You are on page 1of 12

Câu 1 : Trình bày các đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật ?

- Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật gồm: virus, vi khuẩn, nấm (nấm men,
nấm mốc), tảo, động vật nguyên sinh và giun sán.
Câu 2 : Mô tả đặc điểm và cho ví dụ điển hình của các nhóm đối tượng này ?
- Virus là 1 tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở trong tế bào sống
của 1 sinh vật khác. Là phần tử dưới tế bào, có đặc trưng của sự sống. Không
giống bất cứ sinh vật nào khác. Là dạng trung gian giữa giới vô sinh và giới
hữu sinh. Kích thước siêu hiển vi, không có cấu tạo tế bào. Không có trao
đổi chất, không sinh sản. Có khả năng kết tinh thành tinh thể trong trường
hợp đặc biệt. Hình dạng: hình cầu, dạng que, dạng hình khối, dạng tinh
trùng.
VD : Herpesviruses,HIV, Papovavirus
- Vi khuẩn: Vi khuẩn cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, hình dạng rất phong phú và
thay đổi theo loài, chiều dài khoảng 2,0-8,0 µm, chiều ngang khoảng 0,2-2,0
µm, chưa có nhân hoàn chỉnh. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước,
chất thải phóng xạ, suối nước nóng, và ở dạng cộng sinh và ký sinh với các
sinh vật khác. Hầu hêt các bệnh đều do vi khuẩn gây ra.
VD: Lactobacillus, Tempeh, Microflora,...
- Nấm men, nấm mốc xuất hiện khá phổ biến trong môi trường tự nhiên. Nấm
mốc thường mọc trong môi trường tối và ẩm ướt. Nấm men có thể được tìm
thấy trên trái cây và quả mọng, trong dạ dày của động vật có vú và trên da,
và một số nơi khác.
- Nấm men là sinh vật đơn bào với hình dạng: hình cầu, hình bầu dục, một số
loại có hình que, có thể có hình dạng khác. Nấm men sinh sản bằng phương
pháp nảy chồi.Vì vậy nó có hình thái giống cây xương rồng khi quan sát
dưới kính hiển vi. ứng dụng trong sản xuất rượu bia, làm nở bánh mì, gây
hương nước chấm, làm dược phẩm. Gây hỏng thực phẩm (Mycoderma), gây
bệnh cho người (Candida).
- Nấm mốc là sinh vật đa bào, cấu tạo dạng sợi phân nhánh, phát triển nhanh
tạo thành đám sợi chằng chịt. Nấm mốc có nhân phân hóa, thường hình tròn
đôi khi kéo dài. Tế bào có nhiều nhân nằm rải rác trong tế bào chất. Các
vách ngăn( nếu có) có các lỗ hỏng. Sinh sản vô tính và hữu tính. VD:
Aspergillus, Renicillium, Rhizopus
- Tảo: Sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống
trong nước. Dạng đơn chuyển động, dạng tập đoàn chuyển động. Được bao
bọc bởi nhiều lớp màng. Nhân thật có diệp lục và khả năng quang hợp.
VD: Tảo lam, agar, alginate, carotenoid
- Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng
cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn,
trong cơ thể sinh vật khác. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01
- 0.05mm và không phải là động vật thực sự.
- Giun sán là những động vật đa bào, cấu tạo cơ thể có những cơ quan riêng
biệt. Giun sán kí sinh bao gồm các loại giun sán kí sinh trên động vật và thực
vật. Có nhiều loại giun sán sống tự do. Giun sán thường kí sinh theo phương
thức bắt buộc, kí sinh vĩnh viễn trong cơ thể vật chủ. Chủ yếu theo đường
tiêu hóa (giun đũa, giun tóc, giun kim, sán lá phổi, sán dây lợn, sán dây
bò...). Một số giun sán xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường da (giun
móc, giun lươn, sán máng...).
Câu 3: Đặc điểm và ví dụ điển hình của các nhóm đối tượng vi sinh vật học.
Vi sinh vật học (Microbiology) là khoa học khảo sát hoạt động của các vi sinh
vật. Đó là các sinh vật có kích thước hiển vi và siêu hiển vi. Các nhóm đối
tượng chính của vi sinh vật học có thể chia làm các nhóm sau:
 Virus
 Cổ khuẩn
 Vi khuẩn
 Vi nấm
 Vi tảo

Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt trần không thấy và chỉ được phát hiện
bằng kính hiển vi. Muốn đo kích thước của vi sinh vật, người ta sử dụng các
đơn vị sau:

Micromet (mm, micrometre)      = 10-6 m

Nanomet (nm, nanometre)          = 10-9 m

Angstrom                                    = 10-10 m

VD nấm men được phân loại là thực vật vì phần lớn không di động mặc dù
chúng ít có những tính chất của thực vật và cho thấy những liên hệ sinh tiến hóa
đậm nét với nguyên sinh động vật.
VD vi khuẩn Ecoli là một loại vi khuẩn gram âm sống trong đường tiêu hóa của
người và động vật. Vi khuẩn E. Coli có một số vai trò nhất định trong cơ thể
người.
 Ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa.
 Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể
 Sản xuất các chất có lợi cho cơ thể: vitamin K, biotin, …
 Chuyển hóa chất đường trong cơ thể
VD chế phẩm BIMA chứa loại nấm đối kháng Trichoderma giúp thúc đẩy quá
trình phân giải chất hữu cơ, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng
Câu 4: Phân tích vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày ?
Vi sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.
+ Ứng dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp :
Các vi sinh vật có lợi được ứng dụng vào sản xuất để tạo ra các loại phân bón vi
sinh ứng dụng vào nông nghiệp để cải tạo, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho
đất.
+ Ứng dụng của vi sinh vật trong trồng trọt :
Bổ sung chất hữu cơ, kiểm soát các bệnh hại. Cụ thể là bổ sung và kích thích
hoạt động của vi sinh vật có ích trong vùng rễ chống lại các mầm bệnh có trong
đất ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây.
Vi sinh vật còn được ứng dụng vào quy trình ủ phân hữu cơ để bón cho cây, có
tác dụng thúc đẩy quá trình lên men nhanh hơn và giúp tối ưu hiệu quả của
phân.
+ Ứng dụng của vi sinh vật trong chăn nuôi :
Làm giảm thiểu tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh, hạ giá thành sản xuất, thuốc chữa bệnh
và mang lại nhiều lợi ích khác. Không những thế, việc tận dụng vi sinh để khử
mùi hôi trong trang trại chăn nuôi cũng đang được nhà nông tin dùng, giúp giảm
ô nhiễm môi trường nhanh chóng.
+ Ứng dụng vi sinh vật trong nuôi trồng thuỷ sản :
Vi sinh vật không chỉ được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi mà còn được áp
dụng phổ biến trong thuỷ sản. Một số chủng vi sinh vật giúp làm tăng hàm
lượng oxy, ổn định độ pH và chuyển hóa các khí độc gây độc cho cá như NH3,
NO2, H2S…
+ Ứng dụng của vi sinh vật trong y học :
Sản xuất vaccine ngừa bệnh cho con người. Là thành phần của phần lớn các loại
thuốc kháng sinh. Tạo nên các loại men tiêu hóa có lợi cho con người:
Biosubtilic, Bidisubtilic, Antibio, Biofidin, Biobaby… Tạo ra các loại protein
có lợi: Insulin, Interferon, … giúp chống lại nhiều loại bệnh.
+ Ứng dụng của vi sinh vật trong công nghiệp
Chế biến thực phẩm: sản xuất bánh mỳ, rượu, bia, sữa chua, nước mắm,… bằng
công nghệ lên men đang được sử dụng phổ biến. Sản xuất cồn công nghiệp và
khí đốt biogas .Sản xuất các chất: amino acid, vitamin, các chất màu thực phẩm,
keo thực phẩm,… làm đậm đà hương vị thực phẩm. Sản xuất các loại acid hữu
cơ.Các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong
nước thải, giải quyết được vấn đề xử lý nước thải trong công nghiệp.
 6 đặc tính quan trọng của vsv
1. Kích thước nhỏ bẻ
2. Sự hấp thu: hấp thu nhiều – chuyển hóa nhanh
3. Khả năng sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng nhanh – phát triển
mạnh
4. Khả năng thích ứng: Khả năng thích ứng nhanh, mạnh và dễ phát sinh
biến dị
5. Phân bố rộng rãi trong tự nhiên
6. Tồn tại lâu đời
Câu 5: Hình vẽ cấu trúc tế bào của vi khuẩn E. Coli (eukaryoutes)
- Roi: là cơ quan vận động của tế bào vi khuẩn.Tốc độ vận động khoảng 0,5
nm. Hình dạng của roi lúc chuyển động có thể là lượn sóng hoặc xoáy trôn
ốc
- Lông: Qua lông,các plasmid được bơm đẩy qua. Lúc giao phối xảy ra thì một
đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái.
- Màng nhầy( vỏ bao): Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời
sống của chúng như nhiệt độ cao,pH thay đổi.
→Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên
- Thành tế bào (vách tế bào): Thành của vi khuẩn như một cái khung bên
ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn, bảo vệ cơ thể
vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn.
- Màng sinh chất (mmàng tế bào chất): Thấm có chọn lọc : màng tế bào cho
phép một số chất hoà tan cần thiết đi vào được trong tế bào ,đồng thời nó
cũng cho phép một số chất hoà tan khác có hại cho tế bào đi ra khỏi tế bào
(các độc tố đối với tế bào vi khuẩn...). Thực hiện cá quá trình trao đổi chất
của tế bào: Trên màng sinh chất phân bổ nhiều các loại enzym chuyển hoá
các chất và trao đổi năng lượng như các enzym thuộc nhóm xitôcrôm,các
enzym hoạt động trong chu kỳ Krebs. Tham gia quá trình phân chia tế bào
bằng cách hình thành nếp gấp của màng tế bào (mêxôsôme) để ADN nhân
bám vào trong quá trình nhân đôi.
- Tế bào chất: Nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào.
- Vùng nhân: Mang , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều khiển
các hoạt động sống của tế bào.
Câu 6: Trình bày bằng hình vẽ cấu trúc tế bào nhân thật (prokaryous)

