You are on page 1of 91

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI


THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2022

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2022


TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THỐNG KÊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số: 540 /BC-CTK Đà Nẵng, ngày 26 tháng 9 năm 2022

BÁO CÁO
Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng quý III và 9 tháng năm 2022 diễn ra
trong bối cảnh kinh tế nước ta phục hồi tích cực trong điều kiện các hạn chế về
đại dịch Covid-19 được nới lỏng và các chiến dịch tiêm chủng được triển khai
rộng rãi. Các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh,
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã giúp gia
tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động bán lẻ và du lịch;
áp lực lạm phát của nước ta chủ yếu giới hạn ở một số nhóm hàng hóa như nhiên
liệu và các dịch vụ liên quan. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tạo
cơ hội cho kinh tế của các địa phương trong đó có thành phố Đà Nẵng phục hồi
và phát triển trong năm 2022.
Với Chủ đề năm 2022: “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”, ngay từ đầu năm, các cấp
lãnh đạo thành phố đã khẩn trương triển khai nhiệm vụ, kịp thời ban hành các
văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước thành
phố Đà Nẵng năm 2022, tập trung triển khai thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư
công năm 2022. Bên cạnh đó, thành phố đặc biệt chú ý đến các giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp, quan tâm ưu tiên phục hồi các ngành như: dịch vụ du lịch; dịch vụ
lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động xây
dựng; đẩy mạnh thu hút đầu tư, đồng thời tiếp tục quan tâm thực hiện các chính
sách an sinh xã hội.
Sơ bộ một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quý
III và 9 tháng năm 2022 như sau:
I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng khởi sắc tr n n u n vực
ột số n àn phục hồi nhanh và có mức tăn bứt phá trong quý III, đón óp
tích cực c o tăn trưởng chung của 9 tháng năm 2022
Trên nền kết quả tăng trưởng âm của cùng kỳ năm 2021, tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) quý III năm 2022 ước tăng đến 39,15%. Trong đó, khu
vực dịch vụ đạt mức tăng cao nhất với 48,35%, tiếp đến là khu vực công
2

nghiệp - xây dựng tăng 20,84%, riêng ngành công nghiệp tăng 24,56%; khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm tăng 16,74% so với cùng quý năm 2021.
Quỹ đạo phục hồi kinh tế của thành phố đang chuyển biến khá tích cực.
Tính chung 9 tháng năm 2022, GRDP ước tăng 16,76% so với cùng kỳ năm
2021. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ tăng
21,69%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,83%, riêng lĩnh vực công
nghiệp ước tăng 9,09%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,10% và
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,38%.
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực dịch vụ trong 9 tháng qua,
một số ngành dịch vụ thị trường tăng khá ấn tượng, đóng góp tích cực vào tốc
độ tăng tổng giá trị tăng thêm (VA) của toàn nền kinh tế phải kể đến như:
ngành bán buôn, bán lẻ tăng 15,47% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,99
điểm phần trăm; vận tải kho bãi tăng 22,79%, đóng góp 2,19 điểm; dịch vụ lưu
trú và ăn uống tăng 67,11%, đóng góp 3,86 điểm; hoạt động kinh doanh bất
động sản tăng 34,51%, đóng góp 2,36 điểm; hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ tăng cao nhất với 140,72%, đóng góp 3,03 điểm; ngành thông tin và
truyền thông tăng 8,56%, đóng góp 1,14 điểm; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 7,33%, đóng góp 0,56 điểm. Riêng ngành y tế và hoạt động
trợ giúp xã hội giảm 7,85%, làm giảm 0,22 điểm phần trăm do dịch Covid-19
đã được kiểm soát.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu
hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,09% so với cùng
kỳ năm trước, đóng góp 1,54 điểm phần trăm vào tốc độ tăng VA của toàn nền
kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của
cả khu vực với tốc độ tăng ước đạt 8,58%, đóng góp 1,28 điểm phần trăm.
Ngành xây dựng tăng 4,57%, đóng góp 0,30 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành khai thác và nuôi
trồng thủy sản phát triển ổn định với mức tăng 9 tháng ước đạt 5,0%, đóng góp
0,06 điểm phần trăm vào mức tăng tổng VA toàn nền kinh tế; ngành lâm
nghiệp tăng không đáng kể ở mức 1,01% và lĩnh vực nông nghiệp giảm 0,61%
so với cùng kỳ do hoạt động chăn nuôi lợn gặp khó khăn.
Quy mô nền kinh tế thành phố theo giá hiện hành 9 tháng ước đạt 92.238 tỷ
đồng, mở rộng 14.808 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, quy mô giá trị
tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng 11,956 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng 2.183 tỷ đồng, riêng lĩnh vực công nghiệp tăng 1.605 tỷ đồng; VA khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 67 tỷ đồng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm tăng 602 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,74%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 20,25%; khu vực dịch vụ chiếm 68,88% và thuế sản phẩm chiếm
9,13%. Nhìn chung, nhờ sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ nên cơ cấu
3

nền kinh tế tiếp tục có sự dịch chuyển với xu hướng mở rộng khu vực dịch vụ
thêm 2,27 điểm phần trăm về cơ cấu; ngược lại, lĩnh vực công nghiệp đã giảm
1,05 điểm phần trăm.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tron 9 t án năm 2022, k u vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cơ bản
duy trì ổn định trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả vật tư nôn
nghiệp tăn cao Năn suất lúa vụ Đôn - Xuân và vụ Mùa giảm so với cùng kỳ;
sản ượng một số loại cây âu năm c ủ yếu tăn ; c ăn nuô a cầm có nhi u
đ ểm khởi sắc; hoạt động lâm nghiệp duy trì ở mức ổn định; nuôi trồng thủy sản
tăn trưởng tốt, khai thác thủy sản biển đạt khá so với cùng kỳ năm trước.
2.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tính đến thời điểm ngày 15/9/2022, trên địa bàn thành phố đã gieo trồng
được 7.049,8 ha, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, diện tích gieo
trồng lúa cả 2 vụ đạt 4.693,3 ha, giảm 1,8%, diện tích các loại cây trồng khác đạt
2.356,5 ha, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng giảm ở
hầu hết các loại cây, trong đó có các loại cây trọng điểm của thành phố như: lúa,
ngô, mía, giảm nhiều nhất là khoai lang với 230,8 ha, giảm 9,2% so với cùng kỳ
năm 2021. Ngoại trừ cây mè, rau các loại, hoa có diện tích gieo trồng tăng so với
cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, diện tích gieo trồng giảm là do một phần diện tích đất sản
xuất nằm trong ranh giới quy hoạch của các dự án, như: tuyến đường vành đai
phía Tây thành phố, dự án mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng, các
khu tái định cư. Việc lắp dựng các công trình làm mô hình du lịch sinh thái trên
phần diện tích đất nông nghiệp cũng góp phần làm giảm diện tích gieo trồng trên
địa bàn huyện Hòa Vang. Một số diện tích đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của
thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho nguồn nước tưới tiêu bị hạn chế. Thêm vào
đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn diễn ra do hiệu quả kinh tế đem lại
của một số cây trồng không cao. Trên địa bàn thành phố, vẫn tồn tại các hoạt
động khai thác, tập kết khoáng sản gây bồi lấp, ô nhiễm môi trường đất dẫn đến
một số thửa ruộng trên địa bàn thành phố bị bỏ hoang và không được gieo trồng.
Trước tình hình đó, thành phố vận động người dân khắc phục khó khăn, thực
hiện khôi phục sản xuất và đề xuất phương án quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
trong và ngoài ranh giới các dự án quy hoạch một cách hợp lý và phù hợp nhất.
Trong vụ Đông - Xuân năm 2021 - 2022, các đợt mưa lớn kéo dài vào đầu
và cuối vụ gây ngập úng một số diện tích gieo trồng và ảnh hưởng đến năng suất
lúa. Kết quả thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân với sản lượng lúa đạt 13.900 tấn,
giảm 20,9% (tương ứng giảm 3.666,6 tấn); năng suất lúa bình quân đạt 55 tạ/ha,
4

giảm 20,4% (tương ứng giảm 14,1 tạ/ha) so với vụ Đông - Xuân năm trước, năng
suất lúa vụ Đông - Xuân thấp kỷ lục từ năm 2018 đến nay1.
Thời tiết trong tháng đã bước vào mùa mưa, nông dân trên địa bàn thành
phố khẩn trương thu hoạch lúa vụ Mùa nhằm tránh thất thoát do mưa bão gây ra.
Năng suất lúa vụ Mùa năm nay giảm so với vụ Mùa năm trước. Từ đầu vụ, thời
tiết bất lợi khiến cho việc làm đất phơi ải không thực hiện được, nông dân phải
chuyển sang cày dầm; tiếp đến, cơn bão số 2 gây mưa lớn trong giai đoạn lúa
đang trổ làm cho hạt lúa không chắc, đen lép ảnh hưởng chính tới năng suất lúa
vụ Mùa. Trong khi đó, giá cả thị trường của các loại vật tư nông nghiệp, như:
giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tăng cao ngay từ đầu năm... nên
việc đầu tư thâm canh, chăm sóc cây trồng còn nhiều hạn chế. Ước tính, sản
lượng thu hoạch lúa vụ Mùa năm nay đạt 12.100 tấn, giảm 15,5% (tương ứng
giảm 2.212,3 tấn); năng suất đạt 55,8 tạ/ha, tương ứng giảm 8,1 tạ/ha so với vụ
Mùa năm trước, năng suất lúa vụ Mùa thấp nhất trong giai đoạn 2018-20222.
Nhu cầu về thực phẩm sạch, hữu cơ ngày càng gia tăng thúc đẩy việc thực
hiện các cải tiến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để phục vụ cộng đồng,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, xây dựng mô hình sản
xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị và thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố. Trong 9 tháng năm 2022, các cơ
quan chuyên môn tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, kiểm tra nguồn nước
tưới tiêu, không để tình trạng thiếu nước tưới ở cuối vụ, kiểm soát dịch bệnh trên
cây trồng và chuẩn bị triển khai vụ sản xuất tiếp theo. Hỗ trợ phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố gắn với việc thực hiện Chương trình
mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước
đạt 863,4 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, diện tích nhóm cây
ăn quả ước đạt 672,9 ha tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng
lớn nhất 80% trong tổng diện tích; cây lấy quả chứa dầu đạt 32 ha giảm 3,3%;
cây điều đạt 17,5 ha giảm 2,8%; hồ tiêu đạt 45,5 ha, tăng 1,1%; cây chè đạt 70 ha
giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm cây gia vị, cây dược liệu lâu năm
đạt 14 ha giảm 2,2%; cây lâu năm khác đạt 11,5 ha, bằng 3,5 lần so với cùng kỳ
năm trước. Nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch khá ở các loại cây như:
xoài, chuối, thanh long, mít, cam, bưởi... Riêng sản lượng của một số cây trồng
ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa trong thời gian đơm hoa kết trái, như: cây
đu đủ, nhãn, vải... Một số cây trồng có tiềm năng trên thị trường được quy hoạch
thành vùng trồng tập trung nhằm tăng hiệu quả sản xuất và đem lại kinh tế lâu
dài. Cơ cấu gieo trồng được chuyển đổi hiệu quả với những cây trồng chủ lực
được đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tỷ lệ sử dụng các giống mới và chất

1
Năng suất lúa vụ Đông - Xuân giai đoạn 2018-2022 lần lượt là: năm 2018 đạt 64,9 tạ/ha; năm 2019 đạt 61,3
tạ/ha; năm 2020 đạt 63,1 tạ/ha; năm 2021 đạt 69,2 tạ/ha; năm 2022 đạt 55 tạ/ha.
2
Năng suất lúa vụ Mùa giai đoạn 2018-2022 lần lượt là: năm 2018 đạt 57,8 tạ/ha; năm 2019 đạt 59,7 tạ/ha; năm
2020 đạt 61,5 tạ/ha; năm 2021 đạt 63,9 tạ/ha; năm 2022 đạt 55,8 tạ/ha.
5

lượng cao được nâng lên như cây bưởi, cây mít... Nhìn chung 9 tháng năm 2022,
năng suất, sản lượng cây lâu năm phát triển ổn định, không có biến động lớn so
với cùng kỳ.
b) C ăn nuô
Trong 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phát
triển tương đối ổn định. Quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi gia súc, gia cầm, tổ chức
tiêm vắc-xin phòng bệnh cho động vật được chú trọng. Trong 9 tháng, hoàn thành
tiêm phòng 2 đợt vắc-xin LMLM cho trâu bò, đợt 1 vắc xin Cúm gia cầm với số
lượng tiêm được 9.214 lượt trâu bò và 130.377 lượt con gia cầm; tiêm phòng vắc-
xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò với 4.029 con trâu bò. Hiện nay, các cơ
quan chức năng đang triển khai tiêm phòng đợt 2 vắc-xin H5N1 cho gia cầm theo
đúng kế hoạch đề ra. Công tác kiểm dịch, kiểm soát hoạt động giết mổ, tổ chức
triển khai vệ sinh tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật ra vào cơ sở giết mổ được thực hiện theo đúng quy định. Thực hiện cấp
hỗ trợ 3.528 lít hóa chất Benkocid cho các địa phương, các cơ sở chăn nuôi, giết
mổ gia súc, gia cầm để thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống
dịch bệnh động vật. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã kiểm soát giết mổ 13.927
trâu, bò và dê; 287.020 con lợn và 1.001.607 con gia cầm.
Ước tính tháng 9/2022, tổng đàn trâu trên địa bàn thành phố đạt gần 1,9
nghìn con, đàn bò đạt gần 15,7 nghìn con, đàn lợn đạt 25,5 nghìn con, số đàn
trâu, bò, lợn giảm lần lượt tương ứng là 9,9%; 10,8% và 50,0% so với cùng kỳ
năm 2021. Đàn gia cầm ước đạt 890 nghìn con, tăng 31,7%, trong đó đàn gà đạt
535 nghìn con, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2021. Hoạt động chăn nuôi tiếp
tục đối mặt với tác động lớn của giá thức ăn, nguyên liệu đầu vào ở mức cao,
chăn nuôi lợn là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Hiện nay là thời điểm thích
hợp nhất để người chăn nuôi tái đàn nhằm tạo nguồn cung ứng thịt ra thị trường
trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Để duy trì, phát triển sản xuất chăn nuôi, chủ
động trong nguồn cung thực phẩm và bảo đảm quyền lợi của người chăn nuôi và
người tiêu dùng thành phố cần chú trọng theo dõi sát diễn biến, tình hình giá cả,
đồng thời thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, kiểm soát thị
trường, kịp thời phát hiện các hành vi thay đổi giá bất hợp lý. Bên cạnh đó, cần
tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn đúng quy định, tuân thủ quy
trình thú y, chăn nuôi an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường tránh nguy cơ
bùng phát lại dịch tả lợn Châu Phi.
Ước tính quý III năm 2022, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.297
tấn bằng 98,1% so với quý III năm 2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.443,2 tấn bằng 87,9% so với 9 tháng năm 2021.
Trong đó, sản lượng thịt trâu hơi đạt 58,5 tấn tăng 0,8%; thịt bò hơi 836,8 tấn
tăng 5,3%; thịt lợn hơi 3.115,9 tấn giảm 32%; thịt gia cầm 1.432 tấn tăng 88,7%
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thịt lợn hơi chiếm 57,2%; thịt gia cầm hơi
chiếm 26,3%; thịt bò hơi chiếm 15,4%; thịt trâu hơi chiếm 1,1% trong tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng. Tỷ trọng này biến động theo hướng giảm sản lượng
6

thịt lợn hơi, tăng sản lượng thịt gia cầm, thịt bò, thịt trâu so với cùng kỳ năm
trước.
Trong thời gian vừa qua, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định giúp cho
hoạt động chăn nuôi gia cầm đã đạt được sự tăng trưởng ở mức khá cao, sản
lượng trứng gia cầm cũng không ngừng gia tăng. Tính chung 9 tháng năm 2022,
sản lượng trứng gia cầm đạt 15,1 triệu quả, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, sản lượng trứng gà chiếm tỷ trọng lớn (gần 90%) và tăng 15,8%
so với cùng kỳ năm trước.
Sau những đợt nắng nóng kéo dài, hiện nay thời tiết đang ở thời điểm giao
mùa, mưa và nắng thất thường, độ ẩm cao là điều kiện để mầm bệnh sinh sôi, các
chủng vi rút tồn tại và phát triển. Để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời
tiết người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện
pháp chăm sóc và phòng bệnh kịp thời cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường vệ
sinh chuồng trại và tăng sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm, theo dõi sức
khỏe, phát hiện sớm vật nuôi có biểu hiện bất thường; xử lý nhanh chóng khi
phát sinh dịch bệnh, tránh nguy cơ lây lan, đề phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn
chăn nuôi.
2.2. Lâm nghiệp
Trong quý III và 9 tháng năm 2022, công tác trồng rừng, chăm sóc diện
tích rừng đã trồng và chuẩn bị cho công tác trồng rừng cuối năm được chú trọng.
Hưởng ứng chương trình trồng mới một tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh”,
một số đơn vị trên địa bàn thành phố tham gia Lễ phát động Chương trình trồng
cây xanh, thực hiện trồng một số loại cây, như: sao đen, chò đen, lát hoa. Tổ chức
kiểm tra hiện trường khu vực trồng rừng hỗn loài (Sao đen, Chò đen), hầu hết cây
trồng sinh trưởng bình thường, chuẩn bị thực hiện công tác chăm sóc năm 1 (có
trồng dặm) trên một số diện tích trồng. Lũy kế trong 9 tháng năm 2022, trên địa
bàn thành phố phát sinh 578 ha diện tích rừng trồng mới, giảm 4,5% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng được chăm
sóc ước đạt 2.886 ha, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, một số đơn
vị đã tăng cường ươm trồng và chăm sóc cây giống để phục vụ hoạt động trồng
rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán, ước tính 9 tháng năm 2022, sản xuất
được 1.788 nghìn cây giống, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý III năm 2022, sản lượng gỗ khai thác đạt 36,2 nghìn m3 giảm
35,6%; sản lượng củi khai thác đạt 32 nghìn ste, tăng 18% so với cùng kỳ năm
2021. Lũy kế 9 tháng năm 2022, sản lượng gỗ khai thác đạt gần 85,2 nghìn m 3
giảm 19,9%, sản lượng củi khai thác đạt 87,1 nghìn Ste tăng 7,5% so với cùng kỳ
năm 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, trên địa bàn xảy ra 04 vụ phát lửa, cháy
thực bì (cỏ, lau lách), các vụ phát lửa không gây thiệt hại tài nguyên rừng, so với
cùng kỳ năm trước, số vụ phát lửa giảm đáng kể. Điều này cho thấy, công tác
phòng và chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố được chú trọng, công tác tổ chức
7

thường trực 24/24 giờ sẵn sàng xử lý kịp thời các vụ phát lửa, không để xảy ra
cháy lan, cháy lớn.
Trong 9 tháng năm 2022, các cơ quan chuyên môn tăng cường phối hợp
với các địa phương, tập hợp sức mạnh của nhân dân cụ thể là các nhóm hộ thực
hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời không để tình
trạng phá rừng xảy ra với phương châm “Giữ rừng tận gốc - Bảo vệ lá phổi xanh
thành phố Đà Nẵng”. Từ đầu năm đến nay, các đơn vị đã tổ chức 455 đợt kiểm
tra, truy quét tại rừng; 03 đợt tuần tra đêm và 234 đợt tuần tra bảo vệ rừng, phòng
chống cháy rừng trên các tuyến đường xung quanh Bán đảo Sơn Trà; qua các đợt
kiểm tra lâm phận ổn định, không phát hiện dấu hiệu tác động vào rừng. Qua
công tác tuần tra kiểm soát đã lập biên bản xử phạt 11 vụ vi phạm hành chính với
số tiền phạt 50,75 triệu đồng.
2.3. Thủy sản
Trong quý III và 9 tháng năm 2022, công tác kiểm tra đăng ký, đăng kiểm tàu
cá và các điều kiện bảo đảm an toàn phương tiện được chú trọng, đúng quy trình;
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ theo các chính
sách của Nhà nước được cơ quan chuyên môn thực hiện đúng quy định.
Trong quý III năm 2022, tổng sản lượng các loại thủy sản khai thác và
nuôi trồng trên địa bàn thành phố ước đạt 10.469 tấn, tăng 11,2% so với quý III
năm 2021. Trong đó, cá đạt 8.825 tấn tăng 11,5%; tôm 468,7 tấn tăng 24,9%;
thủy sản khác 1.175,3 tấn tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thủy
sản khai thác đạt 10.209,6 tấn; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 259,4 tấn, tăng
lần lượt 10,1%; 87,8% so với quý III năm 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi
trồng ước đạt 30.185,2 tấn tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt
25.444,9 tấn tăng 6,2%; tôm đạt 1.351,5 tấn tăng 18,9%; thủy sản khác đạt
3.388,8 tấn giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng năm 2022 ước tính đạt
29.136,8 tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác
thủy sản biển chiếm phần lớn (99,7%) với 29.052,6 tấn; duy trì ở mức ổn định,
tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021; phần nhỏ còn lại là sản lượng khai thác nội
địa (0,3%) với 84,2 tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Chưa bao giờ, ngư dân phải đối mặt với nhiều khó khăn như trong 9 tháng
năm 2022. Giá xăng dầu liên tục lập đỉnh, giá các mặt hàng khác cũng tăng theo
khiến chi phí cho mỗi chuyến biển tăng cao dẫn đến nhiều tàu thuyền phải nằm
bờ, những người bạn biển phải chuyển ngành nghề hoặc đi các địa phương khác
tìm việc làm.
Trong 3 tháng gần đây, giá xăng dầu giảm là tín hiệu tích cực. Tại Âu
thuyền và cảng cá Thọ Quang, không khí nhộn nhịp, tấp nập trở lại, nhiều tàu cá
vươn khơi, cập bến. Thời điểm này đang vào vụ cá nam (vụ khai thác chính trong
năm), thời tiết thuận lợi, đặc biệt giá xăng dầu giảm mạnh nên ngư dân phấn khởi
8

ra khơi. Giá xăng dầu giảm và chững lại nhưng vẫn ở mức cao, rủi ro tăng trở lại
vẫn khá lớn; mặt khác, giá cả một số loại hàng hóa tăng theo “bão giá” xăng dầu
vẫn chưa giảm, điều này khiến nhiều ngư dân có tâm lý e ngại khi tiếp tục vươn
khơi. Trước những khó khăn và thách thức đó, các cơ quan chức năng cần có
những chính sách, giải pháp thực tiễn và phù hợp để cùng ngư dân vượt qua.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tính đến thời điểm ngày 15/9/2022, tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ trên địa bàn thành phố là
227,7 ha, trong đó: diện tích nuôi cá ước đạt 189 ha; diện tích nuôi tôm (tôm thẻ
chân trắng) ước đạt 33,7 ha; phần còn lại là diện tích nuôi thủy sản khác. Trong 9
tháng đầu năm, cơ quan chuyên môn đã hoàn thành công tác hỗ trợ cá giống
nước ngọt cho bà con nuôi trồng thủy sản với số lượng hỗ trợ là 80.000 con
giống, cụ thể: cá diêu hồng 40.000 con; cá trắm cỏ 15.000 con; cá mè 10.000
con; cá tra 15.000 con cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại 04 xã trên địa bàn
huyện Hòa Vang (xã Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Sơn, Hòa Liên). Tổ chức
bàn giao 10.000 con giống cá thát lát với kích cỡ 10 - 12 cm/con cho 05 hộ tham
gia mô hình: “Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, đảm bảo an
toàn sinh học”.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản duy trì ở mức ổn định, không có dịch bệnh
xảy ra, trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả của nhiều hộ dân. Trong 9
tháng năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 1.048,4 tấn, tăng 17,3%
so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ đã thu hoạch
và ngừng nuôi, chuẩn bị cho công tác phòng chống mưa, bão. Một số ao nuôi cá
nước ngọt đã thu hoạch hoàn toàn và tiến hành thả giống như: cá rô phi, cá trắm
cỏ, cá điêu hồng… Thành phố tăng cường công tác hướng dẫn người dân thực
hiện cải tạo ao nuôi và khuyến cáo người dân chọn mua con giống tại cơ sở uy
tín, chất lượng.
Trong 9 tháng năm 2022, công tác quản lý khai thác, nuôi trồng, bổ sung
nguồn lợi thủy sản và an toàn thực phẩm thủy sản luôn được các cơ quan chuyên
ngành quan tâm. Hiện nay, khu vực Miền trung chính thức bước vào mùa mưa,
cần tăng cường triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại,
rủi ro do thiên tai gây ra, nhất đối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển.
Cùng với mỗi mùa mưa bão đến, nguy cơ tràn bờ, thất thoát trở thành mối lo ngại
của những hộ nuôi trồng thủy sản, chính vì vậy để bảo đảm an toàn cho các ao
nuôi cần chủ động kiểm tra bờ bao và gia cố chắc chắn, tăng cường bổ sung
vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Tăng cường
công tác giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ
ao nuôi thủy sản khi có mưa to, gió lớn, thường xuyên kiểm tra và áp dụng các
biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nuôi khi thời tiết thay đổi.
3. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục được phục hồi; chuỗi sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm đan dần được k ơ t ôn ; c ỉ số sản xuất công nghiệp 9
t án ước tăn 11,67% so với cùng kỳ, tín r n quý III /2022 tăn 32,16% (đây
9

là mức tăn cao n ất tron vòn 5 năm qua) và có xu ướng tiếp tục a tăn ở
các tháng cuố năm
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 ước giảm 1,4% so với
tháng trước và tăng 31,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng giảm lần lượt là (-0,6%) và (+30,7%); công nghiệp sản xuất và
phân phối điện (-8,8%) và (+23,0%); cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải,
nước thải (-6,0%) và (+36,0%); riêng ngành khai khoáng tăng lần lượt 5,8% so
với tháng trước và 148,7% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng đột biến của chỉ
số IIP so với cùng kỳ là do cùng thời điểm năm 2021 thành phố đang áp dụng
biện pháp cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị
05 của UBND thành phố để hạn chế sự lây lan của biến chủng Covid-19. Do vậy,
hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố phải tạm ngừng
hoạt động hoặc triển khai hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ”.
Tính riêng quý III năm 2022, IIP toàn ngành công nghiệp tăng 32,2% so
với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 32,9%; sản
xuất và phân phối điện tăng 20,5%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải,
nước thải tăng 41,6% so với cùng kỳ. Là nhóm ngành giữ vai trò chi phối, tỷ
trọng giá trị tăng thêm (VA) luôn chiếm trên 90% tổng VA toàn ngành công
nghiệp, trong đó một số ngành có mức tăng vượt trội trong quý, đóng góp tích
cực vào mức tăng IIP chung toàn ngành như: sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan (+89,3%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+98,3%); sản xuất đồ
uống (+78,6%); sản xuất kim loại (+39,0%)... Bên cạnh đó vẫn còn nhiều ngành
tiếp tục đối mặt với khó khăn chưa thể phục hồi, điển hình như: sản xuất phương
tiện vận tải khác (-61,8%); sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất (+28,8%);
sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-27,6%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được
phân vào đâu (-18,1%)...
Tính chung 9 tháng năm 2022, IIP toàn ngành công nghiệp tăng 11,7% so
với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,6%; sản
xuất và phân phối điện tăng 13,2%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước
thải tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng nhóm ngành khai khoáng giảm
12,4% so với cùng kỳ do một số đơn vị chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ
sinh môi trường tại khu vực khai thác nên chưa được phép hoạt động trở lại. Trong
lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo, có 16/22 ngành có IIP tăng trong 9 tháng
qua, điển hình một số nhóm ngành có chỉ số IIP tăng cao hơn mức tăng chung
gồm: sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị (+63,9%); sản xuất da và
các sản phẩm có liên quan (+42,1%); công nghiệp chế biến, chế tạo khác
(+33,0%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+18,7%); sản xuất đồ uống
(+16,6%); sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu (+14,3%). 6/22
ngành còn lại thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo có xu hướng giảm so với cùng kỳ,
trong đó một số ngành giảm sâu như: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-22,1%), tiếp
đến là sản xuất phương tiện vận tải khác (-16,6%); sản xuất hóa chất và sản phẩm
từ hóa chất (-14,7%); công nghiệp dệt (-13,9%)...
10

