You are on page 1of 2

Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của

quốc gia khác


I. Khái quát về cơ sở pháp lý và đặc điểm :
1. Sự hình thành nguyên tắc:
- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ cách mạng tư sản cuối thế kỷ
thứ 18, với tiền đề là quy định trong bản Hiến pháp của nhà nước tư sản
Pháp. Tuy nhiên, những quy định liên quan đến vấn đề này thời kỳ đó còn
rất nhiều hạn chế, chưa được thừa nhận rộng rãi là nguyên tắc chung của
cộng đồng quốc tế.
- Đến năm 1945, Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên trong lịch sử nhân
loại đã ghi nhận “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
khác” là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

2. Can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác :


Việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo 2 cách
là can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp:
- Can thiệp trực tiếp là việc một (hoặc một nhóm) quốc gia dùng áp lực quân
sự, chính trị, kinh tế…và các biện pháp khác nhằm khống chế quốc gia khác
trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền nhằm ép buộc quốc gia đó
phụ thuộc vào mình.
- Can thiệp gián tiếp là các biện pháp quân sự, kinh tế…do quốc gia tổ chức,
khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm vào mục đích lật đổ
chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội của nước này.
3. Đặc điểm :
Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay
nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình.
Về nguyên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh các vấn đề thuộc nội bộ quốc gia. Do
đó, bất kỳ biện pháp nào mà các quốc gia hay tổ chức quốc tế sử dụng để cản trở
chủ thể của luật quốc tế giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của
mình đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
- Tính bắt buộc chung: đây là quy phạm mệnh lệnh, có giá trị cao nhất, bắt
buộc đối với mọi chủ thể tham gia vào mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. chúng
là cơ sở để xây dựng các quy phạm điều ước và tập quán, là tiêu chí để xác định
tính hợp pháp của các quy pham luật quốc tế
- Tính phổ biến( được thừa nhận rộng rãi): các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế được các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế thừa nhận một cách rộng rãi
và được ghi nhận trong các văn bản pháp lí quan trọng. Giá tri phổ biến của các
nguyên tắc này thể hiện qua việc các chủ thể luật quốc tế công nhận rộng rãi và
không bàn cãi về nội dung và trò của chúng.
- Tính bao trùm: nội dung của các nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là các nguyên tắc của
luật quốc tế được giải thích và áp dụng thống nhất, bắt buộc trong các quan hệ về
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật… Bao trùm mọi lĩnh vực hợp tác giữa
các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế.
- Tính kế thừa: một mặt, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không được
hình thành cùng 1 lúc. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của luật quốc tế, những
nội dung phản động, lạc hậu bị loại bỏ và những nội dung tiến bộ, dân chủ được
ghi nhận và bổ sung.
- Tính tương hỗ: các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu và áp
dụng trong một chỉnh thể và giữa chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên
tắc này là hệ quả và là sự đảm bảo cho nguyên tắc khác.

You might also like