- Chức năng:
• Nhân tế bào: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào lưu giữ,
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
• Lưới nội chất: lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển
hoá đường và phân huỷ các chất độc hại ; lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp
prôtêin.
• Ribôxôm: tổng hợp prôtêin cho tế bào.
• Bộ máy Gôngi: là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
• Ti thể: cung cấp năng lượng (dưới dạng ATP) cho mọi hoạt động sống của tế
bào.
• Lục lạp: là trung tâm quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho
cơ thể thực vật
• Không bào: duy trì áp suất thẩm thấu cho tế bào ; dự trữ các chất.
• Lizôxôm: phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn
thương không còn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử.
• Khung xương tế bào: giúp tế bào có được hình dạng xác định và là nơi neo
đậu của các bào quan.
• Màng sinh chất : là rào chắn chọn lọc, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất
giữa tế bào với môi trường bên ngoài.
Câu 7: Trình bày nguyên tắc 6 chữ I trong nghiên cứu vi sinh.

- Cấy/Nuôi cấy: Đặt mẫu vào một vật chứa môi trường cung cấp chất dinh
dưỡng cho sự phát triển và là giai đoạn đầu tiên trong quá trình nuôi cấy.
MD và kq là Để tăng khả năng hiển thị; làm cho nó có thể xử lý và quản lý
vi khuẩn trong môi trường nhân tạo và bắt đầu phân tích những gì mẫu có
thể chứa.
- Ủ/Nuôi ủ: Tiếp xúc với môi trường đã cấy ở các điều kiện phát triển tối ưu,
thường trong vài giờ đến vài ngày.MD và kq là Để thúc đẩy nhân giống và
tạo ra mt nuôi cấy thực tế. Sự gia tăng số lượng vi khuẩn sẽ cung cấp số
lượng cần thiết để thử nghiệm xa hơn.
- Phân lập: phương pháp tách các vi khuẩn riêng lẻ và thu được các khuẩn lạc
cô lập có thể dễ dàng phân biệt với nhau bằng phương pháp soi vĩ mô.Để tạo
ra các mẫu cấy bổ sung từ các khuẩn lạc đơn lẻ để đảm bảo chúng là tinh
khiết; nghĩa là, chỉ chứa một loài vi khuẩn duy nhất để quan sát và kiểm tra
thêm.
- Khảo sát hình thái vi thể,đại thể: Quan sát nuôi cấy theo phương pháp vĩ mô
để tìm sự xuất hiện của sự phát triển và bằng phương pháp hiển vi để tìm sự
xuất hiện của các tế bào. Để phân tích các đặc điểm ban đầu của vi sinh vật
trong mẫu. Các vết bẩn của tế bào có thể tiết lộ thông tin về loại tế bào và
hình thái.
- Thu thập thông tin: Thử nghiệm bằng cách sử dụng các quy trình phân tích
các đặc điểm sinh hóa và enzym, phản ứng miễn dịch học, độ nhạy với thuốc
và cấu trúc gen. Để cung cấp dữ liệu cụ thể và tạo hồ sơ tổng thể về vi
khuẩn. Các kết quả kiểm tra và mô tả này sẽ trở thành yếu tố quyết định
chính trong phân loại cuối cùng, nhận dạng.
- Định danh: Phân tích dữ liệu thu thập được để giúp hỗ trợ xác định cuối
cùng về các loại vi sinh vật có trong mẫu ban đầu; điều này được thực hiện
bằng nhiều phương án. Điều này đặt cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về
