You are on page 1of 148

MỤC 

LỤC
 MỤC LỤC                                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................................
   
 1
 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN                                                                                            
 
...........................................................................................
   
 2
 XÂY DỰNG ­ TỔ CHỨC ­ QUẢN LÝ ­PHÒNG XÉT                                                                 
 
................................................................
   
 4
 TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM                                                     
 
....................................................
    
 11
 VÀ CÁCH XỬ TRÍ                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................
    
 11
 CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM                                                                            
 
...........................................................................
    
 17
 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC                                                                                                     
 
....................................................................................................
    
 23
 DỤNG CỤ THUỶ TINH                                                                                                                
 
...............................................................................................................
    
 30
 TỦ LẠNH                                                                                                                                       
 
......................................................................................................................................
    
 39
 TỦ ẤM                                                                                                                                            
 
...........................................................................................................................................
    
 42
 TỦ SẤY                                                                                                                                          
 
.........................................................................................................................................
    
 45
 NỒI HẤP ƯỚT                                                                                                                              
 
.............................................................................................................................
    
 47
 MÁY LY TÂM                                                                                                                               
 
..............................................................................................................................
    
 50
 MÁY CẤT NƯỚC                                                                                                                        
 
.......................................................................................................................
    
 54
 MÁY ĐO QUANG                                                                                                                         
 
........................................................................................................................
    
 57
 NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM                                                                        
 
.......................................................................
    
 71
 ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG                                                                
 
...............................................................
    
 75
 XÉT NGHIỆM                                                                                                                               
 
..............................................................................................................................
    
 75
 ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM                                                                                                           
 
..........................................................................................................
    
 81
 KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT                                                                                   
 
..................................................................................
    
 81
 KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM                                                                        
 
.......................................................................
    
 89
 HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.                                                                                            
 
...........................................................................................
    
 94
 THỰC HÀNH TỐT                                                                                                                     
 
...................................................................................................................
    
 107
 TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ                                                                                      
 
.....................................................................................
    
 107
 AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM                                                                        
 
.......................................................................
    
 113
 KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN                                                                               
 
..............................................................................
    
 124
 NHUỘM GRAM                                                                                                                          
 
.........................................................................................................................
    
 124
 NHUỘM KHÁNG ACID                                                                                                             
 
............................................................................................................
    
 127
 CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG                                                                
 
...............................................................
    
 129
 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM                                                                 
 
................................................................
    
 133
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN

Số tiết học 76: Lý thuyết : 28; thực hành: 48.
Hệ số môn học: 3.
Thời điểm thực hành: học kỳ I năm học thứ nhất.

Mục tiêu môn học:

1. Mô tả cấu tạo các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong phòng xét 
nghiệm.
2. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị máy móc thông dụng trong phòng 
xét nghiệm.
3. Thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong phòng xét nghiệm.

Nội dung môn học:

SỐ TIẾT
STT TÊN BÀI HỌC
LT TH

1. Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm đa khoa 2

2. Đề phòng và sơ cứu tai nạn thường gặp trong phòng xét  2
nghiệm

3. Sử dụng và bảo quản các loại cân trong phòng xét  2 6
nghiệm

4. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học 2 8

5. Sử dụng và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh trong phòng xét  4 8
nghiệm

6. Sử dụng và bảo quản máy trong phòng xét nghiệm  4 4
(máy ly tâm, nồi hấp ướt, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy)

2
7. Nước dùng trong phòng xét nghiệm 2

8. Kỹ thuật tiêm truyền súc vật 2 8

9. Khử khuẩn trong phòng xét nghiệm 2 4

1 Pha thuốc nhuộm và một số phương pháp nhuộm 2 4
0.

1 Các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn 4 6
1.

Tổng cộng 28 48

Hinh th
̀ ưc đanh gia:
́ ́ ́
̉
Kiêm tra th ương xuyên: 1 điêm.
̀ ̉
̉ ̣ ̉
Kiêm tra đinh ky: 2 điêm.
̀
Hinh th
̀ ưc thi kêt thuc hoc phân: S
́ ́ ́ ̣ ̀ ử dung câu hoi truyên thông.
̣ ̉ ̀ ́
 

3
XÂY DỰNG ­ TỔ CHỨC ­ QUẢN LÝ ­PHÒNG XÉT

GIỚI THIỆU: 
Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của 
người kỹ thuật viên cần phải hiểu biết rõ để biết cách xây dựng, bố trí sắp xếp 
quản lý tốt một phòng xét nghiệm , phục vụ cho công việc xét nghiệm mang lại 
hiệu quả cao.  
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Trình bày được cách thiết kế xây dựng  phòng xét nghiệm.
2. Mô tả đúng cách bố trí, sắp xếp hợp lý  phòng xét nghiệm.
3. Liệt kê được các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho cho một phòng xét 
nghiệm.
4. Trình bày được công tác quản lý  phòng xét nghiệm.

 NỘI DUNG:
1.THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM:
1.1 Hướng nhà: 
Tốt nhất là hướng nam. Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay  
về  hướng bắc. Để  tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về  mùa hè, tránh gió  
rét về mùa đông. 
1.2. Nền nhà: 
Để  tránh  ẩm thấp, nền nhà phải cao: 0,8 ­ 1m. Lát gạch men chống trơn để 
thường xuyên cọ rửa, khử khuẩn.
1.3. Tường nhà:
Mặt trong tường nên lát một lớp gạch men cao: 0,7­ 1m để  tiện cho việc  
cọ rửa, khử khuẩn.
1.4. Hệ thống ánh sáng:
Tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa để tiết kiệm điện hoặc dùng  
ánh sáng đèn, tuỳ điều kiện mỗi nơi song phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng là 

4
1/4­ 1/5. Nếu tận dụng ánh sáng tự nhiên nên chú ý tới tỷ  lệ  giữa diện tích các 
cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thoáng với diện tích nền nhà bằng 1/4­ 1/5.
Ví dụ: Diện tích nền nhà bằng 50 m2  thì diện tích các cửa lỗ  thoáng phải 
bằng 10­ 13 m2. 
Theo kinh nghiệm, cửa sổ  làm chiều cao: 1,2­ 1,4m; chiều rộng: 0,7­ 0,8m.  
Nên làm cửa 2 lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ. Cửa ra vào nên  
làm ở chính giữa phòng.
1.5. Hệ thống điện nước:
1.5.1. Hệ thống điện:
Tuỳ  từng điều kiện cho phép song phải có  ổn áp, có công suất lớn riêng  
cho khu xét nghiệm để  đảm bảo nguồn điện  ổn định, nâng cao hiệu qủa của 
máy móc xét nghiệm. Phải mắc các  ổ  cắm điện ngang tầm với chiều cao của  
bàn làm xét nghiệm để tiện lợi cho việc sử dụng máy móc. Các máy thường có  
ổn áp , và lưu điện riêng
1.5.2. Hệ thống nước:
Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệ 
thống bể  dự  trữ  nước và đường  ống dẫn vào các phòng. Nếu không có nước 
máy phải xây dựng hệ thống bể lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch 
rửa các dụng cụ thuỷ  tinh.
2.TỔ CHỨC ­SẮP XẾP PHÒNG XẾT NGHIỆM:
2.1. Tổ  chức, bố  trí phòng làm việc: Tuỳ theo điều kiện của cơ  sở, quy 
mô lớn hay nhỏ ta có thể bố trí như sau:
Phòng hành chính: nên để  đầu dãy nhà để  cho tiện việc giao nhận, trả 
phiếu xét nghiệm, sinh hoạt khoa.
  Có   3 khoa   riêng biệt: Vi khuẩn­ ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh. 
Nếu không có điều kiện có thể  ghép huyết học và hoá sinh cùng một phòng  
hoặc một phòng xét nghiệm máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng 
rửa dụng cụ.v.v...
2.2. Sắp xếp trong phòng:
ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm. Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men  
để  dễ  làm vệ  sinh, khử khuẩn. Trên bàn  ở  giữa có thể  kê giá cao, thấp để  hoá  
chất thuốc thử.
Phía sát tường nên có một dãy tủ  chiều cao khoảng 0,8 m để  đựng dụng  
cụ hoá chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch  
men trắng để máy móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm.
Lavabô: để góc nhà.

5
Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô.
Bàn để máy ly tâm riêng.
Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng.
Bàn để kính hiển vi nên đặt sát cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời. 
Các góc phòng là nơi để  các tủ  lạnh, tủ   ấm, tủ  sấy, nồi hấp, máy cất  
nước.
Riêng tủ  lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để  gần Lavabô để  tiện cho  
việc vận hành, vệ  sinh hàng ngày, tránh  ẩm  ướt khắp phòng. Nên bố  trí tủ  để 
kính hiển vi riêng, trong tủ  có hệ  thống đèn dùng để  sấy kính, 1 tủ  kín có hệ 
thống thông hơi ra ngoài đựng hoá chất độc.
3. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
3.1. Dụng cụ dân dụng:
Nên dùng ghế  sắt quay không gỉ, các đồ  gỗ  (tủ  làm việc, tủ  đựng hoá 
chất, giá để hoá chất ).
3.2. Những máy móc cần thiết :
­ Kính hiển vi. ­ Cân phân tích.­ Cân điện.­ Tủ  lạnh.­  ổn áp riêng cho 
máy đo quang.­ Máy ly tâm.­ Nồi cách thuỷ.­ Máy đo quang.­ Tủ ấm.­ Nồi hấp.­ 
Máy cất nước.­ Tủ  sấy.­ Tủ cấy.­ Máy điện di.­ Máy điện giải.­ Máy đếm tế 
bào.­ Máy đo tốc độ máu lắng.........
Tuỳ theo điều kiện kinh phí , máy móc tối thiểu cần cho một phòng xét nghiệm  
là: kính hiển vi, cân, tủ lạnh, tủ sấy, máy cất nước, máy ly tâm, máy đo quang...
3.3. Dụng cụ thuỷ tinh (xem bài dụng cụ thuỷ tinh) 
3.4. Dụng cụ lấy bệnh phẩm:
Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm, dây garô, ống nghiệm, gối 
kê tay, bông cồn sát khuẩn...
Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích, lam kính, bông thấm, cồn ...
Dụng cụ lấy phân: lọ penicilin đã được rửa, sấy khô, hộp nhựa có nắp  
kín, que tre( tăm bông) để lấy bệnh phẩm giun kim...
Dụng cụ lấy nước tiểu: lọ penicilin rửa sạh, sấy khô, ống nghiệm nhỏ, 
dài để xét nghiệm bằng máy, bình tam giác   500 ml để lấy nước tiểu 
24h.
Dụng cụ lấy đờm: hộp nhựa có nắp, lọ thuỷ tinh có nút xoáy...
Dụng cụ dùng riêng cho hoá sinh: ống nghiệm các loại, pipet các loại,  
giá  ống nghiệm( giá bằng sắt không rỉ, có lỗ  thoáng  ở  dưới để  thoát 

6
nước) giá pipet gỗ, pipet tự động , cân đĩa , cân phân tích, máy đo quang,  
tỉ niệu kế...
Dụng cụ  dùng riêng cho huyết học:  ống hút Sahli,  ống hút bạch cầu, 
hồng cầu, buồng đếm, máy đếm, huyết sắc kế Sahli, ống Wesstergreen  
đo tốc độ máu lắng, máy đếm tế bào...
Dụng cụ dùng riêng cho vi khuẩn: tủ cấy, nồi cách thuỷ, que cấy, lưới 
amiăng, đèn cồn...
Các   dụng   cụ   chung   khác:   pipet,   ống   đong   (thuỷ   tinh,   nhựa),   ống  
nghiệm, lam kính, lamen, bình đựng nước, bình hút  ẩm, đồng hồ  bấm 
giây, thùng tôn, chậu nhựa, vòi hút chân không, nhiệt kế, chổi lông, quả 
bóp cao su, bút chì kính, nhãn dán, gạc, giấy lọc, giấy đo PH, tủ  thuốc  
sơ cứu tai nạn...
   3.5. Hoá chất­ thuốc thử:
Acid: các acid hay dùng như  acid acetic, acid clohydric, acid sulfuric, 
acid Tricloacetic, acid phosphoric...
Kiềm: Natrihydroxyt, Kalihydroxyt, amoniac.
Muối:KaliIodua,   đồng   sulfat,   natricitrat,   natriclorua,   natrisulfat,  
natriacetat...
Dung môi: aceton, cồn 950, ether, xylen...
  Các chất khác:  cresol  đặc, nước oxy già, formol, phenol, vaselin, dầu 
cede, bột lưu huỳnh, pyramidon.
Thuốc nhuộm: xanh metylen, xanh crêzyl brillant, xanh bromothymol,  
eosin, Fucsin, Giemsa bột, phenol, tím gentian...
Thuốc   thử:   Bariclorua,   Kali   feroxyanua,   thuốc   thử   Gros,   thuốc   thử 
Fouchet... huyết thanh mẫu các loại, dung dịch chuẩn hemoglobin, Kit  
hoá chất dùng cho máy sinh hoá, dung dịch rửa cho máy đếm tế bào...
4. QUẢN LÝ PHÒNG XẾT NGHIỆM:
4.1. Quản lý trang thiết bị dụng cụ  hoá chất:
Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có:
+ Lý lịch máy.
+ Nội qui sử dụng máy.
+ Người sử dụng bảo quản.
Dụng cụ:
+ Sắp xếp thứ tự.

7
+ Dụng cụ  thuỷ  tinh xếp hộp kín, trong tủ   ấm để  tránh bụi 
bẩn.
Hoá chất: mỗi lọ  hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử  dụng.  
Các Kit hoá chất để tủ  lạnh, hoá chất độc để  trong tủ  kính có khoá, có 
ống thông hơi ra ngoài.
Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ kho 
sau:

Dự trù Nhận Xuất


Nguồn gốc Số  Số  Số  Còn lại
Tên Ngày Ngày Ngày
lượng lượng lượng

8
4.2. Quản lý chuyên môn:
 Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ.

4.3. Nội qui làm việc:
Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa số lấy bệnh 
phẩm vào sáng sớm. Trường hợp  đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại  
giường.
Qui định đối với bệnh phẩm:
+ Mỗi lọ  bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoa 
phòng điều trị, số giường, số buồng.
+ Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để   ưu tiên 
làm trước, trả kết quả ngay.
Qui định đối với kỹ thuật viên:
+ Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý.
+ Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm.
+ Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay.
+ Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể.
+ Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo  
cáo trưởng khoa xem xét.
+ Những xét nghiệm bệnh phẩm dễ  lây lan phải thao tác đúng qui 
tắc phòng dịch.
+ Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ  có hệ  thống 
thông hơi.
+ Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra.
+ Tổ chức vệ sinh  sau giờ làm việc.
+ Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân.
+ Quản lý chặt chẽ  thuốc độc và chất dễ  cháy, nổ, các chủng vi 
khuẩn có tính chất lây lan mạnh.
TỰ LƯỢNG GÍA:
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày nội dung thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm.
2. Nêu công tác tổ chức, sắp xếp một phòng xét nghịêm.
3. Kể tên những máy móc cần thiết trang bị cho một phòng xét nghiệm. 

9
4. Liệt kê các dụng cụ lấy bệnh phẩm.
5. Trình bày nguyên tắc quản lý khoa xét nghiệm.
Điền vào cho đủ và đúng các câu sau:
6. 5 vấn đề cần lưu ý trong thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm là:
A. Hướng nhà.
C........................
B....................
D......................
E......................
7. 5 loại trang thiết bị cần thiết cho một phòng xét nghiệm là:
A. Dụng cụ dân dụng
C..........................
B. Máy móc cần thiết.
D........................
E......................
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
8. Có thể để cân cùng với máy ly tâm.
9. Hướng nhà nên làm theo hướng đông.
10. Khi lấy máu mao mạch phải dùng dây garô.
11. Bàn nhuộm tiêu bản để gần Lavabô.
Chọn 1 giải pháp đúng nhất:
    12. Tường nhà lát một lớp gạch men cao:
A. 0,7­ 1 m.
C. 0,6­ 1m.
B. 0,7m.
D. 0,5­ 1m.
E. 0,8­ 1m.

10
TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

VÀ CÁCH XỬ TRÍ

 MỤC TIÊU :
1. Kể tên được các tai nạn thường gặp trong phòng xét nghiệm.
2. Liệt kê được các phương tiện cần thiết để có thể sơ cứu tai nạn xảy ra.
3. Trình bày đúng các biện pháp sơ cứu tai nạn.
4. Trình bày đúng các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong phòng xét nghiệm.
 NỘI DUNG:
Trong phòng xét ngihệm có rất nhiều công việc tiếp xúc với hoá chất độc, 
mảnh thuỷ tinh vỡ, sử dụng máy móc tiếp xúc với điện chỉ cần một sơ suất nhỏ 
ta có thể bị tai nạn hoặc làm cho người khác bị tai nạn. Người kỹ thuật viên cần  
biết những tai nạn có thể xảy ra, để đề phòng hoặc có các biện pháp sơ cứu kịp 
thời.
1. CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP:
1.1. Cháy bỏng do acid: hút phải acid, vẩy pipet có acid, dụng cụ  có dính acid, 
đỗ vỡ lọ acid.
1.2. Cháy bỏng do kiềm: nguyên nhân tương tự như trên.
1.3. Các chất độc hại: khi tiếp xúc lâu gây nhiễm độc.
1.4. Bỏng do hơi nước, lửa, nước sôi  ở  nồi cách thuỷ, bỏng đèn cồn, đun các 
môi trường, nồi hấp...
1.5. Vết thương do mảnh vỡ: mảnh các dụng cụ  thuỷ  tinh vỡ. Chân, tay chạm 
phải nó.
1.6. Cháy nổ: 
Do các chất lỏng dễ cháy nổ tiếp xúc với lửa như : ête, cồn, bình ga của máy 
điện giải đồ.
1.7. Điện giật: do sơ suất không tuân theo qui tắc như sử dụng điện.
2. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ  SƠ  CỨU ( ĐỂ  TRONG TỦ, 
KHÔNG KHOÁ)
2.1. Dung dịch Natribi Carbonat 5%.
2.2. Dung dịch Natribi Carbonat 2%.
2.3. Dung dịch  acid acetic 5%.

11
2.4. Dung dịch  acid boric bão hoà
2.5. Dung dịch xà phòng 5g‰ 
2.6. Bông, gạc vô khuẩn.
2.7. Cồn Iod, cồn 700, oxy già 10 V...
Các dung dịch trên phải để trong lọ có ống nhỏ giọt.
3. BIỆN PHÁP SƠ CỨU TAI NẠN:
3.1. BỎNG ACID:
3.1.1. Bỏng da: 
1. Rửa ngay bằng nước sạch liên tục dưới vòi nước.
2. Dùng bông thấm dung dịch Natribi Carbonat 5%đắp lên chỗ da bị hỏng.
3.1.2. Bỏng mắt:
1. Ngay lập tức dùng bình phun nước vào mắt hoặc cho vòi nước chảy qua.
2. Nhỏ vào mắt 4 giọt Natribi Carbonat 2%.
3. Đưa nạn nhân tới bệnh viện ( trên đường đi tiếp tục nhỏ Natri Carbonat  
2%). 
3.1.3. Bỏng niêm mạc miệng:
1. Xúc miệng bằng nước xà phòng 5g‰
2.Uống 3­ 4 cốc nước thường.
3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch Natribi Carbonat 2%.
3.1.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải acid):
1. Cho uống ngay nướcc xà phòng 5g‰ hoặc tốt nhất là uống 2 lòng trắng  
trứng hoà với 500ml nước hoặc uống 1 cốc sữa. Nếu không có cho uống nước 
thường.
2. Đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
3.2. BỎNG DO KIỀM:
3.2.1. Bỏng da:
1. Rửa ngay lập tức bằng nước sạch liên tục bằng vòi.
2.Dùng bông thấm acid acetic 5% ( hoặc dấm) đắp lên vùng da bị hỏng.
3.2.2. Bỏng mắt ( do chất kiềm bắn vào mắt):
1. Rửa nước ngay ( như bỏng mắt do acid)
2. Nhỏ acid boric bão hoà vào mắt nhiều lần.
3. Đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay.

12
3.2.3. Bỏng niêm mạc miệng ( do hút phải kiềm):
1. Xúc miệng bằng acid acetic 5%.
2. Uống 3­ 4 cốc nước thường.
3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch acetic 5%.
3.2.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải kiềm):
1. Cho uống ngay acid acêtic 5 % nếu không cho uống nước chanh hoặc 
dấm pha loãng 1/4.
2. Đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay.
3.3. BỎNG DO NHIỆT:
3.3.1. Bỏng nặng: thường do cháy hoặc do hơi nước, nước sôi nếu bỏng trên  
một diện tích da rộng, ta phải:
1. Đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện.
2. Không áp dụng bất cứ cách điều trị nào trên các vết bỏng.
3.3.2. Bỏng nhẹ:
1. Ngâm chỗ da bị bỏng vào nước hay nước đá.
2. Băng vết bỏng bằng gạc khô sau khi bôi thuốc bỏng panthenol hoặc  
thuốc bỏng đông y.
3.4. SƠ CỨU NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MẢNH VỠ:
3.4.1. Mảnh thuỷ tinh sạch:
1. Sát khuẩn da bằng nước oxy già 10 V.
2. Băng vết thương lại ( nếu chảy máu nhiều cần phải băng chặt cầm máu, 
nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện để khâu cầm máu).
3.4.3. Mảnh thuỷ tinh bẩn:
1. Xem vết thương có chảy máu nhiều không, nếu chảy máu ít bóp mạnh 
để chảy thêm vài giọt máu ra.
2. Rửa vết thương bằng oxy già hoạc cồn Iod.
3. Băng vết thương lại ( nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện: cắt  
lọc, khâu cầm máu, có thể tiêm SAT phòng uốn ván).
3.5. ĐIỆN GIẬT:
1. Ngắt ngay nguồn điện.
2. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát.