3.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu


Chỉ số IIP tăng cao đồng nghĩa với việc sản phẩm sản xuất tăng cao so với
cùng kỳ năm trước. Trong tháng 9, một số sản phẩm chủ lực có mức tăng cao phải
kể đến: tôm đông lạnh (+56,4%); giày dép thể thao (+47,9%); vỏ bào, dăm gỗ
(+177,7%); bia đóng chai (+179,6%); gạch và gạch khối (+120,1%)... Bên cạnh đó
cũng có nhiều sản phẩm có mức giảm sâu trong tháng 9/2022 do doanh nghiệp tiếp
tục đối mặt với những khó khăn, thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào; chi phí sản
xuất tăng cao do ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên, vật liệu có nguồn gốc nhập
khẩu; đầu ra của sản phẩm bị hạn chế..., cụ thể như: bàn gỗ các loại (-45,6%); sơn
và vẹc ni (-45,6%); keo đã điều chế (-38,4%); vải dệt thoi (-23,5%)...
Tính chung quý III năm 2022, có đến trên 2 phần 3 số sản phẩm chủ yếu
có sản lượng đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ, trong đó một số sản
phẩm công nghiệp thuộc nghành chế biến chế tạo có sản lượng tăng cao như:
tôm đông lạnh (+60,6%); bia đóng chai (+107,5%); giày, dép thể thao
(+89,3%); bê tông trộn sẵn (115,0%); thanh, que sát hoặc thép không hợp kim
(+62,0%); đồ chơi hình con vật (+40,8%)... Đồng thời có một số sản phẩm giảm
sản lượng so với cùng trong quý III/2022 như: bàn bằng gỗ các loại (-62,7%);
ghế khác có khung bằng gỗ (-61,6%); các loại tàu khác (61,8%); vải dệt thoi từ
sợi bông (-31,2%); sơn và vẹc ni (-31,0%)...
Tính chung 9 tháng năm 2022, một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng
tăng cao hơn mức tăng bình quân chung như: thịt cá đông lạnh (+31,4%); tôm
đông lạnh (+31,2%); giày, dép thể thao (+42,1%); đồ chơi hình con vật (+52,0%);
dịch vụ sửa chữa máy bay (+63,9%); bộ lọc xăng, dầu cho xe có động cơ
(+43,7%); bê tông tươi (35,3%)... Tuy nhiên, trong 9 tháng qua cũng có nhiều sản
phẩm công nghiệp có khối lượng giảm khá sâu như: quần áo dệt kim; bàn bằng gỗ
các loại; vải dệt thoi; keo và chất kết dính; sắt, thép không hợp kim...
3.3. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng
9/2022 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2021. Sự
gia tăng đột biến sản phẩm tiêu thụ trong quý 3 đã đẩy chỉ số tiêu thụ chung trong
9 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ (tính đến 6 tháng đầu năm, chỉ số này vẫn đang
còn ở mức giảm 1,5% so với cùng kỳ). Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ
tăng, bao gồm: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+24,8%); sản xuất xe có
động cơ (+19,6%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+17,6%); công nghiệp
chế biến, chế tạo khác (+32,6%)... Một số ngành chỉ số tiêu thụ giảm sâu, tác động
đến chỉ số chung như: dệt (-20,5%); hóa chất và sản phẩm hóa chất (-22,1%); sản
xuất giường, tủ, bàn, ghế (-12,9%); sản xuất thiết bị điện (-11,0%);...
3.4. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo chính thức tháng 8/2022 giảm
19,46% so với cùng kỳ năm 2021; ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2022, chỉ số
tồn kho giảm 0,5% so với tháng trước và giảm 24,2% so với cùng kỳ. Trong đó,
một số ngành có mức tồn kho tăng cao do thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm bị
11

hạn chế như: in, sao chép bản ghi các loại (+257,2%); sản xuất thiết bị điện
(+136,9%); dệt (+126,2%); sản xuất sản phẩm điện tử (+47,0%)... Một số ngành có
mức tồn kho giảm sâu hơn mức tồn kho chung nhờ thị trường tiêu thụ mạnh như:
sản xuất trang phục (-68,3%); sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (-68,3%);
sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (-74,0%); sản xuất sản phẩm từ
kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (-56,2%).
3.5. Chỉ số sử dụng lao động
Chỉ số sử dụn ao độn trong doanh nghiệp công nghiệp tiếp tục có xu
hướng tăng nhẹ do nhu cầu đơn đặt hàng phục vụ cho những tháng cuối năm tăng
cao. Tính riêng tháng 9 năm 2022, chỉ số sử dụng lao động tăng 0,3% so với
tháng trước và tăng 3,1% so với tháng cùng kỳ năm 2021. Tính chung 9 tháng chỉ
số sử dụng lao động tăng 2,8%. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà
nước giảm sâu, chỉ bằng 38,3%; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng mạnh lần lượt (+38,8%) và (+23,8%) do tình hình sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp đã và đang dần ổn định trở lại sau thời gian dài
hoạt động cầm chừng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Xét theo ngành hoạt động thì ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là
ngành thu hút số lượng lao động nhiều nhất và đạt được mức tăng 3,2% so với
cùng kỳ trong 9 tháng năm 2022. Trong đó, một số nhóm ngành có chỉ số lao
động tăng cao như: sản xuất chế biến thực phẩm (+27,9%); sản xuất sản phẩm từ
kim loại đúc sẵn (+31,6%); sản xuất da và các sản phẩm từ da (+11,5%)... Ngành
khai khoáng và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải tiếp tục có xu hướng giảm lao động khi chỉ số lần lượt chỉ bằng 65,8% và
97,0% so với cùng kỳ.
4. Thương mại và dịch vụ
Hoạt độn t ươn mại và dịch vụ tr n địa bàn đã có n u tín hiệu tích
cực trong thời gian qua khi hàng loạt các chỉ số n quan đ u đạt tốc độ tăn
trưởn dươn so với cùng kỳ Tron đó, khu vực dịch vụ là trụ đỡ chính giúp
kinh tế thành phố vượt qua khó k ăn, p ục hồi và phát triển.
4.1. Thương mại hàng hóa
a) Bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 5.952 tỷ đồng, tăng 3,6%
so với tháng trước và tăng 50,3% so với tháng cùng kỳ năm 2021. Một số nhóm
hàng chiếm tỷ trọng lớn có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ như: lương thực,
thực phẩm (+40,7%); hàng hoá khác (+39,0%); ô tô các loại (+61,6%)...
Tính chung quý III năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 17.340 tỷ
đồng, tăng 3,0% so với quý trước và tăng 52,8% so với quý cùng kỳ năm 2021.
Một số nhóm hàng so với cùng kỳ năm 2021 có doanh thu quý III/2022 tăng cao
hơn mức tăng chung phải kể đến như: vật phẩm văn hóa, giáo dục (+141,2%);
nhiên liệu khác trừ xăng dầu (+128,9%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm
(+126,2%); xăng, dầu các loại (+97,3%); lương thực, thực phẩm (+36,6%)...
12

Ước tính 9 tháng năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 48.943 tỷ đồng,
tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng ở tất cả các nhóm hàng. Trong đó
nhóm hàng tăng cao hơn mức tăng chung bao gồm: đá quý, kim loại quý và sản
phẩm (+62,1%); vật phẩm văn hóa, giáo dục (+53,6%); hàng may mặc (+40,7%);
xăng, dầu các loại (+36,1%); nhiên liệu khác (+37,2%); gỗ và vật liệu xây dựng
(+30,2%); ô tô các loại (+22,6%). Nguyên nhân chính làm cho hầu hết các nhóm
hàng đều đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ là do thời điểm này năm trước thành
phố Đà Nẵng vừa mới nới lỏng giãn cách sau khi phong tỏa cứng bởi đại dịch
Covid-19, nguồn cung còn hạn chế cũng như nhu cầu mua sắm của người dân
còn thấp vì thu nhập bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh xảy ra. Nguyên nhân
thứ hai là do ảnh hưởng của giá cả của một số hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ
năm trước.
b) Hoạt động bán buôn
Hoạt động bán buôn hàng hóa cũng tăng trưởng tích cực trong thời gian
qua. Tổng doanh thu bán buôn hàng hóa tháng 9 ước đạt 12.753 tỷ đồng giảm
0,2% so với tháng trước và tăng 42,0% so với cùng kỳ. Trong đó bán lẻ trong
siêu thị ước đạt 77,7 tỷ đồng tăng 1,8% so với tháng trước.
Dự kiến 9 tháng ước đạt 113.364 tỷ đồng tăng 20,39% so với cùng kỳ năm
2021. Trong đó các nhóm hàng tăng mạnh như nhiên liệu khác trừ xăng dầu tăng
89,9%; phương tiện đi lại trừ ô tô tăng 43,7%; hàng may mặc tăng 42,7%; vật
phẩm văn hóa giáo dục tăng 41,4%...
c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tình hình lạm phát ở các nước phát triển là thị trường lớn của Việt Nam
đang ở mức khá cao làm giá cả hàng hóa tăng cao và sức mua suy giảm; năng lực
cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút sau thời gian dài đối mặt với dịch
bệnh Covid-19 làm thâm hụt nguồn vốn kinh doanh. Nhưng với quyết tâm mở
cửa trở lại các hoạt động kinh tế từ quý IV/2021, tạo động lực cho các ngành sản
xuất, dịch vụ tranh thủ đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới để đẩy mạnh
xuất khẩu. Bên cạnh đó, những thuận lợi đến từ các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã góp phần giúp doanh nghiệp có được thị trường xuất khẩu thuận lợi,
tạo đà tăng trưởng khá tốt, đặc biệt trong quý III năm 2022.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn ước tính tháng 9
đạt 343 triệu USD, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 41,8% so với cùng kỳ
năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 202 triệu USD, tăng tương
ứng 0,5% và 45,0%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 141 triệu USD, tương đương
tháng trước nhưng tăng 37,5% so với tháng cùng kỳ năm 2022.
Tính chung quý III/2022 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt
1.011,3 triệu USD tăng 31,0% so với cùng kỳ và cũng là quý đạt mức tăng cao nhất
tính từ đầu năm đến nay. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 593,8 triệu USD,
tăng 32,8% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 417,5 triệu USD, tăng 28,6%.
13

Dự kiến 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên
địa bàn ước đạt 2.743,3 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.629,3 triệu USD, tăng 27,3% và kim ngạch
nhập khẩu ước đạt gần 1.114 triệu USD, tăng 14,1%.
Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục theo hướng xuất siêu với mức 515,3
triệu USD trong vòng 9 tháng năm 2022, tăng 69,9% so với thời điểm cùng kỳ,
đây là một dấu hiệu khá lạc quan trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn.
4.2. Hoạt động du lịch
Với mục tiêu phục hồi các hoạt động du lịch, thu hút khách trở lại, ngành du
lịch thành phố đã c uẩn bị nhi u sự kiện, hoạt độn để tạo sự sô động, hấp dẫn
n ườ dân và du k ác Đây được xem là một trong nhữn “c ến ược” óp p ần
làm mới các sản phẩm du lịc Đà Nẵng.
Bên cạnh việc đảm bảo an ninh, an toàn cho điểm đến, Đà Nẵng đã ban
hành kế hoạch xúc tiến quảng bá, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến
thành phố trong năm 2022. Thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện nổi bật nhằm khôi
phục và phát triển ngành vốn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế địa phương. Điển
hình một số hoạt động như: lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2022 (từ ngày 28/8 đến
2/9/2022); lễ hội Âm nhạc và kết nối cộng đồng BridegeFest 2022; giải đua thuyền
Sailing vô địch trẻ quốc gia và giải Sup các câu lạc bộ toàn quốc năm 2022 (từ
ngày 2/9 đến ngày 4/9/2022), lễ hội Việt Nam - Hàn quốc năm 2022 (từ ngày 1/9
đến 4/9/2022); hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại Nhật Bản...
a) Dịch vụ ưu trú và ăn uống
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 9 năm 2022 ước đạt 1.835 tỷ
đồng, giảm 6,8% so với tháng trước và cao gấp 5,3 lần so với tháng cùng kỳ năm
2021. Trong đó, doanh thu lĩnh vực lưu trú ước đạt 645 tỷ đồng, cao gấp 26,1 lần
cùng kỳ; lĩnh vực ăn uống ước đạt 1.890 tỷ đồng, tăng 368,2% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống quý III năm 2022 ước đạt 5.899 tỷ
đồng, tăng 20,6% so với quý trước và cao gấp 5,0 lần so với cùng kỳ. Trong đó,
doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 2.171 tỷ đồng, cao gấp 22,9 lần cùng kỳ năm
2021; lĩnh vực ăn uống ước đạt 3.727,6 tỷ đồng, tăng 245,8% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước
đạt 13.644 tỷ đồng, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu
lĩnh vực lưu trú ước đạt 4.356,7 tỷ đồng, tăng 181,2%; lĩnh vực ăn uống đạt
9.287 tỷ đồng, tăng 45,2%.
Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 9 năm 2022 ước đạt
420,1 nghìn lượt, bằng 87,5% so với tháng trước và cao gấp 26,9 lần tháng cùng
kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 75,7 nghìn lượt, bằng 93,8%
tháng trước và gấp 41,4 lần tháng cùng kỳ, khách du lịch trong nước ước đạt
344,4 nghìn lượt, bằng 86,3% so với tháng trước và cao gấp 25 lần so với tháng
cùng kỳ năm 2021. Mặc dù số lượt khách phục vụ quốc tế và trong nước đều có
tốc độ tăng cao so với cùng kỳ nhưng so với các tháng trước thì có xu hướng
14

giảm dần. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hoạt động của ngành du lịch
mang tính chất mùa vụ, những tháng cao điểm trong năm thường rơi vào
khoảng thời gian từ cuối tháng Tư đến tháng Bảy (thời điểm học sinh nghỉ hè
nên nhu cầu du lịch cao hơn), bên cạnh đó trong thời gian gần đây tình hình
dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát trở ngại đã phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch
đi du lịch của du khách.
Lượt khách phục vụ quý III năm 2022 ước đạt 1.404 nghìn lượt, tăng
32,3% so với quý trước và cao gấp 20,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó,
khách trong nước chiếm trên 80%, khách nước ngoài cũng có xu hướng tăng cao
nhưng chỉ chiếm gần 17% trên tổng số lượt khách phục vụ trong quý.
Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ
ước đạt 2.771 nghìn lượt, tăng 160,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó,
khách quốc tế 301 nghìn lượt cao gấp 3,3 lần so với thời điểm cùng kỳ; khách
trong nước dự kiến đạt 2.470 nghìn lượt, tăng 154,6% so với cùng kỳ. Số ngày
lưu trú bình quân của khách ngủ qua đêm tính chung 9 tháng là 2,36 ngày/lượt,
trong đó khách quốc tế là 2,14 ngày/lượt; khách trong nước là 2,39 ngày/lượt
(cùng kỳ năm 2021: 2,43 ngày/lượt đối với khách chung; 2,49 ngày/lượt đối với
quốc tế và 2,42 ngày/lượt đối với khách trong nước).
b) Hoạt động lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch
Hoạt động lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiếp tục giữ được đà tăng
trưởng ấn tượng kể từ cuối quý I năm 2022. Ước tính tháng 9/2022, doanh thu
dịch vụ lữ hành đạt 292,5 tỷ đồng, giảm 13,6% so với tháng trước. Tính chung
quý III năm 2022, doanh thu lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt 938,7
tỷ đồng, tăng 94,9% so với quý trước.
Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ
du lịch ước đạt 1.529,8 tỷ đồng, cao gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng
số khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ 9 tháng ước đạt 399,5 nghìn lượt,
tăng 332,0% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 39 nghìn lượt, cao gấp
30 lần so với cùng kỳ; khách trong nước đạt 340 nghìn lượt, tăng 273,0%; khách
Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt 20,3 nghìn lượt (cùng kỳ không có khách đi
du lịch nước ngoài).
Nhìn chung, kết quả hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng trong 9 tháng
năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, có một trở ngại lớn nhất mà
hiện nay hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch (tập trung chủ yếu ngành lưu trú)
đang gặp phải, đặc biệt đối với các khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên chính là
thiếu nguồn nhân lực có trình độ về nghiệp vụ du lịch, thông thạo ngoại ngữ.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do sau đại dịch Covid-19, phần lớn nhân lực
có trình độ chuyển hướng tìm kiếm các công việc có tính ổn định, lâu dài để đảm
bảo cuộc sống.
Để ngày càng thu hút đông đảo lượng khách trong và ngoài nước đến với
Đà Nẵng, thành phố cần có chính sách hỗ trợ đơn vị du lịch trong công tác đào
15

tạo nguồn nhân lực, phối hợp cùng các đơn vị đưa ra các chủ trương, chính sách
nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có trình độ làm việc lâu dài tại đơn vị.
4.3. Dịch vụ tiêu dùng khác
Doanh thu các dịch vụ tiêu dùng khác tháng 9 năm 2022 ước đạt 2.712,5 tỷ
đồng, giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 353,8% so với tháng cùng kỳ năm
trước. Tính chung quý III năm 2022, doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt
8.051 tỷ đồng, tăng 39,8% so với quý trước và cao gấp 5,8 lần so với cùng kỳ
năm 2021.
Ước tính 9 tháng năm 2022. doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác đạt 17.158,6
tỷ đồng, tăng 141,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, một số dịch vụ có
mức tăng khá cao phải kể đến như: dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng
134,9%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 134,7%; hoạt động dịch vụ
phục vụ cá nhân khác (làm đẹp, mát xa, spa..) tăng 121,1%. Đặc biệt, dịch vụ
kinh doanh bất động sản tính cho tiêu dùng đạt mức tăng khá ấn tượng
(+160,5%). Đây được xem là thành quả đáng ghi nhận của chính quyền thành
phố trong công tác lãnh đạo, điều hành toàn diện nhằm vực dậy tiềm lực nền kinh
tế sau thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19.
4.4. Dịch vụ vận tải kho bãi; bưu chính và chuyển phát
Tiếp đà p ục hồi, kinh tế Đà Nẵn 9 t án đầu năm đã c uyển mình
mạnh mẽ; hoạt động ngành vận tả , bưu c ín và c uyển p át đạt tốc độ tăn
trưởn k á, đặc biệt nhóm ngành vận tải hành khách. Tuy nhiên, ngành vận tải
đan đối mặt vớ k ó k ăn mới do tác động của á xăn , dầu lên xuống thất
t ường; dịch vụ vận tải công cộng khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là các tuyến xe
buýt, xe taxi do thói quen sử dụn p ươn t ện cá nhân của n ười dân.
Dự ước tháng 9 năm 2022, doanh thu hoạt động vận tải, bưu chính và
chuyển phát ước đạt 1.969 tỷ đồng, giảm 0,7% so với tháng trước và tăng
54,8% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách
ước đạt 581,3 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ; vận tải hàng hóa 628,2 tỷ đồng, tăng
33,7%; dịch vụ hỗ trợ vận tải 672 tỷ đồng, tăng 7,5%; dịch vụ bưu chính và
chuyển phát 87,9 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Ước tính quý III/2022, doanh thu hoạt động vận tải, bưu chính và chuyển
phát đạt 5.970 tỷ đồng, tăng 3,7% so với quý trước và tăng 50,1% so với cùng quý
năm trước. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.765,6 tỷ đồng, tăng
0,49% so với quý trước, tăng 281,9% so với cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa
ước đạt 1.912,9 tỷ đồng, tăng 8,3% so với quý trước và tăng 36,2% so với cùng quý
năm trước; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 2.027 tỷ đồng, tăng 2,6% so với
quý trước, tăng 8,4% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ bưu chính và chuyển phát
đạt 265 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Hành khách vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy tháng 9 năm 2022
ước đạt 1,9 triệu lượt khách, tăng 347,0% so với cùng kỳ năm 2021; hành khách
luân chuyển ước đạt 68,5 triệu lượt.km, tăng 315,5%. Tính chung quý III năm
2022, vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy đạt 5,8 triệu lượt
16

khách, tăng 202,7% và luân chuyển đạt 205,8 triệu lượt khách.km, tăng 252,8%
so với cùng quý năm 2021.
Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy tháng 9 năm 2022
ước đạt 3,9 triệu tấn, giảm 6,8% so với tháng trước và tăng 14,1% so với tháng
cùng kỳ năm 2021; hàng hóa luân chuyển ước đạt 384,4 triệu tấn.km, tăng 33,9%
so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung quý III năm 2022, vận chuyển hàng hóa
bằng đường bộ, đường thủy ước đạt 12,3 triệu tấn, tăng 11,4% và luân chuyển đạt
1.158,8 triệu tấn.km, tăng 32,1% so với cùng quý năm 2022.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành vận tải, kho
bãi; bưu chính và chuyển phát ước đạt 17.141 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng
kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách đạt 5.247,5 tỷ đồng tăng
106,4% so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy ước
đạt 17,3 triệu lượt khách, tăng 30,5% và luân chuyển đạt 580 triệu lượt
khách.km, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm 2021; vận chuyển hàng hóa bằng
đường bộ, đường thủy ước đạt 33,8 triệu tấn, tăng 9,7% và luân chuyển đạt 3.307
triệu tấn.km, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021.
4.5. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Nhìn chung, hoạt động của n àn n ân àn tr n địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ đầu năm 2022 đến nay phát triển ổn định, an toàn, bám sát các mục
t u, địn ướn tăn trưởng tín dụng, góp phần thực hiện chính sách ti n tệ và
đón óp tíc cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
a) Mặt bằng lãi xuất uy động và cho vay
Trong tháng 8 và đầu tháng 9, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhẹ chủ
yếu do các chương trình giảm lãi suất theo cam kết đã kết thúc và nhu cầu tín
dụng tăng cao nhằm đáp ứng quá trình phục hồi phát triển kinh tế, lãi suất huy
động và lãi suất cho vay trên địa bàn phổ biến ở mức cụ thể như sau:
- Lãi suất uy độn VNĐ: tiền gửi không kỳ hạn và dưới 01 tháng phổ
biến ở mức từ 0,1% - 0,2%/năm; kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng ở mức
3,3% - 4,0%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 4,5% - 6,7%/năm; từ
trên 12 tháng ở mức 6,0% - 7,5%/năm.
- Lãi suất c o vay VNĐ: lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 5,5%
đến 9,5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa VND đối với các lĩnh vực ưu
tiên là 4,5%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến ở mức khoảng
7,75% - 11,0%/năm.
b) Hoạt độn uy động vốn
Đến cuối tháng 8/2022, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng
(TCTD) trên địa bàn đạt 166.935 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng 7/2022, tăng
8,4% so với cuối năm 2021. Tiền gửi VND đạt 161.681 tỷ đồng, chiếm 96,9%
tổng nguồn vốn, tăng 0,3% so với tháng trước; tiền gửi ngoại tệ đạt 5.254 tỷ
đồng, chiếm 3,1% tổng nguồn vốn, giảm 2,6% so với tháng trước. Tiền gửi tiết
kiệm đạt 104.428 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước; tiền gửi thanh toán đạt
62.507 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,01% so với tháng trước.
17

