You are on page 1of 3

Cách đấu dây ngõ vào của PLC Mitsubishi

Các dòng plc Mitsubishi thường có 2 kiểu đấu ngõ vào như sau.

 Đối với dòng plc không có đuôi hoặc có đuôi là 001 thì ở hàng
terminal ngõ vào chân COM đã được đấu sẵn xuống nguồn 0V và
các ngõ vào sẽ được kích âm, tức ngõ vào sẽ có tín hiệu khi được
cấp điện áp 0V. Có nghĩa đối với loại plc này chỉ đấu được một kiểu
ngõ vào bởi vì chân chung đã đấu cố định sẵn vào 0V.
 Đối với dòng plc mitsubishi có đuôi ES thì chân SS các bạn có thể
tùy ý đấu vào +24 hoặc 0V. Nếu đấu vào 24V thì plc dùng kích
âm( đấu kiểu sink), có nghĩa là dùng 0V kích vào chân X thì sẽ có tín
hiệu, còn nếu SS đấu vào chân 0V thì dùng 24v kích vào chân tín
hiệu gọi là kích dương( kiểu đấu source)..

Tìm hiểu cách đấu dây ngõ vào PLC Mitsubishi


Lưu ý khi đấu nối ngõ vào cho plc Mitsubishi
 Đấu với nhiều trường hợp kích ngõ ra sử dụng dòng điện nhiều thì
phải sử dụng nguồn 24V bên ngoài, hạn chế sử dụng nguồn 24V tích
hợp sẵn trên PLC.
 Đối với trường hợp đọc xung encoder thì cần đấu vào đúng chân
xung đọc tốc độ cao thì mới đọc chính xác được tốc độ của xung
encoder.
 Khi đấu ngõ vào sai thường không tình trạng plc không lên nguồn do
bị chập mạch hoặc phát ra tín kêu è è do chập nguồn 24v.
=> Khi đấu dây cảm biến từ tiệm cận điện dung quang màu hay encoder
mắt thần đo tốc độ với plc mitsubishi thì các bạn cần phải tra kiểu đấu của
từng cảm biến kết hợp với sơ đồ đấu ngõ vào plc như hình trên để đấu cho
đúng.

Đấu nối dây tín hiệu ngõ ra relay transistor plc


mitsubishi
Lưu ý khi đấu dây ngõ ra của plc Mitsubishi
Đối với plc mitsubishi thì ngõ ra tín hiệu thường có hai dạng là MR( ngõ ra
relay) và MT( ngõ ra transisotor). Chính vì vậy mà trước khi đấu nối các bạn
phải kiểm tra thật kỹ mã hàng của plc để chuẩn bị sơ đồ đấu nối cho chuẩn
xác tránh việc làm hư hỏng chân kích của ngõ ra.

Dạng ngõ ra MR sử dụng tiếp điểm relay để đóng ngắt tín hiệu nên thường
có tần số ngõ ra tối đa khoảng 1-5Hz trở lại, nếu bạn đóng cắt lớn hơn tần số
này thì có thể ngõ ra sẽ không tác động.

Ngõ ra plc dạng transistor có tần sóng đóng cắt lớn hơn từ 1kHz cho đến
100Khz( đối với chân phát xung tốc độ cao). Tuy nhiên khả năng chịu dòng
của chân này rất thấp và lưu ý không cấp điện áp xoay chiều 220v vào chân
này vì có thể làm hư hỏng thiết bị ngay lập tức.

Khi đấu nối ngõ ra dạng transistor hay relay các bạn bắt buộc phải đấu qua
tải, không cấp trực tiếp điện 220v hoặc 24v và ngõ vào plc như vậy cũng sẽ
khiến cho thiết bị bị hư hỏng.

Hướng dẫn đấu dây ngõ ra plc Mitsubishi


Đối với dạng plc mitsubishi có ngõ ra dạng relay các bạn đấu nối như sau:
COM0 và Y0 sẽ đóng vai trò như một tiếp điểm thường hở của relay, khi bạn
OUT tín hiệu ra Y0 thì hai điểm này sẽ nối nhau. Tương tự cho Y1 và COM1.
Đối với COM2 thì chân này dùng chung cho tất cả các ngõ Y còn lại.

Còn loại MT thì cách đấu dây sẽ hoàn toàn khác. Chân COM0 và Y0 sẽ
được nối nhau bằng 1 transistor. Theo như hình ở phía dưới khi bạn out ra
Y0 thì transistor sẽ dẫn và chân Y0 nối với COM0, lúc này sẽ có nguồn chảy
qua tải. Tương tự đối với COM1 và Y1. Các chân còn lại sử dụng chung chân
COM2.

You might also like