You are on page 1of 15

1

Trong quá trình nghiên cứu, số liệu được phân tích thống kê mô tả và phân tích mô
hình kinh tế lượng bằng phần mềm STATA16. Quá trình xử lý dữ liệu được tiến hành sơ
bộ qua các bước sau:
Bước 1: Lọc dữ liệu Từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp mở rộng, giữ lại thông tin liên
quan đến quyết định thực hiện TNXH của các doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013 và
2014. Từ đó, thông qua chỉ số mã hóa doanh nghiệp, đề tài nối 2 bộ dữ liệu trên thành bộ
dữ liệu doanh nghiệp thực hiện TNXH giai đoạn 2013 – 2014.
- Từ bộ dữ liệu điều tra thường niên, giữ lại thông tin về các chỉ số tài chính liên
quan, quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam năm
2013-2014. Từ đó, thông qua chỉ số mã hóa doanh nghiệp, đề tài nối 2 bộ dữ liệu trên
thành bộ dữ liệu doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2014.
- Kết nối các thông tin biến số rời rạc thành tập tin dữ liệu chung giai đoạn 2013 -
2014 dựa trên thông tin mã doanh nghiệp, từ đó hình thành bộ dữ liệu giai đoạn 2013 -
2014 cấp doanh nghiệp chứa các thông tin nhằm phục vụ cho phần thống kê mô tả và
phân tích mô hình hồi quy.
Bước 2: Tạo các biến số cho mô hình hồi quy
- Tạo biến số doanh nghiệp có thực hiện TNXH, có được nhận hỗ trợ về thực hiện
TNXH, có các chính sách về TNXH, có là thành viên nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận
quốc tế, có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH, có đào
tạo lao động mới, có tổ chức công đoàn thông qua việc tổng hợp từ trả lời của chủ doanh
nghiệp từ bộ dữ liệu tổng hợp.
- Tạo biến số số tiền đầu tư vào hoạt động TNXH (tổng số tiền đầu tư vào hoạt động
TNXH được đề cập từ bộ dữ liệu tổng hợp)
- Tạo biến số tuổi của doanh nghiệp tính từ năm thành lập đến thời điểm điều tra.
- Tạo biến số quy mô doanh nghiệp, đo bởi số lượng lao động của doanh nghiệp.
- Tạo biến số tỷ suất sinh lời (ROA), đo bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
của doanh nghiệp
- Tạo biến số ràng buộc tài chính dựa trên công thức sa = −0,737*asset + 0,04*asset 2
– 0,04*age.
- Sau đó, đề tài tiến hành thống kê mô tả các biến và thực hiện kiểm định tương quan
giữa các biến, xây dựng bức tranh tổng quát về các ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp
đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở thống kê mô tả và xử
lý các biến, để tài tiến hành hồi quy mô hình logistic và mô hình hồi quy tuyến tính đo
lường ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp
2

Việt Nam từ đó đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả
năng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.Trong phần sau, đề tài sẽ thảo
luận về quá trình phân tích hồi quy (bao gồm các bước và các kiểm định) của mô hình. 
Bước 1: Kiểm định quan sát dị biệt đối với biến số tiền đầu tư, thời gian hoạt động
và quy mô doanh nghiệp. Để kiểm soát tình trạng giá trị sai số chuẩn của 3 biến này khá
lớn so với giá trị trung bình, đề tài tiến hành lấy logarit giá trị của 3 biến trên. Sau khi
logarit các biến trên, các quan sát có giá trị 0 hay bị khuyết sẽ bị loại bỏ và điều này làm
cho tổng mẫu nghiên cứu giảm còn 15.805 quan sát. 
Tiếp theo, đề tài tiến hành hồi quy mô hình xem xét các ảnh hưởng của đặc điểm
doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam bằng cả 3
phương pháp Pooled OLS, FEM và REM để đánh giá tính vững của mô hình. 
Bước 2: Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình Pooled OLS,
FEM, REM cũng như tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (thông qua kiểm
định VIF), hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi (thông qua ma trận tự tương
quan và kiểm định phương sai thay đổi) và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
bằng mô hình sai số chuẩn mạnh.
1.1 Phương pháp nghiên cứu
1.1.1 Kỹ thuật nghiên cứu
Các mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian
và thời gian. Yếu tố không gian thể hiện trong tập hợp các đơn vị quan sát như các nước,
các tỉnh, các doanh nghiệp, các nhóm người hay thậm chí là các cá nhân. Yếu tố thời gian
thể hiện trong các quan sát theo thời kỳ, mô tả một nước, một tỉnh, một doanh nghiệp,
một nhóm người hay một cá nhân theo thời gian (Yaffee, 2003). Theo Baltagi (2005), có
sáu ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian như sau:
Thứ nhất, vì dữ liệu bảng liên hệ đến các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia,… theo
thời gian do đó sẽ có tính dị biệt (không đồng nhất). Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có
thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù
theo từng cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia.
Thứ hai, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn,
ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn khi nó kết được
kết hợp từ các chuỗi dữ liệu theo thời gian của các quan sát theo không gian.
Thứ ba, thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù
hợp hơn để nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian.
3

