You are on page 1of 31

CHUYÊN ĐỀ THAM DỰ HỘI THẢO DH ĐBBB

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

NHÓM VIIB VÀ VIIIB

1
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC....................................................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................4
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................5
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................................5
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................5
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ QUAN TRỌNG NHÓM VIIB
VÀ MỘT VÀI ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG .....................................7
I.1. Mangan và một số hợp chất của mangan....................................................................7
I.2. Một số ứng dụng quan trọng liên quan đến hợp chất của mangan..............................9
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ QUAN TRỌNG NHÓM
VIIIB VÀ MỘT VÀI ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG .........................11
II.1 Sắt và một số hợp chất của sắt...................................................................................11
II.2. Platin và một số hợp chất của platin.........................................................................12
II.3. Niken và một số hợp chất của niken.........................................................................13
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIB,
VIIIB............................................................................................................................... 14
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................31

2
PHẦN I

3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vào thế kỉ 12 TCN, loài người bắt đầu một thời kì mới trong khảo cổ học, thời đại đồ sắt.
Đó là một thời đại mà các nền văn minh Trung Đông cổ đại, Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại
bắt đầu sử dụng các công cụ trong sản xuất nông nghiệp cũng như một số vũ khí làm bằng
sắt. Độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy cao của sắt cũng như sự phổ biến của các loại quặng sắt
làm cho sắt rẻ hơn, được tìm kiếm nhiều hơn so với đồ đồng và dễ dàng trở thành kim loại
được sử dụng phổ biến nhất. Chính những sự thay đổi lớn lao được mang lại từ sự có mặt của
sắt trong nền văn minh nhân loại, thời cổ đại cũng chính thức kết thúc. Điều đó cho thấy sắt
đã đóng góp một vai trò lớn đến chừng nào.

Mái lợp thời đại đồ sắt, trang trại Một cái tram thời đồ sắt được tìm thấy ở
Butser, Hampshire, Vương quốc Anh UK (University of Leicester ©)

Hình 1: Một số dụng cụ trong thời đại đồ sắt


Trải qua một thời kì tương đối dài không đòi hỏi nhiều về sự thay đổi vật liệu, mọi thứ đã
hoàn toàn thay đổi bởi các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Sự phát minh ra máy hơi nước
cũng như các động cơ đòi hỏi độ tinh vi cao hơn, sức chịu đựng tốt hơn trước các tác động
khi vận hành trong các môi trường khắc nghiệt đã đòi hỏi các kim loại khác với các tính năng
ưu việt hơn. Có thể kể ra một số kim loại như crôm, kẽm mangan, cobalt, niken, paladi,
platin.
Để giới thiệu đến học sinh chuyên hoá lược sử về một số kim loại quan trọng được nói đến
ở trên cũng như một số vấn đề hoá lí liên quan, chúng tôi viết chuyên đề: Xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập về các nguyên tố hoá học nhóm VIIB và VIIIB. Đây cũng là nhóm chứa phần
lớn các nguyên tố kim loại đã được đề cập ở trên.
4
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập về các nguyên tố hoá học
nhóm VIIB và VIIIB” nhằm các mục đích bồi dưỡng cho các bạn học sinh yêu thích môn hoá
học ở cấp THPT những kiến thức quan trọng và hữu ích về các nguyên tố kim loại nhóm
VIIB, VIIIB.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống kiến thức, bài tập nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh giỏi
Hoá học chủ yếu ở trường chuyên liên quan đến các nguyên tố nhóm VIIB, VIIIB trong bảng
tuần hoàn.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng thành công hệ thống lí thuyết và bài tập từ cơ bản đến nâng cao, từ lí thuyết
đến thực tiễn một cách có hệ thống thì học sinh sẽ dễ dàng lĩnh hội các kiến thức về các
nguyên tố hoá học nhóm VIIB và VIIIB. Khi đó, các em sẽ có nhiều hứng thú hơn trong học
tập và có cơ hội đạt được những kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực.
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống kiến thức, bài tập bồi dưỡng cho học sinh lớp chuyên, đội tuyển học sinh giỏi
môn Hoá học phần kim loại nhóm VIIB, VIIIB.
Đề xuất phương pháp giải bài tập phần kim loại nhóm VIIB, VIIIB. nhằm tổ chức, bồi
dưỡng cho lớp chuyên Hoá, học sinh giỏi Hoá học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung kiến thức Hoá học phần kim loại nhóm VIIB, VIIIB.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ đề ra nhiệm vụ phát triển tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học
sinh thông qua việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập và phương pháp giải
phần kim loại nhóm VIIB, VIIIB có chất lượng, đồng thời sử dụng chúng một cách thích hợp,
hiệu quả nhất.

5
PHẦN II

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ QUAN TRỌNG NHÓM VIIB
VÀ MỘT VÀI ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG
I.1. TÍNH CHẤT CỦA MANGAN VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NÓ
I.1.1. Mangan - Mn
Mangan là kim loại màu trắng bạc hoặc xám nhạt, cứng và giòn hơn sắt. Mangan phản ứng
được với hơi nước, axit, halogen, oxi, lưu huỳnh.

Mn(bột) + 2H2O(hơi) Mn(OH)2 + H2


Mn(bột) + 2HCl(loãng)  MnCl2 + H2 
Mn + H2SO4(loãng)  MnSO4 + H2
Mn + 2H2SO4(loãng)  MnSO4 + SO2  + 2H2O
3Mn + 8HNO3(loãng, nguội)  3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Mn + O2 MnO2

Mn + S MnS
I.1.2. Mangan đioxit - MnO2
Mangan đioxit là chất rắn màu nâu đen, phân huỷ khi đun nóng, không phản ứng với nước
nhưng tan trong axit đặc. Mangan đioxit vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử.
MnO2 + 4HCl(đặc)  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

4MnO2 + 6H2SO4(đặc) 2Mn2(SO4)3 + O2  + 6H2O

2MnO2 + 2H2SO4(đặc) MnSO4 + O2  + 2H2O


MnO2 + KNO3 + 2KOH  K2MnO4 + KNO2 + H2O
Trong tự nhiên, mangan đioxit có mặt ở trong khoáng pyroluzit.
I.1.3. Mangan (II) sunfat - MnSO4
Mangan (II) sunfat khan là chất rắn màu trắng, chuyển sang màu hổng-đỏ khi ngậm nước,
nóng chảy và phân huỷ khi bị nung nóng. Nó là chất khử yếu, dễ dàng phản ứng với các
chất oxi hoá điển hình.

