You are on page 1of 14

Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÊN ĐỀ TÀI
Trình bày các đặc trưng, phương pháp biểu diễn, phân loại
địa chỉ IPv6

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đường Tuấn Hải


Sinh viên thực hiện: Lê Anh Đức
Phạm Anh Dũng
Mai Ngọc Đức

Hà Nội, tháng 05 năm 2022

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

MỤC LỤC

1. Khái niệm địa chỉ IP.............................................................................1


2. Nguyên nhân ra đời của IPv6................................................................2
3. Cấu trúc IPv6........................................................................................3
4. So sánh đặc điểm của IPv4 và IPv6......................................................5
5. So sánh cách đánh địa chỉ Ipv4 và địa chỉ Ipv6....................................7
6. Các đặc trưng của IPv6.........................................................................9
7. Phương pháp biểu diễn địa chỉ IPv6...................................................11
8. Phân loại địa chỉ IPv6.........................................................................12

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

1. Khái niệm địa chỉ IP


Địa chỉ IP được viết tắt từ Internet Protocol được hiểu như một giao thức Internet cho
phép các thiết bị kết nối mạng chia sẻ hoặc truyền dữ liệu với nhau. Nói cách khác, địa chỉ IP
sử dụng giao thức Internet để kết nối cũng như nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy
tính. Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau. Chúng được giới hạn
từ 0 – 255 ngăn cách bởi dấu chấm.
Giao thức IPv6 do IETF phát triển và được phê duyệt bởi Tổng công ty Internet cho tên
miền và số (ICANN), với chức năng thực hiện hệ thống định vị cho máy tính, đồng thời định
tuyến lưu lượng trên Internet.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 1 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

2. Nguyên nhân ra đời của IPv6


- Internet phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng địa chỉ IP tăng dẫn đến không gian địa chỉ
ngày càng bị thu hẹp và tình trạng thiếu hụt địa chỉ tất yếu sẽ xảy ra trong vài năm tới.
- Việc phát triển quá nhanh của mạng Internet dẫn đến kích thước các bảng định tuyến
trên mạng ngày càng lớn.
- Cài đặt IPv4 bằng thủ công hoặc bằng giao thức cấu hình địa chỉ trạng thái DHCP
(Dynamic Host Configuration Protocol), khi mà nhiều máy tính và các thiết bị kết nối vào
mạng thì cần thiết phải có một phương thức cấu hình địa chỉ tự động và đơn giản hơn.
- Trong quá trình hoạt động IPv4 đã phát sinh một số vấn đề về bảo mật và QoS. Khi kết
nối thành mạng Intranet cần nhiều địa chỉ khác nhau và truyền thông qua môi trường công
cộng. Vì vậy đòi hỏi phải có các dịch vụ bảo mật để bảo vệ dữ liệu ở mức IP.
- Mặc dù có các chuẩn đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS trong IPv4 trường IPv4 TOS
(Type of Service), nhưng hạn chế về mặt chức năng, cần thiết hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng
thời gian thực.
Vì vậy việc cần thiết phải thay thế giao thức IPv4 là tất yếu. Thiết kế IPv6 nhằm mục đích
tối thiểu hóa ảnh hưởng qua lại giữa các giao thức lớp trên và lớp dưới bằng cách tránh việc bổ
sung một cách ngẫu nhiên các chức năng mới.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 2 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

3. Cấu trúc IPv6

Với cấu trúc đơn giản hơn và chiều dài tăng lên tới 40 byte, Header của IPv6 cho phép xử
lý hiệu quả hơn rất nhiều so với IPv4, giúp cho quá trình chuyển tiếp gói tin nhanh hơn.

