You are on page 1of 10

§2.

CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN


1. LỆNH, KHỐI LỆNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH
1.1 Lệnh trong Python
Những hướng dẫn mà trình thông dịch Python có thể thực hiện được gọi là các câu lệnh.
Ví dụ: count = 0 là một lệnh gán.
Lệnh if, lệnh for, lệnh while, ... là các lệnh.
Cấu trúc chung của một lệnh:
Lệnh thường bao gồm từ khóa/tên hàm và các tham chiếu cần thiết.
Các từ khóa trong Python

Cách soạn thảo lệnh


Một câu lệnh thường được kết thúc bằng ký tự xuống dòng (gõ Enter): x = 2022
Có thể mở rộng câu lệnh trên nhiều dòng với ký tự tiếp tục dòng lệnh \ hoặc ( ) hoặc [ ] hoặc
{ }:
sum = 1 + 2 + 3 +\ sum = (1 + 2 + 3 +
4+5 4 + 5)
Có thể viết nhiều lệnh trên 1 dòng nhưng phân cách bởi dấu ;: a = 1; b = 2; c = 3

1.2 Khối lệnh


Một khối lệnh bao gồm các lệnh được được nhận biết thông qua căn lề (thụt lề) như nhau
hoặc các lệnh trên cùng 1 dòng. Một khối lệnh bắt đầu với thụt lề và kết thúc khi gặp dòng
đầu tiên không thụt lề. Thụt lề bao nhiêu là tùy thuộc NLT nhưng chúng phải nhất quán
trong suốt khối lệnh đó, tức là các lệnh trong cùng một khối thì phải có độ thụt lề bằng nhau.
Thông thường, sẽ dùng 4 lần phím cách để thụt lề hoặc 1 phím tab.
Khi thực hiện từng câu lệnh trực tiếp, khối lệnh sẽ được MT thực hiện khi nhấn đúp Enter.
Ví dụ khối lệnh:
if True: if True: q= 5; print(“Xin chào!”) ; q= 10
q=5 print(q)
print(“Xin chào!”)
q = 10
print(q)

1
1.3 Chương trình
Chương trình là một tập hợp các câu lệnh nhằm giải quyết một bài toán nào đó.
Chương trình thường được lưu trong tệp có phần mở rộng .py.
Các cấu trúc cơ bản của chương trình:
- Cấu trúc tuần tự
- Cấu trúc rẽ nhánh
- Cấu trúc lặp

2. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN

2.1 Kiểu số
Kiểu số nguyên:
Tên kiểu: int
Phạm vi: Không giới hạn, phụ thuộc vào bộ nhớ của MT
Kiểu số thực:
Tên kiểu: float
Độ chính xác: 15 chữ số thập phân
Ghi chú:
Không cần phân biệt các kiểu số khi thực hiên các lệnh gán, các phép toán:
Ví dụ:

Để tăng chính xác khi xử lí số thực, cần sử dụng thư viện deximal.
Để tạo một phân số cần sử dụng thư viện Fraction.
Python có thể xử lí số phức.

2.2 Kiểu lôgic


Tên kiểu: bool
Phạm vi: Chỉ nhận 1 trong hai giá trị True (đúng) hoặc False (sai).

Ghi chú:
Trong Python không có kiểu kí tự (character), chỉ có kiểu xâu kí tự là string. Kí tự có thể
xem như xâu đơn giản nhất gồm 1 ký tự.
Hằng xâu là dãy các kí tự nằm trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ‘.

3. PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN


3.1 Phép toán
Bảng các phép toán trong Python

2
Phép toán Trong toán học Trong python
Các phép toán số học + (cộng), - (trừ), x (nhân), div (chia nguyên),
+, -, *, //, %
với số nguyên mod (lấy phần dư)
Các phép toán số học
+ (cộng), - (trừ), x (nhân), : (chia) +, -, *, /
với số thực
< (nhỏ hơn),  (nhỏ hơn hoặc bằng), > (lớn
Các phép toán quan <, <=, >, >=, ==,
hơn),  (lớn hơn hoặc bằng), = (bằng), 
hệ !=
(khác)
Các phép toán lôgic  (phủ định),  (hoặc),  (và) not, or, and

3.2 Biểu thức số học


Biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng số
liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số học, các dấu ngoặc tròn (và) tạo thành
một biểu thức có dạng tương tự như cách viết trong toán học .
Quy tắc viết:
Chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết;
Viết lần lượt từ trái qua phải;
Không được bỏ qua dấu * trong tích.
Thứ tự thực hiện các phép toán số học
Các phép toán được thực hiện theo thứ tự:
Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước;
Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự các
phép toán nhân (*), chia (/), chia nguyên (div), lấy phần dư (mod) thực hiện trước và các
phép toán cộng (+), trừ (-) thực hiện sau.
Ví dụ về biểu thức số học

Ghi chú
a) Nếu biểu thức chứa một hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực.
b) Trong một số trường hợp nên dùng biến trung gian để có thể tránh được việc tính một
biểu thức nhiều lần.

