You are on page 1of 13

THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

Bài tập chương 2- IFRS 3


A. Câu hỏi trắc nghiệm
1.Which of the following statements is not a key feature of the acquisition method?
A. An acquirer being identified for each business combination
B. The acquired identifiable net assets being measured at the fair value
C. The cost of business combination being measured at fair value of the net assets received from
the acquiree
D. The goodwill being measured as the consideration transferred plus the amount of any NCI
interest plus the fair value of any previously held equity intersest in the acquire less the fair value
of the identifiable net assets acquired.
2.A combination may involve: (i) The purchase of the equity of another undertaking; (ii) The
purchase of all the net assets of another undertaking; (iii) The assumption of the liabilities of
another undertaking. (iv)The purchase of some of the net assets of another undertaking, that
together form one or more businesses. (v)The purchase of assets from a firm in liquidation.
A. i–v
B. i – iii
C. ii – iii
D. i – iv
3.Applying the acquisition method involves the following steps: (i)Identifying an acquirer;
(ii)Measuring the cost of the combination. (iii)Allocating, at the acquisition date, the cost of the
combination to the assets acquired and liabilities and contingent liabilities assumed.
(iv)Amortising the goodwill.
A. i – ii B. i – iii C. ii – iii D. i – iv
4.The objective of IFRS 11 is to ________________ by entities that have an interest in joint
arrangements.
A. Regulate accounting policy to be applied
B. Establish principles for financial reporting
C. Achieve uniformity in the accounting policies used
D. Unify the accounting techniques used
5.Which of the following statement(s) is / are correct with regard to preparation of consolidated
financial Statement? (a)To be a subsidiary a parent should hold 100% of its equity shares;
(b)Consolidation merely addition together of two Statements of financial position; (c)In
consolidation a subsidiary and an associate are treated identically; (d)Consolidated balance sheet
excludes assets not owned by the group
A. b & c B. none C. a & b D. a & b
6.Which of the following statement(s) apply when consolidating statements of financial position:
(a) All inter-company balances should be cancelled; (b) The group share of the whole of
subsidiary’s profit is included within group profit; (c) Inter company profit should be eliminated
unless it is realised by sale to an outsider; (d) Subsidiary’s asset values need to be updated at the
end of each accounting period
A. a & c B. a & b C. a & d D. b & c

1/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

7.Which of the following statements are incorrect with regard to preparation of a consolidated
statement of financial position? (a) Gain on fair valuation of a subsidiary’s asset is a pre-
acquisition profit; (b) Non controlling interest does not deserve any portion of fair valuation
gain; (c) If an asset is not reported in the subsidiary’s ledger it need not be fair valued; (d) Gain
on fair valuation of subsidiary’s asset inflates the cost of goodwill
A. a , c & d B. a, b & c C. c & d D. b, c & d
8.When preparing a consolidated statement of financial position any profit made by one member
of the group against another should be eliminated unless it has been realised by disposal to some
one outside the group. Which of the following is / are the reason(s) for this? (a) Because an
entity cannot make a profit against its own self; (b) Because it is fashionable to do so; (c)
Because subsidiary’s assets needs to be reported at the amount each cost the group; (d) Because
the unsold goods may have to be returned to the party purchased from
A. c & d B. a & c C. a, b & c D. b, c & d
9.Which of the following statement(s) apply when consolidating statements of financial position:
(i)All inter-company balances should be cancelled; (ii) The group share of the whole of
subsidiary’s profit is included within group profit; (iii) Inter company profit should be eliminated
unless it is realised by sale to an outsider; (iv) Subsidiary’s asset values need to be updated at the
end of each accounting period
A. i & iii B. i & ii C. ii & iv D. ii & iii
10.Which of the following statements are incorrect with regard to preparation of a consolidated
statement of financial position? (i) Gain on fair valuation of a subsidiary’s asset is a pre-
acquisition profit, (ii) Non controlling interest does not deserve any portion of fair valuation
gain; (iii) If an asset is not reported in the subsidiary’s ledger it need not be fair valued, (iv) Gain
on fair valuation of subsidiary’s asset inflates the cost of goodwill
A. ii & iii B. ii, iii & iv C. i & ii & iii D. i & iv
11.Hợp nhất kinh doanh là một giao dịch hay sự kiện mà bên mua sẽ:
A. Nắm được quyền kiểm soát bên bị mua B. Đồng kiểm soát bên bị mua
C. Có ảnh hưởng đáng kể đến bên bị mua D. Tất cả đều đúng
12.Hình thức nào sau có thể dẫn đến hợp nhất kinh doanh:
A. Mua cổ phần hoặc tài sản thuần của doanh nghiệp khác. B. Gánh chịu các khoản nợ.
C. Yêu cầu của pháp lý. D. Tất cả đều đúng
13. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào chỉ cần lập báo cáo hợp nhất một lần tại ngày mua:
A. A+B = A. B. A+B = C. C. A+ B = A+B. D. A+B = Avà A+B = C.
14. Khi khó xác định quyền kiểm soát, các yếu tố nào sau đây được xem xét để xác định bên
mua:
A. Bên mua thường là bên chuyển tiền hoặc các tài sản khác
B. Bên mua là bên gánh chịu nợ phải trả.
C. Bên mua thường là bên phát hành các công cụ vốn