Thứ tư, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà
không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo.
Thứ năm, dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn. Ví
dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo quy mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem
xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo
không gian thuần túy.
Thứ sáu, bằng cách cung cấp dữ liệu đối với vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể
giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chênh lệch có nguy cơ xảy ra trong trường hợp chúng
ta gộp các cá nhân hay các doanh nghiệp theo những biến số có mức tổng hợp cao.
Và nhiều nhà kinh tế học và kinh tế lượng đã công nhận các nghiên cứu sử dụng dữ
liệu bảng có ưu điểm vượt trội các nghiên cứu chuỗi thời gian hay các nghiên cứu sử dụng
số liệu chéo. Nói tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm
tối ưu hơn so với việc ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian
thuần túy.
Chính vì thế, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho việc phân tích hồi quy. Theo
Gujarati (2004), ta có mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố
không gian ký hiệu là i, và thời gian ký hiệu là t có dạng như sau:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logistic để mở rộng các yếu tố tác động
đến việc thực hiện TNXH cho đối tượng chung là các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nâng
cao hơn, nhằm cải thiện thực trạng chất lượng của thực hiện TNXH ở Việt Nam, bài
nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá nỗ lực cải thiện các đặc điểm
doanh nghiệp tác động tích cực đến số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH.  
- Mô hình Hồi quy Logistic (Maddala, 1984) là mô hình định lượng trong đó biến
phụ thuộc là biến nhị phân, chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi
trong phân tích kinh tế nói chung và TNXH nói riêng. Mô hình Hồi quy Logistic tổng
quát như sau:

Với e là hằng số Euler (xấp xỉ 2,718)


- Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tổng quát như sau: 
4

Trong đó: 

là biến phụ thuộc

là biến giải thích (hay biến độc lập)


là tham số

là hạng nhiễu ngẫu nhiên

đại diện cho mã số doanh nghiệp (i từ 01110 đến 99000)

đại diện cho thời gian khảo sát (t=2013 hoặc 2014)
Ứng với mỗi mô hình trong bài nghiên cứu sẽ là những ưu điểm nhất định. Ở mô
hình hồi quy Logit, biến phụ thuộc chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1 nhằm biểu diễn xác suất của
doanh nghiệp có tham gia thực hiện TNXH dưới dạng một hàm tuyến tính của tổ hợp các
biến giải thích. Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với biến
phụ thuộc số tiền đầu tư nhận giá trị liên tục với mục tiêu hướng đến là đánh giá việc thực
hiện TNXH của doanh nghiệp dựa trên số tiền đầu tư tham gia vào thực hiện TNXH.
Trước hết, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các đặc
điểm doanh nghiệp tác động đến số tiền đầu tư vào thực hiện TNXH. Kiểm tra hiện tượng
tự tương quan trong đó chỉ loại bỏ những giá trị rỗng của biến, vẫn giữ lại giá trị của các
biến còn lại trong quan sát và đa cộng tuyến bằng kiểm định Pearson và VIF để chọn lựa
những biến có ý nghĩa đưa vào mô hình hồi quy. Nghiên cứu kiểm định lần lượt dữ liệu
bảng với các phương pháp Pooled OLS, FEM và REM để lựa chọn mô hình phù hợp cho
bài nghiên cứu (phụ lục 5). Qua kiểm tra kết quả của kiểm định F và kiểm định Hausman
đã chỉ ra mô hình FEM (mô hình tác động cố định) là phương pháp phù hợp nhất. So với
mô hình hồi quy cổ điển, phần sai số của FEM được phân tách như sau 

