You are on page 1of 4

1. Thử nghiệm vi thăng hoa đối với Anthranoid dạng nào ?

Dạng tự do - dạng oxy hoá


(Anthraquinon).
2. Hiện tượng trong thử nghiệm vi thăng hoa Anthranoid ?
 Soi dưới kính hiển vi, thấy tinh thể hình kim màu vàng của Anthraquinon.
 Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH 5% lên lame, thấy tinh thể tan ra và dung dịch có
màu đỏ.
3. Tên phản ứng đặc trưng để định tính Anthraquinon ? Phản ứng Borntrager với dung
dịch kiềm mạnh tạo phenolat có màu đỏ.
4. Đặc điểm nhận diện phản ứng (+) khi định tính Anthraquinon ? Nếu chiết
Anthraquinon bằng DMHC kém phân cực như DCM thì lớp kiềm là lớp trên có màu
hồng hay đỏ.
5. Để định tính Anthraquinon chiết dược liệu bằng dung môi gì ? Chiết bằng DMHC
kém phân cực như Dichloromethane.
6. Để định tính Anthraglycosid chiết dược liệu bằng dung môi gì ? Chiết bằng DMPC là
Nước.
7. Trong định tính Anthraglycoisd, vai trò của dung dịch acid H 2SO4 20% và dung dịch
FeCl3 2% ?
 Dung dịch acid H2SO4 20% : mục đích cho vào để thuỷ phân đường, chuyển
dạng kết hợp (Anthraglycoisd) về dạng tự do (Anthraquinon).
 Dung dịch FeCl3 2% : mục đích cho vào để chuyển Anthraquinon dạng khử về
Anthraquinon dạng oxy hoá.
8. Muốn thực hiện phản ứng Borntrager, Anthranoid phải ở dạng gì ? Phải ở dạng tự do -
dạng oxy hoá (Anthraquinon) thuộc nhóm nhuận tẩy.
9. Phản ứng định tính dạng tự do và dạng kết hợp, có xác định được dạng khử trong dược
liệu không ? Cách định tính dạng khử có trong dược liệu ?
 Không, vì ở dạng khử  Phản ứng Borntrager âm tính (dạng khử không tạo
phenolat màu đỏ trong dung dịch kiềm mạnh).
 Phải chuyển dạng khử về dạng oxy hoá bằng cách đun nóng với chất có tính
oxy mạnh như FeCl3 hoặc H2O2.
10.So sánh tính acid của Acid chrysophanic, Aloe emodin, Rhein ? Rhein (MẠNH NHẤT) ¿

Aloe emodin ¿ Acid chrysophanic.