2/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

D. Tất cả các yếu tố trên


15. Phương thức đầu tư nào sau đây không cần phải dựa vào giá trị hợp lý để xác định giá trị
khoản đầu tư
A. Đầu tư bằng ngoại tệ B. Đầu tư bằng tài sản cố định
C. Đầu tư bằng phát hành cổ phiếu D. Tất cả đều sai
16. Chi phí có liên quan đến hợp nhất kinh doanh sẽ được
A. Ghi tăng chi phí trong kỳ B. Ghi giảm vốn chủ sở hữu
C. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư D. Ghi giảm thu nhập trong kỳ
17. Điều nào sau đây là đúng, khi phát hành cổ phiếu để hợp nhất kinh doanh
A. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng giá trị khoản đầu tư
B. Giá trị hợp lý của cổ phiếu bên mua được ưu tiên sử dụng để xác định giá trị khoản đầu tư
C. Chi phí phát hành cổ phiếu làm tăng chi phí trong kỳ
D. Giá phí hợp nhất là giá trị hợp lý của số lượng cổ phiếu mua được
18. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Giá trị khoản lợi ích bên không kiểm soát được xác định theo giá trị hợp lý hoặc theo giá trị
tài sản thuần tương ứng với tỉ lệ bên không kiểm soát.
B. Nếu giá trị khoản lợi ích bên không kiểm soát được xác định theo giá trị hợp lý nghĩa là có
một khoản lợi thế thương mại được tính cho họ.
C. Lợi thế thương mại tính theo phương pháp tỷ lệ lớn hơn tính theo phương pháp giá trị hợp lý.
D. Lợi ích bên không kiểm soát được trình bày thành một dòng riêng biệt trên bảng báo cáo kết
quả kinh doanh.
19. Phát biểu nào sau đây về chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tài sản thuần (Theo
IFRS 3) là đúng:
A. Chênh lệch giá trị hợp lý luôn được phản ánh trên sổ hợp nhất, cho dù đã được phân bổ hết.
B. Chênh lệch giá trị hợp lý chỉ phản ánh trên báo cáo tài chính của công ty con.
C. Chênh lệch giá trị hợp lý chỉ phản ánh trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
D. Chênh lệch giá trị hợp lý chỉ phản ánh trên sổ hợp nhất năm đầu tiên ngay sau khi hợp nhất
kinh doanh
20. Trong suốt tháng 1 năm 20X5, P đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cty S. Vào ngày 1/2/20X5 P đã
hoàn tất mua 80% lợi ích của S từ chủ sở hữu của cty S. Trong tháng 1/20X5, tại cty P có các
giao dịch phát sinh sau đây: (1)Chi tiền mặt trả cho tư vấn để tìm hiểu về S: 150.000$; (2) Phát
hành 10.000.000 cổ phiếu cho CSH của S, mệnh giá 2$/CP, giá trị hợp lý là 2,5$/CP; (3)Chi trả
lương cho quản lý phát triển kinh doanh trong tháng 1/20X5: 15.000$; (4) Chi phí đi lại/ lưu trú
chi trả cho quản lý phát triển kinh doanh liên quan đến mua cty S:25.000$; (5) Chi tiền mặt trả
cho phí pháp lý của giao dịch là 20.000, (6) Gánh chịu một khoản nợ phải trả (sau hai năm) của

