You are on page 1of 42

Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.

Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế

TIN HỌC ỨNG DỤNG


Khối ngành kinh tế
Giới thiệu chung

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022


BUỔI 1
Các hàm cơ bản trong Excel
1. Kiểu dữ liệu trong Excel

Các kiểu dữ liệu chính

• Kiểu số - Number: 1, 2, …,-100..


• Kiểu hằng
• Kiểu văn bản – Text: “Cộng hòa”,…
• Kiểu logic: True, False
• Kiểu lỗi – Error: #DIV/0!, #VALUE!
1. Kiểu dữ liệu trong Excel

Nhập dữ liệu kiểu số


• Mặc định được căn theo lề phải của ô
• Dữ liệu kiểu số
Ví dụ: 789, -789, 7.89, 7.89E+08
• Số âm: gõ dấu “-” trước số hoặc đưa số đó
vào cặp dấu ngoặc đơn - “( số )”
• Dấu “.” để ngăn cách giữa phần nguyên và
phần thập phân
1. Kiểu dữ liệu trong Excel
Nhập dữ liệu kiểu văn bản
• Mặc định được căn theo lề trái của ô
“10AA109”, “208 675”
• Sử dụng dấu nháy đơn “ ‘ ”, dấu nháy kép “ “ “ để ép
kiểu
Ví dụ: ‘232323 được hiểu là một xâu ký tự có nội dung
232323
1. Kiểu dữ liệu trong Excel
Kiểu công thức
• Công thức là một biểu thức chứa các hằng, các địa chỉ ô,
các hàm và các toán tử.
• Công thức phải bắt đầu bởi dấu bằng (=)
• Giá trị hiển thị trong ô chứa công thức sẽ là kết quả của
công thức đó.
Ví dụ: Kích chuột vào ô B2 và gõ = 10+20+30, sau đó ấn
phím Enter. Khi đó, kết quả hiện trong ô B2 sẽ là 60.
1. Kiểu số liệu trong Excel
Kiểu logic và lỗi
• Ví dụ: Các giá trị logic như TRUE, FALSE hoặc các lỗi như
#VALUE!, ... Không tự gõ vào bảng được mà chỉ xuất
hiện khi trả lại giá trị của hàm hoặc biểu thức logic hoặc
khi xuất hiện.
• ####: không đủ độ rộng của ô để hiển thị,
• #VALUE!: dữ liệu không đúng theo yêu cầu của công thức
• #DIV/0!: chia cho giá trị 0
• #NAME?: không xác định được ký tự trong công thức
• #N/A: không có dữ liệu để tính toán
• #NUM!: dữ liệu không đúng kiểu số
Tham chiếu ô tuyệt đối, tương đối

Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối


• Gọi tắt là địa chỉ tuyệt đối
• Chỉ đến một ô hay các ô cụ thể
• Có thêm ký tự $ trước phần địa chỉ cột hoặc dòng
• Không thay đổi khi sao chép hoặc di chuyển công
thức
Tham chiếu ô tuyệt đối, tương đối
Địa chỉ tham chiếu tương đối
• Gọi tắt là địa chỉ tương đối
• Chỉ đến một ô hay các ô trong sự so sánh với vị
trí nào đó
• Thay đổi theo vị trí ô mà ta copy công thức tới
Địa chỉ tham chiếu hỗn hợp
• Có một thành phần là tuyệt đối, thành phần còn
lại là tương đối
• Thay đổi từ các loại địa chỉ bằng cách ấn phím F4
hoặc cho ký tự $ trực tiếp vào phần địa chỉ mong
muốn
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm SUM:
Công dụng: Dùng tính tổng các số. Khi ta
cần tính tổng các số hay một vùng nào đó
thì ta dùng hàm này.
Cấu trúc: SUM(Number1,Number2,...)
Giải thích :
Number1,Number2 . . .: Là các số cần
tính tổng hoặc một vùng địa chỉ nào đó.
Kết quả của hàm là một số tổng của tất
cả các số trên.
Ví dụ hàm SUM

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm SUMIF
 Công dụng : Dùng để tính tổng theo điều kiện.
 Cấu trúc: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
 Giải thích:
Range: Vùng dữ liệu có chứa điều kiện cần tính tổng
nghĩa là dãy cột nào có chứa giá trị làm điều kiện để tính
tổng là vùng chứa điều kiện
Criteria: Là điều kiện cần tính tổng. Nếu điều kiện là giá
trị hay biểu thức thì bỏ trong dấu nháy kép “điều kiện“ còn
là địa chỉ thì không đặt trong nháy kép.
Sum_range: Vùng cần tính tổng thoã mãn theo điều kiện.
Kết quả của hàm là tính tổng các giá trị thoã mãn theo
điều kiện.
Ví dụ SUMIF