( : đặc điểm riêng đặc trưng cho mỗi đối tượng bảng; các sai số ngẫu
nhiên có kì vọng bằng 0, không tồn tại HAC). 
Nhóm tác giả sử dụng mô hình FEM đã loại bỏ sai số của những biến giải thích
không thay đổi theo thời gian. Mô hình FEM được tổng quan như sau:

Với điều kiện:


Kết quả kiểm định Wald cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi nên
được khắc phục bằng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors). Vì khoảng
5

thời gian khảo sát diễn ra trong 2 năm 2013-2014 nên bài nghiên cứu bỏ qua kiểm định
tương quan chuỗi. 
Bài nghiên cứu tiếp tục phân tích thống kê khám phá và đưa vào mô hình những
biến tương tác được thành lập dựa trên các biến giải thích của mô hình để kiểm tra liệu
các biến tương tác thực tế có ý nghĩa ở giai đoạn sau hay không. Nói cách khác, các sản
phẩm bậc cao hơn đại diện cho các tương tác bậc cao hơn.
Để bài nghiên cứu được mở rộng hơn, quan sát ở các góc độ khác nhau, nhóm tác
giả sử dụng các biến giải thích và tương tác trong mô hình Hồi quy tuyến tính trên thử
nghiệm lại đối với mô hình hồi quy Logistic để phân tích kết quả mô hình dưới 2 kỹ thuật
mô hình khác nhau. Đối với mô hình hồi quy Logit, bài nghiên cứu sử dụng thêm lệnh
MFX để xác định thay đổi biên của xác suất của Y=1 trong đó mặc định tại các giá trị
trung bình của biến độc lập. Ở mô hình Logit, hệ số hồi quy chỉ đánh giá được ảnh hưởng
cùng, ngược chiều so với giả thuyết, kĩ thuật trên để đánh giá tác động mạnh, yếu trong
mô hình Logit.
1.1.2 Mô hình nghiên cứu định lượng
Mô hình kinh tế lượng được đề xuất dựa trên các kỹ thuật phụ thuộc dữ liệu bảng
điều khiển. Phương pháp này cải thiện năng lực và khả năng giải thích của mô hình bằng
cách mở rộng khoảng thời gian được phân tích, ngoài việc cải thiện tính nhất quán, kiểm
soát sự không đồng nhất có thể không quan sát được và cải thiện ước tính tham số (ví dụ:
bằng cách cung cấp thêm dữ liệu thông tin, với ít tính cộng đồng hơn giữa các biến).
Trong trường hợp này, vấn đề của sự không đồng nhất không thể quan sát được có thể
được kiểm soát bởi hiệu ứng công ty η, do đó làm giảm vấn đề đối với vấn đề xem xét các
đặc điểm của thành viên hội đồng quản trị (Li, 2018) hoặc công ty khả năng hiển thị (Li
và các cộng sự, 2019) không được bao gồm trong mô hình.
Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến việc thực hiện
TNXH, kết hợp với những nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình đề xuất
như sau để quan sát những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp và đánh giá nỗ lực cải thiện các đặc điểm doanh nghiệp tác động tích cực đến số
tiền đầu tư vào thực hiện TNXH.
Nghiên cứu đã sử dụng 4 mô hình hồi quy: (1) Mô hình hồi quy tuyến tính FEM, (2)
Mô hình hồi quy tuyến tính FEM có biến tương tác, (3) Mô hình hồi quy Logistic, (4) Mô
hình hồi quy Logistic có biến tương tác.
6

Bảng 3.1: Khai báo các biến trong mô hình

Kì vọng
Kí hiệu Mô tả Kết quả
dấu

Biến phụ thuộc

inv Số tiền đầu tư của doanh Gholami (2011)


nghiệp cho hoạt động TNXH
(triệu đồng)

csr =1: doanh nghiệp có thực hiện Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài
TNXH (2017)
=0: doanh nghiệp không có
thực hiện TNXH

Biến độc lập

age Số tuổi của công ty tính từ + Masoud và Vij (2021), Kabir và cộng
năm thành lập sự (2021), Singh và các cộng sự
(2021)

roa Tỷ suất sinh lời + García-Sánchez và các cộng sự


(2021), Ying (2021), Nguyễn Vĩnh
Khương và các cộng sự (2019), Kabir
và cộng sự (2021), Singh và cộng sự
(2021), Feng và Li (2021), Miranatha
và Wirawati (2021), Pradhan và
Nibedita (2021), Wibowo (2021)

size Quy mô doanh nghiệp (đo bởi + Patten (1991), Masoud và Vij (2021),
số lượng lao động của doanh Kabir và cộng sự (2021), Feng và Li
nghiệp) (2021), Pradhan và Nibedita (2021),
Singh và các cộng sự (2021), García-
Sánchez và các cộng sự (2021),
Miranatha và Wirawati (2021),
Nguyễn Thị Mai và Trần Anh Tài
7

