You are on page 1of 7

PLC Siemen

Guidelines for PLC wiring

AC: The power source supply to the PLC is 120/240 VAC


- L1 and N is used to supply power to the PLC, để an toàn nên cấp sợi
dây nóng của nguồn vào chân L1 và chân lạnh vào chân N.
- Bên cạnh chân cấp nguồn có hai chân L+ và M, hai chân này là hai chân
mà PLC có thể đưa nguồn 24V cho chúng ta sử dụng trực tiếp.
DC: Cho chúng ta biết nguồn điện cấp cho modul đầu vào là nguồn điện 1
chiều DC 24V
- Một chân của nguồn sẽ đấu vào chân 1M, chân còn lại sẽ đưa tới các
thiết bị đầu vào
- Nguồn điện DC cấp cho input modul có thể đấu chân âm vào chân 1M
chân dương sẽ đấu vào thiết bị đầu vào (đấu kiểu sinking input- âm
chung), ngược lại khi đấu chân dương vào chân 1M chân âm vào thiết
bị đầu vào ( đấu kiểu sourcing input – dương chung)
- Nếu các thiết bị đầu vào đấu theo kiểu sourcing thì PLC sẽ đấu theo
kiểu sinking và ngược lại – giữa các thiết bị đầu vào và PLC không bao
giờ đấu cùng kiểu sinking or sourcing trước khi đấu cho các thiết bị cần
đọc kỹ tài liệu cuả PLC và các thiết bị đầu vào
Relay: cho biết loại đầu ra của PLC dưới dạng Relay
DC: là nguồn cấp cho PLC vào chân L+ và chân M, khi nguồn cấp là DC thì
khi đó đấu chân dương nguồn DC vào chân L+ và chân âm vào M chân bên
cạnh sẽ nối đất
- Chân L+ và chân M ở vên cạnh nguồn cấp là nguồn mà PLC đưa ra
nguồn 24VDC cho chúng ta sử dụng, có thể sử dụng trực tiếp nguồn này
để cấp cho modul đầu vào cũng như đầu ra của PLC
DC: Cho chúng ta biết nguồn điện cấp cho modul đầu vào là nguồn điện 1
chiều DC 24V
- Một chân của nguồn sẽ đấu vào chân 1M, chân còn lại sẽ đưa tới các
thiết bị đầu vào
- Nguồn điện DC cấp cho input modul có thể đấu chân âm vào chân 1M
chân dương sẽ đấu vào thiết bị đầu vào (đấu kiểu sinking input- âm
chung), ngược lại khi đấu chân dương vào chân 1M chân âm vào thiết
bị đầu vào ( đấu kiểu sourcing input – dương chung)
- Nếu các thiết bị đầu vào đấu theo kiểu sourcing thì PLC sẽ đấu theo
kiểu sinking và ngược lại – giữa các thiết bị đầu vào và PLC không bao
giờ đấu cùng kiểu sinking or sourcing trước khi đấu cho các thiết bị cần
đọc kỹ tài liệu cuả PLC và các thiết bị đầu vào.
DC: nguồn điện cấp cho modul đầu ra
- Đầu ra là DC thì khi đó các bạn đấu chân dương với chân 3L+ và chân
âm đấu với 3M. Trong trường hợp đấu như trên ảnh thì chân âm sẽ đưa
tới một đầu của tải và một đầu còn lại của tải sẽ được kết nối với một
chân nào đó của đầu ra.
- Thông thường đầu ra của PLC sẽ có dòng nhỏ, do để đảm bảo an toàn
cho PLC thì thông thường các tải đầu ra là các rơle, sau đó chúng ta
mới dùng rơle để cấp điện cho bóng đèn, động cơ, contactor,…

Đấu nối đầu vào

Đấu nút nhân


- Nối chân L1 với dây nóng của nguồn 220VAC và dây nguội với chân N
của PLC chân còn lại sẽ nối đất.
- Có thể dùng nguồn 24VDC trực tiếp từ PLC để cấp cho input hoặc
dùng nguồn khác bên ngoài để cấp. Thông thường trong thực tế người
ta hay sử dụng nguồn có sẵn của PLC.
- Giả sử cấp điện âm vào chân 1M tôi sẽ đấu chân M vào chân 1M, khi đó
sẽ đấu chân dương 24V là chân L+ vào một chân của nút nhấn và chân
còn lại sẽ đấu vào một trong các chân còn lại của input modul chẳng
hạn ở đây tôi đấu vào chân .0. Cách đấu này gọi là đấu âm chung
( sinking input). Và có thể ngược lại theo kiểu sourcing
Đấu cảm biến tiệm cận
- Nối chân L1 với dây nóng của nguồn 220VAC và dây nguội với chân N
của PLC chân còn lại sẽ nối đất.
- Có thể dùng nguồn 24VDC trực tiếp từ PLC để cấp cho input hoặc
dùng nguồn khác bên ngoài để cấp. Thông thường trong thực tế người
ta hay sử dụng nguồn có sẵn của PLC.
- Cảm biến tiệm cận trên thị trường thường có 3 chân ( nâu, xanh, đen),
khi đó chân nâu ta sẽ cấp nguồn dương 24V- L+, chân xanh sẽ cấp âm
24V- M và chân đen là chân tín hiệu từ cảm biến đưa ra. Giả sử cấp
theo kiểu sourcing ta đấu L+ với 1M, chân đen đưa ra tín hiệu sẽ đấu
vào input của modul giả sử ở đây vào chân .2
- Cảm biến tiệm cận kiểu cảm ứng trên thị trường có hai loại:
 Loại 1 là khi đưa 1 vật bằng kim loại đến đối diện cảm biến thì khi
đó chân màu đen của cảm biến sẽ đưa ra điện áp dương 24V
 Loại 2 là khi đưa vật kim loại ra đối diện thì chân đen cảm biến sẽ
đưa ra điện áp 0V
- Giả sử loại dùng trên ảnh là loại 2 thì với cách đấu dương chung thì khi
đưa một vật kim loại gần cảm biến thì đèn báo trạng thái của chân 2 sẽ
sáng lên có nghĩa là chân .2 đang ở mức logic cao. Khi bỏ vật kim loại ra
đèn trạng thái ở .2 sẽ tắt và quay về mức logic thấp. Nếu dùng loại 1 thì
ngược lại.
Không được phép đấu cả chân L+ và M vào chân 1M vì khi đó sẽ gây chập
mạch.
Đấu nối đầu ra