Một trong những thay đổi quan trọng là không còn tồn tại trường Options trong Header
của IPv6. Trường Options này được sử dụng để thêm các thông tin về các dịch vụ tuỳ chọn
khác nhau. VD: Thông tin liên quan đến mã hoá có thể được thêm vào tại đây.
Vì vậy, chiều dài của IPv4 Header thay đổi tuỳ theo tình trạng. Do sự thay đổi đó, các
Router điều khiển giao tiếp theo những thông tin trong IP Header không thể đánh giá chiều dài
Header chỉ bằng cách xem xét phần đầu gói tin. Điều này làm cho khó khăn trong việc tăng tốc
xử lý gói tin với hoạt động của phần cứng.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 3 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Trong địa chỉ IPv6 thì những thông tin liên quan đến dịch vụ kèm theo được chuyển hẳn
tới một phân đoạn khác gọi là Header mở rộng “Extension Header”. Trong hình vẽ trên là Next
Header. Đối với những gói tin thuần tuý, chiều dài của Header được cố định là 40 byte. Về xử
lý gói tin bằng phần cứng, có thể thấy trong IPv6 có thể thuận tiện hơn IPv4.
Một trường khác cũng được bỏ đi là Header Checksum. Header checksum là 1 số sử dụng
để kiểm tra lỗi trong thông tin Header, được tính toán ra dựa trên những con số của Header.
Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh là Header chứa trường TTL (Time to Live), giá trị trường
này thay đổi mỗi khi gói tin được truyền qua 1 router. Do vậy, Header Checksum cần phải
được tính toán lại mỗi khi gói tin đi qua 1 Router. Nếu giải phóng router khỏi công việc này,
chúng ta có thể giảm được trễ.
Thực ra, tầng TCP phía trên tầng IP có kiểm tra lỗi của các thông tin khác nhau bao gồm
cả địa chỉ nhận và gửi. Vậy có thể thấy các phép tính tương tự tại tầng IP là dư thừa, nên
Header Checksum được gỡ bỏ khỏi IPv6.
Trường có cùng chức năng với “Service Type” được đổi tên là Traffic Class. Trường này
được sử dụng để biểu diễn mức ưu tiên của gói tin, ví dụ có nên được truyền với tốc độ nhanh
hay thông thường, cho phép thiết bị thông tin có thể xử lý gói một cách tương ứng. Trường
Service Type gồm TOS (Type of Service) và Precedence. TOS xác định loại dịch vụ và bao
gồm: giá trị, độ tin cậy, thông lượng, độ trễ hoặc bảo mật. Precedence xác định mức ưu tiên sử
dụng 8 mức từ 0-7.
Trường Flow Label có 20 bít chiều dài, là trường mới được thiết lập trong IPv6. Bằng
cách sử dụng trường này, nơi gửi gói tin hoặc thiết bị hiện thời có thể xác định một chuỗi các
gói tin, ví dụ Voice over IP, thành 1 dòng, và yêu cầu dịch vụ cụ thể cho dòng đó. Ngay cả
trong IPv4, một số các thiết bị giao tiếp cũng được trang bị khả năng nhận dạng dòng lưu lượng
và gắn mức ưu tiên nhất định cho mỗi dòng. Tuy nhiên, những thiết bị này không những kiểm
tra thông tin tầng IP ví dụ địa chỉ nơi gửi và nơi nhận, mà còn phải kiểm tra cả số port là thông
tin thuộc về tầng cao hơn. Trường Flow Label trong IPv6 cố gắng đặt tất cả những thông tin
cần thiết vào cùng nhau và cung cấp chúng tại tầng IP.
IPv6 có mục tiêu cung cấp khung làm việc truyền tải thông minh, dễ dàng xử lý cho thiết bị
bằng cách giữ cho Header đơn giản và chiều dài cố định.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 4 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

4. So sánh đặc điểm của IPv4 và IPv6


IPv4 IPv6
Độ dài địa chỉ là 32 bit (4 byte) IPv6 Độ dài địa chỉ là 128 bit (16 byte)
IPsec chỉ là tùy chọn IPsec được gắn liền với IPv6
Header của địa chỉ IPv4 không có Trường Flow Label cho phép xác định
trường xác định luồng dữ liệu của gói luồng gói tin để các Router có thể đảm
tin cho các Router để xử lý QoS bảo chất lượng dịch vụ QoS
Việc phân đoạn được thực hiện bởi cả Việc phân đoạn chỉ được thực hiện bởi
Router và máy chủ gửi gói tin máy chủ phía gửi mà không có sự tham
gia của Router
Header có chứa trường Checksum Không có trường Checksum trong IPv6
Header
Header có chứa nhiều tùy chọn Tất cả các tùy chọn có trong Headet
mở rộng
Giao thức ARP sử dụng ARP Request Khung ARP Request được thay thế bởi
quảng bá để xác định địa chỉ vật lý các thông báo Multicast Neighbor
Solicitation
Sử dụng giao thức IGMP để quản lý Giao thức IGMP được thay thể bởi các
thành viên các nhóm mạng con cục bộ thông báo MLD (Multicast Listener
Discovery)
Sử dụng ICMP Router Discovery để Sử dụng thông bảo quảng cáo Router
xác đỉnh địa chỉ cổng Gateway mặc (Router Advertisement) và ICMP
định phù hợp nhất , là tùy chọn Router Solicitation thay cho ICMP
Router Discovery, là bắt buộc
Địa chỉ quảng bá truyền thông tin đến Trong IPv6 không tôn tại địa chỉ quảng
tất cả các node trong một mạng con bá, thay vào đó là địa chỉ Multicast
Thiết lập cấu hình bằng thủ công hoặc Cho phép cấu hình tự động, không sử
sử dụng DHCP dụng nhân công hay cấu hình qua

