You are on page 1of 7

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRINH C++ CƠ BẢN

#include <iostream> //Khai báo thư viện


#include <math.h>
#include <stdlib.h>
#include <conio.h>
#include <windows.h>
using namespace std; //Báo lỗi khi khai báo thư viện hay biến…. trùng lặp
// Khai báo Hàm (hàm do LTV tự viết)
main() // Bắt đầu vào Chương trình
{
Lệnh
}

Tên thư viện Mô tả

Thư viện C cung cấp một macro gọi là assert có thể được sử dụng để kiểm tra một
#include <assert.h> giả định được tạo bởi chương trình và in một thông báo chẩn đoán tìm lỗi nếu giả
định này là false.

#include <ctype.h> Thư viện xử lý và kiểm tra và ánh xạ các ký tự.

#include <errno.h> Thư viện định nghĩa biến nguyên errno, được thiết lập bởi system call.

#include <float.h> Thư viện cung cấp các hằng số liên quan đến giá trị số trong phạm vi số thực.

#include <limits.h> Thư viện xác định các thuộc tính đa dạng của các kiểu biến khác nhau.

Thư viện định nghĩa các thiết lập riêng về vị trí, chẳng hạn như định dạng date và
#include <locale.h>
các biểu tượng về currency

#include <math.h> Thư viện cung cấp các hằng số và các hàm toán học.

Thư viện định nghĩa một kiểu biến sig_atomic_t, hai lời gọi hàm, và một số macro
#include <signal.h>
để xử lý các tín hiệu khác nhau được báo cáo trong khi thực thi một chương trình.

Thư viện định nghĩa một kiểu biến va_list và 3 macro mà có thể được sử dụng để
#include <stdarg.h>
lấy các tham số trong một hàm khi số tham số là chưa được biết.

#include <stddef.h> Thư viện chuẩn định nghĩa các kiểu biến và macro đa dạng.

Thư viện chuẩn định nghĩa 3 kiểu biến, một số macro và các hàm đa dạng để thực
#include <stdio.h>
hiện input và output.

#include <stdlib.h> Thư viện cung cấp các hàm được sử dụng để cấp phát bộ nhớ động.
#include <string.h> Thư viện cung cấp các hàm xử lý chuỗi.

#include <time.h> Thư viện cung cấp các hàm xử lý và thao tác với kiểu thời gian.

Tên hàm Mô tả

abort() Hàm được sử dụng ngừng thực thi chương trình một cách bất thường.

abs() Trả về trị tuyệt đối của một số nguyên đầu vào.

atexit() Được sử dụng để gọi hàm func khi chương trình kết thúc

atof() Chuyển đổi một chuỗi từ str sang số thực (double)

atoi() Chuyển đổi một chuỗi từ str sang số nguyên (int)

atol() Chuyển đổi một chuỗi từ str sang kiểu long int

calloc() Cấp phát bộ nhớ được yêu cầu và trả về một con trỏ tới nó.

ldiv() Chia tử số cho mẫu số

exit() Kết thúc tiến trình đang gọi.

fclose() Đóng file đã được mở.

ferror() Kiểm tra lỗi khi mở file.

fflush() Xóa bộ nhớ đệm đầu ra của một Stream.

fgetc() Lấy ký tự kế tiếp (một unsigned char) từ Stream

fgetpos() Lấy vị trí file hiện tại của Stream và ghi nó tới pos

fgets() Đọc một dòng từ Stream đã cho và lưu trữ nó vào trong chuỗi được trỏ bởi str.

fopen() Mở file theo chế độ định trước.

fprintf() Gửi output đã được định dạng tới một Stream.

