You are on page 1of 18

Giảng viên: Nguyễn Khắc Bình Tân

Tên: Bào Thanh Trúc

MSSV: CS161162

Email:trucbtcs161162@fpt.edu.vn

Lớp: ĐTR102.1.B2
Mục lục
I. Quá trình xuất hiện ở Việt Nam. .................................................................................................................... 3
1. Tổng quan về đàn tranh. ......................................................................................................................... 3
2. Quá trình phát triển. ................................................................................................................................3
II. Đặc điểm về Hình thức - Cấu tạo; ................................................................................................................3
III. Âm vực - Âm sắc; ........................................................................................................................................ 5
IV. Tư thế biểu diễn; .........................................................................................................................................6
V. Kỹ thuật diễn tấu; .........................................................................................................................................6
5.1 Kỹ thuật bàn tay phải ............................................................................................................................6
5.2 Kỹ thuật bàn tay trái ............................................................................................................................. 8
VI. Vị trí - Sử dụng trong các dàn nhạc ...........................................................................................................10
VII. Nhạc cụ tương tự ở các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ...) ........................... 10
1. Zheng - Trung Hoa: .............................................................................................................................. 10
2. Koto - Nhật Bản – 13 dây tơ se, móng gảy vuông: .............................................................................. 11
3. Kayakeum (Kayageum) - Triều Tiên: .................................................................................................. 11
4. Yatga - Mông Cổ: .................................................................................................................................12
VIII. Cảm nghĩ của bản thân ............................................................................................................................12
IX. Nguồn tư liệu tham khảo ........................................................................................................................... 13
X. Phụ lục: một số tác phẩm ............................................................................................................................ 13
1. Lý cây bông .......................................................................................................................................... 13
2. Dòng máu lạc hồng ...............................................................................................................................14
3. Happy birthday ..................................................................................................................................... 15
4. Lý lu là ..................................................................................................................................................16
5. Long Hổ Hội .........................................................................................................................................16
6. Việt Nam ơi ......................................................................................................................................... 16
7. Giấc mơ trưa ......................................................................................................................................... 17
I. Quá trình xuất hiện ở Việt Nam.

1. Tổng quan về đàn tranh.

Đàn Tranh là nhạc khí phổ biến trong Dân tộc Việt. Theo sách Lê Quí Ðôn, Ðàn Tranh có từ đời Trần vào
khoảng thế kỷ XII-XIII. Đàn Tranh là một trong những loại nhạc cụ cổ truyền Việt Nam mang đậm bản sắc
hóa và nghệ thuật của dân tộc, gắn liền với đời sống tâm hồn của nhân dân. Trải qua nhiều thăng trầm của
lịch sử, Đàn Tranh vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đàn tranh dần trở thành biểu trưng của âm nhạc
dân gian Việt Nam, nhắc tới nhạc cụ dân gian thì một trong những loại nhạc cụ người ta nghĩ ngay đến chính
là đàn tranh.

2. Quá trình phát triển.

Với tư thế về kiểu dáng gọn nhẹ, đặc biệt âm điệu giàu sức biểu cảm và khả năng diễn tấu phong phú, từ vị
trí cây đàn “quý tộc” chốn cung đình xa hoa, dần dần đàn tranh càng hòa mình với đời sống của tầng lớp
nhân dân lao động bình dân; bên cạnh các nhạc cụ dân tộc khác như: nhị, sáo, đàn bầu… Trải qua hằng trăm
năm phát triển, chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc thế giới, đàn tranh Việt Nam có các loại đàn tranh: đàn
tranh 15 dây, đàn tranh 16 dây, đàn tranh Việt Nam 17 dây và đàn tranh Việt Nam loại 19 dây.

