You are on page 1of 23

Liên kết khác

Tạo Blog
Đăng nhập

THỦ ĐOẠN VÀ TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN VIỆT


NAM
HAY TIM KIEM TAT CA CAC TOI AC CUA BON GIAC CONG SAN VA HAY GUI CHUNG CO NAY DEN
TOAN DAN VIET NAM, HAY GUI DEN NHUNG NGUOI CONG SAN DA VA VAN DANG CON BI LUA BIP,
VA XIN GUI DEN NHAN DAN THE GIOI.
DAY SE LA CON DUONG NGAN NHAT DE DOT LEN NGON LUA
CAM HON, XOA TAN NOI SO HAI BAY LAU NAY, DE CUNG NHAU DUNG DAY DANH DUOI GIAC CONG
NO VA MOT CHE DO BAN NUOC HAI DAN, MOT BE LU TAY SAI, MOT BON CON DO, MOT BAY AC QUY
LANG SOI THAM TAN.

Thac Ban Gioc con dau !


Sunday, May 20, 2007
Ngoài Bắc: Việt Minh gây cảnh nồi da xáo
thịt

Sau ngày tuyên bố độc lập


» Tác giả : Hứa Hoành

» Dịch giả :

» Thể lọai: Thời Chinh Chiến

» Số lần đọc: 554

Blog Archive

▼ 
2007
(10)

► 
March
(7) 1. Sau ngày tuyên bố độc lập

► 
April
(1)

▼ 
May
(1)
Ngoài Bắc: Việt Minh gây cảnh nồi da xáo
Ngoài Bắc: Việt Minh gây cảnh nồi da xáo thịt

thịt

► 
June
(1) Vừa chiếm được chính quyền và ra mắt cái chánh phủ tự phong,
► 
2010
(1)
công việc quan trọng nhứt của ông Hồ gồm: cầu phong với
► 
2011
(1)
đồng minh; đút lót tiền bạc cho các tướng Tàu để họ không
can thiệp; tiếp tục đi đêm thương thuyết với Pháp để có thì
giờ khủng bố người quốc gia.

About Me

VIET NAM QUE HUONG TOI


Công việc cầu phong với đồng minh để họ nhìn nhận “Việt Minh
NGUOI TON TRONG SU THUC là tập họp các đảng phái quốc gia, đã từng tranh đấu bên
View my complete profile cạnh đồng minh, chống Pháp, chống Nhựt.. Xin đồng minh
nhìn nhận Việt Minh là đại diện duy nhứt và chính thức của
dân tộc Việt Nam” thất ba.i. Ông Hồ dàn cảnh để dân chúng
đón tiếp phái bộ của thiếu tá A. Patti, đôn phái bộ nầy lên làm
“phái bộ đồng minh đến nhìn nhận và thâm xã giao chánh phủ
lâm thời”. Phái bộ không tới vì biết mình bị lợi du.ng. Việt Minh lại
dàn cảnh đoàn biểu tình đến nhà riêng để phái đoàn ra đứng
trước cửa cho họ chào.... Nhiều người biết việc ấy chỉ là một màn
lừa bịp, nhưng một số lớn dân chúng vẫn chưa hiểu.

Mặt khác, các tướng Trung Hoa, đại diện đồng minh, đến tiếp thu
và giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở lên, đã bị ông Hồ đút lót
tiền, vàng, để ông ta tự ý hành động mọi việc có lợi cho đảng
cộng sản. Trong khi đó, Việt Minh vẫn đi đêm thương thuyết với
Pháp để họ có thì giờ rảnh tay đàn áp, khủng bố những đảng phái
quốc gia yêu nước. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, trong hồi ký đã viết:
“Đã nói chánh sách của Việt Minh là một chánh sách giả
dối, lường ga.t. Còn là một chánh sách gây câm thù, một
chánh sách bốc lột, một chính sách chém giết. Tất cả
những chính sách xảo trá và tàn bạo của Việt Minh thấy ở
mỗi hành vi, phân tích ra từng mục là một điều phức ta.p.
Cho nên chỉ nói ra ít nhiều trường hợp, để có ít nhiều quan
niệm” (Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, tr. 325).

“... Về tuyên truyền, có thể nói Việt Minh đã thắng thế. Qua
tuyên truyền của Việt Minh phải nói là một sách lược cao độ, cả
một nghệ thuâ.t. Cán bộ Việt Minh thường dựng đứng lên những
chuyện có tính cách tốt đẹp, vẻ vang, có lợi cho họ, cho đảng, và
dĩ nhiên dìm, hạ thấp đối phương. Dân chúng sẵn sàng tin, lại tán
dương thêm vào. Về sau, những chuyện đơm đặt kia, dân cũng
không cần xét đến thực hư, dẫu có biết chắc là không có, cũng
sẵn sàng quên, rồi tin ngay một chuyện đồn khác.. “. Yêu nhau
nên tốt” là thế. Mặc dầu Quốc Dân Đảng thời ấy, tung ra mấy
tiếng gọi là một thành ngữ “nói dối như vẹm”, vẹm vẫn nói dối
và vẫn lường gạt được dân. Dân chúng tin Việt Minh đến mức có
thể nói như 'ăn phải bùá. Tất cả đã ủng hộ Việt Minh từ trước,
hoặc mới theo, đều có một thái độ căm thù Quốc Dân Đảng. Chỉ
phong thanh nghe nói những ai là Quốc Dân Đảng, không cần
biết tông tích, thành tích, không cần biết tâm tình, không một
mảy may suy nghĩ, gắn ngay cho những người ấy những tiếng
“phản động”, “phản quốc” và muốn bắt giam ngay, muốn giết
ngay.

Về chuyện giết lẫn nhau nghe thuật lại: hai lãnh tụ quan trọng
Quốc Dân Đảng là Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Thế Nghiệp mà
tôi có gặp mấy lần trong thời gian trước ngày Việt Minh đảo
chính, đều bị cắt tiết ở Trèm Vẽ, xác trôi sông. Những vụ chôn
sống, cũng được nghe kể lại, nay quên tên mất nhân vật và nơi
chốn. Những vụ ám sát thì nhiều, kể một vụ là Nhượng Tống....

Nhưng riêng chuyện cắt tiết thì phương pháp tàn nhẫn đối với
người như đối với loài vật vâ.y. Việt Minh không những thi hành ở
thủ đô trong cuộc tranh đấu với Quốc Dân Đảng, mà còn thi hành
ở các thôn quê trong công cuộc trừng trị những phần tử gọi là
phản đô.ng. Ở đây, cắt tiết còn moi gan trong những trường hợp
giết vì thù cá nhân.

Thời kỳ đầu, Việt Minh cầm chánh quyền, cán bộ còn thiếu súng
đa.n. Chôn sống, cắt tiết dành những triê.u chứng căm thù, cũng
còn là những phương pháp tiết kiệm đa.n. Lại một thủ đoạn nữa,
tàn nhẫn bội phần là lấy búa bổ lên đầu người, như đồ tể bổ vào
đầu vâ.t. Ngay hồi còn ở chiến khu mà Việt Minh cũng đã giết
những người Việt hay Nhựt nghi ngờ, cán bộ chỉ dùng gươm, dao
chém, hay búa bổ để khỏi phí đa.n.

Ngoài sự tranh giành thế lực, Việt Minh còn có những vụ tống
tiền. Vụ tống tiền công khai và vĩ đại của Việt Minh là “Tuần lễ
vàng”. Việt Minh lớn tiếng kết tội tội những người quốc gia
là “phản quốc”, “Việt gian”, “phản động”, “thổ phỉ” mà cho
tới nay chưa trưng được bằng cớ nào về những hành động
mà họ đã phao vu, thêu dệt cho những người đã bị họ giết.
Còn trong khi đó, Việt Minh lại xu phụng người ngoại quốc thì
được gọi là... yêu nước! Thỏa thuận cho Pháp vào chiếm đóng
các thành phố lớn trên đất Bắc, Việt Minh lại hô hào chống
Pháp. Tiêu diệt tất cả các đảng phái quốc gia, Việt Minh hô
hào “chỉ có một Mặt Trận Việt Minh”. Kẻ có chánh nghĩa, lại
không biết kỹ thuật tuyên truyền như Việt Nam Quốc Dân Đảng
(Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách),
dùng tờ báo sao trắng, vạch trần bộ mặt thật của Việt Minh là
cộng sản, và Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. cán bộ Đệ
Tam cộng sản trá hình, thí ít được dư luận chú ý...” (Nguyễn Xuân
Chữ, tr. 303).

Trong khi Hồ Chí Minh theo phái đoàn qua Pháp dự hội nghị
Fontainebleau, thì ở nhà, đã ra mật lịnh cho Giáp tàn sát, tấn
công tất cả trụ sở của Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội... Võ
Nguyên Giáp là kẻ chủ mưu bịa đặt, ngụy tạo, vu khống các
vụ án Ôn Như Hầu, cầu Chiêm Sơn.... để thẳng tay tấn công các
đảng phái tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Việt Trì,
Hưng Hóa, Yên Báy, Phú Thọ tới sát biên giới Trung Hoa.

Ông Nguyễn Việt thuật lại: “...Riêng anh tôi, cùng một số đồng
chí bị vây tại nhà ga xe lửa Việt Trì, và bị bắt sống trên trần nhà
Hotel de la gare của cụ bà Lưu. Việt Minh giam tất cả trong nhà
máy giấy Việt Trì, ngay đầu cầu Bạch Hạc, rồi đem ra bờ sông
giết bằng lưỡi lê, xác bị vứt xuống sông mất tích. Nhiều người
trốn thoát được trong vụ càn quét nầy biết rõ.. Tại Bắc Bộ Phủ,
thư ký riêng của Phạm Văn Đồng, hiện sống ở Hà Nội, biết rõ vụ
nầy. Cũng không ngờ, trong số bị giết, có người em chú bác ruột
với mình. Biết cũng vậy, không biết cũng thế thôi, đối với
người cộng sản không có nhân tình, cũng chẳng có nhân
tính. Ai ở trong hàng ngũ Việt Minh, chỉ có một cách giải
quyết duy nhất là giết, kể cả bố mẹ, anh em hay những
người thân yêu nhất”.

“Tại Hải Phòng, khi rút lui, Việt Minh bắt dân chúng Hải Phòng
phải tản cư sang Kiến An, đi bộ nườm nượp suốt ngày đêm cả
tuần lễ. Đồng thời, khi tản cư, Việt Minh thực hiện kế hoạch nhằm
vào 3 thành phần phải tiêu diê.t. Đó là:

- Việt gian: đối với những người nào trước kia đã làm việc cho
Pháp. Trong lúc chạy loạn, ông thợ cắt tóc, gia đình chỉ có bộ đồ
nghề dao cao, kéo, tông đơ và cái gương. Việt Minh nói “cái
gương đó có thể làm ám hiệu cho phi cơ Pháp bỏ bom”. Ông thợ
cắt tóc hiền lành vô tội, bị lôi ngay ra lề đường bắn bỏ tức khắc.
Anh thanh niên mặc áo sơ mi trắng, quần xanh thợ máy, túi cày
bút chì xanh đỏ, đúng là cờ tam tài của Pháp, bị cho là ám hiệu
của bọn Việt gian, bị bắn ngay.