13
3. Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim mgoài lồng ngực tích cực, đồng thời  
gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện ( trong quá trình vận chuyển vẫn 
phải liên tục làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực).
3.6. NHIỄM CÁC CHẤT ĐỘC HẠI:
1. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát.
2. Kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện.
3. Tìm hiểu chất gây nhiễm độc.
4. BIỆN  PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN:
4.1. ĐỐI VỚI LỌ ĐỰNG THUỐC THỬ:
­ Lọ  phải có nhãn ghi rõ ràng ( ghi rõ ngày pha chế, nên phủ  một lớp paraphin 
lên mặt nhãn ­ đề phòng chữ bị mờ trên nhãn).
­ Để nơi dễ thấy, dễ lấy.
­ Khi tay ướt không được cầm vào lọ acid hay kiềm.
­ Khi nhấc lọ lên phải cầm thẳng đứng.
­  Lọ  đựng acid hay kiềm không được đậy bằng nút thuỷ  tinh, chỉ  dùng nút nhựa 
xoáy
­ Khi pha loãng acid hay kiềm phải đổ từ từ vào nước ( không được đổ  nước vào  
acid hay kiềm).
­ Khi lấy acid hay kiềm tốt nhất là dùng ống đong nhỏ, nếu dùng pipet phải có  
quả bóp hút ( pipet cần phải nối với 1 đoạn dây hút cao su để hút từ từ ).
4.2. KHÍ ĐỐT:
­ Khi dùng xong phải đóng kín các bình khí đốt.
­ Khi sử  dụng đèn cồn phải sử  dụng chụp thuỷ  tinh để  tắt đèn ( không được  
dùng miệng để thổi tắt đèn ).
4.3. CÁC CHẤT DỄ CHÁY: 
Ête, cồn ... chỉ để một ít trong phòng.
4.4. CÁC MÁY SỬ DỤNG ĐIỆN, BẾP ĐIỆN: 
Phải tuân theo qui tắc sử  dụng điện, khi vận hành máy móc tay phải khô, 
không được đi chân đất.
4.5. THAO TÁC:
­ Khi đốt ống nghiệm phải quay miệng  ống ra phía không có người, vừa đun  
vừa lắc ống nghiệm.
­ Khi đun thạch làm môi trường nếu đang sôi không được lấy ra ngay.
­ Khi dùng pipet không được vẩy.
14
­ Không bao giờ dược hút pipet bằng miệng.
­ Khi có mảnh thuỷ tinh rơi ra phải được nhặt sạch ngay.
LƯỢNG GIÁ:
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1. Kể tên những tai nạn thường gặp và những phương tiện cần thiết để sơ cứu 
tai nạn.
2. Trình bày cách sử lý khi bỏng acid, bỏng kiềm, bỏng nhiệt.
3. Trình bày cách sử lý khi bị vết thương do mảnh vỡ, điện giật, nhiễm độc.
4. Trình bày các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
ĐIỀN VÀO CHO ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁC CÂU SAU
5. Có 7 loại tai nạn thường gặp là:
A. Cháy bỏng acid
D…………………………….
B. Cháy bỏng do kiềm
E……………………………..
C……………………..  
G……………………………..
H…………………………….
6. Có 7 phương tiện cần thiết để sơ cứu tai nạn là:
A. Natri cacbonat 5%
D…………………………….
B. Natri cacbonat 2%
E…………………………….
C…………………………                       
G…………………………….       
H…………………………….
PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI TRONG CÁC CÂU SAU
7. Khi đun thạch đang sôi, bắc ra ngay.
8. Tay ướt có thể cầm vào lọ acid hay kiềm.
9. Không được dùng miệng để thổi tắt đèn cồn.
CHỌN MỘT GIẢI PHÁP ĐÚNG NHẤT BẰNG CÁCH 
KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI ĐẦU CÂU
10. Khi bị bỏng miệng do hút phải kiềm ta phải:
15
A. Đưa đi bệnh viện
C. Xúc miệng bằng acid acetic 5%.
B. Uống hai cốc nước
D. Xúc miệng bằng acid acetic 2%.
           E. Xúc miệng bằng dấm pha loãng 1/4.

16
CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

GIỚI THIỆU: 
Cân dùng trong phòng xét nghiệm có rất nhiều loại. Ta phải biết cách sử 
dụng, bảo quản tốt để phục vụ cho việc pha chế thuốc thử, môi trường đúng , 
giúp cho việc xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất.

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày các đơn vị cân theo quy ước quốc tế.
2. Mô tả đúng các loại quả cân
3. Mô tả đúng các loại cân dùng trong phòng xét nghiệm
4. Trình bày các phép cân. Quy trình sử dụng cân phân tích
5. Nêu điều kiện một cân tốt và cách bảo quản cân.
6. Chỉ đúng các bộ phận của cân phân tích. Tiến hành cân theo đúng quy trình.

NỘI DUNG:
1.ĐƠN VỊ CÂN:
Theo quy  ước quốc tế  người ta thừa nhận khối lượng của một lăng trụ 
bạch kim ở Sevrow (gần thủ đô Pari) là đơn vị khối lượng = 1kg.
Các đơn vị cân thường dùng trong xét nghiệm :
­ Gam (g) = 1/1000 kg = 10­3 kg = 0,001 kg = 1000 mg.
­ Decigam (dg) = 1/10 g = 10­1g = 0,1g = 100 mg.
­ Centigam (cg) = 1/100g = 10­2g = 0,01g = 10 mg
­ Miligam (mg) = 1/1000 g = 10­3g = 0,001g = 1mg (1 chỉ vàng = 3,75g).
2.QUẢ CÂN CÁC LOẠI:
2.1. Quả cân:
Làm bằng gang, đồng, sứ……..hình trụ hay hình tháp có lớp mạ chống rỉ.
­ Trọng lượng: 1kg, 500g, 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
2.2. Lá cân: làm bằng nhôm

17
­ Trọng lượng: 500mg, 200mg, 100mg, 50mg, 20mg.
2.3. Con mã: Làm bằng dây kim loại uốn cong hình   hoặc làm bằng một 
miếng hợp kim mỏng gắn trên đòn cân khi di chuyển trên bảng chia độ có thể 
cân được một trọng lượng từ 20mg đến 1mg.(hoặc từ 20mg­1g )
3.CÁC LOẠI CÂN:
Cân được chia làm 2 loại.
3.1. Cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau:
Gồm có cân đĩa Roberval, cân quang, cân phân tích.
3.1.1.Cân đĩa Roberval:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau, có 2 đĩa cân đặt ở 2 bên cán cân.  
Dùng để cân một khối lượng lớn (có thể tới 10kg) dùng để cân bằng trước khi  
ly tâm không cần độ chính xác cao. Độ nhạy bằng 0,5g.
               3. 1.2 Cân quang:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân  treo trên 2 quang cân,  
cân này chính xác hơn cân đĩa, về cấu tạo gần giống cân phân tích nhưng không 
có tủ cân. Độ nhạy là 5­ 10mg.
             3. 1.3 Cân phân tích:(có độ chính xác cao)
 Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang  
cân. Có tủ  cân bằng kính để  bảo vệ  cân, dùng   cân khối lượng tới 100g.  Độ 
nhạy là 0,01­ 0,1 mg.
Cấu tạo:
­ F: đòn cân
­ E1, E2: thớt cân
­ V1 V2: ốc vặn ở
2 bên đòn cân.
­ C1 ,C2 ,C3: dao cân
­ P: đĩa cân
­ A: kim cân
­ B: tay hãm

­ Đòn cân (F) có cấu tạo vững chắc để  chịu được sức nặng khi cân. ở  2 


đầu đòn cân có ốc vặn để cân bằng 2 quang cân trước khi cân. Trên đòn cân có 3 
lưỡi dao: 2 lưỡi  ở 2 bên mang quang cân (C1, C2 ), 1 lưỡi tựa trên bàn mài nhẵn  
lắp ở cột cân (C3). Khi cần quá sức cân, đòn cân bị cong, dao cân bị mòn.

18
­  Kim cân  (A) gắn giữa đòn cân khi dao động, đầu nhọn của kim chạy 
trên bảng chia độ. Trên kim cân có một ốc điều chỉnh dao động. Càng kéo ốc lên 
cao, kim dao động càng nhiều.
­ Đĩa cân (P): làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhẹ có mạ chống rỉ. Đĩa cân 
được treo trên quang cân ở 2 đầu đòn cân.
­ Tay hãm (B): là một núm vặn gắn ở đế cân khi xoay núm vặn này có tác  
dụng lấy thăng bằng 2 bên quang cân, để cân một vật, để cho cân về vị trí nghỉ 
(tịnh cân). Tránh sự mòn của dao cân.
­ Vít vặn dưới đế cân (D): 2 vít vặn này ở 2 bên phía trước của đế  cân. 
Khi cân ta phải lấy thăng bằng cho đế  cân bằng cách vặn 2 vít vặn đó­ 2 quả 
dọi sẽ  nằm trên một đường thẳng (đối với cân điện: đánh giá bằng bọt nước  
nằm chính giữa lỗ tròn­ ở mặt trên của cân điện).
­ Tủ  cân: làm bằng hộp kính trong suốt để  tránh tác động bên ngoài làm 
dao động 2 quang cân khi tiến hành cân.
­ Hộp quả cân: được xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ.
­ Quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
­ Lá cân: 500mg­ 200mg­ 100mg­ 50mg­ 20mg.
 2 .Cân có 2 cánh tay đòn không bằng nhau:
Cân điện: cân điện là loại cân chỉ  có một đĩa cân. Tuỳ  theo nơi sản  
xuất cân điện có cấu tạo khác nhau.
    ­Loại cân điện: có tủ  cân bằng kính, 2 cửa ở 2 bên cạnh, bọt nước để  chỉnh 
cân thăng bằng ở trên nóc tủ cân, có núm điều chỉnh khối lượng khi cân, có màn 
hình hiện số, khi cân đạt khối lượng cần xác định.
­ Có loại cân điện không có tủ cân, chỉ có bàn cân (đĩa cân).
IV. QUY TRÌNH CÂN.
Gồm các bước sau:
       1. Thăng bằng cân trước khi tiến hành  cân:
Cân bằng cách vặn  ốc  ở  2 bên dưới đế  cân để  cho bọt nước trong mặt 
kính vào chính giữa lỗ  tròn (đối với cân điện). Đối với cân phân tích thì 2 quả 
dọi ở bàn cân và cột cân sẽ nằm trên cùng một đường thẳng.
2..Kiểm tra dao cân và thớt cân,có khớp vào nhau không, quang cân phải đặt 
đúng vị trí của nó, số lượng qủa cân, lá cân trong hộp cân phải đủ.
3.Xác định độ nhạy của cân.
4.Gấp giấy cân đặt vào đĩa cân để lấy thăng bằng
5.Các vật định cân để bên trái cân.

19
6.Đặt vật định cân lên đĩa cân bên trái.
7.Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải để lấy thăng bằng.
8.Tính khối lượng của quả cân.
9.Ghi khối lượng của vật đem cân.
10.Chuyển vật hoặc lọ hoá chất đã cân sang bên phải cân.
11.Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân bằng vải mềm, xếp quả cân theo 
thứ tự.
V. ĐIỀU KIỆN MỘT CÂN TỐT.
Phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:
    1 Cân đúng:
Khi đặt 2 khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân, lấy thăng bằng. Sau đó ta 
đổi vật ở 2 đĩa cân cho nhau, cân vẫn thăng bằng (cân đúng là cân có 2 cánh tay  
đòn tuyệt đối bằng nhau).
    2 Cân nhạy:
Khi cân đã thăng bằng cho vào một bên đĩa cân một khối lượng rất nhỏ  thì  
kim cân bị  lệch đi rõ rệt (muốn cân nhạy, các cạnh dao cân phải sắc, thớt cần  
phải nhẵn, cứng, đòn cân, quang cân phải nhẹ).
   3 Cân tin:
Khi xê dịch vị trí của vật định cân trên 2 đĩa cân, đòn cân vẫn thăng bằng 
(cân tin thì đòn cân phải cứng, cạnh của dao cân sắc và song song với nhau).
VI. CÁC PHÉP CÂN.
    1 .Phép cân đơn: 
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả  cân  ở  1 bên 
cánh tay đòn. Phép cân này kém chính xác vì trọng lượng của 2 bên cánh tay đòn  
có thể không bằng nhau.
    2 .Phép cân kép:
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả  cân trên 
cùng một cánh tay đòn (dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau phép cân này vẫn  
đúng, cân vẫn chính xác).
Cân kép kiểu Boocda (xác định một lượng hoá chất cần có).
1­ Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân lấy thăng bằng.
2­ Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải.
3­ Cho cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng.
4­ Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào tới khi thăng bằng.
20
(Khối lượng hoá chất muốn có bằng khối lượng của quả cân)
 Cân kép kiểu Lômônôxôp (khi xác định khối lượng của 1 vật).
1­ Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân, lấy thăng bằng.
2­ Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn khối lượng  ước đoán của vật vào 
đĩa cân bên phải.
3­ Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
4­ Đặt vật cần cân vào đĩa bên phải­ rút bớt quả  cân ra cho tới khi thăng  
bằng.
( Khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân rút ra)
VII. BẢO QUẢN CÂN:
Để bảo quản cân tốt ta cần phải tuân theo các quy định sau:
1­ Đặt cân  ở  một bàn riêng, bằng phẳng, cao ráo, đủ  ánh sáng, tránh gió 
làm ảnh hưởng đến việc cân.
2­ Khi di chuyển cân phải tháo quang cân, đòn cân ra (rất hạn chế việc di 
chuyển).
3­ Không cân nặng quá sức của cân (thường sức cân được ghi trên cán  
cân)
4­ Không cân vật quá nóng hoặc quá lạnh
5­ Khi cân phải lót giấy cân vào đĩa cân (cân các chất lỏng, cân xút viên  
(NaOH) phải cho vào chén cân.
6­ Khi cân không tỳ tay lên bàn cân, để tránh rung bàn cân làm sai lệch vị 
trí thẳng đứng của cân.
7­ Lau chùi cân nhẹ nhàng bằng vải mềm
8­ Không bôi dầu mỡ vào cân
9­ Đặt cân vào trong hòm kín có chất chống ấm (Silicagen)
10­ Thường xuyên kiểm tra quả  cân, lá cân và xếp theo thứ  tự, lau khô,  
sạch, phải dùng kẹp để gắp quả cân (không dùng tay).
11­ Khi mở cân chỉ mở 2 bên cánh cửa cân
12­ Khi cân có sai lệch phải báo cáo thợ  sửa chữa không được tự  ý sửa 
chữa.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Viết các đơn vị cân thường dùng trong phòng xét nghiệm­ cách chuyển đổi.
2. Mô tả các loại quả cân dùng cho cân thường, cân phân tích.
21
3. Mô tả các loại cân đĩa, cân quang, cân điện
4. Mô tả cân phân tích
5. Trình bày quy trình cân.
6. Nêu điều kiện của một cân tốt. Trình bày các phép cân.
7. Trình bày cách bảo quản cân.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
8. Có thể cân một vật quá nóng hoặc quá lạnh
9. Cân đặt gần máy ly tâm
10. Dùng khăn ướt để lau quả cân
11. Có thể bôi dầu mỡ vào cân
12. Cân đĩa có độ chính xác nhất
13. Cân đơn là chính xác nhất
14. Cân kép Boocda để xác định khối lượng một vật.

TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của cân ­ Cân đơn ­Cân kép
BUỔI 2: Ôn tập , kiểm tra

22
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
  GIỚI THIỆU: 
Kính hiển vi là loại trang thiết bị tối cần thiết của một phòng xét nghiệm. 
Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng bảo quản đúng tránh làm mốc kính, 
để nâng cao tuổi thọ của kính.

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả đúng các bộ phận của kín hiển vi và nêu tác dụng của nó.
2. Trình bày đúng quy trình sử dụng kính
3. Trình bày đúng cách bảo quản kính hiển vi
4.Thao tác đúng.theo qui  trình kỹ thuật   
 NỘI DUNG:
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ  quang học không thể  thiếu trong  
phòng xét nghiệm. Nó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp cho  
việc chẩn đoán bệnh chính xác.
I. CẤU TẠO:
1­ ống trục chính (ống mang thị kính)
2­ Đầu kính
3­ Bàn xoay
4­ Vật kính
5­ Thị kính
6­ Màn kính
7­ Tụ quang
8­ Gương
9­ Tay cầm (thân kính)
10­ Đế kính
11­ Ốc đại cấp
12­ Ốc vi cấp
13­ Ốc điều chỉnh tụ quang
23
14­ Đèn soi kính hiển vi
1. Ống trục chính (main tu be): 
Có hình trụ  tròn, một đầu mang thị  kính, một đầu nối với đầu kính.Có 2 
loại: 1  ống trục chính (mang 1 thị  kính) gọi là kính 1 mắt, 2  ống trục chính 
(mang 2 thị  kính) gọi là kính 2 mắt, 4  ống trục chính (mang 4 thị  kính) gọi là  
kính 4 mắt. (Kính thường dùng cho cả thầy và trò cùng quan sát: kính thầy)
2. Đầu kính (Bodytube): 
Đầu kính có hình tròn hoặc đa giác. Trong đầu kính chứa các thấu kính lăng 
trụ tam giác.
­ Tác dụng: lăng kính này có tác dụng hắt ảnh của vật từ vật kính lên thị kính 
không bị đảo ngược.
3. Bàn xoay (Revolingnosepiese):
Hình tròn có 3 lỗ mang vật kính và một lỗ gọi là điểm mù không mang vật 
kính.
­Tác dụng: Bàn xoay có thể xoay tròn 3600 giúp cho điều chỉnh vật kính vào giữa 
mâm kính dễ dàng.
4. Vật kính (onjective)
Đây là một bộ  phận quan trọng nhất của kính cần phải bảo vệ  tốt để  tránh  
mốc (vật kính mốc sẽ  không nhìn thấy ảnh của vật). Đầu dưới vật kính được 
gắn một hệ  thống thấu kính, đầu trên tiếp xúc với hệ  thống lăng kính và thị 
kính.
Tác dụng:
Phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp ta quan sát rõ hình thể của vật.
Có nhiều loại vật kính với hệ phóng đại khác nhau: 4x, 6x, 8x,10x,40x,90x, 100x
Có nghĩa là các vật kính đó phóng đại được:4 lần, 6 lần....100 lần.(vật kính có 
độ phóng đại 90x,100x còn gọi là vật kính dầu.
* Sự khác nhau giữa các vật kính:
+ Vật kính có độ phóng đại nhỏ thì kích thước ngắn, vật kính có độ  phóng đại 
lớn thì kích thước dài.
+ Khoảng cách giữa vật kính với mâm kính 
khác nhau:
Vật kính 10x: khoảng cách xa(khoảng 
15,98mm)
 Vật kính 40x: khoảng cách gần(khoảng 
4,31mm)

24
 Vật kính 100x: khoảng cách rất gần(khoảng 1,81mm)
Chính vì vậy mà khi dùng vật kính 40x, 100x không bao giờ được dùng ốc  
đại cấp để tránh vỡ tiêu bản, hỏng vật kính
+ Cửa sổ ánh sáng(khả năng phân ly của các loại vật kính)
Vật kính 10x: cửa sổ ánh sáng lớn, khả năng phân ly nhỏ(0,3) có khả năng 
nhìn rõ 2 vật ở xa nhau.
Vật kính 40x: cửa sổ ánh sáng nhỏ, khả năng phân ly tương đối lớn(0,65) 
có khả năng nhìn được 2 vật tương đối gần. 
Vật kính 100x(90x): cửa sổ ánh sáng rất nhỏ, khả năng phân ly lớn 1,3, có  
khả  năng nhìn được 2 vật rất gần nhau.  ở  vật kính này khả  năng phân ly lớn,  
ánh sáng không tập trung, khi sử  dụng phải dùng ánh sáng tối đa và dầu soi để 
tăng độ chiết quang(nhỏ một giọt dầu cede) ta nhìn thấy vật rõ nét hơn.
5. Thị kính(Cocular):
Có hình trụ tròn được gắn ở đầu ống trục chính ở trong được cấu tạo bởi 
một hệ thống thấu kính.
Tác dụng: phóng đại vật, trên thị kính cũng ghi hệ số phóng đại(6x, 8x,  
10x nghĩa là ảnh được phóng đại(6 lần, 8 lần, 10lần...)
Ví dụ: nếu soi một mẫu vật có độ  phóng đại của thị  kính 8x và vật kính có độ 
phóng đại 10X thì mẫu vật được phóng đại 80 lần, nếu vật kính là 100X thì 
mẫu vật được phóng đại 800 lần (8 x 100).
6. Mâm kính (Stage):
Có hình tròn hay hình vuông tuỳ nơi sản xuất.
Tác dụng: nâng đỡ  mẫu vật(tiêu bản).Trên mâm kính  có một lỗ  tròn 
hoặc vuông , bầu dục để cho ánh sáng đi thẳng từ gương qua tụ quang  
lên vật kính.
­Trên mâm kính còn có một hệ  thống kẹp giữ  tiêu bản. Một bộ  phận di 
chuyển tiêu bản gọi là xe đẩy(Chariot) cótác dụng đưa tiêu bản lên trên, xuống 
dưới, sang phải, sang trái, có bộ phận thước đo gọi là duxich .
7. Tụ quang (Sub Stage): 
Là một hệ thống thấu kính .
Tác dụng: Tập trung, hội tụ  ánh sáng lên vật định soi. Nếu để  tụ  quang 
thấp thì ánh sáng được tập trung ít, nếu đưa tụ quang lên cao thì ánh sáng  
được tập trung nhiều(khi soi vật kính 10X nên hạ  thấp tụ  quang; khi soi 
vật kính 40X, 100X phải nâng tụ quang lên cao để tập trung ánh sáng. ở tụ 
quang còn được gắn 2 bộ phận là: chắn sáng và lọc sáng.

