You are on page 1of 21

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2022

Trong tháng 8/2022 tình hình sản xuất kinh doanh nhiều mặt ổn định và phát triển;
các hoạt động kinh tế đều tăng, một số hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tăng nhẹ
so tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Thời tiết trong tháng 8 năm nay
hết sức thuận lợi cho việc xuống giống các loại cây trồng hàng năm; toàn tỉnh có mưa
vừa, mưa to rải rác tại các địa phương nên tình trạng khô hạn trên cây trồng, nhất là cây
lúa đã được khắc phục, đảm bảo nguồn nước. Giá cả phân bón và vật liệu xây dựng vẫn
ở mức cao, nhưng giá nông sản lại không tăng nhiều, nên đời sống của bà con và tình
hình sản xuất cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giá xăng dầu giảm mạnh nhưng nhiều mặt
hàng thiết yếu vẫn chưa giảm hoặc giảm ít.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức, góp phần quảng bá
du lịch Phú Yên và phục vụ du khách. Hoạt động vận tải phát triển ổn định, hiện nay
giá xăng, dầu giảm nhưng giá cước vận tải đường bộ giảm chậm, nhiều đơn vị vận tải
chưa giảm giá cước; vận tải hàng không tăng do nhu cầu đi lại của Nhân dân tăng.
Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao so cùng kỳ năm trước; Ngành Y tế
tiếp tục chỉ đạo các biện pháp điều tra côn trùng, tổng vệ sinh diệt bọ gậy, xử lý hoá
chất phòng chống dịch bệnh ở các vùng trọng điểm, không để phát triển thành dịch.
Dự ước tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tháng 8/2022 như sau:
1. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
1.1. Nông nghiệp
- Lúa vụ hè thu: Đã xuống giống gieo sạ diện tích 24.92,9 ha, tăng 1,6% so với
cùng kỳ năm trước, cơ cấu giống lúa gieo sạ chủ yếu ĐV108, ML213, PY2... Đã thu
hoạch được 375 ha: TX Sông Cầu 230 ha, Đông Hòa 90 ha, huyện Đồng Xuân 50
ha, Tuy An 5 ha. Trà chính vụ giai đoạn trổ - chín sữa.

- Lúa vụ mùa: Cùng với việc chăm sóc lúa vụ hè thu, bà con ở các địa phương có
lúa rẫy đã chuẩn bị xong khâu làm đất và gieo sạ được 765 ha: TX Sông Cầu 650 ha,
huyện Đồng Xuân 60 ha, Tuy An 55 ha. Lúa đang giai đoạn sinh trưởng mạ - đẻ nhánh.
- Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Tính từ đầu năm đến ngày 15/8/2022
đã gieo trồng được: Ngô 3.050 ha, giảm 1,7%; mía 15.930 ha, tăng 4,7%; rau các
2

loại 6.030 ha, giảm 2%; đậu các loại 1.930 ha, tăng 0,5%. Nhờ ảnh hưởng của các
vùng áp thấp trên biển Đông, toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to rải rác tại các địa phương
nên tình trạng khô hạn trên cây trồng, nhất là cây lúa đã được khắc phục, đảm bảo
nguồn nước.

- Về tình hình sâu bệnh hại cây trồng: (tại thời điểm ngày 10/8/2022)
+ Trên cây lúa: Chuột cắn phá 4,9 ha, bệnh thối thân gây hại 8,3 ha, bệnh khô
vằn gây hại 64 ha, sâu đục thân gây hại 13 ha, bọ xít đen gây hại 3,5 ha, bệnh đen
lép hạt gây hại 3 ha. Ngoài ra, một số đối tượng sinh vật gây hại phổ biến như sâu
cuốn lá nhỏ, sâu keo, rầy nâu.... gây hại rải rác tại một số địa phương.
+ Trên cây rau cải: Bệnh héo xanh gây hại 1,2 ha. Ngoài ra, còn có sâu tơ, sâu
xanh bướm trắng gây hại rải rác ở các địa phương.
+ Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại 3,3 ha ở giai đoạn sinh trưởng 3 đến
7 lá - trổ cờ tại các huyện trong tỉnh.
+ Trên cây sắn: Nhện đỏ gây hại 150 ha; bệnh rệp sáp bột hồng gây hại 05 ha và
bệnh khảm lá gây hại 14.510 ha tỷ lệ bệnh 5-100% (huyện Sông Hinh 5.700 ha, Đồng
Xuân 4.200 ha, Sơn Hòa 3.010 ha, Tây hòa 1.400 ha, Phú hòa 100 ha, Tuy An 100 ha).
+ Trên cây mía: Bệnh sâu đục thân nhiễm nhẹ gây hại 127 ha, xén tóc đục gốc
gây hại 05 ha tại huyện Sơn Hòa. Ngoài ra còn có bệnh than, bệnh thối đỏ thân…
phát sinh, gây hại rải rác với mật độ và tỷ lệ bệnh thấp ở giai đoạn cây vươn lóng tại
huyện Sông Hinh, Sơn Hòa.
Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được sự
quan tâm với những chính sách của Nhà nước về phát triển chăn nuôi. Công tác
phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tỉnh chỉ đạo tích cực, công tác thú y
luôn được các cấp, các ngành quan tâm, ý thức phòng chống dịch bệnh của các hộ
chăn nuôi thường xuyên được coi trọng như: Vệ sinh chuồng trại, kiểm dịch, kiểm
soát vận chuyển và giết mổ, công tác tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin được triển
khai đồng bộ ở các địa phương nên cơ bản đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định
theo hướng đẩy mạnh chất lượng sản phẩm. Ước tính đến thời điểm 15/8/2022 đàn
trâu giảm 1,2%, đàn bò giảm 0,4%, đàn lợn tăng 5,3% và đàn gia cầm tăng 3,7% so
với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt bò hơi đạt gần 11,4 ngàn tấn, tăng 1,5%; sản
lượng thịt lợn hơi gần 13,4 ngàn tấn, tăng 5,2%; sản lượng thịt gia cầm đạt 11,6 ngàn
3

