You are on page 1of 5

Họ và tên: Lê Trần Minh Thạnh

Lớp: TM46B1

MSSV: 2153801011196

BÀI KIỂM TRA ĐIỂM 40%

Môn: Luật Hành chính

Đề:

Câu 1: Những trường hợp không áp dụng xử lý kỉ luật theo quy định hiện hành và ý nghĩa
của chúng.

Câu 2: Hãy chứng minh các biện pháp xử lý hành chính là cái biện pháp cưỡng chế hành
chính đặc biệt.

Bài làm

Câu 1:

- Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức căn cứ
vào khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2019):
“Điều 80: Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình
thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.”

- Trường hợp đối với Viên chức căn cứ vào Khoản 2 Điều 53 Luật Viên chức:
“Điều 53: Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai
trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.”

Ý nghĩa: Nếu áp dụng thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật trong các trường hợp trên đồng
nghĩa với việc sẽ bỏ qua những hành vi vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng đối với

cán bộ, công chức và viên chức. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật nhằm ràng buộc người

có thẩm quyền phải tiến hành xử lý kỷ luật, phải có trách nhiệm xử lý kỷ luật, tránh trường
hợp bao che, đồng thời nhanh chóng ổn định tình hình cơ quan. Người vi phạm sẽ không bị
áp dụng các hình thức xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả  Biện
pháp khắc phục hậu quả có tính cưỡng chế rất lớn.
Ý nghĩa của Biện pháp khắc phục hậu quả: Nhằm khôi phục triệt để các hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra, trả lại trật tự quản lý hành chính đúng tình trạng trước khi vi
phạm

Câu 2: Các biện pháp xử lý hành chính là cái biện pháp cưỡng chế hành chính đặc
biệt vì:

* Đối tượng áp dụng: Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một
trong các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; bị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng; áp dụng biện pháp dưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính là cá nhân. Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước
ngoài.

* Tính chất: bắt buộc, cưỡng chế

* Thẩm quyền:

- Người có thẩm quyền quy định vi phạm hành chính bao gồm:

+ Quốc hội

+ UBTVQH

+ Chính phủ
+ HĐND thành phố trực thuộc TW (chỉ được quy định mức phạt tiền cao hơn gấp hai lần
so với mức quy định chung trên ba lĩnh vực: ATGT đường bộ, môi trường, trật tự an toàn
xã hội)

- Một số nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

+ Thẩm quyền phạt tiền: Được xác định dựa vào mức cao nhất của khung tiền phạt. Nếu
mức cao nhất của khung tiền phạt bằng hoặc thấp hơn mức phạt tiền cao nhất được luật quy
định cho một chủ thể thì chủ thể đó có quyền xử phạt.

+ Thẩm quyền giải quyết đối với toàn vụ việc với các hình thức và biện pháp xử lý khác
nhau: Một chủ thể có thẩm quyền xử phạt toàn vụ việc khi được quyền áp dụng tất cả các
hình thức và biện pháp, chỉ cần 1 hình thức vượt quyền thì người đó không có thầm quyền
xử phạt vụ đó.

+ Một số nguyên tắc xác định thẩm quyền khác:

Thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp: UBND các cấp được phạt mọi ngành, mọi lĩnh
vực trên phạm vi lãnh thổ theo thẩm quyền được quy định

Thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành: Được phạt ngành lĩnh vực mình quản lý
và những ngành có liên quan.

Khi một người thực hiện nhiều hành vi khác nhau: Nếu trong cùng một lĩnh vực thì cơ
quan chuyên ngành có thể phạt. Nếu các hành vi thuộc các lĩnh vực khác nhau thì chuyển
toàn bộ vụ việc về cho Chủ tịch UBND

Khi một người thực hiện một hành vi thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan: Cơ quan nào
thụ lý trước thì cơ quan đó có thẩm quyền xử phạt. Thụ lý ở đây phải thông qua bước đầu
tiên là lập biên bản vi phạm

- Trình tự áp dụng:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58)

Lưu ý về trường hợp người vi phạm không ký tên vào biên bản: Biên bản vẫn có giá trị

khi áp dụng các điều kiện tại Điều 58.

Bước 2: Xác minh, giải trình (Điều 59, Điều 61)

Điều kiện giải trình: Điều 61


Bước 3:

+ Thời hạn: 07 ngày đối với vụ việc đơn giản và 30 ngày đối với vụ việc phức tạp, 60 ngày
đối với những vi phạm phức tạp được gia hạn thêm.

Nếu hết thời hạn thì không được phạt nữa nhưng được áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả.

+ Hiệu lực: Quyết định xử phạt có hiệu lực ngay sau khi ký, trừ trường hợp pháp luật quy
định khác.

Bước 4: Trao quyết định xử phạt cho người vi phạm:

Bước 5: Chấp hành quyết định xử phạt

+ Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt: 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

+ Chuyển…: Một người cư trú ở địa phương này nhưng vi phạm ở địa phương khác thì có
thể chuyển quyết định xử phạt về nơi cư trú để chấp hành.

+ Thu tiền phạt tại chỗ: Nếu xử phạt tại vùng xa xôi hẻo lánh, trên sông trên biển thì được
thu tiền phạt tại chỗ.

Bước 6: Cưỡng chế thi hành QĐXP:

+ Điều kiện cưỡng chế: Hết thời hạn chấp hành nhưng không chấp hành

+ Thời hạn cưỡng chế: 01 năm tính từ ngày ra quyết định xử phạt.

Nếu đã hết thời hạn cưỡng chế thì không được cưỡng chế nữa, chỉ được áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả.

+ Các biện pháp cưỡng chế: Trừ lương, trừ tại tài khoản mở tại Ngân hàng, kê biên tài sản
bán đấu giá, buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Trách nhiệm của tổ chức tín dụng: Ngân hàng phải phối hợp để trích chuyển đến Kho bạc
Nhà nước

Điều đặc biệt của biện pháp này chính là nằm ở tính cưỡng chế, một biện pháp cưỡng chế
với phương án hạn chế sự tự do của những người vi phạm hành chính. Đánh vào nhu cầu
cơ bản nhất của con người như vậy, các biện pháp cưỡng chế khác mang trong mình tính
cưỡng chế cao nhất và đạt được hiệu quả. Các biện pháp xử lý vi phạm là biện pháp được
kết hợp bởi nhiều phương án xử lý vi phạm khác nhau nhằm tạo nên những hiệu quả nhất
định trong công tác xử lý những vi phạm hành chính. Với mỗi đối tượng vi phạm hành
chính thì sẽ được áp dụng một hoặc nhiều biện pháp phù hợp nhằm mang đến những hiệu
quả nhất định. Những biện pháp này đều đúng với những quy định của pháp luật và được
các cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

You might also like