25
­ Chắn sáng: là những lá nhựa xếp theo hình đồng tâm. Muốn ánh sáng 
mạnh thì mở rộng chắn sáng, muốn ánh sáng nhỏ thì thu hẹp ánh sáng.
­ Lọc sáng: Đặt ở dưới tụ quang, hình tròn, màu xanh có tác dụng làm dịu  
ánh sáng khi soi kính, khi không cần thiết có thể tháo ra.
8. Gương:
Hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt lõm.
Tác dụng: Phản xạ ánh sáng (hắt ánh sáng) lên vật định soi.
­ Gương phẳng để lấy ánh sáng gần
­ Gương lõm lấy ánh sáng xa hơn 
9. Thân kính:(tay cầm) (arm)
Hình cong hoặc gấp khúc
Tác dụng: nâng đỡ ống trục chính và mâm kính
Trên  thân   kính  mang   các   ốc   đại  cấp,   vi  cấp.   Có   tác  dụng   điều  chỉnh  
khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản.
Chú ý: 
­ Khi sử dụng vật kính 10X thì điều chỉnh ốc đại cấp (nâng mâm kính gần 
sát vật kính rồi vặn  ốc đaị  cấp để  hạ  dần mâm kính xuống, khi thấy  ảnh của  
vật thì điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn)
­ Khi dùng vật kính 40X, vật kính dầu chỉ  điều chỉnh  ốc vi cấp. Nếu sử 
dụng nhầm sang ốc đại cấp dễ bị vỡ tiêu bản, hỏng vật kính.
10. Đế kính­ chân kính(Base Foot):
Hình chữ nhật hay hình móng ngựa, chắc chắn, giữ cho kính cố định.
II.QUY TRÌNH SỬ DỤNGKÍNH:
1. Tháo, lắp kính.
1.1 Tháo kính: thứ tự các bước như sau:
(1)   Tháo   thị   kính   (2)   tháo   đầu   kính (3)   tháo   vật   kính (4)   tháo   xe   đẩy
(5)tháo tụ quang  (6) tháo gương.
1.2 Lắp kính:
Trình tự ngược với quy trình trên(lưu ý bộ  phận không cố  định phải lắp  
sau cùng tránh rơi vỡ)
(1) Lắp gương  (2) lắp tụ  quang  (3) lắp vật kính  (4) lắp xe đẩy  (5) lắp 
đầu kính  (6) lắp thị kính sau cùng.
2. Vị trí để kính:

26
Kính phải để  trên một bàn chắc chắn bằng phẳng. Nếu dùng ánh sáng 
điện thì để   ở  một vị  trí cố  định trong phòng làm việc, nếu dùng ánh sáng tự 
nhiên để kính ở nơi gần cửa sổ.
3. Cách lấy ánh sáng khi soi kính.
(1) Xoay gương về  phía ánh sáng   [2] xoay một vật kính 10X vào giữa mâm 
kính   [3] mắt nhìn vào thị  kính   [4] điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị  kính 
(nếu là kính 2 mắt) [5] điều chỉnh tụ quang, chắn sáng (tuỳ theo cường độ ánh 
sáng, chắn sáng mở rộng hoặc hẹp, đưa tụ quang lên cao hoặc xuống thấp) khi  
thấy ánh sáng tròn thuần nhất là được.
4. Soi vật kính thường(10X, 40X).
1­ Đưa tiêu bản lên mâm kính.(nếu soi ở VK 40X phải đậy lamen trước)
2­ Kẹp giữ tiêu bản
3­ Điều chỉnh xe đẩy để đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
4­ Dùng ốc đại cấp nâng mâm kính gần sát với vật kính.
5­ Mắt nhìn vào thị kính­ dùng ốc đại cấp hạ  dần mâm kính xuống­ một 
tay điều chỉnh xe đẩy.
6­ Khi thấy  ảnh của vật xuất hiện, điều chỉnh  ốc vi cấp cho  ảnh rõ nét 
hơn.
7­ Xoay vật kính 40X về giữa mâm kính để quan sát ảnh rõ nét hơn, đồng  
thời phải nâng tụ quang lên và điều chỉnh ốc vi cấp.
Chú ý: Nếu muốn quan sát vật ở vật kính 40X phải đậy lamen để khi soi  
không bị ảnh hưởng đến vật kính.
5. Soi vật kính dầu(100X, 90X):
1­ Sau khi đã thấy ảnh như phần 3.4.6
2­ Xoay điểm mù vào giữa mâm kính
3­ Nhỏ một giọt dầu vào tiêu bản(vị trí cần quan sát)
4­ Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính
5­ Mắt nhìn vào vật kính điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát giọt dầu.
6­ Mắt nhìn vào thị kính tay điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn ảnh rõ nét hơn.
7­ Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh 
cầy( hình chữ chi) để soi hết tiêu bản
6. Sau khi soi xong:
1­ Hạ mâm kính
2­ Bỏ tiêu bản ra khỏi mâm kính

27
3­ Xoay điểm mù về giữa mâm kính
4­ Hạ thấp tụ quang
5­ Để gương thẳng đứng
6­ Điều chỉnh các ốc về số không
7­ Lau kính, vật kính bằng khăn riêng 
­ Nếu soi vật kính dầu:
+ Lau bằng giấy thấm
+ Lau bằng xylen
+ Lau khô
8­ Chụp kính bằng vải mềm.
III.BẢO QUẢN KÍNH:
1. Chăm sóc hàng ngày: 
Thường xuyên lau chùi kính, lau kính bằng khăn mềm, mỏng.
Lau các bộ phận cơ học riêng, bộ phận quang học riêng.
Vật kính dầu sau khi sử  dụng xong phải lau sạch dầu bằng giấy thấm  
hoặc khăn mềm,bông thấm xylen. Sau đó phải lau lại bằng khăn khô.
2. Chống mốc kính:
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, nấm mốc dễ phát triển nhất là thị kính, lăng  
kính và vật kính. Khi đã có hiện tượng mốc kính, khắc phục rất khó và kính có  
thể  trở  nên vô dụng. Để  chống mốc hàng ngày phải để  kính  ở  nơi khô ráo để 
bảo vệ cho các thấu kính, lăng kính.
Để tạo ra môi trường không khí khô:
+Lý tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ  chạy thường 
xuyên .
+ Để  kính vào một tủ  kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên 
tục. Một tủ  có từ  1­ 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ. Đèn thắp liên tục cả 
khi không có kính để môi trường không khí trong tủ luôn khô. 
+ Nếu phòng xét nghiệm không có điện:
Để  kính  ở  phòng làm việc bình thường. Tháo vật kính và thị  kính cho 
vào bình hút ẩm, chứa chất chống ẩm là Silicazen hoặc để vào tủ kín có 
để vôi clorua mới thay hàng ngày cũng có tác dụng hút ẩm.
Khi   sử   dụng  Silicazen   cần   kiểm   tra  xem   còn  tác   dụng  hút   ẩm  hay 
không:
­ Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm.

28
­ Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm.
Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh 
lúc đó lại sử dụng được.
Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú ý những điểm sau:
 Không bao giờ:
1­ Lau các vật kính và thấu kính bằng cồn.
2­ Lau mâm kính, thấu kính bằng xylen vì nó sẽ làm bong lớp mạ.
3­ Để kính hiển vi ở ngoài môi trường không chụp mũ vải tránh bụi
4­ Chụp kính hiển vi bằng túi nilon
5­ Dùng tay lau vật kính
6­ Xếp kính hiển vi cùng với dầu soi
TỰ  LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu sau:
1. Kể tên và nêu tác dụng các bộ phận của kính hiển vi (chỉ trên kính)
2. Nêu sự khác nhau giữah vật kính 10X, 40X, 100X
3. Liệt kê những bộ phận của kính hiển vi có tác dụng phóng đại ảnh của vật.
4. Trình  bày thứ  tự  các bước tháo kính, lắp kính.
5. Nêu các bước thao tác khi lấy ánh sáng để soi kính
6. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính 10X, vật kính 40X. 
7. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính dầu.
8. Nêu các việc làm sau khi soi xong kính
9. Trình bày cách bảo quản kính hiển vi.
TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của kính ­ Tháo lắp kính ­Học cách lấy ánh sáng
BUỔI 2:  Cách soi vật kính thường­ vật kính dầu ­ Sau khi soi xong
BUỔI 3: Ôn tập , kiểm tra

29
DỤNG CỤ THUỶ TINH

GIỚI THIỆU: 
Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại. Người kỹ thuật viên phải biết cách 
sử dụng đúng để mang lại kết quả chính xác. Việc rửa và bảo quản dụng cụ 
thuỷ tinh phải tuân theo những quy định riêng của từng loại.

MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng.
2. Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh.
3. Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh.

NỘI DUNG
I.DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1. Bình chứa: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bình chứa dùng 
để pha hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc thử, đựng môi trường. Có nhiều loại như:
­ Bình nón ­ Cốc có mỏ ­ Bô can
­ Bình cầu ­ Cốc có chân­ Chậu nhuộm màu ­ Hộp 
Petri.
2.  Dụng cụ đong thể tích
        2.1. ống đong chia độ: ống đong có nhiều loại: 5, 10, 25, 50,100, 200, 250,  
500, 1000ml . Dùng để  đong các chất lỏng , thân ống có chia vạch, trên miệng 
có mổ để dễ rót, có loại có nắp đậy để đong các chất lỏng dễ bay hơi thân ống 
đong càng lớn thì độ chính xác càng kém. Trên cổ ống đong có ghi 20 0C nhiệt độ 
tiêu chuẩn để đong thể tích chính xác nhất đến vạch qui định.
        2.2. Bình định mức (bình có ngấn): Có nhiều loại dùng để pha các dung dịch 
chuẩn độ , dung dịch mẫu, cần độ chính xác cao. Có loại có nút thuỷ tinh mài để 
pha các dung dịch bay hơi. Bình có ngấn có cổ  dài , nhỏ, đáy bằng , trên cổ  có 
ngấn khoang tròn đánh dấu dung tích nhất định của bình ở nhiệt độ  200 ghi trên 
cổ bình.

30
  
3. Dụng cụ đo thể tích.
       3.1. Pipet chia độ (ống hút chia độ): phía đầu có ghi thể tích toàn phần và 
thể tích giữa các vạch . Có 2 loại:
Loại chia độ đến tận cùng: khi dùng loại pipet này ta phải thả  hết mới  
đủ thể tích ghi trên pipet.
Loại chia độ không tận cùng: khi dùng loại pipet này ta  không thả hết  
mà chỉ đến vạch qui định đúng thể tích toàn phần ghi trên thân pipet.
       3.2. Pipet bầu: có ngấn trên thân (một hay hai ngấn).
Pipet bầu 2 ngấn; dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến ngấn dưới. 
Dung tích đó được đo chính xác và ghi trên bầu pipet  ở nhiệt độ200 ghi 
trên pipet (dùng loại pipet này chính xác nhất).
Pipet bầu 1 ngấn: dung tích của pipet tính từ  ngấn trên đến đầu pipet  
(khi pipet bị sứt ở phía đầu thì thể tích sẽ không chính xác nữa).
      3.3. Micropipet: là loại pipet nhỏ (0,1ml; 0,2ml) dùng để hút bệnh phẩm. Khi 
sử  dụng nó phải mao dẫn không được hút để  tránh bọt khí làm mất độ  chính 
xác.
      3.4. Pipet tự động: Loại pipet này bằng nhựa có những nấc vặn khác nhau 
điều chỉnh thể  tích theo ý muốn. Có đầu nhựa lắp vào khi sử  dụng. Loại pipet 
này sử dụng đơn vị đo là "microlit" viết tắt là  l
Thường có hai loại pipet tự động:
Loại 1: có thể tích cố định: 1000 l, 500 ml, 100 l, 10 l…
Loại 2: có thể tích thay đổi: có 3 loại pipet thường dùng là:
1000 ­200 l . 50 ­5 l . 200 ­1 l.
        3.5. Buret: nó giống như  pipet chia độ  nhưng có khoá trên thân, có giá đỡ 
buret. Dùng để đo thể tích khi định lượng, phải kiểm tra chỗ nhọn của vòi khoá 
để cho giọt thoát ra lớn hơn thể tích giữa  2 vạch, có loại vi buret chia  độ nhỏ là  
0,05ml = 50 l.
      3.6. ống nhỏ giọt chuẩn (pipet pasteur): loại này có nắp quả bóp cao su nhỏ 
khi hút 20 giọt tương ứng bằng 1ml; 1 giọt = 0,05ml = 50 l.
4. Dụng cụ làm tiêu bản
        4.1. Lam kính; là một mảnh kính hình chữ nhật có kích thước là :  8 x2,5cm 
có đặc điểm là trong suốt dùng nó để  đặt giọt bệnh phẩm đưa lên kính hiển vi  
soi.

31
4.2. Lam kéo:  nó là lam kính nhưng  ở  một đầu có vát 2 góc dùng để  dàn máu 
(làm cho máu không bị tràn ra phía ngoài lam kính).
        4.3. Lamen:  có loại mỏng hoặc dây hình vuông kích thước là 20 x 20mm 
dùng để đậy buồng đếm, đậy bệnh phẩm khi soi kính hiển vi  ở vật kính 40X
5. Các ống nghiệm: tuỳ theo yêu cầu dùng các loại ống nghiệm khác nhau. Có  
loại ống nghiệm to, nhỏ, có nắp hoặc không  có nắp. Có loại ống nghiệm dùng 
để ly tâm với tốc độ vòng cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm 
thót đáy)
6. Các dụng cụ  khác:  ngoài các dụng cụ  trên, các dụng cụ  thuỷ  tinh có liên 
quan tới xét nghiệm như  phễu thuỷ  tinh , mặt kính đồng hồ, các chai lọ  đựng  
hoá chất; bình hút ẩm (có 2 ngăn, có vòi thông hơi ra ngoài, có khoá vặn để đóng  
kín bình hút ẩm)…
II.SỬ DỤNG DỤNG CỤ THUỶ TINH:.
1. Sử dụng ống đong

32
1­ Đổ dụng dịch cần đong  thể tích vào ống đong gần sat vạch .
2­ Đặt ống đong trên mặt bàn bằng phẳng.
3­ Dùng pipet nhỏ giọt, nhỏ dung dịch đến đúng vạch, ngang tầm mắt.
4­ Đổ dung dịch vào lọ, tráng rửa ống đong.
Chú ý: đọc dung dịch mầu thì miệng của vòng khua trùng với vạch cần đong 
(mặt thoáng chất lỏng tạo ra một vòng khum lõm)
Đọc dung dịch không màu thì đáy của vòng khum trùng với vạch cần đong
2. Sử dụng bình định mức:
1­ Pha hoá chất vớimột lượng dung dịch màu  dung  môi trong một cốc 
thuỷ tinh         Đọc dung dịch không màu
(nếu chất dễ tan có thể cho thẳng 
vào bình và thêm dung môi vào)
2­ Đổ vào bình định mức
3­ Đổ tiếp dung môi gần đến vạch.
4­ Dùng pipet thêm từ từ dung môi cho tới vạch (cách đọc giống như  khi 
sử dụng ống đong)
5­ Trộn đều, rót dung dịch vừa pha vào, lọ sạch.
6­ Rửa bình định mức.
Chú ý : không cho dung dịch quá nóng , quá lạnh vào bình định mức và ống 
đong.
3. Sử dụng pipet
1­ Hút dung dịch vào pipet bằng quả bóp.
2­ Cầm pipet thẳng đứng để điều chỉnh chất lỏng đến vạch "O"
3­ Thả  dung dịch vào bình hoặc  ống nghiệm đến vạch cần dùng (pipet 
cầm thẳng đứng, ống nghiệm cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành ống nghiệm)
Chú ý :
­ Những pipet có ghi chữ EX hoặc TD không được tráng khi dùng
­ Những pipet có ghi chữ IN hoặc TC phải tráng ít nhất 1 lần.
­ Những pipet có ghi chữ Blowoat phải thổi hết khi sử dụng.
4. Sử dụng pipet tự động
1­ Xoay núm điều chỉnh về số thể tích cần hút.
2­ Lắp đầu nhựa vào (đầu nhựa phải khô, sạch­ đầu  nhựa nên dùng một 
lần là tốt nhất).

33
3­ Hút từ từ dung dịch vào đầu nhựa.
4­ Thả  nhanh vào  ống nghiệm (không để  dính giọt dung dịch trong đầu 
nhựa)
5­ Ngâm đầu nhựa vào cốc đựng cloramin B 5%.
5. Sử dụng buret
1­ Kiểm tra khoá buret (khoá phải trơn và khít, khi đổ  nước không bị  dò 
nước ở khoá)
2­ Tráng buret bằng nước cất.
3­ Tráng buret bằng dung dịch định dùng.
4­ Đổ dung dịch lên quá vạch "O" của buret.
5­ Mở khoá cho dung dịch chảy từ từ tới vạch "O" của buret (hứng cốc có 
mỏ ở dưới).
6­ Khi chuẩn độ ­ mở khoá cho dung dịch chảy nhỏ giọt từ từ.
7­ Mắt theo dõi sự chuyển màu của dung dịch cần định lượng.
8­ Khi đạt yêu cầu: vặn chặt khoá buret, để  buret thẳng đứng ­ đọc ­ ghi  
vào giấy.
9 ­ Cho chảy hết dung dịch còn lại vào bình chứa  tháo khoá ra khỏi buret  
(có dây buộc khoá treo khoá trên thân buret)
10­ Tráng rửa  buret bằng nước cất.
11­ Chụp một mũ giấy lên miệng buret sâu chừng 5cm để tránh bụi.
Chú ý: 
­ Muốn kết quả chính xác thể tích dung dịch dùng để đong đo không được 
vượt quá dung tích của ống đong, bình định mức, pipet, buret…
­ Mức đọc đầu tiên của dung dịch phải bắt đầu từ số "O".
6. Sử dụng ống nhỏ giọt chuẩn.
1­ Hút dung dịch vào ốngnhỏ giọt bằng quả bóp nhỏ.
2­ Cầm pipet thẳng đứng để nhỏ giọt ( có bọt khí phải đẩy hết bọtkhí ra  
và hút lại).
III.RỬA VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1. Rửa bình chứa (bình nón, bình cầu).
Dụng cụ mới: 
1 ­Ngâm dụng cụ vào dung dịch acid clohydric 2% trong 24giờ.

34
2­ Rửa 2 lần bằng nước thường ­ tráng một lần bằng nước cất hoặc 
nước khử chất khoáng.
3­ Sấy khô ở nhiệt độ 600.
Dụng cụ bẩn:
1­ Hấp tiệt khuẩn.
2­ Rửa sơ bộ 2 lần bằng nước thường.
3­ Ngâm  trong dung dịch kiềm (2 thìa canh bột kiềm trong 1lít nước) 
khoảng 2­3 giờ dùng chổi lông cọ rửa.
4­ Rửa kỹ bằng nước thường ­ ngâm trong nước 30 phút.
5­ Tráng lại bằng nước khử chất khoáng hay nước cất ­ dốc ngược dụng 
cụ trên giá hay rổ nhựa.
6­ Sấy khô ở nhiệt độ 600C.
7­Đậy nút bằng bông mỡ để tránh bụi hoặc để vào tủ ấm.
2. Rửa pipet , buret:
1­ Sau khi dùng xong rửa ngay dưới vòi nước.
2­ Nếu pipet bẩn phải ngâm trong  ống đựng dung dịch sulfocromic trong  
24 giờ (nếu là buret bẩn đổ  đầy dung dịch sulfocromic), rửa kỹ dưới vòi nước,  
ngâm nước 30 phút, tráng nước cất, sấy khô 600.
3­ Khi dụng cụ dính hợp chất hữu cơphải ngâm dung dịch cồn Kali 10%.
4­ Trường hợp pipet, buret  ướt thì phải tráng 2­3 lần bằng dung dịch định  
dùng.
3. Cách pha dung dịch sulfocromic.
 Loại đậm đặc (dùng ngâm các dụng cụ thuỷ tinh rất bẩn)
+ Kalidicromat (K2CR2O7): 40g.
+ Nước cất: 180ml
+ Acid sulfuric (H2SO4): 180ml.
Hoà tan kalidicromat trongnước trước sau đó đổ  từ  từ  acid vào dung dịch 
trên.
 Loại thông thường (cách pha như trên)
+ Kalidicromat:50 g
+ Nước cất: 1000ml.
+ Acid sulfuric: 50ml.