tấn, tăng 7%; trong đó, sản lượng thịt gà hơn 9,6 ngàn tấn, tăng 6,9%, sản lượng
trứng gia cầm hơn 121,6 triệu quả, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Tình hình dịch bệnh, trong tháng không xảy ra các bệnh nguy hiểm như cúm
gia cầm, viêm da nổi cục trâu bò, lở mồm long móng (LMLM).
- Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc gia cầm đợt I năm 2022, kết quả như
sau: Tiêm vắc xin bệnh LMLM trâu, bò, đã tiêm 105.420 con, đạt tỷ lệ 87% tổng đàn
thuộc diện tiêm, hiện các địa phương đã kết thúc tiêm đợt 1. Tiêm vắc xin bệnh viêm
da nổi cục trâu bò được 47.062 con, Trong đó: Nhà nước hỗ trợ tiêm 45.417 con, dân
mua tiêm 1.645 con. Tiêm vắc xin bệnh tụ huyết trùng trâu, bò được 22.700 con. Tiêm
vắc xin bệnh dại chó được 14.115 con/30.034 tổng đàn, đạt tỷ lệ 47%. Tiêm vắc xin
bệnh cúm gia cầm được 428.650 con, trong đó: Nhà nước hỗ trợ 2 địa phương có nguy
cơ cao (Đông Hòa, Phú Hòa) 360.050 con; vắc xin người dân tự mua 68.600 con.
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng, các Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ và hộ dân khai thác rừng
trồng tập trung với sản lượng gỗ ước tính khai thác được 67 ngàn m3, tăng 1,2%; củi
khai thác 20,1 ngàn ster, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng,
sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 210,3 ngàn m3, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm
trước, tăng do diện tích rừng trồng đến thời gian cho thu hoạch sản phẩm (trong đó gỗ
nguyên liệu giấy chiếm 85,8%); sản lượng củi khai thác 54,7 ngàn ster, tăng 1,3%.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân tham gia bảo
vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); tăng cường tuần tra, kiểm tra các vùng
trọng điểm dễ cháy rừng; giám sát chặt chẽ các đối tượng thường ra vào rừng trong
thời điểm khô hanh, khả năng cháy rừng cao. Kiểm tra rà soát các vùng trọng điểm
4

phá rừng, khai thác và các địa điểm tập kết, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện 222 vụ, trong đó: 97 vụ phá rừng trái
pháp luật với diện tích thiệt hại 26,88 ha (gồm: 7,32 ha rừng sản xuất, 3,04 ha rừng
đặc dụng, 2,67 ha rừng phòng hộ và 13,85 ha cây trồng chưa thành rừng), 15 vụ khai
thác rừng trái pháp luật, 04 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ
rừng; 01 vụ vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp
pháp; 36 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật; 67 vụ tàng trữ, mua bán, chế biến
lâm sản trái pháp luật và 02 vụ vi phạm quy định về quản lý chế biến lâm sản. Xử lý
vi phạm 118 vụ; trong đó: 23 vụ chuyển cơ quan CSĐT hình sự, 95 vụ vi phạm hành
chính; lâm sản tịch thu gồm: 46,2 m3 gỗ thông thường các loại; 2,3 m3 gỗ nguy cấp
quý hiếm nhóm IIA các loại; tiền nộp ngân sách Nhà nước 720,4 triệu đồng (tiền
bán tang vật phương tiện tịch thu 487,4 triệu đồng; tiền nộp phạt 233 triệu đồng).
1.3. Thuỷ sản
- Trong tháng, diện tích thả nuôi thủy sản các loại ước tính 162 ha, bằng 64,4%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích nuôi tôm 112 ha, bằng 57,7%; cá các
loại 50 ha, bằng 87%. Lũy kế 8 tháng diện tích thả nuôi ước tính 2.651 ha, tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá 276 ha, tăng 1,7%; diện tích
nuôi tôm 2.135 ha, tăng 2,3% (tôm sú 260 ha, bằng 100%; tôm thẻ chân trắng 1.875
ha, tăng 2,6%); thủy sản khác 240 ha, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất giống tôm Post 15 trong tháng sản xuất khoảng 27 triệu con, tăng
35%, lũy kế 8 tháng sản xuất 589 triệu con, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
- Tình hình dịch bệnh trên nuôi trồng thủy sản: Có 101 ha tôm thẻ chân trắng
bị nhiễm bệnh thời gian nuôi khoảng 20 đến 42 ngày; trong đó: 95,1 ha bị hoại tử
gan tụy cấp (huyện Tuy An 6,5 ha; TX Đông Hòa 88,3 ha, Sông Cầu 0,3 ha); 5,9 ha
bị bệnh đốm trắng (TX Sông Cầu 0,4 ha, huyện Tuy An 5,5 ha).
Ngày 10/8/2022, tại khu vực Đám Đàn, thuộc vùng nuôi khu phố Phước Lý,
phường Xuân Yên, hiện tượng tôm hùm và cá biển nuôi chết đột ngột với số lượng
ước tính khoảng 30.740 con tôm hùm các loại/200 lồng nuôi và 1.220 con cá các
loại/185 lồng nuôi (chủ yếu là cá mú và cá chẽm), tôm, cá chết với các loại kích cỡ
khác nhau. Qua công tác kiểm tra thực tế của cơ quan chuyên môn diễn biến tình
hình tôm, cá chết xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, đột ngột; không có các dấu
hiệu bệnh lý là do trong những ngày qua cơn bão số 2 xuất hiện làm xáo trộn tầng
5

