You are on page 1of 4

Bài tập tổng hợp (cá nhân)– môn Dự báo kinh tế và phân tích dữ liệu

I. CÁC CÂU HỎI BẮT BUỘC (5 điểm)


Câu 1. Bạn hãy tìm một chuỗi dữ liệu [không có dao động mùa vụ] mà bạn quan tâm (theo
tuần, theo tháng, hoặc theo quý) với ít nhất 52 quan sát, áp dụng mô hình ARIMA phù hợp để
dự báo biến số này cho 4 quan sát tiếp theo trong tương lai [Sử dụng Eviews/SPSS/R/Stata]

Câu 2. Bạn hãy tìm một chuỗi dữ liệu [có dao động mùa vụ] mà bạn quan tâm (theo tháng
hoặc theo quý) trong ít nhất 6 năm, áp dụng mô hình ARIMA phù hợp để dự báo biến số này
cho 4 quan sát tiếp theo trong tương lai [Sử dụng Eviews hoặc SPSS hoặc R]
Ghi chú: Có thể sử dụng nhiều cách thức trong việc nhận dạng mô hình ARIMA có mùa, ví
dụ sử dụng công cụ tự động của Eviews/SPSS/R…

Câu 3. Bạn hãy tìm ít nhất 3 chuỗi dữ liệu liên quan đến kinh tế - xã hội của Việt Nam [nếu
theo quý hoặc tháng thì nên có ít nhất 70 quan sát; nếu theo năm thì nên có ít nhất khoảng 20-
30 quan sát trở lên; tùy bối cảnh của bạn] mà có thể có mối quan hệ với nhau dựa trên căn cứ
từ ít nhất một nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố trong thời gian gần đây (trong
khoảng 5 năm gần đây) trong tạp chí khoa học có uy tín [đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh
mục SCOPUS với thứ hạng từ Q2 trở lên hoặc tương đương) mà bạn đã tìm được. Với dữ
liệu mà bạn tìm được, hãy áp dụng một trong các mô hình kinh tế lượng chuỗi thời gian phù
hợp [ví dụ VAR, VECM, ARDL…] để kiểm định và phân tích mối quan hệ giữa các biến số
này (Bạn cũng có thể thực hiện dự báo cho tương lai ở biến số mà bạn quan tâm nếu muốn)

Câu 4* (câu hỏi khuyến khích, cộng điểm do chủ đề này tương đối đơn giản để các bạn có
thể tự học và được dùng nhiều trong thực tiễn). Bạn hãy thu thập và tạo dựng một cơ sở dữ
liệu mà bạn quan tâm [số liệu của một số công ty có niêm yết, số liệu sản lượng/giá cả của
các mặt hàng, số liệu vĩ mô của địa phương/quốc gia qua thời gian…] , sử dụng Power BI
(hoặc công cụ có tính năng tương tự) để trực quan hóa dữ liệu và tạo một hoặc nhiều bảng
điều khiển (dashboard) cho bản thân hoặc người khác quan tâm.
Ghi chú : Sinh viên có thể tự tìm hiểu thêm qua clip do anh Trương Quang Ngọc (cựu sinh
viên) giới thiệu với sinh viên Kinh tế đầu tư năm trước; hoặc qua các clip trên youtube/tài
liệu khác.
II. CÁC CÂU HỎI TỰ CHỌN (5 điểm)
Bạn hãy chọn 2 trong những câu sau:
Câu 5.
Hãy tìm kiếm và tóm lược ít nhất 3 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học
quốc tế có uy tín mà có sử dụng VHLSS (dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Việt
Nam; phân tích ở cấp độ cá nhân, hoặc/và cấp hộ, hoặc/và kết hợp cấp xã…) hoặc dữ liệu
tương tự các nước khác về một chủ đề mà bạn quan tâm; hoặc dữ liệu khảo sát doanh nghiệp
của ngân hàng thế giới hoặc tương tự [chủ đề này có thể về phân tích ảnh hưởng của A đến B,
hoặc đánh giá tác động của can thiệp A đến B] ở các nước bằng một vài bảng tóm lược, mỗi
dòng hoặc mỗi cột thể hiện thông tin của 1 bài mà bạn đã chọn. Những bảng tóm lược này có
các cột (hoặc dòng) sau:

-Số thứ tự

-Tên các tác giả và năm công bố

-Tên bài báo, tên tạp chí, địa chỉ DOI nếu có.

-Bối cảnh: quốc gia/ngành/vùng/địa phương hay đối tượng phân tích

-Mục tiêu nghiên cứu chính/giả thuyết nghiên cứu chính

-Biến phụ thuộc [nếu dùng hệ phương trình/path analysis thì có thể có nhiều biến phụ thuộc]

-Các biến độc lập chính [cho từng phương trình nếu có nhiều phương trình]

-Phương pháp/kỹ thuật (ví dụ: định lượng, hồi quy bội với OLS trên dữ liệu chéo, mô hình
mlogit với dữ liệu chéo…; hay mô hình với biến công cụ với dữ liệu bảng, hồi quy không liên
tục, PSM, DID với dữ liệu bảng dựa trên VHLSS ở 2 năm 20XX và 20XY...)

