You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÀNH VI TỔ CHỨC

Giảng viên: ThS. Ngô Thị Thoại An Email: anntt@ueh.edu.vn


Số đơn vị học trình : 3
Tổ chức và yêu cầu đối với môn học:
Môn học này đòi hỏi người học phải đọc, chiêm nghiệm, thảo luận, so sánh với thực tế rất
nhiều. Để học tập hiệu quả và tận dụng được lợi ích của việc trao đổi , thảo luận trong và ngoài
lớp, học viên phải đọc tất cả các tài liệu trước các buổi học để có thể thảo luận về các chủ đề
này một cách hiệu quả trên lớp. Môn học có nội dung rộng nên khuyến khích học viên tìm đọc
các sách có liên quan và sử dụng mạng internet để tìm kiếm thêm các tài liệu, tình huống phục
vụ học tập.
Không khuyến khích việc sử dụng máy tính trong giờ học để phục vụ mục đích đọc báo,
chat, tham gia mạng xã hội.
Sinh viên nghỉ học trên lớp quá 30% số buổi sẽ không có điểm quá trình.
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Tham gia trong lớp : 10%
Bài kiểm tra quá trình : 15%
Bài tập nhóm, tiểu luận : 25%
Điểm bài thi hết môn : 50%
1/ Tham gia trong lớp học : 10% số điểm
Tiêu chí này được đánh giá dựa vào mức độ tham gia đóng góp ý kiến, những thảo luận
trên lớp và ngoài lớp học của sinh viên.
2/ Bài kiểm tra quá trình: 15% số điểm
Tiêu chí này được đánh giá dựa vào kết quả các bài kiểm tra trong quá trình học.
3/ Bài tập nhóm, tiểu luận: 25% số điểm
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (không quá 05 sinh viên/nhóm). Các nhóm phải
thực hiện bài tập nhóm với đề tài tự chọn dựa vào các chủ đề trong môn học. Mục tiêu là kết
hợp giữa lý thuyết, kinh nghiệm và những thảo luận nhóm để phát triển và hoàn thiện đề tài đã
chọn. Các nhóm được khuyến khích báo cáo và bảo vệ đề tài trước lớp. Trên cơ sở đó hoàn
thiện và nộp lại cho giảng viên bài tiểu luận vào buổi học cuối.
4/ Điểm bài thi hết môn: 50% số điểm
Nội dung bài thi căn cứ vào các chủ đề môn học và liên hệ thực tiễn.
Hình thức ra đề : Tiểu luận không thuyết trình

1
Phương pháp:
Môn học được thiết kế theo phương pháp tương tác thông qua các hoạt động học tập như:
nghe giảng, thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm.

Giới thiệu:
Trong giai đọan hiện nay đã có một sự thay đổi rất lớn về nhận thức của người quản lý
doanh nghiệp đối với người lao động . Nếu như trước đây người lao động được xem như là chi
phí đầu vào thì hiện nay người lao động được xem như tài sản, nguồn lực vô cùng quý giá
quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân viên hăng
say làm việc, làm việc hết mình, hết việc chứ không phải hết giờ ?

Môn Hành vi tổ chức phát triển những kiến thức cơ bản cần thiết cho nhà quản trị để nhận biết
về các nguyên nhân, yếu tố tác động từ bên trong và ngoại cảnh, dẫn đến những hành vi của
các cá nhân, các nhóm trong tổ chức; học được một số phương pháp giải quyết những vấn đề
quản lý liên quan đến con người trong tổ chức. Nhà quản lý nào cũng cần có kỹ năng quan hệ
con người tốt để có thể quản lý cấp dưới, giao tiếp với cấp trên, quản trị thành công sự thay đổi
của tổ chức. Những kiến thức kỹ năng này càng có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt nam,
khi mà các doanh nghiệp, các tổ chức đều đang buộc phải đổi mới.

Mục tiêu môn học:


Kết thúc môn học này, sinh viên sẽ:
 Giải thích được sự cần thiết của nghiên cứu môn Hành vi tổ chức.
 Nhận biết được sự ảnh hưởng của các yếu tố như đặc tính tiểu sử, tính cách, nhận thức, học
tập, các giá trị, thái độ, sự động viên… đến hành vi cá nhân trong tổ chức. Từ đó giúp cho nhà
quản trị biết cách tuyển chọn, bố trí đúng người, đúng việc, phát huy năng lực của các thành
viên.
 Nhận biết được nhóm ảnh hưởng như thế nào đến hành vi cá nhân và các dạng hành vi
trong nhóm. Nhận dạng được các loại xung đột và chọn lựa chiến lược giải quyết xung đột.
 Hiểu và áp dụng được các vấn đề liên quan đến văn hoá tổ chức: các đặc tính, quá trình
hình thành văn hóa tổ chức. Nhận dạng những áp lực thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức; nhận
biết được nguồn gốc cản trở sự thay đổi từ đó chỉ ra các biện pháp khắc phục cản trở sự thay
đổi của tổ chức.