bản chất và vai trò của những vi khuẩn này; nó cũng có thể cung cấp nhiều
ứng dụng trong chẩn đoán nhiễm trùng, an toàn thực phẩm, công nghệ sinh
học và sinh thái vi sinh vật.
Câu 8: So sánh sự khác biệt giữa vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram
dương
-Vi khuẩn Gram+:
+Thành tế bào dày bao gồm peptidoglycan và màng tế bào
+Sau nhuộm Gram: màu tím
-Vi khuẩn Gram-:
+Thành tế bào mỏng gồm …
+Sau nhuộm Gram: màu hồng
Vi khuẩn G+ có lớp Peptidoglycan dày trong thành tb trong khi vi khuẩn G- có
lớp Peptidoglycan mỏng. Đây là sự khác biệt chính giữa vi khuẩn G+ và G- . Do
sự khác bt này trong thành tb,VK G+ nhuộm màu tím trong khi VK G- nhuộm
màu hồng trong nhuộm Gam.
Cơ sở so sánh Vi Khuẩn gram dương Vi khuẩn gram âm

Ý nghĩa Những vi khuẩn như vậy cho kết quả Các vi khuẩn không thể giữ
dương tính với xét nghiệm nhuộm
lại màu tím pha lê và cho
gram và nhuộm màu tím pha lê được
gọi là vi khuẩn gram dương. thấy kết quả âm tính với
xét nghiệm nhuộm gram
được gọi là vi khuẩn gram
âm.
Ví dụ Streptococcus, Clostridium, Vibrio, Rhizobium,
Lactobacillus, Bacillus E. coli, Acetobacter.
subtilis, Leuconostoc.
Màu thu được sau Xuất hiện dưới dạng màu tím đậm Xuất hiện như màu đỏ hoặc
khi nhuộm gram hoặc màu tím khi quan sát dưới kính
màu hồng khi được quan
hiển vi sau khi nhuộm gram và giữ lại
màu tím pha lê sau khi rửa bằng cồn. sát dưới kính hiển vi sau. khi nhuộm
gram và chống
lại safranin.
Thành tế bào +Ở lớp +Bị chia rẽ
+Thẳng và đều. Ít đàn hồi và cứng +Lượn sóng và không đồng đều
nhắc hơn. Độ cứng của thành tế bào
+Đàn hồi hơn và ít cứng nhắc hơn.
là do lượng peptidoglycan cao
Độ đàn hồi của thành tế bào là do
+Thành tế bào có axit muramic
lượng peptidoglycan ít hơn,
+Thành tế bào cho thấy khả năng
+Thành tế bào nhạy cảm với kiềm.
kháng kiềm, chứa axit teichoic, dễ bị
Axit Teichoic không có trong thành
thoái hóa do tác động của enzyme
tế bào.
gọi là lysozyme.
+Thành tế bào ít nhạy cảm với sự
thoái hóa do tác động của lysozyme.
Các đặc điểm + Không gian periplasmic hoặc vắng +Không gian periplasmic
khác mặt hoặc nếu có thì nó rất hẹp.
hiện tại.
+ Hàm lượng lipid thấp.
+ Hàm lượng lipid cao
+ Màng ngoài không có mặt
+ Màng ngoài có mặt.
+ Kênh màng protein gọi là porins
vắng mặt. + Hiên có mặt Lipopolysacarit.
+ Lipopolysacarit vắng mặt. + Cấu trúc cột cờ chứa bốn
+ Cấu trúc cột cờ có hai vòng ở thân vòng trong thân cơ bản.
dưới.
+ Không sản xuất endospores, sản
+ Sản xuất endospores, sản xuất xuất nội độc tố.
ngoại độc tố.
Kháng sinh ảnh + Kháng sinh Vancomycin được sử + Không có tác dụng của kháng
hưởng dụng để tiêu diệt chúng. sinh vancomycin.
+ Tế bào cho thấy ít nhạy + Tế bào cho thấy độ mẫn cảm cao
cảm hơn với chloramphenicol, đối với sulfonamid, penicillin và độ
tetracycline, streptomycin mẫn cảm thấp với
và độ mẫn cảm cao đối với chloramphenicol, streptomycin và
sulfonamide và kháng sinh penicillin. tetracycline.