- Phản động: là thành phần không theo chúng như Việt Quốc,
Việt Cách, công chức người Pháp, quan lại cũ, chánh tổng, lý
trưởng.... nếu không chịu làm việc, tham gia các công tác như tự
vệ, canh gác khu phố... đều bị ghép vào hai tiếng ‘phản động’.

- Thổ phỉ: để chỉ những người Hoa ở lại Hải Phòng, không chịu
tản cư, mà treo ở trước nhà tấm bảng “Maison chinois” để tỏ ra
trung lập, đứng ngoài cuộc chiến. Ngoài ra, khi thấy người Pháp
vào nhà họ mua thức ăn, họ bị ghép tội “tiếp tế cho địch”.

“....Công việc đầu tiên của Việt Minh trong khi kêu gọi tản cư là
phá nhà cửa ở tỉnh lỵ thành bình địa, phân tán mỏng lực lượng,
nếu bị tấn công thì rút nhanh và bảo tồn lực lươ.ng. Ở vào trường
hợp nầy, cái khó là làm sao đem theo và nhốt ở đâu một số lớn
mà họ gọi là “Việt gian, phản động”? Sách lược cố hữu của Việt
Minh từ xưa tới nay vẫn không thay đổi: đó là giải phóng, tức là
“giết”. Bộ đội trong tiểu đoàn, chỉ cách trại giam có một bức
tường. Đêm đêm nghe nhiều tiếng bốp bốp... tiếp theo là tiếng
rên nhỏ và tiếng người ngã huy.ch. Toán tuần tiễu và canh gác tò
mò, trèo lên tường nghe ngóng: một cảnh tượng hãi hùng diễn ra
trước mắt. Tên Rộng, mặt rỗ, thường gọi là “Rộng rỗ”, đứng giạng
chân, tay cầm búa tầm sét, nhấm ngay chính sọ người bị giam bổ
mạnh như bổ củi. Nạn nhân bị bịt mắt, chỉ còn kêu được tiếng hự
rồi ngả vật xuống đất. Vì số người bị giam quá đông, nếu giết
không kịp, khi bị tấn công, nên tên Rộng la lớn:

- Không bịt mắt nữa! Không cần trói!

Thế là nạn nhân vừa bước ra, ngơ ngác, chưa kịp định thần nhìn
sự thế bên ngoài, đã bị tên Rộng quai cho một búa vào sọ, ngã
vật, dẫy giẫy và chết tươi....

Và cứ thế suốt đêm, xác người chồng chất cao như đống rạ, máu
chảy lênh láng ngập sân. Sáng hôm sau, chúng xúc từng thùng
đất đổ lên máu, rồi hốt đổ ngay lề đường, ngoài trại giam. Rồi
máu đông thành cục với đất, ruồi nhặng bu đen. Bộ đội chạy tập
thể dục buổi sáng, đến quãng đường nầy dội ngược trở lại, vì mùi
xú uế xông lên nồng nă.c. Còn xác chết, chúng đào từng hố lớn
ngay chân núi Cột cờ, sau trại lính khố xanh cũ. Vì quá vội vã,
chúng lấp đất kín xác người cho xong chuyê.n. Qua này hôm sau,
xác chết sình lên, đẩy mấy lớp đất mỏng bên trên, để lộ nguyên
người, giò, cả chân, tay. Mùi hôi thúi tỏa đi khắp nơi thôn xóm lân
câ.n. Không biết làm sao, chúng chất rơm phủ kín xác người và
đốt. Đốt hết lớp nầy đến lớp khác, đến khi xác bị cháy xẹp xuống,
chúng lấp đất la.i. Cảnh tượng đó được lập lại chôn hơn 14000
dân Huế vào dịp tết Mậu Thân”. (Hồi ký Nguyễn Việt, báo Lạc
Việt).

Còn ở Trung Bộ, việc bắt cóc rồi thủ tiêu những nhân vật có uy
tín, hoặc thuộc các đảng Việt Quốc... đều được thực hiện âm
thầm, ít lộ liễu hơn. Chẳng hạn, trường hợp ông Phạm Quỳnh, bị
cán bộ Việt Minh tới nhà mời đi họp vào buổi xế, rồi sau đó mất
tích. Cùng bị giết với ông Phạm Quỳnh còn có ông Ngô Đình Khôi,
một người con ông Khôi là Ngô Đình Huân và một người đàn bà
cho tới nay chưa xác định rõ là ai: người đàn bà Bắc Bộ, ăn mặc
theo lối Bắc. Bác sĩ Hồ Văn Châm còn kể lại nhiều vụ Việt Minh
giết người ném đá giấu tay như trường hợp các ông giáo sư của
trường Quốc Học Huế như: giáo sư Nguyễn Trung Thuyết, Đại Việt
Quốc Dân Đảng bị Trần Việt Châu là trưởng phòng chánh trị sở
công an Trung Bộ cho người bắt giữ vào một ngày cuối tháng
10/1946. Giáo sư Thuyết đang ngồi ăn cơm trưa với bác sĩ Bửu
Hiệp, là xứ trưởng xứ bộ Trung Việt của Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Sau đó, thầy Thuyết bị đưa ra giam tại lao xá Đồng Hới, rồi bị
Việt Minh giết. Thầy Ngô Văn Hân, thường viết bài cho báo Sống
Mới của Phan Quang Bổng, cùng với thầy Phan Ngô xuất bản ở
Huế tờ nhựt báo Dân Đen, đấu tranh đòi cải tổ dân sinh, dân chủ.
Tất nhiên chỉ có cộng sản giết thầy và nhà cầm quyền đương thời
cũng theo dõi, rình rập thầy dữ lắm. Thầy Ngô Văn Hân thuộc
Quốc Dân Đảng, được sự hỗ trợ của thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu
Thứ, lập ra “nhóm thứ năm”, qui tụ một số tí thức và nhân sĩ Huế,
và các đệ tử ruột của thầy ở ban Tú Tài như các anh Lê Tuyên, Lê
Văn, Nguyễn Văn Mừng, Thái Mộng Hùng, Âu Ngọc Hồ...

Hoạt động của “nhóm thứ năm” kéo dài nhiều năm, chỉ chấm dứt
ít lâu sau khi thầy Ngô Văn Hân bị Việt Minh bắt ở Bàu Vá và xử
bắn ở Nam Đông, vùng ngoại ô thành phố Huế! Nhóm Đại Việt
Quốc Dân Đảng thành lập bởi Trương Tử Anh tại Hà Nội vào năm
1939 và nhanh chóng phát triển tại 3 kỳ. Xứ bộ Bắc Việt do bà cả
tề (Đặng Thị Khiêm), Trung Việt có Bửu Hiệp và Nam Việt có
Nguyễn Văn Hướng, tức em ruột bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương.
Cuối năm 1946, Việt Minh bắt và giết Trương Tử Anh, tấn
công các chiến khu của Quốc Dân Quân, khủng bố trắng. Một
người biết rõ thủ đoạn của Việt Minh là Lê Khang. Khang
trước là đảng viên Đệ Tứ quốc tế, sau theo Việt Nam Quốc
Dân Đảng, lãnh đạo ban chấp hành. Lê Khang có mặt trong
buổi họp lịch sử của Quốc Dân Đảng tối ngày 18/8/1945
tại Hà Nội để thảo luận việc cướp chính quyền. Trong lúc
lực lượng võ trang của Quốc Dân Đảng điều động từ chiến
khu Lạc Triệu về tập trung tại trường tiểu học Hàng Kèn để
đợi lệnh khởi nghĩa, thì các vị lãnh đạo Quốc Dân Đảng
ngần ngừ, thiếu quyết đoán, ngại đổ máu, trừ một mình Lê
Khang cương quyết chủ trương cướp chánh quyền ngay
trong đêm. Những lý lẽ của Lê Khang đưa ra vô cùng xác đáng.
Lê Khang cảnh cáo rằng Việt Minh sẵn sàng cấu kết với
thực dân Pháp và với quân phiệt Tàu, để tiêu diệt những
người cách mạng dân tô.c. Nếu để Việt Minh cướp chính
quyền, họ sẽ trở mặt vu cáo người quốc gia là phản động,
là Việt gian. Vì vậy Quốc Dân Đảng phải nắm chính quyền
ngay, thu súng đạn của Bảo An Binh, tiếp nhận khí giới của
quân Nhựt chứa trong kho Ngọc Hà để trang bị cho 3 sư
đoàn quân cách mạng để làm chủ tình thế.

Tiếc thay, ý kiến của Lê Khang không được hội nghị chấp thuận,
đại sự hỏng ngay từ bước đầu. Lê Khang bèn tức tốc lên Tam
Lộng, phối hợp với Đỗ Đình Đạo, sáng ngày 22/8/45 cướp chính
quyền Vĩnh Yên. Lê Khang làm chủ tịch chánh trị, bỏ chiến khu
Vĩnh Yên, Đỗ Đình Đạo làm tư lệnh, Lê Thanh phụ tá, rồi mở rộng
tiến lên các tỉnh Yên báy, Phú Thọ, Việt Trì, Lao Cay... Đầu năm
1946, Lê Khang được điều động về trung ương, đại diện cho Quốc
Dân Đảng, công tác trong ban Liên Kiểm của chính phủ Liên Hiệp
Kháng Chiến, cùng Trần Văn Giàu (?) đại diện Cộng sản đi các nơi
dàn xếp các vụ xung đột võ trang giữa Việt Minh và Quốc Dân
Đảng. Ít tháng sau, Lê Khang vào Thanh Hóa, giúp củng cố và
mở rộng chiến khu Di Linh Bái Thươ.ng. Sau vụ Ôn Như Hầu, Lê
Khang bị công an Cộng sản bắt giam ở Hỏa Lò, rồi đưa lên
lao xá Phú Thọ, đến giữa năm 1947 thì bị thủ tiêu cùng với
Phan Kích Nam và 11 đảng viên Quốc Dân Đảng khác. Một
đời Lê Khang nhìn xa thấy rộng, gốc gác là cộng sản, biết quá rõ
về cộng sản mà rút cục vẫn không thoát khỏi chết thảm dưới bàn
tay của cộng sản! (Câu Chuyện Xoay Quanh Lá Cờ của Bác sĩ Hồ
Văn Châm, báo Đi Tới).