35
4. Cách giữ các khoá thuỷ tinh khỏi bị két: Các dụng cụ thuỷ tinh có khoá, 
sau khi dùng không được rửa và lau chùi cẩn thận dễ bị két, không mở được. Để 
tránh két, hỏng vỡ  sau mỗi lần dùng phải rửa sạch, lau khô, bôi một loại mỡ 
thích hợp.
­ Mỡ bôi khoá buret: Lanolin, vaselin lượng bằng nhau đun cách thuỷ cho 
tan hết.
5. Rửa lam kính.
­ Lam mới: ngâm trong hỗn hợp sulfocromic 24 giờ.
­ Lam bẩn: ngâm trong dung dịch kiềm 24 giờ (lam có dầu phải lau dầu 
trước khi rửa).
­ Lam mỡ ngâm trong hỗn hợp cồn­ ete lượng bằng nhau đậy hộp, lắc kỹ 
để 10 phút lấy ra laukhô bằng gạc sạch.
+ Các loại lam trên sau khi ngâm được rửa dưới vòi nước và ngâm trong 
nước 30 phút, lau từng lam, sấy khô, đóng gói để tránh bụi.
6. Rửa lamen
­ Lamen được ngâm trong một  cốc rửa đựng dung dịch kiềm ngâm trong 
2­3 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ.
­ Rửa lại nhiều lần bằng nước thường.
­ Rửa lại bằng nước cất.
­ Sấy khô 600C, đóng hộp tránh bụi.
7. Rửa bơm tiêm.
­ Khi lấy máu xong ngâm ngay bơm kim tiêm vào khay nước.
­ Nếu pittông bị  kẹt; ngâm trong dung dịch acid acetic pha loãng 1/2 (cho 
acid vào đầu ampu dốc ngược để 10 phút).
­ Ngâm trong nước oxy già trong nhiều giờ.
­ Nếu kim bị tắc dùng dây kim loại thông từ mũi kim lên.
*Chú thích:   ngoài các dụng cụ  thuỷ  tinh thông thường  ở  trên ta còn có  
dụng cụ để xác định  tỉ trọng của một chất gọi là phù kế  tuỳ theo cách chia độ 
có tên gọi riêng.
­ Tỉ trọng kế: đo tỉ trọng của nước chia vạch từ 1,000 ­ 1,500.
­ Phù kế Banmé: có 2 loại:
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 
0­66. Mỗi vạch ứng với một độ banmé.
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 
0­20. mỗi vạch ứng với một độ banmé.
36
­ Phù kế đo nước tiểu (tỉ niệu kế): chia vạch theo tỉ trọng từ 1000­ 1,060.
­ Cồn kế  gay lussac (cồn kế  bách phân): chia vạch từ  0­100 mỗi vạch  
trên cồn kế ứng với một độ cồn.
Ngoài phù kế  còn có bộ  cất nước dùng để  tách một chất bay hơi, để  thu 
hồi dung môi, tinh chế một thuốc thử , nó gồm có bình cất có dung tích 1000ml, 
500ml, 250ml.
 Các loại  ống sinh hàn: thẳng, nghiêng, có bầu, xoắn,  ống sinh hàn để cất chân  
không, ống sinh hàn để cất phân đoạn.
3. Bảo quản dụng cụ thủy tinh
Dụng cụ thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vào 
túi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong tủ kín sạch sẽ, khô ráo.
Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên 
sử  dụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày,  ống nghiệm, bình tam 
giác, bình cầu khoảng 7­ 10 ngày nếu bảo quản tốt. Nếu để  quá lâu dụng cụ 
cần được khử trùng lại trước khi dùng.
Lưu ý khi loại bỏ dụng cụ thủy tinh:
Thủy tinh không có tính chất mềm dẻo ngăn chặn tác động của xung lực 
hoặc sự  dạn nứt và gẫy dưới tác dụng của lực. Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra 
những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể  làm tổn thương người làm công tác 
dọn dẹp trong phòng thí nghiệm. Tất cả  các dụng cụ  thủy tinh khi đã loại bỏ 
cần phải được khử  trùng và phải bỏ  vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo  
chứa vật sắc nhọn như hình ảnh minh họa sau:
  

TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày các loại dụng cụ thuỷ tinh.
2. Trình bày cách sử dụng dụng cụ thuỷ tinh.
3. Trình bày cách rửavà bảo quản dụng cụ thuỷ tinh.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
6. Pipet chia độ không tận cùng là loại pipet chính xác nhất

37
7. Bình định mức là dụng cụ đong thể tích chính xác nhất 
8. Phải chụp mũ giấy lên miệng buret để tránh bụi

38
TỦ LẠNH
Muc tiêu:
̣
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao, nguyên tăc hoat đông c
́ ̣ ́ ̣ ̣ ủa tủ lạnh.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ lạnh.
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được tu lanh theo đúng quy trình.
̉ ̣

Nôi Dung:
̣

1.CẤU TẠO: 
Tủ lạnh có các bộ phận sau:
1.1.Vỏ tủ:
Làm bằng kim loại hay nhựa, ở giữa có một lớp cách nhiệt.
1.2. Khoang tủ:
Tủ lạnh chia làm 2 khoang:
           1. 2.1 Ngăn trên (ngăn đá):
 Có loại tủ  có cánh cửa riêng ngăn đá chứa bộ  phận bốc hơi (giàn lạnh).  
Dùng để dung dịch mẫu, để đá.
.         1. 2.2 Ngăn dưới:
Chia làm nhiều ngăn bằng các vỉ  sắt hoặc vỉ  nhựa. Dùng để  bảo quản  
sinh phẩm, môi trường, các chủng vi khuẩn, kit hoá chất, một số loại thuốc thử.

1. 3. Cửa tủ:
Làm bằng nhựa, xung quanh cửa tủ  có nhiều lớp nhựa mềm xốp có tác  
dụng đóng khít cửa tủ. ở giữa có lớp cách nhiệt.

1.4. Bộ phận bốc hơi (giàn lạnh):
Chứa các  ống sinh hàn kín, bên trong chứa các chất sinh hàn  ở  thể  khí như 
amoniac etylclorua, freon 12, freon 22……tuỳ  theo các chất sinh hàn mà khả 
năng làm lạnh khác nhau.
39
1. 5. Bộ phận ngưng tụ (giàn nóng): 
Nằm phía sau tủ, nó chứa các chất sinh hàn ở thể lỏng.
1. 6. Máy nén (Block): 
Nằm  ở  đáy tủ, khi máy nén hoạt động phải tiêu thụ  một nguồn điện lớn (150­ 
200W)
1.7. Bộ phận điều chỉnh: 
Nằm ở trong tủ, phía dưới của ngăn đá góc bên phải. Gồm có núm điều chỉnh  
nhiệt độ và có đèn báo sáng khi mở tủ.

A) Giàn lạnh
B) Giàn nóng
D) Van tiết lưu
C) Máy nén

2.NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
­ Khi máy nén hoạt động, hút các chất sinh hàn  ở   thể  khí  đẩy mạnh lên 
giàn nóng làm cho áp suất ở đây tăng lên 7­ 8 atmotphe.
­ Chất sinh hàn  ở  thể  khí dưới tác dụng của áp suất cao ngưng tụ  lại  ở 
giàn nóng thành thể  lỏng. Quá trình ngưng tụ  chất sinh hàn toả  nhiệt cho bộ 
phận ngưng tụ nóng lên. Ta gọi là giàn nóng.
­ Chất sinh hàn  ở  thể  lỏng qua van tiết lưu tới bộ phận bốc hơi. Do thể 
tích ở bộ phận bốc hơi cao hơn và khi đi qua van tiết lưu hẹp làm cho áp suất ở 
bộ  phận bốc hơi giảm xuống 1­ 2 atmôtphe, chất sinh hàn  ở  thể  lỏng bốc hơi. 
Quá trình bốc hơi , chất sinh hàn thu nhiệt làm cho nhiệt độ giảm xuống. Ta gọi 
là giàn lạnh.
­ Chất sinh hàn ở thể khí lại được nén, hút và đẩy lên bộ phận ngưng tụ, 
cứ như vậy tiếp tục một chu trình khép kín.

3.QUY THÌNH VẬN HÀNH:

40
1­ Mở  tủ  lạnh: Xếp các nguyên liệu cần lưu ý giữ   vào các ngăn phù hợp  
(ngăn đá phải để nước)
2­ Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về số cần thiết (từ ­80C đến ­160C )
3­ Đóng chặt cửa­ cắm phích điện.
4­ Khi lấy các nguyên liệu ra khỏi tủ phải ngắt điện
5­ Khi lấy đá ra phải ngắt điện, mở tủ một lúc mới lấy.

4.BẢO QUẢN: 
1­ Tủ lạnh nên kê ở góc phòng, không kê sát tường
2­ Đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh đúng điện thế, công suất
3­ Buồng sinh hàn (ngăn đá) luôn có khay chứa nước­  không được để 
nước nóng vào ngăn đá
4­ Khi có nhiều đá phải rút phích điện, mở cửa tủ để cho đá chảy ra, lấy 
hết đá, lau chùi tủ  (định kỳ vệ sinh tủ)
5­ Không nên để nhiều thứ vào tủ lạnh làm quá công suất của
     6­ Tuyệt đối không mở  cửa tủ  lạnh tuỳ  tiện để  đảm bảo cho tủ  hoạt  
động bình thường và bảo quản các nguyên liệu trong tủ
7­ Tránh dùng vật nhọn để  cậy lấy đá­ phải chờ  cho nước đá tự  chảy ra  
để lấy đá được dễ dàng ( nên dùng khay nhựa đựng đá)
8­ Muốn di chuyển tủ lạnh phải ở tư thế thẳng đứng.

TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
2. Trình bày các bước vận hành tủ lạnh. Nêu tác dụng của tủ lạnh
3. Trình bày cách bảo quản tủ lạnh
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
6. Ngăn đá của tủ dùng để các chủng vi khuẩn
7. Bộ phân bốc hơi chứa chất sinh hàn ở thể khí
8. Các chất sinh hàn có khả năng làm lạnh khác
9. Bộ phận bốc hơi gọi là giàn lạnh

41
TỦ ẤM

Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao c
́ ̣ ủa tủ âm.
́
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ âm.
́
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được tu âm theo đúng quy trình.
̉ ́

Nôi Dung:
̣

           Tủ   ấm trong phòng xét nghiệm là phương tiện cần thiết để  nuôi cấy vi 


khuẩn, ký sinh vật, là môi trường nhiệt độ thích hợp để tiến hành các phản ứng 
về  enzym, có thể  dùng sấy khô các dụng cụ  thuỷ  tinh (ở 600 ) nhiệt độ  của tủ 
ấm có thể điều chỉnh từ 200­ 1000C.

1. CẤU TẠO:
Có nhiều loại tủ  ấm khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất nhưng chúng đều 
có các bộ phận chính sau:
1. 1.Vỏ tủ:
Làm bằng sắt hay bằng tôn (đồng lá). Bên ngoài được sơn chống rỉ  dày  
(0,5­ 1mm). Có thể có 1 lớp hay 2 lớp:
­ Tủ ấm có 1 lớp: dày, ở trong có chất cách nhiệt
­ Tủ ấm có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài bằng kim loại, ở giữa là khoang 
chứa nước (tác dụng của khoang chứa nước là để phân phối nhiệt độ đều trong 
tủ  và duy trì nhiệt độ  của tủ. Với loại tủ này trên nóc tủ  ấm có phễu đổ  nước  
và có phao ghi chữ "stop".
1. 2. Cửa tủ:
Được cấu tạo 2 lớp: lớp trong bằng kính, lớp ngoài bằng sắt dầy, phía 
ngoài có sơn chống rỉ. Xung quanh cửa tủ  được viền một lớp nỉ  để  khép kín 
cánh tủ. Có loại tủ chỉ có một lớp (không có lớp kính bên trong).
1. 3 .Khoang tủ (lòng tủ): 

42
Khoang tủ  được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ  sắt. Nhiệt độ  trong từng 
ngăn đều như nhau nhờ cánh quạt quay.
1. 4 .Quạt (để phía sau tủ): 
Bộ  phận này được bố  trí  ở  những loại tủ  không có khoang chứa nước. Khi  
bật công tắc tủ   ấm­ quạt quay gây ra tiếng kêu khi mở  cửa tủ  ra có thể  nhìn 
thấy cánh quạt qua lỗ cửa sổ tròn.
1. 5. Nguồn cung cấp nhiệt
­ Đun điện: có hệ thống may so nằm trong ống sứ cách điện ở đáy tủ.
­ Đun dầu, ga: để  phía dưới đáy tủ, khi đun nó sẽ  làm két nước phía đáy 
tủ  nóng lên phải theo dõi nhiệt kế  phía nóc tủ  để  điều chỉnh nguồn cung cấp 
nhiệt (đây là loại tủ ấm dân dụng).
1. 6. Bộ phận điều chỉnh: 
Bố trí phía dưới cửa tủ. Bao gồm :
A. Công tắc tủ: ấn "on" bật công tắc cho tủ ấm vận hành bật ngược lại là  
tắt công tắc cho tủ ấm nghỉ
B. Núm điều chỉnh nhiệt độ
C. Hệ thống đèn báo khi đủ nhiệt độ đèn báo sáng
D. Lỗ thông hơi, thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ cao.

2..QUY TRÌNH VẬN HÀNH ( tủ ấm điện).
1. Cắm phích điện.
2 .Bật công tắc tủ ấm (cánh quạt quay gây ra tiếng kêu)
3 .Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu (370)
4 .Khi đèn báo sáng (đủ nhiệt độ yêu cầu­ thường điều chỉnh 370)
Ta đặt môi trường nuôi cấy vi khuẩn hoặc các ống phản ứng cần điều kiện 
nhiệt độ 370 vào tủ ấm
5 .Đóng chặt cửa tủ­ Chờ đủ thời gian cần thiết
6   .Tắt   công   tắc   điện­   rút   phích 
điện­   lấy   các   môi   trường   hoặc   ống 
nghiệm ra
7. Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về 
0

 3.BẢO QUẢN TỦ ẤM

43
­ Lau chùi tủ ấm thường xuyên (chú ý lau sạch các rỉ sắt, lòng tủ)
­ Khi tủ   ấm có sự  cố  ,rút phích điện, báo thợ  về  sửa chữa, tuyệt đối 
không tự ý sửa.
­ Đối với loại tủ   ấm có khoang chứa nước­ phải thường xuyên kiểm tra 
mức trước trong tủ,  khi tủ ấm không hoạt động tháo hết nước ra.
Chú ý:
Hiện nay có loại tủ   ấm mới  được  trang bị  đèn tử  ngoại để  sát khuẩn và  
bình khí CO2 để nuôi cấy lậu cầu

TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
                      1 Mô tả cấu tạo của tủ ấm và nêu tác dụng của nó.
2. Trình bày quá trình vận hành và cách bảo quản tủ ấm

Phân biệt đúng ­ sai các câu sau: 
5. Tủ ấm không có hệ thống đèn báo
6. Quạt của tủ ấm có tác dụng điều hoà nhiệt trong tủ ấm
7. Nuôi cấy vi khuẩn duy trì ở nhiệt độ 370C.

44
TỦ SẤY

Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao c
́ ̣ ủa tủ sây.
́
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ sây.
́
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được tu sây theo đúng quy trình.
̉ ́

Nôi Dung:
̣
Tủ sấy là một trong những dụng cụ tiệt trùng ở nhiệt độ  khô tốt nhất. Dùng tủ 
sấy để tiệt khuẩn các dụng cụ bằng thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao (180 0/ 30' 
).
1.CẤU TẠO :Có nhiều loại tủ  sấy khác nhau tuỳ  theo hãng sản xuất nhưng 
chúng đều có các bộ phận chính sau:
1. 1.  Vỏ tủ:
Làm bằng tôn thép có 2 lớp, ở giữa có lớp amiăng cách nhiệt.
1. 2.  Cửa tủ:
Làm bằng tôn thép dày, giữa có lớp amiăng, xung quanh cửa tủ  có viền 
một lớp nỉ hoặc cao su chịu nhiệt để khép kín cánh cửa tủ.
1. 3. khoang tủ (lòng tủ):
Được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ sắt. Xung quanh lòng tủ được mạ 
một lớp đồng hay kền để chống rỉ.
1.4 .Bộ phận cung cấp nhiệt:
    Hệ thống may so ở đáy tủ .
1.5 .Bộ phận điều chỉnh:
Bố  trí  ở  cạnh tủ  hoặc phía dưới cửa tủ. 
Gồm có: 
A ­ Núm điều chỉnh nhiệt độ  từ    0 ­ 10,  
mỗi số ứng với một nhiệt độ khác nhau:
+ Số 0 tương ứng với 500C.
+ Số 5 tương ứng với 800 ­ 1000C.

45
+ Số 10 tương ứng với 1800 ­ 2000C
B ­ Công tắc điện.
C ­ Hệ  thống đèn báo: có điện vào (đèn đỏ  sáng), đủ  nhiệt độ  theo yêu 
cầu (đèn xanh sáng).
D ­ Lỗ thông hơi: thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ lên cao.
E ­ Nhiệt kế: đo nhiệt độ trong tủ.
 2.QUY TRÌNH SỬ DỤNG
        1. Chuẩn bị dụng cụ:
­ Dụng cụ thuỷ tinh gói bằng giấy gói.
­ Dụng cụ kim loại cho vào hộp kim loại và mở nắp hộp.
* Chú ý: không được sấy dụng cụ bằng nhựa, cao su, vải dễ cháy.
        2. Xếp dụng cụ vào các ngăn:
        3. Đóng chặt cửa tủ ­ cắm phích điện ­ bật công tắc.
        4. Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về 1800C.
        5. Theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế
Khi nhiệt độ đạt 1800C duy trì trong 30'. Hết thời gian có chuông báo.
        6. Khi sấy xong:
­ Rút phích, tắt công tắc điện.
­ Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về số 0.
­ Khi nhiệt độ xuống 400 thì hé mở cửa tủ cho nguội mới lấy dụng cụ ra.
        7. Đánh giá mức độ tiệt khuẩn:
­ Giấy gói màu nâu là tiệt khuẩn đạt yêu cầu, giấy gói màu vàng là tiệt  
khuẩn chưa đạt, giấy gói màu đen là tiệt khuẩn quá mức.
    3.BẢO QUẢN:
­ Sau khi sấy xong phải lau chùi tủ.
­ Kiểm tra các bộ phận, có sự cố phải báo thợ sửa , tuyệt đối không tự  ý  
sửa chữa.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:  
1. Mô tả cấu tạo tủ sấy ­ nêu tác dụng của tủ sấy.
2. Nêu quy trình sử dụng và bảo quản tủ sấy.
Phân biệt đúng ­ sai các câu sau:

46
3. Giấy gói màu đen là tiệt khuẩn đạt yêu cầu.
4. Núm điều chỉnh nhiệt độ ở số 5 là 1000C.
5. Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại đậy kín mang sấy.
6. Tủ sấy duy trì ở nhiệt độ 1800/ 10'.

NỒI HẤP ƯỚT
Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao c
́ ̣ ủa nôi hâp 
̀ ́ ướt.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản nôi hâp 
̀ ́ ướt.
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được nôi hâp 
̀ ́ ướt theo đúng quy trình.

Nôi dung:
̣

Nồi hấp  ướt là dụng cụ  tiệt trùng bằng hơi nước nóng (1200C) dưới áp 


suất cao, là phương tiện tiệt trùng tốt nhất vì nó diệt được các loại vi khuẩn, vi 
rút, ký sinh vật, nha bào và bào nang đơn bào­ Dùng để  hấp các dụng cụ: kim  
loại, thuỷ tinh, môi trường, đồ vải.
1.CẤU TẠO:
Nồi   hấp   ướt   có   10   bộ   phận 
chính(   tuỳ   theo   hãng   sản   xuất   có 
hình dạng khác nhau.)
1­ Thân nồi
2­ Thùng đựng dụng cụ
3­ Giá đỡ thùng (kiềng)
4­ Vòi tháo nước thải
5­ Nắp nồi
6­ Khoá nắp nồi
7­ Van xả hơi
8­ Van an toàn
9­ Áp kế
10­ Bộ phận cấp nhiệt.

47
1.1. Thân nồi:
Có hình trụ tròn, làm bằng sắt dày để chịu được áp xuất cao, sơn chống rỉ ở mặt 
ngoài.
1.2. Thùng đựng dụng cụ:
Làm bằng kim loại, đáy có các lỗ  thủng để  hơi nước bốc lên. Thùng để 
chứa các dụng cụ  cần tiệt khuẩn . Thùng lắp vào trong thân nồi, thùng có thể 
nhấc ra được. 
1.3. Giá đỡ thùng (kiềng):
Để   ở  đáy nồi, dùng để  kê thùng đựng dụng cụ  không cho nước ngập  
thùng.
1.4. Vòi tháo nước thải:
Đặt  ở  đáy nồi, khi hấp xong dụng cụ ta tháo nước thải trong nồi hấp ra  
hết để lau chùi vệ sinh nồi.
1.5. Nắp nồi:
 Làm bằng kim loại, có sơn chống rỉ, xung quanh có doăng cao su để  đóng khít 
nắp nồi.
1.6. Khoá nắp nồi:
Được gắn vào 2 bên của nắp nồi, khoá có hình chữ  T hoặc hình tròn.  
Khoá có tác dụng giữ nắp nồi hấp được chặt chẽ khi vận hành nồi hấp không bị 
bật ra.
1.7. Van xả hơi:
Gắn ở trên thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để tháo khí khi bắt đầu đun hoặc 
xả hơi khi đun xong.
1.8.Van an toàn (supap bảo hiểm):
Thường là một nút cao su gắn ở thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để nhả khí 
khi áp suất trong nồi quá cao, tránh hiện tượng nổ nồi hấp gây nguy hiểm.
1.9. Áp kế (đồng hồ đo áp suất­ nhiệt độ):
Gắn trên thành hoặc nắp nồi. Đồng hồ  đo áp suất khi hấp. Đọc áp suất 
trên vạch chia độ giữa nhiệt độ và áp suất có sự tương quan với nhau.