đáy cộng thêm trầm tích hữu cơ tích tụ lâu năm do chất thải của hoạt động nuôi trồng
nên các loại khí độc ở tầng đáy thoát ra, tảo độc phát triển từ đó gây cho tôm, cá bị
chết đột ngột vì thiếu oxy, ngạt khí độc.
- Trong tháng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước tính 7.337 tấn,
giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá 4.958 tấn, giảm 4,5%; tôm 2.049
tấn, tăng 5,7%; thủy sản khác 330 tấn, giảm 13,8%. Chia ra: Sản lượng thuỷ sản khai
thác 5.057 tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng cá ngừ đại
dương khai thác được 150 tấn, giảm 2,6%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 2.280 tấn,
tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá 123 tấn, tăng 0,8%; tôm 2.012
tấn, tăng 5,8% (tôm sú 27 tấn, giảm 10%; tôm thẻ 1.760 tấn, tăng 6,7%; tôm hùm
225 tấn, tăng 1,8%); thủy sản nuôi trồng khác 145 tấn, bằng 100%.

Tính chung 8 tháng, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước tính 65.095
tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 48.747 tấn, tăng
0,5%; tôm 10.564 tấn, tăng 16,7%; thủy sản các loại 5.784 tấn, tăng 17,5%. Trong
tổng sản lượng cá các loại khai thác biển, cá ngừ đại dương 2.796 tấn, chiếm gần
5,9% và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
2. Sản xuất công nghiệp
Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn của ngành công nghiệp và các dự án đang
đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy các dự án đang triển khai
sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động góp phần tăng trưởng và phát triển ngành công
nghiệp tỉnh.
Chỉ số sản xuất công nghiệp dự tính tháng 8/2022 tăng 17,3% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,5%; ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 24,7%1; ngành sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 8%;
cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 10,5%. Lũy kế 8 tháng năm 2022 chỉ
số sản xuất công nghiệp tăng 10,2%, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng
8,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2%; ngành sản xuất, phân phối
1
Trong tháng 8/2022, ngành cấp II của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất
tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 60,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
tăng 50,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,4%; sản xuất trang phục tăng 23,2%; chế
biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 18,2%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,7%; sản
xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 10,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 9,3%; sản
xuất chế biến thực phẩm tăng 8,3%.
6

điện, hơi nước tăng 12,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 8,8% so
với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp từng bước tháo
gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất phục vụ các đơn đặt
hàng đã ký kết với đối tác, một số sản phẩm sản xuất tăng: Quần áo các loại 1.311
ngàn sản phẩm, tăng 35,6%; bia các loại 4.104 ngàn lít, tăng 34,2%; thuốc viên các
loại 210 triệu viên, tăng 28%; linh kiện điện tử các loại 64 triệu sản phẩm, tăng 28%;
hải sản các loại 1.109 tấn, tăng 17,7%; xi măng các loại 6.500 tấn, tăng 17,3%; nước
uống được 1.250 ngàn m3, tăng 16,6%; phân bón các loại 4.021 tấn, tăng 16,3%;
nước đá các loại 57.375 tấn, tăng 15,1%; điện thương phẩm 86.078 ngàn kwh, tăng
14,5%; nước mắm các loại 1.775 ngàn lít, tăng 12%; đá xây dựng các loại 60.214
m3, tăng 12%; ván lạng gỗ các loại 450 tấn, tăng 11,9%; dăm gỗ các loại 10.045 tấn,
tăng 8,2%; mây tre lá các loại 38 ngàn sản phẩm, tăng 8,6%; nhân hạt điều các loại
1.502 tấn, tăng 7,7%; điện sản xuất 204,1 triệu kwh, tăng 7,5%; trang in các loại 102
triệu trang, tăng 4,1%; viên nén các loại 845 m3, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm
trước.

Lũy kế 8 tháng một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện
điện tử các loại 499 triệu sản phẩm, tăng 16,9%; điện sản xuất 1.478,3 triệu kwh,
tăng 13%; thuốc viên các loại 1.550 triệu viên, tăng 13,4%; nhân hạt điều các loại
7

12.265 tấn, tăng 9,2%; viên nén các loại 5.563 m3, tăng 11,8%; bia các loại 30.446
ngàn lít, tăng 12,3%;... Bên cạnh đó một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm
trước: Tinh bột sắn 43.774 tấn, giảm 23,7%; két nhựa các loại 41.054 két, giảm
10,2%; xi măng các loại 52.596 tấn, giảm 9,1%.
3. Tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, tính từ đầu năm đến ngày
30/7/2022 trên địa bàn tỉnh có 352 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 41,4%.
Tổng số vốn đăng ký là 3.216,4 tỷ đồng, tăng 23,7%, vốn đăng ký bình quân của 01
doanh nghiệp đạt 9,14 tỷ đồng/01 DN. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 17
doanh nghiệp, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh thuận lợi, một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường tiêu
thụ, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao, nguồn tài chính không đảm bảo, sự cạnh
tranh của hàng hóa trong và ngoài nước làm nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy
mô sản xuất, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Trong 7 tháng năm 2022 đã có 125
doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 28,9% và 52
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả đã hoàn tất thủ tục giải thể, giảm
10,3% so với cùng kỳ năm trước.

