You are on page 1of 6

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀ FAMA – FRENCH TRONG

VIỆC DỰ BÁO LỢI SUẤT CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU NGÀNH


NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE TỪ THÁNG 8 NĂM
2020 ĐẾN THÁNG 1 NĂM 2023
https://docs.google.com/spreadsheets/d/
12H4nh8rMqfrsiIuty5Khky0TAwo4AEgA1ir0OaLbL34/edit#gid=0
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đã hơn 20 năm kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành tuy cũng có
những thành tựu nhất định nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và tồn tại không ít rủi ro. Hiện
nay, ở nước ta tồn tại đa số là các nhà đầu tư cá nhân và kinh doanh chủ yếu dựa vào
những khuyến nghị của các công ty chứng khoán được định giá bằng phương pháp chiết
khấu dòng tiền hoặc phương pháp tương đối. Những năm gần đây, thị trường chứng
khoán biến động, thăng trầm, lên xuống khó lường với nhiều kỷ lục vui buồn lẫn
lộn. VN-Index nằm trong top tăng, giảm mạnh nhất thế giới. Sau một năm 2021 thăng
hoa, chỉ số VN-Index tiếp tục duy trì ở đỉnh cao lịch sử trong 3 tháng đầu năm 2022. Tuy
nhiên, sau đó, thị trường liên tục đi xuống và nằm trong top giảm sâu nhất thế giới. Trong
năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ghi nhận những kỷ lục về số lượng
nhà đầu tư mới tham gia, có tháng lên tới gần nửa triệu tài khoản được mở mới, khối
ngoại mua ròng kỷ lục hay thanh khoản một số cổ phiếu lên tới cả trăm triệu đơn
vị/phiên. Thị trường cũng ghi nhận những biến động khó lường và đầy cảm xúc của nhiều
cổ phiếu. Chính vì tình hình biến động của thị trường hiện nay thì các phương pháp này
tỏ ra kém hiệu quả và không thể dự báo được những chuyển biến của thị trường để nhà
đầu tư có thể thực hiện quyết định kinh doanh một cách linh động hơn.
Hơn nữa, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới trong việc ứng dụng các lý thuyết
đầu tư tài chính vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm trên
các thị trường chứng khoán ở các nước mới nổi đã cho những kết quả có ý nghĩa vô cùng
thiết thực. Thực trạng TTCK VN hiện nay cho thấy sự cần thiết phải ứng dụng các mô
hình kinh tế - tài chính hiện đại để xác định rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu. Mô hình thì
có nhiều, tuy nhiên, để lựa chọn một mô hình vừa đơn giản vừa áp dụng hiệu quả tại thị
trường chứng khoán Việt Nam lại là một vấn đề cần sự khéo léo. Hiện nay, cổ phiếu
nhóm ngành ngân hàng đang là 1 trong những nhóm cổ phiếu được ưa chuộng nhất. Thấy
được sự cần thiết của việc vận dụng các mô hình để dự đoán nhóm cổ phiếu này, nhóm
tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mô hình CAPM và Fama – French
trong việc dự báo lợi suất của một số cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết trên sàn
HOSE từ tháng 8 năm 2020 đến nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng mô hình CAPM và Fama – French để dự báo tỷ suất sinh lời của một số
cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu quan sát là những dữ liệu của 10 ngân hàng niêm
yết trên sàn HOSE từ tháng 8/2020 đến tháng tháng 1/2023 bao gồm: giá đóng cửa
trung bình hằng tháng, chỉ số VN-Index, lãi suất phi rủi ro và các dữ liệu cần thiết khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thông qua các chỉ số trên
sàn giao dịch chứng khoán, báo cáo tài chính của các ngân hàng.
Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm Eview để trình bày và xử lý
dữ liệu; xác định cách tính toán các biến trong mô hình.
Nhóm phương pháp phân tích thống kê: Phân tích tương quan (xác định tầm quan
trọng của các nhân tố khi chúng được sủ dụng đồng thời trong mô hình ); phân tích hồi
quy tuyến tính.
5. Kết cấu

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỔ PHIẾU VÀ MÔ HÌNH DỰ BÁO LỢI SUẤT