0A 0,5A 1A 2A

1000C 110 ­ 1120C 115 ­ 1210C 132 ­ 1350C

10 Bộ phận cung cấp nhiệt:

48
Đun điện: ở đáy nồi có hệ thống may so có công suất lớn (1200W).
Đun bằng ga, bằng củi…(nếu là nồi hấp thủ công).
2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH.
1. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại mở nắp, dụng  
cụ  thuỷ  tinh buộc lại từng bó, các môi trường được đựng trong bình cầu, hấp 
tiệt khuẩn ,dụng cụ thuỷ tinh phải nút chặt bằng bông mỡ để tránh hơi nước.
2. Đổ nước vào nồi (ngập dây may so nhưng không được ngập kiềng).
3. Đặt nhẹ nhàng thùng đựng dụng cụ vào nồi.
4 .Đậy nắp nồi, để doăng cao su vào đúng rãnh, hai tay đồng thời vặn 2 khoá  
nắp nồi cân đối, chặt chẽ.
5 .Mở van xả hơi ­ kiểm tra van an toàn:
6 .Cắm điện, bật công tắc (đốt củi hoặc đun ga nếu là nồi hấp thủ công).
7 .Theo dõi van xả hơi khi thấy hơi nước bốc ra, đợi 2 ­ 3 phút cho hơi nước 
thoát ra đều đều.
8 .Đóng van xả hơi.
      9. Theo dõi đồng hồ  áp suất, khi nhiệt độ  đạt yêu cầu 115 0 ­ 1200C duy trì 
thời gian hấp tuỳ  theo yêu cầu (có loại nồi hấp tự  động điều chỉnh nhiệt độ, 
thời gian theo yêu cầu)
Nếu là dụng cụ sạch: duy trì hấp trong 20 phút.
Nếu là dụng cụ bẩn: duy trì hấp trong 30 phút.
    10. Ngừng đun: tắt công tắc, rút phích điện (hoặc ngừng đun ga)
    11. Khi kim áp kế chỉ về 0A, chờ 5 ­ 10 phút (nhiệt độ về 40 0C ) mở nắp nồi 
hấp từ  từ  (nếu hấp dụng cụ). Nếu hấp môi trường thì không xả  hơi mà để 
nguội hẳn mới mở nắp nồi.
.  12. Lấy thùng dụng cụ ra từ từ.
   13. Tháo hết nước nồi hấp (khi lấy dụng cụ bẩn).
3. BẢO QUẢN.
Sau khi hấp xong phải lau chùi cọ rửa nồi hấp.
Kiểm tra các van an toàn, van xả  hơi, nếu hỏng phải thay ngay khi có 
hỏng hóc phải báo thợ sửa, tuyệt đối không được tự ý sửa.
Chú ý:
 Hiện nay có sản xuất nồi hấp  ướt mới ­ cấu tạo nhiều ngăn như  tủ  sấy 
,bình chứa nước  ở cạnh tủ ,có hệ  thống bơm hút nước vào ngăn tủ  dưới 
và làm khô khi hấp xong 
49
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nồi hấp ướt.
2. Trình bày các bước vận hành nồi hấp ướt và cách bảo quản nó.
Phân biệt đúng ­ sai các câu sau:
    3. Đổ nước vào nồi hấp ngập kiềng
    4. Khi áp kế về 0A ứng với 1000C
    5. Nồi hấp ướt không tiệt khuẩn được nha bào.
    6.Áp kế gắn ở trên thân hoặc  nắp nồi

MÁY LY TÂM
Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao c
́ ̣ ủa may ly tâm.
́
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản may ly tâm.
́
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được mây ly tâm theo đúng quy trình.
́

Máy ly tâm là một phương tiện rất cần cho một phòng xét nghiệm, dựa 
vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình với phân tử lượng khác nhau  
trong một dung dịch để xác định nó.
Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện khác nhau có thể trang bị máy ly tâm quay  
tay hay máy ly tâm chạy điện.

1.MÁY LY TÂM QUAY TAY :
 Máy rất thích hợp đối với phòng khám đa khoa khu vực. Sử dụng để ly tâm xét 
nghiệm cặn nước tiểu, tìm ký sinh trùng trong phân với số vòng quay trung bình 
là 1000 vòng/ phút.

   1.1. Cấu tạo: gồm 4 bộ phận chính sau:
A. Trục quay

50
B. Giá đỡ ống ly tâm mang 2 hoặc 4 ống.
C. Giá đỡ gắn vào mép bàn.
D. Tay quay.
    1.2. Quy trình sử dụng:
1­ Cố định máy ly tâm vào giá chắc chắn ở mép bàn.
2­ Cho dịch vào ống ly tâm
3­ Cân bằng ống ly tâm
4­ Đặt ống ly tâm vào giá đối xứng qua trục (nếu ly tâm 1 ống thăng bằng 
với 1 ống nước bằng trọng lượng của ống ly tâm).
5­ Cho tay quay vào giá lấy đà, quay từ từ, tăng dần.
6­ Giữ đều khoảng cách, tốc độ khi ly tâm
7­ Khi đủ thời gian yêu cầu, thì điều chỉnh tay quay chậm dần.
8­ Rút tay quay ­ khi máy ngừng hẳn lấy ống ly tâm ra.

    1.3. Bảo quản:
Sau khi ly tâm xong, lau chùi giá đỡ ống nghiệm, tay quay.
thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay.

2.MÁY LY TÂM CHẠY ĐIỆN:
Tốc độ  vòng quay lớn, có thể  tới 2000 ­ 3000 hoặc 8000 vòng/ phút hoặc cao  
hơn nữa tuỳ theo yêu cầu của việc ly tâm.
     2. 1. Cấu tạo:
Tuỳ  theo hãng sản xuất mà hình dạng, cấu tạo có khác nhau song chúng 
đều có những bộ phận chính là:
A. Trục quay C. Nắp máy
T. Giá đỡ ống ly tâm
B. Thân máy D.   Phích   cắm   điện
M. Đồng hồ phút
CT: đồng hồ đo tốc độ vòng quay tương ứng với thời gian.

51
      Tuỳ theo máy giá đỡ ống ly tâm có thể nằm nghiêng 450 hoặc thẳng đứng.
 Có những loại máy ly tâm hiện đại, có hệ  thống cài đặt chương trình 
sẵn theo ý muốn, có hệ thống báo hết thời gian ly tâm, có hệ thống đèn báo khi 
máy ly tâm không được đậy kín nắp (đèn open: đỏ) khi đậy kín nắp (đèn open: 
xanh). Khi bật công tắc máy mới mở  được nắp máy .Có loạt máy ly tâm lạnh 
(cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu).
* Chú ý: Phải có dụng cụ cậy nắp máy ly tâm khi đang ly tâm gặp sự cố 
mất điện.

2. 2. Quy trình sử dụng:
1­ Kiểm tra máy ly tâm: Kiểm tra trục quay, giá để ống ly tâm xem có đủ 
đệm lót cao su ở dưới đáy ống (nếu mất phải bổ xung ngay đệm lót khác bằng  
miếng đệm lót của máy).
2­ Cho máy chạy thử.
3­ Đổ dịch định ly tâm vào ống ly tâm đã đánh dấu sẵn
4­ Cân bằng trọng lượng các ống ly tâm bằng cân Roberval (cân đĩa)
5­ Đặt  ống ly tâm vào giá đối xứng nhau qua trục (thành 1 đường thẳng 
qua trục)
6­ Đậy nắp máy ­ cho máy chạy (chú ý điều chỉnh số vòng quay tăng dần  
đến khi đạt số  vòng quay theo yêu cầu, vặn đồng hồ  điều chỉnh thời gian cần  
thiết)
7­ Khi đủ thời gian điều chỉnh máy ngừng quay từ từ, chậm dần (nếu máy 
có chuông kêu tự động phải chờ hết tiếng chuông kêu mới được mở nắp máy)
8­ Khi máy ngừng chạy hẳn mới lấy hết  ống ly tâm ra ­ tắt máy ­ rút phích  
điện.
2. 3. Bảo quản:
Sau khi ly tâm xong ­ lau chùi máy ­ làm sạch các vết bẩn.
Thường kỳ bôi dầu mỡ vào trục  quay cho trơn

52
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo máy ly tâm quay tay ­ máy ly tâm chạy điện.
2. Trình bày quy trình vận hành của máy ly tâm quay tay, máy ly tâm chạy  
điện, cách bảo quản máy ly tâm.
Phân biệt đúng ­ sai các câu sau:
5. Dựa vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình.
6. Máy ly tâm quay tay dùng thích hợp cho bệnh viện tỉnh.
7. Thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay.
8. Máy ly tâm tự động khi đủ thời gian, nghe chuông kêu mở nắp máy ra ngay.

53
MÁY CẤT NƯỚC
Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Mô tả được câu tao c
́ ̣ ủa may cât n
́ ́ ước.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản may cât n
́ ́ ước.
́ ̉
3. Co kha năng vận hành được may cât n
́ ́ ước theo đúng quy trình.

1.MÁY CẤT NƯỚC THỦ CÔNG:
   1.1. Cấu tạo.
       1. 1.1 Nồi đun: Tuỳ theo điều kiện có thể dùng nồi đun bằng đồng, tôn 
thép hoặc bằng thuỷ tinh. Dung tích của nồi có thể lớn hay nhỏ (hiện nay nhiều  
phòng xét nghiệm thường dùng nồi đun bằng thuỷ ting dung tích khoảng 3­ 5lít, 
loại bình cầu thuỷ tinh dầy.
      1.1.2. Bộ phận làm lạnh:
Có thể là một bể chứa, một thùng nước hay một hệ thống dẫn nước.
     1.1.3 ống dẫn:
Nối từ nồi đun đi qua bộ phận làm lạnh tới vòi thoát. Hơi nước đi qua bộ 
phận làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước cất.
     1.1.4 Bình chứa nước cất: Dùng bình cầu hoặc bình nón to chứa được 2­ 3lít 
nước.
  2. Quy trình vận hành:
1­ Vặn vòi cho nước chảy vào nồi đun, đậy nắp nồi.
2­ Nối ống dẫn với trục nắp nồi.
3­ Đun sôi nồi đun (bằng bếp điện hoặc bếp ga….)
4­ Cung cấp nước cho bộ phận làm lạnh (vặn vòi hoặc đổ nước).
5­ Khi có giọt nước cất chảy ra, hướng bình chứa vào vặn vòi cho nước 
tiếp tục chảy vào nồi đun.
Ưu điểm: Đơn giản dễ  sử  dụng, tiến hành được  ở  bất cứ  điều kiện 
nào.
Nhược điểm: Thường xuyên phải theo dõi mức nước trong nồi đun và 
thay nước  ở  bộ  phận làm lạnh. Nếu không theo dõi sát dễ  bị  cháy nồi 
đun khi không có nước chảy vào nồi.
54
II.MÁY CẤT NƯỚC CHẠY ĐIỆN:
   1. Cấu tạo:Tuỳ theo nước sản xuất, loại đơn giản hay dùng trong xét nghiệm  
là máy cất nước một lần (về cơ bản giống nồi cất nước thủ công).

   Máy cất nước thủ công Máy cất nước chạy điện
    1.Nồi đun:
Nồi đun bằng gang, Inox.  ở  trong có nắp hệ  thống may so(E) giống như 
siêu điện dùng đun nước. Có chụp nắp nồi, nồi được nối với hệ thống ống dẫn.
    2. Vòi nước chảy vào.
    3. Vòi nước thải.
    4. ống xiphông (R) (bộ phận tạo ra sự ngưng tụ thành mức cất).
    5. Hệ thống ổ cắm, đèn báo, nối nguồn điện, khi bật công tắc đèn báo đỏ (có điện 
vào).
 2.Quy trình vận hành:
1­ Mở vòi cho nước chảy vào nồi đun.
2­ Kho có nước chảy ra ở vòi nước thải­ khoá vòi nước chảy vào.
3­ Cắm phích điện­ bật công tắc máy.
4­ Khi nước sôi bốc hơi, có một giọt nước cất chảy ra­ mở vòi nước cho  
chảy vào nồi đun từ  từ  (theo dõi nước chảy ra để  điều chỉnh vòi nước chảy 
vào).
5­ Hứng bình chứa vào­ luôn theo dõi mức nước trong nồi đun (nước phải  
ngập hệ thống may so).

55
6­ Khi cất xong, tháo vòi nước chảy ra, khoá vòi nước chảy vào, rút phích 
điện (tắt công tắc máy).
* Chú ý: Phải theo dõi sát nếu thấy mức nước trong nồi đun ít đi, vòi 
nước chảy ra bốc hơi là do bị mất nước phải tắt máy (rút phích điện) nếu không  
sẽ bị cháy nồi đun.
3. Bảo quản.
Thường xuyên cọ rửa nồi cất nước bằng bàn chải để tránh ứ đọng cặn  
nước làm hỏng hệ thống may so.
Nếu máy hỏng phải báo thợ  sửa ngay, tuyệt đối không tự  ý sửa chữa 
máy.

TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày cấu tạo, quy trình vận hành của máy cất nước thủ công.
2. Trình bày cấu tạo và quy trình vận hành của máy cất nước chạy điện.
3. Nêu cách bảo quản máy cất nước.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
4.Có thể dùng nồi cất nước bằng thuỷ tinh
5.Khi cất nước không cần theo dõi mức nước trong nồi dun
6.Máy cất nước chạy điện không cần cọ rửa
7.Máy cất nước chạy điện không có vòi nước chảy ra 
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:
1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978
2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực ­ Vụ khoa học và Đào  
tạo Bộ Y tế, 1991.

56
MÁY ĐO QUANG
Muc tiêu:
̣
  Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1­ Trình bày đúng phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ ánh sáng.
2.Trình bày đúng quy trình sử dụng, bảo quản máy đo quang.
3.Thao tác đúng  qui trình vận hành máy đo quang .
Nội dung:
I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰA TRÊN SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG . 
   1. Định luật Lambert­ beer: Dựa trên cơ sở vật lý sau:

­ khoảng cách giữa vùng phổ và bước sóng được quy định :

Bướ <100n 200n 360n 1000nm 50 m 30cm 10m >10m


c  m m m
sóng

Vùng  Tia vụ  Tử  Tử  ánh sáng  Hồng  Hồng  Vi  Sóng 


phổ trụ Tia  ngoại  ngoại  khả biến ngoại  ngoại  sóng vô 
x, xa   gần ( 7 sắc  gần xa tuyến 
(chân  cầu vồng) điện 
không)

 Khi chùm tia sáng có phổ liên tục từ cực tím đến hồng ngoại ( 200 ­ 1000nm ) 
qua một chất đồng nhất ( qua một dung dịch, thì chùm tia ló ra sẽ có phổ khác 
với chùm tia đi vào ( tia tới ) như vậy ánh sáng đã bị hấp thụ . Mỗi chất chỉ hấp 
thụ ánh sáng ở một bước sóng nhất định, còn ánh sáng ở bước sóng khác sẽ đi 
qua.
­ Nếu chiếu một chùm tia sáng đơn sắc có cường độ Io qua một lớp dung dịch 
có nồng độ hoàn tan (C ), có chiều dầy là L thì một phần của chùm tia sẽ bị 
dung dịch hấp thụ, một phần bị phản xạ hoặc khuếch tán , phần còn lại có 
cường độ It sẽ đi qua 

           Chùm tia tới                             Chùm tia ló

57
  Io                                  Ia                It

                                                                                        L
Sự liên quan giữa It và Io phụ thuộc và chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ.
­ Định luật Lambert: Khảo sát sự hất thụ ánh sáng của một dung dịch có nồng  
độ không thay đổi khi thay đổi chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ, có phương  
trình sau:
                            It = Io . e­ KCL
­ Định luật Beer: Nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch khi thay đổi 
nồng độ chất hoà tan còn bề dầykhông thay đổi . Ta có phương trình .
It  = Io . eKC
ở đây K là hệ số tắt . Hệ số này chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất hoà tan  
và bước sóng của chùm tia tới .
ta có : K =  .C (  là1 hệ số không phụ thuộc vào nồng độ )
­ Kết hợp 2 phương trình của 2 định luật trên ta có được;
Định luật Lambert ­ berr có phương trình tổng quát sau:
                It = Io­ CL              
­ Tỉ số giữa cường độ của chùm tia ló ( It ) và cường  độ  của chùm tia tới Io 
được gọi là độ truyền qua ­ độ thấu quang: T ( Transmitance). 
­A là độ hấp thụ quang: Absorbance        
 ( còn gọi là mật độ quang : optical density­   OD.)

It CL
I e
Io

Trong trường hợp bề dầy dung dịch bằng 1 cm, T được gọi là hệ số truyền qua. 
Logarit   của đại lượng nghịch đảo của độ truyền qua được gọi là  hệ số tắt ký 
hiệu là E 

                               1                 Io  
E(OD hoặc A ) = lg            = lg            = cl
   T                 It

58
E =   cl
­ Như  vậy với một dung dịch có bề  dầy không đổi thì E sẽ  tỉ  lệ  thuận với  
nồng độ chất hoà tan trong dung dịch nếu biết E sẽ suy ra nồng độ chất hoà tan.
­ Phương pháp phân tích dựa trên sự  hấp thụ  ánh sáng là phương pháp xác  
định nồng độ của các dung dịch bằng  cách đo mặt độ quang của nó.
Có 2 phương pháp phân tích :
1­ Dùng ánh sáng thường nhưng lọc qua các kinh lọc màu để  có các bức xạ 
sóng nằm trong một khoảng hẹp về  độ  dài sóng. Đó là phương pháp đo màu 
hoặc đo quang ( dùng ánh sáng thường ) 
2­ Dùng chùm tia đơn sắc. Gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ 
Định luật Lam bert ­ beer chỉ nghiệm thật đúng khi dùng ánh sáng đơn sắc cho  
nên phương pháp quang phổ hấp thụ là chính xác nhất.
     2. Phương pháp đo màu (đo quang ):
Trong phương pháp này người ta dùng các bức xạ nhìn thấy vì vậy chỉ  được 
áp dụng để  đo các chất có màu hoặc đã được chuyển thành những chất màu  
bằng cách cho kết hợp với những chất thử thích hợp.
Ta có:  E =   cl 
Như  vậy với một lớp dung dịch có chiều dày không đổi, mật độ  quang tỉ  lệ 
thuận với nồng độ chất hoà tan người ta đo mật độ  quang của dung dịch chuẩn 
vẽ  đồ  thị  biểu diễn sự  tương quan giữa mật độ  quang và nồng độ. Sau khi có  
mật độ  quang của dung dịch thử đối chiếc với đồ  thị  chuẩn để  tìm ra nồng độ 
của dung dịch thử .
Mật độ  quang được đo trên các điện quang kế  có các tế  bào quang điện là 
dụng cụ trong đó quang năng được chuyển thành điện năng. Người ta đo cường  
độ dòng quang điện để biết mật độ quang của dung dịch thử từ đó suy ra nồng 
độ của nó.
Có thể dùng một dãy ống mẫu có nồng độ biết trước ,so màu với ống thử 
để suy ra nồng độ của ống thử(gọi là cách so màu bằng mắt thường)
Có nhiều loại máy điện quang kế.
­ Loại 1 tế bào quang điện. Độ nhạy kém 
­ Loại 2 tế bào quang điện. Nhậy và ổn định hơn.
Phương pháp đo màu quang điện là phổ biến .
Sơ đồ máy điện quang kế có một tế bào quang điện .