-Kết luận chính (ví dụ A có ảnh hưởng đến B, A không ảnh hưởng đến B, A ảnh hưởng thuận
đến B, v.v...; can thiêp A làm tăng B lên 12%...)

-Ghi chú (ưu điểm/hạn chế; và ghi chú riêng của bạn)
Viết tổng quan các nghiên cứu được liệt kê trong bảng trên trong khoảng 2 đến 3 trang.

Câu 6. Bạn hãy sử dụng dữ liệu VHLSS mới cập nhật của Việt Nam (điều tra năm 2018
hoặc/và 2020) hoặc Panel data 2016-2018… với mô hình kinh tế lượng phù hợp (có thể tốt
hơn so với các nghiên cứu trước đây) để xây dựng một mô hình nhằm kiểm định mối quan hệ
giữa hai khái niệm A và B mà bạn quan tâm [chú ý rằng, trong mô hình có nhiều hơn hai biến
A và B để kiểm soát các ảnh hưởng khác]. Nếu chủ đề của bạn không thực hiện kiểm định về
mối quan hệ có tính nhân quả giữa ít nhất 2 khái niệm quan trọng bằng hồi quy hay các kỹ
thuật đánh giá tác động, mà chủ yếu đo lường khái niệm có tính mới và cần thiết thì cần sử
dụng bổ sung một vài kỹ thuật phân tích nhị biến phù hợp nhằm có các kết luận/phân tích sâu
hơn (ví dụ tương quan, t-test, anova, phi tham số, chi-square, phân tích tương ứng…)

Câu 7. Bạn hãy sử dụng dữ liệu khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới [hoặc do tổ
chức quốc tế khác thực hiện] cập nhật đối với Việt Nam hoặc (và) các nước khác [có thể dữ
liệu chéo hoặc dữ liệu bảng] với mô hình kinh tế lượng phù hợp (có thể tốt hơn so với các
nghiên cứu trước đây) để xây dựng một mô hình nhằm kiểm định mối quan hệ giữa hai khái
niệm A và B mà bạn quan tâm [chú ý rằng, trong mô hình có nhiều hơn hai biến A và B để
kiểm soát các ảnh hưởng khác]. Nếu chủ đề của bạn chưa phải là kiểm định về mối quan hệ
có tính nhân quả (tính nhân quả có thể dựa vào lý thuyết) giữa ít nhất 2 khái niệm quan trọng
bằng hồi quy hay các kỹ thuật đánh giá tác động, mà chủ yếu đo lường khái niệm có tính mới
và cần thiết thì cần sử dụng bổ sung một trong các các kỹ thuật phân tích nhị biến phù hợp
nhằm có các kết luận/phân tích sâu hơn (ví dụ tương quan, t-test, anova, phi tham số, chi-
square, phân tích tương ứng)

Câu 8. Bạn hãy biên dịch một tài liệu (Tiếng AnhTiếng Việt) có tính thực hành/ứng dụng
từ nguồn có uy tín về một phương pháp hay kỹ thuật thống kê/kinh tế lượng/khai phá dữ
liệu… [có tính mới] trong lĩnh vực kinh tế-tài chính-kinh doanh mà bạn quan tâm. Tài liệu
này cần đăng ký với GV để tránh trùng lắp giữa các sinh viên (hoặc đã được nhiều người biên
dịch) hoặc lựa chọn các tài liệu không tốt. Bạn hãy thực hành theo hướng dẫn của tài liệu và
trình bày một phụ lục để thể hiện được rằng bạn đã nắm vững kỹ thuật này.

Câu 9. Bạn hãy tổng quan ít nhất 3 bài báo khoa học quốc tế có uy tín trong lĩnh vực kinh
doanh/kinh tế/quản lý/marketing/nhân sự/chiến lược… được đăng tải trong vòng 5 năm trở
lại đây về chủ đề mà bạn quan tâm, trong đó các tác giả của những bài bào này:
- có sử dụng các khái niệm trừu tượng
- các khái niệm được đo lường bởi thang đo gồm có nhiều biến quan sát
- sử dụng kỹ thuật EFA/Cronbach Apha/hồi quy hoặc (và) CFA, SEM, fsQCA, PLS-SEM
- đối tượng khảo sát của tác giả tương đối dễ tiếp cận nếu bạn thực hiện đề tài tương tự tại
Việt Nam
- Chủ đề này có thể quan trọng/cần thiết ở bối cảnh Việt Nam
- Ở Việt Nam chưa có nhiều người thực hiện chủ đề tương tự; hoặc bạn có thể tìm thấy một
bối cảnh mới ở Việt Nam chưa có nhiều người làm mà bối cảnh ấy có thể có những điểm
khác biệt so với bối cảnh của các tác giả đã thực hiện.

Câu 10. Bạn có thể tự đề xuất một bài tập/công việc/trải nghiệm mà bạn cảm thấy có ích cho
bản thân (đăng ký với giảng viên để tránh những bài tập quá đơn giản, có sẵn đáp án, chưa
cần thiết ở môn học này, hoặc trùng lắp với bạn khác)

Chúc các bạn có nhiều niềm vui trong học tập/nghiên cứu cũng như trong cuộc sống!

You might also like