Ước tính cuối tháng 9/2022, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên
địa bàn ước đạt 168 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 12,0% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiền gửi VND ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng,
tăng 12,0%, tiền gửi ngoại tệ ước đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3%; tiền gửi tiết
kiệm ước đạt 105 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3%; tiền gửi thanh toán ước đạt 63
nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi trên địa bàn có xu hướng
tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm. Trong đó, nguồn tiền gửi từ dân cư
được thu hút mạnh vào hệ thống ngân hàng, đây là mức tăng cao nhất trong hai
năm gần đây.
c) Hoạt độn c o vay tr n địa bàn
Tính đến cuối tháng 8/2022, dư nợ các thành phần kinh tế trên địa bàn đạt
206.733 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước, tăng 3,9% so với cuối năm 2021.
Dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam đạt 200.842 tỷ đồng, giảm 0,3% so với
tháng trước; dư nợ ngoại tệ đạt 5.891 tỷ đồng, giảm 3,7% so với tháng trước. Dư
nợ trung và dài hạn đạt 121.806 tỷ đồng, chiếm 58,9% tổng dư nợ, giảm 0,3% so
với tháng trước; dư nợ ngắn hạn đạt 84.927 tỷ đồng, chiếm 41,1% tổng dư nợ,
giảm 0,6% so với tháng trước. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 110.979 tỷ đồng,
dư nợ cá nhân đạt 95.208 tỷ đồng, dư nợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 66 tỷ
đồng, dư nợ các thành phần khác đạt 480 tỷ đồng.
Ước tính cuối tháng 9/2022, dư nợ các thành phần kinh tế trên địa bàn ước
đạt 207,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2021 và tăng 8,2% so với
thời điểm cùng kỳ. Dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam ước đạt 201,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 8,5%; dư nợ ngoại tệ ước đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,1%. Dư nợ
trung dài hạn ước đạt 122 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3%; dư nợ ngắn hạn ước đạt 85,5
nghìn tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, hoạt động cho vay của các TCTD trên địa bàn trong 9 tháng
năm 2022 có mức tăng trưởng khá cao so với cuối năm 2021. Dư nợ cho vay
ngắn hạn đang tăng trưởng tốt, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ đang
tăng mạnh trở lại, dòng vốn tín dụng được tập trung vào sản xuất kinh doanh, các
lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
5. Hoạt động của doanh nghiệp
Tháng 9 năm 2022 (tính từ 16/8 - 15/9/2022), toàn thành phố có 355 doanh
nghiệp, chi nhánh và đơn vị trực thuộc (DN) thành lập mới với tổng vốn đăng ký
1.290 tỷ đồng, cao gấp 5,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 149,4% số
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Cũng trong tháng 9 năm 2022, có 123 DN
tạm ngừng hoạt động; 55 DN hoàn tất thủ tục giải thể và 61 DN tạm ngừng đã
quay trở lại hoạt động.
Tính chung 9 tháng năm 2022 (từ 01/01 -15/9/2022), có 3.465 DN đăng ký
thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 17.498 tỷ đồng, tăng 29,7% về số DN và
tăng 28,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp đang gặp
khó khăn trong sản xuất kinh doanh xin tạm ngừng hoạt động là 2.960 DN, tăng
18

28,9%; doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động, hoàn tất thủ tục giải thể và xin
rút lui khỏi thị trường là 511 DN, giảm 5,7% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm
ngừng đã quay trở lại hoạt động trong 9 tháng qua tăng lên đáng kể, với 1.815 DN,
tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động...
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: có 40% doanh nghiệp tham
gia trả lời đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III năm nay tăng lên so với
quý trước; gần 23% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn và hơn 17% số doanh
nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý IV/2022 so
với quý III/2022, có gần 46% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tăng lên; 20%
doanh nghiệp dự báo sẽ giảm đi và gần 26% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản
xuất kinh doanh sẽ ổn định.
6. Giá cả thị trường
Trước bối cản á xăn , dầu thế giới diễn biến phức tạp, biến động khó
ường, khó dự báo, á xăn , dầu giảm mạn có tác động lan tỏa lớn đến nhi u
n vực chịu ản ưởng trực tiếp n ư vận tải hàng hóa, vận tải hành khách,
o st cs… Trong thời gian qua, thị trườn đồng USD tiếp tục tăn á, á vàn
giảm liên tiếp qua các chuỗi giao dịch.
6.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Năm học mới 2022-2023 bắt đầu, giá học phí tăng theo lộ trình dẫn đến giá
dịch vụ giáo dục tăng, giá nhà ở cho thuê tăng là những nguyên nhân chính làm cho
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tháng 9 năm 2022 tăng
0,77% so tháng trước, tăng 7,24% so với cùng kỳ năm trước, tăng 7,63% so với
tháng 12 năm 2021. CPI bình quân quý III năm 2022 tăng 5,46% so với bình quân
quý III năm 2021. CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 3,08% so với bình quân
cùng kỳ năm 2021, mức tăng này cao hơn mức tăng bình quân cùng kỳ năm 2021.
Trong mức tăng 0,77% của chỉ số giá tiêu dùng có 9/11 nhóm hàng hóa và
dịch vụ chỉ số giá tăng; 1/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm có giá bình
ổn so với tháng trước.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, đó là: giáo
dục (+11,46%); nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD (+1,15%); hàng hóa và dịch
vụ khác (+0,58%); bưu chính viễn thông (+0,41%); may mặc, mũ nón, giày dép
(+0,27%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,20%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,13%);
văn hóa, giải trí và du lịch (+0,08%); đồ uống và thuốc lá (+0,04%). Một số
nguyên nhân nổi bật tác động làm CPI nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá so
với tháng trước phải kể đến, như: tháng 9 bắt đầu năm học mới 2022-2023, nên đa
số các trường ở các cập học đều tăng giá học phí theo lộ trình; bắt đầu năm học
mới vì vậy nhu cầu thuê trọ của sinh viên tăng cao, nhu cầu tăng nên giá nhà ở
thuê tăng 2,02%. Giá dầu diesel tăng 1,34% do sự điều chỉnh của tập đoàn xăng
trong nước. Giá các mặt hàng khác, như: vật liệu xây dựng, thiết bị, đồ dùng gia
đình… tăng do chi phí vận chuyển tăng, vật giá tăng cao. Mặc dù giá xăng dầu
19

giảm mạnh nhưng giá của nhiều mặt hàng vẫn còn “treo lơ lửng” ở mức cao do
nhiều yếu tố tác động đan xen. Một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng
cao trong một thời gian dài nên chưa thể giảm giá ngay khi giá xăng dầu giảm.
Trong tháng 9/2022, duy nhất nhóm giao thông giảm so với tháng trước
(-2,85%). Nguyên nhân chính do giá xăng dầu được điều chỉnh vào 3 đợt trong
tháng 9 (ngày 5/9, 12/9 và 21/9 năm 2022) làm cho chỉ số giá nhóm nhiên liệu
chung giảm 5,65%, trong đó xăng giảm 6,03% theo sự điều chỉnh giá xăng dầu
trong nước. Do giá xăng giảm cũng làm cho giá dịch vụ giao thông công cộng
giảm 1,31%. Giá gas tiếp tục ghi nhận sự “hạ nhiệt”, giá bán lẻ gas tháng 9 năm
2022 giảm 0,92% so với tháng trước do chính sách điều chỉnh giá gas giảm 333
đồng/1kg, từ 434.000 đồng/bình giảm xuống còn 430.000 đồng/bình, giá gas
giảm theo sự điều tiết của giá gas trong nước. Giá đồ trang sức giảm 2,59% so
với tháng trước theo giá vàng của thị trường trong nước. Thời tiết trong tháng đỡ
nắng nóng hơn, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ít hơn so với tháng trước, sản
lượng tiêu thụ ít, đơn giá thấp hơn nên giá điện, nước sinh hoạt lần lượt giảm là
0,71% và 0,94 % so với tháng trước.
Còn lại nhóm hàng hóa và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiêu dùng bình ổn
so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2022 tăng 5,46% so với bình
quân cùng kỳ năm 2021, tất cả 11/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với
quý III/2021. Trong đó, chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất trong 11 nhóm
hàng, với mức tăng là 11,63%; tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá (+8,57%);
nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+7,03%); thiết bị và đồ dùng gia
đình (+6,59)%; may mặc, mũ nón và giày dép (+5,76%); hàng hóa và dịch vụ
khác (+4,79%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,57%); văn hóa, giải trí và du lịch
(+4,52%); giáo dục (+2,14%); thuốc và dịch vụ y tế (+1,11%) và cuối cùng nhóm
bưu chính, viễn thông có mức tăng thấp nhất (+0,62%).
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm 2022 tăng 3,08% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 2,52% của bình quân cùng kỳ năm 2021.
Có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, 3/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với
cùng kỳ năm trước. Những nhóm hàng có mức tăng cao hơn so với mức tăng
chung: giao thông (+17,66%); đồ uống và thuốc lá (+6,60%); thiết bị và đồ dùng
gia đình (+4,00%); may mặc, mũ nón và giày dép (+3,58%). Nhóm hàng có mức
tăng thấp hơn so với mức tăng chung: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,91%);
hàng hóa và dịch vụ khác (+2,55%); văn hóa, giải trí và du lịch (+2,08%); thuốc
và dịch vụ y tế (+0,64%). Ngoài ra, có 3 nhóm hàng giảm giá so với bình quân
cùng kỳ gồm: bưu chính, viễn thông (-2,35%); giáo dục (-0,83%); nhà ở, điện,
nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (-0,98%).
6.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng giảm 2,20% so với tháng trước; giá vàng 99,99% tư nhân
trong tháng 9 năm 2022 dao động từ 5.075 - 5.245 nghìn đồng/1chỉ, bình quân
5.166 nghìn đồng/1chỉ, tức bình quân giảm 114 nghìn đồng/1chỉ.
20

Giá đô la Mỹ ngoại thương chuyển khoản tháng 9 năm 2022 dao động từ
2.354.500 - 2.381.000 đồng/100 USD, bình quân 2.363.988 đồng/100 USD, bình
quân tăng 11.525/100 USD nên chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,49% so với tháng trước.
Bình quân quý III năm 2022, chỉ số giá vàng tăng 1,74%; chỉ số giá đô la
Mỹ tăng 2,35% so với bình quân quý III năm 2021.
Bình quân trong 9 tháng năm 2022, chỉ số giá vàng tăng 2,17%; chỉ số giá
đô la Mỹ tăng 0,45% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
6.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III năm 2022 tăng
6,77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI nông nghiệp tăng 4,97%; lâm
nghiệp tăng 15,72%; thủy sản tăng 8,34%. Tính chung 9 tháng năm 2022, PPI
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI
nông nghiệp tăng 0,63%; lâm nghiệp tăng 8,98%; thủy sản tăng 4,65%.
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý III năm 2022 tăng 10,08% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó PPI sản phẩm khai khoáng tăng 1,50%; sản phẩm
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,75%; điện và phân phối điện giảm 0,56%;
nước sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải tăng 0,51%. Tính chung 9 tháng
năm 2022, PPI công nghiệp tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI
sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức tăng chung của nhóm,
tăng 12,24%; PPI sản phẩm khai khoáng tăng 2,33%; PPI điện sản xuất và phân
phối điện tăng với 2,26%; PPI nước sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải tăng
0,53% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá cước vận tải, kho bãi quý III năm 2022 tăng 7,54% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó giá cước dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ tăng 7,61%;
dịch vụ vận tải đường thủy tăng 6,45%; dịch vụ kho bãi và các dịch vụ liên quan
đến hoạt động hỗ trợ cho vận tải tăng 0,86%; dịch vụ bưu chính và chuyển phát
tăng 1,13%. Chỉ số giá cước vận tải kho bãi 9 tháng năm 2022 tăng 5,25% so với
cùng kỳ năm trước, cụ thể: dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ tăng 5,51%; dịch
vụ vận tải đường thủy tăng 2,26%; dịch vụ kho bãi và các dịch vụ liên quan đến
hoạt động hỗ trợ cho vận tải tăng 0,31%; dịch vụ bưu chính và chuyển phát tăng
1,40% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý III năm 2022 tăng 3,58% so với cùng kỳ
năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, PPI dịch vụ tăng 3,07% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng
7,57%; ngành thông tin và truyền thông tăng 0,98%; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm tăng 3,67%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 0,08%;
hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 0,06%; hoạt động hành chính
và hỗ trợ tăng 5,22%; giáo dục và đào tạo tăng 0,42%; y tế và trợ giúp xã hội
tăng 0,86%; nghệ thuật vui chơi và giải trí tăng 0,23% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho xây dựng quý III năm
2022 tăng 9,50% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số
21

giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho xây dựng tăng 9,23%, trong đó chỉ
số giá dịch vụ xây dựng chuyên dụng tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước.
6.4. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý III năm 2022 tăng 8,85% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa được sản xuất tại Đà Nẵng có chỉ
số giá xuất khẩu tăng, cụ thể: phân bón tăng 40,84%; hàng may mặc tăng
10,93%; giày dép tăng 4,32%; hàng thủy sản tăng 12,82%; máy tính và linh kiện
điện tử tăng 10,49%; nhóm sản phẩm từ hóa chất tăng 21,40%. Ước tính 9 tháng
năm 2022, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa quý III năm 2022 tăng 10,15% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa có chỉ số nhập khẩu tăng như:
hàng thủy sản tăng 6,77%; lúa mì tăng 27,31%; thức ăn gia súc và nguyên liệu
tăng 29,06%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng
10,86% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá thương mại hàng hóa quý III năm 2022 giảm 1,18% và 9 tháng năm
2022 giảm 2,30% so với cùng kỳ năm trước.
7. Ngân sách nhà nước3
Hoạt độn t u c n ân sác n à nước tr n địa bàn 9 t án qua được triển
khai trong bối cảnh dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát. Kinh tế tiếp tục được
phục hồ t eo ướng tích cực và đạt được nhi u kết quả quan trọng, khá toàn diện
tr n các n vực. Việc áp dụng chính sách miễn, giảm, giãn các khoản thuế, p í để
hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế đã tác động rõ nét đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân liên quan. Hoạt độn t u n ân sác đã
đem ại kết quả khá ấn tượn , đặc biệt là khoản thu v n à, đất, t u cân đối hoạt
động xuất nhập khẩu Côn tác c n ân sác được các cấp chính quy n liên
quan quản lý chặt chẽ tr n cơ sở bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi dự
toán được duyệt, phù hợp tiến độ thu ngân sách; không bổ sung ngoài dự toán
trừ những nhiệm vụ đột xuất có tính cấp bách do thành phố giao.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến 20/09/2022 đạt
18.065 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu ngân sách
trung ương đạt 5.320 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 12.745 tỷ đồng.
Trong tổng thu ngân sách nhà nước, hoạt động thu nội địa chiếm 77,8% tương
ứng đạt 14.059 tỷ đồng. Trong đó các khoản thu từ khu vực công, thương nghiệp
ngoài quốc doanh; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; thu từ nhà, đất chiếm tỷ
trong lớn và lần lượt tăng 18,0%, 22,0% và 65,4% so với cùng kỳ năm trước,
khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục giảm và giảm đến 11,4% so với
cùng kỳ năm 2021. Về hoạt động xuất nhập khẩu, nhờ chủ trương thúc đẩy xuất
nhập khẩu hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa chủ
lực, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tiếp tục đạt những kết quả tích cực.
Trong 9 tháng năm 2022, thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn

3
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng
22

thành phố tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 3.789 tỷ đồng.
Với tỷ trọng chiếm gần 21,0% tổng thu ngân sách và đạt mức tăng trưởng cao,
thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đã phần nào bù đắp sự sụt giảm của các khoản
thu nội địa khác.
Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến 20/09/2022 đạt 17.718
tỷ đồng, bằng 85,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hoạt động chi thường
xuyên đạt 11.579 tỷ đồng, chiếm 63,4% trong tổng chi ngân sách và tăng 0,3% so
với cùng kỳ năm trước. Một số khoản chi chiếm tỷ trọng lớn có mức chi vượt 2
con số so với cùng kỳ: chi sự nghiệp kinh tế (+10,6%); chi đảm bảo xã hội
(+18,3%). Bên cạnh đó, do ngân sách hạn hẹp thành phố tiếp tục chủ trương rà
soát, cắt giảm, điều tiết giãn các nhiệm vụ chi chưa cần thiết để vừa hạn chế thâm
hụt ngân ngân sách, vừa bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời tập trung thực hiện
mục tiêu đầu tư phát triển, khôi phục nền kinh tế, cụ thể: chi quản lý, Đảng, đoàn
thể (-13,1%); chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo (-3,2%). Đặc biệt trong năm nhiệm
vụ chi cho đầu tư phát triển giảm đáng kể, chỉ bằng 67,0% so với cùng kỳ năm
2021, tương ứng 6.138 tỷ đồng chiếm 34,6% tổng chi ngân sách nhà nước.
8. Vốn đầu tư toàn xã hội
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đan dần được kiểm soát;
hoạt động sản xuất kinh doanh dần được khôi phục; nhu cầu đầu tư vốn, hạ tầng
kỹ thuật để tăn năn ực kinh doanh thực sự cần thiết nhất à tron n vực
công nghiệp, dịch vụ. Với chủ đ năm 2022 à “Năm t íc ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hộ ” C ín
quy n thành phố đan nỗ lực triển khai nhi u giải pháp nhằm đưa n n kinh tế
thành phố trở lại quỹ đạo phát triển, tron đó n ệm vụ đẩy mạnh tiến độ giải
ngân và khố ượng thực hiện vốn đầu tư côn cũn n ư nỗ lực thu hút nguồn vốn
đầu tư tron và n oà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy
và UBND thành phố.
8.1. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước quý III năm 2022 thực hiện đạt
10.707,8 tỷ đồng, tăng 5,07% so với quý II và tăng 73,98% so với cùng quý năm
trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt
28.640,8 tỷ đồng, tăng 24,72% so với cùng kỳ năm 2021.
a) Xét theo nguồn vốn
Vốn đầu tư t ực hiện của khu vực n à nước 9 tháng năm 2022 ước đạt
6.136,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,4% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn;
giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giảm mạnh ở vốn địa phương quản
lý (-18,7%). Với chủ trương tập trung đầu tư, phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu
thực tế, cắt giảm dự án chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng, thủ
tục pháp lý chưa đầy đủ….nên ngay từ cuối năm 2021, UBND thành phố đã yêu
cầu các đơn vị rà soát, bổ sung những dự án trọng điểm, có tính khả thi cao để
đưa vào kế hoạch năm 2022. Vì vậy dự toán kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ
23

bản trong năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021 (giảm gần 21% dự toán được
giao so với năm 2021).
Mặc dù dự toán kế hoạch trong năm giảm so với cùng kỳ nhưng quá trình
thực hiện nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước vẫn chưa đảm bảo kế hoạch
đề ra. Lũy kế 9 tháng năm 2022 vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do địa
phương quản lý ước đạt 3.778,6 tỷ đồng, bằng 58,6% kế hoạch vốn được giao
trong năm 2022 và giảm 18,7% so với lũy kế 9 tháng năm 2021.
Với nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt trong thúc đẩy đầu tư công được
triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, kỳ vọng trong những tháng cuối
năm, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ, tăng cường giải ngân và thực hiện vốn đúng
kế hoạch.
Vốn đầu tư t ực hiện thuộc khu vực n oà n à nước: Là khu vực chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn thực hiện trên địa bàn (chiếm 63,4% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội) và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian dịch bệnh
Covid-19 bùng phát. Với sự nổ lực vượt qua khó khăn, cùng sự chung tay, giúp
sức của Chính phủ thông qua các chính sách miễn, giảm, giản thuế, chính sách
tín dụng ưu đãi...hoạt động đầu tư của khu vực này đã dần khởi sắc trở lại và đạt
mức tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện quý III
năm 2022 của khu vực ngoài nhà nước ước đạt 6.627 tỷ đồng, chiếm 61,9% tổng
nguồn vốn thực hiện trên địa bàn, tăng 1,1% so với quý trước và tăng 114,13% so
với cùng quý năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện khu
vực ngoài nhà nước ước đạt 18.158 tỷ đồng (chiếm 63,4%), tăng 48,7% so với
cùng kỳ năm 2021, trong đó vốn đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà
nước ước đạt 12.383 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2021
Một số doanh nghiệp có dự án lớn, đóng góp đáng kể vào giá trị thực hiện
trong kỳ phải kể đến: dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm và trung tâm nghiên
cứu phát triển công nghệ cao của công ty Cổ phần Dược Danapha; dự án Tổ hợp
khách sạn, căn hộ dịch vụ Marriot và nhà ở của công ty Cổ phần Địa ốc
Foodinco; dự án Tổ hợp khách sạn Condo 1 và Condo 2 của công ty Cổ phần
Khách sạn và Du lịch Thiên Thai, dự án Khu đô thị Xanh Dragon City Park của
công ty Cổ Phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng… Ngoài ra, một số dự án mới, có
tổng mức đầu tư lớn cũng đã được khởi công trong quý 2/2022 như dự án Đầu tư
mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải Radia của công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng;
dự án Xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí phụ trợ (giai đoạn 2) của công ty
Cổ phần Cơ khí Hà Giang Phước Tường… Bên cạnh các dự án, các doanh
nghiệp cũng tăng cường bổ sung vốn lưu động, mua sắm mới tài sản cố định, sửa
chữa và nâng cấp tài sản nhằm khôi phục và đồng thời mở rộng năng lực sản xuất
kinh doanh.
Vốn đầu tư t ực hiện thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Cùng
với đà tăng trưởng của khu vực ngoài nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng tốc mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 14,6% so với cùng kỳ năm
trước, tương đương đạt giá trị 4.345,9 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 15,2% trong cơ
24

cấu tổng vốn đầu tư thực hiện. Các dự án mang lại giá trị vốn đầu tư thực hiện
cao cho khu vực: như dự án Nhà máy Sản xuất Dụng cụ thể dục thể thao của
công ty TNHH Daiwa Việt Nam; dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không
vũ trụ Sunshine của công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam;
Trung tâm nghiên cứu, phát triển và sản xuất Fujikin Đà Nẵng của công ty
TNHH Đà Nẵng Fujikin.... và dự án Nhà máy sản xuất thiết bị y tế mới được
triển khai của công ty TNHH ICT Vina. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đầu tư
lớn vào việc mua sắm máy móc, thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất các
đơn hàng xuất khẩu tăng cao như công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam, công
ty TNHH Marata Manufacturing Việt Nam Đà Nẵng, công ty Fujikura.
b) Xét theo khoản mục đầu tư
Để mở rộng quy mô, tăng công suất, đồng thời hướng đến năng lực sản xuất
bền vững trong môi trường cạnh tranh vào thời gian đến, các tổ chức, doanh
nghiệp và hộ cá thể ưu tiên vốn cho xây dựng và lắp đặt; mua sắm và sửa chữa
lớn tài sản cố định. Trong 9 tháng năm 2022 các khoản mục đầu tư đều tăng so
với cùng kỳ, cụ thể như sau: khoản mục đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 23.451
tỷ đồng, tăng 21,5%; mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản ước
đạt 3.821,5 tỷ, tăng 46,3%; sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định ước đạt
1.058,5 tỷ đồng, tăng 31,9%; bổ sung vốn lưu động dưới dạng hiện vật bằng vốn
tự có ước đạt 0,3 tỷ đồng, tăng 23,5%.
Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư thực hiện của 9 tháng đầu năm nay, khoản
mục đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là khoản mục mua
sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản; khoản mục sửa chữa lớn, nâng
cấp tài sản cố định và cuối cùng là khoản mục bổ sung vốn lưu động dưới dạng
hiện vật bằng vốn tự có. Tỷ trọng của các khoản mục lần lượt là 81,9% ; 13,3% ;
3,7% và 1,1%.
c) Xét theo mục đíc đầu tư
Trong 9 tháng năm 2022, hầu hết các ngành kinh tế đều có dấu hiệu phục
hồi và tăng trưởng tích cực, một số ngành có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư khá
cao so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể như: hoạt động thông tin và truyền thông
đạt 152,5 tỷ đồng, tăng 210,8%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt
3.288,4 tỷ đồng, tăng 76,3%; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí ước đạt 124,4
tỷ đồng, tăng 54,0%; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản ước đạt 5.434,5
tỷ đồng, tăng 35,9% ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 5.647,3 tỷ đồng,
tăng 20,2%.
Trong lĩnh vực công nghiệp, tình hình sản xuất từng bước khắc phục và nối
lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng. Các doanh
nghiệp đều nỗ lực tiếp cận vốn và sử dụng vào đầu tư tài sản, nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh. Một số đơn vị có giá trị đầu tư cao trong ngành như Công ty
Cổ phần Danapha, công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, công ty TNHH Mabuchi
Motor Việt Nam, công ty Fujikura Automotive Việt Nam...
25

