh Replace with ở bên dưới.
B3: Sau khi điền từ hoặc cụm từ cần thay thế vào 2 thanh ở B2, bấm Find hoặc
Replace để tìm kiếm và thay thế từ hoặc cụm từ đó. Trong trường hợp có nhiều từ
hoặc cụm từ cần thay thế thì có thể chọn Replace All hay Find All để tìm kiếm và
thay thế tất cả dữ liệu có liên quan.
2) Để sắp xếp dữ liệu, cần làm những thao tác nào? Diễn giải chi tiết cách làm.

- Để sắp xếp dữ liệu trong Excel, ta cần thực hiện các bước sau:
B1: Chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp bằng cách kéo thả chuột.

B2: Chọn công cụ Sort & Filter ( ) trên tab Editing của thanh công cụ,chọn
cách sắp xếp dữ liệu tùy theo mục dích sử dụng như sắp xếp từ bé đến lớn (Sort A
to Z), từ lớn đến bé (Sort Z to A),… hoặc tự tạo cách sắp xếp bằng cách chọn
Custom Sort. Nếu chọn Custom Sort, hộp thoại Sort sẽ mở ra, chúng ta có thể
chọn giá trị để sắp xếp:
- Ở mục Sort by chọn cột cần sắp xếp dữ liệu
- Ở mục Sort On, chọn giá trị để Excel có thể căn cứ sắp xếp dữ liệu theo yêu cầu
(Values,Cell Color,Font Color,Cell Icon)
- Ở mục Order, có thể chọn cách sắp xếp A to Z hoặc Z to A, nếu muốn thêm có
thể chọn Custom List để tự tạo cách sắp xếp dữ liệu của bản thân.
*Có thể chọn nhiều cách sắp xếp bằng cách click chuột vào ô Add Levels ở trong
hộp thoại Custom Sort.Xóa bớt cách sắp xếp bằng cách chọn ô Delete Levels.
- Click OK để đóng cửa sổ hộp thoại Custom Sort.
3) Lọc dữ liệu trong excel có mấy cách? Diễn giải chi tiết cách làm
- Lọc dữ liệu trong excel có 2 cách: Dùng bộ lọc Filter có sẵn trong thanh Sort &
Filters và dùng hàm FILTER.
+ Dùng bộ lọc Auto Filter:
B1: Chọn vùng dữ liệu cần lọc và bôi đen. Click chuột chọn Sort & Filters trong
tab Editing của thanh công cụ và chọn Filters.
B2: Click vào hình mũi tên ở vùng dữ liệu cần lọc và chọn Select All để tắt lọc
toàn bộ dữ liệu. Sau đó click vào từng dữ liệu cần lọc và nhấn OK để kết thúc quá
trình lọc và hiển thị kết quả.
+ Dùng Advanced Filter
4) Trong các cách lọc dữ liệu, em thấy cách nào hiệu quả hơn? Giải thích và lấy ví
dụ
Trong các cách lọc dữ liệu em thấy cách dùng bộ lọc Filters là nhanh nhất và hiệu
quả nhất.Vì cách thức thực hiện đơn giản, dữ liệu được lọc một cách chính xác và
nhanh chóng, đồng thời có thể hiển thị được các kết quả lọc theo yêu cầu một cách
dễ dàng, kể cả trong những vùng dữ liệu lỡn, giúp tiết kiệm thời gian.
5) Trình bày hàm logic: AND, OR, IF (Cú pháp, Giải thích cú pháp, Chức năng
của hàm, Ví dụ)
Hàm AND:
+ Công thức: =AND(logical1,logical2,…)
+ Giải thích công thức: Logical 1, logical 2 là mệnh đề logic nhập vào hàm
+ Chức năng: xét các điều kiện dạng “VÀ”, tức là phải đồng thời đúng.
Hàm OR:
+ Công thức: =OR(logical1,[logical2],…)
+ Giải thích công thức: Logical 1, logical 2 là mệnh đề logic nhập vào hàm
+ Chức năng: xét các điều kiện dạng “HOẶC”, tức là sẽ có 1 mệnh đề đúng và 1
mệnh đề sai.
Hàm IF:
+ Công thức: = IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
+ Giải thích công thức:
- logical_test: Là một giá trị hay biểu thức logic có giá trị TRUE (đúng) hoặc
FALSE (sai). Bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự,
ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.
- Value_if_true: Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị TRUE
hay nói cách khác là điều kiện thỏa mãn. Không bắt buộc phải có.
- Value_if_false: là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu thức logic cho giá trị FALSE
hay nói cách khác là điều kiện không thỏa mãn. Không bắt buộc phải có.
+ Chức năng: cho phép đánh giá một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn
chỉ định nếu điều kiện là TRUE và trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE
6) Trình bày hàm thống kê: SUM, SUMIF, AVERAGE, SUMPRODUCT, MAX,
MIN, LARGE, SMALL, COUNT, COUNTIF (Cú pháp, Giải thích cú pháp, Chức
năng của hàm, Ví dụ)

Hàm SUM: Tính tổng

Hàm SUM là một hàm tính tổng được sử dụng phổ biến nhất, có thể thực hiện tính
tổng theo cột, theo hàng một cách nhanh chóng.