59
(7sắc cầu vồng đó là:Đỏ­da cam­vàng ­lục­lam­chàm­tím)
<630­760nm>                       <400­430nm>
Các máy này sử dụng các kính lọc màu theo nguyên tắc sau.
Màu của dung dịch đo.                                     Kính lọc 
­ Đỏ, da cam Xanh, xanh ve
­ Xanh        Đỏ  
    ­ Màu ve                                                              Đỏ      
­ Đỏ tía                                                               Ve 
     ­ Vàng                                                                Tím
Máy phải sử  dụng bộ  phận khuếch đại dòng quang điện và dòng điện này 
được đo lường bởi một điện kế hoặc một bộphận đã chuyển đổi từ  cường độ 
dòng quang điện trực tiếp ra mặt độ  quang E và độ  truyền qua T . Điện quang  
kế hiện đang được sử dụng. Còn có bộ phận tính ra kết quả trực tiếp của nồng  
độ chất thử và ghi ra máy tính gắn liền vào máy.
     3. Phương pháp quang phổ hấp thụ  :  Sử dụng nguồn sáng là tia đơn sắc 
nên có độ  chính xác cao hơn phương pháp đo quang. Nó có khả  năng xác định  
được hai hợp chất có độ hấp thụ ở các bước sóng gần nhau mà phương pháp đo  
quang khó phân biệt được trong các máy hoá sinh thường áp dụng phương pháp  
quang phổ hấp thụ điện tử 
( các phổ tử ngoại và khả kiến )
      3.1. Máy quang phổ hấp thụ:
­ Nguồn sáng:  
+  Vùng khả  kiến dùng bóng đèn dây tóc tungsten ( chophổ  phát xạ  liên tục từ 
320 ­ 1000nm ) 
+ Vùng tử ngoại: Dùng bóng đèn thạch anh thường là bóng đèn hydro ( cho phổ 
phát xạ liên tục từ 200­ 360nm ) .
­ Bộ phận đơn sắc: Để có được những chùm tia đơn sắc người ta dùng : 

60
+ Lăng kính: Kính lăng trụ có 3 mặt phổ có bước sáng rộng từ vùng tử ngoại 
hồng ngoại .
+ Cách tử: Cấu tạo là một lá nhôm mỏng có nhiều khía có tác dụng tán xạ  ánh  
sáng mạnh hơn lăng kính 
­Ống nhân quang điện tử:
Có vai trò trong khâu chuyển quang năng thành điện năng ( gọi là tế  bào quang  
điện )
­ Kính lọc.
­ Cóng đựng dung dịch(cuvete):1cm ; 0,5cm cóng làm bằng thuỷ  tinh ( OS )  
.thuỷ tinh thạch anh   ( QS) .
­ Bộ phận ghi với những thang điện kế ghi ra mật độ quang và độ truyền qua 
từ đó qua bộ phận sử lý cho ra kết quả vào máy tính .
       3.2. ứng dụng :
­ Các chất thường có phổ hấp thụ rất khác nhau do đó người ta thường dùng 
phổ  hấp thụ  để  xác định, định tính các chất hoặc thử  độ  tinh khiết của các 
chất .
­ Để định lượng các chất người ta đo mặt độ  quang của dung dịch đó với tia  
sáng có độ dài sóng nhất định ( thường là độ dài sóng ở đó sự hấp thụ là cức đại 
­  max )
Ví dụ: ­ Protein được đo ở bước sóng 543nm              
   ­ acid nucleic đo ở bước sóng 260nm 
   ­ NADH2 được đo ở bước sóng 340nm
Sau khi có E, nồng độ các chất được tính theo công thức :

                                       E
C = 
                                        l
Hệ số   có thể tính được bằng cách đo mật độ quang của dung dịch .
Có nồng độ và chiều dày biết trước và tính theo công thức sau:
                                        E
                           =            
                                       Cl
Khi C = 1 mol/ l;  l= 1 cm thì (  = E ) mật độ  quang đo được chính là hệ  số 
hấp thụ phân tử
61
Nếu C = 1g/ dl; l = 1cm thì E đo được là hệ số hấp thụ riêng.
* Như vậy : + Hệ số hấp thụ phân tử  là mật độ  quay của một dung dịch có 
nồng độ 1 mol/l và bề dày bằng 1cm.
 + Hệ số hấp thụ riêng là mật độ quang của 1 dung dịch có nồng độ 
là 1g/dl và bề dày 1cm có ký hiệu là E 
­ Nếu biết được hệ số hấp thụ phân tử hoặc hệ số hấp thụ riêng thì ta có thể 
tính được nồng độ  của dung dịch thử sau khi đo mật độ  quay mà không cần so 
sánh với dung dịch chuẩn hay biểu đồ chuẩn như trong phương pháp đo quang
II.CÁC LOẠI MÁY ĐO QUANG:  Có nhiều hình dạng và kích thước khác 
nhau tuỳ theo hãng sản xuất .
 Có 3 phép đo quang:
Phép đo điểm cuối (End point):  Là phép đo mật độ  quang của  ống 
thử trong quá trình phản ứng sau một thời gian nhất định phản ứng xảy  
ra hoàn toàn, tạo một phức hợp màu đặc trưng. Mật độ  quang đo được 
tại điểm kết thúc tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch.

Phép đo động học hai điểm (Two point kinetic, fixed time):

Khiphản ứng không tuyến tính,không xác định được điểm cuối
Trong xét nghiệm Ure và Creatinin thườg dùng phương pháp này.

62
Phép đo động học enzym (enzymmatic kinetic)
Phép đo này sử  dụng khi xét nghiệm về  enzym. Phản  ứng không tạo phức 
hợp màu mà chỉ  làm độ  đục của dung dịch trong khoảng thời gian nhất định.  
Việc xác định hoạt độ  của enzym không thể  xác định bằng phép đo điểm cuối  
hay phép đo động học hai điểm mà phải xác định ở nhiều thời điểm khác nhau. 
Phép đo này tính hoạt độ  enzym phải thông qua việc xác định hiệu số  mật độ 
quang trung bình  D gọi là phép đo Kinetic.
D1 = D2 ­ D1
D2 = D3 ­ D2                                   D
D3 = D4 ­ D3         D = 
D4 = D5 ­ D4                           n
Hoạt độ enzym U/l =  D x K (Hệ số K do hãng sản xuất hóa chất xác định).
Có thể  đo sự  giảm mật độ  quang (định lượng GOT, GPT) hoặc sự  tăng mật 
độ quang (định lượng amylase).

63
MĐQ

D1
D2
D3
D4
D5
0
  T1   T2   T3   T4    T5  
Thời gian
   1. Máy quang phổ kế:  máy thường có từ  1 ­ 4 cóng đo. Thường có 7 bước 
sóng thông thường từ 480 ­ 720nm.
Đồng hồ đo thường có 2 thang: thang đỏ, thang đen.
­ Thang đỏ: Chỉ E ( mật độ quang )
­ Thang đen: Chỉ T ( độ thấu quang )
                 Io               1
Ta có công thức: Lg        = Lg   
                                      It               T
­ Nếu khi ta đo ống nước cất 
ánh sáng không bị hấp thụ lại. Độ thấu quang T = 100%, lúc này mật độ  quang  
bằng 0 :
            1
E = lg         = lg 1 = 0
          100%

                                            1
­ Nếu T = 50%  E= lg         = lg2 = 0,3
                                          50%
­ Nếu T = 10%   E = lg 1/10% = lg 10 = 1
­ Nếu  T = 1%    E = lg 1/1% = lg 100 = 2
­ Nếu T= 0%     E = lg 1/0% = lg 100/0= 
          1.1.Quy trình sử dụng:
1­ Cắm phích điện qua ổn áp ( điện 220 V )
2­ Bật công tắc máy ­ để máy nóng ( chờ 5­ 10 phút )
64
3­ Chọn bước sóng thích hợp với dung dịch định đo
4­ Lắc đều dung dịch đổ vào cóng đo ( cóng phải sạch khô­ có thể tráng bằng  
dung dịch định dùng ). chỉ  đổ  2/3 cóng, không đổ  đầy dung dịch sẽ  tràn ra làm 
ướt máy, hỏng máy. Nếu đổ ít quá ánh sáng sẽ không chiếu qua được cóng dung 
dịch định đo.
5­ Đặt ống đúng vị trí ( cóng nước cất   cóng ống trắng   cóng ống mẫu 
cóng ống thử) . Theo thứ tự từ nhạt màu đến đậm màu.
6­ Tiến hành đo.
7­ Đo xong, tráng rửa cóng bằng nước cất, lau máy, tắt máy, rút phích điện.
          1.2. Bảo quản: 
1­ Lau máy bằng khăn khô,chụp máy bằng mũ vải mềm tránh bụi.
2­ Cóng phải để  trong hộp kín, lau cóng bằng khăn mềm, không làm sước 
cóng.
3­ Hàng ngày phải cắm sấy máy 5 ­10 phút ( đặc biệt khi thời tiết ẩm.)
4­ Tránh động chạm mạnh vào máy; hạn chế việc di chuyển máy.
5­ Khi đo máy lâu  <nóng máy > phải tắt máy một lúc rồi mới tiếp tục đo để 
để bảo vệ máy.
6­ Phải cắm điện qua ổn áp để bảo vệ máy đề phòng sự thay đổi nguồn điện 
đột ngột làm hỏng máy.
7­ Khi máy có sự  cố  hỏng hóc phải báo thợ  chuyên sửa máy để  sửa chữa.  
Tuyệt đối không tự ý sửa .
   2. Máy quang kế bán tự động   
          2.1. Nguyên lý hoạt động: Đo độ hấp thụ màu của từng dung dịch nhờ hệ 
thống quang học có kính lọc màu cho chùm tia đơn sắc thích hợp với từng dung  
dịch đo. Thông qua hệ thống máy vi tính cho ta biết kết quả ngay.
        2.2. Cấu tạo
1­ Bộ phận quang học ( giống máy quang kế thường ).
2­ Bộ phận vi tính ( máy in ­ đĩa mềm ).
3­ Hệ thống ống hút, thải dung dịch.
4­ Bàn phím, nút bấm hút.
    5­ Công tắc máy, cấu trì, bộ lựa chọn điện thế, hệ thống ống thải ( phía sau 
của máy) 
   2.3. Quy trình vận hành Máy RA­50
. Đo mật độ quang (Absorbance ).

65
1­ Cắm phích điện qua ổn áp.
2­ Bật công tắc máy ­ chờ máy kiểm tra ( khoảng 1 phút ) ­ máy hiện về ngày 
tháng năm trên màn hình ­ tiến hành đo.
3­ Nhấn nút Absorbance.
4­ Nhấn vào số 1 ­ chọn bước sóng thích hợp.
5­ Nhấn vào số 0 ­ đồng ý bước sóng trên màn hình.
6­ Máy in chương trình ra giấy ( nếu không in nhấn nút Abort ).
7­ Nhấn nút Rince ( rửa máy bằng nước cất ).
8­ Đo ống trắng ( ấn nút màu vàng ). máy sẽ hút dung dịch cần đo ).
9­ Tiếp tục ấn nút màu vàng để đo các ống mẫu ­ thử 1­ thử 2…..( nên đo từ 
ống nhạt màu đến ống đậm màu để tránh sai số ).
10­ Khi đo xong nhấn nút Rince để rửa máy bằng nước cất ­ dung dịch rửa ­  
nước cất. <Để tráng sạch đường ống .>
11­ Tắt công tắc máy ( phía sau máy ). Rút phích điện. Lau máy bằng khăn 
sạch khô, mềm.
 Đo theo quy trình mới
  1­ Cắm phích điện qua ổn áp .
2­ Bật công tắc máy ­ chờ  máy kiểm tra ­ máy hiện về  ngày tháng năm trên 
màn hình ­ tiến hành đo.
3­ ấn vào mã cần đo ( protein, glucose…..).
4­ Sau khi đã lập trình cài đặt các dữ  liệu theo hướng dẫn của tờ  giấy đặt 
trong hộp thuốc thử  khi mua về  ­ máy sẽ  in ra toàn bộ  chương trình ta cài đặt  
sẵn ( nếu không muốn in nhấn nút Abort.
5­ Nhấn nút Rince ( rửa máy ).
6­ ấn nút vào đển đo các ống : Trắng ­ mẫu ­ thử.
( đo từ ống nhạt màu đến ống đậm màu )
7­ Khi đo song, nhấn nút Rince để rửa máy.
8­ Tắt công tắc máy, rút phích điện, lau máy .
      2.4. Bảo quản. 
1­ Sau khi đo song   tuyệt đối phải tráng rửa đường  ống sạch sẽ  tránh hiện 
tượng tắc đường ống do các dung dịch đo.
2­ Tuyệt đối không đo các dung dịch có cặn đục, dung dịch acid đậm đặc làm  
hỏng đường ống.

66
3­ Khi máy đang kiểm tra ( màn hình nhấp nháy ) tuyệt đối không được nhấn 
các nút gây hỏng máy.
4­ Khi  không  đo tắt máy  để  tránh hiện tượng  nóng máy ­ cháy bóng  đèn 
Halogen.
5­ Phải cắm máy qua ổn áp. Để máy trong phòng điều hoà nhiệt độ  ­ thường  
xuyên hút ẩm trong phòng.
6­ Tay ướt không được sờ vào máy, tuyệt đối không để nước bắn vào máy.
7­ Lau chùi máy thường xuyên chụp máy bằng vải mềm tránh bụi.
8­ Hạn chế việc di chuyển máy. Khi vận hành máy động tác phải nhẹ nhàng,  
hạn chế việc đụng chạm mạnh vào máy.
    3. Máy quang kế tự động .( về cơ bản giống máy quang kế bán tự động ).
Máy có thêm bộ  phận cơ  học ( bơm hút bệnh phẩm, thuốc thử  sang khay 
phản ứng gồm nhiều  khay nhỏ ,sau đó máy sẽ hút sang cóng đo phía trong máy  
(có loại máy đo trên nhiều cóng phản  ứng cho từng xét nghiệm), cùng một lúc 
có thể xét nghiệm rất nhiều mẫu thử, nhiều loại phản ứng).
­ Người vận hành cài đặt chương trình cho máy , xếp đặt các mẫu bệnh  
phẩm, thuốc thử ,theo thứ tự quy định. Máy sẽ tự hút, thực hiện phản ứng, in ra 
kết quả ngay.
Máy gồm các bộ phận sau:
1. Máy  in
2. Máy  vi tính
3. Máy đo quang
4. Khay đặt  bệnh phẩm
5. Khay đặt  thuốc thử , bình đựng dung dịch rửa
6. Bơm hút ;bình nước cất, bình nước thải  

4. Máy phân tích nước tiểu tự động (Clinitek ­100; Clinitek ­50 )

67
     4.1. Nguyên tắc hoạt động .: Là máy quang kế khúc xạ được sử dụng để đo 
bán định lượng các thông số trong nước tiểu bằng cách sử dụng que nhúng nước  
tiểu. Các bóng đèn hai cực (diod) phát ra ánh sáng , nguồn ánh sáng và thời gian 
đo được tối ưu hóa để phản ứng hóa học và sự tạo màu xảy ra trong các khoanh  
giấy của thanh thử. (Gọi là máy sinh hoá khô ). Đầu đo trong máy chứa bóng đèn 
có các bước sóng khác nhau. Que thử được đặt ở một vị trí cố định và đầu đo di  
chuyển trên mỗi miếng thuốc thử. Nếu que nhúng được đặt thiếu chính xác 
dưới đầu đo máy sẽ báo lỗi.
     4.2. Cấu tạo 
1­ Bộ phận quang học.
2­ Bộ phận vi tính 
3­ Giá đỡ thanh thử nước tiểu
4­ Bàn phím lập chương trình 
5­ Thiết bị máy in
6­ Nguồn điện vào máy, công tắc máy, cầu trì, bộ lựa chọn điện thế ( phía sau 
máy )

Sơ đồ khối của máy phân tích nước tiểu
     4.3. Quy trình vận hành­MáyClinitek­100
1­ Cắm phích điện qua ổn áp, điện 220 V. Bặt công tắc đen phía sau máy.
2­ Nâng màn hình lên­ vặn núm điều chỉnh màn hình cho rõ nét­ chờ  máy  
hiện về Start­ máy đẩy giá đỡ ra (không được cầm giá đỡ để kéo ra)

68
3­ Nhúng thanh thử Multistix 10 SG vào nước tiểu, thấm giọt nước tiểu thừa  
trên một miếng giấy lọc hoặc giấy thấm rồi đặt ngay ngắn trên giá đỡ  đúng vị 
trí.
4­ Nhấn nút màu xanh. (Start) chờ máy đo 1 phút.
5­ Khi máy ngừng tiếng kêu. Nhấn nút in ra giấy ­ cắt băng giấy dán vào 
phiếu xét nghiệm .
6­ Tắt công tắc sau máy, hạ màn hình xuống, rút phích điện.
7­ Lau giá đỡ bằng bông thấm nước cất ­ bông khô.
8­ Đẩy giá đỡ vào trong máy, chụp máy bằng vải mềm.
* Cách đọc kết quả.
   1­ Bằng mắt: Đọc bằng cách so màu trên bảng màu chuẩn ở vỏ hộp thanh thử.  
Sau   khi   nhúng   thanh   thử   vào   nước   tiểu     <nước   tiểu   này   không   để   làm   xét 
nghiệm khác được >
   2­ Bằng máy đo:

     ­Glucose   ­ pH
­ Bilirubin ­ Protein
­ Ketone ( cetonic ) ­ urobilinogen
­ Speciticgravity ( tỷ trọng ) ­ Nitrit
­ Blood ( hồng cầu ) ­ Leucocytes
*Sequence no: Số thứ tự xét nghiệm
*ID (Identifion): Số nhận diện bệnh phẩm

NITRITE BLOOD  Leukocytes 


(Hồng cầu) (Bạch cầu)

Negative Âm tính

Positive Dương tính

Trace Vết 10 HC/ l 15 BC/ l

Small ít 25 HC/ l 70 BC/ l

Moderate Trung bình 80 HC/ l 125 BC/ l

69
Large Nhiều  200 HC/ l  500 BC/ l

* Kết quả của Glucose, ketone. Tính bằng mg/dl
Glucose: 1mg/dl = 0,055 m mol/l
Ketone: 1mg/dl = 0,1 m mol/l
* Kết quả của URO (Urobilinogen) tính bằng EU (đơn vị Erhlich)
1 đơn vị EU = 1 mg/dl = 16   mol/l
Chú ý:Nước tiểu mới lấy ( < 1 giờ ), lắc đều , không ly tâm, nhúng thanh thử 
vào lấy ra ngay.
4.4. Bảo quản
Giấy thử đậy lắp kín ( có chất chống ẩm ). Để chỗ khô mát,.
Sau khi đo máy xong  lau sạch giá đỡ  bằng nước cất ­ bông khô 
cho giá đỡ khô và sạch.( Tắt máy rồi mới lau giá đỡ, tránh làm thay đổi vị 
trí của giá đỡ khi máy đang chạy.)
Không được dùng tay kéo giá đỡ ra.
Tay ướt không được sờ vào máy, thường xuyên lau chùi bằng vải 
mềm, chụp mũ vải tránh bụi.
Phải cắm máy qua ổn áp, để máy trong phòmg điều hoà nhiệt độ,  
hút ẩm thường xuyên.
Lượng giá:  
Trả lời các câu sau:
1­ Trình bày định luật Lambert ­ beer.
2­ Trình bày phương pháp đo màu ­ đo quang
3­ Trình bày phương pháp quang phổ hấp thụ.
4­ Phân biệt sự khác nhau giữa máy đo quang bình thường , máy bán tự động ,tự 
động.
5­ Trình bày cách bảo quản máy đo quang, máy phân tích nước tiểu.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
6. Máy phân tích nước tiểu không có bộ phận quang học.
7. Kết quả xét nghiệm viết: Negative (+).
8. Khi đổ dung dịch vào cóng đo chỉ độ 2/3 cóng.
9. Kết quả xét nghiệm viết: Positive (nhiều).

70
NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
GIỚI THIỆU: 
Trong phòng xét nghiệm nước đóng vai trò rất quan trọng, nước dùng để rửa 
dụng cụ, để pha hoá chất, môi trường.... Phòng xét nghiệm nên có máy cất nước 
để sản xuất nước cất phục vụ cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả cao nhất.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

  1. Trình bày đúng tích chất, tác dụng của các loại nước thường dùng trong  
phòng xét nghiệm.
2. Trình bày đầy đủ  nguyên tắc điều chế  nước cất, nước khử  chất khoáng,  
nước đệm. 
3. Trình bày các biện pháp kiểm tra chất lượng các loại nước thường dùng.
4. Tiến hành đúng quy trình điều chế và kiểm tra chất lượng nước.
 
NỘI DUNG:
I.NƯỚC THƯỜNG:
    1.Tính chất:
Nó là loại nước ngầm nông, ngầm sâu hoặc nước bề mặt. Nước thường 
có chứa các chất vô cơ, hữu cơ thậm chí cả vi khuẩn. Nước thường dùng trong 
phòng xét nghiệm hiện nay là nước máy, những vùng không có nước máy cũng 
phải dùng nguồn nước trong (nước lọc qua bể lọc. Nước phải đảm bảo các tiêu 
chuẩn vệ sinh cho phép.
  2. Tác dụng:
Nước dùng để  rửa dụng cụ  sau khi làm xét nghiệm, dùng để  vệ  sinh  
phòng xét nghiệm.
   3. Kiểm tra chất lượng nước:
Phương  pháp  cảm  quang:  nhìn,  nếm,  ngửi.   Nước   phải  trong,  không 
màu, không mùi vị đặc biệt.
Thử các tính chất hoá học và các chất hữu cơ bằng bộ thử chuyên dùng.
Nuôi cấy trong môi trường cần thiết để xác định vi khuẩn gây bệnh.
Nếu nước đục hoặc có nhiều sắt phải qua hệ thống lọc.
71
   4. Dự trữ­ cung cấp nước:
Nên chứa nước trong một bể lớn, lắp hệ thống ống dẫn đến các phòng  
.
Phải đảm bảo nước dùng hàng ngày đầy đủ.
II.NƯỚC CẤT:
       1. Tính chất:Nước cất là loại nước đã được điều chế  tinh khiết, loại bỏ 
được các chất hữu hình, vi khuẩn. Nước cất có pH toan tính (5­ 5,5)
    2. Tác dụng:
Pha hoá chất, thuốc nhuộm, pha môi trường, pha dung dịch đệm.
Tráng dụng cụ lần cuối trước khi sấy khô.
     3. Nguyên tắc điều chế:
Nước thường được đun sôi.
Hơi nước bốc lên qua ống sinh hàn.
Hơi nước ngưng tụ lại thành nước cất.
     4. Dự trữ và kiểm tra chất lượng:
Dự  trữ: nước cất nên chứa trong bình thuỷ  tinh hoặc bình nhựa có nút 
để tránh tiếp xúc với không khí, tránh ô nhiễm. Nước cất chỉ dùng trong  
1 tuần (nước cất 1 lần).
Kiểm tra chất lượng:
+ Hút chính xác 10ml nước cất vào ống nghiệm to.
+ Nhỏ 2 giọt acid nitric.
+ Nhỏ 1ml bạc nitrat 1,7%
+ Lắc đều, đọc kết quả:       nước trong là chất lượng tốt 
 nước đục là chất lượng không tốt.
III.NƯỚC KHỬ CHẤT KHOÁNG:
   1. Tính chất:
Nước đã được khử các ion kim loại song vẫn có thể còn vết các chất hữu 
cơ (nó không tinh khiết bằng nước cất).
  2. Tác dụng:
Thay thế nước cất để pha thuốc thử, thuốc nhuộm.
Tráng dụng cụ lần cuối trước khi sấy khô.