Trong khi tìm cách tiêu diệt những người ngoài đảng Việt
Minh, ông Hồ bắt đầu bí mật liên lạc với Pháp. Theo sự tiết
lộ của Sainteny thì do sự dàn xếp của Hoàng Minh Giám,
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám đến gặp
Sainteny, Salan và Pignon. Họ bí mật gặp nhau nhiều lần trong
đêm, tại một biệt thự gần công trường Paul Bert. Hai bên thương
lượng một hiệp ước để Pháp đổ quân vào Hà Nội và Hải Phòng,
ngược lại chỉ nhìn nhận “Việt Nam là nước tự do”.

Một tuần sau (7/12/45), Pignon lại bí mật giao cho Hoàng Minh
Giám một bản dự thảo hiệp ước sơ bộ mà Hồ đợi sau ngày thành
lập chính phủ liên hiệp, mới dám ra mặt để ký kết vì sợ dân
chúng chống đối. (Việt Nam Niên Biểu, Chính Đạo, tr. 291). Sau
đó Pignon vào Saigon báo cáo những cuộc gặp gỡ bí mật với Việt
Minh cho Cao Ủy D'Argenlieu. Cao Ủy Pháp đồng ý gặp Hồ Chí
Minh trên chiến hạn Richelieu đậu ở ngoài khơi Đồ Sơn. Lúc đó,
chính phủ Liên Hiệp vừa trình diện quốc hội và được phê chuẩn.
Ông Hồ công khai thương thuyết với Pháp, không còn đi đêm nữa.

Cụ Trần Trọng Kim kể lại: “Khi chính phủ Pháp ký hiệp ước với
chính phủ Trung Hoa rồi mới trù tính đem quân ra Bắc Bộ.
Cao cấp ủy viên nước Pháp lúc ấy là D'Argenlieu, có ra vịnh
Hạ Long, mời ông Hồ Chí Minh xuống tàu nói chuyê.n. Ông
Hồ đi với ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng ngoại giao và
mấy người khác nữa. Xuống dưới tàu, chỉ một mình ông Hồ
được vào buồng nói chuyện, còn mọi người đứng ở ngoài.
Xong việc nói chuyện ở dưới tàu chiến rồi, cao cấp ủy viên
là ông Sainteny thay mặt để lên Hà Nội cùng với Hồ Chí
Minh và Vũ Hồng khanh... ký tờ hòa ước mồng 6/3/46”. Rõ
ràng ông Hồ thương lượng riêng với Pháp, không cho bất cứ ai
biết. Khi xong việc, ông nhân danh chính phủ Liên Hiệp ký vào
hòa ước. Ông mời Vũ Hồng Khanh ký phó thự, để cùng chia xẻ
trách nhiê.m. Trong lúc Hồ đi đêm thương thuyết với Pháp,
dư luận biết Hồ “bán nước”, nên dân chúng biểu tình, do
Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức, để chống lại Hồ Chí
Minh. Đoàn biểu tình cũng yêu cầu Bảo Đại lên cầm quyền (Việt
Nam Niên Biểu, Chính Đạo, tr. 308).

Hiệp ước sơ bộ vừa ký kết, phía Viêt Minh cho là “thắng lợi”, bắt
dân chúng lên tỉnh khiêng về huyện, rồi từ huyện khiêng về xã,
về thôn để “học tập”.

Tuy nhiên, đó chỉ là một sự bán nước trắng trơ.n. giặc thập
thò trước cửa, Hồ ký hiệp ước rước giặc vào tận trong nhà.
Việt Nam Quốc Dân Đảng thấy rõ âm mưu của Hồ, nên lại
hô hào dân chúng biểu tình rầm rộ tại nhà hát lớn, chống
Hồ Chí Minh. Hồ phải sai Phạm Văn Đồng tới giải đô.c. Hồ còn
thề thốt “Hồ Chí Minh nầy không bán nước đâu” (Việt Nam Niên
Biểu, tr. 321).

Nam Bộ: 3 tuần độc lập bánh vẽ, Việt Minh phá nát lực
lượng kháng chiến.

Ba tuần độc lập bánh vẽ ở Nam Bộ (2/9 tới 23/9/45) cũng như
một năm độc lập dưới chế độ quân quản của các tướng Lư Hán,
Tiêu Văn, Việt Minh đã gây cảnh cốt nhục tương tàn, phá nát thế
đoàn kết kháng chiến, cuối cùng chỉ còn một lực lượng duy nhứt
là Việt Minh, tức cộng sản trá hình. Việt Minh bôn đào, trốn mất
dạng, mặc cho quân Pháp tung hoành chiếm lại lãnh thổ mà họ
đã mất. Cuộc chiến tranh kỳ lạ, diễn ra hàng ngày, hàng giờ giữa
những người lãnh đạo và những kẻ đồng chiến tuyến. Về ngoại
giao, Việt Minh thất bại hoàn toàn. Không một nước đồng minh
nào nhìn nhận Mặt Trận Việt Minh hay Lâm Ủy Hành Chánh Nam
Bộ, cũng như Chính Phủ Lâm Thời tự phong ở Bắc Bộ.

Chiếm ngụ tại dinh Norodom Nam Kỳ (dinh Độc Lập sau nầy),
Trần Văn Giàu và Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ, tức chính phủ lâm
thời của ông ta, ra lịnh “chuẩn bị tiếp đón phái bộ đồng minh”.
Lâm Ủy ta thông cáo:

“Dân chúng phải cộng tác với chính phủ tổ chức lễ “đón
tiếp phái bộ đồng minh thật long tro.ng. Mỗi nhà, mỗi công
sở hay tư nhân phải treo đủ 4 lá cờ đồng minh: Anh, Pháp,
Nga, Mỹ....trong đó lá cờ VN treo ở giữa. Ngoài đường phố,
các biểu ngữ giăng khắp các ngã tư, ngã ba đường lớn:

- Hoan hô phái bộ đồng minh!

- Độc lập hay chết!

- Thà chết còn hơn nô lệ!

Ngày 3/9, đại diện Pháp và Việt Minh họp tại Sàigòn. Phía đồng
minh có Henry Brain, cố vấn cho tướng Gracey, đã nói với phái
đoàn Việt Minh do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cầm đầu:

- Người Anh không nhìn nhận chính phủ do quân thù (Nhựt) tạo
nên. Lâm Ủy Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ không phải là
một chính phủ hợp pháp do toàn dân bầu ra, do đó không đại
diện cho toàn dân Nam Bộ.

Theo nhận xét của đồng minh, thì mối quan tâm của Lâm
Ủy Hành Chánh là tìm cách tiêu diệt tất cả các đảng phái,
khuất phục mọi sự chống đối việc làm của họ, để tỏ ra Việt
Minh có đủ khả năng giữ trật tự khi đồng minh tới.

Ngày 6/9/45, đại tướng Gracey, đại diện tổng tư lịnh đồng minh ở
Đông Nam Á là Lord Mounbatten tới Sàigòn. Ông ta nhân danh
đồng minh, nắm quyền chỉ huy từ vĩ tuyến 16 trở xuống phía
Nam. Ngày hôm sau, không biết hai bên có hop mật như thế nào,
đột ngột Lâm Ủy Hành Chánh ra lịnh khiến dân chúng hoang
mang: “giải tán các tổ chức dân quân chống Pháp”. Ủa sao
lạ vậy? Mọi người ngơ ngác hỏi nhau câu ấy. Lịnh của Trần Văn
Giàu nói rõ: “Đối với những ai đã kêu gọi dân chúng võ
trang chiến đấu chống lại phe đồng minh (ý nói chống
Pháp) sẽ bị coi là phá hoại và sách đô.ng.” Lúc nầy Pháp và
Việt Minh còn hưu chiến (1 tuần, đến ngày 10/10/45). Pháp cần
thời gian chờ viện binh tới. Việt Minh cần thời gian để loại những
người quốc gia ngoài đảng Việt Minh. Cả hai bên gặp nhau chỗ
đó, mới có sự hưu chiến. Lần lượt nhiều chiến hạm Pháp chở viện
binh tới Sàigòn. Trong khi đó, nhiều máy bay của Pháp bay qua
không phận Sàigòn, thả truyền đơn đe do.a. Tình trạng chiến
tranh có vẻ nguy cấp thêm.

Ngày 12/9, có thông cáo của phe Trotskyist công khai tố


cáo Việt Minh phản bội chính trị, đang tìm cách thương
thuyết với Pháp và nhận những điều kiện gần như đầu
hàng, trước sự đe dọa tấn công của quân Anh Pháp. Ngày
hôm sau 13/9, tướng Gracey ra lịnh đuổi Ủy Ban Hành Chánh ra
khỏi dinh Norodom (Dinh Toàn quyền cũ). Liền ngày ấy, hồi 4:30
phút, Dương Bạch Mai, thanh tra chính trị miền Đông, chỉ huy
một nhóm thanh niên cứu quốc bao vây trụ sở của nhóm Đệ Tứ
quốc tế CS, đang nhóm đại hô.i. Trong lúc giặc Pháp khiêu
khích, Việt Minh chỉ lo khủng bố những người cùng chung
chiến tuyến. Mặc dầu quân số đông, võ khí đầy đủ hơn, nhưng
phe Đệ Tứ chịu để bị Việt Minh bắt. Việt Minh tịch thu súng
trường, tước súng lục (súng cá nhân), cướp trụ sở, lấy đi nhiều tài
liệu như máy đánh chữ. Dương Bạch Mai còn ra lịnh cho nhóm
cứu quốc dưới quyền của y đập phá bàn ghế, xé cờ Đệ Tứ CS, đốt
tài liệu, sách báo.....chỉ vì phe Trotskyist muốn tránh đổ máu nên
không kháng cự.

Sau khi thi hành cuộc khủng bố nầy, Trần Văn Giàu tuyên bố bắt
đầu tàn sát phe Trotskyist ở Nam Bộ. Lần lượt, các thành viên
phe Trotskyist đều sa lưới CS đệ tam.

Người ta còn nhớ, trong cuộc biểu tình mừng độc lập 2/9, chẳng
những Giàu cho biểu dương lực lượng bằng 4 sư đoàn dân quân
như là một sự thách thức đối với thực dân Pháp mà cũng kích
thích lòng dũng cảm của toàn dân khi quân đồng minh tới, đồng
thời cũng làm nản chí nhóm Trotskyist khi nhóm nầy kêu gọi dân
chúng võ trang. Rồi cũng do lịnh Dương Bạch Mai, phóng thích
những người Pháp bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 2/9 để hòa
hoãn với Pháp, đặng rảnh tay đối phó với người quốc gia. Lịnh
phóng thích nầy làm cho dân chúng hoang mang, nghi ngờ thái
độ của Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ. Chẳng những thế, Lâm Ủy
Hành Chánh Nam Bộ còn ra lịnh thật động trời: “Cấm mang võ
khí như dao găm, mã tấu hay tầm vông vạt nhọn, súng
trường....ngoa.i trừ dân quân và các toán an ninh, tự vệ của Lâm
Ủy Hành Chánh.