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm SUMIFS
 Công dụng : Dùng để tính tổng theo nhiều điều kiện.
 Cấu trúc: SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1,
[criteria_range2, criteria2], ...)
 Giải thích:
 Sum_range: Vùng cần tính tổng.
• Criteria_range1: Vùng chứa điều kiện 1 là phạm vi được tìm
kiếm theo các tiêu chí cụ thể, vùng được xác định bằng cách
dựa vào criteria1.
• Criteria1: Điều kiện 1, tiêu chí xác định trong ô nào trong vùng
Criteria_range1 sẽ được cộng vào.
• Tương tự, Criteria_range2, criteria2 :  Vùng chứa điều kiện 2
là các phạm vi bổ sung và các tiêu chí liên kết với chúng. Bạn
có thể nhập tối đa 127 cặp phạm vi/tiêu chí.
Ví dụ SUMIFS

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm AVERAGE
Công dụng : Dùng tính trung bình cộng các số. Khi cần tính
trung bình các số thì ta dùng hàm này.
Cấu trúc: AVERAGE(Number1, Number2,...)
Giải thích:
Number1,Number2 . . .: Là các số cần tính trung bình
cộng hoặc một vùng địa chỉ nào đó.
Kết quả của hàm là một số có giá trị là trung bình cộng
của các số trên.
Thí dụ: Average(1,2,3,4)=2.5
Ví dụ AVERAGE

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm COUNTA
Công dụng: Dùng để đếm bao nhiêu cell có dữ liệu.
Cấu trúc: COUNTA(Range)
Giải thích:
Range: Là vùng địa chỉ ô cần đếm
Kết quả của hàm đếm trong vùng Range đó có bao
nhiêu ô chứa dữ liệu.
Ví dụ: COUNTA

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm COUNTIF
Công dụng: Dùng để đếm bao nhiêu cell thõa mãn
theo điều kiện.
Cấu trúc: COUNTIF(Range, Criteria)
Giải thích:
Range: Vùng dữ liệu có chứa điều kiện cần đếm
nghĩa là dãy cột nào có chứa giá trị làm điều kiện
để đếm là vùng điều kiện
Criteria: Là điều kiện cần đếm. Nếu điều kiện là
giá trị hay biểu thức thì bỏ trong dấu nháy kép
“điều kiện“ còn là địa chỉ thì không đặt trong nháy
kép.
Kết quả của hàm là số ô chứa giá trị thỏa mãn
theo điều kiện.
Ví dụ