3/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

chủ sở hữu của S là 500.000$, lãi suất chiết khấu 4%/năm; (7) Chi phí đăng ký giao dịch: 2.000
$. Giá trị khoản đầu tư vào công ty S là:
A. 25.462.278 $ B. 25.464.278 $ C. 25.527.000 $ D. 20.547.000 $
21.Ngày 01/02/2020, Công ty A mua lại công ty B, thanh toán bằng tài sản cố định. Tài sản này
được ghi công ty A mua ngày 01/04/2019 với giá 200 tỷ đồng, kỳ vọng sử dụng trong vòng 10
năm. Tại ngày 01/02/2020, tài sản này có giá trị hợp lý 150 tỷ đồng. Giá trị khoản đầu tư vào
công ty B trên báo cáo tài chính riêng của công ty A là:
A. 200 tỷ đồng B. 150 tỷ đồng C. 185 tỷ đồng D. 180 tỷ đồng
22.Ngày 01/01/20x0, công ty A mua lại toàn bộ cổ phần của công ty B. Trong thỏa thuận này,
công ty A sẽ phải thanh toán cho cổ đông của công ty B 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu kết quả
kinh doanh của công ty B không như kỳ vọng, cổ đông của công ty B có trách nhiệm thanh toán
lại cho công ty A 20 tỷ đồng vào ngày 31/12/20x0. Xác suất xẩy ra không đạt kỳ vọng là 40%.
Giá gốc khoản đầu tư vào công ty B của công ty A là?
A. Nhỏ hơn 200 tỷ đồng B. Nhỏ hơn 180 tỷ đồng
C. Lớn hơn 200 tỷ đồng D. Tất cả dều sai
23. Vào ngày 1/1/20X0, P mua 70% cổ phiếu của S thông qua các giao dịch như sau: (1) P phát
hành 1.000.000 cổ phiếu cho chủ sở hữu của S, giá trị hợp lý mỗi cổ phiếu là 2,5$, (2) Gánh chịu
một khoản nợ phải trả sẽ thanh toán cho chủ sở hữu của S sau 2 năm là 500.000$, cho biết lãi
suất thực là 5%/năm; 4. Chi tiền mặt trả cho tư vấn là 12.000$ ; (5) Chi tiền mặt trả phí cho phát
hành cổ phiếu là 7.000$; Chuyển cho CSH của S một thiết bị: giá trị sổ sách là 25.000$; giá trị
hợp lý là 35.000$. Giá trị khoản đầu tư vào S là:
A. 2.978.515 $ B. 3.000.515 $ C. 3.035.000 $ D. 2.988.515 $
24. Vào ngày 1/5/2020, Công ty A nắm được quyền kiểm soát công ty B sau khi sở hữu 80% cổ
phiếu phổ thông của Công ty B thông qua thực hiện các giao dịch sau: (1) Chi tiền trả cho cổ
đông của B là 150.000$; (2) Mệnh giá số cổ phiếu do Công ty A phát hành cho các chủ sở hữu
của B là 6.000.000 $, (3) Phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 50.000$; (4) Khoản thanh toán
trả chậm cho cổ đông của B sau ba năm là 500.000$, cho biết: Chi phí vốn của A và chủ sở hữu
của B lần lượt là 6%/năm và 5%/năm, (5) A sẽ nhận được bồi thường từ cổ đông của B 500.000
$ sau 2 năm nếu lợi nhuận của B không đạt trên 1.000.000$, khả năng xác suất B đạt lợi nhuận
không đạt 1.000.000$ là 75%. (6) Chi phí thẩm định giá là 150.000$. Giá trị hợp lý 80% cổ
phiếu của B vào ngày 5/1/2020 là 6.500.000$. Bút toán trên sổ kế toán của nhà đầu tư (công ty
A) liên quan đến phát hành cổ phiếu cho cổ đông của công ty B là:
A. Nơ- Đầu tư vào công ty con/ Có- Vốn góp cổ phần: 6.000.000 $ và Nơ- vốn góp cổ phần/Có-
Tiền: 50.000$.
B. Nơ- Đầu tư vào công ty con/ Có- Vốn góp cổ phần: 6.270.326 $ và Nơ- vốn góp cổ phần/Có-
Tiền: 50.000$.