Trong khi Việt Minh nhượng bộ Pháp, nhóm Đệ Tứ quốc tế tổ chức


một cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, rải truyền đơn kêu gọi
tăng cường các ủy ban nhân dân và võ trang quần chúng chống
bọn đế quốc dù mang nhãn hiệu phát xít hay dân chủ.

Trong cuộc biểu tình nầy, nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu nhằm
chống áp bức, bất công xã hội như:

- Chia đất cho dân cày

- Công nhân làm chủ xí nghiệp

- Độc lập cho Đông Dương.

Trước vụ này, nhóm Đệ Tứ bị phản ứng từ hai phía Việt Minh và


Pháp:

Báo Dân Chúng của Việt Minh tố cáo nhóm Trotskyist là Việt gian,
xúi giục dân chúng làm loa.n.

Phía đồng minh và Pháp ra lịnh cho thống chế Terauchi phải chịu
trách nhiệm giữ trật tự, tức phải dẹp các đám biểu tình như vậy
(4/9).

Phái bộ đồng minh tới Sàigòn, Việt Minh vẫn tiếp tục bắt
bớ, khủng bố nhóm Trotskyist, bắt một số lãnh tụ Hòa Hảo,
rồi kết tội họ: âm mưu đảo chánh chính phủ tức Lâm Ủy
Hành Chánh. Lý do nhóm Trotskyist trưng bằng chứng Giàu
làm mật thám cho Pháp.

Ngày 7/9/45 tin Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi được lan truyền
ở Sàigòn. Tin này được dán trước tòa soạn báo Tranh Đấu tại ngã
tư đường Garros và Lagrandière. Nhóm La Lutte thách thức Trần
Văn Giàu về vụ nầy, Giàu trả lời: vụ Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng
Ngãi không có liên quan gì tới Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ. Ủy
ban hành chánh Quảng Ngãi không có quyền xét xử Tạ Thu Thâu.
Cũng ngày đó, báo Cờ Giải Phóng của Việt Minh tại Hà Nội kêu
gọi: “Phải triệt hạ ngay bọn Trotskyist. Lý do thầm kín vụ
nầy là do ông Hồ. Vũ Thư Hiên viết:

“Ông Phạm Ngọc Thạch, trong một câu chuyện vui tại nhà tôi hồi
đầu thập niên 1960 nói với ông Dương Bạch Mai:

- Mấy chả không ưa mầy, vì mầy thẳng như ruột ngựa, nghĩ sao
nói vậy, mầy làm mấy chả mếch lòng, mới lòi cái vụ mầy hợp tác
với đám Tờ-rốt-kít ra mà rêu rao.

- Thì mầy cũng bị mấy chả rêu rao là có thời chơi thân với Nhật
đó thôi. Chơi với Tờ–rốt-kít thì mẩy cũng có chơi chớ bộ.

Dương Bạch Mai cười ngất:

- Nè, cẩn thận, sổ đen của mấy chả có ghi thêm vô chớ không có
xóa đâu nghen!

“Theo cha tôi, thái độ của những người lãnh đạo CSVN đối
với những người Tờ-rốt-kít là không thể hiểu đươ.c. Họ có
thể đoàn kết với bất cứ ai khác, trừ những người Tờ-rốt-kít,
thậm chí cả những hành động cụ thể chống lại nhà cầm
quyền thuộc địa” (Hồi ký Vũ Thư Hiên)

Để giải thích thái độ bất cộng đới thiên nầy, người ta dẫn ông Hồ
Chí Minh: “Đối với bọn Tờ-rốt-kít không thể có một thỏa
hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như
là tay sai của phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị”
(trích báo cáo của ông gởi Quốc Tế CS cuối năm 1939).

Quả ông Hồ có viết như vâ.y. Lập trường cứng rắn này của ông,
được những người nghiên cứu tiểu sử ông giải thích bằng sự cần
thiết: phải thanh minh trước một quốc tế đa nghi, dưới sự chỉ đạo
của Stalin sắt thép.

Hồi ấy, quốc tế nghi ngờ lập trường cách mạng vô sản của ông
Hồ, cho rằng nó không vững chãi. Ông cần sự ủng hộ của quốc tế
cho mục đích giải phóng dân tộc hay cần tiền để sống qua ngày
trong khi còn lang bạt nơi đất khách quê người, mà quốc tế là
nguồn cấp đó?

Trở lại việc đồng minh tới Sàigòn gặp đại diện của Trần Văn Giàu.
Đột ngột Giàu theo lịnh của đồng minh, ra lịnh: Đại bản doanh
quân Nhựt có lịnh buộc Lâm Ủy Hành Chánh phải giải giới 4 sư
đoàn mới thành lập vội vã ngày 29/8/45. Theo Giàu thì nhóm, Đệ
Tứ biểu tình trước chợ Bến Thành, đòi võ trang dân chúng chiến
đấu, tạo cơ hội cho ngoại quốc cướp đoạt chủ quyền của VN. Lại
một lần nữa, Giàu đổ tội cho phe Đệ Tứ. Đối với Việt Minh, sách
lược của họ cũng kỳ lạ: Khi giành được quyền hành, đánh
không được thì đàm. Hòa đàm thất bại, bị dồn vào thế gần
như đầu hàng thì lại đổ tội cho nhóm Đệ Tứ. Tại sao Việt
Minh cầm quyền lại đổ tội cho kẻ khác khi đồng minh và
Nhựt ra lịnh giải tán quân dân? Đó là thủ đoạn của Việt
Minh.

Nhắc lại Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, nhận lịnh ông Hồ, tức
tốc vào Nam đảo chánh Trần Văn Giàu. Nhiệm vụ bí mật của Việt
và Lãnh là củng cố sự lãnh đạo của đảng CS miền Bắc. Họ mở
phiên họp tại dinh thống đốc Nam Kỳ. Ngoài mặt, họ làm bộ
cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh, mời nhiều nhân vật đối lập, bên
ngoài đảng tham gia, làm ủy viên hoặc cố vấn, có mục đích
cầm chân họ để tiêu diê.t. Đây là một thủ đoạn thâm độc,
gian hùng của Việt Minh thời kháng chiến.

Chính Hoàng Quốc Việt (tên thật là Hà Bá Cang) là người được


đảng CS miền Bắc cử theo dõi Tạ Thu Thâu khi Thâu về tới Quảng
Ngãi. Khi Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vừa lên đường, ông
Hồ liền phái một nhóm binh lính trung thành với ông ta lên đường
vào Nam để tăng cường quyền hành cho Việt và Lãnh, đề phòng
phe miền Nam chống lại phe miền Bắc. Đó là các đạo quân Nam
tiến Quang Trung, và một toán 72 khóa sinh mới tốt nghiệp khóa
4 quân chính vào Nam Bộ ngày 4/10/45. Các đoàn quân Nam tiến
ấy với danh nghĩa là giúp dân Nam Bộ đánh Pháp. Độc giả có thấy
sự khôi hài, giả tạo ở chỗ đó? Nam Bộ đâu thiếu nhân lực, tài lực,
vật lực để kháng chiến mà phải nhờ đến Bắc chi viện? Bí mật lịch
sử đó ít người biết. Sự thật, toán quân Nam tiến nầy chỉ bảo
vệ quyền lợi của phe CS miền Bắc. Trong phiên họp cải tổ Lâm
Ủy ngày 8/9/45, Việt và Lãnh chọn sẵn một nhân vật gốc đại điền
chủ ở Trà Vinh, có vợ đầm là luật sư Phạm Văn Bạch làm chủ tịch
Ủy Ban Hành Chánh......Ủy ban mới cải tổ nầy gồm:

- Chủ tịch: Luật sư Phạm Văn Bạch

- Ủy viên quân sự: Trần Văn Giàu

- Ngoại giao: Phạm Ngọc Thạch

- Nội vụ: Nguyễn Văn Ta.o.

Các ủy viên: Ngô Tấn Nhơn, Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Văn
Nghiêm, Huỳnh Văn Tiểng, Từ Bá Đước.

- Dự khuyết: Phan Văn Hùm (không nhận) Trần Văn Nho, Nguyễn
Văn Thủ.

- Cố vấn đặc biệt: Huỳnh Phú Sổ

(Tài liệu của Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, trang 260).

Hồi đó rất ít người biết thủ đoạn của Việt Minh. Họ rất quỷ
quyê.t. Ngoài mặt Việt Minh luôn kêu gọi đoàn kết, liên
hiệp, hợp tác, nhưng bên trong tìm cách ám sát, bắt cóc,
thủ tiêu. Đường lối của Việt Minh là làm mọi cách độc
chiếm chính quyền. Tạm giấu biệt bộ mặt thật CS, ông Hồ giả
vờ giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng vẫn duy trì
và gia tăng sự lãnh đạo của đảng, nhứt là Nam Bộ. Khi
mạnh, đánh được, thì phao vu, rồi trở mặt, tàn sát, tiêu
diê.t. Khi yếu thế, đánh không được thì liên hiệp, đoàn kết.
Ban ngày hợp tác trong các ủy ban, ban đêm tới mời họp, rồi thủ
tiêu mất tích, cách làm việc của Việt Minh ở đâu cũng giống nhau.
Khi Pháp mở cuộc tấn công, nhiều người tản cư về hậu phương, bị
Việt Minh chận bắt, rồi kết tội là Việt gian rồi cho mò tôm. Chiến
dịch dã man nhứt là thời gian 10 ngày hưu chiến trong tháng
10/45, Việt Minh gieo ác mộng kinh hoàng cho những người yêu
nước, nhưng không chịu theo Việt Minh. Những ai không theo Việt
Minh là Việt gian. Những ai không tản cư cũng là Việt gian. Chưa
bao giờ dân ta trở thành Việt gian nhiều như dưới thời Việt Minh!

Theo tài liệu của Nam Đình, trong phiên họp cải tổ Lâm Ủy Hành
Chánh do Hoàng Quốc Việt đóng kịch, có nhiều người đề cử các
ông Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, luật sư Dương Văn Giáo
(Lập hiến)......làm ủy viên. Đây không phải là thiện chí của
Việt Minh, muốn mở rộng thành phần chính phủ, mà chỉ là
một thủ đoạn, một cái bẫy để lừa các nhân vật trên tham
gia, cầm chân họ, để tới nhà bắt và giết đi. Sau khi phiên họp
giải tán, nội tối đêm đó, Trần Văn Giàu liền trở mặt cho bao vây
trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại đường Miche để bắt đức Thầy Huỳnh
Phú Sổ. Nhân chứng vụ nầy là cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh
thuật lại như sau:

“...và một đêm, Mười Bạch, cảnh sát quận 1 do luật sư Huỳnh
Văn Phương bổ nhiệm nhận được lịnh quái gở là đánh úp vào trụ
sở Phật Giáo Hòa Hảo ở đường Miche. Mười Bạch có chịu ơn đức
Thầy Huỳnh Phú Sổ. Khi ra khỏi khám Sàigòn, anh đến tá túc tại
chỗ ở của vị giáo chủ Hòa Hào và đức Thầy có biệt nhãn với anh.