Công thức

Kết quả
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm RANK
Công dụng: Dùng đề xếp hạng theo thứ tự.
Cấu trúc: RANK(Number, Ref, Order)
Giải thích:
Number: là giá trị cần xếp vị thứ bao nhiêu trong
dãy dữ liệu
Ref: Vùng dữ liệu chứa giá trị Number để xếp vị thứ
Order: có hai giá trị là 0 hay 1, Mặc định là 0. Nếu
Order=1 thì giá trị nhỏ nhất đựơc xếp thứ nhất còn
Order=0 thì giá trị lớn nhất được xếp thứ nhất
Kết quả: của hàm là giá trị đứng thứ mấy trong dãy
số trên.
Ví dụ: Xếp hạng cho các tỷ phú trong danh sách trên
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm ROUND
• Công dụng: làm tròn một số tới một số chữ số đã xác định
Cấu trúc: ROUND(number, num_digits)
Giải thích:
number: Bắt buộc. Số mà bạn muốn làm tròn.
num_digits: Bắt buộc. Số chữ số mà bạn muốn làm tròn số
tới đó
• Nếu num_digits lớn hơn 0 (không), thì số được làm tròn tới số
vị trí thập phân được chỉ định.
• Nếu num_digits bằng 0, thì số được làm tròn tới số nguyên gần
nhất.
• Nếu snum_digits nhỏ hơn 0, thì số được làm tròn sang bên trái
dấu thập phân.
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm MAX
Công dụng: Dùng tìm giá trị lớn nhất. Khi ta cần
tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số thì ta dùng hàm
này.
Cấu trúc: MAX(Number1, Number2,...)
Giải thích:
Number1, Number2 . . .: Là các số cần tìm giá trị
lớn nhất hoặc một vùng địa chỉ nào đó.
Kết quả của hàm là một số lớn nhất trong dãy số
trên.
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm MIN
Công dụng: Dùng tìm giá trị nhỏ nhất. Khi ta cần
tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số thì ta dùng
hàm này.
Cấu trúc: MIN(Number1, Number2,...)
Giải thích:
Number1, Number2 . . .: Là các số cần tìm giá
trị nhỏ nhất hoặc một vùng địa chỉ nào đó.
Kết quả của hàm là một số nhỏ nhất trong dãy
số trên.
3.Hàm tính toán cơ bản
 Hàm COUNTIFS
Công dụng: Dùng để đếm bao nhiêu cell thỏa mãn theo
nhiều điều kiện.
Cấu trúc: COUNTIFS (criteria_range1, criteria1,
[criteria_range2, criteria2]…)
Giải thích:
criteria_range1: xác định phạm vi đầu tiên áp dụng
điều kiện đầu tiên (criteria1), bắt buộc.
Criteria1: là điều kiện đếm thứ nhất, điều kiện này nằm
trong vùng điều kiện thứ 1. Hàm bắt buộc có tối thiểu là
1 điều kiện
Tương tự cho Criteria_range2, Criteria2…
Kết quả của hàm là số ô chứa giá trị thỏa mãn theo
điều kiện.
Ví dụ COUNTIFS

Công thức

Kết quả
4. Hàm Logic
 Hàm IF
Công dụng: Dùng để xét điều kiện các giá trị trong
lúc tính toán. Hàm này hay đựơc dùng nhiều nhất
trong excel nên các bạn chú ý đọc kỹ hàm này.
Cấu trúc: IF(Logical_test, Value_if_true, Value_if_false)
Giải thích:
Logical_test: Là biểu thức logic mà ta cần xét điều
kiện
Value_if_true: Nếu BTLG trên có kết quả là True
thì giá trị này sẽ đựơc nhận.
Value_if_false: Nếu BTLG trên có kết quả là False
thì giá trị này sẽ đựơc nhận
Kết quả của hàm sẽ nhận một trong hai giá trị trên
tùy thuộc vào BTLG có giá trị là True hay False
4. Hàm Logic
 Hàm AND
Công dụng : Dùng để kết hợp các biểu thức logic
theo phép toán And. Khi ta muốn xét cùng một lúc
nhiều điều kiện đồng thời xảy ra thì ta dùng hàm này.
Cấu trúc: AND(Logical1, Logical2, . . .)
Giải thích:
Logical1: Biểu thức logical thứ nhất
Logical2: Biểu thức logical thứ hai
Kết quả của hàm là giá trị True hay False đựơc
thực hiện vơi các biểu thức logic trên theo phép
toán And.
4. Hàm Logic
 Hàm OR
Công dụng: Dùng để kết hợp các biểu thức logic
theo phép toán Or. Khi ta muốn xét một trong
những điều kiện chỉ cần thoã mãn 1 điều kiện mà
thoã thì ta dùng hàm này.
Cấu trúc: OR(Logical1, Logical2, . . .)
Giải thích:
Logical1: Biểu thức logical thứ nhất
Logical2: Biểu thức logical thứ hai
Kết quả của hàm là giá trị True hay False
đựơc thực hiện với các biểu thức logic trên
theo phép toán Or.
Ví dụ: Nếu tuổi nhỏ hơn 40 và lớn hơn 30 thì xếp vào nhóm 40 top 40
Ví dụ: Nếu Source là Microsoft, Google, Amazon, Facebook
thì gọi là tỷ phú công nghệ