3MnSO4 Mn3O4 + 2SO3 + SO2


MnSO4 + 2NaOH  Mn(OH)2  + Na2SO4
MnSO4 + 2 NH3.H2O  Mn(OH)2  + (NH4)2SO4

7
2MnSO4 + 4 NH3.H2O + H2O2  2MnO(OH)  + 2(NH4)2SO4 + H2O
3MnSO4 + 2KMnO4 (nguội) + 2H2O  5MnO2 + 2H2SO4 + K2SO4

3MnSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 (đặc) 5Mn(SO4)2 + K2SO4 + 8H2O


I.1.4. Kali manganat – K2MnO4
Kali manganat là chất rắn màu lục thẫm, phân huỷ khi nung nóng, bền trong dung dịch kiềm
mạnh, bị nước phân huỷ nhanh trong môi trường axit. Kali manganat thể hiện tính oxi hoá –
khử.

3K2MnO4 2K3MnO4 + MnO2 + O2 

3K2MnO4 + 2H2O 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH


K2MnO4 + Cl2  2KMnO4 + 2KCl
2K2MnO4 + K2S2O6(O2)  2KMnO4 + 2K2SO4
I.1.5. Kali permanganat – KMnO4
Kali permanganat là chất rắn màu tím-đỏ, phân huỷ khi nung nóng, tan vừa phải trong nước
và không bị thuỷ phân tạo ra dung dịch màu tím đậm. Kali permanganat là chất oxi hoá
mạnh: bị khử trong môi trường axit về đến Mn(II), trong môi trướng trung tính về đến
Mn(IV), trong môi trường kiềm mạnh về đến Mn(VI).

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (200-400 oC)

3KMnO4 K3MnO4 + 2MnO2 + 2O2 (500-700 oC)

4KMnO4 + 2H2O 4MnO2  + 3O2  + 4KOH


2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2  + 8H2O

2KMnO4 + 16HCl + 2KCl 2K2MnCl6  + 3Cl2  + 8H2O

2KMnO4 + 3H2 2MnO2  + 2KOH + 2H2O


2KMnO4 + 3H2S  2MnO2  + 3S  + 2KOH + 2H2O
2KMnO4 + H2O + 3K2SO3 (đặc)  2MnO2  + 3K2SO4 + 2KOH
2KMnO4 + KOH + 3K2SO3 (đặc)  2K2MnO4 + K2SO4 + H2O
I.1.6. Mangan metahydroxit - MnO(OH)

8
Mangan metahydroxit là chất rắn màu nâu đen, phân huỷ khi nung nóng vừa phải, không tan
trong nước. Mangan metahydroxit bị axit đặc phân huỷ, bị oxi hoá chậm bởi oxi ở nhiệt độ
thường, bị hydro khử.

2MnO(OH) Mn2O3 + H2O


2MnO(OH) + 6HCl(đặc, nguội)  2MnCl2 + Cl2 + 4H2O
2MnO(OH) + 3H2SO4 (50%, nguội)  Mn2(SO4)3 + 4H2O
4MnO(OH) + O2  MnO2 + 2H2O
MnO(OH) + H2  2MnO + 2H2O
I.2 MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN HỢP CHẤT CỦA
MANGAN
I.2.1. Xác định hàm lượng Fe(II) trong nước bằng phép chuẩn độ permanganat
Phương pháp chuẩn độ pemanganat hay còn gọi là phép đo pemanganat là phương pháp
được sử dụng khá phổ biến để chuẩn độ dung dịch của nhiều chất khử khác nhau trong môi
trường axit mạnh. Hàm lượng sắt(II) trong nước có thể được xác định một cách khá đơn
giản trong phòng thí nghiệm thông qua phép chuẩn độ này.
Fe3+ + 1e  Fe2+ Eo(Fe3+/2+) = +0,77V
MnO4- + 8H+ + 5e  Mn2+ + 4H2O Eo(MnO4-/Mn2+) = +1,50V
Phương trình hoá học cho phản ứng chuẩn độ:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+  5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Hằng số cân bằng của phản ứng là rất lớn nên phản ứng được coi là hoàn toàn. Điểm cuối
của phép chuẩn độ được xác định khi chất chuẩn KMnO 4 dư giọt đầu tiên gây ra màu tím
cho dung dịch.
I.2.2. Xác định chỉ số oxy hoà tan trong nước (DO) bằng phương pháp Winkler
Phương pháp Winkler dựa trên phản ứng của oxy hòa tan trong mẫu với mangan (II)
hyđroxit. Quá trình axit hóa và iodua các hợp chất mangan có hóa trị cao hơn mới hình thành
sẽ tạo ra một lượng iot tương đương. Xác định lượng iot được giải phóng bằng cách chuẩn độ
với natri thiosunfat.

1 mol O2 2 mol MnO(OH)2 2 mol I2 4 mol S2O32


Vì thế, sau khi xác định số mol của lượng iot giải phóng, ta có thể xác định số mol của phân
tử O2 hòa tan có trong mẫu.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) có đơn vị là mg/dm3 hay mg/L.
Phương pháp Winkler cho phép xác định chỉ số DO dựa trên các phản ứng:
 Cố định oxi
9
Mn2+ + 2H2O  MnO2 + 4H+ + 2e E° = - 1,23V (a)
O2 + 2H2O + 4e  4OH- E° = + 0,401V (b)
Tổ hợp a,b được: 2Mn2+ + O2 + 4OH-  2MnO2  + 2H2O (1)
 Axit hóa: MnO2 + 3I- + 4H+  Mn2+ + I3- + 2H2O (2)
 Chuẩn độ: I3- + 3S2O3-  3I- + S4O62- (3)
Tổ hợp (1), (2), (3) được phương trình tổng cộng:
O2 + 4H+ + 4S2O3-  2S4O62- + 2H2O (4)
Nhờ đó có thể tính được số mg O2.
I2 (aq) + I-  I3- K = 7.102

10
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ QUAN TRỌNG NHÓM VIIIB
VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG
II.1 SẮT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA SẮT
II.1.1. Sắt – Fe
Sắt là kim loại màu xám, mềm, ở áp suất thường tồn tại dưới ba dạng , , -Fe. Cation
Fe2+ màu lục rất nhạt, cation Fe3+ có màu vàng trong dung dịch loãng nhưng không màu
trong môi trường aaxit mạnh.

Fe  4H2O (hơi) Fe3O4  4H2


Fe  4HNO3 (loãng)  Fe(NO3)3  NO   2H2O

Fe  2NaOH (5%)  2H2O Na2[Fe(OH)4]  H2


3Fe  4I2  Fe3I8

Fe  Fe2O3 3FeO

Fe  5CO Fe(CO)5
II.1.2. Sắt(II) oxit – FeO
Sắt(II) oxit là chất rắn màu đen, phân huỷ khi đun nóng vừa phải nhưng dạng đã nung
không hoạt động hoá học. Nó thể hiện tính lưỡng tính nhưng tính bazơ trội hơn. FeO dễ bị
oxi hoá.

