You are on page 1of 3

Chương 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHONG TRÀO ĐÔNG DU


Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu chỉ diễn ra trong khoảng thời gian
4 năm ngắn ngủi (từ năm 1904 - 1905 đến 1908) và kết quả là thất bại, tuy chưa
đem lại những thay đổi to lớn cho đất nước hay đạt được những thành công
như mong đợi của các sĩ phu. Nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng
chính phong trào Đông Du đã để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá cho
thế hệ sau.
Có nhận định cho rằng: “Phong trào Đông Du là hoạt động đầu tiên chống
chủ nghĩa thực dân trên nền tảng duy tân đổi mới.” (Đinh Xuân Lâm, 2005)
Thật vậy, phong trào Đông Du là một trong những phong trào yêu nước mạnh
mẽ của dân tộc ta đầu thế kỉ XX. Đây chính là cuộc đổi mới hoàn toàn mới mẻ
về tư duy yêu nước. Phan Bội Châu đã thay đổi tư duy muốn khôi phục độc lập
dân tộc phải cầm vũ khí, bạo động, thực hiện chiến tranh vũ trang,... sang tư
duy cải cách, đề cao việc học cái tiên tiến để cứu nước.
Truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc ta luôn là phải cầm giáo, cầm gậy
lên chiến đâu mới có thể giải phóng đất nước. Có lẽ tư tưởng này đã ăn sâu vào
trong tư duy của người dân lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chủ trương bạo động tập
hợp nhân dân không hẳn là sai lầm, chủ trương này vẫn có những mặt tích cực
của nó. Nhưng trước những biến đổi kinh tế của Việt Nam do chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp tạo nên, điều này đã dẫn đến nhiều biến động
trong xã hội. Các sĩ phu tiến bộ đầu thể kỉ XX đã nhận thấy việc bạo động cứu
nước, điển hình theo con đường của phong trào Cần Vương đều phá sản, nên
cần có một con đường mới - duy tân đất nước.
Chính lúc ấy, phong trào Đông Du “xuất dương cầu học” xuất hiện đã hoàn
toàn thay đổi về mặt tư tưởng của việc cứu nước. Bây giờ thay vì cứ lẩn quẩn
thực hiện những cuộc bạo động không rõ kết quả thì các sĩ phu bắt đầu đột phá,
mở cửa ra ngoài để học hỏi, tiếp nhận những cái mới cho đất nước, cần thiết và
có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc. Nói theo Phan Châu Trinh đó chính là
“khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Phan Bội Châu đã chọn Nhật Bản làm quốc gia để chuyển tải những tri
thức của người dân xứ Phù Tang, góp thêm vốn tư tưởng, kiến thức cho các
thanh niên Việt Nam. Phan Bội Châu cũng đã nhiều lần bày tỏ sự cảm phục của
ông với Nhật Bản. Con người nơi này có phẩm chất trung thực, kỷ luật và tinh
thần đoàn kết cộng đồng rất mạnh mẽ. Đây cũng chính là lý do ông chọn Nhật
Bản để ‘xuất dương”. Học tập cách thức xây dựng đất nước, cải cách và phát
triển theo Nhật Bản là tư tưởng chủ đạo của Phan Bội Châu. Điều này cho thấy,
việc “chọn mặt gửi vàng”, tức là phải chọn nơi để học hỏi rất quan trọng, quyết
định thắng lợi của dân tộc.
Phong trào Đông Du - duy tân đất nước - tuy thất bại nhưng đã đem lại cho
thế hệ sau một bài học to lớn: cần nên coi việc xây dựng đất nước từ bên trong,
xây dựng lực lượng nhân dân mạnh mẽ, duy tân cải cách đất nước và dựa vào
nhân dân là cốt lõi. Để làm được điều này, cần phải học tập từ những nước phát
triển, tuy nhiên chỉ học tập những cái có lợi và phục vụ cho việc phát triển đất
nước.
Mặt khác ta cũng cần nên tranh thủ sự ủng hộ của nước ngoài và những yếu
tố thuận lợi của quốc tế. Tuy nhiên không nên quá dựa dẫm hay phụ thuộc
tuyệt đối vào các nước lớn, nhất là các nước đế quốc. Vốn dĩ bản chất của các
nước này chính là đi xâm lược các nước khác và mở đầu chiến tranh, luôn xem
Việt Nam là miếng bánh béo bở thèm thuồng xâu xé, cho nên một khi đã phụ
thuộc hoàn toàn vào các nước đế quốc nói riêng hay một nước khác nói chung
sẽ đẩy tình hình đất nước rơi vào con đường khủng hoảng cả về kinh tế lẫn
chính trị, thậm chí là mất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Đinh Xuân Lâm (2005). Phong trào Đông Du (1905-1908): Ý nghĩa thời đại
và giá trị thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đinh Xuân Lâm (chủ biên). 2015. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2. Hà
Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Tử Minh (29/10/2018). “Nhận thức và sự lựa chọn Nhật Bản của Phan Bội
Châu trong phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX”. Tìm hiểu lịch sử. Ngày truy
cập: 27/9/2022
Nhận từ:
http://timhieulichsuvn.blogspot.com/2018/10/nhan-thuc-va-su-lua-chon-nhat-
ban-cua.html?m=1

You might also like