II. Đặc điểm về Hình thức - Cấu tạo;

- Bao gồm các bộ phận:


1- Thùng đàn ;
2- Mặt đàn;
3- Thành đàn;
4- Ðáy đàn;
5- Cầu đàn;
6- Nhạn đàn;
7- Trục đàn;
8- Dây đàn;
9- Móng đàn.
- Thùng đàn: hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng
20cm.
- Mặt đàn: vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ nhẹ (gỗ tung, thông hay ngô đồng). Trên mặt
đàn có 2 đồng tiền tượng trưng cho tiền tài.
- Thành đàn: làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai, họa tiết tượng trưng cho phước - lộc - thọ.
- Ðáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để
lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo
đàn.
- Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng
ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

- Nhạn đàn: Trên mặt đàn có các nhạn đàn tương ứng với số dây, các con nhạn (chevalet) để đỡ dây đàn và
có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây trong lúc đang đàn, các con nhạn đều có thể làm
bằng nhựa, xương, ngà, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai hiện nay bằng nhựalà phổ biến.

- Trục đàn: trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm
thanh cao thấp, trục đàn có thể làm bằng nhựa, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai.
- Dây đàn: dây đàn bằng đồng thau, thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau như 20mm, 25mm, 30mm,
đến 50mm.
- Móng đàn: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox.

III. Âm vực - Âm sắc;

Do các dây được căng rất chắc, đồng thời dây đàn được tạo ra với độ dày rất nhỏ dù là dây dày nhất nên âm
thanh của đàn Tranh rất mảnh mai và trong sáng. Ở những nốt cao nhất mà đàn Tranh có thể tạo ra, âm
thanh nghe vô cùng réo rắt như tiếng nước chảy và bay bổng. Loại nhạc cụ này vừa thích hợp để diễn tấu
những bản nhạc da diết, tình cảm, lại vừa phù hợp để thể hiện những bản nhạc tươi vui, phù hợp với mọi lứa
tuổi. Đàn tranh có một âm vực rất rộng lên đến 3 quãng 8. Điều này là một lợi thế cho Đàn tranh vì âm vực
quá rộng nên có thể diễn đạt nhiều cung bật cảm xúc cũng như kiêm nhiều nhiệm vụ khi hòa tấu cùng các
nhạc cụ khác.
Bên cạnh đó, tầm âm của đàn tranh rộng 3 quãng 8 hoặc 3 quãng 8 rưỡi:
- Đàn tranh 16 âm vực rong 3 quang 8 ( từ Sol lên Sol 3)
- Đàn tranh 19 dây có âm vực rộng 3 quãng 8 rưỡi ( từ Đô lên Sol 3).
- Ngoài ra âm vực còn phụ thuộc vào cách lên dây đàn .
- Khoảng âm dưới: âm thanh không được trong trẻo, thường dùng để đánh đệm.
- Khoảng âm giữa: âm thanh trong sáng, giàu sức diễn tả, vui tươi.
- Khoảng âm cao: âm thanh hơi gắt, thường dùng để đánh ngón Á.
Cách lên dây:
- Cách lên dây thường sử dụng:
Cách 1: Lên dây theo 5 âm: Do Re Mi Sol La
Hoặc lên dây theo 5 âm: Do Re Fa Sol La
Hoặc lên dây theo 5 âm: Do Re Mi Sol Si
Cách 2: Lên dây theo 5 âm: Re Mi Sol La Do
Hoặc lên dây theo 5 âm: Re Fa Sol La Do
Cách 3: Lên dây theo 5 âm: Sol La Do Re Mi
Hoặc lên dây theo 5 âm: Sol La Do Re Fa
Ngoài ra, trong Đờn Ca tài tử hoặc Tác phẩm viết cho Đàn Tranh thì có thể lên dây theo từng bài.

IV. Tư thế biểu diễn;

Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn. Cánh tay hãy hạ khép dần lại. Đánh các
dây thấp, cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn. Ba ngón tay gảy cần thả lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng
nâng lên rồi hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh móc dây, gãy ngón.

- Ngồi chiếu: Nghệ nhân ngồi trên sàn diễn, xếp chân trên chiếu.