Kì vọng
Kí hiệu Mô tả Kết quả
dấu

(2017) Nguyễn Vĩnh Khương và các


cộng sự (2019)

sa Ràng buộc về tài chính: + Feng và Li (2021). 


sa = −0,737*Asset +
0,04*Asset – 0,04*Age
2

Trong đó: 
Asset: tổng tài sản của doanh
nghiệp 
Age: là tuổi tính từ lúc công ty
được thành lập

cmte =1: doanh nghiệp có ủy ban + García-Sánchez và các cộng sự


TNXH (2021), Feng và Li (2021)
=0: doanh nghiệp không có ủy
ban TNXH

vol =1: doanh nghiệp là thành viên + Friedman (1970), Matten và Moon
nhóm tự nguyện hoặc các thỏa (2004), Carroll (1991) Masoud và Vij
thuận quốc tế  (2021), Nguyễn Thị Mai và Trần Anh
=0: doanh nghiệp không là Tài (2017)
thành viên nhóm tự nguyện
hoặc các thỏa thuận quốc tế

train =1: doanh nghiệp có đào tạo + Feng và Li (2021), Nguyễn Phương
lao động mới Ma (2013), Nguyễn Thị Mai và Trần
=0: doanh nghiệp không có Anh Tài (2017)
đào tạo lao động mới

union =1: doanh nghiệp có tổ chức + Feng và Li (2021), Nguyễn Phương


công đoàn Mai (2013), Nguyễn Thị Mai và Trần
8

Kì vọng
Kí hiệu Mô tả Kết quả
dấu

=0: doanh nghiệp không có tổ Anh Tài (2017)


chức công đoàn)

sup =1: doanh nghiệp có nhận + Friedman (1970),  Matten và Moon


được hỗ trợ về thực hiện (2004), Carroll (1991), Masoud và
TNXH Vij (2021), Nguyễn Thị Mai và Trần
=0: doanh nghiệp không có Anh Tài (2017)
nhận được hỗ trợ về thực hiện
TNXH

policy =1: doanh nghiệp có chính + Liao và các cộng sự (2021), García-
sách liên quan đến thực hiện Sánchez và các cộng sự (2021),
TNXH Nguyễn Phương Mai (2013), Trần
=0: doanh nghiệp không có Ngọc Mai (2020), Nguyễn Thị Mai
chính sách liên quan đến thực và Trần Anh Tài (2017)
hiện TNXH

Biến tương tác

int1 Biến tương tác giữa +


cmte*lnsize

int2 Biến tương tác giữa + Phát hiện mới của đề tài.
union*lnsize

int3 Biến tương tác giữa sup*lnage +


Nguồn: Nhóm tác giả (2022)
1.1.3 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu từ hai cuộc điều tra do Tổng Cục thống kê Việt
Nam chủ trì thực hiện gồm điều tra doanh nghiệp thường niên (VES) và điều tra doanh
nghiệp mở rộng (TCS) từ năm 2013 – 2014. Thông tin cụ thể bộ dữ liệu 2013 - 2014
trong các bảng 3.2.
9

Bảng 3.2: Thông tin về từng bộ dữ liệu từ năm 2013-2014

Năm Số quan sát

Bộ TCS Bộ VES

2013 7.962 359.856

2014     8.019 386.054


Nguồn: Kết quả tổng hợp 2 bộ dữ liệu TCS, VES của nhóm tác giả (2022)
Sau đó, đề tài sử dụng thông tin mã số doanh nghiệp và năm khảo sát để ghép nối 2
bộ dữ liệu vào với nhau thành bộ dữ liệu tổng hợp dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin ở 2
bộ: điều tra doanh nghiệp Việt Nam thường niên và thông tin thực hiện TNXH qua 2 năm
2013-2014. Sau khi đã nối bộ dữ liệu theo chuỗi thời gian và làm sạch bộ dữ liệu, nhóm
tác giả có bảng 3.3 tóm tắt tình hình thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 3.3: Bộ dữ liệu về tình hình thực hiện TNXH của doanh nghiệp