Đêm ấy, Mười Bạch cố tình tập họp quân lính trễ hơn nửa tiếng
đồng hồ, và bí mật báo tin cho đức Thầy biết. Vì thế khi quân Việt
Minh bao vây và tấn công vào ngôi nhà lầu của tín đồ Phật Giáo
Hòa Hảo, không tìm được đức Thầy ở đâu, chỉ bắt được vài trăm
tín đồ. Mới liền hiệp hồi sáng, thì tối bao vây, tấn công, đánh úp.
Đó là thế đoàn kết của Việt Minh!

Ngày 12/9/45, Giàu ra lịnh giải tán các bót cảnh sát, bỏ trống, trả
võ khí cho Pháp. Các bót chánh ở mỗi quận có 15 súng trường, 25
súng lục trái khế, các bót phụ thì có 7 súng trường, 15 súng lục
trái khế. Khi bị các cảnh sát trưởng chất vấn, Giàu trả lời:

Chánh phủ đang điều đình với Pháp để tìm một giải pháp khỏi
đánh nhau, khỏi đổ máu. Muốn tỏ thiện chí, ta trả cho Pháp các
thành lính, các bót cảnh sát cùng võ khí. Rõ ràng Việt Minh ở Bắc
và Nam Bộ đều có chung một chính sách: Hòa hoãn với kẻ thù
để tiêu diệt anh em trong nhà.” (Thư riêng của cụ An Khê).

Tình hình chiến tranh càng ngày thêm bộc phát. Được viện binh,
Pháp khiêu khích khắp nơi. Vừa tới Sàigòn, quân Anh Ấn liền chia
nhau chiếm lại các ngân hàng, ngân khố, phi trường, thương
cảng, nhà đèn Chợ Quán, sở lọc nước...Việt Minh phản ứng yếu ớt
rồi giao các cơ sở ấy cho Pháp, Anh.

Ngày 16/9/45, Ủy Ban Hành Chính dời về Tòa Đô Chánh, vì trụ sở


tại dinh Norodom bị Anh chiếm la.i. Trong tình trạng lâm nguy tới
nơi, Ủy Ban Hành Chánh ra thông cáo nhằm vào anh em, gây
chia rẽ: Chính Phủ Lâm Thời Nam Bộ đang dự bị lập ủy ban điều
tra mỗi tỉnh, mục đích xem xét và tố cáo bọn phản quốc. Bọn nầy
sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị, tài sản của họ sẽ bị tịch thu,
ruộng đất của họ sẽ bị lấy lại và chia cho dân nghèo. Thông cáo
này được đăng báo ngày 8/9/45 vì kể từ khi Việt Minh nắm chính
quyền, báo chí Việt ngữ đặt dưới quyền điều khiển của Mai Văn
Bộ, cán bộ tuyên truyền của Việt Minh. Đây là một thủ đoạn
vừa ăn cướp vừa la làng, vừa vu khống họ vừa đán áp. Tiếp
theo là một phong trào khủng bố lan tràn khắp nơi. Những
ai đối lập với Việt Minh đều bị thủ tiêu bí mâ.t. Một cơ hội
để Việt Minh trả thù. Những người biết các hành vi chỉ điểm của
Trần Văn Giàu và đồng bọn sẽ bị bắt cóc, dẫn đi trong đêm tối và
không bao giờ trở về.

Ngày 17/9/45,Ủy Ban Hành Chánh của Phạm Văn Bạch ra lịnh
đình công: cấm bán hàng cho Pháp, cấm bồi bếp phục vụ cho
Pháp. Ai làm việc đó sẽ bị coi là phản bội, là Việt gian. Sàigòn bắt
đầu tê liê.t. Tại các nhà hàng, khách sạn, không có bồi bàn. Trên
đường phố không còn xe xích lô, cu li. Bến tàu vắng ngắt. Mọi sự
giao thông trên đường phố đều ngưng hoạt đô.ng. tình trạng
nghiêm trọng thêm....

Trước tình trạng ấy, tướng Gracey ra lịnh mở cửa khám lớn
Sàigòn, phóng thích tất cả những người Pháp bị Việt Minh bắt giữ
vì tình nghi trong cuộc biểu tình ngày 2/9/45. Đồng thời Cédille
võ trang cho 1400 tù binh Pháp bị Nhựt cầm tù mới được thả. Sở
dĩ Cédille vừa chân ướt chân ráo tới Sàigòn mà lạc quan như vậy
nhờ tiếp xúc với luật sư Béziat, chủ đồn điền cao su, Bazé....là
những tên thực dân hạng nặng ở Sàigòn lâu năm. Ông Nam Đình
kể lại:

“Hai người nói cho Cédille biết rằng: Việt Minh là CS, họ đã
đứng cạnh Nhựt chống Pháp. Bây giờ đại tá cứ võ trang quân đội
Pháp. Súng nổ là họ chạy hết. Chúng tôi biết người Việt nhiều.
Cương quyết là họ chạy liền.

Cédille làm sao hiểu được lòng dân lúc bấy giờ? Ông ta cũng
chẳng biết gì về phong trào kháng chiến của toàn dân Nam Bộ có
một lời thề: Thà chết chớ không chịu nô lệ!.

Ngày 19/9/45, Cédille tổ chức một buổi họp báo. Bây giờ nhiều ký
giả Anh, Mỹ, Pháp có mặt tại Sàigòn, nhứt là đoàn viết báo Pháp.
Cédille tuyên bố:

- Việt Minh không phải là đại diện dân chúng VN. Họ không
có đủ lực lượng để giữ trật tự an ninh ở Sàigòn. Quân đội
Pháp sẽ đứng ra tái lập trật tự. Khi trật tự vãn hồi, Pháp sẽ
thành lập cho VN một chánh phủ theo bản tuyên ngôn
24/3/45. Hai ngày sau, 12/9/45, đại tướng Douglas Gracey chỉ
huy quân đội Anh Ấn ra lịnh:

- Cấm các báo Việt ngữ.

- Xử tử bất luận những kẻ nào âm mưu phá hoa.i.

Nghe lời Pháp, đại tướng Gracey làm cho dư luận quần chúng xôn
xao. Gracey liền ra thông cáo số 1, dán khắp nơi.

“1. Quan đô đốc Lord Louis Mounbatten, tổng tư lịnh các đạo
quân đồng minh tại Đông Nam Á, đã giao quyền cho ta là đại
tướng D.D. Gracey, cai quản tất cả quân đội (Anh, Pháp và Nhựt)
cùng các đội bảo an và quân đội khác.

2. Mọi người phải hiểu rõ rằng: ta nhất định sẽ dùng các phương
pháp trung lập đến triệt để, đặng mà thi hành sự trần thuật ôn
hòa trong thời kỳ giao thời giữa buổi chiến tranh và lúc hòa bình.

3. Thay mặt cho quan Tổng Tư Lịnh quân đội đồng minh, ta báo
cho tất cả dân chúng phải hợp tác một cách triệt để mà thực
hành cái mục đích đã nói trên. Luôn đây ta báo cho những kẻ bất
lương, nhứt là trộm cướp...biết rằng: chúng sẽ bị tử hình ngay.

4. Những lịnh sau đây sẽ thi hành lập tức:

a/ Không được phép tổ chức một cuộc biểu tình và cuộc biểu diễn
nào hết.

b/ Không được hội họp đâu hết.

c/ Không được mang võ khí bất kỳ là thứ nào, cho đến gậy, giáo,
tầm vông vạt nhọn...trừ ra quân đội Anh và đồng minh và các
quân đội nhà binh hay là Bảo An, có ta cho phép riêng mới đươ.c.

d/ Thiết quân luật theo lịnh ta mà nhà binh Nhựt đã buộc ở trong
châu thành Sàigòn - Chợlớn từ 21 giờ rưỡi cho đến 5 giờ rưỡi
sáng, sẽ còn thi hành và quang soát một cách nghiêm nhă.t.

Saigon, le 19 Septembre 1945

Ký tên: D. D. Gracey

Quan Tổng Tư Lịnh Quân đồng minh

đóng ở miền Nam Đông Dương.

Thông cáo nầy ký ngay, nhưng đến 21/9/45 mới dán ra khắp nơi
cho dân chúng đọc và hiểu.

Với lực lượng viện quân, quân Pháp mới được thả từ khám tù, võ
trang, khuya đêm 22 rạng 23/9/45, Pháp tung ra chiếm lại các
công sở, các bót cảnh sát, công an dễ dàng vì Ủy Ban Hành
Chánh của Việt Minh đã bỏ chạy từ trước. Tuy vậy, dân quân
Sàigòn vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu.

Các ông Trần Văn Ân, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà thành lập Ủy
ban phong tỏa Sàigòn Chợlớn. Việt Minh đã cao bay xa chạy ra
Bình Điền, Chợ Đệm, rồi xuống Mỹ Tho.....mặc cho dân quân tự
túc chiến đấu. Lực lượng quốc gia tự vệ của Nguyễn Văn
Trấn được lịnh lùng sục hàng đêm, bắt cóc các nhân vật
yêu nước, ngoài đảng Việt Minh, hoặc không chịu theo Việt
Minh, rồi phao vu cho họ là Việt gian để xử tử một cách lén
lút.

Trước ngày bỏ chạy xuống Hậu Giang, Ủy Ban Hành Chánh còn ra
lịnh cho tất cả dân chúng chuẩn bị kháng chiến. Tản cư những
ông già, bà cả và trẻ em, phụ nữ ra khỏi thành phố. Cùng ngày
20/9/45, Gracey gởi giác thư cảnh cáo Phạm Văn Bạch không
dung thứ bất cứ hành động tẩy chay hay đình công nào.

Thứ bảy 22/9/45, quân Pháp chiếm nhà tù, bưu điện, ty cảnh sát
ở Sàigòn. Trung tá Rivier được lịnh trang bị hoàn tất cho 12 đại
đội của trung đoàn 11BB thuộc đi.a. Tờ mờ sáng ngày 23/9/45
Gracey bãi bỏ lịnh giới nghiêm và coi như toàn thắng. Khoảng
20.000 Pháp kiều có mặt ở Sàigòn xuống đường ăn mừng chiến
thắng nầy bằng cách sỉ nhục và hành hung bất cứ người Việt nào
họ gặp trên đường phố.