Bên cạnh sự khởi sắc của hầu hết các ngành kinh tế, thị trường bất động
sản cũng tăng trưởng không kém. Sau đại dịch, bất động sản Đà Nẵng đang có
nhiều bước chuyển mình tích cực, từng bước thu hút dòng vốn đầu tư quay lại
khu vực này. Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển thông minh và bền vững, song
song với việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, thành
phố còn chú trọng tạo đà bứt phá cho phân khúc bất động sản nhà ở, căn hộ thuộc
các khu đô thị hoàn chỉnh và tiện ích. Một số dự án lớn tạo nguồn cung cho thị
trường này như dự án Tổ hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ Marriot và nhà ở của
công ty Cổ phần Địa ốc Foodinco; dự án Tổ hợp khách sạn Condo 1 và Condo 2
của công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai, dự án Khu đô thị Xanh
Dragon City Park của công ty Cổ Phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng…
Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Trong đó, chuyển đổi số là động lực để giải quyết các “điểm nghẽn”, tạo sự đột
phá trong phát triển thành phố, hướng đến xây dựng Đà Nẵng thành đô thị sinh
thái hiện đại, thông minh, đáng sống… hoạt động ngành công nghệ thông tin trong
những năm qua không ngừng được đầu tư, đổi mới. Sự gia tăng này không chỉ đến
từ các dự án đầu tư công trong lĩnh vực công nghệ thông tin do thành phố cấp vốn,
mà còn từ đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành như công ty Cổ phần D-Soft,
công ty TNHH Ubisoft Việt Nam, công ty TNHH Evizi Việt Nam…
8.2. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương
quản lý (đầu tư công)
Mặc dù thời gian qua, thành phố đã có nhiều cố gắng, tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, chi tiết để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu
tư công. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, Đà Nẵng đang gặp phải
nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả,
thủ tục pháp lý...
Trong tổng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước thực hiện trong 9 tháng
năm 2022, vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý chiếm trên 90%. Tuy
nhiên tiến độ thực hiện nguồn vốn này còn rất chậm, chỉ bằng 58,6% cùng kỳ.
Tính riêng quý III năm 2022, vốn đầu tư công do địa phương quản lý ước thực
hiện 1.715,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với quý trước và tăng 28,8% so với cùng
quý năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, ước thực hiện đạt 3.778,6 tỷ đồng,
giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2021 và chỉ đạt 58,6% kế hoạch năm 2022.
Trong đó, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu mới chỉ thực hiện được
2,3% kế hoạch và chỉ bằng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.
8.3. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
a) T u út đầu tư tron nước
Tính từ đầu năm đến 15/9/2022, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho 21 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 8.704 tỷ đồng, tăng 6 dự án và
tăng 266,9% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 08 dự án
nằm ngoài KCN, KCNC với tổng vốn đăng ký 5.245 tỷ đồng và 13 dự án trong
KCN, KCNC với tổng vốn 3.460 tỷ đồng. Tính riêng tháng 9/2022 (tính từ
26

16/8/2022-15/9/2022) có 1 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 1.600 tỷ đồng.


b) T u út đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tính từ 16/8 đến 15/9/2022, có 07 dự án FDI được cấp mới, với vốn đăng
ký 0,558 triệu USD; 06 dự án điều chỉnh vốn, phần vốn tăng thêm 21,219 triệu
USD; 02 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị vốn góp 0,058 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/9/2022, thành phố thu hút 129,129 triệu USD,
bằng 79,4% cùng kỳ, trong đó: Dự án cấp mới là 35 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký: 68,226 triệu USD, đạt 45,7% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm
2021: 29 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký: 149,135 triệu USD); dự án
điều chỉnh vốn đầu tư, cụ thể: 25 lượt dự án tăng/giảm vốn với tổng vốn đầu tư
tăng thêm: 4,090 triệu USD. Trong đó, dự án điều chỉnh tăng vốn: 22 lượt dự án
tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm: 24,582 triệu USD, tăng 145,1% so với
cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 có 15 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn
đầu tư tăng thêm 10,3 triệu USD); 03 dự án điều chỉnh giảm vốn với tổng vốn
đầu tư 20,493 triệu USD.
Về góp vốn mua cổ phần, có 37 lượt nhà đầu tư với tổng giá trị vốn góp
đạt 56,813 triệu USD, gấp 16,8 lần cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021: 40
lượt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua phần vốn góp, góp vốn trong tổ chức
kinh tế với giá trị là: 3,382 triệu USD). Lũy kế đến 15/9/2022, có 942 dự án đã
cấp với tổng vốn đăng ký 4.062 triệu USD.
8.4. Tiến độ thực hiện một số công trình
(1) Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
UBND thành phố vừa ban hành Quyết định điều chỉnh Dự án đầu tư xây
dựng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng chính thức kéo dài thời gian thực hiện thêm 5
năm, tức là đến năm 2025 hoàn thành. Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng là dự
án nhóm A, công trình hạ tầng kỹ thuật cấp 2; có diện tích quy hoạch là 1.128,4
ha. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư dự án lớn, UBND thành phố đã
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung
Khu Công nghệ cao lên 1.844 ha, tăng 715 ha so với diện tích hiện tại.
Năm 2022, trọng tâm của chương trình xúc tiến đầu tư của Đà Nẵng chính
là phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với
xây dựng đô thị, khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh. Lũy kế từ khi khởi
công đến nay dự án thực hiện ước đạt 3.109 tỷ đồng, bằng 35,2% tổng mức đầu
tư được giao.
(2) Dự án Cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạc Đằn để làm bảo tàn Đà Nẵng
Dự án có tổng mức đầu tư 507,8 tỷ đồng. Trên cơ sở lập quy hoạch và thiết
kế kiến trúc cảnh quan, Bảo tàng Đà Nẵng mới sẽ thay thế Bảo tàng Đà Nẵng hiện
nay tại khu vực Thành Điện Hải với định hướng phát triển bảo tàng theo quy mô
lớn, vừa mang giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, vừa mang tính hiện đại tương xứng
27

với tầm vóc của một đô thị lớn, trung tâm kinh tế của miền Trung, cửa ngõ giao
thương quan trọng của đất nước.
Hiện nay, các đơn vị, nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Bảo
tàng Đà Nẵng mới, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Với tổng vốn
đầu tư lũy kế ước thực hiện được 142,5 tỷ đồng từ khi khởi công đến nay, dự án đã
đạt 28,1% tổng mức đầu tư.
(3) Dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial
Đầu tháng 6/2022, dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải
Radial của công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng làm chủ đầu tư chính thức được
khởi công. Đây là dự án có quy mô đầu tư lớn với tổng mức đầu tư gần 917 tỷ
đồng, gồm các hạng mục: Nhà hỗn luyện kết cấu thép 3 tầng sàn; Trạm làm mát
nước tuần hoàn; Nhà sản xuất lốp ô tô Radial.
Dự án có tổng diện tích hơn 109.632 m 2, có sử dụng công nghệ mới và
hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất lốp cao su. Việc lựa chọn đầu tư mở rộng
nhà máy sản xuất lốp radial nâng công suất từ 600 nghìn lốp/năm lên 01 triệu
lốp/năm là hướng đi đúng đắn, kịp thời và chiến lược của Ban lãnh đạo Công ty
Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Dự án hoàn thành sẽ giúp công ty phát triển mạnh
thương hiệu sản phẩm lốp Radial, trở thành niềm tự hào của ngành săm lốp ô tô
cả nước. Tính đến hết tháng 9/2022, dự án ước thực hiện được 6,2 tỷ đồng vốn
đầu tư.
(4) Dự án u đô t ị xan Bàu Tràm Lakeside
Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside được phát triển với mục tiêu trở thành
một khu đô thị xanh cao cấp đồng thời vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa của địa
phương. Trên tôn chỉ đó, Bàu Tràm Lakeside đã được quy hoạch thành một khu
đô thị sinh thái với diện tích phủ cây xanh cao đan xen các khu nhà và biệt thự
của cư dân nhằm tạo lá phổi xanh đến từng khu phố, tòa nhà. Kết hợp trong đó
là các khu tiện ích công cộng như trường học và khu công trình tôn giáo được
bảo tồn tôn tạo, nhằm tạo một không gian sống xanh hài hòa giữa giá trị truyền
thống và nhịp sống hiện đại.
Dự án do công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Dự án
gồm nhiều hạng mục như: nhà phố, diện tích cây xanh tạo cảnh quan và dịch vụ
tiện ích với diện tích lên đến 46 hecta. Khu đô thị có 1.710 lô đất chia lô và 96 nhà
vườn quy hoạch trong một khu vực có đầy đủ hệ thống hạ tầng chất lượng, không
gian xanh, tiện ích công và dịch vụ khép kín đảm bảo tiêu chuẩn sống đô thị hiện
đại. Lũy kế từ khi khởi công đến nay, khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án
đạt 439,4 tỷ đồng, tương đương 72,6% tổng mức đầu tư (605,3 tỷ đồng).
(5) Dự án Nhà máy linh kiện àn k ôn vũ trụ Sunshine
Ngành công nghiệp Đà Nẵng vốn ít được nhắc đến nhưng thành phố đã đặt
mục tiêu công nghiệp công nghệ cao sẽ là lĩnh vực mới và mũi nhọn được ưu tiên
tập trung thu hút phát triển trong thời gian đến. Đà Nẵng đã thu hút được không ít
doanh nghiệp FDI về lĩnh vực này, trong đó có một dự án về ngành hàng không vũ
28

trụ là dự án Nhà máy linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine. Dự án này do công ty
TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam triển khai tại Khu công nghệ cao
Đà Nẵng.
Nhà máy linh kiện Sunshine có diện tích 170 nghìn m2 và tổng mức đầu tư
lên đến 3.943,2 tỷ đồng. Sản phấm chính là linh kiện máy bay cho các công ty
hàng không hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus, Embraer, Bombardier và các
chuỗi cung ứng liên quan của họ. Từ khi khởi công đến nay, dự án đã thực hiện
được 2.211 tỷ đồng, đạt 56,07% tổng mức đầu tư.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động và giải quyết việc làm
1.1. Lao động
Theo kết quả điều tra lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2022, thị
trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi. Các chỉ tiêu như: lực lượng lao động,
số người làm việc, thu nhập bình quân của người lao động trong quý III năm 2022
tăng so với quý trước và so với cùng quý năm trước.
Lực ượn ao động từ 15 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng lên đáng kể
qua từng quý. Sơ bộ quý III năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại
thành phố Đà Nẵng khoảng 650,9 nghìn người tăng 18,2% so với cùng quý năm
2021, lần lượt tăng 1,8% và tăng 4,7% so với quý II và quý I năm 2022.
Xét theo thành thị, nông thôn, lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm
87,1%, khu vực nông thôn chiếm 12,9 trong tổng lực lượng lao động. So với quý
III/2021, lực lượng lao động ở khu vực thành thị tăng 23,6%, ngược lại với khu
vực nông thôn là giảm 8,5%. So với quý II và quý I năm 2022, lực lượng lao động
khu vực thành thị lần lượt tăng 1,9% và 7,2%. Xét theo giới tính, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên là nam chiếm 52,4% và tăng 20,4% so với quý III/2021;
tăng 2,3% so với quý II/2022; tăng 5,4% so với quý I năm 2022.
Tính chung 9 tháng năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt
637,3 nghìn người. Trong đó, lao động khu vực thành thị là 550,5 nghìn người;
khu vực nông thôn là 86,8 nghìn người; nam là 332,8 nghìn người; nữ là 304,5
nghìn người.
Sơ bộ quý III năm 2022, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo tại thành
phố Đà Nẵng đạt 49,3%, trong đó, lao động đã đào tạo khu vực thành thị đạt
52,7% và khu vực nông thôn đạt 26,3%. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ lực
lượng lao động đã qua đào tạo toàn thành phố là 47,3%, thấp hơn tỷ lệ 48,0% của
quý IV năm 2021.
Lao động 15 tuổi trở n đan àm v ệc trong nền kinh tế sơ bộ quý III năm
2022 đạt 641,5 nghìn người tăng 27,3% so với cùng quý năm trước và lần lượt
tăng 2,2%; 8,0% so với quý II và quý I năm 2022. Trong đó lao động đang làm
việc tại khu vực thành thị quý III năm 2022 tăng 35,0% so với cùng quý năm 2021
và tăng 2,7% và 9,8% so với quý II và quý I năm 2021; khu vực nông thôn giảm
29

lần lượt 8,3%; 1,2%; 2,7% so với quý III/2021, quý II và quý I năm 2022. Xu
hướng tăng lao động có việc làm cũng được ghi nhận ở cả nam và nữ, tuy nhiên
tốc độ tăng lao động có việc làm ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Tính chung 9
tháng năm 2022, lao động làm việc trong nền kinh tế đạt 621 nghìn người, trong
đó khu vực nông thôn 83,7 nghìn người; khu vực thành thị 537,3 nghìn người.
Thu nhập của n ườ ao động làm công hưởng lương có những chuyển biến
rõ rệt trong quý III năm 2022. Cụ thể, thu nhập bình quân của người làm công
hưởng lương quý III đạt 7.624,5 nghìn đồng/người/tháng tăng 4,2% so với quý
II/2022; tăng 8,4% so với quý I/2022 và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 9 tháng, thu nhập của người làm công hưởng lương đạt 7.330,8 nghìn
đồng/người/tháng, thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực thành thị cao
gấp 1,1 lần khu vực nông thôn (khu vực thành thị là 7.396,5 nghìn đồng so với khu
vực nông thôn là 6.930,8 nghìn đồng).
Mặc dù lao động có việc làm chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ lao động phi
chính thức vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ lao động phi chính thức sơ bộ quý III khoảng
51,6%, trong đó khu vực thành thị là 51,4% và khu vực nông thôn là 53,2%. Tính
chung 9 tháng năm 2022 tỷ lệ lao động phi chính thức là 52,4% cao hơn tỷ lệ
51,5% của quý IV năm 2021.
1.2. Giải quyết việc làm
Trong 9 tháng đầu năm 2022, thành phố đã tổ chức 33 phiên giao dịch việc
làm thu hút 3.789 lượt doanh nghiệp tham gia; tổng số lượt vị trí cần tuyển tại các
phiên giao dịch là 191.519 lượt người; giải quyết việc làm cho 2.818 lao động.
Tổng các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố được giải quyết việc làm đến
tháng 9/2022 ước 28.358 lao động, trong đó vị trí việc làm tăng thêm là 20.889
người. Trong tháng 05/2022, tổ chức Ngày hội việc làm thu hút hơn 1.500 người
lao động và học sinh, sinh viên tham gia; kết quả có 202 lao động được kết nối
việc làm; hơn 300 lượt học sinh được tư vấn tuyển sinh nghề nghiệp. Đến tháng
7/2022, Sở tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Kinh tế tổ chức Ngày hội việc
làm sinh viên thu hút hơn 1.000 sinh viên tham gia; kết quả có 517 sinh viên
được tư vấn, kết nối việc làm.
Tăng cường thực hiện việc thẩm định và giải ngân các dự án cho vay vốn
giải quyết việc làm, duy trì và tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Tổng
nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện đang quản lý, điều hành hơn 2.555 tỷ
đồng, trong đó cho vay hơn 827 tỷ đồng với 14.888 dự án, góp phần giải quyết
việc làm cho 14.929 lao động, bình quân mỗi lao động được vay trên 55 triệu
đồng. Thẩm định và ban hành quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
hàng tháng cho 10.317 trường hợp (trong đó có 898 trường hợp của năm 2021
chuyển sang) với số tiền chi trả là 228,121 tỷ đồng.
Về xuất khẩu lao động: do tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp,
trong 9 tháng đầu năm 2022 công tác xuất khẩu lao động có dấu hiệu chững lại.
Tuy nhiên, thành phố đã có 104 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ
yếu tại thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, thành phố đã có văn bản triển khai
30

hướng dẫn Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 của Chính phủ về tiếp tục
thí điểm thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn
Quốc; đến nay, trong 9 tháng năm 2022, huyện Hòa Vang đã đưa 143 lao động
sang làm việc tại Hàn Quốc với thời hạn 3 tháng.
Về quản lý và cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài: thực hiện
chặt chẽ công tác thẩm định hồ sơ nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài,
hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc
và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc trên
địa bàn thành phố. Từ đầu năm 2022 đến nay, đã tiếp nhận, thẩm định và chấp
thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài của 319 lượt doanh nghiệp
cho 610 vị trí. Thực hiện cấp mới giấy phép lao động cho 399 trường hợp, cấp lại
giấy phép lao động cho 36 trường hợp, gia hạn 34 trường hợp, xác nhận không
thuộc diện cấp giấy phép lao động 21 trường hợp. Số giấy phép hoàn trả hoặc thu
hồi đến nay là 640 trường hợp.
Về lĩnh vực an toàn lao động: tăng cường thực hiện công tác ATVSLĐ,
xây dựng phương án sản xuất, làm việc của người lao động. Tổ chức Lễ Phát
động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động vào tháng 5/2022 với chủ đề
“Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải
thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm
soát hiệu quả dịch bệnh Covid - 19”. Tổ chức Hội nghi tập huấn công tác an toàn,
vệ sinh lao động cho hơn 300 doanh nghiệp với 325 người lao động tham dự.
Ngoài ra, tổ chức thanh tra 10 doanh nghiệp sử dụng từ 200 lao động trở lên làm
các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, dễ xảy ra tai nạn lao
động. Qua thanh tra đã chỉ ra những sai phạm của các doanh nghiệp vi phạm các
quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, kịp thời kiến nghị người sử dụng
lao động khắc phục những tồn tại hạn chế xảy ra. Tiếp nhận đăng ký khai báo
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của các doanh nghiệp.
2. Thực hiện chính sách Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ xã hội
2.1. Công tác đền ơn đáp nghĩa
Trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố cấp quà cho trên 67
nghìn lượt đối tượng chính sách với tổng kinh phí hơn 33,5 tỷ đồng; thăm viếng,
tưởng niệm và dâng hương tại Đài Tưởng niệm thành phố, Nghĩa trang liệt sĩ
thành phố, Nghĩa trủng Phước Ninh và Đài liệt sĩ Hòa Vang; thăm và tặng quà
cho gia đình người có công cách mạng nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022).
Hoàn thành Kế hoạch hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở người có công với
cách mạng năm 2022, với số lượng 732 nhà, tổng kinh phí hỗ trợ là 26,85 tỷ
đồng. Thành phố tặng quà cho 499/732 hộ sửa chữa, xây mới lần đầu, mỗi hộ 4
triệu đồng, tổng kinh phí quà tặng: 1,996 tỷ đồng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ
phụ trách công tác người có công quận, huyện, phường, xã về chế độ chính sách
theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số
131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp
31

thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh quy định
danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. Triển khai giai đoạn 1 Đề án xây dựng các khu chung cư
xã hội bố trí cho gia đình người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025 theo chỉ đạo của UBND thành
phố tại khu đất tại đường Vũ Mộng Nguyên, quận Ngũ Hành Sơn.
Các đơn vị phụng dưỡng, chăm sóc tận tình, chu đáo các mẹ Việt Nam anh
hùng; mức phụng dưỡng hàng tháng 1 triệu đồng trở lên. Ngoài kinh phí của các
đơn vị phụng dưỡng, thành phố trích từ ngân sách để bù mức phụng dưỡng đối
với các mẹ có mức phụng dưỡng dưới 1 triệu đồng; các Mẹ còn sống được hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe mức 1,5 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 245/2019/NQ-
HĐND ngày 11/7/2019 của HĐND thành phố. Tổ chức điều dưỡng tập trung và
tại nhà cho đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân đảm bảo kịp
thời, đúng quy định.
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 –
27/7/2022), thành phố tổ chức nhiều hoạt động tri ân và tặng quà cho các thương,
bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Xác định công tác
chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng là nhiệm vụ trọng
tâm, thành phố thực hiện nhiều việc làm cụ thể, thiết thực nhằm kịp thời hỗ trợ,
giúp đỡ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất cho các gia
đình chính sách ổn định cuộc sống. Cụ thể, chăm sóc thương bệnh binh, các bà
mẹ Việt Nam anh hùng, trao sinh kế, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, làm đẹp
nghĩa trang liệt sỹ, đài tượng niệm liệt sỹ cùng nhiều hoạt động thiết thực khác,
nhằm tri ân công lao của thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây
là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tình cảm và trách
nhiệm đối với thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Xây dựng chương trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin giai đoạn 2022-2025.
Công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được các cấp, ngành
trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện hiệu quả, từng bước đáp ứng nguyện
vọng, mong mỏi của thân nhân, gia đình liệt sĩ. Góp phần giải quyết tốt chính
sách hậu phương quân đội, thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa của thế hệ hôm nay đối
với những hy sinh, cống hiến to lớn của các liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, thành phố bày tỏ lòng biết ơn đối với các thương binh, bệnh
binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách
mạng của thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa đã hi sinh xương máu cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tri ân các gia đình có người thân đã chiến
đấu, sự chia sẻ, giúp đỡ của nhân dân Hải Phòng và Thanh Hóa cho chiến trường
Khu 5, trong đó có tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Thành phố luôn trân trọng,
dành sự quan tâm sâu sắc cho các gia đình chính sách, người có công với cách
mạng. Đồng thời đánh giá cao mối quan hệ thủy chung, khẳng định tăng cường
32

công tác này vào dịp sắp tới. Thành phố đã trao tặng nhà tình nghĩa và sổ tiết
kiệm cho một số gia đình chính sách, người có công của thành phố Hải Phòng và
tỉnh Thanh Hóa.
Tổ chức trao quà của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và Hội hỗ trợ
gia đình liệt sĩ Việt Nam cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sĩ
trên địa bàn thành phố. Tổ chức hoạt động gặp mặt cán bộ, chiến sĩ công tác tại
Ban Thương binh Quảng Đà (giai đoạn 1965 - 1975). Trao 188 suất quà cho
thương bệnh binh nặng 81% trở lên từ nguồn tài trợ của Quỹ thiện tâm - Tập
đoàn Vingroup với tổng kinh phí hỗ trợ 2,82 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm
2022, đã thực hiện giải quyết trợ cấp hằng tháng và 1 lần cho 530 trường hợp;
hiện nay thành phố có gần 18.100 lượt đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên,
kinh phí chi trả hằng tháng trên 29 tỷ đồng.
2.2. Công tác bảo trợ xã hội và giảm nghèo
Công tác bảo trợ xã hội: ngay từ đầu năm, thành phố đã triển khai, hướng
dẫn các hoạt động hỗ trợ Tết cho các đối tượng trên địa bàn thành phố; kiểm tra
và giám sát các địa phương lập danh sách và chi trả trợ cấp tết Nguyên đán Nhâm
Dần năm 2022 cho 51.919 đối tượng và hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội
với tổng kinh phí hơn 26 tỷ đồng4. Hỗ trợ cho các đối tượng: 2.230 đối tượng
nuôi dưỡng tại các cơ sở xã hội, phạm nhân đang bị giam giữ tại trại tạm giam
Hòa Sơn với kinh phí là 780,5 triệu đồng; 15 trẻ em mồ côi do cha, mẹ tử vong vì
dịch bệnh Covid-19 với kinh phí là 15 triệu đồng; 09 hộ gia đình trẻ em mồ côi
do dịch bệnh Covid-19 tặng mỗi gia đình 01 suất quà với tổng kinh phí là 4,5
triệu đồng và hỗ trợ 24 cơ sở xã hội, từ thiện gồm 3 triệu đồng tiền mặt và 01
suất quà với tổng kinh phí là 84 triệu đồng. Các địa phương hỗ trợ Tết cho các hộ
nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn
ngân sách địa phương, xã phường và nguồn vận động xã hội hóa với tổng kinh
phí hơn 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cần có các kế hoạch vận động nguồn lực xã hội
hỗ trợ thêm đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Các đơn vị
khác trên địa bàn thành phố hỗ trợ cho 12.036 suất quà cho các hộ nghèo với số
tiền 5,416 tỷ đồng.
Triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động về người cao tuổi Việt
Nam và tổ chức đi thăm, tặng quà các đơn vị và các cụ cao tuổi nhân kỷ niệm 81
năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941-06/6/2022), bày tỏ
sự trân trọng công lao, cống hiến của người cao tuổi. Tổ chức các hoạt động nhân
ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3; ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 và tổ
chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030.