- Ngồi ghế: Nghệ nhân ngồi thẳng trên ghế, vắt chân trên ghế, đầu đàn đặt trên đùi, một đầu gác
trên giá hoặc đôn. Hoặc nghệ nhân ngồi trên ghế đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay. Nên
ngồi trên ghế cao vừa phải (hai chân phải chạm đất), hai cánh tay mở ra vừa phải (từ vai xuống
khuỷu tay đến bàn tay).

- Ðứng: Nghệ nhân đàn với tư thế đứng và đàn


được đặt trên giá cao ngang bằng tầm tay (khi
đứng).

V. Kỹ thuật diễn tấu;

5.1 Kỹ thuật bàn tay phải

Trước đây thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nay phổ biến là 3 ngón, cá biệt sử dụng 4 hoặc 5 ngón. Đàn được
gẩy bằng móng đồi mồi ở miền Bắc và móng inox ở miền Nam.

Tuy nhiên cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng nhất là ngón cái (số 1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số
3). Với những cách gẩy cơ bản: liền bậc, cách bậc, gẩy đi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc.

Tư thế: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh những
dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn. Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong
của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài). Ba ngón tay gảy mềm
mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn
tay, tránh gãy ngón, móc dây.

Kỹ thuật:

- Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu
nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.

- Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là
sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.

- Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.

- Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có
trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên
tiếp với nhiều âm hơn.

- Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8 ( song thanh sử dụng
ngón 1 và ngón 3). Ngày nay còn dùng ngón 1 và ngón 2 để đánh quãng 4 - quãng 5( song huyền ).
- Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các
ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn. Khi vê đầu móng gảy
không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái.

5.2 Kỹ thuật bàn tay trái

Tư thế: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba
ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước. Khi rung,
nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia

Kỹ thuật:

- Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn)
mà tay phải vừa gảy.

- Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ
thống dây đàn Tranh không có. Cách nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của
bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn.

- Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, âm thanh
nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến:

a. Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao
lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.

b. Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt. Ví dụ muốn có âm Fa luyến
xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần
để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa. Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ
cần gảy một lần. Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường. Bạn cần phân phối
thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống
có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử
dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến.

- Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền
bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm
mềm mại, tình cảm sâu lắng.

- Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ,
giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm
âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. Có hai loại vỗ:

a. Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa
cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).

b. Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm luyến : âm thứ nhất do
tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1
cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh
còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu.

- Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục
dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục. Âm thanh được nâng cao dần lên
trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.

- Kỹ thuật Pizzicato: phát huy khả năng âm thanh của dây đàn, ngón bàn tay trái cũng có thể gảy dây trong
phạm vi của bên tay phải (bên phải nhạn đàn). Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm
hơn nhưng không vang bằng âm thanh tay phải gảy. Có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường
là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.

- Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn
hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc. Nếu định gảy hẳn một đoạn nhạc với toàn âm
bịt, nghệ nhân sử dụng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải. Hiệu quả âm
thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ rệt với một đoạn nhạc đánh bình
thường.

- Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh
những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn
trong khi tay phải gảy dây đó. Âm bồi Ðàn Tranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác.

VI. Vị trí - Sử dụng trong các dàn nhạc

Đàn Tranh thường được sử dụng để đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các Dàn nhạc Tài tử, Phường Bát
âm, Dàn Nhã nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương. Ngày nay đàn Tranh được
sử dụng rộng rãi: độc tấu, song tấu, tam tấu, hòa tấu cùng Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp. Đàn Tranh còn được
sử dụng độc tấu các tác phẩm mới, viết cho Đàn Tranh với phần đệm Piano hoặc Dàn nhạc Giao hưởng.
Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranh Việt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc
mới như nhạc Pop hoặc EDM.