=IF(OR(E5="Google",E5="Facebook",E5="Microsoft",E5="Amazon"),"x","")
4. Hàm Logic
 Hàm IFERROR
• Công dụng : Bạn có thể sử dụng hàm IFERROR để bẫy và
xử lý các lỗi trong một công thức. IFERROR trả về một giá trị
mà bạn chỉ định nếu công thức đánh giá một lỗi; Nếu không, nó
trả về kết quả của công thức.
Cấu trúc: IFERROR(value, value_if_error)
Value:Bắt buộc. Đối số để kiểm tra xem có lỗi không.
value_if_error    Bắt buộc. Giá trị để trả về nếu công thức
đánh giá một lỗi. Các kiểu lỗi sau đây được đánh giá: #N/A,
#VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME? hoặc #NULL!.
Kết quả Nếu Value hoặc value_if_error là một ô trống,
IFERROR sẽ xử lý nó dưới dạng một giá trị chuỗi trống ("").
Nếu Value là một công thức mảng, IFERROR trả về một mảng
kết quả cho mỗi ô trong phạm vi được xác định trong giá trị.
Hãy xem ví dụ thứ hai dưới đây.
5. Hàm Xử lý chuỗi
 Hàm LEFT
Công dụng: Khi ta cần lấy một chuỗi con từ vị trí bên
trái thì ta dùng hàm này hay nói cách khác là dùng để lấy
các ký tự bên trái của một chuỗi.
Cấu trúc: LEFT(Text, Num_chars)
Giải thích:
Text: Là chuỗi mà ta cần lấy chuỗi con
Num_chars: Số ký tự cần lấy của chuỗi này từ vị trí
bên trái. Chú ý khi Text là chuỗi tiếng viết thì nhớ tính
thêm số ký tự tiếng việt trong chuỗi text này
Kết quả của hàm là một chuỗi gồm có Num_chars ký
tự từ vị trí bên trái của chuỗi text ở trên
Thí dụ:
Left(“Nguyen Xuan Nghia”,6)= “Nguyen”
5. Hàm Xử lý chuỗi
 Hàm RIGHT
Công dụng: Khi ta cần lấy một chuỗi con từ vị trí bên
phải hay nói cách khác là dùng để lấy các ký tự bên phải
của một chuỗi.
Cấu trúc: RIGHT(Text, Num_chars)
Giải thích:
Text: Là chuỗi mà ta cần lấy chuỗi con
Num_chars: Số ký tự cần lấy của chuỗi này từ vị trí
bên phải. Chú ý khi Text là chuỗi tiếng việt thì nhớ tính
thêm số ký tự tiếng việt trong chuỗi text này
Kết quả của hàm là một chuỗi gồm có Num_chars ký
tự từ vị trí bên phải của chuỗi text ở trên
Thí dụ:
Right(“Nguyen Xuan Nghia”,5)= “Nghia”
5. Hàm Xử lý chuỗi
• Hàm MID
Công dụng: Dùng để lấy một chuỗi con từ vi trí bất kỳ
trong một chuỗi. Có nghĩa là ta muốn lấy một chuỗi con ở
vị trí giữa
Cấu trúc: MID(Text, Start_num, Num_chars)
Giải thích:
Text: Là một chuỗi mà ta cần lấy chuỗi con
Start_num: Vị trí bắt đầu của một chuỗi Text mà ta cần
lấy
Num_chars: Số ký tự cần lấy trong chuỗi text này
Kết quả của hàm là một chuỗi gồm có Num_chars ký tự
của chuỗi Text từ vị trí Start_num của chuỗi Text này
Thí dụ:
Mid(“Nguyen Xuan Nghia”,8,4)=”Xuan”
5. Hàm Xử lý chuỗi
• Hàm LEN
Công dụng: Trả về giá trị là độ dài của chuỗi ký tự, kể cả ký
tự khoảng trống.
Cấu trúc: LEN (text)
Giải thích:
Text: Là một chuỗi chưa ký tự
Kết quả của hàm là một chuỗi gồm có Num_chars ký tự của
chuỗi Text từ vị trí Start_num của chuỗi Text này
Thí dụ:
5. Hàm Xử lý chuỗi
 Hàm VALUE
Công dụng: Chuyển đổi một chuỗi văn bản đại diện cho
một số thành một số.
Cấu trúc: VALUE(text)
Text: Bắt buộc. Văn bản được đặt trong ngoặc kép hoặc
một tham chiếu đến một ô có chứa văn bản bạn muốn
chuyển đổi. Text từ vị trí Start_num của chuỗi Text này
Text có thể là bất kỳ định dạng ngày, thời gian hoặc số
hằng định nào, miễn là được Microsoft Excel công nhận.
Nếu text không phải là một trong các định dạng này, hàm
VALUE trả về giá trị lỗi #VALUE! .
Thí dụ: =VALUE (“100”)=100
=VALUE (“$100001”)=100001
=VALUE (“30/1/1900”)=30
=VALUE (“6:00”)= 0.25
Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế

You might also like