4
Cụ thể: Hỗ trợ tiền Tết cho 33.667 đối tượng bảo trợ xã hội kể cả người cao tuổi, trẻ em và hộ gia đình nuôi
dưỡng với kinh phí hơn 11,7 tỷ đồng; 18.252 gồm hộ nghèo, các cá nhân và hộ gia đình đang hưởng trợ cấp hàng
tháng theo Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐHD ngày 12/08/2021 của HĐND thành phố về thông qua mức chuẩn
trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với kinh
phí hơn 14,3 tỷ đồng.
33

Bên cạnh đó, thành phố tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần
chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn bước
vào năm học mới. Nhiều hiệu quả từ hình thức “đỡ đầu học sinh”. Nhiều năm
qua, thành phố duy trì các hoạt động “đỡ đầu học sinh” nhằm giúp đỡ học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn, tạo động lực
để các em vượt qua khó khăn, phấn đấu trưởng thành. Nổi bật nhất phải kể tới là
chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi Đồn Biên
Phòng”. Ngoài mô hình trên, thực hiện kế hoạch triển khai chương trình “Mẹ đỡ
đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của Covid-19 hoặc
các nguyên nhân khác.
Công tác xử lý người lang thang xin ăn: trong các dịp lễ, tết, thường xuyên
tăng cường tổ chức ra quân, kiểm tra, xử lý tình trạng lang thang xin ăn, xin ăn
biến tướng trên địa bàn thành phố. Kết quả, trong 9 tháng năm 2022: tổ xử lý
thông tin người lang thang xin ăn (Tổ 550) đã tiếp nhận xử lý 84 lượt đối tượng
vào Trung tâm Bảo trợ xã hội và Bệnh viện tâm thần, trong đó, có 10 trường hợp
thường trú tạm trú tại thành phố Đà Nẵng, 53 lượt đối tượng là người ngoại tỉnh
và không xác định được nơi cư trú là 21 lượt đối tượng.
Công tác giảm nghèo: giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong
chính sách an sinh xã hội của thành phố. Vì vậy, trong 9 tháng đầu năm, thành
phố triển khai các chính sách về giảm nghèo, trong đó: tập trung cho công tác
lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết
số 76/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thành phố; rà soát, phúc
tra thực tế hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; triển khai việc cấp thẻ
BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; triển khai việc xây mới, sửa chữa nhà ở
cho hộ nghèo và các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Tăng cường thực hiện công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025
và năm 2022; thực hiện chương trình “Không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn” trên địa bàn thành phố và thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 75/2021/NQ-HĐND; triển khai
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ có mức sống trung bình
giai đoạn 2022 - 2025; triển khai Phong trào Thi đua “Cả nước chung tay vì
người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau”; tổ chức Hội nghị triển khai Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 -
2025 và năm 2022. Xây dựng Kế hoạch hướng dẫn tổ chức điều tra hộ có mức
sống trung bình trên địa bàn thành phố. Triển khai cho các địa phương về thực
hiện các giải pháp giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức
Hội nghị giao ban, tập huấn công tác giảm nghèo và triển khai rà soát hộ gia đình
có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố.
Hai mươi năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số
78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác, toàn thành phố Đà Nẵng đã có 419.743 lượt hộ nghèo, cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với số
34

tiền trên 9.590 tỷ đồng. Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần
thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Với phương châm không để người nghèo bị bỏ lại phía sau, thành phố tập
trung thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản. Cùng với phương pháp và cách thức triễn khai năng
động, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người nghèo thoát nghèo bền
vững. Trong 9 tháng đầu năm 2022, ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” đã vận
động, hỗ trợ kinh phí xây mới cho nhiều nhà đại đoàn kết cho người nghèo, khó
khăn về nhà ở, nhằm thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội và chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022-2025. Nhờ nguồn Quỹ
“Vì người nghèo” các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành
phố được hỗ trợ nhà ở, phương tiện sản xuất, khám chữa bệnh, việc làm… giúp
ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Xây dựng nhiều ngôi nhà đại
đoàn kết, vận động tạo nguồn an sinh; hỗ trợ vay vốn, nhà ở, phương tiện sản
xuất, duy trì mô hình kinh tế tập thể, tư vấn đào tạo nghề và giới thiệu việc làm…
là những chính sách nhân văn giúp phụ nữ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thoát
nghèo, ổn định đời sống kinh tế.
Nỗ lực hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn thành phố.
Công tác triển khai, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người
lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được
các cơ quan nghiêm túc thực hiện, bảo đảm tiến độ, đối tượng, công khai, minh
bạch. Hiện nay, Đà Nẵng nằm trong tốp những địa phương đã thực hiện giải ngân
hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động cao nhất cả nước. Thời gian tới, thành
phố sẽ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong việc chi trả tiền hỗ trợ cho
người lao động, bảo đảm đúng quy định, đối tượng được thụ hưởng.
Bên cạnh đó, các gian hàng 0 đồng đã hỗ trợ hàng trăm suất thực phẩm
cho sinh viên và người dân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn
thành phố.
2.3. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Trong 9 tháng năm 2022, thành phố rất quan tâm, chú trọng đến công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Trong 9 tháng, thành phố thực hiện công tác trẻ em năm
2022; triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022; tổ chức các hoạt động
nhân dịp tết Trung thu cho trẻ em; thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày
31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc
trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thực hiện Công văn số 9617/VPCP-ND
ngày 30/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý hành vi hành hạ, xâm
hại trẻ em. Tổ chức Chương trình gặp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với
đại diện trẻ em. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em.
Nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi ngày 1/6/2022 và “Tháng hành
động vì trẻ em”, thành phố tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em, tuyên
truyền về phòng chống xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em và phòng chống đuối
nước năm 2022; tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi
35

dịch Covid-19. Ngày hội tuổi thơ lần thứ 4 năm 2022 có chủ đề “Điều em muốn
nói”, chuyển tải thông điệp “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống
xâm hại, bạo lực trẻ em”. Nhân dịp Tết Trung thu 2022, thành phố thăm và tặng
quà cho các em tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất
hạnh thành phố. Đặc biệt, tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số huyện Hòa Vang. Đây là chương
trình điểm, nhằm mang đến Tết trung thu ấm áp cho các em vùng sâu, vùng xa,
đời sống còn nhiều khó khăn.
Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em, thành phố công bố
website Bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội và ứng dụng di
động dành cho trẻ em và thanh, thiếu niên trên địa bàn thành phố, đây là kênh để
trẻ và gia đình có thể truy cập để được chia sẻ, tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi gặp
các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã
hội cho trẻ em và thanh, thiếu niên trên địa bàn thành phố.
Triển khai các hoạt động của dự án “Phòng chống các hình thức lao động
trẻ em trong môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm” do Tổ chức Tầm nhìn thế
giới tại Việt Nam tài trợ. Kiểm tra thực tế tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
tại các cơ sở trợ giúp xã hội, Chùa Quang Châu. Hoàn thành triển khai các hoạt
động hỗ trợ tham gia Sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em và phối hợp với
ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện văn kiện dự án hợp tác giữa UNICEF và
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2026. Tổ chức Hội nghị triển khai công tác
trẻ em năm 2022 và triển khai hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác
trẻ em năm 2022 cho các sở, ngành, hội đoàn thể và địa phương.
Quỹ Bảo trợ trẻ em: triển khai, thực hiện các hoạt động giúp đỡ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua các hình thức vận động trực tiếp các tổ chức,
doanh nghiệp trong nước và thực hiện các chương trình dự án của tổ chức Cứu tế
Thế giới - Úc (AOGWR), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với hơn 1,3 tỷ đồng.
2.4. Công tác ph ng chống tệ nạn xã hội
Thực hiện Công văn số 20/PCTXNH-CSCNMT ngày 21/01/2022 của Cục
Phòng, chống tệ nạn xã hội về việc tổ chức tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
và phòng, chống dịch Covid-19 tại Cơ sở cai nghiện ma túy; đảm bảo an ninh trật
tự, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tổ chức đón Tết cho học
viên đang cai nghiện tại Cơ sở xã hội Bầu Bàng nhưng vẫn đảm bảo công tác
phòng, chống dịch Covid-19.
Triển khai công tác dự phòng nghiện, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai
giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện phòng, chống mại dâm, dự phòng nghiện, cai
nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022; thực hiện Quyết định số 1944/QĐ-
TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thực
hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình
36

hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025
và định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và Chương trình số 12-CT/TU
ngày 29/11/2021 của Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện Kết luận số 13-
KL/TW trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; kiểm tra giám sát công tác dự phòng
nghiện và tái nghiện trên địa bàn thành phố; tổ chức Hội nghị triển khai Nghị
định số 116/2021/NĐ-CP; hội nghị tập huấn công tác cai nghiện ma túy và quản
lý sau cai nghiện theo nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi
phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường
năm 2022; tổ chức cuộc thi vẽ tranh trong trường học.
Tiến hành tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biểu hiện hoạt
động mại dâm. Hiện nay, chưa nhận được thông báo của các cơ quan chức năng
về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
Trong 9 tháng năm 2022, Cơ sở xã hội Bầu Bàng đã tiếp nhận đưa vào cắt
cơn cai nghiện ma túy cho 233 người nghiện5, trong đó 85 người mới nghiện và
148 người tái nghiện; giải quyết cho về cộng đồng 296 người. Tính đến nay, Cơ
sở đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 295 học viên. Hiện toàn
thành phố có 705 người đang quản lý sau cai tại nơi cư trú; trong 705 người đang
quản lý sau cai có 677 người đủ điều kiện phân loại và 28 người mới về chưa đủ
điều kiện phân loại được UBND các xã, phường lập đầy đủ hồ sơ, phân công cán
bộ đoàn thể theo dõi, giúp đỡ, giáo dục.
Công tác cai nghiện tập trung tại gia đình - cộng đồng, phục hồi và quản lý
sau cai tiếp tục được thành phố quan tâm thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, sau khi tái
hòa nhập cộng đồng, các ngành chức năng và địa phương có nhiều chính sách hỗ
trợ, giúp người nghiện rời xa ma túy, vươn lên ổn định cuộc sống.
3. Giáo dục và Đào tạo
Sáng ngày 5 tháng 9 năm 2022, học sinh ở các bậc học từ mầm non đến
THPT trên địa bàn thành phố tham dự khai giảng năm học 2022-2023. Vậy là
một năm học mới đã bắt đầu sau hai năm việc học tập có nhiều gián đoạn do ảnh
hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Hòa cùng không khí cả nước, giáo viên và học
sinh thành phố bước vào ngày khai giảng năm học mới 2022-2023, giáo viên,
phụ huynh, học sinh bày tỏ niềm phấn khởi và gửi gắm nhiều kỳ vọng. Để bảo
đảm mục tiêu dạy tốt, học tốt trong năm học 2022-2023, thành phố nổ lực chuẩn
bị tốt cơ sở vật chất, con người, hỗ trợ học sinh nghèo, khó khăn.
Đây là năm học trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ
thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó có việc triển
khai dạy theo chương trình mới với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; thẩm định sách giáo
khoa các lớp 4,8,11 và chuẩn bị biên soạn sách giáo khoa cho các lớp 5,9 và 12.

5
36 người cai nghiện tự nguyện
37

Năm học 2022 - 2023, các trường thực hiện song song hai chương trình Giáo dục
phổ thông 2006 và 2018 theo quy định và hướng dẫn. Hiện nay, trên địa bàn
thành phố số tiết/tuần tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ
GD&ĐT đã đạt và vượt yêu cầu. Ngoài quận Liên Chiểu gặp nhiều khó khăn
trong thời gian qua và quận Cẩm Lệ bắt đầu thiếu phòng học (chủ yếu ở phường
Hòa Xuân), thì các địa phương còn lại cơ bản bảo đảm điều kiện để tổ chức dạy
học 2 buổi/ngày. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho học sinh có số buổi học như nhau,
tạo thuận lợi cho cha mẹ học sinh, các cơ quan chuyên môn tiếp tục phối hợp để
đưa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp nhất.
Ngoài ra, thành phố triển khai các nhiệm vụ khác, như: tổ chức các lớp bồi
dưỡng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; ban hành quy định thi học
sinh giỏi cấp thành phố năm học 2022-2023, tổ chức thi và thành lập đội tuyển
dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT; chấm sơ loại Cuộc thi xây dựng thiết
bị dạy học số; hướng dẫn tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS, THPT;
triển khai Cuộc thi E-learning cấp thành phố. Khảo sát việc triển khai và chuẩn bị
các điều kiện thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” giai đoạn 2021-2025 cấp thành phố và quận, huyện. Triển khai Đề án Xây
dựng xã hội học tập; chỉ đạo công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Thanh tra,
kiểm tra công tác tuyển sinh đầu năm học 2022-2023; kiểm tra các trung tâm tin
học, ngoại ngữ trên địa bàn thành phố.
4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trước tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, k ó ường, chiến dịch
tiêm vắc-xin tạ Đà Nẵng vẫn đan tr ển k a t eo ướn tăn các đ ểm tiêm,
phục vụ t eo n óm đố tượn , đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-x n Đây được xem là
thờ đ ểm nước rút trước k bước vào năm ọc mới. Hiện tỷ lệ tiêm chủng các
đố tượn đã tăn n so vớ trước, thể hiện sự quyết tâm của các đơn vị và sự
t ay đổi trong quan niệm, nhận thức của n ười dân.
4.1. T nh h nh dịch bệnh
* ịc bện Cov d-19: số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng lên trong
tháng 8 và giảm trong tháng 9, cụ thể: trung bình tháng 6 ghi nhận 29,7 ca/ngày,
tháng 7: 48,8 ca/ngày, tháng 8/2022: 106 ca/ngày, tháng 9 (đến ngày 18/9): 45,8
ca/ngày. Từ ngày 01/01/2022 - 18/9/2022, toàn thành phố ghi nhận 98.575 ca,
240 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 (từ ngày 23/4/2022 đến nay
không ghi nhận ca tử vong liên quan đến COVID-19). Số trường hợp nặng, tử
vong liên quan đến Covid-19 trên địa bàn giảm mạnh từ tháng 4 đến nay, hiện
duy trì ở mức 1% ca nặng trên tổng số ca mắc hiện có.
* Dịch bệnh khác
Dịch Sốt xuất huyết (SXH): Số ca mắc SXH tại thành phố Đà Nẵng có xu
hướng gia tăng bắt đầu từ tuần 19/2022 và đã vượt ngưỡng đường cong chuẩn 5
năm (2016-2020), đồng thời tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ca
SXHD cao nhất giai đoạn 2016-2021); tuy nhiên, bắt đầu từ tuần 32, bịch bệnh
SXH có xu hướng giảm liên tục đến nay. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày
38

18/9/2022, thành phố ghi nhận 5.784 ca mắc SXH, tăng 30,9 lần so với năm
2021, chưa ghi nhận ca tử vong do SXH. Giai đoạn 2016-2021 số ca mắc thường
bắt đầu tăng cao vào tháng 10-11. Năm 2019 ghi nhận số ca mắc cao nhất, đỉnh
dịch ghi nhận từ tuần 43 - tuần 49 với trung bình 350 ca mắc/tuần.
Dịch Tay chân miệng (TCM): Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 18/9/2022
ghi nhận 1.013 ca, tăng 2,4 lần so với năm 2021. Tình hình dịch TCM có xu
hướng tăng nhanh vào tháng 5 và có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do
đợt cao điểm đầu tiên trong năm (mỗi năm có 02 đợt cao điểm vào tháng 3 - 5 và
tháng 9 - 12).
Các bệnh truy n nhiễm khác (thủy đậu, cúm mùa, lỵ, viêm gan…): chưa
ghi nhận ổ dịch, lây lan bùng phát.
4.2. Công tác tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19
Tính đến ngày 18/9/2022, thành phố Đà Nẵng đã tiêm 3.031.234 liều vắc xin
phòng Covid-19. Trong đó:
- Mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên: 655.942 (đạt 78,18%).
- Mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng cho chỉ định: 171.738 (đạt 54,08%).
- Mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: 37.007 (đạt 37,58%).
- Trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1: 82.857 (đạt 64,57%); Mũi 2: 33.843 (đạt 26,37%).
4.3. Chương tr nh Tiêm chủng mở rộng
Tính đến ngày 31/8/2022, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 52,61%,
trong đó các loại vắc xin: BCG đạt tỷ lệ: 48,07%; vắc xin Bại liệt 3: 51,71%; BH-
HG-UV-VGB-Hib - mũi 3: 55,40%; Sởi: 54,51%; Viêm gan B < 24h: 64,10% ;
Phụ nữ có thai được bảo vệ uốn ván UV2: 54,13%.
4.4. Tình hình dịch HIV/AIDS

Lũy kế từ khi
8 tháng năm 2021 8 tháng năm 2022 phát hiện ca đầu
Thông tin tiên tại Đà Nẵng

Đà Đà Đà
Chung Chung Chung
Nẵng Nẵng Nẵng

Phát hiện nhiễm mới 221 113 155 78 3.373 1.803

Bệnh nhân AIDS 35 26 23 16 1.051 870

Tử vong do AIDS 8 8 6 6 511 483

Số người còn sống x x x x 2.862 1.320

Tình hình điều trị Methadone: trong 09 tháng năm 2022, tiếp nhận điều trị
26 bệnh nhân, ra khỏi chương trình 13 bệnh nhân và hiện đang điều trị cho 273
39

bệnh nhân, trong đó methadone cơ sở 1 (131 bệnh nhân), methadone cơ sở 2 (142


bệnh nhân).
4.5. Tình hình khám, chữa bệnh
Số lượt khám bệnh tuyến thành phố đạt 827.917 lượt, giảm 1,60% so với
cùng kỳ năm 2021; số lượt khám bệnh tuyến quận, huyện đạt 757.661 lượt giảm
11,36% so với cùng kỳ năm 2021.
Số bệnh nhân điều trị nội trú tại tuyến thành phố đạt 160.733 lượt, giảm
1,06% so với cùng kỳ năm 2021; tuyến quận, huyện đạt 37.124 lượt, giảm
31,36% so với cùng kỳ năm 2021.
4.6. Chương tr nh mục tiêu dân số
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Dân số và phát triển tính 31/8/2022: tổng số
trẻ sinh ra 6.947 trẻ, trong đó: 3.555 bé trai; tăng 822 trẻ so cùng kỳ năm 2021; tỷ
số giới tính: 104,8 bé trai/100 bé gái; số trẻ sinh 3+ là 339 trẻ, tăng 53 trẻ so cùng
kỳ năm 2021; tỷ lệ sinh 3+ là 4,88%.
Tổng các biện pháp tránh thai: 50.018/40.200, đạt 124,4% trong đó: dụng
cụ tử cung đạt 6.319/7.200 (đạt 87,8%); 96 ca triệt sản; thuốc cấy đạt 727/700
(đạt 103,9%), thuốc tiêm tránh thai 1.255/1.000 (đạt 125,5%), viên uống tránh
thai đạt 9.497/7.300 (đạt 130,1%), bao cao su đạt 32.124/24.000 (đạt 133,9%).
Thực hiện chỉ tiêu kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh: số phụ nữ mang
thai được sàng lọc: 5.934/7.789 (người), (đạt 76,2%); số trẻ em sàng lọc sơ sinh:
6.104/6.947 (trẻ), đạt 87,9%.
5. Văn hóa - Thể thao
5.1. Lĩnh vực Văn hóa
Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan: thực hiện công tác tuyên truyền
cổ động trực quan, treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng nhân các ngày lễ, kỷ niệm 6. Trong
các đợt tuyên truyền, chủ động đi thực tế khảo sát phân bổ tuyến đường trang trí
tuyên truyền hợp lý để triển khai thực hiện đồng bộ, góp phần tạo không khí rực
rỡ, vui tươi trên khắp địa bàn thành phố. Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động
trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Hoạt động tuyên truyền được ngành
văn hóa triển khai thực hiện đồng bộ trên các tuyến đường từ thành phố đến
quận, huyện, phường, xã góp phần tạo không khí rực rỡ, vui tươi trên khắp địa
bàn thành thành phố. Nội dung tuyên truyền đảm bảo theo hướng dẫn, đa dạng,

6
Kỷ niệm 25 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam và mừng xuân Nhâm Dần; Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế hạnh phúc; 76 năm Ngày truyền thống
ngành Thể thao Việt Nam; kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng; Giổ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm
47 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4); Quốc tế lao động (01-5); 132 năm
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022); Ngày Gia đình Việt Nam; Tháng Hành động vì trẻ em;
Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ; tuyên truyền Diễn đàn Đầu tư năm 2022; Lễ đón nhận danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang Ban tài Mậu khu ủy Khu V, tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn
Kiệt; Ư110 năm Ngày sinh đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công; Lễ khai mạc Đại hội thể dục thể
thao thành phố; Kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2022), Ngày Quốc
khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2022); Ngày truyền thống ngành Văn hóa -
Thông tin…
40

số lượng, thời gian và địa bàn tuyên truyền đảm bảo yêu cầu đặt ra. Trong dịp Lễ
Quốc khánh năm nay, công tác tuyên truyền của thành phố có điểm mới, triển
khai Cụm cờ trang trí, tuyên truyền tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng. Triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào tuyên truyền dịp Lễ 2/9 với
03 cụm cờ gồm 58 trụ tại 03 nút giao thông 7.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” và thực hiện Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa văn
minh đô thị”: hoàn thiện trình dự thảo “Đề án xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn
và phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2022-2030”. Triển khai in ấn và phát hành 14.000 ấn phẩm tuyên truyền nếp
sống văn minh cho học sinh; 11.200 ấn phẩm tuyên truyền thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới; thực hiện video tuyên truyền thực hiện nếp sống văn
minh trong việc tang phát hành trên các nền tảng số. Ngoài ra, triển khai các
nhiệm vụ về thực hiện Chương trình “Thành phố 4 an”; quản lý lễ hội, văn hóa
dân tộc, ký kết triển khai “Chương trình phối hợp hoạt động xây dựng đời sống
văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục, thể thao của CNVCNLĐ trong các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2026.
Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: hoạt động biểu diễn nghệ thuật diễn ra
thường xuyên, đều đặn, bên cạnh các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bên bờ sông
Hàn đã để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng thì việc hỗ trợ, kêu gọi xã hội hóa các sự
kiện quy mô lớn cũng đem lại sự sôi nổi, phấn khởi, thu hút đông đảo khán giả
theo dõi và tham gia hưởng ứng nhân dịp Chào năm mới 2022, kỷ niệm 25 năm
thành phố trực thuộc Trung ương và nhân các ngày Lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn của
thành phố. Tổ chức Gala Cuộc vận động sáng tác ca khúc và kịch bản sân khấu
về đề tài phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với chủ đề: “Vững niềm tin chiến
thắng”; triển khai Đề án tổ chức sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hàng năm gắn với
thiết lập chuỗi sự kiện văn hóa lễ hội về đêm của thành phố giai đoạn 2022 -
2025; tổ chức các sự kiện đối ngoại, phục vụ ngoại giao văn hóa.
Nhà hát Trưng Vương tăng cường luyện tập nâng cao chất lượng các tiết
mục biểu diễn, chương trình nghệ thuật nhằm tạo sự hấp dẫn cho người xem, đáp
ứng kịp thời nhu cầu thưởng thức nghệ thuật theo thời đại. Nhà hát Tuồng
Nguyễn Hiển Dĩnh tích cực biểu diễn phục vụ các chương trình tại các điểm du
lịch, khu dân cư và chú trọng công tác tập huấn chuyên môn cho lớp diễn viên,
nhạc công trẻ của Nhà hát.
Nhằm lan tỏa giá trị di sản hô hát bài chòi Đà Nẵng đến với học sinh, thành
phố tổ chức lớp tập huấn loại hình nghệ thuật này cho giáo viên âm nhạc các
trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp
phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
cũng như giúp nghệ thuật bài chòi tiếp tục song hành cùng đời sống đương đại.