3
3.3 Hàm số học chuẩn

Các hàm số học sử dụng trực tiếp

Hàm Trong toán học Trong Python Kiểu đối số Kiểu kết quả
Lũy thừa Thực/ nguyên Theo kiểu đối
xy x**y
số
Giá trị tuyệt đối Thực/ nguyên Theo kiểu đối
|x| abs(x)
số

Các hàm số học trong module math trước khi sử dụng cần khai báo: import math

Hàm Trong toán học Trong Python Kiểu đối số Kiểu kết quả
Căn bậc hai Thực/ nguyên Theo kiểu đối
math.sqrt(x)
số
Lũy thừa cơ số a Thực/ nguyên Theo kiểu đối
ax math.pow(a,x)
số
Lôgarit tự nhiên ln(x) math.ln(x) Thực Thực
Lũy thừa cơ số e ex math.exp(x) Thực Thực
Lôgarit cơ số a loga(x) math.log(a,b) Thực Thực
Lôgarit cơ số 2 log2 (x) math.log2(x) Thực Thực
Lôgarit cơ số 10 log10(x) math.log10(x) Thực Thực
Hàm sin sin(x) math.sin(x) Radian Thực
Hàm cosin cos(x) math.cos(x) Radian Thực
Hàm tang tan(x) math.tan(x) Radian Thực
Hàm đổi từ độ
radian(x) math.radians(x) Độ Thực
sang radian

3.4 Biểu thức quan hệ


Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức
quan hệ.
Biểu thức quan hệ có dạng: <biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <biểu thức 2>, trong đó,
biểu thức 1 và biểu thức 2 cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số học.
Biểu thức quan hệ được thực hiện theo trình tự:
- Tính giá trị các biểu thức 1 và 2.
- Thực hiện phép toán quan hệ.
Kết quả của biểu thức quan hệ là giá trị lôgic: True (đúng) hoặc False (sai).

Ví dụ:
Các biểu thức quan hệ:
x > 5 #(1)
i >= 2*j + 1 #(2)
4
Giá trị biểu thức quan hệ:
Với x = 15, biểu thức (1) cho giá trị True
Với i = 1, j = 5, biểu thức (2) cho giá trị False

3.5 Biểu thức lôgic


Biểu thức lôgic đơn giản là biến lôgic hoặc hằng logic.
Biểu thức lôgic là các biểu thức lôgic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi
phép toán lôgic.
Giá trị biểu thức lôgic là True hoặc False.
Các biểu thức quan hệ thường được đặt trong cặp ngoặc ( và ).
Dấu phép toán not được viết trước biểu thức cần phủ định.
Các phép toán and và or dùng để kết hợp nhiều biểu thức lôgic hoặc quan hệ, thành một biểu
thức thường được dùng để diễn tả các điều kiện phức tạp

Ví dụ biểu thức lôgic


Để biểu diễn điều kiện “x  0” trong Python: not(x < 0)
Để biểu diễn điều kiện “1  y  8” trong Python: (y >= 1) and (y <= 8)

3.6 Câu lệnh gán


Dạng lệnh: <tên biến>= <biểu thức>
Công dụng: Gán giá trị <biểu thức> cho biến <tên biến>.

Ví dụ: x = (5 – 2)*7

Ghi chú:
- Trong trường hợp biến <tên biến> đã xác định kiểu thì kiểu của giá trị <biểu thức> phải
phù hợp với kiểu của biến.
- Có thể gán giá trị tương ứng cho nhiều biến trong cùng 1 câu lệnh gán.

Ví dụ:

5
4. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN

4.1 Nhập dữ liệu vào từ bàn phím


Dạng lệnh:
<tên biến>= input() (1)
<tên biến>= <tên kiểu>(input()) (2)
Công dụng:
(1): Biến <tên biến> sẽ nhận giá trị là xâu gõ từ bàn phím.
(2): Gán giá trị gõ từ bàn phím cho biến <tên biến> với kiểu <tên kiểu> của biến.

Ghi chú: Sau khi nhập lệnh (1) hoặc (2), MT sẽ chờ để NLT gõ các kí tự trên bàn phím và
kết thúc bởi Enter.

Ví dụ:

6
4.2 Đưa dữ liệu ra màn hình
Dạng lệnh: print(<Danh sách kết quả>)
Trong đó, <Danh sách kết quả> là hằng, biến, biểu thức hoặc các kí tự điều khiển phân cách
bởi dấu ,.
Công dụng: In giá trị của <Danh sách kết quả> ra màn hình.

Ghi chú:
- Các giá trị trong danh sách kết quả đều được chuyển thành xâu trước khi in ra màn hình.
- Điều khiển xuống dòng: “\n”; thụt lề 1 tab: “\t”
Ví dụ:

7
Chú ý:
Trong chương trình thường chứa câu lệnh xuất dữ liệu để NSD biết kết quả chạy chương
trình.
Trong chương trình thường kết hợp in các thông báo trước khi nhập dữ liệu để NSD thực
hiện thuận lợi.
Ví dụ:
Viết chương trình nhập họ tên và tuổi của học sinh và thông báo kết quả nhập ra màn
hình.

Soạn chương trình:

8
Kết quả chạy CT:

5. CÁCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PYTHON


Xem ví dụ: Viết chương trình nhập họ tên và tuổi của học sinh và thông báo kết quả nhập ra
màn hình.
Xem các bước thực hiện trong “HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PYTHON”

Bài tập

1. Nhập vào từ bàn phím bán kính r của hình tròn (O) là một giá trị thực. Xuất ra màn hình
các giá trị là chu vi và diện tích của hình tròn (O) với giá trị số pi = 3.142.

9
2. Viết chương trình nhập số thưc dương a
và xuất ra màn hình giá trị là diện tích phần
được gạch chéo trong hình bên.

3. Viết chương trình nhập số thưc dương h (m) và xuất ra màn hình giá trị là vận tốc v (m/s)
khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, với gia tốc rơi tự do g = 9.8 (m/s2) theo công thức:

10

You might also like