11.Aloe emodin, Rhein tan có tính acid mạnh nên tan được trong kiềm yếu là NH 4OH
25%. Và cũng tan được trong kiềm mạnh là NaOH.
12.Acid chrysophanic có tính acid yếu nên chỉ tan trong kiềm mạnh là NaOH 5%.
13.Trong phản ứng định tính acid Chrysophanic, bước đầu tiên (dịch A- dịch chiết DCM)
lắc với kiềm nào ? Lắc với dung dịch kiềm yếu NH4OH 25%.
14.Trong phản ứng định tính acid Chrysophanic, cho biết mục đích khi lắc lần đầu tiên
với dung dịch kiềm yếu NH 4OH 25% ? Để loại bỏ các dẫn chất OMA có thể tan trong
kiềm yếu là (Aloe emodin và Rhein).
15.Kết luận dược liệu có chứa Acid Chrysophanic khi ? Khi lần lắc 4 (lớp dịch DCM còn
lại lắc với dung dịch kiềm mạnh NaOH 5%), thấy lớp kiềm NaOH có màu hồng đậm
hơn lớp kiềm NH4OH ở lần lắc 3. Thì kết luận dược liệu có chứa Acid Chrysophanic.
16.Dược liệu ĐẠI HOÀNG:
 TKH: Rheum officinale hoặc Rheum palmatum
 Họ Rau Răm (Polygonaceae)
 BPD: thân rễ và rễ
 TPHH chính:
 Anthraquinon: Acid chrysophanic, Aloe emodin, Emodin, Rhein,
Physcion.
 Anthraglycosid
 Tác dụng - công dụng:
 Hạ nhiệt, cầm máu.
 Các Anthraquinon liều thấp kích thích tiêu hoá, có tác dụng nhuận tràng
hay tẩy sổ tuỳ theo liều dùng CD: chữa tiêu hoá kém, đầy bụng, nôn
mữa, chữa táo bón.
 Tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tế bào ung thư
CD: Làm tiền chất điều chế thuốc kháng ung thư.
 Kháng nấm CD: dùng ngoài chữa hắc lào, nấm lác, lỡ ngứa ngoài da.
17.Dược liệu NHÀU:
 TKH: Morinda citrifolia
 Họ Cà Phê (Rubiaceae)
 BPD: lá, quả, rễ
 TPHH chính: Anthraglycosid thuộc nhóm phẩm nhuộm (Morindin,
Damnacanthal).
 Tác dụng - công dụng:
 Tác dụng nhuận tràng nhẹ nhưng kéo dài.
 Lợi tiểu nhẹ, hạ huyết áp nhẹ CD: dùng làm làm thuốc hạ huyết áp.
 Rễ nhàu chữa đau nhức.
 Quả nhàu giúp tiêu hoá, điều kinh, chống phù thũng, trị tiểu đường.
 Lá nhàu trị kiết lỵ, tiêu chảy.
 Tinh dầu nhàu có tính kháng khuẩn mạnh trên trực khuẩn mũ xanh.
18.Dược liệu MUỒNG TRÂU:
 TKH: Senna alata hay Cassia alata.
 Họ Đậu (Fabaceae)
 BPD: Lá và hạt
 TPHH chính: Anthraquinon (Acid chrysophanic, Aloe emodin, Emodin, Rhein)
 Tác dụng – công dụng:
 Tác dụng nhuận tràng hay tẩy sổ tuỳ theo liều dùng CD: chữa táo bón.
 Kháng nấm CD: dùng ngoài chữa hắc lào, nấm lác, lỡ ngứa ngoài da.
19.Dược liệu HÀ THỦ Ô ĐỎ:
 TKH: Fallopia multiflora
 Họ Rau Răm (Polygonaceae)
 BPD: Rễ cũ
 TPHH chính: Anthraquinon: Acid chrysophanic, Aloe emodin, Emodin, Rhein,
Physcion.
 Tác dụng – công dụng:
 Bổ gan thận, bổ máu.
 Dùng cho người râu tóc bạc sớm, đau lưng gối mỏi.
 Chữ di tinh,chữa đại tiện ra huyết, ung nhọt.
 Chữa suy nhược thần kinh, sốt rét lâu ngày.
20.Thành phần cấu tử đặc trưng trong bột dược liệu Muồng Trâu:
 Lông che chở đơn bào, ngắn, nhọn
 Mảnh cutin lồ
21.Thành phần cấu tử đặc trưng trong bột dược liệu Đại Hoàng:
 Tinh thể calci oxalate hình cầu gai
 Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột màu vàng
22.Thành phần cấu tử đặc trưng trong bột dược liệu Nhàu:
 Tinh thể calci oxalate hình kim
 Mảnh mạch điểm
23.Thành phần cấu tử đặc trưng trong bột dược liệu Hà Thủ Ô thật (M1):
 Tinh thể calci oxalat hình cầu gai
 Hạt tinh bột hình bầu dục, hình chuông
24.Thành phần cấu tử đặc trưng trong bột dược liệu Hà Thủ Ô giả (M2):
 Tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó
 Hạt tinh bột hình trứng, tóp một đầu
25.

You might also like