7
Nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Duy Tân, quận Hải Châu: 24 trụ cờ gồm 12 cờ Đảng, 12 cờ Tổ quốc; Nút
giao thông Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà: 18 trụ cờ gồm 9 cờ Đảng, 9 cờ Tổ quốc; Nút giao
thông Nguyễn Tất Thành - 3/2, quận Hải Châu: 16 trụ cờ gồm 8 cờ Đảng, 8 cờ Tổ quốc.
41

Hoạt động thư viện hướng trọng tâm vào việc phát triển văn hóa đọc và
hướng về cơ sở. Trong 9 tháng đầu năm, Thư viện Khoa học Tổng hợp bổ sung
9.756 bản; phục vụ 991.740 lượt (tăng 149% so với cùng kỳ năm 2021); luân
chuyển gần 132.663 lượt. Thư viện thường xuyên cập nhật thông tin hoạt động
lên website; tổ chức phục vụ xe thư viện lưu động; thường xuyên tổ chức trưng
bày, giới thiệu sách mới theo chủ đề phù hợp nhân dịp các dịp lễ, kỉ niệm, sự
kiện lớn; biên tập các clip giới thiệu sách để truyền thông các trang mạng xã hội.
Ngoài ra, Thư viện KHTH thành phố hỗ trợ việc xây dựng dự liệu, nghiệp vụ cho
Thư viện quận, huyện và tư nhân; khảo sát cơ sở vật chất để tham mưu xây dựng
phòng đọc sách cơ sở cho các địa phương.
Di sản văn hoá: công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tiếp tục
nhận được quan tâm đầu tư. Triển khai kế hoạch trùng tu, tu bổ di tích năm 2022
theo kế hoạch; thực hiện các nội dung liên quan đến Đề án mạng lưới các thành
phố sáng tạo của UNESCO. Tổ chức các hoạt động phục vụ Hội thảo khoa học
kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan và Lễ khánh thành Bia di
tích chiến thắng Lệ Sơn và Đồn Nhất - Hải Vân Quan.
Công tác nghiên cứu, sưu tầm được thực hiện với việc tiếp tục kêu gọi hiến
tặng, phục chế tài liệu, hiện vật cho các bảo tàng, tiếp tục chỉnh lý trưng bày các
chuyên đề, kiểm kê, bảo quản hiện vật. Các bảo tàng tăng cường công tác tuyên
truyền, quảng bá, truyền thông để thu hút khách đến tham quan thông qua việc tổ
chức triển lãm, đăng tin, bài, thực hiện video clip giới thiệu các chuyên đề, triển
khai ứng dụng công nghệ quản lý, truy xuất thông tin hiện vật nhanh, trực tiếp từ
hệ thống mã QR, không gian trưng bày một cách sinh động, gần gũi để tạo sự
tương tác duy trì sự kết nối với công chúng trên website và các mạng xã hội.
Trong dịp hè, các bảo tàng tích cực tổ chức các triển lãm và chương trình giáo
dục lịch sử cho học sinh, sinh viên thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân
và truyền thông.
Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng vừa tiếp nhận bộ sưu tập 145 tranh dân gian
do nhà nghiên cứu, sưu tầm hiến tặng. Đây là việc làm có ý nghĩa nhằm góp phần
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống quý báu có nguy cơ bị
mai một, đồng thời lan tỏa phong trào hiến tặng hiện vật cho bảo tàng của các
nhà sưu tầm tư nhân trên cả nước.
Các bảo tàng triển khai thực hiện chỉ đạo của HĐND thành phố tại Nghị
quyết số 68/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 quy định miễn phí tham quan
danh thắng Ngũ Hành Sơn và tham quan công trình văn hóa, bảo tàng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Trong 9 tháng đầu năm, Bảo tàng Điêu khắc Chăm ước
đón và phục vụ 29.500 lượt khách; Bảo tàng Đà Nẵng ước đón và phục vụ 43.000
lượt khách; Bảo tàng Mỹ thuật ước đón gần 25.000 lượt khách.
Bên cạnh đó, văn hóa thiếu nhi đang có những tín hiệu khởi sắc, khi cùng
với các nhà văn, nhà thơ tên tuổi còn xuất hiện những cây bút trẻ, thậm chí các
em thiếu nhi viết cho bạn đọc đồng trang lứa với mình.
5.2. Lĩnh vực Thể thao
42

Hoạt động thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức các giải trong chương trình
Đại hội TDTT kết hợp lồng ghép các hoạt động nhân các ngày Lễ kỷ niệm, Tết.
Các hoạt động đều diễn ra chu đáo, an toàn và thành công, đã góp phần tạo không
khí sôi nổi, đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu và rèn luyện sức khỏe của quần
chúng nhân dân, sau thời gian dài bị gián đoạn và ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Cùng với đó, các sự kiện lớn, thường niên của thành phố chính thức khởi tranh trở
lại sau hai năm gián đoạn đều được tổ chức tốt, trong đó Cuộc thi Marathon quốc
tế Đà Nẵng thu hút gần 5.000 người tham gia và Cuộc thi IRONMAN 70.3 Việt
Nam, SPRINT và IRONKID 2022 thu hút hơn 2.500 vận động viên tham gia ở các
nội dung; phối hợp tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu thu hút sự tham gia của nhiều đối
tượng, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực. Đoàn thể thao quần chúng và khuyết tật
Đà Nẵng tham gia các Giải thể thao toàn quốc đạt nhiều thành tích, xếp thứ hạng
cao. Tổ chức thành công Lễ Khai mạc, Bế mạc và trao thưởng và các môn trong
chương trình Đại hội kết quả xếp hạng toàn đoàn: Nhất - Quận Hải Châu; Nhì -
Quận Thanh Khê; Ba - Quận Sơn Trà. Xây dựng Đề án “Phát triển thể thao quần
chúng với việc nâng cao sức khỏe, cải thiện thể trạng người dân thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hoạt động thể dục thể thao thành tích cao: tiếp tục thực hiện Đề án phát
triển thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến
năm 2045, đồng thời theo dõi, cử trưởng đoàn các giải thể thao trong nước và cử
cán bộ đi kiểm tra các đội tập huấn trong nước năm 2022; đăng cai tổ chức giải của
Tổng cục TDTT, tổ chức thành công các giải quốc gia tại thành phố Đà Nẵng.
Tính đến 10/9/2022, đoàn thể thao Đà Nẵng tham gia thi đấu đạt tổng cộng
142 HCV, 126 HCB, 210 HCĐ; các giải trong nước đạt 118 HCV, 112 HCB, 200
HCĐ; các giải quốc tế và SEA Games 31 đạt 24 HCV, 14 HCB, 10 HCĐ, trong
đó SEA Games 31 đạt 14 HCV, 9 HCB, 8 HCĐ. Kết thúc SEA Games 31. Tặng
Bằng khen cho 23 vận động viên và 20 huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận
động viên đạt thành tích và tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng vào ngày
30/5/2022.
Ngoài ra, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho
các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn theo quy định; tổ
chức kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện chiến sĩ công an khỏe năm 2022.
6. Trật tự an toàn xã hội
Nhằm tăn cường quản lý trật tự an toàn xã hội, thành phố duy trì t ường
xuyên, liên tục việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn tron dịp 30/4, Lễ Quốc án n ày 02/9, các sự k ện ớn của
đất nước và t àn p ố. Nhìn chung, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã ội tr n
địa bàn t àn p ố cơ bản được ữ vữn , k ôn để xảy ra các vụ việc phức tạp,
tạo mô trường xã hội ổn định, bình yên. Số vụ cháy nổ giảm đán kể, số vụ tai
nạn ao t ôn tăn so với cùng kỳ năm trước.
6.1. Tình hình cháy, nổ
43

Thời gian qua, tình hình cháy, nổ, sự cố diễn biến phức tạp, khó lường, tần
suất ngày càng cao xảy ra trên phạm vi cả nước nói chung. Thành phố xác định
rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC, coi đây là một trong những
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, góp phần tạo môi trường an toàn,
lành mạnh. Thời gian qua, thành phố ban hành nhiều văn bản, chỉ thị sát với điều
kiện thực tế ở địa phương. Trong đó, chú trọng huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn dân vào các hoạt động PCCC. Đồng thời, thường xuyên tập huấn về nghiệp
vụ, hướng dẫn người đứng đầu cơ sở và lực lượng PCCC thực hiện tốt công tác
tự kiểm tra về an toàn như tổ chức các hoạt động PCCC.
Từ ngày 15/08/2022 đến ngày 14/09/2022, trên địa bàn thành phố đã xảy
ra 05 vụ cháy, không gây thiệt hại về người; tăng 01 vụ so với tháng trước và
giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Xét theo loại cháy: nhà đơn lẻ: 02 vụ;
phương tiện giao thông: 01 vụ; cháy loại hình khác: 02 vụ. Xét theo nguyên
nhân: 01 vụ do bất cẩn trong xử dụng nguồn nhiệt; 02 vụ do chập điện và đang
điều tra 02 vụ. Xét theo quận, huyện: quận Hải Châu: 01 vụ, quận Thanh Khê: 02
vụ, quận Sơn Trà: 01 vụ, quận Ngũ Hành Sơn: 01 vụ. Giá trị tài sản bị thiệt hại là
14,6 triệu đồng.
Trong quý III năm 2022, toàn thành phố xảy ra 16 vụ cháy nổ, không thiệt
hại về người, giá trị thiệt hại về tài sản là 16,3 triệu đồng. Về số vụ, quý III/2022
tăng 02 vụ so với quý II/2022 và giảm 02 vụ so với quý I/2022. So với quý
III/2021, toàn thành phố giảm 26 vụ cháy nổ, giá trị thiệt hại về tài sản cũng giảm
đáng kể.
Cộng dồn từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/09/2022, trên địa bàn thành phố
đã xảy ra 48 vụ cháy, giảm 51 vụ so với cùng kỳ năm 2021, không gây thiệt hại
về người, giá trị tài sản thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 127,2 triệu đồng, số vụ
giảm đáng kể nên tổng ước tính thiệt hại về tài sản cũng giảm nhiều so với cùng
kỳ năm 2021 (chưa kể những giá trị thiệt hại đang còn tiến hành thống kê).
Các tháng cuối năm 2022, tình hình mưa bão có nhiều diễn biến phức tạp,
để phòng ngừa cháy, nổ do thiết bị điện trong mùa mưa bão, hạn chế mức thấp
nhất thiệt hại gây ra, người dân cần nâng cao cẩn giác và thực hiện đúng các quy
định về phòng chống cháy nổ, tai nạn điện về mùa mưa bão.
6.2. Tai nạn giao thông
a) Tai nạn ao t ôn đường bộ
Từ ngày 15/08/2022 đến ngày 14/09/2022, toàn thành phố xảy ra 06 vụ tai
nạn, làm chết 04 người, bị thương 03 người. So với tháng 8/2022, giảm 06 vụ,
giảm 04 người chết, giảm 04 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2021, tăng 02
vụ, số người chết tăng 02 người, số người bị thương không tăng không giảm.
Trong quý III năm 2022, toàn thành phố xảy ra 29 vụ tai nạn, làm chết 19
người, bị thương 18 người. So với quý II năm 2022, quý III giảm trên cả 3 tiêu
chí, đó là: giảm 03 vụ tai nạn, giảm 03 người chết và giảm 04 người bị thương.
44

Điều này ngược lại khi so với quý I năm 2022, quý III năm 2022 tăng trên cả 3
tiêu chí: tăng 10 vụ tai nạn, tăng 05 người chết, tăng 05 người bị thương. So với
quý III năm 2021, toàn thành phố tăng 14 vụ tai nạn, tăng 12 người chết và tăng
05 người bị thương.
Cộng dồn từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/09/2022, trên địa bàn thành phố
đã xảy ra 80 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 55 người, bị thương 53
người. So với cùng kỳ năm 2021: tăng 34 vụ, tăng 27 người chết, số người bị
thương tăng 21 người.
Trong thời gian gần đây, một trong những nguyên nhân dẫn đến xảy ra các
vụ tai nạn giao thông là do lái xe sử dụng rượu, bia và vi phạm về tải trọng xe.
Để ngăn chặn hành vi này, các lực lượng chức năng của thành phố đang triển
khai đồng bộ, thường xuyên về xử lý vi phạm nồng độ cồn và tải trọng xe.
b) Tai nạn ao t ôn đường sắt và đường thủy: từ ngày 15/12/2021 đến
ngày 14/09/2022, toàn thành phố không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt và
đường thủy, không có biến động so với cùng kỳ năm 2021.
6.3. Trật tự xã hội
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản
được giữ vững, không xảy ra điểm nóng gây bức xúc dư luận xã hội. Để đảm bảo
an toàn dịp Lễ quốc khánh 02/9, các Ngày Lễ lớn, mùa du lịch năm 2022. Thành
phố tập trung lực lượng, phương tiện, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng
ngừa, tổ chức tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp
luật; tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao
thông, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, tình hình tội phạm công nghệ
cao tại Đà Nẵng có xu hướng phức tạp, tăng gia về số lượng vụ việc với các
phương thức lừa đảo tinh vi, xảo quyệt. Có những trường hợp người dân sập bẫy
lừa đảo với số tiền bị chiếm đoạt lớn. Trước thực trạng trên, lực lượng chức năng
thành phố chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm tội phạm sử
dụng công nghệ cao, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
7. Môi trường
Trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ việc
phức tạp liên quan đến lĩnh vực môi trường. Các cơ quan chức năng tăng cường
công tác theo dõi, bám sát tình hình, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường, an toàn thực phẩm.
Tháng 9/2022, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý vi phạm hành
chính 31 vụ vi phạm môi trường, 31 đối tượng với số tiền xử phạt là 751,4 triệu
đồng; không biến động về số vụ vi phạm so với tháng 8/2022 và tăng 30 vụ so
với tháng 9/2021. Xét theo loại hình vi phạm: vi phạm về xây dựng, môi trường,
đô thị đã phát hiện và xử lý 08 vụ, số tiền xử phạt là 193 triệu đồng; vi phạm về
an toàn thực phẩm phát hiện và xử lý 16 vụ, số tiền xử phạt là 103,5 triệu đồng;
vi phạm khác đã phát hiện và xử lý 07 vụ, số tiền xử phạt là 454,9 triệu đồng.
45

Lũy kế trong quý III năm 2022, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý
vi phạm hành chính 87 vụ, không biến động so với quý II/2022 và giảm 02 vụ so
với quý I năm 2022.
Cộng dồn 9 tháng năm 2022, lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã
kiểm tra, phát hiện và xử lý 263 vụ vi phạm, tổng số tiền phạt là 3.386,3 triệu
đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 32 vụ vi phạm, số tiền xử phạt cũng giảm
đáng kể 746,7 triệu đồng. Trong đó, vi phạm về an toàn thực phẩm 90 vụ với tổng
số tiền phạt là 865,9 triệu đồng; 69 vụ vi phạm về xây dựng, môi trường đô thị với
tổng tiền phạt là 887,2 triệu đồng và 104 vụ vi phạm khác liên quan đến các lĩnh
vực môi trường khác, như: y tế; khai thác tài nguyên, khoáng sản; sản xuất công
nghiệp... với tổng số tiền phạt là 1.633,2 triệu đồng.
Trong chương trình “Thành phố 4 an”, bên cạnh các nội dung bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn giao thông, an sinh xã hội, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
luôn được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu.
Trong tháng 9 năm 2022, tính đến thời điểm lập báo cáo trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Thành phố Đà Nẵng đã thành lập 3
đoàn thanh tra về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm
2022. Ngoài ra, kiểm tra liên ngành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn quản lý trong dịp Tết Trung thu năm 2022. Thành phố Đà Nẵng đã
thực hiện thanh tra, kiểm tra 222 cơ sở về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong đó có 219 cơ sở (chiểm 98,7% cơ sở được kiểm tra) đảm báo các tiêu chí
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, 03 cơ sở không đảm bảo các quy định
và đã bị phạt với số tiền 21,4 triệu đồng. Trong tháng, nhìn chung phần lớn các
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố đã chấp hành nghiêm các quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thành phố Đà Nẵng là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng trong các chuyến du
lịch của người dân cả nước nói chung, trong mùa cao điểm du lịch thì vấn đề bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm phục vụ du khách là điều hết sức cần lưu ý.
Thế nhưng, thi thoảng trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra tình trạng ngộ độc thực
phẩm, dù quy mô, hậu quả không lớn, nhưng vẫn được xem là cần báo động, điển
hình vụ ngộ độc thực phẩm đối với 26 du khách đến từ tỉnh Quảng Ninh ngày
2/8/2022. Vì vậy, nhằm siết chặt quản lý an toàn thực phẩm, hạn chế những vụ
ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, du khách, môi
trường du lịch, thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để các
chủ nhà hàng, cơ sở kinh doanh nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định,
đúng các quy trình bảo quản an toàn thực phẩm trong quá trình lưu giữ, chế biến
thực phẩm, nhất là trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay.
Trong 9 tháng năm 2022, thành phố hưởng ứng ngày Môi trường thế giới
(ngày 5/6), tháng hành động vì môi trường và tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam,
thành phố đã tổ chức các ngày hội sống xanh, hành động vì môi trường sạch và
phát động chiến dịch làm sạch môi trường biển năm 2022. Các hoạt động được
diễn ra đa dạng và phong phú, như: sáng kiến tái chế và giới thiệu về gian hàng
Sống xanh; tìm hiểu kiến thức môi trường; sáng kiến tái chế và trình diễn thời
46

trang – nét đẹp 3R; trình bày sáng kiến “Làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa…
Các ngày hội được hỗ trợ từ chương trình các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường
toàn cầu (GEE SGP) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Trong
các hoạt động bảo vệ môi trường và xây dựng thành phố môi trường, song song
với sự tham gia của địa phương còn có sự đóng góp rất nhiệt tình của người nước
ngoài đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bằng những hành động
nhỏ như thu gom rác thải nhựa, tái chế các sản phẩm từ vải thừa… các bạn trẻ trên
địa bàn Đà Nẵng đã chung tay để giảm thiểu tác động của rác thải gây ô nhiễm,
góp phần lan tỏa thông điệp sống xanh, bảo vệ môi trường. Nhiều cá nhân, tổ chức
cùng chung tay với thành phố trong công tác bảo vệ, trồng một số loài san hô thích
hợp và phục hồi các rạn san hô ở khu vực ven biển bán đảo Sơn Trà. Công tác này
cần đẩy mạnh trong thời gian tới để chống suy giảm san hô do nhiều tác động
khách quan và chủ quan.

Khái quát lại, với sự chủ động quyết liệt triển khai các nhiệm vụ đã đề ra
trong năm 2022, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đã phục hồi tích cực và có
xu hướng tăng trưởng qua từng quý, đạt nhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các
chỉ tiêu kinh tế đều tăng khá cao so với cùng kỳ, một số chỉ tiêu đã tăng so với
thời điểm trước khi có dịch (năm 2019). Tình hình sản xuất kinh doanh từng
bước được cải thiện rõ rệt, vốn đầu tư thực hiện khu vực ngoài nhà nước và khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng khả quan. Công tác phòng
chống dịch Covid-19, tiêm vắc xin, điều trị bệnh nhân tiếp tục được chú trọng.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm; nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa
được tổ chức. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của các tầng lớp nhân dân
và trật tự an toàn xã hội được ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội thành phố Đà
Nẵng trong 9 tháng qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế:
- Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cơ bản phục hồi nhưng không
đồng đều, một số ngành vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn do phụ thuộc nhiều
vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như thị trường xuất khẩu. (Chế biến gỗ,
sản xuất trang phục, dệt, sản xuất sắt thép...).
- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt mục tiêu. Một số dự án do
các khó khăn khách quan về thủ tục, mặt bằng đã đề xuất điều chỉnh giảm kế
hoạch vốn, tạm dừng giải ngân, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của
thành phố.
- Thu hút FDI giảm về vốn đăng ký so với cùng kỳ do nguồn quỹ đất lớn
khá hạn chế, dự án lớn chưa nhiều, chủ yếu thu hút vào Khu công nghệ cao, Khu
công nghệ thông tin, tuy nhiên hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa có nhiều giải pháp
tích cực để thu hút nhà đầu tư, các dự án tiềm năng vẫn đang thực hiện công tác
chuẩn bị về đấu giá, đấu thầu; bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
nên nguồn vốn của các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.
47

- Tình trạng mất cân đối về cơ cấu cung - cầu lao động chưa được khắc
phục, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng, thiếu lao động.
- Công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 chưa đạt kế hoạch đề ra; còn xảy
ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở một số cơ sở
khám chữa bệnh.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn vấn đề
phức tạp, khiếu kiện về đất đai kéo dài; nổi lên tình trạng vi phạm pháp luật trong
thanh thiếu niên và tội phạm công nghệ cao; tai nạn giao thông tăng cả 03 tiêu
chí: số vụ, số người chết và số người bị thương.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG BA THÁNG CUỐI NĂM 2022
Trước bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ngày càng hiện hữu khi rủi ro làm
giảm tăng trưởng gia tăng 8, những tác động lâu dài của dịch bệnh Covid-19, kinh
tế cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng dự báo sẽ tiềm ẩn nhiều khó
khăn. Đặc biệt đối với các ngành, các lĩnh vực kinh tế có độ mở lớn như: lĩnh vực
xuất, nhập khẩu hàng hóa, thu hút khách du lịch quốc tế... Để tháo gỡ những khó
khăn, hạn chế trên, thành phố cần tiếp tục có những giải pháp tập trung hỗ trợ, duy
trì và ổn định sản xuất kinh doanh trong 3 tháng cuối năm, cụ thể như sau:
- Tiếp tục tổ chức các sự kiện đặc sắc, mới lạ nhằm thu hút khách du lịch
quốc tế trong dịp cuối năm; khôi phục hoạt động du lịch trên cơ sở đảm bảo an
toàn cho du khách, người lao động và cộng đồng. Tiếp tục có những chính sách hỗ
trợ đơn vị du lịch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp cùng các đơn
vị đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có
trình độ làm việc lâu dài tại đơn vị.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ
sản phẩm trong nước sản xuất; triển khai các chương trình khuyến mại kích cầu
mua sắm cuối năm; tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất
khẩu. Rà soát Kế hoạch dự trữ hàng hóa, phòng chống thiên tai năm 2022, kế
hoạch tổ chức Chương trình bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán 2023. Cục
Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm soát thị
trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất
lượng, các hành vi đầu cơ, găm hàng... đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, mùa
mưa bão, dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động các phương tiện tàu
thuyền du lịch tham gia giao thông đường thủy nội địa, cầu cảng đảm bảo an toàn,
đặc biệt trong mùa mưa bão; đánh giá hiệu quả các tuyến xe buýt, tiếp tục triển
khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống xe buýt có trợ giá.
- Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp
về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN đảm

8
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2022
48

bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhất là các chính sách hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-199. Đẩy mạnh triển khai chương
trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh
nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính
phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ phục hồi sau dịch; đồng thời tăng cường
kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ lãi suất của các chi nhánh TCTD. Tích cực đẩy mạnh
các hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và phát triển các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.
- Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu
quả các chính sách hỗ trợ đã ban hành liên quan đến phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thực hiện
chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh, sản xuất sạch, tiết kiệm năng
lượng...; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất cá thể trong lĩnh
vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển đổi
số, phát triển sản xuất thông minh... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng
liên kết, hội nhập và phát triển; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi
sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và đời sống cho người lao động.
- Tăng cường phát triển sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
hữu cơ, sinh thái, sản phẩm chủ lực, đặc trưng gắn với Chương trình OCOP; thực
hiện chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Có giải
pháp tái cơ cấu đàn chăn nuôi, chú trọng khôi phục đàn lợn sau dịch bệnh. Tăng
cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Tiếp tục triển
khai các chính sách phát triển thủy sản.
- Về lĩnh vực đầu tư, tập trung đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa nhằm đảm
bảo tiến độ; có kế hoạch đền bù giải tỏa bàn giao mặt bằng phù hợp với tiến độ thi
công của nhà thầu. Đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thi công hoàn
thành, đưa vào sử dụng các công trình đúng kế hoạch. Phấn đấu giải ngân kế hoạch
vốn năm 2022 đạt 100% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thủ tục đầu tư
xây dựng các nhà máy xử lý rác sinh hoạt, tăng cường giải pháp đảm bảo duy trì
công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất
an ninh về môi trường. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và
xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả
tài sản các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường.
- Về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, duy trì các hoạt động
giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền
nhiễm khác theo quy định. Đảm bảo công tác thu dung, điều trị, chăm sóc người
bệnh tại cơ sở y tế và quản lý, theo dõi người bệnh điều trị tại nhà. Tiếp tục tổ chức
tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo quy định và đạt kế hoạch.