72
   3. Nguyên tắc điều chế:
 Cho nước thường chảy qua một thiết bị trao đổi ion (là một cột dài chứa 
đầy các hạt nhựa nhỏ) một đầu là nước chảy vào, một đầu là nguồn nước chảy 
ra (có thể nguồn nước chảy vào ở đầu trên hoặc đầu dưới của thiết bị).

 
 Khi nước chảy qua thiết bị trao đổi ion, sẽ xảy ra hiện tượng các ion kim  
loại (các muối hoà tan) được hấp thụ bởi các hạt nhựa.

  4. Dự trữ và kiểm tra chất lượng:
Dự trữ: (giống nước cất).
Kiểm tra chất lượng:
+ Nếu thiết bị  có đồng hồ  kiểm tra (kiểm tra điện trở  của nước).  
Nếu thiết bị còn tốt thì điện trở  của nước đã khử  ion cao hơn 2M  (Megaôm). 
Nếu thiết bị đã kém tác dụng thì điện trở của nước đã khử ion thấp hơn 2 hoặc 
bằng 0 M  chứng tỏ nước chưa được khử hết  các chất khoáng phải thay thiết 
bị khác.
+ Nếu thiết bị không có đồng hồ kiểm tra ta dùng giấy đo pH. Xác  
định pH nguồn nước chảy vào và nguồn nước chảy ra. Nếu pH của 2 nguồn  
nước chảy vào, chảy ra bằng nhau. Chứng tỏ hạt nhựa đã hết tác dụng. Nếu pH  
nguồn nước chảy ra kiềm tính hơn là hạt nhựa còn tác dụng. Quan sát sự  đổi 
màu của hạt nhựa, tuỳ theo hãng sản xuất có thể từ màu trắng chuyển màu đen 
phải thay hạt nhựa khác.
IV NƯỚC ĐIỆM:
   1. Tính chất: Nước đệm là nước giữ  cho pH trung tính, tuỳ  theo yêu cầu, 
nước đệm có pH nhất định.
  2. Tác dụng:
73
Nước đệm là dung môi để  pha các cơ  chất trong xét nghiệm về  enzym,  
pha một số thuốc thử, thuốc nhuộm làm cho tế bào nhuộm bắt màu đặc trưng.
  3. Nguyên tắc điều chế: Thường dùng hệ đệm phosphat pha với nước cất 
hoặc   nước   đã   khử   chất   khoáng.   Điều   chỉnh   bằng   dung   dịch   dinatri 
hydrophosphat (Na2  HPO4  ) 2% hoặc dung dịch kalidikydrophosphat (KH2PO4  ) 
2%.
  4. Kiểm tra chất lượng:
Việc kiểm tra chất lượng pH trước khi sử dụng là rất quan trọng để đảm  
bảo chất lượng thuốc thử, thuốc nhuộm. Có thể  đo pH bằng giấy đo pH, bằng  
máy đo pH hoặc hộp so màu Lovibond.
Nếu pH < 7,2 cho thêm vài giọt Na2HPO4 2% cho đến khi pH đạt 7,2.
Nếu pH > 7,2 cho thêm vài giọt KH2PO4 2% cho đến khi pH đạt 7,2.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau   :
1. Trình bày tính chất, tác dụng, kiểm tra chất lượng, dự trữ nước thường.
2. Nêu tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế, kiểm tra chất lượng dự  trữ 
nước cất.
3. Trình bày tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế kiểm tra chất lượng nước  
khử chất khoáng.
4. Trình bày tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế kiểm tra chất lượng nước  
đệm.
Phân biệt đúng ­ sai các câu sau:
7. Nước thường có chứa các chất vô cơ, hữu cơ, thậm chí có cả vi khuẩn.
8. Nước cất dùng để tráng dụng cụ thuỷ tinh trước khi đem sấy khô.
9. Nước khử chất khoáng dùng để pha chế thuốc thử.
10. Nước đệm giữ cho pH môi trường luôn acid.

74
ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG

XÉT NGHIỆM
GIỚI THIỆU: 
Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của 
người kỹ thuật viên. Để đảm bảo kết 
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

Mục tiêu
 1. Mô tả được cấu tạo và tác dụng của các dụng cụ điện dùng trong phòng xét 
nghiệm.
2. Nêu cách mắc điện và các mạng điẹn dùng 
trong phòng xét nghiệm. Báo số

3. Trình bày được các bước sử dụng máy trong  Đĩa nhôm
phòng xét nghiệm. 220V­10A
Nội dung
I.CÁC ĐÒ ĐIỆN DÙNG TRONG PHÒNG  U ra
    U vào
XÉT NGHIỆM:
 
1. Công tơ điện.
      1.1Cấu tạo: 
 2 cuộn dây: Một cuộn điện áp và một cuộn dòng điện
chạy qua                                                                                             
 1 đĩa nhôm tròn đặt trong từ trường của 2 cuộn dây. Khi          
có dòng điện chạy qua làm cho đĩa nhôm quay
 Hệ thống báo số quay 1 vòng hiện 1 số.
Trên công tơ có ghi hiệu thế tính bằng von, có thể 110V hoặc 220V, 
cường độ dòng điện 5A; 10A; 15A hay 30A, tần số dòng điện 50Hz hay 
60Hz.
    1.2.Tác dụng:

75
Dùng để đo lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện được sử dụng, đơn  
vị tính bằng Kw/h. Khi sử dụng công tơ phải chú ý: Cộng công suất cuả tất cả 
các máy dùng điện, tổng công suất này phải nhỏ  hơn hoặc bằng công suất của 
công tơ.
   2.Biến thế điện
    2.1.Cấu tạo: 
Lõi thép: Gồm những lá thép, tôn silic mỏng 0,35 ­ 0,5 mm ghép với 
nhau để tránh dòng điện xoáy Fucô làm nóng biến áp, giữa các lá thép 
được sơn cách điện, nhứng lá thép được làm theo hình E, I 
Cuộn dây: Thường là dây đồng có tiết diện tròn hay hình chữ nhật 
được cách điện (sơn, bọc vải hoặc giấy)
Gồm 2 cuộn:            Cuộn sơ cấp: Cuộn điện vào
                                Cuộn thứ cấp: Cuộn điện ra
Điện áp trên 2 đầu cuộn dây tỉ lệ thuận với số vòng dây (n) trên 2 cuộn dây
n1 U1
n2 U2 U2
U1
Nếu n1>n2          U1>U2:    Biến áp hạ thế
    Nếu n1<n2           U1<U2:   Biến áp tăng thế
      
  2.2 Tác dụng: 
Dùng để biến đổi nguồn điện lưới cho phù hợp với điện thế của máy được 
sử dụng.
   3. Ổn áp
Trong phòng xét nghiệm có nhiều máy dùng điện, nếu dòng điện không ổn 
định dễ đưa tới hậu quả kết quả sai lệch hoặc hỏng máy. Việc sử dụng ổn áp 
rất cần thiết, về nguyên tắc giống biến thế nhưng khác ở điểm:
Với biến thế: Dòng điện vào thay đổi thì dòng điện ra thay đổi theo
Với ổn áp: Có một bộ phận tự điều chỉnh làm cho dòng điện ra luôn cố  định 
theo yêu cầu

ổn áp
     U vào thay đổi                                      U ra = Không đổi

   4. Chỉnh lưu dòng điện:

76
Tác dụng: Là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều 
theo yêu cầu của máy.
Đèn hai cực (Điốt):
Đèn hai cực dùng để  biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một 
chiều với  nguyên tắc  điện tử  chỉ  di chuyển một chiều từ  cực  âm  đến cực  
dương. Đèn hai cực gồm có :

                                                                 

+ Catốt được nung nóng bởi nguồn điện 6,3V xoay chiều được cung cấp bởi  
biến áp hạ thế
+ Anốt là một tấm kim loại bao quanh Catốt
Sau khi Catốt được nung nóng, các điện từ  sẽ  bức xạ từ bề  mặt Catốt và di 
chuyển về bản cực có điện thế dương là Anốt. Kết quả là ta có được một dòng 
điện xung động một chiều. Đèn hai cực (Điôt) là bộ  phận điện nửa sóng có  
nghĩa là chỉ  cho dòng điện chạy qua  ở  nửa bán chu kỳ  dương. Ta có thể  nắn  
điện toàn sóng nhờ hai điôt hay một điôt kép.
Cấu tạo bộ chỉnh lưu dòng điện:
­ Có 1 biến áp hạ thế
­ Điốt chỉnh lưu: Tùy theo cách chỉnh lưu 1/2 chu kỳ  hay cả  chu kỳ (1/2 chu  
kỳ có 1 điốt, cả chu kỳ có từ 2­4 điốt)
­ Tụ lọc: Làm thẳng xung dòng điện sau khi chỉnh lưu.
 ­ Mạch điện cơ bản:
Dòng điện xoay chiều qua biến thế, từ biến thế  có cuộn thứ  cấp hạ  thế  (2)  
cung cấp điện áp 6,3V cho Catot và cuộn thứ cấp (3) cho hai bản cực Anot. Hai  
bản cực này lân phiên nhau nhận điện thế  dương của mạch điện nên điện tử 
qua đèn hai cực (4) liên tục. Dòng điện xoay chiều (A) đã được nắn thành dòng 
điện một chiều nhưng chưa đều vì cường độ  còn thay đổi (B). Sau khi qua bộ 
lọc (5) gồm hai tụ điện C1, C2 và một cuộn cảm L thì dòng điện trở nên bằng  
phẳng (C). ở chiết áp (6) ta lấy ra được một phần điện thế một chiều. Đồng hồ 
đo mA (7) cho biết cường độ dòng điện :

77
Mạch điện cơ bản dùng Điốt kép
Đèn hai cực điện tử có thể thay thế  bằng đèn hai cực (điôt) bán dẫn. Có thể 
dùng bốn điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều theo sơ đồ sau :

 Mạch điện cơ bản dùng 4 Điốt chỉnh lưu bán dẫn
II.CÁC   MẠCH   ĐIÈN   VÀ   CÁCH   MẤC   ĐIỆN   TRONG   PHÒNG   XÉT 
NGHIỆM:
     1. các mạch điện:
­ Có thể có một mạch điện hoặc nhiều mạch điện cùng một thế hiệu hay thế 
hiệu khác nhau. Có mạch điện qua ổn áp, có mạch điện không qua ổn áp
­ Mạch điện 110V: Dùng cho máy sử dụng điện 110V
­ Mạch 220V: Dùng cho máy sử dụng điện 220V
   2. Mắc song song:                                                                                  
Tất cả 2 đầu dây A,B hoặc C,D của thiết  bị                               U
I1 1 

         (1) và (2) đều nối với 2 đầu dây của nguồn điện.   A                                     
B I2
                                                                                                         U
Trong mạch mắc song song: 2

               I = I1 + I2
                                                                                    C                                      D  
                      U = U1 = U2 
   3. Mắc nối tiếp: U

78
Khi máy có dùng điện có thế hiệu thấp so với mạch điện chính (nguồn điện) 
thì mắc chúng nối tiếp với nhau.
Đầu B của thiết bị (1) nối với đầu dây C của thiết bị (2), hai đầu còn lại của  
2 thiết bị nối với mạch điện chính. 
U U
                                                                                    A                 B    C                D
Trong mạch điện mắc nối tiếp:
1 2

                                                                                                               
               I = I1 = I2
              U = U1 + U2 
                                                                                         I
I 1 I2

Khi mắc nối tiếp phải chú ý:                                                              U
Hiệu điện thế  của các máy hay bóng đèn mắc nối tiếp cộng lại phải 
bằng hiệu điện thế của mạch chính.
Công suất của các đồ dùng điện phải bằng nhau.
III.CÁC BƯỚC SỬ DỤNG MÁY TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM:
    1. Sử dụng:
Quan sát: 
+ Điện thế của máy và điện thế của nguồn 
+ Công suát của máy và công suất của nguồn
+ Phích cắm: Xem dây nối có chặt không
Cắm phích điện vào ổ cắm, bật công tắc cung cấp điện cho máy
Khi máy hoạt động xong, vặn máy về vị trí ngừng hoạt động, rút phích điện.
   2. Cách sửa chữa khi máy đang hoạt động dừng đột ngột:
        2.1 Kiểm tra:
Cầu chì
 Phích cắm
 Dây vào máy
 ổ cắm điện trên tường
       2.2 Dụng cụ cần có:
Vặn vít
Kìm cách điện
Kìm cắt cách điện
Dây chì

79
Phích cắm …
­ Tiến hành: 
Ngắt nguồn điện (ấn nút ngắt điện hoặc rút cầu chì), tháo vít bỏ dây chì cháy 
còn lại thay vào đó dây chì mới cùng tiết diện.
Sau khi sửa dây chì phải kiểm tra  toàn bộ lưới điện trước khi cho dòng điện 
trở lại
+ Thay phích cắm: Tháo vít phích cắm, kiểm tra vít có chặt không. Khi lắp 
phích mới phải bộc lộ  những sợi dây  ở  hai đầu dài 1­1,5 cm, xoắn 2 đầu dây  
điện, cho đầu dây đã xoắn vào cực  ở  đầu tiếp điện, vặn chặt, kéo nhẹ  không 
tuột là được.
    2.3 Khi sử dụng điện cần chú ý:
­ Không bao giờ mắc điện mà không ngắt dòng điện
­ Khi tay ướt không được sờ vào máy đang chạy
­ Kiểm tra hiệu điện thế trước khi nối máy với mạch điện.
­ Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện
­ Không bao giờ thay dây chì cháy bằng dây chì lớn hơn
Lượng giá
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của công tơ điện trong phòng xét nghiệm
2. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của biến thế điện
3. Mô tả cấu tạo và tác dụng của chỉnh lưu dòng điện
4. Giải thích tại sao trong phòng xét nghiệm khi sử dụng máy phải qua ổn áp
5. Khi nào phải dùng chỉnh lưu dòng điện ? Tại sao
6. Nêu 2 mạch điện thường dùngtrong phòng xét nghiệm và tác dụng của nó
Phân biệt đúng sai các câu sau:.
7.Công tơ điện có hiệu điện thế tính bằng mA
8.Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện
9.Biến thế điện không có cuộn dây thứ cấp
10 Khi thay phích phải tháo vít phích cắm

80
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM

KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT

MỤC TIÊU
l. Trình bày đúng cách nuôi dưỡng và chăm sóc động vật thí nghiệm.
2. Chuẩn bị  được dụng cụ, phương tiện để  tiến hành tiêm truyền động 
vật.
3. Làm được các thủ thuật tiêm, lấy máu động vật.
NỘI DUNG
1. Động vật dùng trong phòng xét nghiệm
1.1. Vai trò
Động vật trong phòng xét nghiệm có vị trí quan trọng và cần thiết. Có thể 
dùng động vật để chẩn đoán thực nghiệm, nuôi cây, phân lập vi khuẩn, xác định  
động lực của vi khuẩn hoặc lấy máu động vật làm thí nghiệm, thử các nghiệm 
pháp sinh vật học. Lấy các tổ chức làm sinh phẩm trong xét nghiệm.
1.2. Các loại động vật thường dùng
Có thể dùng ngựa, cừu, thò, khỉ, gà, chuột, ếch... Phòng xét nghiệm tuyến 
huyện, tuyến tỉnh có thể nuôi thỏ, chuột.
1.3. Cách nuôi dưỡng
Mỗi động vật có phương pháp nuôi dưỡng riêng.
1.3.1. Nuôi thỏ
Dùng chuồng làm bằng lưới sắt, treo cao để tiện cho việc cọ rửa vệ sinh,  
nền nhà phải lát gạch men, có độ  thoát nước tốt để  đảm bảo vệ  sinh sạch sẽ. 
Làm hệ thống máng đựng thức ăn ở  trong hay ngoài chuồng.
Thức ăn cho thỏ: rau cỏ tươi sạch, khô, ngũ cốc.
1.3.2. Chuột bạch
Có thể nuôi trong chuồng thuỷ tinh, hộp gỗ, lồng có lưới sắt. Lồng có hai 
ngăn. Một ngăn đựng thức ăn, một ngăn đựng vỏ trấu hay bông để chuột làm tổ.
Thức ăn cho chuột: rau cỏ mềm, thóc, gạo, đậu tương.
1.4. Theo dõi, chăm sóc
Khu vực chàn nuôi động vật được chia làm hai khu:
­ Khu nuôi động vật lành

81
­ Khu nuôi động vật thí nghiệm.
Hàng ngày theo dõi động vật ăn? uống, cân nặng, theo dõi bệnh tật qua  
các biểu hiện lâm sàng để điểu trị kịp thời tránh lây lan sang vật khác. Nếu con  
nào có bệnh phải cho vào chuồng riêng. Sau khi thực nghiệm phải chú ý chế độ 
ăn uống để  hồi phục sức khoẻ nhanh, động vật đã làm thí nghiệm phải nuôi ở 
một khu riêng.
2. KỸ  THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT  (tiến hành trên thỏ  hoặc chuột 
bạch)
2.1.Kỹ thuật tiêm trong da (phiếu kỹ thuật)

Điểm Tự đánh giá
TT Các bước chuẩ Điểm  Không 
n đạt đạt

1 Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm ' panh, bông, cồn,  2
dịch tiêm
Cố định thỏ bằng cách buộc bốn i. vào bốn góc bàn 
2 1
gỗ

3 Cạo lông vùng tiêm 1
4 Lấy thuốc vào bơm tiêm 0,5
5 Sát khuẩn vùng tiêm 0,5

6 Tay phải cầm bơm tiêm, tay trái ấn căng da 1

Cách tiêm: đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếch 
7 2
với mặt da khoảng 10­15°

8 Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1

Tác   phong:   sạch   gọn,   chính   xác,   đúng   quy   trình, 


9 1
đúng thời gian (25­30 phút)

Tổng cộng 10

82
2.2. Kỹ thuật tiềm dưới da

TT Các bước Điểm  Điểm  Không 


chuẩn đạt đạt
Chuẩn   bị   dụng   cụ:   Bơm,   kim   tiêm   1ml,   panh, 
1. 2
bông, cổn, dịch tiêm

Cố  định thỏ  bằng cách buộc bốn chân vào bốn 
2. 1
góc bàn gỗ

3. Cạo lông vùng tiêm 1

4. Lấy thuốc vào bơm tiêm 0,5

5. Sát khuẩn vùng tiêm 0,5

Cách tiêm: Đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếc 
6. 3
với mặt da khoảng 10 – 15 độ

7. Bơm thuốc vào, rút kim. sát trùng vùng tiẻm 1

Tác phong: sạch gọn, chinh xác đúmg quy trình, 
8. 1
thời gian (25 ­ 30 phút)

Tổng cộng 10

2.3. Kỹ thuật tiềm bắp

Tự đánh giá
Điểm 
TT Các bước
chuẩn Điệm  Không 
đạt đạt
Chuẩn   bị   dụng   cụ:   bơm   kim   tiêm   5ml,   panh, 
1. 2
bông, cồn, dịch tiêm

2. Cố định động vật 1

3. Cạo lông vùng tiêm (vùng đùi sau) 1

83
4. Lầy thuốc vào bơm tiêm 0,5

Cách tiêm: tay trái kéo căng da. tay phải đâm kìm 
5. 3
chếch  với bắp cơ 45 độ

6. Bơm thuồc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1

Tác phong: sạch, gọn, chính xác, đúng quy trình, 
7. 1
đúng thời gian (25­30 phút)

Tổng cộng 10

2.4. Kỹ thuật màng bụng

Tự đánh giá
Điểm
TT Các bước
chuẩn Điểm  Không 
đạt đạt
1. Chuẩn bị  dụng cụ: bơm kim tiêm 1 ml, panh,  1
bông, cồn, dịch tiêm
Tiêm   thỏ:   người   phụ   cầm   hai   chân   thỏ   dốc 
2. 0,5
ngược ­ người tiêm lấy thuốc vào bơm tiêm

3. Người tiêm sát trùng vùng định tiêm 0,5

Cách   tiêm:   tay   trái   dùng   hai   ngón   tay   kéo   da 
4. bụng tay phải cầm bơm tiêm đâm thẳng vào da  2
bụng, kim tiêm vuông góc với mặt da

5. Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm I

Tiêm chuột bạch: tay phải kéo đuôi để chuột bò 
6. về   phía   trước,   tay   trái   cầm   gáy   chuột   bằng  1
ngón cái và ngón trỏ, lật ngửa chuột

Cách   tiêm:   tay phải   cầm bơm  kim  tiêm,  đâm 


7. thẳng vào da bụng chuột, kim tiêm vuông góc  2
với mặt da

84
8. Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1

Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng quy trình, 
9. 1
đúng thời gian (25­30 phút)

Tổng cộng 10 . ..