4/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

C. Nơ- Đầu tư vào công ty con/ Có- Vốn góp cổ phần: 6.000.000 $ và Nơ- vốn góp cổ phần/Có-
Tiền: 150.000$.
D. Nơ- Đầu tư vào công ty con/ Có- Vốn góp cổ phần: 6.270.326 $ và Nơ- vốn góp cổ phần/Có-
Tiền: 150.000$.
25.Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến các giao dịch xẩy
ra vào/hay trước ngày mua (1/7/20X0): (1) Chi tiền trả cho cổ đông của B là 4.000.000$; (2) Vay
ngân hàng để tài trợ cho giao dịch mua cty B: 5.000.000$; (3) Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty
A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 6.400.000 $; Giá trị sổ sách số cổ phiếu do cty A phát
hành trả cho CSH của B là: 3.600.000$; (4) Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là:
90.000$; (5)Khoản thanh toán trả chậm vào cuối năm thứ năm là 8.000.000$ và Giá trị hiện tại
khoản nợ phải thanh toán vào cuối năm thứ 5 với lãi suất 5%/năm: 6.268.209$; (6) A phải thanh
toán bổ sung cho CSH của B vào ngày 31/12/X1 1.000.000 $ nếu lợi nhuận của B trong năm X1
đạt trên 5.000.000$; cho biết khả năng xác suất B đạt lợi nhuận trên 5.000.000$ là 60% và Chi
phí vốn của A và chủ sở hữu của B lần lượt là 5%/năm và 7%/năm. Giá trị khoản đầu tư vào
Công ty con S (consideration) là:
A. 17.597.638 $ B. 17.096.001 $ C. 17.225.867 $ D. 16.668.209 $
26 Trong suốt tháng 1 năm 20X5, P đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cty S. Vào ngày 1/2/20X5 P đã hoàn
tất mua 80% lợi ích của S từ chủ sở hữu của cty S. Trong tháng 1/20X5, tại cty P có các giao
dịch phát sinh sau đây: (1)Chi tiền mặt trả cho tư vấn để tìm hiểu về S: 100.000$; (2) Phát hành
5.000.000 cổ phiếu cho CSH của S, mệnh giá 2$/CP, giá trị hợp lý là 3$/CP; (3)Chi trả lương
cho quản lý phát triển kinh doanh trong tháng 1/20X5: 25.000$; (4) Chi phí đi lại/ lưu trú chi trả
cho quản lý phát triển kinh doanh liên quan đến mua cty S:5.000$; (5) Chi tiền mặt trả cho phí
pháp lý của giao dịch là 20.000, (6) Gánh chịu một khoản nợ phải trả ngắn hạn của chủ sở hữu
của S là 250.000$; (7) Chi phí đăng ký giao dịch: 12.000 $. Giá trị khoản đầu tư vào công ty S
là:
A. 15.250.000 $ B. 15.262.000 $ C. 15.282.000 $ D. 10.302.000 $
27. Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến các giao dịch xẩy
ra vào/hay trước ngày mua (1/7/20X0): (1) Chi tiền trả cho cổ đông của B là 1.000.000$; (2) Giá
trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 5.400.000 $, mênh giá số
cổ phiếu này là: 3.400.000$, (3) Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 70.000$; (4) Khoản
thanh toán trả chậm cho CĐ của B vào cuối năm thứ ba là 6.000.000$, cho biết: Chi phí vốn của
A và chủ sở hữu của B lần lượt là 5%/năm và 7%/năm, (5) A phải thanh toán bổ sung cho CSH
của B vào ngày 31/12/X1 1.000.000 $ nếu lợi nhuận của B trong năm X1 đạt trên 2.000.000$,
Khả năng xác suất B đạt lợi nhuận trên 2.000.000$ là 70%. (6) Giá trị hợp lý và giá trị sổ sách
tòa nhà mà A chuyển cho chủ sở hữu của B lần lượt là 2.000.000$ và 1.500.000 $; (7)Chi phí
thẩm định giá là 130.000$. Giá trị khoản đầu tư của Cty A vào B là:
A. 14.323.367 $ B. 14.233.626 $ C. 14.535.407 $ D. 11.319.692 $
28-Giá phí hợp nhất kinh doanh khi Công ty M mua 70% cổ phần của Công ty C để đạt quyền
kiểm soát công ty này là 230 tỷ đồng. Tài sản thuần (chưa tính ảnh hưởng của thuế) của công ty

5/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

C theo giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý lần lượt là 200 tỷ đồng và 280 tỷ đồng. Thuế suất 20%. Lợi
thế thương mại và lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát ngày mua theo phương pháp
tỷ lệ lần lượt là:
A. 45,2 tỷ đồng & 79,2 tỷ đồng B. 34 tỷ đồng & 84 tỷ đồng
C.79,2 tỷ đồng & 45,2 tỷ đồng D. 84 tỷ đồng & 34 tỷ đồng
29. Ngày 1/2/20X0, Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến
các giao dịch xẩy ra vào/hay trước ngày mua: (1) Chi tiền trả cho cổ đông của B là 100.000$; (2)
Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 5.000.000 $, mênh giá
số cổ phiếu này là: 4.500.000$, (3) Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 20.000$; (4)
Khoản thanh toán trả chậm cho CĐ của B sau hai năm là 1.000.000$, cho biết: Chi phí vốn của
A và chủ sở hữu của B lần lượt là 5%/năm và 6%/năm, (5) A sẽ nhận được bồi thường từ CSH
của B 500.000 $ sau 2 năm nếu lợi nhuận của B không đạt trên 1.000.000$, khả năng xác suất B
đạt lợi nhuận không đạt 1.000.000$ là 70%. (6) Chi phí thẩm định giá là 150.000$. Phát biểu
nào sau đây là đúng:
A. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 5.695.531 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 150.000 $
B. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 5.672.536 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 150.000 $
C. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 5.672.536 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 170.000 $
D. Giá phí hợp nhất kinh doanh: 5.695.531 $ và chi phí ghi nhận trong kỳ 20X0 là 170.000 $
30.Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 80% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 150 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 70 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 20 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị
hợp lý ngoại một khoản nợ tiềm tàng và dự án phát triển chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý lần
lượt là là 5 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Lợi thế thương
mại và NCI ngày mua theo phương pháp tỷ lệ là:
A. 76,72 tỷ đồng và 18,32 tỷ đồng B. 79,28 tỷ đồng và 17,68 tỷ đồng
C. 70,32 tỷ đồng và 19,92 tỷ đồng D. 85,68 tỷ đồng và 16,08 tỷ đồng
31. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 75% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 250 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 150 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 50 tỷ đồng, và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại dự án nghiên cứu có giá trị
hợp lý là 20 tỷ chưa được ghi nhận. Giá trị hợp lý 25% cổ phiếu của CĐ không kiểm soát là 75 tỷ
đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Lợi thế thương mại phương pháp giá trị
hợp lý là:
A. 104 tỷ đồng B. 103 tỷ đồng C. 105,25 tỷ đồng D. 112 tỷ đồng
32.Ngày 01/01/2020, công ty M mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty C với giá mua 200 tỷ
đồng. Vào ngày mua này: (i) toàn bộ các tài sản và nợ phải trả của công ty C đều được ghi nhận