Cú pháp: SUM(Number1, Number2..).

Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

Ví dụ: =SUM(A2:A10) tính tổng các giá trị từ ô A2 đến ô A10.

Hàm SUMIF: Tính tổng có điều kiện

Hàm SUMIF là hàm tính tổng có điều kiện, có khả năng kết hợp với nhiều hàm
khác. Được dùng khi cần tính tổng một vùng nào đó trong bảng tính Excel theo
điều kiện cho trước.

Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range).

Các tham số:

 Range: Là dãy số mà muốn xác định.


 Criteria: Điều kiện, tiêu chuẩn muốn tính tổng (có thể là số, biểu thức hoặc
chuỗi).
 Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
Ví dụ: =SUMIF(B1:B5,”Nữ”,C1:C5). Tính tổng các ô từ C1 đến C5 với điều kiện
giá trị trong cột từ B1 đến B5 là Nữ.

Hàm AVERAGE: Tính giá trị trung bình

Hàm AVERAGE là hàm tính trung bình cộng của một dãy số, hỗ trợ tính toán
nhanh hơn nếu số lượng phần tử trong dãy lớn và dài.

Cú pháp: AVERAGE(Number1,Number2…).

Các tham số: Number1,Number2… là các số cần tính giá trị trung bình.

Ví dụ: =AVERAGE(A10:J10). Tính giá trị trung bình các ô từ A10 đến ô J10.

Hàm SUMPRODUCT: Tính tổng của các tích

Hàm SUMPRODUCT lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng các tích đó.

Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1,Array2,Array3…).

Các tham số:

 Array1: Bắt buộc, đối số mảng đầu tiên mà bạn muốn nhân các thành phần của
nó rồi cộng tổng.
 Array2, Array3…: Tùy chọn, các đối số mảng từ 2 đến 255 mà bạn muốn nhân
các thành phần của nó rồi tổng cộng .

Hàm MAX: Tìm giá trị lớn nhất

Hàm MAX là hàm trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

Cú pháp: MAX(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

Ví dụ: =MAX(B1:B5) đưa ra giá trị lớn nhất trong các ô từ B1 đến B5.

Hàm MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất

Hàm MIN là hàm trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Cú pháp: MIN(Number1, Number2…).

Các tham số: Number1, Number2… là dãy muốn tìm giá trị nhỏ nhất.

Ví dụ: =MIN(B1:B7). Trả về số nhỏ nhất trong số các ô từ B1 đến B7.

Hàm LAGRE: Tìm giá trị lớn nhất thứ k

Hàm LAGRE là hàm trả về giá trị lớn nhất thứ k.

Cú pháp: LARGE(Array,k).

Các tham số:

 Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.


 k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

Hàm SMALL: Tìm giá trị nhỏ nhất thứ k

Hàm SMALL là hàm tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.

Cú pháp: SMALL(Array,k).

Các tham số:

 Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.


 k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.

Hàm COUNT: Đếm dữ liệu kiểu số

Hàm COUNT được sử dụng để đếm dữ liệu, các đối tượng trong chuỗi hay trong
một bảng tính nhất định.

Cú pháp: COUNT(Value1, Value2…).

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Ví dụ: =COUNT(B1:B10) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy từ ô B1 đến ô


B10.

Hàm COUNTIF: Đếm có điều kiện


Hàm COUNTIF giúp đếm, tính số lượng trong một bảng tính như tính số lượng
nhân viên trong công ty, đếm có bao nhiêu nhân viên nam, bao nhiêu nhân viên
nữ…

Cú pháp: COUNTA(Range, Criteria).

Các tham số:

 Range: Dãy dữ liệu muốn đếm.


 Criteria: Điều kiện, tiêu chuẩn cho các ô đếm.

Ví dụ: =COUNTIF(B1:B9,”<20″). Đếm tất cả các ô từ B1 đến B9 có chứa số nhỏ


hơn 20.

You might also like