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 5 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

DHCP
Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS
với mục đích ánh xạ địa chỉ IPv4 với mục đích ánh xạ sang địa chỉ IPv6
Con trỏ địa chỉ được lưu trong IN – Con trỏ địa chỉ được lưu trong Ipvố —
ADDR ARPA DNS để ánh xạ địa chỉ INT DNS để ánh xạ địa chỉ từ IPv4
IPv4 sang tên máy chủ sang tên máy chủ
Hỗ trợ gói tin kích thước 576 bytes (có Hỗ trợ gói tin kích thước 1280 bytes
thể phân đoạn) (không cần phân đoạn)

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 6 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

5. So sánh cách đánh địa chỉ Ipv4 và địa chỉ Ipv6


Địa chỉ Ipv6 và Ipv4 có 1 số điểm chung như cùng sử dụng 1 số loại địa chỉ với
một số chức năng tương tự, nhưng trong Ipv6 có một số thay đổi thể hiện trong bảng
sau:
IPv4 Address IPv6 Address

Phân lớp địa chỉ (Lớp A, B, C và D) Không phân lớp địa chỉ. Cấp phát theo
tiền tố

Lớp D là Multicast (2240.004) Địa chỉ multicast có tiền tố FF00::/8

Sử dụng địa chỉ Broadcast Không có Broadcast, thay bằng Anycast

Địa chỉ unspecified là 0.0.0.0 Địa chỉ Unspecified là ::

Địa chỉ Loopback 127.0.0.1 Địa chỉ Loopback là ::1

Sử dụng địa chỉ Public Tương ứng là địa chỉ Unicast toàn cầu
Địa chỉ IP riêng (10.0.0.0/8, Địa chỉ Site-ILcal (FEC0::/48)
172.16.0.0/12, 192.168.0.0/16)

Địa chỉ tự cấu hình (169.254.0.0/16) Địa chỉ Link-Local (FE80::/64)

Dạng biểu diễn: chuỗi số phân cách nhau Dạng biểu diễn: chuỗi số Hexa cách
bởi dấu chấm nhau bởi dấu hai chấm; có thể nhóm
chuỗi số 0 liền nhau vào một kí tự

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 7 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Sử dụng mặt nạ mạng con Chi sử dụng kí hiệu tiền tố để chỉ mạng

Phân giải tên miền DNS: bản Phân giải tên miền DNS: bản ghi tài
tài nguyên địa chỉ máy chủ IPv4 (A) nguyên địa chỉ máy chu IPv6 (AAAA)

Tên miền ngược: IN-ADDR.ARPA Tên miền ngược: IP6.INT domain

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 8 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

6. Các đặc trưng của IPv6


IPv6 được chọn thay thế cho giao thức IPv4 không chỉ do IPv4 không còn phù hợp
với yêu cầu phát triển hiện tại của mạng Internet mà còn vì những ưu điểm của giao thức
IPv6:
- Đơn giản hoá Header: Một số trường trong Header của IPv4 bị bỏ hoặc chuyển
thành các trường tuỳ chọn. Giảm thời gian xử lý và tăng thời gian truyền.
- Không gian địa chỉ lớn: Độ dài địa chỉ IPv6 là 128 bit, gấp 4 lần độ dài địa chỉ
IPv4. Không gian địa chỉ IPv6 không bị thiếu hụt trong tương lai.
- Khả năng địa chỉ hoá và chọn đường linh hoạt: IPv6 cho phép nhiều lớp địa chỉ
với số lượng các node. Cho phép các mạng đa mức và phân chia địa chỉ thành các mạng
con riêng lẻ. Có khả năng tự động trong việc đánh địa chỉ. Mở rộng khả năng chọn
đường bằng cách thêm trường "Scop" vào địa chỉ quảng bá (Multicast).
- Tự động cấu hình địa chỉ: Khả năng tự cấu hình của IPv6 được gọi là khả năng
cắm và chạy (Plug and Play). Tính năng này cho phép tự cấu hình địa chỉ cho giao diện
mà không cần sử dụng các giao thức DHCP.
- Khả năng bảo mật: IPsec bảo vệ và xác nhận các gói tin IP:
+ Mã hóa dữ liệu: Phía gửi sẽ tiến hành mã hóa gói tin trước khi gửi.
+ Toàn vẹn dữ liệu: Phía nhận có thể xác nhận gói tin nhận được để đảm bảo rằng
dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền.
+ Xác nhận nguồn gốc dữ liệu: Phía nhận có thể biết được phía gửi gói tin. Dịch vụ
này phụ thuộc vào dịch vụ toàn vẹn dữ liệu.
+ Antireplay: Phía nhận có thể phát hiện và từ chối gói tin gửi lại.
- Chất lượng dịch vụ QoS (Quanlity Of Service): Chất lượng dịch vụ QoS trong
IPv4 không cao. Trong Header IPv4 chứa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, truyền có độ tin
cậy không cao. IPv6 Header có thêm một số trường mới để xử lý và xác định lưu lượng
trên mạng. Do cơ chế xác nhận gói tin ngay trong Header nên việc hỗ trợ QoS có thể
thực hiện được ngay cả khi gói tin được mã hóa qua IPsec.
- Giao thức phát hiện lân cận NDP (Neighbor Discovery Protocol) của IPv6 là một
dãy các thông báo ICMPv6 cho phép quản lý tương tác giữa các node lân cận, thay thế
ARP trong IPv4. Các thông báo ICMPv4 Router Discovery và ICMPv4 Redirect được
thay bởi các thông báo Multicast, Unicast Neighbor Discovery.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 9 Nhóm 1


Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

- Khả năng mở rộng: Thêm vào trường Header mở rộng tiếp ngay sau Header, IPv6
có thể được mở rộng thêm các tính năng mới một cách dễ dàng.
- Tính di động: IPv4 không hỗ trợ cho tính di động, IPV6 cho phép nhiều thiết bị di
động kết nối vào Internet theo chuẩn của PCMCIA (Personal Computer Memory Card
International Association) qua mạng công cộng nhờ sóng vô tuyến.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 10 Nhóm


1
Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

7. Phương pháp biểu diễn địa chỉ IPv6


Địa chỉ IPv6 dài 128 bit, được chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 16 bit, được ngăn
cách với nhau bằng dấu hai chấm ":". Mỗi nhóm được biểu diễn bằng 4 số hexa.
Ví dụ:
FEDC:BA98:768A:0C98:FEBA:CB87:7678:11111080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F
Những địa chỉ này lớn, khả năng cung cấp địa chỉ cho nhiều node và cung cấp cấu
trúc phân cấp linh hoạt, nhưng nó không dễ để viết ra. Vì vậy cần có 1 số nguyên tắc để
nhằm rút ngắn lại cách biểu diễn địa chỉ IPv6. Sau đây là các quy tắc để rút gọn IPv6:
- Cho phép bỏ các số 0 nằm trước mỗi nhóm (octet).
- Thay bằng số 0 cho nhóm có toàn số 0.
- Thay bằng dấu "::" cho các nhóm liên tiếp nhau có toàn số 0.
Ví dụ về nén địa chỉ IPv6:
Cho một địa chỉ: 1080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F, dựa theo các quy
tắc đã nêu trên, có thể nén địa chỉ IP trên như sau: 1080::70:0:989:CB45:345F hoặc
1080:0:0:70::989: CB45:345F
Chú ý: Dấu "::" chỉ sử dụng được 1 lần trong toàn bộ địa chỉ IPv6 (nhiều dấu "::"
có thể gây ra sự nhầm lẫn hoặc không thể biết đúng vị trí của các octet trong địa chỉ
IPv6).

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 11 Nhóm


1
Mạng máy tính Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

8. Phân loại địa chỉ IPv6


Trong IPv6, được chia làm 3 loại địa chỉ khác nhau:
-Địa chỉ Unicast: Là địa chỉ của một giao diện. Một gói tin được chuyển đến địa chỉ
Unicast sẽ chỉ được định tuyến đến giao diện gắn với địa chỉ đó.
-Địa chỉ Anycast: Là địa chỉ của một tập giao diện thuộc của nhiều node khác nhau.
Mỗi gói tin tới địa chỉ Anycast được chuyển tới chỉ một trong tập giao diện gắn với địa
chỉ đó (là giao diện gần node gửi nhất và có Metrics nhỏ nhất).
-Địa chỉ Multicast: Địa chỉ của tập các giao diện thuộc về nhiều node khác nhau.
Một gói tin gửi tới địa chỉ Multicast sēdược gửi tất cả các giao diện trong nhóm.

Giáo viên HD: Th.S Đường Tuấn Hải 12 Nhóm


1

You might also like