4FeO Fe3O4  Fe
Fe  4HNO3 (đặc)  Fe(NO3)3  NO2   2H2O

11
FeO  4NaOH Na4FeO3 (đỏ)  2H2O

FeO  C Fe  CO
II.1.3. Sắt(III) oxit – Fe2O3
Sắt(III) oxit có màu nâu đỏ (dạng tam tà) hoặc nâu thẫm (dạng lập phương), bền nhiệt,
không phản ứng với nước hay dung dịch ammoniac, thể hiện tính oxi hoá và lưỡng tính.
Fe2O3  3H2SO4 (loãng)  Fe2(SO4)3  3H2O

Fe2O3  3NaOH (đặc) NaFeO2 (đỏ)  H2O

Fe2O3  3CO 2Fe  3CO2

Fe2O3  5Na2O 2Na5FeO4

II.2.PLATIN VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA PLATIN


II.2.1. Platin – Pt
Platin là kim loại màu trắng – xám, tương đối mềm, khó nóng chảy. Platin không phản ứng
với nước, axit (trừ cường thủy), kiềm, dung dịch ammoniac, cacbon monoxit. Platin tan được
trong dung dịch HCl bão hòa khí Cl2; khi đun nóng bị oxi, halogen, lưu huỳnh oxi hóa; ở
nhiệt độ thường bị XeF4 oxi hóa.

Pt  2Cl2 PtCl4

Pt  2F2 PtF4

Pt  S PtS
Pt  XeF4  PtF4  Xe
II.2.2. Platin(II) clorua – PtCl2
Platin(II) clorua có màu nâu hay lục nhạt, không tan trong nước, không tạo tinh thể hydrat;
không phản ứng với H2SO4, HNO3 nhưng phản ứng với HCl đun nóng.
PtCl2  2HCl (đặc)  H2PtCl4

PtCl2  O2 PtO2  Cl2

12
PtCl2  Cl2 PtCl4
II.2.3. Platin(IV) clorua – PtCl4
Platin(IV) clorua có màu nâu – đỏ, tan nhiều trong nước và thể hiện tính axit; phản ứng với
nước nóng và axit.
PtCl4  2HCl (đặc)  H2PtCl6

PtCl4  2H2 Pt  4HCl


PtCl4  Pt (muội)  2PtCl2
II.3.NIKEN VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NIKEN
II.3.1. Niken – Ni
Niken là kim loại màu trắng, tương đối cứng, cán dẻo được và rèn được. Niken bền trong
không khí ẩm, khả năng phản ứng kém hơn sắt và cobalt. Niken phản ứng được với axit nitric
loãng, oxi, halogen, ammoniac, cacbon oxit. Màng NiF2 rất bền.

Ni  2HCl (loãng) NiCl2  H2


3Ni  8HNO3  3Ni(NO3)2  2NO  4H2O
Ni  X2  NiX2 (X: F, Cl, Br)

2Ni  2NH3 2NiN  3H2

Ni  4CO Ni(CO)4
II.3.2. Niken(II) oxit – NiO
Niken(II) oxit là chất rắn màu vàng, bền nhiệt, dạng đã nung không phản ứng với axit, nước;
thể hiện tính lưỡng tính trong đó tính bazơ trội hơn, tan được trong ammoniac đặc.
NiO  2HNO3  Ni(NO3)2  H2O

NiO  2NaOH Na2NiO2 (lục)  H2O


NiO  SiO2  Ni2SiO4

NiO  6NH3.H2O [Ni(NH3)6](OH)2  5H2O

----- & -----


13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ
NGUYÊN TỐ NHÓM VIIB, VIIIB
III.1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NGUYÊN TỐ NHÓM VIIB, VIIIB TRONG MỘT SỐ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Bài số 1: Phối tử (2-aminoetyl)photphin là phối tử hai càng. Viết các đồng phân hình học và
đồng phân quang học của phức chất đicloro bis(2-aminoetyl)photphin niken(II).
(Trích câu V.1 - Đề thi chọn HSGQG năm 2015 – Ngày thi thứ hai)
Đáp án:
Phối tử (2-aminoetyl)photphin là phối tử 2 càng:

14
Các đồng phân hình học và đồng phân quang học của phức chất đicloro bis (2-aminoetyl)
photphin) niken(II)
 Đồng phân trans: 2 đồng phân

 Đồng phân cis: có 3 đồng phân, mỗi đồng phân lại có thêm đồng phân quang học

Bài số 2: Một loại quặng chỉ chứa MnO2 và tạp chất trơ. Cân chính xác 0,5000 gam quặng trên
rồi cho vào bình cầu có nhánh. Thêm từ từ vào bình này khoảng 50 mL dung dịch HCl đặc.
Đun nóng đến khi mẫu quặng tan hết, chỉ còn lại tạp chất trơ. Hấp thụ hoàn toàn khí Cl 2 thoát
ra bằng lượng dư dung dịch KI, thu được dung dịch X. Chuyển toàn bộ X vào bình định mức
250 mL, thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều. Chuẩn độ 25,00 mL dung dịch này bằng dung
dịch chuẩn Na2S2O3 0,05 M (chỉ thị hồ tinh bột) thì hết 22,50 mL.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hàm lượng % theo khối lượng của MnO2 trong quặng trên.
(Trích câu IV.2 - Đề thi chọn HSGQG năm 2015 – Ngày thi thứ nhất)
Đáp án:
a. Khử MnO2 bằng lượng dư dung dịch HCl nóng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Toàn bộ lượng Cl2 thoát ra được hấp thụ vào dung dịch KI dư :
Cl2 + 3KI → KI3 + 2KCl
Chuẩn độ lượng KI3 bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 :
KI3 + 2Na2S2O3 → Na2S4O6 + 2NaI + KI
b. Hàm lượng phần trăm về khối lượng MnO2 trong quặng
Từ các phản ứng trên ta có:

Số mol Na2S2O3 tiêu tốn để chuẩn độ 25,00 mL dung dịch X:

15
Số mol I2 (dạng I3-) có trong 250,0 mL dung dịch X:

Số mol MnO2 = Số mol I2 (theo phương trình phản ứng) = 5,625.10-3 (mol)
Phần trăm khối lượng MnO2:

Bài số 3: Hòa tan 3,1934 gam bột FeO vào cốc chứa 50 mL dung dịch H 2SO4 3M. Sau khi
hỗn hợp tan hoàn toàn, thêm từ từ dung dịch SnCl 2 1M vào cốc đến khi thu được dung dịch
không màu. Để nguội, cho dung dịch thu được vào bình định mức, thêm nước đến thể tích
100 mL. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch trong bình cần 17,63 mL dung dịch KMnO4 0,25N.
a. Điểm cuối của phép chuẩn độ đạt được khi nào? Điều đó có khả năng gây ra sai số dương
hay âm?
b. Tính phần trăm tạp chất Fe 2O3 có trong mẫu biết khi bảo quản chỉ có phản ứng oxi hóa
FeO thành Fe2O3. (Cho Fe = 55,85; O = 16,00)
Đáp án:
a. Điểm cuối của phép chuẩn độ dung dịch FeSO 4 bằng KMnO4 đạt được khi dư giọt thuốc
thử KMnO4 đầu tiên, dung dịch từ màu vàng rất nhạt sẽ chuyển sang màu tím. Điều này có xu
hướng gây ra sai số dương bởi lẽ KMnO4 đã được dùng dư.
b.
5Fe2+ + MnO4- + 8H+  5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

n(Fe2+) = 5 0,01763 0,05 10 = 0,04408 mol

Do đó: m(FeO) = 0,04408 71,85 = 3,1671 gam


Phầm trăm tạp chất Fe2O3trong mẫu:

%m(Fe2O3) = 100% = 99,176%


Bài số 4:

16
Bài số 5: Bột rhenium bị đốt cháy trong không khí tạo thành oxide A chứa 76.9% kim loại.
Khử A bằng CO khi đun nóng tạo thành một rhenium oxide C khác. Ô mạng cơ sở của C là
hình lậ phương (cho ở dưới) với độ dài cạnh a = 3.734 ∙ 10-10 m.

Re

Một số phản ứng của các hợp chất rhenium được cho trong sơ đồ. Cần lưu ý rằng phân tử
muối nghịch từ G (33.08 % Re và 6.95 % K về khối lượng), chứa 2 nguyên tử rhenium và có
liên kết rhenium-rhenium.

1. Xác định công thức các chất A - G và viết các phương trình phản ứng. Gợi ý: Rhenium và
manganese thuộc cùng nhóm trong bảng tuần hoàn và có một số tính chất tương đồng nhau.
2. Theo quan điểm của bạn thì B có tính acid mạnh, yếu hay trung bình?
3. Tính khối lượng riêng lí thuyết của tinh thể oxide С.
4. Xác định độ bội của liên kết rhenium-rhenium trong cấu trúc của G và xác định các kiểu
liên kết (, , ) được tạo thành trong hợp chất này.
(Trích IMChO 2010 – vòng I - Bản dịch của Tạp chí KEM)
Đáp án:
1.

Phương trình hóa học:


4Re + 7O2  2Re2O7
Re2O7 + H2O  2HReO4
Re2O7 + CO  2ReO3 + CO2
ReO3 + 2KOH  K2ReO4 + H2O
3K2ReO4 + 2H2O  2KReO4 + ReO2 + 4KOH
2KReO4 + 4H3PO2 + 8HBr  K2[Re2Br8] ·2H2O + 4H3PO3 + 2H2O

17
2. B là acid mạnh, do có 3 nguyên tử oxy đầu mạch (hút electron mạnh).
3. (ReO3) = 7472.5 kg∙m-3
4. Cấu hình electron của Re+3 là 5d46s06p0. Chú ý đến tính chất nghịch từ của K 2[Re2Br8] ∙
2H2O, có thể đề xuất rằng có sự ghép cặp của tất cả các electron độc thân của 2 nguyên tử
rhenium cạnh nhau và tạo thành liên kết rhenium-rhenium bậc 4. Sự tạo thành liên kết này có
thể được biểu diễn như sau:

Do các d-electron của rhenium xảy ra sự tạo thành liên kết kim loại - kim loại và điều này
đến từ số lượng và hình dạng các d-orbital, nên có thể rút ra một kết luận rằng 1 liên kết được
tạo thành bởi sự xen phủ các d-orbital dọc theo đường nối xuyên qua các nguyên tử rhenium
(hãy gọi đó là trục z), nghĩa là một liên kết sigma (). 2 liên kết khác được tạo thành bởi sự
xen phủ các d-orbital bên trục z, nghĩa là có 2 liên kết pi (). Cuối cùng, liên kết thứ tư là sự
xen phủ của các d-orbital trong mặt phẳng xy (liên kết delta - ). Do vậy, liên kết bậc 4 trong
K2[Re2Br8] ∙ 2H2O có thể được mô tả là (1 + 2 + 1).

III.2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC NHÓM
VIIB, VIIIB
III.2.1. Hệ thống câu hỏi về các nguyên tố nhóm VIIB, VIIIB
Câu 1: Ion hydrat hóa của Fe(III), A, có moment từ là 5.9 B. Khử A trong dung dịch theo
sau đó là thêm vào một lượng dư ion CN- tạo ra một ion phức nghịch từ B. Khi FeCl3 được
hòa tan trong nước, một dung dịch có màu vàng đậm được tạo ra. Thêm tiếp NaS 2CNR2 vào
dung dịch này thu được phức C có moment từ bất thường. Ở nhiệt độ thấp moment từ của nó
là 1.7 B trong khi ở nhiệt độ cao là 5.9 B. Sử dụng thuyết trường tinh thể, chỉ ra trạng thái
oxi hoá của Fe và số electron d trong các ion phức.
Đáp án:
A là phức của Fe(III) nên ion trung tâm trong A chứa 5 electron d ở lớp vỏ hóa trị.
Fe3+: [Ar]3d5
Phức A thuận từ với  = 5.9 B.

18
= = 5,9 Þ n = 5
Khử A thu được phức B nghịch từ nên B là phức spin thấp của Fe(II) với 4 electron d ở
lớp vỏ hóa trị.
Fe2+: [Ar]3d6
Phức C là sản phẩm của Fe(III) với NaS2CNR2. Ở nhiệt độ thấp, phức C tồn tại ở dạng C1
có  = 1,7 B và ở nhiệt độ cao, C tồn tại ở dạng C2 với  = 5,9 B. Điều này chứng tỏ ion
trung tâm trong C vẫn là ion Fe(III).
Câu 2: Hợp chất Pt có hóa trị II với công thức chung [PtX 2(amin)2] (ở đây X là Cl hoặc X2 là
SO42-, manolat..) đã có nhiều ứng dụng trong khoa học và cuộc sống vì hoạt tính sinh học
trong việc chữa trị các khối u.
Hợp chất được biết nhất là [PtCl2(NH3)2] có cấu trúc vuông phẳng, tồn tại dưới hai đồng phân
hình học, trong đó có một đồng phân có hoạt tính chữa bệnh ung thư.
1. Vẽ cấu trúc không gian của 2 đồng phân.
2. Có bao nhiêu đồng phân [PtClBr(NH3)2]. Phác họa cấu trúc các đồng phân này.
3. Nếu thay 2NH3 (đơn càng) bằng phối tử hai càng như 1,2-điaminetan (kí hiệu là en) ta thu
được một đồng phân duy nhất có công thức [PtClBr(en)].Vẽ cấu trúc không gian của phức
này.
Đáp án:
1.

2.

3.

