You are on page 1of 3

Khi phân tích dân chủ dưới góc độ là đảm bảo các quyền tự do, bình đẳng, C.

Mác đã chỉ ra
rằng: “Cách mạng Pháp đã đặt cơ sở cho chế độ dân chủ ở châu Âu. Theo quan điểm của tôi
chế độ dân chủ, giống như bất kể chính thể nào khác, rốt cuộc cũng là sự mâu thuẫn ở ngay
trong bản thân, cũng là sự dối trá. Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó
chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, vả vì thế trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính
trị cũng vậy; vì thế chế độ dân chủ, giống như tất cả mọi quản lý nào khác, cuối cùng phải
tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong nó tất yếu sẽ phải bộc
lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do
thực sự và bình đẳng thực sự tức là chủ nghĩa cộng sản”. Ở đây, C.Mác chỉ ra rằng, dân chủ
dưới chủ nghĩa tư bản là giả dối vì nhân dân không có tự do chính trị, không có bình đẳng
thật sự, chỉ khi đến chủ nghĩa cộng sản, con người mới có dân chủ đích thực, khi các quyền
tự do, bình đăng của con người là thực sự
- Luận điểm: Về xã hội, xóa bỏ khác biệt giai cấp, bảo đảm công bằng, giải phóng
các tầng lớp và con người trong xã hội, bình đẳng giới . Bảo đảm cho nhân dân có
đời sống vật chất ngày càng đầy đủ. Về văn hóa, đoạn tuyệt triệt để những tư
tưởng cổ truyền và bảo đảm sự tự do sáng tạo của cá nhân. Các dân tộc, tôn giáo
có quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Công dân thuộc các dân tộc, tôn
giáo khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình
đẳng về cơ hội học tập.
- Dẫn chứng 1: nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về con người, quyền
công dân được triển khai đồng bộ và xuyên suốt trong quá trình xây dựng
Luật, pháp lệnh của Quốc hội và các chính sách, cơ chế nhằm triển khai các
Luật và văn bản luật này trên thực tế:
 Ngay điều đầu tiên, hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Nước Việt Nam là
một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo.
 Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình
đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
 Điều 26, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về
mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện,
phát huy vai trò của mình trong xã hội.” Và đặc biệt là “Nghiêm cấm phân
biệt đối xử về giới.
 Ngoài ra, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006
và có hiệu lực ngày 01/7/2007. Những quy định, điều lệ trong này chính là
kim chỉ nam để hướng tới mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ
hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển
nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập,
củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.

 Khi xã hội đi lên dân chủ XHCN, giải phóng nô lệ ra khỏi thân phận đó.
xác nhận quyền làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ nhà nước, xác nhận
quyền tự do bình đẳng về vị thế xã hội không những thế mà còn giải
phóng họ về tư tưởng, ý thức giành lại  tư liệu sản xuất và trở thành chủ
thể sản xuất và tiêu dùng. 
- Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người dân ngày càng được
phát huy. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội,
trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và có những
bước tiến mới. Trong lĩnh vực xã hội, dân chủ ngày càng mở rộng và được pháp
luật hóa về quyền cơ bản của con người, quyền công dân phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. 
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một xã hội tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực xã hội, nhất là trong việc quản lý
nhà nước, quản lý xã hội.
➨khi đó, nhân dân lao động có thể thực sự hưởng được tất cả những phúc lợi của nền  văn
hóa hóa văn minh của dân chủ. Với ý nghĩa đó, cho dù có thể có những hạn chế, thiếu sót
nhất định trong giai đoạn đầu thì dân chủ XHCN vẫn thực sự rộng rãi, đầy đủ, thực chất,
toàn diệu và do đó, nó dân chủ hơn gấp triệu lần so với DCTS.

 Liên hệ thực tiễn: Năm 2015 đã có 14 tôn giáo, 38 tổ chức tôn giáo được công nhận tư
cách pháp nhân và cấp giấy đăng ký hoạt động tôn giáo 
 Trong 2 năm 2019 và 2020, đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 17.694 người dân tộc
thiểu số và hỗ trợ thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng cho người dân tộc thiểu số
có tính chất phức tạp hoặc điển hình là 6.890 người.
 Hệ thống chính sách dân tộc được hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao phủ toàn diện các lĩnh
vực, phân cấp khá triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện, đã tích hợp một số
chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách”. Theo
thống kê, ở Việt Nam có khoảng 118 chính sách dân tộc hiện còn có hiệu lực đã bao
quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, như: đầu tư kết cấu hạ tầng,
xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, pháp luật,
chính trị…
 Các tầng lớp nhân dân tự do, tự chủ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao
kiến thức, thu nhập và chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân
về việc làm, ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, học tập, giải trí được đáp ứng ngày
càng tốt hơn. 
 Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật được Liên hợp quốc và cộng đồng
quốc tế đánh giá cao. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 2%/năm, các
huyện, xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm.  Năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là
58,1%, đến năm 2011 giảm còn 9,5%, năm 2013 còn 7,8%, năm 2015 còn dưới 4,5% 
 Chính sách bảo trợ xã hội được triển khai và thực hiện rộng rãi với nhiều đối tượng
thụ hưởng. Các chế độ bảo hiểm xã hội được mở rộng và linh hoạt với nhiều loại
hình như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp;
phạm vi, đối tượng bảo hiểm ngày càng gia tăng, cơ chế quản lý, sử dụng quỹ bảo
hiểm được đổi mới và từng bước hoàn thiện đáp ứng kịp thời cho các đối tượng tiếp
nhận, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.

-

You might also like