4. Đầu tư
Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban, ngành đã và đang tập trung tháo gỡ các
vướng mắc; khẩn trương, quyết liệt trong công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực
hiện dự án và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực để tăng trưởng
kinh tế.
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương
quản lý tháng 8/2022 ước tính 346,5 tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng
22,6% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 256,5
tỷ đồng, tăng 40,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 89,5 tỷ đồng, giảm 10,4%;
vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 0,5 tỷ đồng, tăng 17%.
8

Vốn đầu tư thực hiện ở một số ngành có giá trị khối lượng lớn như: Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản 149,7 tỷ đồng, gấp 2,1 lần; xây dựng 27,5 tỷ đồng, tăng 4,9%;
vận tải và kho bãi 87,2 tỷ đồng, giảm 9,3%; giáo dục đào tạo 42,2 tỷ đồng, gấp 2,6
lần so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương
quản lý lũy kế 8 tháng năm 2022 ước tính 2.439,9 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng
kỳ năm trước và đạt 44,3% kế hoạch năm. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp
tỉnh 1.637 tỷ đồng, tăng 15,2%. Hiện nay các chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Kè chống sạt lở bờ tả
Sông Ba kết hợp phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua thôn Vĩnh Phú; cấp bách kè biển
xóm Rớ và khu vực sạt lở xã An Phú; kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã An Hòa
Hải, huyện Tuy An; Trường Chính trị tỉnh; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 797,6
tỷ đồng, giảm 14,9%. Hiện nay chủ yếu thực hiện các công trình còn lại chuyển tiếp
từ năm ngoái sang nên vốn đầu tư thực hiện do cấp huyện quản lý giảm so với cùng
kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 5,3 tỷ đồng, tăng 15,6%. Tiếp tục thực hiện các
công trình chuyển tiếp từ năm ngoái và đẩy nhanh tiến độ các công trình mới khởi
công trong năm 2022.
Vốn đầu tư thực hiện ở một số ngành có giá trị khối lượng lớn như: Nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản 815 tỷ đồng, tăng 34,5%; xây dựng 292,9 tỷ đồng, tăng 30,8%;
vận tải và kho bãi 682,2 tỷ đồng, giảm 23,8%; giáo dục đào tạo 292,5 tỷ đồng, tăng
42,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị giải ngân vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa
phương quản lý tính đến hết ngày 31/7/2022 là 1.250,6 tỷ đồng, bằng 22,7% kế
hoạch năm.
5. Tài chính, ngân hàng
5.1. Thu, chi ngân sách
- Tổng thu NSNN trên địa bàn lũy kế đến ngày 17/8/2022 là 3.153 tỷ đồng,
đạt 63,1% DTTW (3.153 tỷ đồng/4.995 tỷ đồng); đạt 47,5% dự toán HĐND tỉnh
giao (3.153 tỷ đồng/6.642 tỷ đồng).
- Tổng chi NSĐP là 5.872 tỷ đồng, đạt 58,7% DTTW (5.872 tỷ đồng/10.003 tỷ
đồng); đạt 50,4% dự toán HĐND tỉnh giao (5.872 tỷ đồng/11.650 tỷ đồng); trong đó
chi thường xuyên là 3.352 tỷ đồng.
9

5.2. Hoạt động ngân hàng


- Mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,1% - 0,2%/năm đối với
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng; 2,69% - 4,0%/năm đối với tiền
gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; 3,7% - 6,5%/năm đối với tiền gửi có
kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng ở mức 4,0% -7,4%/năm.
Lãi suất huy động USD là 0%/năm.
- Mặt bằng lãi suất cho vay VND: Đối với các lĩnh vực ưu tiên (theo quy định
tại Quyết định số 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020), lãi suất cho vay ngắn hạn phổ
biến ở mức 4,5%/năm. Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và
cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay bình quân từ 7,16% - 11,12%/năm đối với ngắn
hạn, từ 7,98% - 12,29%/năm đối với trung dài hạn.
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,6% - 7,8%/năm đối với ngắn hạn;
4,2% - 9,1%/năm đối với trung dài hạn.
- Về tỷ giá, ngoại hối: Các NHTM trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chính sách
về tỷ giá điều hành của NHNN Việt Nam. Tính đến ngày 15/8/2022, tỷ giá mua, bán
USD của các NHTM trên địa bàn phổ biến ở mức 23.115 - 23.500 VND/USD. Doanh
số giao dịch ngoại tệ trong tháng 7/2022 quy ra VND đạt khoảng 639 tỷ đồng, trong
đó doanh số mua vào là 355 tỷ đồng, doanh số bán ra là 284 tỷ đồng.
Ước tính đến cuối tháng 8/2022, tổng vốn huy động đạt 35.561 tỷ đồng, tăng
10,7% so với cuối năm 2021. Trong đó: Tiền gửi huy động từ các khu vực 35.425 tỷ
đồng, chiếm 99,6% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn, tăng 10,8%; phát hành
giấy tờ có giá bằng VND 136 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cuối năm 2021.
Ước tính đến cuối tháng 8/2022, tổng dư nợ cho vay đạt 42.785 tỷ đồng, tăng
6,9% so với cuối năm 2021; trong đó: Cho vay bằng VND 42.156 tỷ đồng, chiếm
98,5% tổng dư nợ, tăng 7,2%. Cho vay ngoại tệ quy VND 629 tỷ đồng, giảm 10,5%
so với cuối năm 2021;
Cho vay ngắn hạn 26.516 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ, tăng 13,7%; cho
vay trung, dài hạn 16.269 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cuối năm 2021.
- Tính đến 31/7/2022, nợ xấu trên toàn địa bàn chiếm tỷ lệ 0,96% trên tổng dư
nợ cho vay. Hầu hết các TCTD đều đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép
(<3%). Nợ xấu phát sinh chủ yếu tập trung các khoản nợ như: cho vay theo Nghị
định 67/2014/NĐ-CP, cho vay cá nhân trả góp, cho vay sản xuất kinh doanh bị ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19. Đối với các khoản nợ xấu hiện nay, đặc biệt là các khoản
10

nợ cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các NHTM tiếp tục đôn đốc khách hàng
trả nợ, tích cực đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Ước đến cuối tháng 8/2022 nợ xấu chiếm tỷ lệ khoảng 0,94% tổng dư nợ toàn
địa bàn.