Phía Việt Minh lấy ngày 23/9/45 làm ngày bắt đầu của Nam Bộ
kháng chiến. Đó là ngày toàn dân miền Nam nhứt tề đứng dậy
theo tiếng gọi của non sông. Họ tạm quên thù nhà, quên những
tội ác của Việt Minh đã giết các người yêu nước vì khác chính
kiến. Chỉ trừ những gia đình có thân nhân bị giết lúc tản cư, được
vài tháng, thấy không thể sống với Việt Minh, nên quay trở la.i.
Từ đó có phong trào hồi cư. Ngoài Bắc sau 19/12/46, có phong
trào Dinh tê, ta gọi về thành.

Một nhân chứng lịch sử, ông Ngô Văn kể lại những chi tiết:

“Tối, hồi 4:30 khuya đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy Ban Hành Chánh
đã rút khỏi Sàigòn từ trước. Tiếng súng bắt đầu im bặt lúc 6 giờ
rưỡi sáng. Tờ báo Daily Telegraph, phóng viên người Anh tường
thuật vụ nầy như sau: “Đêm 22/9 quân Pháp đã khủng bố và săn
đuổi người Việt (lúc đó gọi là Annam). Họ bắt được hàng trăm
người Việt, cho quỳ gối, đưa hai tay lên đầu ở phía trước tòa đô
chánh, trước nhà bưu điê.n. Đây là hành động nhục mạ mà thực
dân Pháp cố ý gây ra để trả thù người Viê.t.

Đêm 23/9/45, theo báo thì “Sàigòn nổi loạn toàn diện”. Trên
nhiều đường phố, cây cối bị đốn ngã ra đường làm chướng ngại
giao thông. Phong trào dân chúng nổi dậy lan qua các khu Khánh
Hội, Cầu Kho, Bàn Cờ, Phú Nhuận, Tân Định, Thị Nghè và các khu
vực đông dân quanh Sàigòn. Nhiều toán dân quân tấn công để cố
chiếm lại thương cảng Sàigòn. Sáng sớm ngày 24/9, quân Anh
bắt đầu lục soát những nhà ở trung tâm Sàigòn Chợlớn. Còn các
thủy thủ lục soát khu vực quanh bến tàụ”

Đột ngột, chiều 24/9, dân quân Sàigòn mở cuộc phản công quân
Pháp. Hồi ký Trần Tấn Quốc viết:

“Sáng ngày 24/9 tình hình Sàigòn khá yên tĩnh, nhưng xế chiều,
tình hình thay đổi hẳn. Một đội dân quân tiến theo đường Verdun
(Lê Văn Duyệt trước năm 1975) tràn vào trung tâm Sàigòn,
chiếm chợ Bến Thành, kéo thẳng đến đại lộ Bonard (Lê Lợi), xả
súng bắn vào các vị trí của Pháp. Mặt khác nhiều đội dân quân (ổ
kháng chiến từ Xóm Chiếu) vượt qua cầu Ông Lãnh, đổ bộ lên
Sàigòn, tiến vào đại lộ De La Somme (Đường Hàm Nghi). Súng
nổ khắp nơị”

Đại tướng Gracey họp báo cho biết:

Lúc ấy không có lấy một ngọn đèn. Trong cảnh tăm tối ấy, mọi
người đều tự hỏi những gì đã xảy ra, những gì sẽ xảy đến, và mọi
người đặt cho Gracey nhiều câu hỏi dồn dâ.p. Xa xa, nhiều đám
lửa rực trời. Một cảnh tượng kinh hoàng bao trùm nhà hàng
Continental. Rất đông đàn bà trẻ em Pháp lánh nạn tại nhà hàng.
Ở đây không còn một miếng nước, không có một tia sáng đèn
điện, chốc chốc lại được tin người Pháp nầy, người Pháp nọ chết.
Những tin làm điên đầu cứ truyền ra. Tiếng súng nổ không ngớt,
làm rối loạn thần kinh. Khi ấy dân quân chiếm đóng tất cả các
khu vực ngoại ô. Gracey không muốn để xảy ra chuyện lớn,
nhưng tránh làm sao khỏi dùng võ lực?

Qua đêm 25, chợ Bến Thành vẫn cháy rực trời. Hăng máu, Việt
Minh cho Ba Nhỏ, một tên du đãng khát máu, chỉ huy một toán
quân tấn công cư xá Herault ở Tân Định, giết hàng trăm người
Pháp, kể cả đàn bà, trẻ con. Báo chí Pháp phẫn nộ về vụ nầy và
gọi Việt Minh là bọn dã man. Vụ nầy gây nhiều tiếng vang ở ngoại
quốc. Từ đó thề: “Lột da bọn Annamite”.

Buổi sáng ngày 26/9, thiếu tá Dewey, trưởng toán Embarkement


bị giết tại chợ Sàigòn vì lịnh của Hoàng Quốc Việt muốn trả thù
bất cứ người da trắng nào.

Vì cái chết này mà ông Hồ phải viết thư xin lỗi chính phủ Mỹ, và
sau đó Hoàng Quốc Việt bị triệu hồi về Bắc.

Nhân chứng lịch sử Trần Văn Ân kể lại:

“Ngày 16/9/45, chúng tôi gồm Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân,
Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà lập ủy ban phong tỏa Sàigòn,
Chợlớn...

Một buổi sáng nọ, ở Chợlớn, vùng Lò Gốm, Kha Vạng Cân chạy tới
nơi chúng tôi ở trọ, nhà anh Nguyễn Bá Tường, quản lý hãng
thuốc lá Bastos, bảo:

- Anh Sâm, anh Ân, hai anh nên lánh mặt lập tức. Đêm qua bỗng
dưng anh Hồ Văn Ngà đã bị bắt....Thế rồi chúng tôi lánh mặt, bỏ
ủy ban phong tỏa đô thành......”

Trên các ngả đường, còn nhiều người lũ lượt tản cư. Các đường
tỏa ra ngoại ô như Thủ Đức, Lái Thiêu, Hốc Môn, Bình Chánh, Chợ
Đệm đều đông nghẹt những chiếc xe bò, xe ngựa, xe đạp
thồ......chở đầy những rương, tráp, đồ vật cần thiết.....đoàn người

ra đi trong hỗn loa.n. Dưới sông, ghe xuồng, tam bản nườm nượp
chở đồ tản cư... Đi đâu? Mọi người ngơ ngác hỏi nhau: Mạnh ai
nấy đi. Đi đâu cũng được, miễn ra khỏi cái thành phố đang khói
lửa ngút trời. Ai có thân nhân ở miền quê thì về quê, ai không có
vẫn cứ đi......

Trong khi đó, suốt ngày 25/9, nhiều trận đánh dữ dội giữa quân
Pháp và dân quân để tranh giành chiếm các đầu cầu như trận Cầu
Kiệu, một địa điểm trên rạch Thị Nghè. Vào lúc nửa đêm 24/9,
một đại đội hỗn hợp quân Anh Pháp từ Tân Định kéo xuống Cầu
Kiê.u. Họ chia làm 2 cánh: từ đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng)
và từ Bến Tắm Ngựa, tức phía trước đường Mac Mahon (sau nầy
là Công Lý). Hai bên chọn hai đầu cầu làm ổ kháng cự. Giữa lúc
tình thế chiến đấu sôi nổi, không thấy một tên Việt Minh nào, chỉ
có dân quân, thanh niên tự nguyện chiến đấu và hy sinh, không
cần biết họ thuộc thành phần nào. Trận đánh Cầu Kiệu diễn ra hai
ngày ác liê.t. Vì võ khí thô sơ, quân kháng chiến phải rút về Gò
Vấp, rồi qua An Phú Đông. Sở dĩ mặt trận Cầu Kiệu còn cầm cự
được 2 ngày là nhờ toán binh sĩ Nhựt rã ngũ yểm trợ.

Dưới cờ Đệ Tứ quốc tế, các toán dân quân chiến đấu gồm những
công nhân võ trang đã đánh những trận lớn đầu tiên ở Dakao,
Bàn Cờ, Cầu Kho, Ngã Sáu, Chợ Quán, Vĩnh Hội, Chánh Hưng,
Cây Quéo (Gia Định), Gò Vấp, Nhà Bè.....với sự tham gia của dân
quân tự nguyê.n. Không thấy một bóng dáng Việt Minh Cộng Sản
nào, dù là ở cấp chỉ huy. Lúc nầy, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh
Nam Bộ, Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, đại diện chính phủ
trung ương đã chạy xuống tới Sóc Trăng (24/9).

Riêng mặt trận Thị Nghè, trong số 214 chiến sĩ, có đến 210 người
đã hy sinh (Ngô Văn). Vào ngày thứ ba của trận đánh (28/9). Ủy
Ban Hành Chánh còn ra lịnh bằng truyền đơn: “giải giới các toán
dân quân kháng chiến thuộc nhóm La Lutte, đang đánh nhau với
Pháp mà không có lịnh của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Rõ ràng,
Việt Minh chỉ muốn giành độc quyền lãnh đạo, chớ không chịu
chiến đấu.

Tại Gò Vấp, bất chấp lịnh của Ủy Ban Hành Chánh, một toán dân
quân gốc công nhân trạm xe điện, do Liên đoàn Cộng sản quốc tế
Đệ Tứ tổ chức gồm 60 người, tự động nổi dậy chống Pháp. Nhóm
nầy có khoảng 400 hoặc hơn gồm công nhân xe điện thuộc Tổng
công đoàn, một bộ phận do Giàu lập ra để kiểm soát lực lượng
công nhân. Lực lượng này chống lại việc mang cờ Việt Minh và lực
lượng công nhân cứu quốc do Việt Minh chỉ huy. Người cầm đầu
tổ chức nầy là Trần Đình Minh, do công nhân bầu lên, đã chiến
đấu dưới cờ Đệ Tứ quốc tế (Ngô Văn). Tổn thất đầu tiên của
nhóm Đệ Tứ Cộng sản quốc tế là

- Hồ Văn Đức, một thợ may góc Mỹ Tho

- Trần Văn Nghị, thuộc nhóm cảm tử quân, chết tại An Phú
Đông.....

Một nhân chứng lịch sử kể lại:

“Những vị trí khác như Cầu Bông, trạm xe điện, cầu Thị
Nghè....đêm đêm có lính gác, bắn cầm canh khi thấy thấp thoáng
xa xa có bóng người, chớ không phải Việt Minh tấn công như họ
đã rêu rao đánh cả trăm tên lính Pháp.

Vì bóng dáng những tên lính gác cầu Thị Nghè thường làm cho Ủy
Ban Hành Chính tỉnh Gia Định Nguyễn Văn Chiêu lo sợ Pháp đánh
úp, nên ra lịnh cho Ủy Ban rút về cù lao An Phú Đông ở Gò Vấp
cho an toàn......”