Năm Số quan sát

Tổng số doanh nghiệp có đầy đủ Doanh nghiệp có thực hiện TNXH


thông tin ở 2 bộ dữ liệu

2013 7.923 3.108

2014 8.012 3.042


Nguồn: Kết quả tổng hợp 2 bộ dữ liệu TCS, VES của nhóm tác giả (2022)
Dựa vào kết quả của bảng 3.3, ta có thể tóm tắt thông tin của bộ dữ liệu được sử
dụng trong bài nghiên cứu gồm: Năm 2013: Trong tổng số 7.923 doanh nghiệp hợp lệ với
bài nghiên cứu có 3.108 (chiếm 39.22%) doanh nghiệp có thực hiện TNXH. Năm 2014:
Trong tổng số 8.014 doanh nghiệp hợp lệ với bài nghiên cứu có 3.042 (chiếm 37,96%)
doanh nghiệp có thực hiện TNXH. Như vậy, mẫu phân tích gồm 15.935 doanh nghiệp
trong vòng 2 năm 2013-2014 được sử dụng dữ liệu bảng để phân tích trong quá trình chạy
mô hình. Bảng 3.4 thể hiện thông tin chi tiết của các biến được sử dụng trong mô hình.
10

Bảng 3.4: Thống kê mô tả giá trị các biến chưa lấy logarit

Tên biến Số quan sát Trung bình Sai số chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

csr 15.935 0,386 0,487 0 1

inv 15.935 34,055 810,288 0 72600

roa 15.935 0,006  0,387 -44,868 6,629

age 15.917 2,115   0,553 0 68

size 15.915 204,97 651,832 1 24034,5

sa 15.915 -3,634   0,307 -6,0313 -1,521

cmte 15.935 0,454 0,498 0 1

train 15.865 0,393 0,488 0 1

sup 15.935 0,110 0,313 0 1

vol 15.935 0,026 0,1592 0 1

union 15.862 0,511 0,5 0 1

policy 15.937 0,750 0,433 0 1

int1 15.935 2,040 2,453 0 10,087

int2 15.935 2,465 2,605 0 10,087

int3 15.935 0,238 0,702 0 4,043


Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022)
Vì các biến đưa vào mô hình được sử dụng các thang đo khác nhau nên giữa các
biến có sự chênh lệch lớn với nhau về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và
giá trị nhỏ nhất. Đặc biệt, các biến quan trọng như inv, age, size để đánh giá đặc điểm của
doanh nghiệp đến quyết định thực hiện TNXH có độ lệch chuẩn rất lớn. Điển hình như
biến inv có độ lệch chuẩn đến 810,2884 hay size có độ lệch chuẩn đạt đến 651,8315 so
với biến có độ lệch chuẩn thấp nhất vol, chỉ đạt 0,159. Xét đến vai trò của 2 biến trong mô
hình, inv là biến phụ thuộc trong khi đó biến age là biến liên tục quan trọng của mô hình
11

được sử dụng bởi nhiều tác giả, vì vậy nếu để nguyên đưa vào mô hình sẽ làm sai lệch kết
quả nghiên cứu hoặc làm một số hệ số hồi quy không có ý nghĩa. Để khắc phục hạn chế
trên, đồng thời để giúp mô hình có phân phối chuẩn và ước lượng vững (bền vững về mặt
lý thuyết), nhóm tác giả lấy logarit tự nhiên của các biến này. Nhiều nghiên cứu trước đây
của (García-Sánchez và các cộng sự, 2021; Ameraldo và Ghazali, 2021; Nguyễn Thanh
Hưng và các cộng sự, 2021; Masoud và Vij, 2021; Kabir và cộng sự, 2021;...) cũng chỉ ra
các tác giả đã tiến hành lấy logarit của các biến này khi đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm
doanh nghiệp đến việc công bố thực hiện TNXH. Kết quả sau khi lấy logarit (xem bảng
phụ lục 4).
12