6. Thương mại, giá cả, dịch vụ


Hoạt động thương mại và dịch vụ trong tháng 8/2022 tiếp tục ổn định và tăng
trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Các đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ
và các chợ trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh kinh doanh đồng thời đảm bảo các biện pháp
phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới. Công tác kiểm tra, kiểm soát
thị trường được các cấp, các ngành tăng cường, góp phần bình ổn thị trường hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng diễn ra “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh
Phú Yên lần thứ XI - 2022” (từ 25/8 đến ngày 28/8/2022 tại thành phố Tuy Hòa,
trong đó có liên hoan văn hóa ẩm thực) nhằm mục đích bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường
quảng bá du lịch Phú Yên và phục vụ du khách.
Hoạt động vận tải tiếp tục phát triển ổn định, sản lượng vận chuyển, luân
chuyển và doanh thu của các ngành vận tải tăng nhẹ so với tháng trước và tăng cao
so với cùng kỳ năm trước do vào thời điểm này năm trước tạm ngừng tất cả các hoạt
động vận tải hành khách đường bộ, đường sắt và đường hàng không làm ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động vận tải nội tỉnh, liên tỉnh; hiện nay giá xăng, dầu giảm nhưng
giá cước vận tải đường bộ giảm chậm, nhiều đơn vị vận tải chưa giảm giá cước; vận
tải hàng không tăng 3,78% do nhu cầu đi lại của Nhân dân tăng.
6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2022 ước
tính 3.837,1 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước và tăng 86,4% so với cùng kỳ
năm trước, tăng cao so cùng kỳ năm trước vì vào thời điểm này toàn tỉnh phải thực
hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch
Covid-19, những nhóm ngành hàng không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều
tạm ngừng hoạt động một phần hay toàn bộ; đồng thời năm nay do ảnh hưởng giá
xăng dầu tăng nên giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ tăng và các đơn vị kinh doanh
11

bán lẻ đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng làm cho doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ
năm trước. Cụ thể:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa 3.085,7 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và
tăng 56,4% so với cùng kỳ năm trước2. Trong 12 nhóm hàng hóa đều tăng so với
cùng kỳ năm trước, một số nhóm hàng tăng cao như: Hàng may mặc gấp 2,5 lần; đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình gấp 2,6 lần; gỗ và vật liệu xây dựng gấp 2,1
lần; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) gấp 5,3 lần; xăng, dầu các loại gấp 2,2 lần...
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành là 581,2 tỷ đồng, giảm
3,9% so với tháng trước và gấp 18,5 lần so với cùng kỳ năm trước: Hoạt động lưu
trú, ăn uống giảm 4% so với tháng trước là do lượt khách du lịch giảm vì qua thời
gian cao điểm của mùa du lịch ở tỉnh trong năm; tuy nhiên doanh thu gấp 18,4 lần
so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động lữ hành tháng này có nhiều tour đăng ký hơn
nên doanh thu tăng 41% so với tháng trước.
- Các ngành dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì sự ổn định và phát
triển, hầu hết, các ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ đều tăng so với
tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Ước tính doanh thu dịch vụ khác
170,2 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhiều dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Dịch vụ kinh doanh
bất động sản tăng 53,9%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ gấp 3,5 lần; dịch vụ
giáo dục và đào tạo gấp 7,9 lần; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và
gia đình tăng 72,1%; dịch vụ khác gấp 2,8 lần; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải
trí gấp 35,7 lần, đây là ngành có tốc độ tăng cao nhất từ trước đến nay, do cùng kỳ
năm trước dịch vụ này hầu như hoàn toàn tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.

Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng ước tính 28.679,5 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó:
Kinh doanh thương nghiệp 23.391,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81,6% và tăng 19,1%;

2
Tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do tháng 8/2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên những
nhóm ngành hàng không thuộc loại hàng hóa thiết yếu đều tạm ngừng hoạt động một phần hay toàn bộ;
ngoài ra, do các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng
và giá cả hàng hóa tăng cũng góp phần làm tăng doanh thu.
12

lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành 3.961,8 tỷ đồng, chiếm 13,8% và tăng 91,6%; dịch
vụ 1.326,2 tỷ đồng, chiếm 4,6% và tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.
6.2. Chỉ số giá
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 so tháng trước giảm 0,12%, trong đó, nhóm
giao thông giảm 5,33% (tác động làm CPI chung giảm 0,5%) do giá xăng giảm
14,56%; dầu diezel giảm 12,91%; bên cạnh đó, nhóm dịch vụ khác đối với phương
tiện vận tải cá nhân tăng 11,17% (dịch vụ rửa xe bơm xe tăng 4,04%; dịch vụ trông
giữ xe tăng 14,37%). 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng do yếu tố
thời vụ, thời tiết, nhu cầu tiêu dùng theo mùa, thời điểm sắp bước vào năm học mới,
chi phí nhân công tăng, chi phí vận chuyển cao như: Hàng hóa và dịch vụ khác tăng
0,89%; (tác động làm CPI chung tăng 0,04%) do vật dụng về hỉ tăng 3,34%; dịch vụ
về hiếu tăng 5,05%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 1,66% do chi phí thuê công các
dịch vụ tăng; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,79% (tiền thuê nhà thực tế
tăng 1,14%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 1,29%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở
khác tăng 1,93%; dịch vụ sửa nhà ở tăng 3,23%; giá gas giảm 4,04%); nhóm đồ uống
và thuốc lá tăng 0,54%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,41% do thực phẩm tăng
0,61% vì nhu cầu tiêu dùng trong mùa du lịch, đám tiệc cưới hỏi tăng cao và hiện
nay thời tiết nắng nóng nguồn cung rau củ quả hạn chế nên giá tăng như: Thịt lợn
tăng 2,97%; nội tạng động vật tăng 2,11%; thịt gia súc đông lạnh tăng 2,5%; trứng
tươi các loại tăng 3,2%; mỡ động vật tăng 5,1%; cà chua tăng 20,49%; khoai tây
tăng 1,72%; rau gia vị tươi, khô các loại tăng 2,93%; xoài tăng 3,18%;… Nhóm có
giá không đổi so với tháng trước là nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 so cùng kỳ năm trước tăng 3,94%, tăng ở
nhóm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,09%, trong đó: Lương thực giảm 1,69%,
thực phẩm tăng 0,69%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,45%; nhóm đồ uống và thuốc
lá tăng 7,63%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 7,34%; nhà ở, điện, nước,
chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 8,96%;
thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36%; giao thông tăng 10,05%; bưu chính viễn thông
tăng 2,66%; giáo dục tăng 1,57%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,26%; hàng hóa
và dịch vụ khác tăng 7,27%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2022 so bình quân cùng kỳ năm
trước tăng 3,59%, cụ thể như: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,38% trong
đó: Lương thực giảm 4,49%, thực phẩm tăng 1,49%, ăn uống ngoài gia đình tăng
13