Ghi một ký tự (một unsigned char) đã được xác định bởi tham số char tới Stream
fputc()
đã cho.

fputs() Ghi một chuỗi tới Stream đã xác định.

fread() Đọc dữ liệu từ Stream vào một mảng được trỏ tới.
Giải phóng bộ nhớ đã được cấp phát trước đó bởi một lời gọi tới calloc, malloc,
free()
hoặc realloc.

fscanf() Đọc input đã được định dạng từ một Stream.

fwrite() Ghi dữ liệu từ mảng được trỏ bởi ptr tới Stream đã cho.

getc() Lấy ký tự kế tiếp (một unsigned char) từ Stream đã cho

getchar() Lấy một ký tự (một unsigned char) từ stdin

gets() Đọc một dòng từ stdin và lưu trữ nó bên trong chuỗi được trỏ bởi str

malloc() Cấp phát bộ nhớ được yêu cầu và trả về một con trỏ tới nó.

memcpy() Sao chép n ký tự từ str2 tới str1.

Tìm kiếm sự xuất hiện đầu tiên của ký tự c (một unsigned char) trong n byte đầu
memchr()
tiên của chuỗi được trỏ tới bởi tham số str.

memcmp() So sánh n byte đầu của hai chuỗi str1 và str2.

Sao chép ký tự c (một unsigned char) tới n ký tự đầu tiên của chuỗi được trỏ tới
memset()
bởi tham số str.

printf() Gửi output đã được định dạng tới một stdout.

Ghi một ký tự (một unsigned char) được xác định bởi tham số char tới Stream đã
putc()
cho.

putchar() Ghi một ký tự (một unsigned char) đã được xác định bởi tham số char tới stdout.

puts() Ghi một chuỗi str tới stdout (không ghi ký tự null).

remove() Xóa filename đã cho để nó không thể truy cập được nữa.

rename() Đổi tên file thành tên mới.

scanf() Đọc input đã được định dạng từ stdin.

Tìm kiếm sự xuất hiện đầu tiên của ký tự c (một unsigned char) trong chuỗi được
strchr()
trỏ tới bởi tham số str.

strcmp() So sánh chuỗi được trỏ tới bởi str1 với chuỗi được trỏ tới bởi str2.

strcpy() Sao chép chuỗi được trỏ tới bởi str2 tới str1.

strlen() Độ dài của chuỗi str (không bao gồm ký tự null kết thúc).
strncat() Nối chuỗi mới vào sau chuỗi ban đầu

 Hàm Nhập Xuât dữ liệu


Thư viện nhập xuất cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong C++ là thư viện
<iostream>.
Thư viện <iostream> viết tắt của input/output stream. Thư viện này sẽ cung cấp cho
chúng ta các hàm được sử dụng để nhận đầu vào từ bàn phím và xuất ra màn hình consle và
ngược lại

Danh sách các hàm iostream


 Hàm cerr()
 Hàm clog()
 Hàm cout()
o In ra câu thông báo hay giá trị biến ra man hình, thường dùng chung vời toán tử <<
o Vd:
 std::cout<<”Nhap vao gia tri cho n:”;
 std::cerr<<”Nhap vao gia tri cho n:”;
 std::clog<<”Nhap vao gia tri cho n:”;
 Hàm cin() :Nhập giá trị cho biến từ bàn phím, thường dùng chung với toán tử >>
o Vd:
 std::cout<<”Nhap vao gia tri cho n:”;
 std::cin>>n;

Để dùng được thư viện này chúng ta cần khai báo:


#include <iostream>

Ví dụ viết chương trình in ra màn hình "Hello World!" :

#include <iostream>
using namespace std;

int main()
{
cout << "Hello World!\n"; // \n hay endl để xuống hàng
return 0;
}
Trong C++ sau cuối câu lệnh đơn đều có dấu ; (chấm phẩy)

Chúng ta cũng có thể không cần khai báo using namespace std; bằng viết:

#include <iostream>
int main()
{
std:: cout << "Hello World!\n";
return 0;
}

TOÁN TỬ CƠ BẢN TRONG C++


- Toán tử số học :
Toán tử Miêu tả Ví dụ
+ Cộng hai toán hạng A + B kết quả là 30
- Trừ toán hạng thứ hai từ toán hạng đầu A - B kết quả là -10
* Nhân hai toán hạng A * B kết quả là 200
/ Phép chia B / A kết quả là 2
% Phép lấy số dư B % A kết quả là 0
Toán tử tăng (++), tăng giá trị toán hạng thêm
++ A++ kết quả là 11
một đơn vị
Toán tử giảm (--), giảm giá trị toán hạng đi một
-- A-- kết quả là 9
đơn vị

- Toán tử so sánh (toán tử quan hệ):


Toán tử Miêu tả Ví dụ
Kiểm tra nếu 2 toán hạng bằng nhau hay
== (A == B) là không đúng
không. Nếu bằng thì điều kiện là true.
Kiểm tra 2 toán hạng có giá trị khác nhau hay
!= (A != B) là true
không. Nếu không bằng thì điều kiện là true.
Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn
> hơn toán hạng bên phải hay không. Nếu lớn (A > B) là không đúng
hơn thì điều kiện là true.
Kiểm tra nếu toán hạng bên trái nhỏ hơn toán
< hạng bên phải hay không. Nếu nhỏ hơn thì là (A < B) là true
true.
Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị lớn
>= hơn hoặc bằng giá trị của toán hạng bên phải (A >= B) là không đúng
hay không. Nếu đúng là true.
Kiểm tra nếu toán hạng bên trái có giá trị nhỏ
<= hơn hoặc bằng toán hạng bên phải hay không. (A <= B) là true
Nếu đúng là true.
- Toán tử logic trong C++
Toán
Miêu tả Ví dụ
tử
Được gọi là toán tử logic AND (và). Nếu cả hai toán tử đều có giá trị khác 0 thì điều (A && B)
&&
kiện trở lên true. là false.
Được gọi là toán tử logic OR (hoặc). Nếu một trong hai toán tử khác 0, thì điều kiện (A || B) là
||
là true. true.
Được gọi là toán tử NOT (phủ định). Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của !(A && B)
!
toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false. là true.

- Toán tử gán trong C++


Toán
Miêu tả Ví dụ
tử
Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán C = A + B sẽ gán giá trị của A + B
=
hạng trái. vào trong C
Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó C += A tương đương với C = C +
+=
cho toán hạng trái. A
Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này
-= C -= A tương đương với C = C - A
cho toán hạng trái.
Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị C *= A tương đương với C = C *
*=
này cho toán hạng trái. A
Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho
/= C /= A tương đương với C = C / A
toán hạng trái.
Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải C %= A tương đương với C = C %
%=
và gán cho toán hạng trái. A
C <<= 2 tương đương với C = C
<<= Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải.
<< 2
C >>= 2 tương đương với C = C
>>= Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải.
>> 2

KIỂU DỮ LIỆU
- Kiểu số nguyên (integer)
Kiểu Kích thước Vùng giá trị
char 1 byte -128 tới 127 hoặc 0 tới 255
unsigned char 1 byte 0 tới 255
signed char 1 byte -128 tới 127
int 2 hoặc 4 bytes -32,768 tới 32,767 hoặc -2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned int 2 hoặc 4 bytes 0 tới 65,535 hoặc 0 tới 4,294,967,295
short 2 bytes -32,768 tới 32,767
unsigned short 2 bytes 0 tới 65,535
long 4 bytes -2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned long 4 bytes 0 tới 4,294,967,295
- Kiểu số thực (float)
Tương tự với kiểu dữ liệu số thực (dấu phẩy động) ta cũng có các loại sau:
Kiểu Kích thước Vùng giá trị Độ chính xác
float 4 byte 1.2E-38 tới 3.4E+38 6 vị trí thập phân
double 8 byte 2.3E-308 tới 1.7E+308 15 vị trí thập phân
long double 10 byte 3.4E-4932 tới 1.1E+4932 19 vị trí thập phân

- Kiểu chuỗi
o string
o char (1 ký tự)

You might also like