Tiểu kết chương 3


Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã trình bày cụ thể các bước của quy trình
nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan về quy trình nghiên
cứu, xử lý dữ liệu sàng lọc và tổng hợp thông tin, xây dựng giả thuyết, khai báo các biến
của mô hình cũng như đề xuất phương pháp nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, chương này
cũng phân tích sơ bộ kết quả thống kê các quan sát và các biến trong mô hình nghiên cứu
thực nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các thao tác đều thực hiện trên phần mềm
STATA nhằm phân tích các dữ liệu, chúng tôi sử dụng kết hợp hệ số phóng đại phương
sai VIF, kiểm định Modified Wald để phát hiện các vấn để xảy ra ở mô hình bên cạnh các
phương pháp định lượng Logistic và OLS. Từ đó, chúng tôi đề xuất giải pháp như sử
dụng mô hình sai số chuẩn mạnh, hàm MFX để khắc phục các vấn đề của mô hình. Trên
cơ sở dữ liệu thu thập từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp mở rộng và bộ dữ liệu điều tra
thường niên trong giai đoạn 2013 – 2014 cũng như kế thừa từ các nghiên cứu đi trước,
nhóm tác giả đề xuất 4 mô hình hồi quy Logistic và mô hình hồi quy tuyến tính dạng
FEM. Tuy nhiên, ở chương này chỉ dừng lại ở việc mô tả khái quát các kiểm định cũng
như các biến; chúng tôi sẽ đi cụ thể hóa mối tương quan giữa các biến cũng như trình bảy
về kết quả nghiên cứu cũng như các kiểm định trong chương tiếp theo.
13

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC


ĐIỂM DOANH NGHIỆP ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
2.1 Thống kê mô tả
2.1.1 Tương quan giữa thực hiện TNXH và các đặc điểm doanh nghiệp
Kết quả thống kê ở đã chỉ ra rằng thời gian hoạt động trung bình của các doanh
nghiệp có thực hiện TNXH là 10,23 năm, trong khi thời gian này đối với các doanh
nghiệp không thực hiện TNXH là 9,24 năm (phụ lục 1). Điều này chứng tỏ thời hoạt động
của doanh nghiệp có tác động tích cực đến xác suất doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
TNXH. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời (ROA) cao cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty
tăng lên. Việc công ty có hiệu quả hoạt động cao có xu hướng thúc đẩy công ty thực hiện
các hoạt động TNXH. Tuy nhiên số lợi nhuận mà công ty sở hữu sẽ không nhất thiết được
phân bổ cho các hoạt động TNXH của doanh nghiệp do đó mức độ thực hiện TNXH có
thể sẽ thấp. 
Như vậy, nếu tỷ suất sinh lời (ROA) càng cao thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi
nhuận. Điều này kích thích sự đầu tư của doanh nghiệp vào các hoạt động TNXH. Đồng
thời nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động cộng đồng sẽ dần được cải thiện nếu
thời gian doanh nghiệp hoạt động kéo dài. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng đề ra các mức
chi trả, đầu tư cho hoạt động TNXH theo xu hướng phát triển bền vững gắn với môi
trường và cộng đồng, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến số tiền đầu tư của doanh nghiệp
cho hoạt động TNXH.
2.1.2 Tương quan giữa thực hiện TNXH và các đặc điểm liên quan đến TNXH
2.1.2.1 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội
đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH
Ta có thể nhận thấy số tiền mà doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động TNXH ở các
doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH
cao hơn khoảng 6 lần so với các doanh nghiệp không có đặc điểm này (phụ lục 2). Từ đó
cho thấy ủy ban TNXH có vai trò quan trọng và có tác động tương đối tích cực đến việc
thực hiện TNXH của doanh nghiệp thông qua mức đầu tư của họ vào hoạt động này. Kết
quả thống kê cũng chỉ ra sự tương tác giữa số lao động trung bình của doanh nghiệp và
việc doanh nghiệp có ủy ban TNXH (128,5 lao động đối với doanh nghiệp không có ủy
ban TNXH và 296,7 đối với nhóm doanh nghiệp có thành lập ủy ban TNXH). Nghiên cứu
kỳ vọng sự tương tác này sẽ có mối quan hệ tích cực đến việc thực hiện TNXH 
14