3,91%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 6,68%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép
tăng 5,18%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,67%; thiết bị và
đồ dùng gia đình tăng 7,6%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,34%; giao thông tăng
16,84%; bưu chính viễn thông tăng 1,22%; giáo dục giảm 5,13%; văn hóa, giải trí
và du lịch tăng 1,33%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,81%.
- Giá vàng 99,99 bình quân tháng 8/2022 là 5.322.000 đồng/chỉ; so tháng
trước giảm 0,34%, so cùng tháng năm trước tăng 4,68%, so tháng 12 năm trước tăng
2,98%, so kỳ gốc 2019 tăng 36,71%. Giá Đô la Mỹ bình quân trong tháng là 23.470
VND/USD; so cùng tháng năm trước tăng 1,91%, so tháng 12 năm trước tăng 2,18%,
so kỳ gốc 2019 tăng 0,81%
Giá vàng 99,99 bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 1,96%; giá Đô la Mỹ tăng
0,08%.

6.3. Giao thông vận tải


Doanh thu và khối lượng ngành vận tải đường bộ trong tháng 8/2022 tăng nhẹ
so tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do cùng kỳ năm trước, tình
hình dịch Covid-19 ở tỉnh diễn biến phức tạp, hoạt động vận tải hành khách tạm
ngừng hoạt động, vận tải hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Đến nay, các thành phần
kinh tế đã phục hồi và mở rộng kinh doanh, tăng lượt, chuyến vận tải để phục vụ
nhu cầu thị trường đang tăng mạnh, nhất là nhu cầu hành khách đi du lịch, vui chơi,
giải trí trong dịp mùa hè, thời tiết hiện nay rất thuận lợi nên hành khách đi, lại tăng.
Trong tháng 8/2022 thời tiết nắng ráo, nhu cầu vận tải hàng hóa tăng do các công
trình xây dựng tiếp tục đẩy mạnh thi công.
- Ước tính tổng doanh thu ngành vận tải tháng 8/2022 đạt 266,4 tỷ đồng, tăng
69,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách 38 tỷ
đồng, gấp 19,5 lần; doanh thu vận tải hàng hóa 215 tỷ đồng, tăng 39,4%; kho bãi và
dịch vụ hỗ trợ vận tải 12,3 tỷ đồng, gấp 11,3 lần so với cùng kỳ năm trước; bưu
chính chuyển phát 1,1 tỷ đồng. Trong tổng doanh thu ngành vận tải, vận tải đường
bộ 253,1 tỷ đồng, chiếm 95%, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước.
14

Vận chuyển hành khách chủ yếu là đường bộ tháng 8/2022 ước tính 694,9
ngàn lượt khách, gấp 22,6 lần; khối lượng hành khách luân chuyển 42.252,1 ngàn
lượt khách.km, gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu là đường bộ ước tính 711,1 ngàn
tấn, tăng 56,8%; khối lượng hàng hóa luân chuyển 57.143,5 ngàn tấn.km, tăng 96,1%
so với cùng kỳ năm trước.

- Lũy kế 8 tháng, doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận
tải ước tính 2.441,9 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Vận tải
hành khách 331,8 tỷ đồng, tăng 35,5%; vận tải hàng hóa 2.008,4 tỷ đồng, tăng
18,4%; dịch vụ hỗ trợ vận tải 94,5 tỷ đồng, gấp 2,5 lần; bưu chính chuyển phát 7,2
tỷ đồng. Trong tổng doanh thu hoạt động vận tải, vận tải đường bộ là 2.340,2 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 95,8%, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng vận tải hành khách 8 tháng là 6.824,5 nghìn lượt khách, tăng 26%
và luân chuyển 404.911,3 nghìn lượt khách.km, tăng 27,7%. Khối lượng hàng hóa
vận chuyển 6.779,6 nghìn tấn, tăng 14,2% và luân chuyển 500.676,5 nghìn tấn.km,
tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Vận tải hàng không, lượng hành khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa trong
tháng đạt 71.362 lượt khách, lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 423.953 lượt khách3, gấp
3
Trong đó: Hãng hàng không Vietnam Airlines vận chuyển 143.766 HK; Vietjet vận chuyển 200.055
HK; Jetstar Pacific Airlines vận chuyển vận chuyển 40.974 HK; Bamboo Airways vận chuyển 39.158 HK.
15

2,5 lần so với cùng kỳ năm trước;