Câu 3: Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) và ion Fe 2+. Giải thích tại sao ion
Fe2+ lại có cấu hình như vậy.
19
Đáp án: Mặc dù obitan 4s có năng lượng thấp hơn nhưng việc điền đầy electron vào các
obitan 3d ở lớp bên trong sẽ tạo thành một lực đẩy electron rất lớn. Do đó, khi tạo thành ion
thì electron ở mức 4s sẽ ưu tiên bị tách ra trước.
Câu 4: Giải thích về thứ tự độ dài liên kết C – C trong các phức sau:

Đáp án:
Trong muối Zeiss thì ba nguyên tử clo âm điện mạnh nên khả năng tạo liên kết cho nhận
ngược giữa phối tử clo với obitan phản liên kết của phối tử olefin rất kém, điều này làm liên
kết C = C trong olefin là ngắn nhất. Còn ở phức bên phải với 4 nhóm CN thì do CN làm bền
mạnh phức Pt, mặt khác khả năng tạo liên kết cho nhận ngược giữa CN với obitan phản liên
kết lớn nên liên kết C – C sẽ là dài nhất.
Câu 5: Niken (II) có cấu hình electron 3d 8. Phức [Ni(CN)4]2- nghịch từ nhưng [NiCl4]2- thuận
từ với 2e độc thân. Sắt cũng tương tự , Fe(III) có cấu hình 3d 5, [Fe(CN)6]3- có 1e độc thân còn
[Fe(H2O)6]3+ có 5e độc thân.
a. Có thể giải thích các hiện tượng trên theo VB được không?
b. Giải thích các hiện tượng trên theo thuyết trường tinh thể.
Đáp án:
a. Không thể giải thích hiện tượng trên theo thuyết VB.
b.
 Phức niken có số phối trí 4, trong đó [Ni(CN) 4]2- là phức vuông phẳng, còn [NiCl4]2- là
phức tứ diện. Giản đồ MO của các phức như sau:

20
 Phức của sắt có số phối trí 6 và đều có cấu trúc bát diện. Sự khác nhau ở đây do ảnh hưởng
trường phối tử. Phức [Fe(CN)6]3- là phức trường mạnh trong khi phức [Fe(H 2O)6]3+ là phức
trường yếu. Giản đồ MO của từng phức như sau:

(Trường mạnh) (Trường yếu)


Câu 6: Vẽ tất cả các đồng phân phức có công thức.
a. [Pt(NH3)2Cl2].
b. [Co(en)2Cl2]+ . Với en là phối tử hai càng etylendiamin.
Đáp án:
a.

b.

gương phẳng
III.2.2. Hệ thống bài tập về các nguyên tố nhóm VIIB, VIIIB
Bài số 1: Một hỗn hợp gồm sắt kim loại, sắt (II) oxit mới điều chế, và sắt (III) oxit được nung
nóng trong một bình kín chứa khí hydro. Một lượng 4,72 gam hỗn hợp khi phản ứng tạo ra
3,92 gam sắt và 0,90 gam nước. Khi cùng lượng hỗn hợp trên được cho phản ứng với một
lượng dư dung dịch đồng (II) sunphat, có 4,96 gam chất rắn trong dung dịch sau phản ứng.
1. Tính thể tích dung dịch HCl 7,3% (ρ =1.03 gcm3) tối thiểu phải dùng để hòa tan hoàn
toàn 4,72 gam hỗn hợp đầu.
2. Có bao nhiêu lit khí hydro được giải phóng ra ở đktc?
(Trích đề thi IChO lần thứ 4 – 1972)
Đáp án:

21
1. Phương trình hóa học các phản ứng khử oxit sắt:

FeO(r) + H2(k) Fe(r) + H2O(k) (2.1.1)

Fe2O3(r) + 3H2(k) 2Fe(r) + 3H2O(k) (2.1.2)


Kết thúc các phản ứng, có 3,92 g Fe và 0,90 gam H 2O được tạo ra, tương ứng với 0,07 mol Fe
và 0,05 mol H2O.
n(Fe tổng) = n(Fe ban đầu) + 1 n(FeO) + 2 n(Fe2O3) = 0,07 mol (1)
n(H2) = 1 n(FeO) + 3 n(Fe2O3) = 0,05 mol (2)
3.92 g của cùng hỗn hợp đó cho tác dụng với một lượng dư dung dịch CuSO 4, chỉ có Fe phản
ứng:
Fe(r) + CuSO4(dd)  CuSO4(dd) + Fe(r) (2.1.3)
Độ tăng khối lượng chất rắn: 4,96 g – 4,72 g = 0,24 g
Sau khi 1 mol Fe tham gia phản ứng, độ tăng khối lượng mol là:
M(Cu) – M(Fe) = 64 g mol1 – 56 g mol1= 8 g mol1
Số mol sắt tham gia phản ứng là:

n(Fe) = = = 0,03 mol (3)


Giải (1), (2), và (3):
n(Fe) = 0,03 mol; n(FeO) = 0,02 mol; n(Fe2O3) = 0,01 mol
Hòa tan 4,72 g hỗn hợp đầu trong dung dịch axit clohydric:
Fe(r) + 2HCl(dd)  FeCl2(dd) + H2(k)
FeO(r) + 2HCl(dd)  FeCl2(dd) + H2O(l)
Fe2O3(r) + 6HCl(dd)  2FeCl3(dd) + 3H2O(l)
n(HCl tổng) = 2 n(Fe) + 2 n(FeO) + 6 n(Fe2O3)
= 2 0,03 mol + 2 0,02 mol + 6 0,01 mol = 0,16 mol
Một phần sắt (III) tác dụng với sắt theo phản ứng:
Fe(r) + 2FeCl3(dd)  3FeCl2(dd)

n(Fe phản ứng) = n(FeCl3) = n(Fe2O3) = 0,01 mol


Nghĩa là số mol HCl phản ứng ít đi so với dự kiến 0,02 mol.
Tổng số mol axit bị tiêu thụ: n(HCl) = 0,14 mol.

V(HCl 7,3%) =

22
= = = 68 mL
2. Thể tích khí hydro sinh ra:
Fe(r) + 2HCl(dd)  FeCl2(dd) + H2(k)
Số mol Fe trong 4,72 gam hỗn hợp đầu: 0,03 mol
Số mol Fe phản ứng với FeCl3 sinh ra: 0,01 mol
Số mol Fe phản ứng với HCl: 0,02 mol
Theo (2.1.1), 0,02 mol khí hydro được giải phóng ra khỏi dung dịch, tương ứng với 0,448 lit
ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài số 2: Để xác định hàm lượng oxi trong nước sông, người ta sử dụng phương pháp
Winkler bằng cách dùng Mn2+ cố định oxi dưới dạng hợp chất của Mn(IV) trong môi trường
kiềm. Sau đó, dùng KI để khử Mn(IV) trong môi trường axit và chuẩn độ hỗn hợp bằng dd
Na2S2O3. Cụ thể: Hút 150,00 ml nước sống vào chai cố định oxi. Thêm MnSO 4 đủ dư, sau đó
thêm tiếp dung dịch kiềm iođua (gồm NaOH và KI dư), đậy nút bình cẩn thận để tránh bọt
khí và để yên cho kết tủa lắng xuống. Axit hoá hỗn hợp bằng dung dịch H 2SO4 đặc. Đậy nút
chai và lắc kỹ cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Chuẩn độ ngay dung dịch thu được bằng
dung dịch Na2S2O3 8,0.10-3 M hết 20,53 ml Na2S2O3.
a. Viết PTHH các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

b. Tính .
c. Giải thích tại sao:
- Giai đoạn cố định oxi phải thực hiện trong môi trường kiềm.
- Để khử Mn(IV) bằng KI phải tiến hành trong môi trường axit.
- Sau khi axit hoá dung dịch cần chuẩn độ ngay.
d. Tính hàm lượng oxi trong mẫu nước được phân tích theo mg/L.
(Trích câu IV.1 - Đề thi chọn HSGQG năm 2013 – Ngày thi thứ nhất)
Đáp án:
a.