Câu 9: Vai trò của các chất nhuộm trong nghiên cứu vi sinh?
- Thuốc nhuộm tạo ra sự tương phản bằng cách truyền màu sắc cho tế bào
hoặc các bộ phận của tế bào. Giá treo ướt và giá treo thả - cho phép kiểmtra
các đặc điểm của tế bào sống: chuyển động, hình dạng và sắp xếp.Cố́ định
được thực hiện bằng cách làm khô và làm nóng một bộ phim của mẫu
vật.Vết bẩn này bị ố sử dụng thuốc nhuộm để cho phép hình dung các tế bào
hoặc tế bào các bộ phận.
- Thuốc nhuộm cơ bản - cation, với dương tính phí trên mang màu
- Thuốc nhuộm có tính axit - anion, với âm tính phí trên mang màu
- Nhuộm tích cực - bề mặt của vi khuẩn được tích điện âm và hút cơ bản thuốc
nhuộm
- Nhuộm âm tính - vi khuẩn đẩy lùi thuốc nhuộm, thuốc nhuộm nhuộm màu
Backgrou
 Phân loại môi trường
Tính chất vật lý
-Chất lỏng
-Chất bán rắn
-Chất rắn (có thể chuyển hóa thành chất lỏng)
-Chất rắn (không thể chuyển hóa thành chất lỏng)
Thành phần hóa học
-Chất tổng hợp (xác định về mặt thành phần hóa học)
-Chất không tổng hợp (chất phức tạp, không thể xác nhận thành phần hóa
học)
Loại chức năng ( mục đích)
Câu 10: Nếu ứng dụng của 1 loại vi sinh vật nhân thật trong công nghệ thực
phẩm?
( Tên vi sinh vật nhân thực ứng dụng trong công nghệ thực phẩm làm phô mai:
Penicillium camemberts
Phomai là sản phẩm chế biến từ sữa bằng cách thu khối casein đông tụ rồi ủ
chín (lên men). Tuỳ vào mỗi loại phomai, hệ vi sinh vật được sử dụng trong quá
trình sản xuất là khác nhau.
Phomai Camembert sử dụng vi nấm Penicillium camembert, Phomai Roquefort
(còn gọi là phomai xanh) sử dụng vi nấm Penicillum roqueforti )
HOẶC
Vi khuẩn Escherichia coli hay Coli là tên của một loại vi khuẩn gram âm sống
trong đường tiêu hóa của người và động vật. Vi khuẩn E. Coli có một số vai trò
nhất định trong cơ thể người.
•Ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa.
•Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể
•Sản xuất các chất có lợi cho cơ thể: vitamin K, biotin, …
•Chuyển hóa chất đường trong cơ thể
Hầu hết E. coli đều vô hại và là một phần của đường ruột khỏe mạnh. Tuy
nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh
hô hấp, nhiễm trùng máu và các bệnh khác. Các loại E. coli có thể gây bệnh
được lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và qua tiếp xúc với động vật
hoặc người bị nhiễm bệnh.
Câu 11: Thí nghiệm bình cổ ngỗng
*Ý nghĩa:
- Thế hệ vi sinh vật tự phát sinh vô hiệu (Hiện tượng tự sinh)
- Chứng minh những gì ngày nay gọi là lý thuyết của mầm bệnh
- Đã phát hiện ra một số loại vắc-xin phòng bệnh
- Các loại vi khuẩn xuất hiện gây ra quá trình lên men và hư hỏng
- Đã phát triển thanh trùng
Câu 12 : Tính chất của virus
Virus gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là
prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm
axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
Sống kí sinh nội bào bắt buộc: nấm, vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh, động
vật và thực vật
Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi
đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép
Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
Đặc điểm cơ bản:
+ Virus rất nhỏ bé, kích thước mỗi cá thể chỉ trong khoảng 20 nm đến 200 nm
(nhỏ hơn vi khuẩn hàng ngàn lần).
+ Không có cấu tạo tế bào, không có màng kép lipid bao bọc.
+ Có đời sống kí sinh bắt buộc. Không có hệ giải mã và dịch mã.
+ Không tăng kích thước (không lớn). Không tự di chuyển
+ Vật chất di truyền là một trong hai loại: DNA hoặc RNA mà không có cả hai.
+ Không có khả năng tự phát triển và phân chia, bị bất hoạt hoàn toàn khi ở
ngoài vật chủ
+Kích thước siêu hiển vi, đường kình từ 20nm-450nm.
+Không có cấu trúc tế bào, cấu trúc đơn giản, tiết kiệm
+Cấu trúc đơn giản gồm vỏ capsid bao quanh lõi axit nucleic
+Các đại phân tử không hoạt động ở bên ngoài mà hoạt động bên trong tế bào
chủ
+Axit nucleic có thể là DNA hoặc RNA, không thể có cả hai
+Axit nucleic có thể là DNA (RNA) sợi đơn, kép
+Nhân lên bằng cách kiểm soát vật chất di truyền của tế bào chủ, điều chỉnh quá
trình tổng hợp và lắp ráp các virus mới.
+Các phân tử trên bề mặt vi khuẩn truyền đạt tính đặc hiệu cao để gắn vào tế
bào chủ.
+Thiếu các enzyme cho hầu hết các quá trình trao đổi chất
+Thiêu các cơ quan bộ máy tổng hợp protein.
Câu 13: Phân loại cái môi trường của vi sinh vật, cho ví dụ
Vi sinh vật sống trong 3 môi trường: đất, nước và khí
+ Vi sinh vật trong môi trường nước gồm:
 Vi sinh vật trong nước ngọt bề mặt trong đất liền(nước sông, suối, ao hồ)
 Vi sinh vật trong nước biền
 Vi sinh vật trong nước thải
VD sinh vật nhân sơ hay gặp trong môi trường nước biển và nước ngọt: vi
khuẩn lam, Thiopedia, Flexibacter, Chromatium, …
VD vi sinh vật ở trong nước thải: nấm, động vật nguyên sinh, luân trùng, tuyến
trùng, vi khuẩn flavo, bacillus, ….
+ Vi sinh vật trong môi trường đất:
 Vi sinh vật phân bố theo chiều sâu
 Vi sinh vật phân bố theo cây trồng
VD vi sinh vật trong môi trường đất: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn, virus, tảo
+ Vi sinh vật trong môi trường khí:
 Vi sinh vật phụ thuộc khí hậu trong năm
 Vi sinh vật phụ thuộc vùng địa lý
VD vi sinh vật trong môi trường khí: virus corona
Câu 14: Prion là gì? Đặc điểm của prion?
Prion (PrPC / PrPSc) - protein gấp khúc, không chứa axit nucleic - gây ra bệnh
não xốp có thể truyền nhiễm - bệnh thoái hóa thần kinh gây tử vong
- Thường gặp ở động vật:
• Mẩu giấy vụn ở cừu và dê
• Bệnh não xốp ở bò (BSE), hay còn gọi là bệnh bò điên
• Bệnh gầy mòn
• Con người - Hội chứng Creutzfeldt-Jakob (CJS)
• Có khả năng chống tiệt trùng thông thường kỹ thuật

You might also like