You are on page 1of 3

Câu hỏi: 5. Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ?

Nội dung
và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
của Đảng CSĐD?
Hướng dẫn câu 5:
1/Lý do bùng nổ cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.
2/Nội dung đường lối:
a/Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng đề ra đường lối.
b/Nội dung đường lối kc chốngTD Pháp.
3/Ý nghĩa đường lối

Trả lời ý 2b: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
*Nội dung của đường lối kháng chiến là:
1, Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
2, Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến
tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân,
toàn diện và lâu dài. Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa
bình”. Có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
3, Chính sách kháng chiến: "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực
dân Pháp. Đoàn kết với Miên - Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. Đoàn
kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến..., phải tự cấp, tự túc về mọi
mặt".
4, Nhiệm vụ kháng chiến:
- Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để giành độc lập và thống nhất thật sự
cho dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến không thể không thực hiện những cải cách dân
chủ, tiến hành từng bước chính sách ruộng đất của Đảng nhằm bồi dưỡng
sức dân, củng cố khối liên minh công nông, phân hoá cô lập kẻ thù.
- Không chỉ đấu tranh cho ta mà còn bảo vệ hoà bình thế giới.
5, Phương châm kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện
kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
 Kháng chiến toàn dân:
- Lý do là ta phải đối mặt với kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta rất nhiều lần.
- Nội dung: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc,
bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân
Pháp".
- Tác dụng: Giúp đất nước ta tổng hợp được toàn sức mạnh cảu dân tộc.

 Kháng chiến toàn diện:


- Lý do : + Là một cuộc kháng chiến toàn dân nên bản thân cuộc kháng
chiến cũng bao hàm tính chất toàn diện.
+ Do Pháp đánh ta trên nhiều mặt nên ta cũng phải Pháp trên toàn
diện.
- Nội dung:
+ Về Chính trị: Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn.
Ngoài ra còn kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
+ Về Kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung
phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc
phòng theo nguyên tắc: “Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước”.

+ Về văn hóa: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá
dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. Mặt trận căn oá
có tác dụng động viên toàn dân tham kháng chiến, chỉ ra sự phi nghĩa của kẻ
thù.

+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp
với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân pháp", sẵn sàng đàm phán nếu
Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

+ Về Quân sự: Phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc.

- Tác dụng: Phát huy toàn sức mạnh đánh giặc.

 Kháng chiến lâu dài:


- Lý do: Dựa trên sự so sánh tương quan lực lượng giữa VN và thực dân
Pháp, có rất nhiều điều chênh lệch về điểm yếu giữa ta và địch nên chúng ta
quyết định chiến đấu lâu dài.
Về Việt Nam:
+ Điểm mạnh: + Có đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo của Đảng.
+ Có sự đoàn kết dân tộc cao.
+ Là cuộc kháng chiến chính nghĩa.
+ Vị trí địa thế thuận lợn khi đánh địch trên đất nước ta.
+ Điểm yếu: + Lực lượng, quân đội mỏng.
+ Vũ khí thô sơ, nghèo nàn.
+ Kinh tế khó khăn.
Về Thực dân Pháp:
+ Điểm mạnh: + Quân đội mạnh.
+ Vũ Khí hiện đại.
+ Kinh tế phát triển, giàu tài chính.
+ Điểm yếu: + Tinh thần giật dã.
+ Cuộc xâm lược phi nghĩa.
+ Địa thế xa quê hương, khó tiếp viện.
- Nội dung: Trường kì có nghĩa là lâu dài nhưng không cố tình kéo dài cuộc
chiến tranh mà là dẫn đến phải thắng lợi từng bước là bài học và cũng quan
trọng. Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời
gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá tương quan lực
lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
- Tác dụng: Chuyển hoá tương quá so sánh lực lượng giữa ta và Pháp. Ta
cang đánh càng mạnh. Pháp càng đánh càng lún sâu, xa lầy vào cuộc chiến
tranh và dần dẫn đến thật bại.

 Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cung tự cấp về mọi mặt”


- Lý do: Là do lúc này tình hình thế giới có nhiều những bất ổn, bất lợi cho
Cách mạng nên ta phải tự lực về mọi mặt.
- Nội dung:
Tự lực về Chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự , ngoại giao (tương tự
Kháng chiến toàn diện).
Câu trích: “Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm
thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp
cứu nước.”
- Tác dụng: tự cung tự cấp về mọi mặt không phải phụ thuộc vào bất kì ai.
6, Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khan, song nhất định
thắng lợi.

You might also like