Đêm đêm, pháo binh của Pháp từ phía Tân Sơn Nhứt bắn vèo vèo
trên đầu dân Hạnh Thông Tây, trước khi rơi, nổ ầm ầm trên cù lao
An Phú Đông. Rồi một buổi sáng, bến đò An Phú Đông, ngày
thường tấp nập kẻ qua người lại, trở nên vắng như chùa bà Đanh,
vậy có nghĩa là Ủy Ban Hành Chính tỉnh Gia Định đã bỏ An Phú
Đông, chạy tuốt qua Lái Thiêu rồi lên Thủ Dầu Một mất da.ng.
Chiến thuật chuồn êm, đem con bỏ chợ, làm bia đỡ đạn tiếp diễn
khắp nơi ở Nam Bộ......

Chỉ huy các toán dân quân và thợ thuyền võ trang thuộc liên
đoàn Cộng sản quốc tế Đệ Tứ không được, các lực lượng võ trang
Việt Minh đe dọa tiêu diệt, chặn đánh họ, làm cho tàn quân của
Đệ Tứ quốc tế phải rút về phía Đồng Tháp Mười. Ở đây, nhóm nầy
được Đệ Tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp che chở. Ông Nguyễn
Hòa Hiệp là lãnh tụ VNQĐD đang phản đối Việt Minh Cộng Sản
độc tài. Trong cuộc bôn đào nầy, quốc tế Đệ Tứ còn mất thêm các
đồng chí:

- Chị Quý, một nữ y tá, các anh Đồng, Thiê.u.

- Trần Văn Thanh, Nguyễn Văn Hương, Trần Quốc Kiểu và 6 đồng
chí khác từ các đồn điền cao su Tây Ninh tới......

Một đoàn quân của Liên đoàn Cộng sản quốc tế Đệ Tứ khác, rút
về Thủ Đức gồm:

- Nguyễn Văn Lịnh, Lê Ngọc

- Nguyễn Văn Nam, Ngô Văn Xuyết. Tác giả Ngô Văn đã gặp họ
tại ấp Tân Lộ. Lúc nầy một toán Việt Minh đã có mặt tại Thủ Đức
từ 26/9/45. Mục đích của họ là săn đuổi, chặn bắt các tổ chức
chống Pháp ngoài Mặt Trận Việt Minh để tiêu diê.t. Bạn đọc thấy
cung cách lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh như thế nào?

Trước tình thế lưỡng đầu thọ địch, các đồng chí (lời Ngô Văn) kể
trên phải võ trang để tự vệ trước hai kẻ thù Pháp và Việt Minh.
Cuối cùng toán nầy cũng phải dàn quân chiến đấu để rút lui về
Đồng Tháp Mười, chiếm các khu sình lầy ở đây làm cứ điểm. Ngô
Văn Xuyết bị Việt Minh bắt và xử bắn ngay bên bờ sông Vàm Cỏ
tháng 10/45. Người ra lịnh bắn Ngô Văn Xuyết là một thầy giáo
làng, tên Trọng, được Việt Minh cử làm chủ tịch Ủy Ban Hành
Chánh tỉnh Tân An 1 tháng trước. Ngô Văn Xuyết bị bắt giam
chung với một nhóm độ 30 người tình nghi, trong đó có một
người đàn bà điên, tối ngày cứ chửi tên Tro.ng. Người đàn bà này
bị Trọng kết tội vô lễ, sau đó cũng bị bắn. Khu vực các nạn nhân
nầy bị giam trước khi xử bắn là một thánh thất Cao Đài, ven sông
Vàm Cỏ Tây. Lần đó, cả 30 người tình nghi đều bị bắn. Lúc bị
giam chung trong thánh thất, qua một tấm vách ngăn mỏng, đêm
đêm người ta nghe tiếng rên la thảm thiết của một nông dân
nghèo bị Việt Minh kết tội gián điê.p. Sự thật anh ta trở lại nhà
đào khoai cho con ăn, sau đó anh bị tra tấn, cuối cùng bị đâm
chết một cách hết sức dã man.

Sau đó, Việt Minh chuyển tác giả Ngô Văn tới một ngôi nhà lợp lá
tại Sông Xoài (Xoài hột?), đã biến thành trại giam. Tại đây, tác
giả Ngô Văn gặp lại các đồng chí, trong đó có cô Thu, người đã
giám sát việc phân chia ruộng đất cho nông dân. Tất cả những
phần tử chánh trị bị Việt Minh bắt giam, đều bị một tên CS từ Côn
Đảo về kết tội và tử hình: Trần Đình Minh bị bắn ngày 13/1/46 tại
Mỹ Lơ.i. Các công nhân Lê Ngọc, Lê Kỳ, Lê Văn Hương bị Việt
Minh ám sát vì tội Việt gian tại Hốc Môn.

Trong suốt tháng 10/45, Việt Minh lợi dụng thời gian hưu chiến từ
2 tới 10/10 mặc sức lùng sục như chó săn, tìm kiếm, săn đuổi
những nhóm chiến đấu ngoài tổ chức của họ, những nhân sĩ, trí
thức yêu nước, khác chính kiến, các lãnh tụ những đảng phái
quốc gia, Cao Đài, Hòa Hảo, Trotskyist...đều lần lượt sa lưới Việt
Minh. Tại miền đông lúc nầy Dương Bạch Mai đã có mặt tại Biên
Hòa, chỉ huy cuộc lục soát, chặn bắt các trí thức tản cư để giam
riêng, chờ ngày giờ thuận tiện để thủ tiêu. Ở miền tây, đặt dưới
quyền sanh sát của Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn), cán bộ từ Côn
Đảo mới về, cùng với Phạm Hùng coi vùng Mỹ Tho. Tại Sàigòn
Chợlớn, có Nguyễn Văn Trấn, hung thần ác quỷ, đã sát hại rất
nhiều nhà yêu nước như Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm......Vào
năm 1945, tôi có nghe đồng bào nhắc lại (lời ông Dương Đình Lôi)
cơ quan quốc gia tự vệ cuộc của ông Bảy Trấn đóng tại ngã ba
giáp nước, kinh xáng Lý Văn Mạnh đổ ra sông Chợ Đê.m. Ba tôi
nói hầu hết các vụ giết người là do cơ quan nầy tự động làm,
không thông qua Ủy Ban Hành Chánh. Họ coi như có quyền hành
riêng biệt để sanh sát bất cứ ai. Vì vậy, thời bây giờ các điền chủ,
tư sản, có người bỏ cơ nghiệp trốn về thành ẩn trú. Nhiều ông
phủ, ông huyện (hàm) thời Tây có đất đai, nhà máy cũng phải
ngả theo cách mạng, cho con em theo kháng chiến, hoặc bản
thân họ đỡ đầu cho vệ quốc đoàn trong những năm đầu kháng
chiến để được yên thân. Nhưng nhiều nơi, con đi kháng chiến, họ
vẫn về nhà sát hại người cha như thường......Lúc bấy giờ Việt
Minh có một chính sách nghi ngờ những viên chức làng xã, hương
chức hội tề cũ, sợ những người này sẽ ngã theo Pháp khi Pháp trở
lại, nên họ giết trước để trừ hậu hoa.n. Có một điều, cho tới nay
ai ai cũng biết là thời đó, các Ủy ban kháng chiến hành chánh
gồm những người yêu nước thật sự, nhưng bọn Việt Minh Cộng
Sản sử dụng họ như những tấm bình phong, để che đậy tội ác,
đồng thời lôi cuốn các thành phần khác trong xã hội theo khẩu
hiệu đại đoàn kết toàn dân bịp của Hồ Chí Minh........ (thư riêng
cho tác giả).

Trong một đoạn hồi ký, bác sĩ Trần Nguơn Phiêu có kể lại:

“Khi cuộc cách mạng tháng 8 khởi sự ở Nam Bộ, thì một số thanh
niên vùng Gia Định, xuất thân từ các trường Sàigòn, Chợlớn tập
hợp lại trong tổ chức Thanh Niên Học Sinh Tân Bình. Pháp tái
chiếm Sàigòn với sự tiếp tay của quân Anh. Mặt trận Tân Bình tan
vỡ khi Pháp phá được vòng vây về phía Gia Đi.nh. Một phần các
anh em di chuyển về Biên Hòa. Sau đó, một số gia nhập đoàn
tuyên truyền lưu động của Đặng Ngọc Tốt để về miệt Hậu Giang.

Khi quân đội Anh, Pháp tiến chiếm Biên Hòa thì thành phần chính
trị và quân sự Việt Minh được điều động cấp tốc đi vào khu.
Thành phần du kích địa phương, trong đó có Mã, được chỉ thị ở lại
đánh trì hoãn để bộ phận lớn rút đi an toàn. Khi quân Anh Pháp
bắt đều mở rộng vòng vây, thì những dữ kiện mới làm cho Mã có
những ý nghĩ băn khoăn. Giáo sư Trần Văn Quế cũng như những
nhà ái quốc khác bị đày Côn Đảo được về đất liền. Sau đó thầy
được cứ làm cố vấn cho viên chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh tỉnh
Biên Hòa. Vị nầy tất nhiên là một người của đảng CS, miệng thì
thao thao giáo điều, nhưng chữ nghĩa rất kém. Việc gì cũng phải
hỏi ý kiến nhân vật cao cấp là Dương Bạch Mai, ủy viên thanh tra
chính trị miền Đông, đại diện cho Trần Văn Giàu, chủ tịch Lâm Ủy
Hành Chánh Nam Bộ.

Khi cơ quan hành chánh sắp phải rời tòa hành chánh tỉnh, thì
phần đông các người trí thức, nhân sĩ, giáo viên.....bi. tập trung
đưa đi trước, vì Việt Minh lo sợ họ có thể cộng tác với Pháp. Tình
cờ khi đi chích thuốc, Mã được nghe người thân tín của viên tỉnh
ủy hỏi:

- Cố vấn thì sao?

Y trả lời:

- Thì cứ thi hành lịnh của anh Mai đối với tụi trí thức.

Mã cấp tốc báo với giáo sư Quế, thì giáo sư ngao ngán trả lời:

- Qua cảm ơn em. Thiệt các anh đệ tam lúc nào cũng vâ.y.

Sau đó, giáo sư tìm cách trở về thánh địa Tây Ninh. Sau này gặp
lại giáo sư Quế (1972) nói: “Trước kia qua được làm cố vấn ở Biên
Hòa vì người ta (Việt Minh) muốn cầm chân, không để qua về
được Tây Ninh mà thôi”. Trong những người bị tập trung thời đó,
còn có ông Phan Văn Hùm, một nhân vật chính trị danh tiếng
miền Nam.....

Những sự kiện trên cũng như nhiều diễn tiến sau nầy, đã
giúp Mã nhiều kinh nghiệm để không còn tin tưởng ở người
CS. Miệng họ thì hô hào đoàn kết quốc gia để chống Pháp,
nhưng trong lòng thì chủ trương phải tiêu diệt những thành
phần yêu nước có thể có khả năng lãnh đạo khác ho..”