- Vận tải đường sắt, lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh trong
tháng đạt 14.133 lượt khách, luỹ kế 8 tháng đạt 66.445 lượt khách, tăng 87,7% so
với cùng kỳ năm trước;
- Vận tải đường biển, lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Rô trong tháng đạt
15.000 tấn, luỹ kế 8 tháng năm 2022 đạt 132.000 tấn, giảm 13,7% so với cùng kỳ
năm trước.
7. Các vấn đề xã hội
7.1. Hoạt động văn hóa, thể thao
- Văn hóa: Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh
Phú Yên lần thứ XI năm 2022 và đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể
Nghề làm nước mắm Phú Yên và Nghề làm bánh tráng Phú Yên; tham gia Liên hoan
Câu Lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định mở rộng năm 2022.
Tuyên truyền cổ động trực quan nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng tháng
Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022) với 204 m2 pano các loại; tuyên truyền lưu
động đợt 3 với 10 buổi theo chủ đề “Vang mãi bản hùng ca”, chiếu 74 buổi chiếu
phim lưu động tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Bảo tàng tỉnh hoàn thành lý lịch và vào sổ kiểm kê bước đầu 33 hiện vật (trong
đó 30 hiện vật đã thông qua Hội đồng khoa học Bảo tàng và 03 hiện vật gốm mới
sưu tầm bổ sung); triển khai thực hiện bảo quản 02 hiện vật súng thần công; tổ chức
trưng bày về di sản văn hóa phi vật thể Nghề làm nước mắm Phú Yên và Nghề làm
bánh tráng Phú Yên phục vụ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh
Phú Yên lần thứ XI-2022.
Thư viện tỉnh trưng bày, triển lãm 150 bản sách nhân Ngày Cách mạng tháng
8 và Quốc khánh 2/9, Ngày thành lập Công an nhân dân (19/8), phục vụ 8.800 lượt
bạn đọc với 18.000 lượt tài liệu, có 900 lượt truy cập trang web đơn vị, cấp 81 thẻ
bạn đọc.
Nhà hát ca múa nhạc dân gian Sao Biển tổ chức biểu diễn chương trình quảng
bá nghệ thuật Bài Chòi và biểu diễn phục vụ nhân dân các xã vùng sâu vùng xa trên
địa bàn tỉnh 08 buổi.
- Thể dục thể thao: Phối hợp tổ chức giải vô địch trẻ quốc gia thể dục aerobic
năm 2022 tại tỉnh Phú Yên; hoàn tất các nội dung chuẩn bị tổ chức giải taekwondo,
bóng đá, võ cổ truyền trong chương trình Đại hội thể dục thể thao tỉnh lần thứ VIII-
2022. Tiếp tục tham gia tập huấn chuẩn bị Đại hội thể thao toàn quốc năm 2022;
tham gia thi đấu giải vô địch quốc gia điền kinh, bóng chuyền bãi biển.
7.2. Y tế
Tính từ 19/7/2022 đến ngày 18/8/2022, bệnh sốt xuất huyết phát hiện 39 ổ dịch,
699 ca mắc, không tử vong. So với cùng kỳ năm trước tăng 38 ổ dịch, số mắc gấp
60,2 lần. Lũy kế toàn tỉnh có 123 ổ dịch, 2.061 ca mắc, không tử vong; so với cùng
kỳ năm trước tăng 105 ổ dịch, số mắc gấp 2,7 lần, tử vong giảm 02 ca.
16

Bệnh tay chân miệng phát hiện 40 ca mắc, không tử vong. So với cùng kỳ năm
trước số mắc tăng 40 ca. Lũy kế toàn tỉnh có 107 ca, giảm 26,2% so với cùng kỳ
năm trước.
Sốt rét có 02 ca mắc, sốt rét ác tính không, tử vong không. Số ca mắc giảm
33,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế toàn tỉnh có 14 ca mắc, giảm 62,2% so với
cùng kỳ năm trước.

Chương trình tiêm chủng mở rộng, đến 18/8/2022 đạt 60,2% số cháu dưới 1
tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được
tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt tỷ lệ 58,1%.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Đã thẩm định và cấp 13 giấy chứng nhận
đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy
định pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn tỉnh, đã kiểm tra 14 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá thực phẩm,
kết quả đã xử lý 01 cơ sở vi phạm.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tháng 8/2022, đã phát hiện mới 9 trường
hợp nhiễm HIV(+), có 2 trường hợp chuyển AIDS và 2 trường hợp tử vong. Luỹ tích
toàn tỉnh có 908 ca nhiễm HIV (trong đó 315 bệnh nhân AIDS, 215 bệnh nhân tử
vong).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hiện đang quản lý 286 người nhiễm HIV trong
cộng đồng, trong đó có 247 bệnh nhân tiếp cận điều trị ARV; Điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho 66 bệnh nhân; 100% bệnh nhân
HIV/AIDS ở cộng đồng tham gia BHYT.
- Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống các
bệnh xã hội:
17

Bệnh viện Da liễu đã khám cho 2.832 lượt và điều trị cho 2.804 lượt bệnh ngoài
da; tính từ đầu năm đến nay đã chỉ đạo và khám 17.404 lượt.
Trạm chuyên khoa Lao khám 261 lượt bệnh nhân, phát hiện mới 42 trường hợp
mắc, trong đó có 31 trường hợp xét nghiệm có trực khuẩn lao (+); luỹ tích đến nay
đã khám 2.072 lượt, phát hiện mới 354 trường hợp mắc, trong đó có 235 trường hợp
xét nghiệm có trực khuẩn lao (+).
Trạm chuyên khoa Tâm thần đã khám 349 lượt. Đến nay đã khám 2.522 lượt.
Trung tâm Giám định y khoa đã khám cho 1.125 lượt người, trong đó khám
giám định 163 lượt, khám dự tuyển, tuyển dụng, theo yêu cầu 962 lượt. Đến nay đã
khám cho 11.811 lượt người.
7.3. Giáo dục
Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng cho 195 học sinh xuất sắc năm học 2021
- 2022. Ngoài tiền thưởng theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đã huy động từ các
nhà tài trợ với tổng số tiền gần 298,3 triệu đồng cùng nhiều phần quà có giá trị khác.
Tổ chức Lễ tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 -
2023 vào ngày 16/8/2022.
Tiếp tục phê duyệt danh sách trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 năm học 2022-2023.
Công bố điểm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Tổ chức phúc khảo và
công bố điểm chấm phúc khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Quyết định công
nhận Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022. Kết quả Thi tốt nghiệp THPT năm
2022 sau phúc khảo: Thí sinh đủ điều kiện xét thi tốt nghiệp 10.595 thí sinh, tỷ lệ tốt
nghiệp chung 96,84%, trong đó: THPT 97,65 %; GDTX và tự do 72,91 %.
7.4. Trật tự an toàn xã hội
- Tai nạn giao thông
Theo số liệu thống kê, tai nạn giao thông trong tháng 8/2022 tăng số vụ, số
người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Từ ngày 15/7/2022-14/8/2022, toàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông,
tăng 09 vụ; làm chết 05 người, tăng 03 người; bị thương 07 người, tăng 06 người so
với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 97,5 triệu đồng. Trong tháng chỉ xảy ra tai
nạn giao thông đường bộ, không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Lũy kế từ 15/12/2021-14/8/2022, toàn tỉnh đã xảy ra 90 vụ tai nạn giao thông,