b. = 0,4012 V; = -0,4276V.
c.
23
 Trong môi trường axit do E0(MnO2,H+/Mn2+) = E0(O2,H+/H2O) = 1,23V nên oxi trong nước
sẽ không oxi hóa được Mn2+. Ngược lại trong môi trường kiềm do E0(O2/OH-) = 0,4012V >
E0(MnO(OH)2/Mn2+,OH-) nên Mn2+ cố định được oxi dưới dạng MnO(OH)2.
 Vì E0(MnO(OH)2/Mn2+,OH-) = -0,4276V < E0(I3-/I-) = 0,5355V < E0(MnO2,H+/Mn2+) =
1,23V nên để khử Mn(IV) bằng KI phải tiến hành trong môi trường axit.
 Sau khi axit hóa dung dịch cần chuẩn độ ngay vì nếu để lâu thì oxi không khí có thể oxi
hóa I- trong môi trường axit, gây sai số.
6I- + O2 + 4H+  2I3- + 2H2O
d. c(O2) = 8,747 mg/L.
Bài số 3: Hợp chất A là một oxit, và hợp chất D là một muối sunfat. Sử dụng các phản ứng
đã cân bằng cùng một số dữ kiện dưới đây hãy xác định các chất từ A – D. Khẳng định các
câu trả lời bằng tính toán.
A + 3NaOCl + 4NaOH → 2B + 3NaCl + 2H2O (pH > 7) (1)
4B + 6H2O → 2A·H2O + 8NaOH + 3O2 (pH = 7) (2)
D + 3Na2O2 → C + Na2SO4 + O2 (3)
3C + 5H2O → A + B + 10NaOH (4)
Màu của dung dịch chất B là tím đỏ đậm.
Nếu 0,10 g hợp chất C được hòa tan trong 100 mL nước cất thì pH của dung dịch đo được là
12,2 (B tan hoàn toàn).
1. Xác định các chất từ A – D.
Wustite là một khoáng chất chứa sắt (II) oxit. Nó là một hợp chất có thành phần không hợp
thức do luôn thiếu sắt và có công thức là Fe 1-xO (0.04<x<0.11). Để cân bằng về điện tích vốn
được gây ra do sự thiếu Fe2+ thì một số ion Fe3+ đã hiện diện trong mạng tinh thể.
2. Cần bao nhiêu ion Fe3+ để bù lại sự thiếu hụt một ion Fe2+ ?
3. Viết biểu thức tính tỉ lệ n(Fe3+)/n(Fe2+) như là một hàm của x.
Nguyên tử sắt trong wustite tạo thành kiểu mạng lập phương tâm mặt trong đó các nguyên tử
oxy chiếm cứ các hốc bát diện xung quanh nguyên tử sắt.
4. Tính hằng số mạng và khoảng cách giữa hai nguyên tử sắt gần nhất (Ǻ) trong wustite
(Fe0.925O, khối lượng riêng – 6.02 g/cm3).
5. Tính khoảng cách giữa hai nguyên tử oxy gần nhất trong wustite.
6. Viết biểu thức tính khối lượng riêng phụ thuộc vào x. Biết rằng thông số mạng sẽ không
thay đổi nếu x nguyên.
Đáp án:
1.
24
A – Fe2O3
B – Na2FeO4
C – Na4FeO4
D – FeSO4
2. Cần hai ion Fe3+ để bù lại sự thiếu hụt một ion Fe2+.
3. a/b = 2x/(1-3x).
4.
 Hằng số mạng: a = 4,21 . 10-8 cm.
 Khoảng cách giữa hai nguyên tử Fe gần nhất là: 2,91 . 10-8 cm.
5. Khoảng cách giữa hai nguyên tử oxy luôn là 2,98 . 10-8 cm.
6.  = 6,40 – 4,97x.
Bài số 3: Mười lọ thuốc thử chứa mười kim loại tinh khiết khác nhau. Bằng cách đánh giá độ
tan và các thí nghiệm khác kèm theo, chỉ có sáu kim loại được chỉ định bằng các số thứ tự
của nó gồm: canxi, sắt, nhôm, kẽm, magie, thiếc.
1. Viết phương trình hóa học cho phản ứng hòa tan các kim loại khi sử dụng các thuốc thử
được cho sẵn.
2. Hãy chỉ ra các bằng chứng xác thực bằng lời hoặc phương trình hóa học cho việc xác định
sáu kim loại được chỉ định.
3. Chỉ ra các kim loại đã được chỉ định trong mỗi lọ tương ứng với số được ghi.
Các thuốc thử tùy ý sử dụng: HCl đặc, HCl (2 M), H 2SO4 (2 M), CH3COOH (2 M), NaOH (2
M), NH3 (2 M), NH4SCN (0,2 M), CH3COONa (đặc), 3 % H2O2, Na2CO3 (0,2 M), H2S (0,1
M), Na2HPO4 (0,2 M), K4Fe(CN)6 (0,2 M), K3Fe(CN)6 (0,2 M), morin (trong CH3OH),
quinalizarine (in C2H5OH), urotropine (20 %), dithizone (trong CCl4), (NH4)2C2O4 (0.2 M),
nước cất.
(Trích Bài thực hành số 2 IChO 1980)
Đáp án:
1. Phương trình hóa học cho các phản ứng hòa tan kim loại:
Ca(r) + 2 H+(dd)  Ca2+(dd) + H2(k)
Ca(r) + 2 H2O(l)  Ca2+(dd) + 2 OH(dd) + H2(k)
Fe(r) + 2 H+(dd)  Fe2+(dd) + H2(k)
2 Al(r) + 6 H+(dd)  2 Al3+(dd) + 3 H2(k)
2 Al(r) + 8 OH(dd) + 3 H2O(l)  2 [Al(OH)4](dd) + 3 H2(k)
Zn(r) + 2 H+(dd)  Zn2+(dd) + H2(dd)
25
Zn(r) + 2 OH(dd) + 2 H2O(l)  [Zn(OH)4]2(dd) + H2(dd)
Mg(r) + 2 H+(dd)  Mg2+(dd) + H2(k)
Sn(r) + 2 H+(dd)  Sn2+(dd) + H2(dd)
Sn(r) + 2 OH(dd) + 2 H2O(l)  [Sn(OH)4]2(dd) + H2(dd)
2. Hãy chỉ ra các bằng chứng xác thực bằng lời hoặc phương trình hóa học cho việc xác định
sáu kim loại được chỉ định.
Ca2+ tạo kết tủa trắng, tan trong axit axetic với dung dịch natri cacbonat; kết tủa trắng canxi
oxalat với amoni oxalat, không tan trong axit axetic; kết tủa trắng với kali
hexacyanoferrate(II).
Ca2+(dd) + CO32(dd)  CaCO3(r)
Ca2+(dd) + C2O42(dd)  CaC2O4(r)
Ca2+(dd) + 2 K+(dd) + [Fe(CN)6]4(dd)  K2Ca[Fe(CN)6](r)
muối hỗn tạp màu trắng
Fe2+ tạo kết tủa trắng xanh với natri hidroxit, chuyển sang nâu đỏ khi lắc trong không khí,
không tan trong thuốc thử dư nhưng tan trong axit; kết tủa vàng nâu với kali xianua, tan trong
thuốc thử dư tạo ra dung dịch màu vàng nhạt của hexacyanoferrate(II) (ferrocyanua); kết tủa
trắng của kali sắt(II) hexacyanoferrate(II) trong điều kiện không có không khí khi xử lí bằng
dung dịchkali hexacyanoferrate(II) ; kết tủa xanh phổ Prussian của Fe 4[Fe(CN)6] trong phản
ứng với dung dịch hexacyanoferrate( III).
Fe2+(dd) + 2 OH(dd)  Fe(OH)2(r)
4 Fe(OH)2(r) + O2(k) + 2 H2O(l)  4 Fe(OH)3(r)
Fe2+(dd) + 2 CN(dd)  Fe(CN)2(r)
Fe(CN)2(r) + 4 CN(dd)  [Fe(CN)6]4(dd)
Fe2+(dd) + 2 K+(dd) + Fe(CN)6]4(dd)  K2Fe[Fe(CN)6](dd)
Fe2+(dd) + Fe(CN)6]4(dd)  Fe3+(dd) + Fe(CN)6]3(dd)
4 Fe3+(dd) + 3 Fe(CN)6]4(dd)  Fe4[Fe(CN)6]3(r)
Oxi hóa dung dịch thí nghiệm bằng H 2O2, dung dịch thu được tạo kết tủa xanh phổ của
Fe4[Fe(CN)6] với K4[Fe(CN)6]; phức màu đỏ máu, không phân li Fe(SCN) 3 với NH4SCN, kết
tủa nâu đỏ với NaOH.
2 Fe2+(dd) + H2O2 + 2 H+(dd)  2 Fe3+(dd) + 2 H2O(l)
4 Fe3+(dd) + 3 Fe(CN)6]4(dd)  Fe4[Fe(CN)6]3(r)
Fe3+(dd) + 3 SCN(dd)  Fe(SCN)3(dd)
Fe3+(dd) + 3 OH(dd)  Fe(OH)3(r)