6/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

theo giá trị hợp lý, ngoại trừ một lô hàng tồn kho có giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ là 10 tỷ
đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%; và (ii) vốn chủ sở hữu của công ty C bao
gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu là 100 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối là 20 tỷ đồng. Lợi
thế thương mại và lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát (NCI)vào ngày công ty M
kiểm soát công ty C theo phương pháp tỷ lệ là:
A. 84,8 tỷ đồng & 12,8 tỷ đồng B. 99,2 tỷ đồng & 11,2 tỷ đồng
C. 84,8 tỷ đồng & 11,8 tỷ đồng D. 83 tỷ đồng & 13 tỷ đồng
33.Ngày 01/5/2020, công ty P mua lại toàn bộ cổ phần của công ty T với giá 200.000 CU. Thông
tin tài chính trích ngang của công ty T tại ngày mua được trình bày trên bảng cân đối kế toán như
sau: (i) Vốn cổ phần: 160.000 CU, (ii) Lợi nhuận giữ lại: 40.000 CU; (iii) Quỹ dự phòng chung:
15.000 CU. Ngoài ra, công ty T còn 1 tài sản vô hình chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là
10.000CU. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Lợi thế thương mại/hay thu nhập mua rẻ
của nhà đầu tư P là:
A. Lợi thế thương mại: 23.000CU B. Thu nhập mua rẻ: 23.000 CU
C. Lợi thế thương mại: 15.000CU D. Thu nhập mua rẻ: 15.000 CU
34. Ngày 1/10/2020, công ty P đạt quyền kiểm soát công ty S sau khi mua 70% cổ phiếu phổ
thông của công ty S. Vào ngày này, các chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ tài sản
thuần của công ty S bao gồm: Thiết bị sản xuất có giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ 10.000 $;
Hàng tồn kho có giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ 6.000$ và khoản dự phòng nợ phải trả có giá
trị hợp lý 10.000 $ chưa được ghi sổ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Phần lợi ích
của cổ đông tập đoàn trong chênh lệch giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty S vào ngày mua là:
A. Tăng 7.840 $ B. Giảm 7.840 $ C. Tăng 9.800$ D. Giảm 9.800 $
35. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 100% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 100 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 40 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 10 tỷ đồng và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại trừ tài sản cố định hữu hình có
giá trị hợp lý là 5 tỷ đồng (nguyên giá là 3,5 tỷ đồng, hao mòn lũy kế 1,5 tỷ đồng). Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Lợi thế thương mại ngày mua là:
A. 42,6 tỷ đồng B. 42 tỷ đồng C. 47,6 tỷ đồng D. 47,4 tỷ đồng
36. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 100% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 150 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 50 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 10 tỷ đồng và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại trừ hàng tồn kho có giá trị hợp
lý là 3 tỷ đồng, giá trị ghi sổ là 4 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Lợi
thế thương mại ngày mua là:
A. 86 tỷ đồng B. 90,8 tỷ đồng C. 84,2 tỷ đồng D. 85,8 tỷ đồng