Một đoạn khác, bác sĩ Trần Nguơn Phiêu kể: Một hôm, anh trưởng
đoàn thanh niên cấm trại đi hội về, bí mật thông báo cho anh em
thân tín là sẽ có cuộc nổi dậy chống và yêu cầu anh em chuẩn bị
góp sức. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, mặc dầu chưa biết
phong trào sẽ do đoàn thể nào khởi xướng, nhưng anh em vẫn
bắt tay phân công lo nhiệm vụ nổi dậy vùng Sàigòn, Chợlớn.
Hăng hái nhứt là anh Trần Thanh Nhàn....... Phần tổ chức võ
trang là anh Trần Thạnh Mâ.u. Anh Mậu người làng Vĩnh Lợi, Gò
Công, có nhiệt tâm với đất nước, thường bàn với anh em nội trú
về tương lai VN trong giờ chiều sau buổi ho.c. Khi Việt Minh cướp
chánh quyền ở miền Nam, anh thuộc những thanh niên tiền
phong đã góp sức, nhưng đã bị CS đem xử tử ở sân vận động Gò
Công cùng nhiều thanh niên trí thức, và ông Nguyễn Văn Thành,
giáo sư sử địa trường Pétrus Ký. Lý do thầm kín là vì thuộc thành
phần trí thức, hăng hái nhưng hay chỉ trích CS địa phương. Đảng
Tân Dân Chủ bấy giờ có phái Đặng Ngọc Tốt từ Sàigòn đến can
thiệp, nhưng không hiệu quả. Tốt chỉ còn có khóc và ôm anh em
trước giờ hành quyết mà thôi. Về sau chính Đặng Ngọc Tốt cũng
bị Việt Minh hãm ha.i. (ghi chú của tác giả). Hồi đó vùng Sàigòn,
Chợlớn do Nguyễn Văn Trấn là trùm công an, núp dưới mỹ từ tự
vệ, muốn bắt muốn tha hay giết tự quyền. Ông Bùi Quang Chiêu
đã bị quốc gia tự vệ cuộc của ông Trấn tới bắt tại nhà, rồi đem
giết cùng với 3 người con trai của ông Chiêu tại Chợ Đê.m. Chúng
tôi sẽ có một bài viết riêng về cái chết của ông Bùi Quang Chiêu,
do chính người con gái của ông là bà Renée Bùi thuật la.i. Luật sư
Hình Thái Thông, đang chủ tọa một phiên họp các đại biểu làng,
tổng liên tỉnh, liền bị Việt Minh bao vây và bắt đi. Nội trong đêm
luật sư Hình Thái Thông bị Thanh Niên Tiền Phong dẫn di hạ sát
bằng cách chôn sống tại Quơn Long, Chợ Gạo trước khi Ủy Ban
Hành Chánh Nam Bộ rút vào Đồng Tháp Mười. Trước khi chôn
sống, luật sư Thông bị mổ bụng một cách dã man, rồi chôn chung
vào một hầm tập thể, còn nhiều tiếng rên la thảm thiết. Theo tác
giả Ngô Văn, chánh phủ VN khám phá được hầm nầy để tìm hài
cốt nạn nhân, trong đó có ông Hồ Văn Ngà (?).

Theo bác sĩ Trần Nguơn Phiêu: riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà
thì bị giết nguội về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Ba.c.
Cùng bị giam với ông Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một
nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ
Tam Anh tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà,
nhưng chỉ cứu được ông Trần Quang Vinh, Hồ Văn Ngà hôm đó
được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm.
Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc.......

......Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông: Giết thì
giết nhưng đừng kêu “qua” là Việt gian!

Sau đó còn một nhóm thuộc Đệ Tứ quốc tế tiếp tục chiến đấu với
Pháp ở Chợlớn, rồi rút về Chợ Đệm, bị tự vệ của ông Trấn giải
giới, rồi mất tích luôn. Hồi tháng 8/9/45, Chợ Đệm là một trung
tâm giam giữ và hành quyết của Việt Minh. Ông Trấn dùng chành
lúa của Võ Lợi Trinh làm khám nhốt những người bị Việt Minh bắt
vì tình nghi, vì sợ uy tín của họ hay vì ngăn ngừa họ tranh giành
quyền bính với Việt Minh. Đêm đêm có tiếng rên la thảm thiết vì
bị Việt Minh tra tấn dã man, khiến cho dân chúng Sàigòn, Chợlớn
nghe nói đến Chợ Đệm phải rùng mình. Chúng tôi sẽ trở lại việc
nầy trong một bài khác.

Hứa Hoành

Đỗ Tuấn Hải sưu tầm (ĐTNHV)


▼ May (99)
Chronologie des évènements d'Indochine, 1945-1954
Leclerc et l'Indochine et Giap
Conférence de Yalta / Potsdam và Georges Thierry ...
Tháng 5 cả nước không quên
Hồ Chí Minh, một người yêu nước lầm lạc
Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh
Biểu tượng hình ... lịch sử khó quên (5/2007)
Chiến tranh Việt Nam: Ván bài đã lật ngửa
Giáo dục Việt Nam – Vận mệnh quốc gia
Vì sao ĐCS Pháp chết, còn Ý thì sống?
Vấn đề biên giới trên đất liền & trên biển
Vài suy ngẫm về Trung Quốc

Ỗ Ă Ớ À Á Ớ Ớ Ố
MỖI NĂM TỚI NGÀY 19 THÁNG 5 LẠI NHỚ TỚI QUỐC
TẶC H...
ĐÂU LÀ SỰ THẬT TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM ?
Huyền Thoại Hồ Chí Minh links
Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh tay sai Cộng Sản Quốc Tế
Tại sao Quân Cộng sản có đủ khả năng cưởng chiếm
V...
xcafevn: Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiế...
Việt Nam Cộng Hoà 1975, Nguyên Nhân Sụp Đổ.
Ba Mươi Tháng Tư Và Những Chặng Đường Dân Chủ
30 năm sau: kẻ “chiến thắng” xin qui hàng
Sau ngày tuyên bố độc lập
HỒ CHÍ MINH và Hậu Duệ của ông ta là những kẻ TÀN
...
Tình đồng chí hay những bản án tử hình đồng loại
HCM sao y “chang” bản chánh Cách mạng vô sản của
T...
Hứa Hoành : viết về giai đoạn lịch sử 1945-54-75
Sự thành lập đảng Cộng sản Đông Dương
THÀNH TÍCH CHINH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Về lá cờ đỏ sao vàng trong www.worldstatesmen.org
Tứ đại chuyển biến
Ho Chi Minh on Revolution
Dưới bóng cờ vàng
Việt Nam TỤT HẬU, LỖI TẠI AI ?
Ông Hồ mấy vợ?
VÌ SAO LIÊN SÔ SỤP ĐỔ
Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Và Nghị Quyết 36
Việt Minh Là Gì?
Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc
T...
Tại sao Hồ Chí Minh ký hiệp định Genève?
NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ - LVX
TRẬN CHIẾN TƯ TƯỞNG VĂN HÓA - Geneve 54
Kiến trúc khu vực Ðông Á: những phối trí an ninh v...
Vua vi hiến hay cha phong kiến?
Nhà nước Việt Nam chống lại hiến pháp
Tranh Luận Với Trần Mạnh Hảo Bài 1/3: Vua Vi Hiến ...
Thấm thía niềm đau Quốc hận !!!
Lịch sử chọn đường vòng (II) - Bùi Tín
Lịch sử chọn đường vòng (I) (về HCM) - Bùi Tín
Bù Nhìn HCM Và Hiệp Định Genève
"Tư tưởng Hồ Chí Minh" và chính sách "đổi mới"
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Thơ: Ba Dòng Thác Cách Mạng
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐI ĐẾN SỰ HÒA-GIẢI ?. gs NNH
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng
Hội Luận Về Hồ Chí Minh
Lối mòn cuộc chiến
Mười sai sót của giáo trình triết học Mác-Lênin
Quân lực Việt Nam Cộng Hoà: 1968-1975 Bài của nhà
...
Chiến tranh Việt Nam trong mắt thông dịch viên của...
Ngày Thứ Bảy, 26 Tháng 4/75
Nghĩ về ngày 30 tháng 4
Nước Ðức và ngày 30.04
Lại phải « cảnh-giác Bắc Triều » !
Kinh nghiệm hai nước Cao Ly
ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ
Giá Trị Pháp Lý Và Tính Chính Thống Của Hiến Pháp ...
SỰ CHÍNH DANH, CĂN BẢN PHÁP LÝ QUỐC GIA VÀ
QUỐC TẾ...
So sánh các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980 và
1992...
Nhà văn Dương thu Hương ở Hà Nội nghĩ gì về biến
c...
Xã Hội Chủ Nghĩa Thực Chất Là Mô Hình Man Rợ
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
NGUYỄN KHẮC TOÀN: Bạo Lực Độc Tài Không Thắng
Được...
NHÌN LẠI 30 NĂM TRƯỚC - NKToan
Bs Nguyễn Khắc Viện, Đỗ vỡ niềm tin vào CNCS
Nói về MTGPMN
Hãy nhắm trúng tâm điểm (Kết) - MV
Nhớ lại những cái chết anh Hưng - Bà Lê Văn Hưng
Unesco và Hồ Chí Minh (Jean-Francois REVEL )
Di chúc của chủ tịch hồ chí minh (Công bố năm
1969...
Huyền Thoại Về Một Người Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước
Nguyên bản di chúc Hồ chí Minh
HCM gây nội chiến và chủ trương chiến tranh trường...
Hồ Chí Minh & đảng Việt gian CSVN
Kỷ niệm 32 năm Sài Gòn thất thủ - Jim Webb
BCX: sưu tầm lịch sử 0705d
Hãy nhắm trúng tâm điểm (I) - MV
Ngày nói: “Không!” với chủ nghĩa cộng sản
Việt Nam có bán nước hay không ?
Hành trình thế kỷ: Ba mươi năm chiến tranh 1945-
19...
Huyền Thoại Về Một Người Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước
Giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh
VIỆT NAM SAU HƠN BA THẬP NIÊN DƯỚI CHẾ ĐỘ
CSVN
30/4/07 và những chặng đường dân chủ
Montréal Giỗ tổ – Washington, D.C. Biểu tình
TRẦN HƯNG ĐẠO và HỒ CHÍ MINH
30/4 NGẪM LẠI CHIẾN THẮNG CỦA NHỮNG NGƯỜI
MAN DẠI
Hồ Chí Minh Tự Thú: Tôi Thực Hiện Công Tác QTCS
HCM Tự Thú: Tôi Dùng Chủ Nghĩa Dân Tộc
► April (119)

► March (79)

► February (112)
Posted by
VIET NAM QUE HUONG TOI
at
4:04 AM

No comments:

Post a Comment

Newer Post Home Older Post


Subscribe to:
Post Comments (Atom)

You might also like