26
Al3+ tạo ra kết tủa trắng keo, tan một ít trong thuốc thử dư với dung dịch NH 3; tạo cùng kết
tủa trong phản ứng với dung dịch NaOH nhưng tan trong thuốc thử dư; kết tủa trắng keo,
không tan trong axit axetic, tan trong NaOH được sinh ra trong phản ứng với Na 2HPO4; kết
tủa đỏ với với thuốc thử quinalizarine, phức màu vàng đậm với thuốc thử morine trong axit
axetic loãng.
Al3+(dd) + 3 NH3(dd) + 3 H2O(l)  Al(OH)3(r) + 3 NH4+(dd)
Al3+(dd) + 3 OH(dd)  Al(OH)3(r)
Al(OH)3(r) + OH(dd)  [Al(OH)4](dd)
Al3+(dd) + HPO42(dd) AlPO4(r) + H+(dd)
Al3+(dd) + quinalizarine  red precipitate

Al3+(dd) + morine phức màu vàng đậm


Zn2+ tạo kết tủa trắng keo, tan trong thuốc thử dư với dung dịch natri hydroxit hoặc amoniac;
kết tủa trắng với amoni sunfua trong môi trường trung tính hoặc kiềm, kết tủa này không tan
trong thuốc thử dư, trong axit axetic, trong kiềm nhưng tan trong các dung dịch axit vô cơ
mạnh; kết tủa trắng với hidro sunfua trong môi trường trung tính hoặc kiềm; kết tủa trắng với
dung dịch Na2HPO4 hoặc hỗn hợp của nó với muối amoni, hai kết tủa này đều tan trong dung
dịch axit loãng hoặc amoniac; kết tủa trắng có thành phần thay đổi với dung dịch kali
hexacyanoferrate(II); kết tủa đỏ trong pha hữu cơ với thuốc thử diphenylthiocarbazone
(dithizone).
Zn2+(dd) + 2 OH(dd)  Zn(OH)2(r)
Zn(OH)2(dd) + 2 OH(dd)  [Zn(OH)4]2(dd)
Zn2+(dd) + 2 NH3(k) + 2 H2O(l)  Zn(OH)2(r) + 2 NH4+(dd)
Zn(OH)2(r) + 4 NH3(dd)  [Zn(NH3)4]2+(dd) + 2 OH(dd)
Zn2+(dd) + S2(dd)  ZnS(r)
Zn2+(dd) + H2S(dd) ZnS(r) + 2 H+(dd)
Ksp(ZnS) = 2 × 1025; Ka1(H2S) = 9.5 × 108; Ka2(H2S) = 1.3 × 1014
Zn2+(dd) + H2S(dd) + 2 CH3COO(dd)  ZnS(r) + CH3COOH(dd)
3 Zn2+(dd) + 2 HPO42(dd) Zn3(PO4)2(r) + 2 H+
Ksp(Zn3(PO4)2) = 5 × 1036; Ka3(H3PO4) = 4.5 × 1013
Zn2+(dd) + NH4+(dd) + HPO42(dd)  Zn(NH4)PO4(r) + H+(dd)
Zn3(PO4)2(r) + 12 NH3(dd)  3 [Zn(NH3)4]2+(dd) + 2 PO43(dd)
Zn(NH4)PO4(r) + 12 NH3(dd)  3 [Zn(NH3)4]2+(dd) + 2 PO43(dd)
Zn2+(dd) + 2 K+(dd) + [Fe(CN)6]4  K2Zn3[Fe(CN)6]2(r)