Link: https://youtu.be/Q-IiSDJ6v3c

VII. Nhạc cụ tương tự ở các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ...)

1. Zheng - Trung Hoa:

Đàn guzheng hay còn gọi là đàn cổ tranh, có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử hơn 2500, trong thời
Xuân Thu ᴠà Chiến quốc Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12,
13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng dây đàn khác nhau.
Hình thù cây đàn Trung Quốc rất giống
cây đàn tranh Việt Nam nhưng to hơn.
Kích thước 1m25 _ 1m35_ 1m 63.. Mặt
đàn làm bằng cây ngô đồng. Có 13 dây tơ
theo truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây
sắt theo truyền thống Quảng Đông, được
căng dài trên mặt âm bảng. Cũng có một
hàng trục và một hàng nhạn xê dịch được.
Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón áp út của bàn tay mặt để khảy và ba ngón trỏ, giữa
và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi
mồi như người Việt. Cây đàn thường để trên bàn trước mặt người đàn hoặc để trên đùi.

2. Koto - Nhật Bản – 13 dây tơ se, móng gảy vuông:

Koto là đàn tranh của Nhật, tương tự như đàn tranh của Việt
Nam hay Trung Quốc. Nhưng đàn Koto thường chỉ có 13 dây,
thay vì 16 dây (hay 17-19 dây) như đàn tranh Việt. Cây đàn
tranh Koto làm bằng cây pawlonia, dài từ 1m60 đến 2m, chiều
ngang khoảng 20cm. Mười ba dây tơ căng dài trên mặt âm
bảng. Mười ba con nhạn hình chữ A hứng chịu 13 dây đàn.
Đàn tranh Koto không có trục giống như đàn Kayakeum của Đại Hàn. Người khảy đàn mang móng
vào ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay mặt và dùng ba ngón tay trỏ, giữa, và áp út của bàn tay trái
mang móng đeo ở ngón tay thì đủ biết người đàn thuộc trường phái nào (Gagaku, Tsukushi-goto,
Ikuta, Yamada). Đàn tranh koto có thể đàn độc tấu, tam tấu với với đàn tam shamisen, ống tiêu
shakuhachi, hay đàn trong dàn nhạc cổ điển hay cận đại. Ngày nay, Koto trở nên quen thuộc và phổ
biến nhất. Đàn thường được chơi vào các dịp năm mới.

3. Kayakeum (Kayageum) - Triều Tiên:

Cây đàn tranh Kayakeum là một trong ba cây đàn


tranh chính của triều đại Silla, có 12 dây tơ căng dài
trên mặt âm bảng, trên 12 con nhạn hình chữ A,
nhưng không có trục.
Có hai loại đàn tranh kayakeum: một loại gọi là
Poongyoo Kayakeum dành cho nhạc cổ điển và nhạc
cung đình, và một loại gọi là Sanjo Kayakeum dành
cho nhạc dân gian.
Kỹ thuật đánh đàn tranh của người Triều Tiên có phần khác. Họ dùng phần thịt của lóng tay đầu của
cả năm ngón tay của bàn tay mặt và ba ngón tay trỏ giữa, và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ đàn
rất mạnh, và thường cây đàn tranh Kayakeum đi kèm với trống changgo, một loại trống giống hình
thù cái bồng của Việt Nam nhưng to hơn.
Đàn tranh Kayakeum có thể độc tấu chung với trống changgo như trong thể điệu Sanjo, hay đàn
trong dàn nhạc cung đình Ah-ak (Nhã nhạc), hay trong dàn nhạc Hyang-ak (Hàn nhạc). Từ 50 năm
nay, có nhiều nhạc sĩ soạn nhạc phẩm cận đại cho Kayakeum, nổi tiếng nhứt là nhạc sĩ Hwang
Byong Gi.

4. Yatga - Mông Cổ:

Yatga là loại đàn tranh của người Mông Cổ.