7/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

37. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 75% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 250 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 150 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 50 tỷ đồng, và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại dự án nghiên cứu có giá trị
hợp lý là 20 tỷ chưa được ghi nhận. Giá trị hợp lý 25% cổ phiếu của CĐ không kiểm soát là 75 tỷ
đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Lợi thế thương mại phương pháp giá trị
hợp lý là:
A. 104 tỷ đồng B. 103 tỷ đồng C. 105,25 tỷ đồng D. 112 tỷ đồng
38.Ngày 1/1/X0, công ty A mua 60% vốn cổ phần trong công ty B, giá mua 330 tỉ đồng và có
quyền kiểm soát cty B. Tại ngày mua có thông tin sau: Vốn đầu tư chủ sở hữu 350 tỉ đồng, Lợi
nhuận chưa phân phối 50 tỉ đồng. Ngoài ra có một TSCĐ vô hình thỏa mãn điều kiện ghi nhận
riêng lẻ là 100 tỉ đồng, nhưng B chưa ghi nhận. Không xét ảnh hưởng của thuế. Cho biết giá trị
hợp lý 40% cổ phần của bên không kiểm soát là 220 tỷ đồng, Lợi thế thương mại tính theo
phương pháp toàn bộ:
A. 30 tỷ B. 50 tỷ C. 33 tỷ D. 70 tỷ
39. Ngày 1/1/X0, công ty P mua 70% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 200 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 150 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 50 tỷ đồng, và Thặng dư đánh giá lại tài sản (OCI) là 5 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ
phải trả của công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại một khoản nợ tiềm tàng có giá
trị hợp lý là 10 tỷ chưa được ghi nhận. Giá trị hợp lý 30% cổ phiếu của cổ đông không kiểm soát
là 70 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Lợi thế thương mại phương pháp
tỷ lệ và giá trị hợp lý lần lượt:
A. 72,5 tỷ đồng và 61,75 tỷ đồng B. 61,75 tỷ đồng và 72,5 tỷ đồng
C. 51,25 tỷ đồng và 57,5 tỷ đồng D. 57,5 tỷ đồng và 51,25 tỷ đồng
40. Ngày 1/1/X0, công ty P mua lại 70% cổ phiếu phổ thông của công ty S với giá 100 tỷ đồng.
Vào ngày này, vốn chủ sổ hữu của công ty S bao gồm: Vốn góp cổ phần: 100 tỷ đồng, lợi nhuận
giữ lại: 40 tỷ đồng, và Qũy dự phòng tài chính là 10 tỷ đồng. Tất cả các tài sản và nợ phải trả của
công ty S đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý ngoại hàng tồn kho có giá trị ghi sổ và giá trị hợp
lý lần lượt là 2 tỷ và 1,5 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Phát biểu nào
sau đây đúng:
A. Lợi thế thương mại của cổ đông tập đoàn vào ngày mua là 4,72 tỷ đồng
B. Thu nhập mua rẻ được ghi nhận vào thu nhập kỳ báo cáo là 4,72 tỷ đồng
C. Thu nhập mua rẻ được ghi giảm giá trị khoản đầu tư là 4,72 tỷ đồng
D. Lợi thế thương mại toàn bộ vào ngày mua là 4,72 tỷ đồng
B. Bài tập tự luận (sách TAN- Chapter3 –IFRS 3:

Bài 2.1. P3.1. Giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)

8/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

Ngày 1/7/20X3, Cty A mua đã đạt được quyền kiểm soát công ty B sau khi thực hiện các giao
dịch sau:
1. Chi tiền trả cho cổ đông của B là 4.000.000$
2. Vay ngân hàng để tài trợ cho giao dịch mua cty B: 3.200.000$
3. Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 5.000.000 $
4. Giá trị sổ sách số cổ phiếu do cty A phát hành trả cho CSH của B là: 4.000.000$
5. Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 40.000$
6. Khoản thanh toán trả chậm vào cuối năm thứ năm là 8.000.000$
7. Giá trị hiện tại khoản nợ phải thanh toán vào cuối năm thứ 5 với lãi suất 5%/năm: 6.268.209
$
Yêu cầu: Hãy ghi nhận (các bút toán) trên sổ sách của Cty A các giao dịch trên
Bài 2.2. P 3.2. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh (consideration)
Vào ngày 1/1/20X6, P mua 80% cổ phiếu của S thông qua các giao dịch với chủ sở hữu của S
như sau:
1. P phát hành 1.200.000 cổ phiếu cho chủ sở hữu của S
2. Chi tiền mặt thanh toán cho CSH của S: 500.000 $
3. Gánh chịu một khoản nợ phải trả sẽ thanh toán sau 5 năm là 1.000.000$.
4. Chi tiền mặt trả cho tư vấn là 20.000$
5. Chi tiền mặt trả phí cho phát hành cổ phiếu là 5.000$
6. Chuyển cho CSH của S một thiết bị: giá trị sổ sách là 40.000$; giá trị hợp lý là 50.000$.
7. Chủ sở hữu của S phải trả cho P 300.000$ nếu trong hai năm 20X6 & 20X7 lợi nhuận mỗi
năm của S đạt dưới 1.000.000$.
Thông tin bổ sung:
- Số lượng cổ phiếu của P trước khi phát hành mới là : 2.000.000 CP
- Số lượng cổ phiếu của S vào ngày mua là: 1.800.000CP
- Lợi nhuận bình quân của S trong năm năm gần đây lớn hơn 1.500.000$. Ngoài ra, chưa có
dấu hiệu nào cho thấy lợi nhuận của S sẽ giảm trong tương lai.
- Lãi suất thực của P là 5%/năm
- Vào ngày mua (giao dịch): Giá trị hợp lý lợi ích (toàn bộ VCSH-Cổ phiếu) của P và S lần
lượt là 4.000.000$ & 3.200.000$. Giá trị hợp lý VCSH của S bao gồm cả giá trị hợp lý
goodwill và tài sản thuần có thể xác định được của S. Giá trị hợp lý VCSH của P bao gồm
ảnh hưởng giao dịch mua S. Giá trị hợp lý lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát
của S là 640.000.
- Giá trị ghi sổ & giá trị hợp lý tài sản thuần cùa S vào ngày 1/1/20X6 như sau:

Giá trị ghi sổ ($) Giá trị hợp lý($)


TSCĐ vô hình 0 700.000
Các tài sản khác 2.500.000 2.500.000

9/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

Nợ phải trả (500.000) (500.000)


Tài sản thuần 2.000.000 2.700.000
Thuết suất: 20% áp dụng cho điều chỉnh giá trị hợp lý
Yêu cầu: Xác định giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh) trong hai tình
huống sau:
1. Giá trị hợp lý cổ phiếu của P đo lường đáng tin cậy hơn lợi ích của S.
2. Giá trị hợp lý lợi ích của S đo lường đáng tin cậy hơn cổ phiếu của P.
3. Tiếp tục tình huống 1: hãy xác định và định khoản giao dịch hợp nhất kinh doanh trên sổ kế
toán của P. Hãy trình bày bút toán giảm khoản đầu tư vào S trên sổ hợp nhất.
Bài 2.3. P.3.3. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh
Trong suốt tháng 1 năm 20X5, P đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cty S. Vào ngày 1/2/20X5 P đã hoàn tất
mua 80% lợi ích của S từ cty V (đang là chủ sỡ hữu của cty S). Trong tháng 1/20X5, tại cty P có
các giao dịch phát sinh sau đây:
1. Chi tiền mặt trả cho tư vấn để tìm hiểu về S: 200.000$
2. Số lượng cổ phiếu phát hành cho Cty V: 6.000.000 CP
3. Giá trị hợp lý cổ phiếu của P vào ngày phát hành mới được đo lường đáng tin cậy: 3$/CP
4. Chi trả lương cho quản lý phát triển kinh doanh trong tháng 1/20X5: 20.000$
5. Chi phí đi lại/ lưu trú chi trả cho quản lý phát triển kinh doanh liên quan đến mua cty S:
15.000 $.
6. Phải trả cho V một khoản tiền sau năm năm là 1.000.000 $. Lãi suất 5%/năm.
7. Chi tiền mặt trả cho phí pháp lý của giao dịch là 30.000.
8. Gánh chịu một khoản nợ phải trả ngắn hạn của V: 200.000$.
9. Chi phí đăng ký giao dịch: 10.000 $
Các thông tin chi tiết khác về Cty S tại ngày 1/2/20X5:
- Vốn cổ phần: 4.000.000 $
- Lợi nhuận giữ lại: 5.600.000$
- Các quỹ khác: 1.200.000 $
- Tất cả các tài sản & nợ phải trả của S có giá trị sổ sách bằng giá trị hợp lý trừ TSCĐ vô hình
là chi phí phát triển chưa ghi nhận có giá trị hợp lý là 2.000.000$.
Yêu cầu:
1. Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh
2. Trình bày các bút toán trên sổ kế toán của P các giao dịch trên
3. Nêu các bút toán ngày mua trên sổ hợp nhất
Cho biết:
- Thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ vô hình chưa ghi nhận là 5 năm kể từ 1/2/20X5
- GTHL của NCI ngày 1/2/20X5 là 4.700.000$

10/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

- Năm tài chính kết thúc ngày 31/12. Thuế suất 20%. Ghi nhận ành hưởng của thuế đến điều
chỉnh giá trị hợp lý.
Bài 2.4. P.3.4. Giá trị hợp lý khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)
Cty A đạt được quyền kiểm soát cty B. Các thông tin sau đây liên quan đến các giao dịch xẩy ra
vào/hay trước ngày mua (1/7/20X0):
1. Chi tiền trả cho cổ đông của B là 4.000.000$
2. Vay ngân hàng để tài trợ cho giao dịch mua cty B: 5.000.000$
3. Giá trị hợp lý số cổ phiếu do Cty A phát hành cho các chủ sở hữu của B: 6.400.000 $
4. Giá trị sổ sách số cổ phiếu do cty A phát hành trả cho CSH của B là: 3.600.000$
5. Cho phí phát hành cổ phiếu chi bằng tiền là: 90.000$
6. Khoản thanh toán trả chậm vào cuối năm thứ năm là 8.000.000$
7. Giá trị hiện tại khoản nợ phải thanh toán vào cuối năm thứ 5 với lãi suất 5%/năm: 6.268.209$
8. A phải thanh toán bổ sung cho CSH của B vào ngày 31/12/X1 1.000.000 $ nếu lợi nhuận của
B trong năm X1 đạt trên 5.000.000$. Khả năng xác suất B đạt lợi nhuận trên 5.000.000$ là
60%.
9. Chi phí vốn của A và chủ sở hữu của B lần lược là 5%/năm và 7%/năm
10. Lợi nhuận năm X1 B đạt được là 4.000.000 $.
11. Giá trị hợp lý và giá trị sổ sách tòa nhà mà A chuyển cho chủ sở hữu của B lần lượt là
6.000.000$ và 5.500.000 $
12. Chi phí thẩm định giá là 130.000$
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12
Yêu cầu:
1. Trình bày các bút toàn trên sổ kế toàn của A các giao dịch phát sinh ngày 1/7/X0
2. Lập bảng phân bổ khoản thanh toán trả chậm (nợ phải trả dài hạn) từ ngày 1/7/X0 đến
30/6/X5
3. Nêu bút toán ghi nhận lãi của khoản nợ phải trả dài hạn cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/X1
4. Nêu bút toàn ghi nhận khi kết thúc thời gian xem xét khoản thanh toán tiềm tang là ngày
31/12/X1.
Bài 2.5. P3.5. Các hình thức hợp nhất kinh doanh
Ngày 1/1/X1, P mua cty S và thanh toán bằng cách phát hành cổ phiếu. Vào ngày mua, số lượng
cổ phiếu này có giá trị hợp lý là 700.000$. P có hai cách lựa chọn sau:
a) P mua 100% tài sản thuần của S (bao gồm cả tiền) thông qua thỏa thuận mua với cty S
b) P mua 100% lợi ích của S từ chủ sở hữu của cty này.
Tài sản thuần của P và S vào ngày 1/1/X1 (thuế suất 20%) như sau (ĐVT: $):