tăng 11 vụ; làm chết 49 người, giảm 01 người; bị thương 72 người, tăng 18 người
so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 676,2 triệu đồng. Trong đó, tai nạn giao
18

thông đường bộ xảy ra 86 vụ, tăng 08 vụ; làm chết 46 người, giảm 3 người; bị thương
71 người, tăng 17 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 675,2 triệu đồng.
Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 04 vụ, làm chết 03 người, làm bị thương 01
người, so với cùng kỳ năm trước tăng 03 vụ, tăng 02 người chết và tăng 01 người bị
thương; thiệt hại tài sản 01 triệu đồng.
- Tình hình cháy, nổ - vi phạm môi trường - thiên tai
Từ ngày 15/7/2022-14/8/2022 toàn tỉnh không xảy ra cháy, nổ. Lũy kế đến
14/8/2022, toàn tỉnh xảy ra 05 vụ cháy, ước thiệt hại tài sản 14,500 tỷ đồng (01 vụ
cháy Trang trại trồng nấm và cây dược liệu thuộc thôn Thôn Suối Cối 1, Xuân Quang
1, Đồng Xuân xảy ra ngày 22/6 đến nay mới thống kê được thiệt hại là 12,5 tỷ).
Từ 16/7/2022 đến 15/8/2022 các lực lượng chức năng đã phát hiện 16 vụ vi
phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 04 vụ, số tiền xử phạt là 1.069,75 triệu
đồng (Công ty cổ phần Xây dựng - Thương mại Tú Mai, huyện Sông Hinh bị xử
phạt vi phạm hành chính số tiền 1 tỷ đồng do khai thác khoáng sản mà không có
giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường). So với tháng trước, tăng 05 vụ vi
phạm đã phát hiện (tăng 45,45%), tăng 03 vụ vi phạm đã xử lý (gấp 3 lần), tăng
1.069,75 triệu số tiền xử phạt. So với cùng kỳ, giảm 56 vụ vi phạm đã phát hiện
(giảm 77,78%), giảm 15 vụ vi phạm đã xử lý (giảm 78,95%), tăng 1.057,85 triệu
đồng số tiền xử phạt. Lũy kế đến 15/8/2022, toàn tỉnh phát hiện 124 vụ vi phạm môi
trường, lập biên bản xử lý vi phạm 81 vụ, phạt tiền 2.482,15 triệu đồng. Lũy kế so
cùng kỳ giảm 24 vụ vi phạm đã phát hiện (giảm 16,22%), tăng 17 vụ vi phạm đã xử
lý (tăng 26,56%), tăng số tiền xử phạt 2.442,85 triệu đồng.
Tình hình thiên tai: Từ ngày 19/7/2022 đến 18/8/2022 trên địa bàn tỉnh không
phát sinh thiên tai. Lũy kế từ 19/12/2021 đến 18/8/2022 xảy ra 03 vụ thiên tai, tổng
giá trị thiệt hại 377.668,2 triệu đồng (8 tháng đầu năm 2021 không phát sinh thiên tai).
7.5. Các chính sách an sinh xã hội
Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn nghề việc làm 1.555 lượt người; Giới
thiệu việc làm và cung ứng lao động 538 người đến các cơ quan, đơn vị trong và
ngoài tỉnh thuộc các thành phần kinh tế. Trong tháng đã tiếp nhận 531 hồ sơ hưởng
BHTN và có quyết định hưởng BHTN cho 520 trường hợp.
Đưa Đoàn đại biểu Người có công dự Gặp mặt đại biểu Người có công với cách
mạng tiêu biểu tại thành phố Hà Nội từ ngày 22-25/7/2022.
Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ Biện Văn
Thành do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An bàn giao vào ngày 21/7.
Tổ chức tặng quà cho 75 người có công, 75 em học sinh là thân nhân của người
có công hiện đang đi học do Tỉnh ủy Hải Dương và Ban Nội chính Trung ương tài
trợ vào ngày 22/7.
Nghiệm thu và ra Quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng mới nhà ở từ nguồn quỹ
Đền ơn đáp nghĩa tỉnh năm 2021 là 03 nhà.
Trợ cấp hàng tháng 14 trường hợp hưởng thêm chế độ thương binh và 07 trường
hợp hưởng thêm chế độ bệnh binh; giải quyết chế độ 97 hồ sơ các loại.
7.6. Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bình đẳng giới
Phối hợp Quỹ Thiện Tâm và 9 huyện, thị xã, thành phố tiến hành thẩm định
103 hồ sơ, đề nghị hỗ trợ học bổng Quỹ Thiện Tâm.
19

Phối hợp Bảo Việt nhân thọ trao 80 chiếc xe đạp cho trẻ em; trao 10.000 tập vở
do tổ chức Childrenaction tài trợ cho 500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Tây
Hòa.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ YÊN

You might also like