You are on page 1of 3

SỌ DỪAA

Tóm tắt
Xưa có một nguoi phụ nữ nghèo hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi mà
vẫn chưa có con . Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước
quá không tìm thấy suối. Bà nhìn thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa,
bà bưng lên uống, về nhà thì có mang. Chẳng bao lâu sau, bà sinh ra một đứa bé không
chân không tay, tròn như một quả dừa nhưng lại biết nói. B à toan vứt đi thì đứa con
bảo mình là người nên bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa
xin mẹ cho đi chăn trâu ở nhà phú ông. Cậu chăn trâu giỏi, con nào con nấy bụng no
căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là
đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu
mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật
thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà
phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô
tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Cuộc
sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng
nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai
quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm
bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho,
cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ.
Phân tích:
Có ai đó đã từng nói: “Truyện dân gian là thế giới hiện thực biết ước mơ”. Đúng vậy,
truyện dân gian nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi
niềm, cũng như tiếng lòng của những người dân bình thường, mộc mạc trong xã hội
xưa. Nhưng những tiêng lòng ấy khong hề mềm yếu, yếu đuối dẫu nó được cất lên trong
bùn đen cơ cực, trong những giọt mồ hôi,... Và trong kho tàng truyện dân gian VN, có
muôn vàn những câu chuyện cảm động, ý nghĩa, lấy đi nước mắt tiếng cười của người
đọc. Dẫu vậy nhưng “Sọ Dừa” vẫn là một câu chuyện khiến ta phải dừng lại đọc giữa
muôn vàn trang giấy kia.
Hoàn cảnh ra đời của chàng đặc biệt như chính cái tên của chàng, Sọ Dừa. Anh ra đời
một cách vô cùng huyền ảo, kì bí và khong kém phần thú vị, li thú. Một phụ nữ nông dân
đã lâu khong có một mẻ con nào, một ngày vẫn như mọi hôm, bà ra đồng đi làm, dưới
cái nắng gay gắt của đồng ruộng bà uống nước trong một chiếc sọ dừa gần đó. Và thế bà
lại tiếp tục làm việc, mọi chuyện hết sức bình thuong cho đến khi bà về nhà thì lại đau
bụng dữ dội. Người dân trong làng liền vội đi tìm đại phu thì bà được chẩn đoán là đã
mang thai. Cảm xúc lúc này chồng bà vừa mừng vừa lo vì khong bic tại sao lại có con và
tiền đâu mà nuôi, lo cho đứa con, sức khỏe đâu mà dạy dỗ, chỉ bảo chàng. Mang thai
chin tháng mười ngày thì bà lại sinh ra một bé trai khong tay khong chan, chỉ duy nhất
có mỗi một cái đầu. Hình hài rất khó coi khiến bà mụ sợ đến phát khiếp, mọi người
trong làng bàn tán xôn xao và tránh xa bà nhưng bà vẫn giữ lại đứa bé, và đặt tên là Sọ
Dừa. Ngày tháng cứ trôi qua, một năm hai năm bà cực nhọc vừa chăm sóc vừa đi làm để
nuôi Sọ. Khi lên bảy tuổi, khi một đứa bé vừa mới biết nhận thức thì cuộc sống ngày
càng khó khăn, khốn khổ hơn. Bà chỉ đành nói với Sọ Dừa rằng nhà lúc một nghèo hơn,
khong biết lấy gì để nuôi chàng và bà khong đủ sức lực để lo lắng cho Sọ Dừa, bà nói:
“Khong biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ đi về đâu, sẽ ra sao”. Nghe xong thì cậu
bé vốn thông minh như Sọ Dừa bèn nói: “Mẹ cứ yên tâm, con đã lớn rồi con sẽ ở đợ nhà
phú ông để kiếm tiền nuôi mẹ.” Bà mẹ nghe xong chỉ biết cuwofi và ôm chằm lấy chàng
vào lòng. Qua câu nói trên ta có thể thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ kỳ lạ, tật nguyền nhưng
lại vô cùng hiếu thảo, là một đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.
Thế là chàng đến nhà phú ông, tuy Sọ Dừa mang hình dạng xấu xí nhưng lại vô cùng
nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi đến xin ở đợ phú ông lúc đầu nhìn tháy chàng thì cười
chê bảo chẳng làm được việc gì, nhưng sau một hồi suy đi tính lại thì thấy Sọ Dừa chỉ có
phần đầu, nuôi cơm đỡ tốn nên nhận vào. Công việc hàng ngày của anh là đưa trâu đi ăn
ở đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt, cày khỏe, phú ông lấy làm mừng và ngày
ngày càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà ông thì lại có ba cô con gái, mỗi người một vẻ
nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na và chịu mang cơm đến đồng cho Sọ Dừa. Nhờ việc
đưa cơm hằng ngày cho chàng mà cô biết được một sự thật động trời. Sọ Dừa lại là một
chàng trai khôi ngô, cao ráo, tuấn tú lại còn biết thổi sáo và thổi rất hay. Anh cũng đem
lòng yêu mến cô gái, về nhà liền thưa chuyện với mẹ muốn lấy cô gái út làm vợ. Mẹ vì
thương con nên đành đến thưa chuyện, phú ông thấy điều ấy như một trò đùa, ông
cười phá lên nhưng khong từ chối thẳng thừng, mà muốn trêu đùa với chàng. Ông thách
Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ, vàng bạc, châu báu đến thì ông sẽ đồng ý gả con gái
cho. Vì ông biết nhà Sọ Dừa đến một miếng cơm cũng khó mà có thì làm sao mà đem
những thứ đắt tiền đến hỏi cuwois.
Sọ Dừa thấy mọi chuyện đã đến lúc, anh vốn là thần tiên được phái xuống để thử lòng
con người nên vàng bạc, châu báu,.. đối với anh là chuyện đơn giản. Vì thế anh biến ra
được rất nhiều sính lễ làm phú ông hoa cả mắt. Hai cô chị thì dè bĩu, chê Sọ Dừa xấu xí,
nhìn cũng không nhìn nỗi một cái, có mỗi cô út là ngưỡng mộ tài thổi sáo và mến mộ
anh gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ, chàng liền biến thành hình hài vốn có, một
chàng trai vạn người mê, thông minh, còn biến ra một ngôi nhà khang trang, hoa lệ, có
người hầu đi lại liên tục. Hai cô chị lấy đấy làm tiếc, đem lòng đố kị ghét bỏ em mình.
Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn
sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi
sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn
đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi
phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em
gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã
đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này.
Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện dân gian,
đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện dân gian của Việt Nam. Thông qua
nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện
sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện
niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện
lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy
những quả báo.

You might also like