Tuy nhiên thống kê việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các
hoạt động thực hiện TNXH và quyết định thực hiện TNXH của doanh nghiệp chưa có tác
động tích cực (phụ lục 1). Điều này có thể được giải thích vì việc tuân thủ TNXH bắt
buộc các yêu cầu đã trở thành một phần của Đạo luật Công ty vào năm 2013 nên các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự nhận thức và mối quan tâm đến mức phải xây
dựng một ủy ban giám sát hoạt động về TNXH. Việc phân rõ vai trò của ban kiểm soát
hoặc ủy ban TNXH theo luật mới sẽ có hiệu quả hơn và hoạt động tốt ở các doanh nghiệp
đại chúng có sự phân tán của các cổ đông tương đối lớn để đảm bảo tính minh bạch.
Trong khi ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn này thì sự phát triển này chưa thể đạt
được. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có sự cô đặc về cổ đông, một nhóm cá nhân đồng
thời nắm những vị trí chủ chốt trong hội đồng quản trị và ban điều hành thì ủy ban ban
kiểm soát hoạt động TNXH cũng không có nhiều ý nghĩa. Điều này giải thích cho kết quả
thống kê mô tả đối với việc doanh nghiệp có ủy ban hoặc hội đồng quản trị giám sát các
hoạt động thực hiện TNXH đối với hai nhóm doanh nghiệp có và không thực hiện TNXH.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kỳ vọng rằng biến độc lập doanh nghiệp có ủy ban hoặc
hội đồng quản trị giám sát các hoạt động thực hiện TNXH sẽ có ý nghĩa thống kê và có
tác động tích cực đến việc thực hiện TNXH theo như kết quả nghiên cứu của García-
Sánchez và các cộng sự (2021).
2.1.2.2 Tương quan giữa thực hiện TNXH và việc doanh nghiệp là thành viên nhóm
tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế
Kiểm định Chi bình phương ở phụ lục 3 cho thấy việc tham gia các nhóm tự nguyện
hoặc thỏa thuận quốc tế sẽ góp phần nâng cao ý thức thực hiện TNXH của doanh nghiệp
ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Bảng 4.1 và phụ lục 1 cho thấy 58,07% doanh nghiệp có
thực hiện TNXH là các thành viên của các tổ chức như các hiệp hội ngành nghề trong
nước, các tổ chức quản lý ISO, tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh môi trường,… Con số này
chưa quá cao bởi vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với điều kiện kinh tế còn
nhiều khó khăn và nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, việc
thực thi một cách đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến môi trường được cam kết trong các
FTA đặt ra những áp lực và thậm chí là rủi ro không nhỏ đối với Việt Nam. Ngoài ra, khi
xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, trên 40% doanh nghiệp có chú ý đến quyền lợi
của cổ đông, nhà đầu tư và người lao động. Mặc dù vậy, việc doanh nghiệp là thành viên
nhóm tự nguyện và các thỏa thuận quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được tiếp
cận và tham gia nhiều hoạt động mang tính cộng đồng, thiện nguyện từ đó TNXH của
doanh nghiệp sẽ được cải thiện, đây cũng là kỳ vọng của nghiên cứu này. 
15

Bảng 4.5: Tương quan giữa thực hiện TNXH và thành viên nhóm tự nguyện hoặc
thỏa thuận quốc tế

Doanh nghiệp không Doanh nghiệp có


Tiêu chí
có thực hiện TNXH thực hiện TNXH

Tỷ lệ doanh nghiệp là thành viên của các


nhóm tiêu chuẩn tự nguyện hay các thỏa 41,93 58,07
thuận quốc gia hoặc quốc tế

Tỷ lệ đối tượng nào sau đây được lưu tâm khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp (%)

Người tiêu dùng 58,46 41,54

Cổ đông hoặc nhà đầu tư 55,33 44,67

Nhân viên 55,91 44,09

Nhà cung cấp 56,77 43,23

Người mua bán thành phẩm 54,97 45,03

Đối thủ cạnh tranh 55,3 44,7

Hiệp hội thương mại 54,11 45,89

Môi trường 48,09 51,91

Truyền thông 52,19 47,81


Nguồn: Kết quả xử lý bộ dữ liệu TCS, VES 2013-2014 (2022)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan mạnh giữa số tiền đầu tư của doanh
nghiệp vào hoạt động TNXH và việc doanh nghiệp là thành viên nhóm tự nguyện hoặc
thỏa thuận quốc tế (phụ lục 2). Điều này hoàn toàn hợp lý khi doanh nghiệp sẽ phải chi trả
cho các hoạt động TNXH nhiều hơn khi có vai trò nhất định trong một nhóm tự nguyện.
Khi là thành viên của nhóm tự nguyện hoặc thỏa thuận quốc tế doanh nghiệp sẽ được tiếp
cận và có cơ hội đầu tư vào các hoạt động cộng đồng được các tổ chức này tổ chức và huy
động số tiền đầu tư, từ đó mức đầu tư của doanh nghiệp để thực hiện TNXH sẽ tăng cao.

You might also like