9
Thực hiện theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của NHNN VN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2022.
49

- Về giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp tục tăng cường tổ chức sàn
giao dịch việc làm hoạt động có hiệu quả, kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn
thành phố, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm online.
- Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, làm giảm các điều kiện phát sinh,
gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội; giảm thiểu số vụ phạm tội về trật tự xã hội. Thực
hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, phòng chống cháy,
nổ; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn khi tham gia giao thông./.

Nơi nhận:
- Vụ TK Tổng hợp và PBTTTK - TCTK; CỤC TRƯỞNG
- Vụ HTTKQG - TCTK (để b/c);
- Thành uỷ, HĐND, UBND TP (để b/c);
- Cục Thống kê 5 thành phố trực thuộc TW;
- Cục thống kê tỉnh Quảng Nam;
- Đơn vị trực thuộc Cục Thống kê;
- Một số Sở, ngành liên quan;
- Lãnh đạo Cục TK;
- Lưu: VT, TKTH. Trần Văn Vũ
PHẦN PHỤ LỤC SỐ LIỆU
2

01 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Giá hiện hành (Tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Sơ bộ 6 Ước tính Ước tính 9 6 tháng Quý III 9 tháng


tháng năm quý III năm tháng năm
2022 2022 2022

TỔNG SỐ 59.483 32.755 92.238 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.258 353 1.611 2,11 1,08 1,74

Công nghiệp và xây dựng 12.176 6.499 18.674 20,47 19,84 20,25

Trong đó: Công nghiệp 8.866 4.883 13.749 14,91 14,91 14,91

Dịch vụ 39.983 23.549 63.533 67,22 71,89 68,88

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6.066 2.354 8.420 10,20 7,19 9,13

02 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh


Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Giá so sánh 2010 (Tỷ đồng) Tốc độ phát triển so với cùng
kỳ (%)

Sơ bộ 6 Ước tính Ước tính 9 6 tháng Quý III 9 tháng


tháng năm quý III năm tháng năm
2022 2022 2022

TỔNG SỐ 35.041 19.284 54.325 7,26 39,15 16,76

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 652 184 837 2,02 7,13 3,10

Công nghiệp và xây dựng 6.954 3.623 10.577 2,10 20,84 7,83

Trong đó: Công nghiệp 5.013 2.701 7.714 2,25 24,56 9,09

Dịch vụ 23.778 14.075 37.852 9,99 48,35 21,69

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3.657 1.402 5.059 1,59 16,74 5,38
3

03 Sản xuất nông nghiệp tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2022
Thực hiện cùng Thực hiện kỳ Kỳ báo cáo so
kỳ năm trước báo cáo với cùng kỳ
năm trước
(%)
Diện tích gieo trồng cây hàng năm (Ha) 7.175,12 7.049,81 98,25
Lúa 4.778,80 4.693,32 98,21
Lúa đông xuân 2.539,80 2.526,02 99,46
Lúa mùa 2.239,00 2.167,30 96,80
Các loại cây khác 2.396,32 2.356,49 98,34
Ngô 92,78 89,28 96,23
Khoai lang 254,20 230,78 90,79
Sắn/Khoai mì 86,86 80,00 92,10
Lạc 371,76 349,00 93,88
Mè 138,65 154,00 111,07
Rau các loại 826,13 844,69 102,25
Đậu 120,34 114,04 94,76
Mía 376,00 355,00 94,41
Hoa 54,50 59,10 108,44
Cây lấy củ chất bột khác 14,50 14,00 96,55
Cây hàng năm khác 60,60 66,60 109,90
4

04 Sản phẩm chăn nuôi 9 tháng năm 2022


Thực 6 Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm trước (%)
tháng quý III 9 tháng
đầu năm năm năm 2022 6 tháng Quý III 9 tháng
2022 2022 đầu năm năm năm
2022 2022 2022

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn)


Thịt lợn 4.146 1.297 5.443 85,16 98,11 87,93
Thịt trâu 2.216 900 3.116 61,99 89,64 68,05
Thịt bò 40 18 59 102,64 96,89 100,76
Thịt gia cầm 649 188 837 96,93 150,08 105,29

Sản lượng sản phẩm chăn nuôi khác


Trứng gia cầm (nghìn quả) 13.184 1.943 15.127 137,91 53,34 114,57

05 Kết quả sản xuất lâm nghiệp 9 tháng năm 2022


Thực 6 Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm trước (%)
tháng quý III 9 tháng
đầu năm năm năm 6 tháng Quý III 9 tháng
2022 2022 2022 đầu năm năm năm
2022 2022 2022

Diện tích trồng rừng mới tập trung (Ha) 578,0 - 578,0 95,54 - 95,54

Sản lượng gỗ khai thác (Nghìn m3) 49,0 36,2 85,2 97,71 64,44 80,14

Sản lượng củi khai thác (Nghìn ster) 55,1 32,0 87,1 102,21 117,99 107,49

Diện tích rừng bị thiệt hại (Ha) - - - - - -


Cháy rừng (Ha) - - - - - -
Chặt, phá rừng (Ha) - - - - - -
5

06 Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022


Đơn vị tính: Tấn
Thực 6 Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm 2021 (%)
tháng đầu quý III năm 9 tháng
năm 2022 2022 năm 2022 6 tháng Quý III 9 tháng
đầu năm năm năm
2022 2022 2022

Tổng sản lượng thuỷ sản 19.716 10.469 30.185 103,23 111,22 105,87
Cá 16.620 8.825 25.445 103,53 111,54 106,17
Tôm 883 469 1.352 115,91 124,88 118,87
Thủy sản khác 2.214 1.175 3.389 96,95 104,45 99,42
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 789 259 1.048 104,37 187,84 117,26
Cá 695 229 924 100,63 181,12 113,07
Tôm 91 30 121 141,81 255,28 159,34
Thủy sản khác 3 1 4 255,75 452,38 286,57
Sản lượng thuỷ sản khai thác 18.927 10.210 29.137 103,19 110,08 105,50
Cá 15.929 8.592 24.521 103,61 110,53 105,93
Tôm 799 431 1.230 113,42 121,00 115,97
Thủy sản khác 2.199 1.186 3.385 97,17 103,66 99,35
6

07 Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 và 9 tháng năm 2022


Đơn vị tính: %
Tháng 8 năm Tháng 9 Tháng 9 9 tháng
2022 so với năm 2022 năm 2022 năm 2022
cùng kỳ năm so với so với cùng so với cùng
năm 2021 tháng trước kỳ năm kỳ năm
2021 2021
Toàn ngành công nghiệp 162,18 98,61 131,03 111,67
Khai khoáng 370,75 105,82 248,67 87,55
Khai khoáng khác 370,75 105,82 248,67 87,55
Công nghiệp chế biến , chế tạo 167,66 99,45 130,74 111,59
Sản xuất chế biến thực phẩm 125,36 97,21 105,98 110,39
Sản xuất đồ uống 162,30 100,58 181,46 116,59
Dệt 90,77 89,04 85,12 86,08
Sản xuất trang phục 154,10 104,26 117,93 103,78
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 317,40 100,43 147,93 142,12
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ
giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ 974,07 95,77 277,67 112,45
và vật liệu tết bện
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 133,20 113,03 143,74 96,63
In, sao chép bản ghi các loại 166,38 89,90 148,97 110,31
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 76,11 101,15 56,21 85,32
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 156,30 101,19 131,73 112,28
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 114,36 95,61 113,68 107,65
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 161,84 100,11 187,40 113,34
Sản xuất kim loại 182,25 110,50 123,70 100,51
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc,
thiết bị) 249,94 98,74 201,82 118,67
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm
quang học 270,07 101,53 99,20 110,59
Sản xuất thiết bị điện 154,84 101,44 110,61 95,70
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 438,14 167,68 200,92 114,34
Sản xuất xe có động cơ 129,20 94,53 149,43 110,61
Sản xuất phương tiện vận tải khác 93,49 105,82 18,72 83,37
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 76,99 100,22 98,95 77,94
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 273,87 95,88 130,15 132,99
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 196,63 102,83 153,11 163,92
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí 116,14 91,19 123,03 113,19
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải 156,51 94,01 136,04 118,74
Khai thác, xử lý và cung cấp nước 129,70 91,38 110,78 106,73
Thoát nước và xử lý nước thải 241,40 99,22 353,06 147,73
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế
phế liệu 247,87 98,50 195,96 147,69
7

08 Chỉ số sản xuất công nghiệp các quý năm 2022


Đơn vị tính: %
Thực hiện Thực hiện Ước tính
quý I năm quý II năm quý III
2022 so 2022 so năm 2022
với cùng với cùng so với
kỳ kỳ cùng kỳ

Toàn ngành công nghiệp 102,64 103,38 132,16


Khai khoáng 67,18 71,87 144,80
Khai khoáng khác 67,18 71,87 144,80
Công nghiệp chế biến , chế tạo 102,98 102,68 132,87
Sản xuất chế biến thực phẩm 102,24 117,67 109,71
Sản xuất đồ uống 85,64 110,95 178,63
Dệt 80,56 87,76 90,96
Sản xuất trang phục 104,11 92,29 117,92
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 118,44 133,17 189,28
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn,
ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 65,99 107,86 197,24
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 94,35 87,74 111,51
In, sao chép bản ghi các loại 101,16 103,82 130,98
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 82,84 97,55 71,17
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 95,73 115,54 123,25
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 110,33 105,35 107,82
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 104,33 105,36 134,60
Sản xuất kim loại 94,91 81,20 139,02
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 107,93 89,13 198,32
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 103,21 102,17 132,19
Sản xuất thiết bị điện 96,88 84,20 109,99
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 109,59 138,89 81,94
Sản xuất xe có động cơ 108,76 85,51 144,84
Sản xuất phương tiện vận tải khác 116,36 139,72 38,19
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 78,20 82,98 72,38
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 128,41 126,62 145,14
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 126,51 168,73 202,53
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí 104,15 114,09 120,49
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 103,67 111,40 141,60
Khai thác, xử lý và cung cấp nước 93,24 107,22 118,39
Thoát nước và xử lý nước thải 128,00 82,60 243,79
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 125,02 128,99 202,56
8

09 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 9 tháng năm 2022
Đơn vị tính Thực Ước tính Ước tính 9 Tháng 9
hiện tháng tháng năm 9/2022 tháng
tháng 9/2022 2022 so với năm
8/2022 cùng 2022
kỳ năm so với
2021 cùng
kỳ năm
2021

Đá xây dựng khác M3 130.778 141.597 703.741 69,31 71,12


Thịt cá đông lạnh Tấn 1.640 1.674 6.078 245,82 184,60
Tôm đông lạnh Tấn 1.826 1.847 9.076 126,88 119,86
Bia đóng chai 1000 lít 20.891 18.041 116.396 148,73 107,38
Nước ngọt (cocacola, 7 up, …) 1000 lít 5.550 5.500 32.150 104,96 92,12
Vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 2
85% trở lên 1000 m 316 351 1.976 44,37 58,64
Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần
dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt
kim hoặc đan móc Cái 181.556 176.279 936.733 59,21 51,50
Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần
dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn
không dệt kim hoặc đan móc 1000 cái 1.650 1.739 8.990 117,70 109,81
Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế
ngoài 1000 đôi 686 695 3.572 121,30 126,71
Vỏ bào, dăm gỗ Tấn 89.320 60.000 303.568 110,64 88,35
Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) 1000 chiếc 1.617 2.022 9.366 138,89 110,06
Hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn 1000 chiếc 1.780 1.955 10.532 88,81 84,92
Báo in (quy khổ 13cmx19cm) Triệu trang 102 104 596 81,25 89,62
Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) Triệu trang 88 83 478 159,42 108,62
Sơn và vec ni tan trong môi trường không
chứa nước Tấn 872 1.007 5.040 150,18 99,44
Keo được điều chế và các chất kết dính được
điều chế khác Tấn 558 552 3.371 49,69 62,87
Dược phẩm khác chưa phân vào đâu Kg 132.084 131.931 574.408 134,41 101,98
Cao dán, bông, băng, gạc và các sản phẩm
tương tự Kg 255.757 260.082 1.308.350 99,32 106,68
Lốp hơi mới bằng cao su, loại dùng cho xe
buýt, xe tải hoặc máy bay Cái 132.610 128.200 709.800 103,27 107,91
Clanhke xi măng Tấn 44.540 25.640 376.750 97,19 97,41
Xi măng Portland đen Tấn 63.410 87.298 696.404 180,17 99,70
Gạch và gạch khối xây dựng bằng xi măng,
bê tông hoặc đá nhân tạo 1000 viên 1.927 1.887 15.524 220,11 126,28
Bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) M3 48.498 45.111 437.099 252,00 135,29
Sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc
dạng thô khác Tấn 8.159 12.025 81.722 143,49 75,80
Thanh, que sắt hoặc thép không hợp kim,
được cán nóng Tấn 23.606 24.021 209.492 118,11 110,10
9

Đơn vị tính Thực Ước tính Ước tính 9 Tháng 9


hiện tháng tháng năm 9/2022 tháng
tháng 9/2022 2022 so với năm
8/2022 cùng 2022
kỳ năm so với
2021 cùng
kỳ năm
2021

Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại Tấn 1.106 916 8.491 93,70 86,55
Thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật
chống hoặc cột trụ chống hầm lò bằng sắt,
thép, nhôm Tấn 22.261 22.244 183.587 233,64 125,28
Bộ phận và các phụ tùng của máy tính 1000 Cái 270.947 280.926 2.565.989 87,86 105,27
Động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5
W 1000 chiếc 23.090 23.423 219.952 110,61 95,70
Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong Bộ 425.848 425.000 3.319.315 175,08 143,72
Các loại tàu khác Triệu đồng 4.732 5.008 68.087 18,72 83,37
Ghế khác có khung bằng gỗ Chiếc 2.219 2.258 44.213 67,77 75,42
Bàn bằng gỗ các lọai Chiếc 8.347 8.315 115.476 54,36 49,47
Thiết bị câu và bắt cá 1000 Chiếc 717.269 670.534 5.975.513 140,04 124,55
Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không
phải hình người 1000 con 20.052 20.184 180.457 115,08 152,03
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và
tàu vũ trụ Triệu đồng 21.338 21.942 196.820 153,11 163,92
Điện thương phẩm Triệu KWh 343 313 2.806 123,03 113,19
3 10.246 9.363 73.643 110,78 106,73
Nước uống được 1000 m
Dịch vụ xử lý nước thải bằng quy trình vật lý,
hoá học và sinh học Triệu đồng 3.419 3.393 18.301 353,06 147,73
Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể
tái chế Triệu đồng 27.877 27.458 217.750 195,96 147,69
10

10 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu phân theo quý
Đơn vị Thực Thực Ước tính So với cùng kỳ năm 2021
tính hiện quý I hiện quý quý III
năm 2022 II năm năm 2022 Quý I Quý II Quý III
2022 năm năm năm
2022 2022 2022

Đá xây dựng khác M3 308.519 381.064 446.931 67,18 71,87 144,80


Thịt cá đông lạnh Tấn 1.900 3.894 3.100 149,60 192,56 89,21
Tôm đông lạnh Tấn 3.399 5.550 5.395 98,10 135,15 160,58
Bia đóng chai 1000 lít 58.143 56.462 22.972 92,33 124,30 207,53
Nước ngọt (cocacola, 7 up, …) 1000 lít 15.550 16.650 26.280 81,93 104,59 175,07
Vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ 2
trọng bông từ 85% trở lên 1000 m 1.054 867 967 57,86 56,02 68,80
Bộ com-lê, quần áo đồng bộ,
áo jacket, quần dài, quần yếm,
quần soóc cho người lớn dệt
kim hoặc đan móc Cái 434 511 411 62,63 45,38 105,41
Bộ com-lê, quần áo đồng bộ,
áo jacket, quần dài, quần yếm,
quần soóc cho người lớn không
dệt kim hoặc đan móc 1000 cái 4.151 4.604 4.768 111,28 103,31 119,05
Giày, dép thể thao có mũ bằng
da và có đế ngoài 1000 đôi 1.661 1.887 1.842 118,44 133,17 189,28
Vỏ bào, dăm gỗ Tấn 95.374 214.699 177.481 65,99 107,86 197,24
Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy 1000
nhăn) chiếc 4.165 4.555 4.738 139,61 82,41 124,99
Hộp và thùng bằng giấy nhăn 1000
và bìa nhăn chiếc 5.017 5.776 4.918 88,30 85,94 97,64
Triệu
Báo in (quy khổ 13cmx19cm) trang 296 325 331 93,31 93,51 125,76
Sản phẩm in khác (quy khổ Triệu
13cmx19cm) trang 259 230 219 107,73 115,21 136,41
Sơn và vec ni tan trong môi
trường không chứa nước Tấn 2.080 2.692 1.131 84,66 103,09 68,98
Keo được điều chế và các chất
kết dính được điều chế khác Tấn 1.752 2.066 2.456 72,50 70,14 77,46
Dược phẩm khác chưa phân
vào đâu Kg 231.480 330.663 336.804 65,12 159,13 184,45
Cao dán, bông, băng, gạc và
các sản phẩm tương tự Kg 500.415 828.295 713.181 104,22 110,99 116,42
Lốp hơi mới bằng cao su, loại
dùng cho xe buýt, xe tải hoặc
máy bay Cái 323 384 376 110,33 105,35 107,82
Clanhke xi măng Tấn 112.564 145.931 118.255 102,12 96,96 93,82
Xi măng Portland đen Tấn 199.218 264.467 232.719 111,59 85,13 111,17
Gạch và gạch khối xây dựng
bằng xi măng, bê tông hoặc đá 1000 viên 3.960 5.991 5.573 87,02 170,50 131,79
11

Đơn vị Thực Thực Ước tính So với cùng kỳ năm 2021


tính hiện quý I hiện quý quý III
năm 2022 II năm năm 2022 Quý I Quý II Quý III
2022 năm năm năm
2022 2022 2022
nhân tạo
Bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) M3 118.415 169.270 149.413 105,76 119,51 215,04
Sắt, thép không hợp kim dạng
thỏi đúc hoặc dạng thô khác Tấn 29.773 27.231 24.717 84,19 63,02 84,56
Thanh, que sắt hoặc thép
không hợp kim, được cán nóng Tấn 62.494 70.096 76.903 99,03 87,95 162,01
Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim
loại Tấn 3.478 2.209 2.804 94,50 57,83 121,42
Thiết bị dùng cho dàn giáo, ván
khuôn, vật chống hoặc cột trụ
chống hầm lò bằng sắt, thép,
nhôm Tấn 61.306 55.367 66.914 114,95 90,37 209,49
Bộ phận và các phụ tùng của
máy tính 1000 Cái 849.172 953.908 762.909 103,12 98,59 118,00
Động cơ điện một chiều có 1000
công suất ≤ 37.5 W chiếc 77.483 72.966 69.504 96,88 84,20 109,99
Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động
cơ đốt trong Bộ 924.607 1.157.008 1.237.700 141,09 122,30 174,79
Triệu
Các loại tàu khác đồng 7.422 43.914 16.750 116,36 139,72 38,19
Ghế khác có khung bằng gỗ Chiếc 20.778 17.223 6.212 89,39 89,69 38,39
Bàn bằng gỗ các lọai Chiếc 38.636 49.781 27.058 53,12 56,42 37,34
1000
Thiết bị câu và bắt cá Chiếc 1.879.862 2.007.506 2.088.144 119,50 111,03 147,43
Đồ chơi hình con vật hoặc sinh
vật không phải hình người 1000 con 58.246 63.763 58.448 148,36 168,15 140,77
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng Triệu
máy bay và tàu vũ trụ đồng 52.394 74.239 70.188 126,51 168,73 202,53
Triệu
Điện thương phẩm KWh 807 967 1.031 104,15 114,09 120,49
3 19.958 25.551 28.133 93,24 107,22 118,39
Nước uống được 1000 m
Dịch vụ xử lý nước thải bằng
quy trình vật lý, hoá học và sinh Triệu
học đồng 4.641 3.946 9.714 128,00 82,60 243,79
Dịch vụ thu gom rác thải không Triệu
độc hại có thể tái chế đồng 68.495 67.369 81.885 125,02 128,99 202,56
12

11 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ĐVT: Triệu đồng

Thực hiện Ước tính Ước tính So với cùng kỳ năm 2021 (%)
quý II năm quý III năm 9 tháng
2022 2022 năm 2022 Quý II Quý III 9 tháng
năm năm năm
2022 2022 2022

TỔNG SỐ 10.191.369 10.707.790 28.640.764 112,18 173,98 124,72

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 1.367.293 1.721.562 3.791.749 66,58 123,78 76,78

Vốn trái phiếu Chính phủ - - - - - -

Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN 31.259 34.364 79.272 48,41 47,83 36,82

Vốn vay từ các nguồn khác


(của khu vực Nhà nước) 151621,28 163753,97 396173,24 183,96 251,32 98,76

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà


nước(Vốn tự có) 297.676 341.017 998.505 179,09 174,17 271,69

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 6.555.231 6.627.494 18.158.357 135,87 214,13 148,66

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.518.487 1.519.599 4.345.906 94,55 163,96 114,58

Vốn huy động khác 269.802 300.000 870.802 93,71 73,35 84,21
13

12 Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước


do địa phương quản lý
ĐVT: Triệu đồng; %

Thực hiện Ước tính Ước tính 9 9 tháng 9 tháng


tháng tháng tháng so với kế so với
8/2022 9/2022 2022 hoạch cùng kỳ

TỔNG SỐ 564.009 569.697 3.778.607 58,58 81,34

Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 543.109 553.074 3.692.252 58,68 84,13

Vốn cân đối ngân sách tỉnh 361.716 359.647 2.268.691 58,75 66,29

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 225.049 225.658 1.290.956 56,53 62,98

Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 3.418 5.000 12.053 2,27 5,43

Vốn nước ngoài (ODA) - - - - -

Xổ số kiến thiết - - - - -

Vốn khác 177.975 188.427 1.411.508 74,33 356,81

Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 20.900 16.623 86.355 54,61 33,66

Vốn cân đối ngân sách huyện 20.900 16.623 86.355 54,61 33,66

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 20.900 16.623 86.355 54,61 33,66

Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu - - - - -

Vốn khác - - - - -

Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã - - - - -

Vốn cân đối ngân sách xã - - - - -

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất - - - - -

Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu - - - - -

Vốn khác - - - - -
14

13 Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước


do địa phương quản lý phân theo quý
ĐVT: Triệu đồng; %

So với cùng kỳ năm trước


Thực hiện Thực hiện Ước tính (%)
quý I quý II quý III Quý I Quý II Quý III
năm 2022 năm 2022 năm 2022 năm năm năm
2022 2022 2022

TỔNG SỐ 702.894 1.359.919 1.715.794 51,8 69,5 128,8

Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 698.024 1.327.411 1.666.817 53,0 73,0 132,9

Vốn cân đối ngân sách tỉnh 429.637 744.549 1.094.505 54,7 47,6 101,9

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 249.573 390.127 651.257 131,7 35,9 84,0
Vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục
tiêu 2.000 1.635 8.418 2,5 1,6 21,8

Vốn nước ngoài (ODA) - - - - - -

Xổ số kiến thiết - - - - - -

Vốn khác 266.387 581.227 563.894 139,5 37595,5 1063,4

Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 4.870 32.508 48.977 12,5 23,4 62,6

Vốn cân đối ngân sách huyện 4.870 32.508 48.977 12,5 23,4 62,6

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất - 14.000 44.000 0,0 61,6 180,5

Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu - - - - - -

Vốn khác - - - - - -

Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã - - - - - -

Vốn cân đối ngân sách huyện - - - - - -

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất - - - - - -

Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu - - - - - -

Vốn khác - - - - - -
15

14 Doanh thu bán lẻ hàng hóa ĐVT: Triệu đồng; %

Tháng 9 tháng
Thực hiện Ước tính 9 9/2022 năm
Ước tính
tháng tháng năm so với 2022 so
tháng
8/2022 2022 cùng với cùng
9/2022
kỳ năm kỳ năm
2021 2021

Tổng số 5.745.805 5.952.363 48.943.399 150,33 119,09

Lương thực, thực phẩm 1.426.797 1.469.224 11.974.620 140,65 117,16

Hàng may mặc 332.952 344.079 2.850.206 141,79 140,69

Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 848.768 850.430 6.903.730 125,25 108,68