Giả sử TH1 đầu ra là RELAY OUPUT


- TH này đầu ra chia làm 2 nhóm, nhóm 1 có chân chung 1L, nhóm t2 có
chân chung 2L (1L với .0 là một cặp tiếp điểm. tương tự .1.2.3, và 2L với
.4.5 )
Tôi sẽ đấu bóng đèn vào nhóm đầu ra thứ 1 và động cơ vào nhóm đầu ra thứ 2
- Nối chân dương 24V vào chân 1L và chân đầu ra .0 đấu với bóng đèn và
chân bóng đèn còn lại đấu với chân âm 24V. Khi đó trong phần mềm
nếu lập trình đưa chân .0 lên mức cao cặp tiếp điểm 1L và .0 sẽ đóng lại
và khi đó sẽ có dòng điện làm cho đèn sáng, nếu mức low thì cặp tiếp
điểm mở ra do đó không có dòng đi qua làm đèn tắt.
- Thông thường động cơ có công suất khá lớn do đó chúng ta không nên
sử dụng cặp tiếp điểm đầu ra cấp điện thẳng cho động cơ, khi đó chúng
ra cần sử dụng 1 rơle chịu đc công suất của động cơ và lưu ý rơ le như
ảnh phải là rơ le sử dụng cuộn dây 220V. Khi đó đấu như sau, đấu 1
chân của 220VAC vào chân 2L một chân của Rơle vào chân đầu ra ví
dụ là chân .5 chân còn lại của rơle đấu vào chân còn lại của nguồn 220,
tiếp đó đấu động cơ vào cặp tiếp điểm của rơle, đấu một chân 220V vào
rơ le vào cặp tiếp điểm thứ nhất, chân còn lại của tiếp điểm đấu vào
chân còn lại của động cơ, chân còn lại của động cơ đấu vào chân còn lại
của nguồn 220V. Giả sử trong phần mềm cho chân số .5 ở mức thấp có
nghĩa cặp tiếp điểm 2L .5 sẽ hở ra, khi đó không có dòng điện chạy qua
cuộn dây, do đó cuộn dây rơle ko sinh ra lực từ để hút cặp tiếp điểm, do
đó cặp tiếp điểm hở ngăn dòng điện qua động cơ làm động cơ không
chạy. Nếu chân .5 ở mức cao, cặp tiếp điểm 2L và .5 sẽ đóng lại dòng
điện chạy qua cuộn dây sinh ra lực từ hút cặp tiếp điểm đóng lại cấp
điện cho động cơ làm động cơ chạy.
TH2 là đầu ra DC OUTPUT
- Đấu chân dương của nguồn 24 vào chân 3L+, chân âm vào chân 3M.
Nếu bóng đèn dùng điện 24V thì đấu trực tiếp với đầu ra. Giả sử đấu
chân .3 vào bóng đèn chân còn lại của bóng đèn sẽ đấu vào chân âm của
nguồn 24V. Nếu chân .3 ở mức thấp (đầu ra 0V) do đó ko có dòng điện
chạy từ chân 3 qua đèn về mát, đèn ko sáng. Nếu chân .3 lên mức cao
( đầu ra 24V) sẽ có sự chênh lệch áp và bóng đèn sáng.
- Động cơ dùng 220V, trong TH này yêu cầu rơle phải sử dụng điện 1
chiều 24V khi đó giả sử dùng chân .7 vào chân của cuộn dây rơle chân
còn lại đấu chân âm của nguồn 24V, tiếp tục đấu một chân của nguồn
220V vào 1 chân của tiếp điểm chân còn lại tiếp điểm đấu với động cơ
và chân còn lại đông cơ đấu với chân còn lại của nguồn 220V. Khi
chân .7 ở mức thấp sẽ ko có dòng chạy qua cuộn dây, tiếp điểm ko đóng
lại nên động cơ ko chạy. Nấu .7 lên mức cao, dòng điện chạy qua cuộn
dây và tiếp điểm đóng lại dẫn đến động cơ chạy.

You might also like