Yatga có thể khác nhau về kích thước, điều
chỉnh số lượng ngựa đàn và dây. Thân đàn là
một hộp gỗ dài, một đầu của nó được đặt
nghiêng xuống. Người biểu diễn cắm dây bằng
móng tay của bàn tay phải, tay trái được sử dụng
để tạo áp lực lên dây đàn, thay đổi nốt nhạc. Tay
trái cũng có thể được sử dụng để chơi các dải
bass mà không cần plectrum (picks). Tùy thuộc vào kiểu dáng, các dây có âm sắc cao hơn được chọn
bằng ngón tay hoặc bằng cách chọn. Loại yatga phổ biến nhất trong sử dụng đương đại là phiên bản
21 dây. Loại yatga này còn được gọi là "Master Yatga." Chiều dài của một nhạc cụ kích thước đầy
đủ là 1,62m hoặc 63 inch. Các phiên bản ngắn hơn được lên nốt cao hơn. Một phiên bản 13 dây được
gọi là "Gariin Yatga" (Hand Yatga). Các Yatga có nguồn gốc từ cổ tranh Trung Quốc. Có một giả
thuyết cho rằng, đàn sắt Trung Quốc loại 24 dây có phần đuôi đàn bẻ quặt xuống được du nhập vào
Mông Cổ thời nhà Nguyên năm 1800 với chiều dài 223,8 cm hoặc 88inch, người Mông Cổ gọi nó là
Yatga. Trong lịch sử Mông Cổ, do 24 dây của đàn sắt diễn tấu khó nên họ nghĩ ra phiên bản 12 dây
được sử dụng tại triều đình vì lý do tượng trưng; 12 dây tương ứng với 12 cấp bậc của cung điện.
Những người bình dân đã phải chơi trên một yatga 10 dây. Việc sử dụng phiên bản 12 dây trở lên
được dành riêng cho triều đình và tu viện.

VIII. Cảm nghĩ của bản thân

Trước khóa học, em đã nghĩ nhạc cụ dân tộc cũng như bao loại nhạc cụ khác, là một yếu tố để giúp cho phần
biểu diễn trở nên hay hơn nhưng suy nghĩ của em đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi tham gia khóa học này.
Nhạc cụ dân tộc với thanh âm trong trẻo như nói lên bao tâm tư, tình cảm. Càng nghe ta càng thấy bồi hồi.
Càng nghe ta càng cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị văn hoá, nghệ thuật to lớn của âm nhạc cổ truyền dân tộc
Việt Nam. Nhạc cụ dân tộc gắn liền với nhân dân ta từ bao đời nay, nó đã thể hiện lên bao vẻ đẹp ngàn đời
của dân ta như dịu dàng, cần cù cho đến anh dũng đấu tranh. Dù mai sau cuộc sống có hiện đại, có phát triển
đến đâu thì những giá trị tinh thần mà những bản nhạc dân tộc mang lại vẫn mãi tồn tại theo thời gian, tồn
tại trong lịch sử dân tộc và trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Qua khóa học này em đã hiểu thêm
về lịch sử truyền thống của âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiểu thêm về ý nghĩa to lớn của nó. Bộ môn
nhạc cụ dân tộc đã giúp em biết thêm về một loại nhạc cụ, giúp em rèn luyện được thêm một tài lẻ cho bản
thân mình. Đối với cá nhân em đây là một bộ môn rất bổ ích và thú vị nên được giảng dạy rộng rãi nhiều
hơn.

IX. Nguồn tư liệu tham khảo

Đàn Tranh Sáo Trúc - Bài viết | Facebook


https://dayhocnhac.vn/cau-tao-va-su-phat-trien-cua-dan-tranh/
http://mpod.vn/dan-tranh-co-bao-nhieu-day/
http://tatham.vn/cach-choi-dan-tranh-co-ban-a30.html
https://travelmag.vn/dan-tranh-viet-nam-thanh-am-trong-treo-cua-am-nhac-dan-toc-d17259.html

X. Phụ lục: một số tác phẩm

1. Lý cây bông
2. Dòng máu lạc hồng
3. Happy birthday
4. Lý lu là

5. Long Hổ Hội

6. Việt Nam ơi
7. Giấc mơ trưa

You might also like