Vật phẩm văn hóa, giáo dục 227.783 234.961 1.567.318 217,88 153,57

Gỗ và vật liệu xây dựng 430.337 425.167 3.477.555 169,98 130,18

Ô tô các loại 457.410 549.807 5.231.977 161,62 122,62

Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) 445.631 456.758 3.694.574 189,62 109,33

Xăng, dầu các loại 426.967 444.257 3.623.730 181,57 136,14

Nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 31.573 30.350 216.764 249,74 137,15

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 143.885 139.251 1.215.755 245,09 162,05

Hàng hóa khác 899.040 933.963 7.533.470 138,99 108,40


Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và
xe có động cơ 74.663 74.118 653.701 107,83 102,06
16

15 Doanh thu bán lẻ hàng hóa phân theo quý năm 2022 ĐVT: Triệu đồng; %

So với cùng kỳ năm 2021


Thực hiện Thực hiện Ước tính (%)
quý I quý II quý III Quý I Quý I Quý III
năm 2022 năm 2022 năm 2022 năm năm năm
2022 2022 2022

Tổng số 14.773.344 16.829.631 17.340.424 102,31 109,93 152,81

Lương thực, thực phẩm 3.617.499 4.061.352 4.295.769 108,05 108,97 136,56

Hàng may mặc 817.140 1.016.601 1.016.466 127,73 133,23 163,13

Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 1.871.421 2.453.243 2.579.065 84,02 102,67 148,57

Vật phẩm văn hóa, giáo dục 356.531 520.456 690.330 95,37 144,40 241,15

Gỗ và vật liệu xây dựng 987.988 1.273.062 1.216.505 106,61 115,27 189,99

Ô tô các loại 1.987.512 1.666.212 1.578.254 116,95 111,97 146,23

Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) 1.170.493 1.251.214 1.272.868 84,16 104,75 160,33

Xăng, dầu các loại 1.031.350 1.249.132 1.343.249 116,55 113,95 197,33

Nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 49.450 73.935 93.379 81,21 131,17 228,87

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 336.913 451.105 427.738 114,55 168,92 226,23

Hàng hóa khác 2.334.367 2.588.394 2.610.708 98,19 98,34 134,55


Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và
xe có động cơ 212.682 224.924 216.094 97,81 97,33 112,59
17

16 Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác ĐVT: Triệu đồng; %

Tháng 9 9 tháng năm


Thực hiện Ước tính 9
Ước tính tháng năm 2022 2022 so với
tháng 8 năm tháng năm
9 năm 2022 so với cùng cùng kỳ năm
2022 2022
kỳ năm 2021 2021

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 1.969.257 1.835.049 13.643.613 527,60 171,70

Dịch vụ lưu trú 740.285 645.158 4.356.662 2.615,70 281,20

Dịch vụ ăn uống 1.228.971 1.189.890 9.286.951 368,20 145,20

Du lịch lữ hành 338637 292481 1529801 - 735,20

Dịch vụ tiêu dùng 2.786.765 2.712.503 17.158.603 453,76 241,39

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống; du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác
phân theo quý
Đơn vị tính: Triệu đồng; %

Thực hiện Thực hiện Ước tính So với cùng kỳ năm 2021 (%)
quý I năm quý II năm quý III năm
2022 2022 2022 Quý Quý Quý
I/2022 I/2022 III/2022

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 2.853.912 4.890.974 5.898.726 74,88 165,19 502,97

Dịch vụ lưu trú 665.274 1.520.252 2.171.135 69,89 302,49 2291,70

Dịch vụ ăn uống 2.188.638 3.370.722 3.727.591 76,55 137,12 345,78

Du lịch lữ hành 109.620 481.521 938.660 81,04 661,16 -

Dịch vụ tiêu dùng 3.349.751 5.757.523 8.051.329 111,97 211,12 579,51


18

18 Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ Đơn vị tính: %

Chỉ số giá tháng 9/2022 so với: Bình quân Bình quân


quý III 9 tháng
năm báo năm báo
Kỳ gốc Tháng 9 Tháng 12 Tháng 8 cáo so cáo so
2019 năm 2021 năm 2021 năm 2022 với cùng với cùng
kỳ năm kỳ năm
trước trước

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHUNG 111,24 107,24 107,63 100,77 105,46 103,08
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 118,01 103,73 105,41 100,00 104,57 102,91
Trong đó:

Lương thực 115,85 101,00 101,24 99,62 102,07 102,49


Thực phẩm 116,78 98,59 103,11 99,84 100,74 101,72
Ăn uống ngoài gia đình 119,51 109,35 108,24 100,21 108,74 104,14
Đồ uống và thuốc lá 111,67 108,46 106,66 100,04 108,57 106,60
May mặc, giày dép và mũ nón 110,05 106,05 105,00 100,27 105,76 103,58
Nhà ở và vật liệu xây dựng 107,88 116,17 118,63 101,15 107,03 99,02
Thiết bị và đồ dùng gia đình 109,66 106,94 105,96 100,20 106,59 104,00
Thuốc và dịch vụ y tế 103,21 101,24 101,15 100,13 101,11 100,64
Trong đó: Dịch vụ y tế 102,08 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Giao thông 110,49 107,04 102,37 97,15 111,63 117,66
Bưu chính viễn thông 96,74 98,28 98,50 100,41 100,62 97,65
Giáo dục 114,46 111,72 111,61 111,46 102,14 99,17
Trong đó: Dịch vụ giáo dục 114,60 112,17 112,17 112,17 101,94 98,74
Văn hoá, giải trí và du lịch 100,66 104,70 104,58 100,08 104,52 102,08
Hàng hóa và dịch vụ khác 109,51 105,32 104,82 100,58 104,79 102,55
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 132,53 100,04 98,80 97,80 101,74 102,17
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 101,52 103,32 102,93 100,49 102,35 100,45
19

19 Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải Đơn vị tính: Triệu đồng; %

Thực hiện Ước tính Ước tính 9 Tháng 9 Tháng 9 Cộng dồn
tháng 8 tháng 9 tháng năm năm 2022 năm 2022 9 tháng
năm 2022 năm 2022 2022 so với so với năm 2022
tháng cùng kỳ so với
trước năm 2021 cùng kỳ
năm 2021

TỔNG SỐ 1.982.500 1.969.317 17.141.395 99,34 154,76 131,22

Vận tải hành khách 584.727 581.262 5.247.535 99,41 603,18 206,37

Đường sắt 16.631 15.089 130.687 90,73 0,00 150,24

Đường biển - - - - - -
Đường thủy nội địa 1.903 1.664 8.879 87,44 0,00 210,38

Đường bộ 125.400 120.654 964.068 96,22 517,81 152,26

Hàng không 440.793 443.854 4.143.900 100,69 607,47 227,88


Vận tải hàng hóa 637.762 628.159 5.226.968 98,49 133,67 121,82

Đường sắt 3.566 3.080 51.743 86,36 39,03 61,41

Đường biển 5.593 5.315 58.969 95,04 124,25 127,01

Đường thủy nội địa - - - - - -

Đường bộ 628.603 619.763 5.116.255 98,59 135,39 122,99


Hàng không - - - - - -
Dịch vụ hỗ trợ vận tải 671.847 671.975 5.879.809 100,02 107,53 106,86
Dịch vụ bưu chính và chuyển phát 88.163 87.922 787.084 99,73 108,19 108,18
20

20 Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo quý Đơn vị tính: Triệu đồng; %

So với cùng kỳ năm 2021 (%)


Thực hiện Ước tính Ước tính
quý I năm quý II năm quý II năm Quý I Quý I Quý III
2022 2022 2022 năm năm năm
2022 2022 2021

TỔNG SỐ 5.411.938 5.759.279 5.970.178 114,68 131,91 150,07

Vận tải hành khách 1.724.904 1.757.047 1.765.585 142,41 202,13 381,87

Đường sắt 35.177 39.554 55.957 57,33 179,16 1.578,92


Đường biển - - - - - -

Đường thủy nội địa 326 2.731 5.822 14,56 137,76 -

Đường bộ 278.723 314.893 370.453 98,88 117,27 447,49


Hàng không 1.410.679 1.399.869 1.333.353 162,95 242,75 354,60

Vận tải hàng hóa 1.548.527 1.765.553 1.912.887 102,83 127,94 136,18

Đường sắt 20.840 16.378 14.525 48,50 89,74 63,04

Đường biển 19.623 20.657 18.689 113,58 130,23 140,64

Đường thủy nội địa - - - - - -

Đường bộ 1.508.064 1.728.517 1.879.673 104,31 128,43 137,37

Hàng không - - - - - -

Dịch vụ hỗ trợ vận tải 1.878.008 1.975.039 2.026.762 106,56 105,56 108,44

Dịch vụ bưu chính và chuyển phát 260.499 261.640 264.945 108,77 106,44 109,35
21

21 Vận tải hành khách và hàng hóa do địa phương quản lý tháng 9 năm 2022
Thực hiện Ước tính Ước tính 9 Tháng 9 Tháng 9 Cộng dồn
tháng 8 tháng 9 tháng năm năm năm 9 tháng
năm 2022 năm 2022 2022 2022 so 2022 so năm
với tháng với cùng 2022 so
trước kỳ năm với cùng
2021 kỳ năm
2021

HÀNH KHÁCH
Vận chuyển (Nghìn HK) 1.955 1.922 17.332 98,32 447,00 130,45
Đường biển - - - - - -

Đường thủy nội địa 14 12,21 60 87,42 - 200,79


Đường bộ 1.941 1.910 17.272 98,40 444,16 130,29
Luân chuyển (Nghìn lượt HK.km) 68.643 68.533 580.006 99,84 415,53 140,87
Đường biển
Đường thủy nội địa 76 67 357 87 - 198
Đường bộ 68.566 68.466 579.649 99,85 415,12 140,85
HÀNG HÓA
Vận chuyển (Nghìn tấn) 4.180 3.898 33.772 93,25 114,11 109,69
Đường biển 35 35 314 99,72 135,17 120,88
Đường thủy nội địa
Đường bộ 4.145 3.863 33.458 93,19 113,95 109,60
Luân chuyển (Nghìn tấn.km) 386.573 384.387 3.307.377 99,43 133,91 121,40
Đường biển 11.847 11.735 112.910 99,06 101,63 118,25
Đường thủy nội địa - - - - - -
Đường bộ 374.727 372.651 3.194.466 99,45 135,27 121,51
22

22 Vận tải hành khách và hàng hóa do địa phương quản lý phân theo quý

So với cùng kỳ năm trước


(%)
Thực hiện Thực hiện Ước tính
quý I năm quý II năm quý III năm Quý I Quý II Quý III
2022 2022 2022
năm năm năm
2022 2022 2022

HÀNH KHÁCH
Vận chuyển (Nghìn HK) 5.633 5.866 5.833 96,85 105,81 302,69

Đường biển - - - - - -

Đường thủy nội địa 1 17 42 7,68 115,79 -


Đường bộ 5.632 5.850 5.791 97,09 105,78 300,49

Luân chuyển (Nghìn lượt HK.km) 172.077 202.097 205.832 94,76 117,65 352,81

Đường biển - - - - - -

Đường thủy nội địa 10 114 233 10,81 131,00 -


Đường bộ 172.067 201.983 205.599 94,80 117,64 352,41
HÀNG HÓA

Vận chuyển (Nghìn tấn) 10.681 10.813 12.278 102,99 115,09 111,40

Đường biển 106 102 107 113,36 121,94 128,25

Đường thủy nội địa - - - - - -

Đường bộ 10.575 10.711 12.172 102,90 115,03 111,27


Luân chuyển (Nghìn tấn.km) 1.064.289 1.084.335 1.158.753 108,52 125,15 132,11

Đường biển 39.954 36.633 36.324 119,92 122,27 112,80

Đường thủy nội địa - - - - - -


Đường bộ 1.024.335 1.047.703 1.122.429 108,12 125,25 132,84
23

23 Trật tự, an toàn xã hội


Đơn vị tính Sơ bộ kỳ Cộng Kỳ báo Kỳ báo Cộng
báo dồn từ cáo cáo dồn từ
cáo10 đầu năm so với kỳ so với đầu năm
đến trước (%) cùng kỳ đến cuối
cuối kỳ năm kỳ báo
báo cáo trước (%) cáo so
với cùng
kỳ
năm
trước (%)

Tai nạn giao thông

Tổng số vụ tai nạn giao thông Vụ 6 80 50,00 150,00 173,91

Đường bộ " 6 80 50,00 150,00 173,91


Đường sắt " - - - - -
Đường thủy " - - - - -

Số người chết Người 4 55 50,00 200,00 196,43

Đường bộ " 4 55 50,00 200,00 196,43

Đường sắt " - - - - -

Đường thủy " - - - - -

Số người bị thương Người 3 53 42,86 100,00 165,63

Đường bộ " 3 53 42,86 100,00 165,63

Đường sắt " - - - - -

Đường thủy " - - - - -


Cháy, nổ

Số vụ cháy, nổ Vụ 5 48 125,00 55,56 48,48

Số người chết Người - - - - -

Số người bị thương " - - - - -

Tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính Triệu đồng 15 127 - 2,39 0,99

Nguồn số liệu: Công an thành phố Đà Nẵng

10
Số liệu kỳ báo cáo tính từ 15/08/2022 đến 14/09/2022
24

24 Trật tự, an toàn xã hội phân theo quý

Đơn vị tính Quý I/2022 Quý II/2022 Quý III/2022

Tai nạn giao thông


Tổng số vụ tai nạn giao thông Vụ 19 32 29

Đường bộ " 19 32 29
Đường sắt " - - -
Đường thủy " - - -
Số người chết Người 14 22 19

Đường bộ " 14 22 19
Đường sắt " - - -
Đường thủy " - - -

Số người bị thương Người 13 22 18

Đường bộ " 13 22 18
Đường sắt " - - -
Đường thủy " - - -
Cháy, nổ
Số vụ cháy, nổ Vụ 18 14 16
Số người chết Người - - -
Số người bị thương " - - -
Tổng giá trị tài sản thiệt hại Triệu đồng 24,80 86,05 16,32

Nguồn số liệu: Công an thành phố Đà Nẵng


25

25 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022
(Cập nhật đến ngày 20/9/2022, số liệu cùng kỳ tính đến ngày 20/9/2021)

Đơn vị tính: Triệu đồng; %


Số liệu kỳ Số liệu Kỳ Cơ Cơ
báo cáo cùng kỳ báo cấu kỳ cấu
năm trước cáo so báo cùng
với kỳ cáo kỳ
trước năm
trước

Tổng thu ngân sách NN trên địa bàn 18.064.776 14.517.530 124,43 100,00 100,00
Thu nội địa 14.058.751 11.303.358 124,38 77,82 77,86
Thu từ doanh nghiệp nhà nước 901.042 1.016.997 88,60 4,99 7,01
Thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 2.704.522 2.217.696 121,95 14,97 15,28
Thu từ khu vực công, thương nghiệp ngoài quốc doanh 3.103.748 2.630.977 117,97 17,18 18,12
Thuế thu nhập cá nhân 1.951.151 1.436.211 135,85 10,80 9,89
Thuế bảo vệ môi trường 912.248 1.195.476 76,31 5,05 8,23
Thu phí, lệ phí 950.284 721.316 131,74 5,26 4,97
Trong đó: Lệ phí trước bạ 724.409 516.286 140,31 4,01 3,56
Các khoản thu về nhà, đất 2.665.919 1.611.631 165,42 14,76 11,10
Thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả xổ số điện toán) 151.052 120.293 125,57 0,84 0,83
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 11.185 8.367 133,68 0,06 0,06
Thu khác ngân sách 629.823 275.298 228,78 3,49 1,90
Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác 712 491 145,15 - -
Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế,
chênh lệch thu, chi của ngân hàng nhà nước 77.065 68.604 112,33 0,43 0,47
Thu về dầu thô - - - - -
Thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu 3.789.292 2.992.695 126,62 20,98 20,61
Thu viện trợ 8.449 8.534,07 99,00 0,05 0,06
Thu khác 208.284 212.942 97,81 1,15 1,47

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng


26

26 Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2022
(Cập nhật đến ngày 20/9/2022, số liệu cùng kỳ tính đến ngày 20/9/2021)

Đơn vị tính: Triệu đồng; %


Số liệu kỳ Số liệu Kỳ báo Cơ cấu Cơ cấu
báo cáo cùng kỳ cáo so kỳ báo cùng kỳ
năm trước với kỳ cáo năm
trước trước

Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn 17.718.517 20.708.837 85,56 100,00 100,00
Chi đầu tư phát triển 6.137.833 9.156.300 67,03 34,64 44,21
Chi trả nợ lãi 44 1.560 2,83 - 0,01
Chi thường xuyên 11.578.791 11.544.617 100,30 65,35 55,75
Chi quốc phòng 3.902.544 3.954.277 98,69 22,03 19,09
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội 838.660 811.012 103,41 4,73 3,92
Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề 1.613.679 1.667.758 96,76 9,11 8,05
Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 547.979 563.315 97,28 3,09 2,72
Chi khoa học, công nghệ 68.182 56.695 120,26 0,38 0,27
Chi văn hóa, thông tin 109.215 108.364 100,79 0,62 0,52
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn 35.699 38.630 92,41 0,20 0,19
Chi thể dục, thể thao 164.624 147.041 111,96 0,93 0,71
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 188.305 157.062 119,89 1,06 0,76
Chi sự nghiệp kinh tế 1.306.190 1.181.366 110,57 7,37 5,70
Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 1.328.143 1.528.592 86,89 7,50 7,38
Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 1.116.656 943.577 118,34 6,30 4,56
Chi trợ giá mặt hàng chính sách - - - - -
Chi khác 358.913 386.929 92,76 2,03 1,87
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.820 1.820 100,00 0,01 0,01
Chi dự phòng ngân sách - - - - -
Các nhiệm vụ chi khác 29 4.541 - - 0,02

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng


27

27 Hoạt động ngân hàng các quý năm 2022


Đơn vị tính: Tỷ đồng; %
So với cùng kỳ (%)
Thực Thực Thực
hiện quý hiện quý hiện quý Quý Quý Quý
I/2022 I/2022 I/2022 I/2022 I/2022 III/2022
Tổng nguồn huy động 161.635 167.495 168.000 112,39 111,87 111,97
Phân theo loại tiền

Đồng Việt Nam 157.061 162.335 162.700 112,81 112,04 111,96


Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 4.573 5.160 5.300 99,65 106,75 112,29
Phân theo các hình thức huy động

Tiền gửi tiết kiệm 99.399 104.128 105.000 105,51 107,11 110,30
Tiền gửi thanh toán 62.236 63.367 63.000 125,47 120,67 114,86
Tổng dư nợ cho vay 202.314 208.217 207.500 109,28 108,88 108,23
Phân theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn 80.901 85.634 85.500 123,81 122,75 121,93


Dư nợ trung và dài hạn 121.412 122.583 122.000 101,35 100,92 100,34
Phân theo loại tiền

Dư nợ bằng VNĐ 196.148 201.970 201.700 108,90 109,07 108,53


Dư nợ bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 6.166 6.248 5.800 122,66 103,05 98,92

Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng

Xuất, nhập khẩu hàng hóa


Đơn vị tính: 1000 USD; %
So sánh
Thực
Ước tính Ước tính Tháng Tháng 9 tháng
hiện
tháng 9 tháng 9/2022 9/2022 2022 so
tháng
9/2022 năm 2022 so với so với với
8/2022
tháng cùng kỳ cùng kỳ
8/2022 2021 2021

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 342.031 343.000 2.743.266 100,28 141,78 121,58

Trong đó:
Xuất khẩu 201.057 202.000 1.629.299 100,47 144,97 127,31
Nhập khẩu 140.974 141.000 1.113.967 100,02 137,46 114,08
Xuất siêu 60.083 61.000 515.332 101,53 165,91 169,89

Nguồn số liệu: Báo cáo Thống kê Xuất, nhập khẩu chia theo tỉnh, thành phố của Tổng cục Hải quan
28

29 Một số chỉ tiêu về khách lưu trú và lữ hành


ĐVT
Ước
Tháng 9 tháng
Thực tính
Ước tính 9/2022 năm 2022
hiện Ước tính 9 tháng 9
tháng 9 so với so với
tháng 8 tháng năm so với
năm cùng kỳ cùng kỳ
năm 2022 tháng
2022 năm năm 2021
2022 trước
2021 (%) (%)
(%)

1. Dịch vụ lưu trú


Lượt khách phục vụ Lượt khách 479.981 420.072 2.770.856 87,52 2.692,77 260,79
Khách quốc tế " 80.711 75.683 301.340 93,77 4.135,67 326,21
Khách trong nước " 399.270 344.389 2.469.516 86,25 2.501,01 254,56
Khách ngủ qua đêm " 423.626 369.183 2.377.252 87,15 2.366,56 253,09
Khách quốc tế " 80.711 75.683 301.340 93,77 4.135,67 326,21
Khách trong nước " 342.915 293.501 2.075.912 85,59 2.131,45 245,11
Khách nghỉ trong ngày " 56.355 50.889 393.604 90,30 - 319,47
Khách quốc tế "
Khách trong nước " 56.355 50.889 393.604 90,30 - 319,47
Ngày khách phục vụ (chỉ tính
cho khách ngủ qua đêm) Ngày khách 867.430 766.758 5.613.158 88,39 1.065,15 246,04
Khách quốc tế " 169.677 160.481 645.279 94,58 2.620,52 280,74
Khách trong nước " 697.753 606.278 4.967.880 86,89 920,53 242,15
Ngày
Số ngày lưu trú bình quân11 /lượt 2,05 2,08 2,36 101,43 45,01 97,21
Khách quốc tế " 2,10 2,12 2,14 100,86 63,36 86,06
Khách trong nước " 2,03 2,07 2,39 101,52 43,19 98,79
2. Dịch vụ lữ hành
Lượt khách du lịch theo tour Lượt khách 87.976 79.399 399.537 90,25 - 431,97
Khách quốc tế " 13.401 12.393 39.075 92,48 - 3.005,77
Khách trong nước " 70.042 62.204 340.143 88,81 - 373,00
Khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài " 4.534 4.802 20.319 105,91 - -
Ngày khách du lịch theo tour Ngày khách 195.653 177.802 867.234 90,88 - 314,44
Khách quốc tế " 41.328 37.266 117.188 90,17 - 3.353,03
Khách trong nước " 139.695 124.985 672.981 89,47 - 247,14
Khách Việt Nam đi du lịch
nước ngoài " 14.630 15.552 77.065 106,30 - -

11
Chỉ tính cho khách ngủ qua đêm
29

30 Một số chỉ tiêu về lao động và việc làm


Sơ bộ So với cùng kỳ
Quý Quý
Đơn vị tính quý
I/2022 II/2022
III/2022 Quý I Quý II Quý III
Lực lượng lao động từ 15 tuổi
Người 621.515 639.656 650.877 104,10 106,20 118,22
trở lên
Phân theo khu vực
Thành thị " 528.850 555.962 566.719 103,83 115,22 123,60
Nông thôn " 92.665 83.694 84.158 105,68 69,86 91,45
Phân theo giới tính
Nam " 323.649 333.442 341.278 107,18 109,92 120,45
Nữ " 297.866 306.213 309.600 100,95 102,42 115,86
Lao động 15 tuổi trở lên đang
593.717 627.933 641.459 108,66 110,98 127,27
làm việc trong nền kinh tế
Phân theo khu vực
Thành thị " 508.786 544.239 558.778 109,70 120,22 135,01
Nông thôn " 84.931 83.694 82.680 102,82 74,00 91,73
Phân theo giới tính "
Nam " 307.384 328.625 336.495 111,97 115,30 131,35
Nữ " 286.333 299.308 304.964 105,32 106,60 123,05
Nghìn
Thu nhập của người lao động đồng/ngườI 7.035 7.320 7.624 97,99 107,17 130,24
làm công hưởng lương /tháng
Phân theo khu vực
Thành thị " 7.081 7.363 7.729 96,31 105,40 129,36
Nông thôn " 6.763 7.066 6.951 107,83 114,19 132,09
Phân theo giới tính "
Nam " 7.742 7.918 8.259 99,68 107,18 132,76
Nữ " 6.131 6.522 6.798 94,09 104,83 125,79
Tỷ lệ lực lượng lao động đã
43,79 48,70 49,30 x x x
qua đào tạo
Phân theo khu vực
Thành thị % 45,64 51,23 52,71 x x x
Nông thôn " 33,21 31,88 26,34 x x x
Phân theo giới tính x x x
Nam " 49,33 54,42 53,26 x x x
Nữ " 37,77 42,47 44,94 x x x
Tỷ lệ lao động phi chính thức
(bao gồm cả lao động trong 52,93 52,77 51,59 x x x
hộ nông nghiệp) "
Phân theo khu vực
Thành thị "
Nông thôn " 51,78 52,23 51,35 x x x
Phân theo giới tính 59,85 56,27 53,19 x x x
Nam "
Nữ " 52,41 54,04 55,91 x x x

You might also like