CỔ PHIẾU
1.1 Cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu
1.1.1 Cổ phiếu
1.1.2 Lợi suất cổ phiếu
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất
1.2.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô
1.2.2 Các yếu tố kinh tế vi mô
1.3 Các mô hình dự báo lợi suất cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng
1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thị trường chứng khoán thế giới
Nghiên cứu của Andreas Chảitou và Constantinidis (2004)
Tháng 02/2004, hai nhà khoa học thuộc trường đại học Cyprus là Andreas
Charitou và Eleni Constantinidis đã công bố công trình nghiên cứu của họ mang tên “Các
nhân tố quy mô và giá trị sổ sách trên giá trị thị trường trong thu nhập và tỷ suất sinh lời
của chứng khoán – Bằng chứng thực nghiêm từ thị trưởng Nhật Bản”. Nghiên cứu này
tiến hành kiểm định thực nghiệm mô hình dự báo tỉ suất sinh lợi ba nhân tố của Fama —
French với dữ liệu từ Nhật Bản, thời gian nghiên cứu từ 1992 đến 2002.
Nghiên cứu của Nartea và Djajadikerta (2005)
Tháng 11/2005 hai nhà nghiên cứu thuộc trường đại học kế toán, tài chính và kinh
tế Edith Cowan tiến hành công bố công trình nghiên cứu của họ mang tên: “Ảnh hưởng
của quy mô và tỷ lệ giá trị số sách trên giá trị thị trường và ứng dụng mô hình ba nhân tố
Fama – French ở các thị trường nhỏ: Những phát hiện đầu tiên từ thị trương chứng khoán
New Zealand". Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán New Zealand
giai đoạn 1994-2002, nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố quy mô và tỷ lệ giá trị
sổ sách trên giá trị thị trường đến tỷ suất sinh lời trong thị trường chứng khoán New
Zealand, đồng thời đánh giá khả năng dự báo tỷ suất sinh lời của mô hình ba nhân Fama -
French. trên thị trường này.
Nghiên cứu của Liu Yaoguang (2009)
Năm 2009, Liu Yaoguang, một nhà nghiên cứu kinh tế thuộc trường đại học
Lincoln đã công bố một công trình nghiên cứu của ông với nhan đề “Phân tích thực
nghiệm tỉ suất sinh lời của thị trường chứng khoán loại A của Trung Quốc”. Bài nghiên
cứu này tiến hành kiểm định hiệu quả của mô hình ba nhân tố Fama – French trong việc
dự báo tỷ suất sinh lời của các chứng khoán loại A thuộc thị trường chứng khaosn Trung
Quốc, trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005. Đồng thời, tác giả tiến hành xem xét khả
năng ứng dụng của mô hình ba nhân tố vào thực tế của thị trường chứng khoán Trung
Quốc và xem xét mô hình này có hiệu quả hơn trong việc dự báo tỷ suất sinh lợi của
chứng khoán so với mô hình truyền thống CAPM.
1.3.2 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
1.3.2.1 Các giả thiết của mô hình CAPM
1.3.2.2 Nội dung mô hình CAPM
1.3.3 Mô hình Fama – French ba nhân tố
1.3.3.1 Giả thiết của mô hình Fama – French
1.3.3.2 Nội dung mô hình Fama – French
1.3.3.3 Phân tích Fama – French (Hệ số alpha trong việc định giá cổ phiếu?)
1.3.4 So sánh mô hình CAPM và mô hình Fama – French (Ưu nhược điểm của mô
hình CAPM?)

2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ THỰC TRẠNG LỢI


SUẤT CỔ PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG
2.1 Giới thiệu ngành ngân hàng
2.1.1 Vị thế của ngành ngân hàng trong nền kinh tế
2.1.2 Vai trò của ngành ngân hàng
2.1.3 Các ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE
2.1.4 Các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng
2.1.5 Cấu trúc và khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng
2.2 Thực trạng cổ phiếu ngành ngân hàng
2.2.1 Diễn biến giá cổ phiếu ngành ngân hàng
2.2.2 Lợi suất của cổ phiếu ngành ngân hàng
2.3 Một số điều kiện ứng dụng mô hình CAPM và Fama – French đối với cổ phiếu
ngành ngân hàng

3 CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CAPM VÀ FAMA FRENCH ĐỂ DỰ BÁO


TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRÊN SÀN HOSE
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
3.1.1 Thu thập dữ liệu sơ bộ
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá đóng cửa của 10 mã cổ phiếu thuộc nhóm
ngành ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE vào khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2020 đến
tháng 1 năm 2023 (30 tháng).
Ngoài ra, dữ liệu để tính toán quy mô của các cổ phiếu và giá trị sổ sách tương
ứng của chúng được lấy từ báo cáo tài chính của từng ngân hàng.
Dữ liệu về lãi suất phi rủi ro được thống kê từ lãi suất trúng thầu của các đợt đấu
thầu trái phiếu chính phủ kì hạn 5 năm được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh, vì loại trái phiếu này được giao dịch nhiều nhất nên có tính
thanh khoản cao nhất thị trường.
3.1.2 Xử lý dữ liệu
3.1.2.1 Xác định biến (lợi suất danh mục, lợi suất thị trường, lợi suất phi rủi ro,
nhân tố thị trường F1, nhân tố quy mô vốn hóa SML F2, nhân tố giá trị
sổ sách trên giá trị thị trường HML F3)
3.1.2.2 Xử lý biến cho các mô hình (Kiểm định phân phối chuẩn của cổ phiếu,
kiểm định tính dừng của cổ phiếu)

3.2 Ước lượng lợi suất kỳ vọng bằng mô hình CAPM


3.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu (mean, median, max, min, Std.Dev)
3.2.2 Kết quả hồi quy (xây dựng mô hình CAPM với mỗi mã cổ phiếu, kiểm định ý
nghĩa thống kê của biến rVNINDEX – rf)
3.2.3 Kiểm định các giả thuyết thống kê (kiểm định dạng hàm sai, kiểm định tự
tương quan, kiểm định phương sai sai số thay đổi)
3.2.4 Phân tích kết quả (hệ số Beta của cổ phiếu, ước lượng rủi ro, kiểm định tính
phù hợp của mô hình CAPM)
3.3 Ước lượng lợi suất kỳ vọng bằng mô hình Fama – French ba nhân tố
3.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu
3.3.2 Kết quả hồi quy (xây dựng mô hình Fama – French 3 nhân tố; kiểm định ý
nghĩa thống kê của biến rVNINDEX, HML, SML; đánh giá ý nghĩa thống kê
của các biến
3.3.3 Kiểm định các giả thuyết thống kê (kiểm định dạng hàm sai, kiểm định tự
tương quan, kiểm định phương sai sai số thay đổi)
3.3.4 Phân tích kết quả (dự báo)
3.4 Nhận xét về kết quả áp dụng mô hình CAPM và Fama – French dự báo lợi
suất cổ phiếu ngành ngân hàng (kiến nghị đầu tư)
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like