P( giá trị ghi sổ) S(Giá trị ghi sổ) S( giá trị hợp lý)

11/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

TSCĐ vô hình (từ hợp đồng) 30.000


Đầu tư vào cty S 700.000
TSCĐ hữu hình 420.000 300.000 350.000
Hàng tồn kho 130.000 40.000 60.000
Nợ phải thu 200.000 100.000 90.000
Tiền 100.000 20.000 20.000
Nợ phải trả (150.000) (80.000) (80.000)
Tài sản thuần 1.400.000 380.000 470.000
Vốn góp cổ phần 700.000 200.000
Lợi nhuận giữ lại 700.000 180.000
Vốn chủ sở hữu 1.400.000 380.000 470.000
Yêu cầu:
1. Trình bày bút toán ghi sổ (báo cáo tài chính riêng) của P giao dịch mua tài sản thuần của S
ngày 1/1/X1 (tình huống a)
2. Trình bày bút toán ghi sổ (báo cáo tài chính riêng) của P giao dịch mua lợi ích cty S ngày
1/1/X1 (tình huống b)
3. Với tình huống 2, hãy hoàn thành sổ hợp nhất sau đây để lập BCTCHN của tập đoàn ngày
1/1/X1

P( GTGS) S(GTGS) Nợ Có Tổng


Đầu tư vào cty S 700.000
TSCĐ hữu hình 420.000 300.000
Hàng tồn kho 130.000 40.000
Nợ phải thu 200.000 100.000
Tiền 100.000 20.000
Nợ phải trả (150.000) (80.000)
Tài sản thuần 1.400.000 380.000
Vốn góp cổ phần 700.000 200.000
Lợi nhuận giữ lại 700.000 180.000
Vốn chủ sở hữu 1.400.000 380.000

Bài 2.6. P3.6. Giá trị hợp lý các khoản thanh toán (giá phí hợp nhất kinh doanh)
Ngày 1/1/X1, theo hợp đồng, P mua tài sản thuần của Cty T với các giao dịch phát sinh như sau:

12/13
THUHIEN-UEH-KTQT3-C2

1. Chi tiền thanh toàn cho T: 1.000.000$


2. Vay ngân hàng để tài trợ tiền mua cty T: 400.000$
3. Giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ khu đất chuyển cho T lần lượt là 2.000.000$ và 800.000 $.
4. Chi tiền mặt cho phí làm hợp đồng là 40.000 $
5. P sẽ được bồi hoàn sau năm năm 1.200.000$ nếu T không đạt được mụa tiêu lợi nhuận. P
ước tính khả năng nhận được số tiền bồi hoàn này là 50%. Chi phí vốn của T và P lần lượt là
5% và 3%.
Giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý tài sản thuần của T vào ngày mua như sau ($):

GTGS GTHL
Hàng tồn kho 100.000 156.000
TSCĐ vô hình 0 25.000
Tài sản thuần khác 1.665.000 1.665.000
Tổng 1.765.000 1.846.000
Yêu cầu:
1. Ghi sổ kế toán của P các bút toán liên quan đến giao dịch mua cho năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/X1.
2. Nêu các bút toán liên quan giao dịch mua cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X2
3. Giả sử vào cuối năm thứ 5, T đạt lợi nhuận mục tiêu, hãy trình bày bút toán liên quan đến
khoản thanh toán tiềm tàng.

13/13

You might also like