27
Mg2+ tạo kết tả trắng, không tan trong thuốc thử dư, tan trong muối amoni với dung dịch natri
hidroxit; kết tủa trắng keo magie cacbonat bazơ với natri cacbonat; kết tủa trắng
Mg(NH4)PO4.6H2O với dung dịch chứa Na2HPO4, NH4Cl để ngăn sự tạo thành Mg(OH)2, và
amoniac; kết tủa hoặc dung dịch phức tím hoa ngô với thuốc thử quinalizarin.
Mg2+(dd) + 2 OH(dd)  Mg(OH)2(r)
5 Mg2+(dd) + 6 CO32(dd) + 7 H2O(l)  4MgCO3.Mg(OH)2(r).5 H2O + HCO3(dd)
Mg2+(dd) + HPO42(dd) + NH3(dd)  Mg(NH4)PO4(r)
Mg2+(dd) + quinalizarin  cornflower-blue precipitate or coloration
Sn2+ tạo kết tủa trắng, tan trong thuốc thử dư, không tan trong amoniac với dung dịch natri
hydroxit; kết tủa trắng của thủy ngân(I) clorua với thủy ngân(II) clorua, chuyển sang xám khi
dùng dư thiếc(II); kết tủa nâu SnS với H2S trong điều môi trường không được phép có tính
axit quá cao (pH > 0.6).
Sn2+(dd) + 2 OH(dd)  Sn(OH)2(r)
Sn(OH)2(r) + 2 OH(dd)  [Sn(OH)4]2(dd)
Sn2+(dd) + 2 Hg2+(dd) + 2 Cl(dd)  Hg2Cl2(r) + Sn4+(dd)
Sn2+(dd) + Hg2Cl2(dd)  2 Hg(l) + Sn4+(dd) + 2 Cl(dd)
Sn2+(dd) + H2S(dd) SnS(r) + 2 H+(dd)
Bài số 4: Các phối tử bên trong của phức chất A dễ bị thay thế, mặc dù theo quan điểm động
học thì quá trình này tương đối chậm. Để thu được chất A, 52.00 gam MeCln xanh dương và
100.0 gam NH4Cl đã được hòa tan 300 mL ammonia (25 % NH 3; ρ = 0.906 g / ml) thu được
dung dịch I màu đỏ nhạt. Sục không khí qua trong 3 giờ thì thu được các dung dịch màu nâu
II và sau đó là màu tím-đỏ. Dung dịch màu tím đỏ được trung hòa bằng HCl rồi thêm 50 mL
HCl nữa vào, đun nóng trong 30 phút, để nguội thì thu được các tinh thể A màu tím-đỏ
(23.53% Me, 27.97% N, 42.46% Cl, 6.04% H, và có 5 liên kết Me-N). Từ II có thể cô lập
một muối màu đỏ-nâu chứa cation B (36.81% Me, 43.76% N, 10.00% O, 9.43% H, 10 liên
kết Me-N). Khi oxid hóa B thu được một muối xanh lục chứa cation D, chỉ khác B duy nhất 1
trị số điện tích. Nếu thêm NaNO2 vào dung dịch A trong ammonia thì thu được các tinh thể
màu vàng-nâu của E (22.87% Me, 27.06% Cl, 12.21% O, còn lại là N và H, 6 liên kết Me-
N).
1.Xác định MeCln nếu trong dung dịch I thì C(Me) = 1.335 mol/L; V = 300 mL.
2.Xác định các phối tử trong [MeLn+4]n+ trong nước (màu hồng) và dung dịch I.

28
3.Đánh giá khả năng xảy ra phản ứng:

Tính hằng số cân bằng (Ksp(Me(OH)n = 1.6·10-15; KH([Me(NH3)n + 4]n+) = 7.8·10-6) và chỉ rõ
vai trò của NH4Cl. Tính pH trong dung dịch I (K(NH3·H2O) = 1.8·10-5).
4.Xác định điện tích của các cation trong A và E biết giá trị độ dẫn điện của các dung dịch
đẳng mol A, E, MeCln gần nhau.
5.Điền vào giản đồ tách mức năng lượng của nguyên tử trung tâm Me, biết rằng theo dữ
liệu phổ cộng hưởng từ điện tử thì nguyên tử này trong A, B, D, E giống nhau.
6.Hoàn thành phần giản đồ MO của mảnh O-O trong B và D nếu biết độ dài liên kết là: 1.47
- B1 và B2; 1.30 - D; 1.21 - trong O2; 1.47 - trong H2O2; moment từ là 1.71 với D và 0 với
các phức chất còn lại.
7.Xác định các chất A, B, D, E.
Viết phương trình tổng hợp A. Viết các phương trình sẽ xảy ra nếu không có NH4Cl.
(Trích IMChO 2009 – vòng II - Bản dịch của Tạp chí KEM)
Đáp án:
1. Kim loại Me là cobalt (Co, M = 58,94 g/mol); n = 2.
2.
 Dung dịch nước: L là H2O; cation phức [Co(H2O)6]2+;
 Dung dịch I: L là NH3; cation phức [Co(NH3)6]2+.
3.
 Co(OH)2  6NH3 [Co(NH3)6]2+  2OH
K = 2,1.10-10  phản ứng không thể xảy ra.
 pH = 9,58
4. +2
5.

6.

29
7.
A - [Co(NH3)5Cl]Cl2.
B - [Co2(NH3)10O2]4+
D - [Co2(NH3)10O2]5+
Е - [Co(NH3)5NO2]Cl2
8. Tổng hợp chất A:
4CoCl2 + 4NH4Cl + 16NH3 + O2  4[Co(NH3)5Cl]Cl2 + 2H2O
Nếu không có NH4Cl:

PHẦN III KẾT LUẬN


Chuyên đề này đã đề cập một cách sơ lược mảng kiến thức về một vài nguyên tố hóa học
quan trọng trong đời sống ở nhóm VIIB và VIIIB. Ở một mức độ nào đó, chuyên đề có thể
dùng làm tài tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học cũng
như tài liệu học tập cho học sinh giỏi Hoá.
Các kiến thức liên quan đến phần kim loại rất quan trọng trong các kí thi chọn học sinh giỏi
cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Trong một khoảng thời gian khá hạn chế, chuyên đề còn
cần được bổ sung nhiều để hoàn thiện hơn để có thể hữu ích hơn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm.
30
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.sciencealert.com/iron-age-metal-artefacts-cauldrons-leicestershire-
ceremonies-feasting
2. Bộ GD & ĐT, Đề thi chọn HSGQG 2013, 2015.
3. Đề thi Olympic Hóa học Quốc tế các năm 1972, 1980.
4. Đề thi Olympic Hóa học Mendeleev 2009, 2010.
5. R.A. Lidin, V.A. Molosco, L.L. Andreeva (2001), Tính chất lí hóa học các hợp chất vô
cơ, NXB KHKT, Lê Kim Long và Hoàng Nhuận dịch từ bản tiếng Nga.

31

You might also like