2
Nội dung và lịch học
Buổi Mục tiêu Nội dung TLHT
 Mong đợi về môn học
 Giới thiệu môn học
 Tổ chức lớp học
GIỚI THIỆU HÀNH VI TỔ CHỨC
 Hiểu được khái niệm hành vi tổ chức  Khái niệm và chức năng của

 Giải thích được sự cần thiết nghiên cứu hành vi tổ chức

hành vi tổ chức  Các khoa học đóng góp vào


Buổi 1
 Nhận biết các chức năng của hành vi tổ hành vi tổ chức
Chương
chức  Mô hình hành vi tổ chức 1

 Nhận dạng những đóng góp của các  Những thách thức và cơ hội

ngành khoa học vào hành vi tổ chức đối với quản trị

 Nhận biết được những thách thức, cơ hội


đối với quản trị

SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁ NHÂN TẠI


NƠI LÀM VIỆC  Sự đa dạng tại nơi làm việc
 Phân biệt được sự đa dạng của cá nhân  Đặc tính tiểu sử
ảnh hưởng đến việc thực hiện trong tổ
 Năng lực
chức.
 Thái độ và sự thỏa mãn công
 Xác định được các yếu tố chủ yếu của cá việc Chương
nhân ảnh hưởng đến hành vi trong tổ  Tính cách 2, 3,4,5
Buổi 2
chức.
 Cảm xúc và tâm trạng
 Hiểu được tính cần thiết về sự phù hợp  Học tập
giữa năng lực cá nhân và yêu cầu công
Buổi 3 việc.
 Biết rõ hơn về thái độ và mối quan hệ
giữa thái độ và sự thỏa mãn trong công
việc.
 Nhận dạng được các loại tính cách và
những ảnh hưởng của nó đối với hành vi
và kết quả công việc của cá nhân.

3
 Nhận biết được học tập thay đổi hành vi
cá nhân và các phong cách học tập.

GIÁ TRỊ, NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT


ĐỊNH
 Nhận biết được tầm quan trọng của giá  Giá trị của cá nhân
trị trong hiểu biết và dự đoán hành vi  Nhận thức
của người lao động.  Ra quyết định
 Mô tả các bước trong quá trình nhận Chương
thức. 5,6
 Mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới nhận
Buổi 4 thức.
 Hiểu được nguyên nhân các hành vi của
người lao động thông qua thuyết quy
kết.
 Giải thích mối liên kết giữa nhận thức và
việc ra quyết định cá nhân.
 Giúp cho việc ra quyết định cá nhân hiệu
quả hơn đối với tổ chức.

LÝ THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC VÀ


ỨNG DỤNG  Khái niệm
 Giải thích được vai trò của việc tạo động  Các lý thuyết tạo động lực
lực trong tổ chức.
làm việc
 Hiểu về động lực và quá trình tạo động  Ứng dụng các lý thuyết tạo
Chương
lực.
động lực làm việc 7,8
Buổi 5  Hiểu được các lý thuyết tạo động lực

dựa trên sự thỏa mãn.


 Giải thích được những lý thuyết tạo
động lực theo quá trình.
 Biết cách ứng dụng lý thuyết tạo động
lực vào thực tiễn.

4
CƠ SỞ CỦA HÀNH VI NHÓM
 Giải thích được vai trò hoạt động nhóm  Khái niệm và nguyên nhân
trong tổ chức. gia nhập nhóm
 Hiểu khái niệm nhóm và nguyên nhân  Phân loại nhóm
Chương
gia nhập nhóm.  Các giai đoạn phát triển của
9,10
 Phân biệt giữa nhóm chính thức và nhóm
nhóm không chính thức.  Những đặc điểm của nhóm
 Mô tả được các giai đoạn hình thành một  Ra quyết định nhóm
Buổi 6
nhóm.
 Chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi nhóm.
 Giải thích được những điểm mạnh và
điểm yếu khi ra quyết định theo nhóm.
 Ứng dụng các kỹ thuật ra quyết định
nhóm.

QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT VÀ THƯƠNG


LƯỢNG  Khái niệm và phân loại xung
 Hiểu được tầm quan trọng của quản lý đột
xung đột trong tổ chức.
 Các giai đoạn phát triển
 Định nghĩa được xung đột và phân biệt Chương
xung đột
14
được các quan điểm về xung đột.
Buổi 7  Thương lượng
 Nắm được các loại xung đột và quá trình
xung đột.
 Nắm được kỹ thuật thương lượng và
ứng dụng kỹ năng giải quyết xung đột
vào thực tiễn

TRUYỀN THÔNG  Khái niệm và chức năng Chương


 Nhận biết được vai trò truyền thông 11
truyền thông
Buổi 8 trong tổ chức.
 Quy trình truyền thông
 Hiểu được khái niệm và chức năng của  Hướng truyền thông và
truyền thông.
phương tiện truyền thông

5
 Nắm được quy trình truyền thông.  Mạng truyền thông không
 Hiểu được các kênh truyền thông cá chính thức
nhân và tổ chức.  Truyền thông điện tử
 Biết được các rào cản truyền thông.  Rào cản của truyền thông
 Nâng cao khả năng tương tác thông qua  Truyền thông hiệu quả
truyền thông  Lắng nghe chủ động

VĂN HÓA TỔ CHỨC


 Định nghĩa được văn hóa tổ chức.  Vai trò và đặc điểm của văn Chương
16
 Nhận biết về văn hóa dân tộc ảnh hưởng hóa tổ chức
Buổi 9 đến văn hóa tổ chức.  Các cấp độ và loại hình văn
 Thảo luận vai trò của văn hóa tổ chức. hóa tổ chức
 Biết cách tạo lập và duy trì văn hóa tổ  Hình thành và duy trì văn
chức. hóa tổ chức
 Thay đổi văn hóa tổ chức
 Quản trị trong môi trường đa
văn hóa
Buổi Thuyết trình nhóm
10
Buổi Kiểm tra quá trình
11 TỔNG KẾT LỚP

Tài liệu học tập:


Stephen P. Robbins và Timothy A. Judge, 2013. Organizational Behavior. 15th ed. Harlow:
Pearson Education

Tài liệu đọc thêm:


Nguyễn Hữu Lam (2014), Hành vi tổ chức, Tp.HCM: NXB Thống Kê.

McShane, Von Glinow, 2012. Organizational Behavior. 6th ed. New York: McGraw-
Hill/Irwin.

You might also like