2.5. Tỉêm tĩnh mạch tai thỏ

Điểm
TT Các bước Điểm Không
chuẩn
đạt đạt

1 Chuẩn bị  dụng cụ: Bơm kim tiêm, panh, bông,  2
cổn, dịch tiêm
2 Cố đinh thỏ vào bàn 1
3 Lấy thuổc vào bơm tiêm 0,5
4 Sát khuẩn vùng tiêm 0,5
Cách tiêm: tay trái búng nhẹ  vào tai thỏ  và kéo 
5 căng tai thỏ, tay phảỉ cẩm bơm tiêm đâm qua da  3
vào tĩnh mạch tai  thỏ, mũi kim luồn vào tĩnh 
mạch
6 Tay phải bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng  2
tiêm

7 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình,  1
đúng thời gian (20­25phút)
Tổng cộng 10

85
3. LẤY MÁU ĐỘNG VẬT
Lấy máu động vật để  làm môi trườ ng, nuôi cấ y vi khuẩ n, 
điều chế huyết thanh. Tùy theo động vật to nhỏ, lấy máu một hay 
nhiều lần có cách khác nhau.
3.1. Lấy máu thỏ
3.1.1.Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ (Cách làm như tiêm tĩnh m ạch tai th ỏ).
3.1.2. L ấy máu động mạch cố

Điểm Tự đánh giá
TT Các bước
chuân Điểm Không
đạt đạt
1 Chuẩn bị dụng cụ: bộ tiểu phẫu thuật, bơm kim   2
tiêm, panh, ống nghiệm vô khuẩn, bông, cồn
2 Cố định thỏ lên bàn 1
3 Cạo lông vùng cổ 1
4 Sát khuẩn rạch da để bộc lộ động mạch cổ 2
Cách tiêm: tay trái  kéo căng da, tay phải cầm 
5 bơm tiêm đâm qua da mũi kim luổn vào động  2
mạch, hút đủ lượng máu cần thiết.
6 Rút kim, khâu da cổ, sát khuẩn 1

7 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình,  1
đúng thời gian (25­30 phút)
Tổng cộng 10

3.1.3. Lây máu tim thỏ trong trường hợp cần nhiều máu (10­15ml)

Tự đánh giá
Điểm
TT Các bước
chuẩn Điểm Không
đạt đạt

86
1 Chuẩn bị  dụng cụ: dùng bơm kim tiêm thuỷ  2
tinh to (loại 20ml), panh, bông, cồn
2 Cô định thỏ lên bàn 1
3 Cạo lông vùng ngực trái, sát khuẩn 1,5
Cách tiêm: chọc kim thẳng  đứng vào khoang 
4 liên sườn  bốn,  đường  cạnh  ức trái, khi thấy  3
máu đẩy pit tông thi hút máu
Khi hút đủ lượng máu cần dùng, rút bơm tiêm, 
5 1,5
sát trùng vùng tiêm

6 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình,  1
đúng thời gian (25­30phút)
Tổng cộng 10

3.2. Lấy máu đuôi chuột:
Dùng trong trường hợp lấy ít máu làm tiêu bản (Có thể cắt đầu chuột lấy 
máu xét nghiệm khi cần 2 – 3 ml).

Tự đánh giá
Điểm
TT Các bước
chuẩn Điểm Không
đạt đạt

Chuẩn bị dụng cụ: kéo, lam kính, lam kéo, bông 
2
1 cổn, panh.

2 Tay phải kéo đuôi chuột để  chuột bò về  phía  1


trước
Tay trái cầm gáy chuột bằng ngón cái và ngón 
3 2
trỏ, ngón út và mô út giữ đuôi chuột, sát khuẩn

Tay  phải  dùng  kéo  cắt  một  mẩu  đuôi  chuột, 


4 nhỏ  một giọt máu vào tiêu bản, sát khuẩn đuôi  2
chuột.
5 Kéo lam máu để dàn giọt máu trên tiêu bản 2

87
Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình, 
6 1
đúng thời gian (15­20 phút)

Tổng cộng 10

LƯỢNG GIÁ
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày vai trò, cách nuôi dưỡng các loại động vật thí nghiệm.
2. Trình bày cách tiêm truyền động vật.
Phân biệt đúng – sai các câu sau:
3. Động vật thí nghiệm dùng để xác định động lực của vi khuẩn.
4. Động vật đã làm thí nghiệm nuôi chung với động vật chưa làm thí nghiệm.
5. Tiêm trong da: đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếch với mặt da khoảng 10 – 
15 độ.

88
KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

GIỚI THIỆU: 
         Công việc khử khuẩn trong phòng xét nghiệm được áp dụng theo nhiều 
cách Người kỹ thuật viên phải biết cách áp dụng đúng để việc khử khuẩn đạt 
hiệu quả cao nhất ,phòng chống việc lây nhiễm ,góp phần mang lại kết quả xét 
nghiệm chính xác 
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt độ.
2. Trình bày đúng phương pháp khử khuẩn bằng lọc.
3. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng lý học, hóa học.
4. Làm được công tác khử khuẩn hàng ngày theo quy trình đã học.

.NỘI DUNG:
I. KHỬ KHUẨN BẰNG NHIỆT ĐỘ
1.Khử khuẩn bằng nhiệt khô.
1.1. Đốt: áp dụng đối với dụng cụ bằng kim loại như dao, kéo, kẹp…
Cách làm: đổ  một lượng cồn vừa đủ  vào khay men, láng đều rồi châm lửa  
đốt.
­ Đối với que cấy đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
­ Các chất phế thải đốt bằng lò đốt.
1.2. Sấy khô: áp dụng đối với dụng cụ thủy tinh.
Dùng tủ sấy (xem bài tủ sấy). Có thể  kiểm tra độ  tiệt khuẩn bằng màu giấy 
gói.
­ Tiệt khuẩn đạt yêu cầu: giấy gói màu nâu.
­ Tiệt khuẩn chưa đạt yêu cầu: giấy gói màu vàng.
­ Tiệt khuẩn quá mức: giấy gói màu đen.
2. Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm.

89
2.1. Đun sôi (Luộc):Đun sôi  ở  nhiệt độ  1000C trong vòng 20 ­ 30 phút có thể 
diệt được các vi khuẩn. Đối với nha bào uốn ván không diệt được.
2.2. Hấp ướt. Là phương pháp khử khuẩn tốt nhất, khắc phục được các trở 
ngại của các phương pháp khác vì có thể diệt được tất cả các mầm bệnh.
Thường áp dụng để hấp các dụng cụ, đồ vải, môi trường.
Duy trì ở nhiệt độ 1200C trong vòng 20 ­ 30 phút (Xem bài nồi hấp ướt).
2.3. Hấp cách thuỷ  (phương pháp tyndal):  áp dụng để  khử  khuẩn các dung 
dich có albumin. Vì  ở  nhiệt độ  cao albumin sẽ  bị biến tính. Hấp cách thủy duy 
trì ở nhiệt độ 
50 ­ 600C trong 1 ­ 2 giờ. Hấp trong 3 ngày liền:
­ Ngày đầu: diệt được những vi khuẩn yếu, làm yếu các vi khuẩn mạnh
­ Ngày hai: diệt tiếp các vi khuẩn yếu, làm yếu hẳn các vi khuẩn mạnh.
­ Ngày ba: diệt nốt các vi khuẩn còn lại.(diệt các bào tử của vi khuẩn)
Dung dịch đem khử khuẩn vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
II. KHỬ KHUẨN BẰNG LỌC
Áp dụng cho những dung dịch dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ. Phương pháp này  
cho phép loại bỏ  các chất có phân tử  lượng lớn, hay những vi khuẩn ra khỏi  
dung dịch bằng cách cho dung dịch chảy qua một chất xốp có tác dụng lọc. Với 
phương pháp siêu lọc có thể giữ lại được cả virut.
1. Lọc bằng màng lọc (đĩa lọc) :Màng lọc có nhiều loại, có thể  làm bằng 
amiăng hoặc bằng cellulose. Màng lọc là những khoanh tròn có hai mặt: một  
mặt nhẵn, một mặt sần. Mặt sần quay lên trên có tác dụng lọc.
Cấu tạo:
A: Phễu lọc
B: Màng lọc: Trên mặt sần gồm nhiều lỗ lọc nhỏ, đường kính là 0,5 ­ 1 m.
C: Doăng cao su: Đệm giữa phễu với miệng bình lọc.
D: Bình lọc.
E: Vòi hút chân không, nối với máy hút 
chân không.
Cách làm
­ Bước 1: Cho màng lọc vào phễu lọc 
(mặt sần quay lên trên)
­   Bước   2:   Lắp   phễu   vào   bình   chứa, 
doăng cao su có tác dụng làm khít miệng 
bình
90
­ Bước 3: Nối vòi hút chân không với máy hút
­ Bước 4: Đổ dịch lọc vào phễu
­ Bước 5: Bật máy hút chân không, không khí trong bình được hút ra, áp suất  
trong bình giảm xuống, dịch lọc thấm qua màng lọc xuống bình.
* Chú ý: Hiện nay thường áp dụng phương pháp lọc để khử khuẩn nước, tạo  
ra nguồn nước sạch ,dùng để uống ở những nơi công cộng.
2. Lọc bằng nến lọc:
Thường dùng nến lọc Săm bec lăng làm bằng bột sứ.
Mỗi bộ  có 13  ống đánh số  thứ  tự. Những  ống nến có lỗ  thủng kích thước  
khác nhau.
III. KHỬ KHUẨN BẰNG HOÁ HỌC:
1. Cồn:
Dùng khử  khuẩn khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, dùng cồn 700, nhưng 
không diệt được nha bào ( không dùng cồn 900   vì cồn bốc hơi nhanh không có 
tác dụng sát khuẩn)
2. Các hợp chất Halogen:
Cồn iod 2% ( trong cồn 700 ),dùng để sát khuẩn da , thời gian khử khuẩn  
15 ­20 phút
Cloramin B,T 5%
3. Các hợp chất clo: Thường dùng là Natrihypoclorid 1% dùng để khử khuẩn 
sàn nhà , tường
 Dùng Calci hypoclorid 30 ­35% để tẩy các chất thải nhiễm bẩn
4. Các thuốc nhuộm: Lugol đỏ,Tím gentian, Xanhmetylen…
5. Dung dịch kalidicromat (K2Cr2O7) 10 ­20 % dùng  khử  khuẩn  pipet, lam 
kính…
 Ngoài ra còn các hóa chất khác: Thủy ngânII clorua(Sublime)1g/l, phenol 5%.
  Hiện   nay   hay   dùng   viên   Presept   2,5g   pha   trong   5   lít   nước   (chứa   50% 
Natridicloro isocyanurat).để khử khuẩn
6. Formol: Vừa có tác dụng tiệt khuẩn, vừa có tác dụng cố định mẫu vật.
IV. KHỬ KHUẨN BẰNG LÝ HỌC.
1. Quay ly tâm:  Khi ly tâm một số  dung dịch với tốc độ  cao: như  dịch não  
tủy, nước tiểu, đờm…các chất có phân tử lớn và vi khuẩn sẽ lắng xuống dưới.

91
2. Khử khuẩn bằng tia cực tím: Tia cực tím có bước sóng ngắn, có tác dụng  
diệt khuẩn mạnh, dùng để  tiệt khuẩn không khí như phòng mổ, phòng pha chế 
thuốc, tủ cấy vi khuẩn.
 Cách sử dụng: Một mét khối cần 2 ­ 3 W trong thời gian 1 ­ 3 gi ờ. Đèn treo 
cách mặt đất 2 ­ 2,3 mét.

92
Cách tính số bóng đèn cần dùng cho một diện tích nhất định:
  W0 x V
N = 
     W
­N: Số bóng đèn cần dùng
­W0: Công suất cần thiết cho 1m3 không khí.
­V: Thể tích của phòng
­W: Công suất bóng đèn.
Ngoài ra người ta có thể  dùng máy siêu âm để  tiệt khuẩn. Cách làm này đòi 
hỏi cần kỹ thuật cao đắt tiền nên ít dùng.
  TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
    1. Trình bày các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt
2. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng lọc
3. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng hóa học
4. Trình bày phương pháp khử khuẩn bằng lý học
Phân biệt đúng sai các câu sau:
5. Dụng cụ kim loại có thể khử khuẩn bằng đốt
6. Sấy khô là cách tiệt khuẩn dùng cho mọi dụng cụ xét nghiệm
7. Đun sôi không diệt được vi khuẩn có nha bào.

93
HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.
GIỚI THIỆU: 
          Hệ SI là hệ thống đơn vị đo lường quốc tế qui định cho các nước phải 
tuân theo .Người kỹ thuật viên phải biết  nắm bắt một cách thông thạo để áp 
dụng cho việc báo cáo kết quả xét nghiệm một cách chính xác
MỤC TIÊU:
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Nêu được cấu trúc hệ đơn vị SI.
2. Trình bày được những ứng dụng của hệ SI trong lĩnh vực xét nghiệm.
3. Trình bày đúng các tiêu chuẩn hoá các báo cáo kết quả xét nghiệm.
 .NỘI DUNG:
I. ĐẠI CƯƠNG:
Năm 1948 Hội nghị toàn thể vầ trọng lượng và đo lường (CGPM) một tổ 
chức liên chính phủ chịu trách nhiệm về các đơn vị đo lường đã quyết định định  
nghĩa các đơn vị  dùng cho các khu vực khoa học khác nhau. Năm 1960 đã thiết  
lập danh mục các đơn vị gọi là hệ  thống đơn vị quốc tế, gọi tắt là hệ  thống SI  
(Syste'me International d' unite's). Tháng 5 ­ 1977 Hội nghị y học thế giới lần thứ 
30 đã quyết định sử dụng hệ thống SI trong y học. Hệ SI là dạng phát triển của 
hệ thống đo lường (hệ thống này đã được sử dụng từ năm 1901).
Hệ SI có 3 loại đơn vị:  ­ Đơn vị cơ sở.
­ Đơn vị dẫn xuất.
­ Đơn vị phụ.
Ngoài ra còn có một số tiếp đầu ngữ  cho phép ghép thành những bội số,  
ước số thập phân của những đơn vị sử dụng.
ở nhiều nước việc sử dụng đơn vị SI đã được đưa vào qui chế bắt buộc qua các  
nghị quyết, nghị định. Đó là sự cần thiết có một ngôn ngữ thống nhất chung cho 
mọi khu vực địa phương, quốc gia, quốc tế  xoá bỏ  sự  biểu thị  kết quả  không 
thống nhất  ở  các phòng xét nghiệm, việc biểu thị  đơn vị  mới ( đơn vị  lượng 
chất: mol) giúp hiểu rõ hơn mối liên quan sinh lý so với đơn vị  cũ (đơn vị  khối  
lượng:mg/l).
Ví dụ: trường hợp bình thường theo đơn vị  cũ thì nồng độ  albumin cao 
gấp 10000 lần so với Bilirubin (albumin = 4g% còn Bilirubin =0,4mg%: nhưng 

94
theo   đơn   vị   mới   thì   sự   chênh   lệch   chỉ   khác   nhau   gần   100   lần   (albumin=  
620 mol/lít còn Bilirubin=6,8 mol/lít). 
­Hệ SI chỉ áp dụng đối với những chất mà trọng lượng mol đã được biết 
rõ do đó nó không được áp dụng đối với các chất như: Protein và Polysaccarid  
tạp mà trọng lượng mol chưa được xác định.
­   Tất   cả   những   thành   phần   mà   nồng   độ   được   biểu   thị   bằng   trọng 
lượng( g­ mg/l) được chuyển thành mol­ mmol/lít…) Ví dụ: urê, glucose …
­ Các khí của máu: p CO2 , p O2 được biểu thị bằng Kpa (Kilo Pascal).
II. HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.
1. Tiếp đầu ngữ SI:Gồm bội số và ước số

Hệ số Tiếp đầu ngữ Ký hiệu

1018 Exa E

1015 Peta P

1012 Tera T

109 Giga G

106 Mega M

103 Kilo K

102 Hecto h

101 Deca da

10­1 Deci d

10­2 Centi c

10­3 Mili m

10­6 Micro

10­9 Nano n

10­12 Pico p

10­15 femto f

95
10­18 Atto a

2. Các đơn vị SI: Gồm
­ Các đơn vị SI cơ sở.
­ Các đơn vị SI dẫn xuất (tạo thành từ các đơn vị SI cơ sở).
­ Các đơn vị phụ.
Đơn vị SI cơ sở

Đại lượng Tên Ký hiệu

Độ dài Mét  M

Khối lượng Kilogam Kg

Thời gian Giây S

Cường độ dòng điện Ampe A

Nhiệt độ nhiệt động  Kelvin K
học

Cường độ ánh sáng Candela (nến) Cd

Lượng chất Mol Mol

Các đơn vị cơ sở đều được định nghĩa chính xác, ở đây nêu định nghĩa về mol:
Mol là"…lượng chất của một hệ thống chứa cùng một số những thực thế  
nguyên tố bằng số nguyên tử chứa 0,012 kilogam carbon 12. Khi sử dụng đơn vị 
mol cần ghi rõ tên thực thế nguyên tố. Những thực thế nguyên tố này có thể là 
những nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, những hạt hoặc những nhóm biệt hóa 
của những hạt đó".
Một số đơn vị SI dẫn xuất đơn giản

Đại lượng Tên Ký hiệu

Diện tích Mét vuông m2

Thể tích Mét khối m3

Vận tốc Mét cho giây m/s

96
Gia tốc Mét cho giây bình  m/s2
phương

Nồng độ Mol cho mét khối Mol/m3


(về lượng chất) Mol cho mét khối Kg/m3

Nồng độ Kilogam cho mét khối Kg/m3


(về khối lượng) Hoặc kg.m3

Một số đơn vị dẫn xuất có tên đặc biệt

Đại lượng Tên Ký hiệu Biểu thị bằng 


đơn vị khác

Tần số Hurzt Hz S­1

Lực Newton N m.kg.s­2

áp suất Pascal Pa N/m2(=kg.m­1.s­2)

Công (hoặc năng lượng,  Joul (jun) J Nm (=kg.m2.x­2)


hoặc lượng nhiệt)

Công suất, dòng năng  Watt (wat) W j/s (j.s­1)


lượng

Diện tích Coulomb C A.s

Điện thế Volt V W/A

Điện dung Farad F C/V

Điện trở Ohm V/A

Độ rọi Lux Lx m­2.cd.sr

Nhiệt độ Celsius OC K

Hoạt độ ion hóa Becquerel Bq s­1

Liều lượng hấp thụ Gray Gy j/kg

Đơn vị phụ:
* Đơn vị góc phẳng: radian (rad).
* Đơn vị góc khối: steradian (sr).
97
3. Đơn vị ngoài SI: Được sử dụng cùng với hệ thống đơn vị quốc tế

98
Đại lượng Đơn vị Ký hiệu Trị số tính bằng 
đơn vị SI

Thời gian Phút min 60 s


giờ h 3600 s
ngày d 86400 s

Góc phẳng Độ 0
/180 rad
Phút ' /10800 rad
Giây " /64800 rad

Thể tích lít l 1dm2 = 10­3m3

Khối lượng tấ n t 1000 kg

Những đơn vị ngoài SI được giữ tạm thời và có liên quan tới ngành Y tế

Tên Ký hiệu Trị số tính bằng đơn vị SI

Angstrôm (độ dài) A0 10­10m (0,1 nm)
Bar (áp suất) bar 100.000 Pa (0,1 Mpa)
Khí quyển (áp suất bình  atm 101.325 Pa
thường) Ci 3,7 x 10­10Bq (= 3,7 x 10­10s­
Curia (hoạt lực ion hoá) R
1
)
Rontgen (điện tích) rad, rd 2,58 x 10­4C/kg
Rad (năng lượng hấp thu) 10­2 j/kg

(Ký hiệu x = nhân, / = chia)
4. Những đơn vị được sử dụng trong hoá sinh lâm sàng
4.1. Những đơn vị thường dùng
Khối lượng: (unité de masse)
Kilogam(kg) : Khối lượng nước ở 40C
Gam (g) : 0,001 kg (10­3 kg)
Miligam(mg) : 0,001 g (10­3 g)
Microgram ( g) : 0,000.001 g (10­6 g)
99
Nanogam (ng) : 0,000.000.001 g (10­9j/kg)
Lượng chất: (quantilé de substance)
Mol (mol) : Chứa 6 x 1023 thực thể hoá học
(Nguyên tử, phân tử, ion)
Milimol(mmmol) : 0,001 mol (10­3 mol)
Micromol ( mol) : 0,000.001 mol (10­6 mol)
Nanôml(nmol) : 0,000.000.001 mol (10­9 mol)
Thể tích: (volume)
Mét khối (m3)
Lít (l hoặc L ) : 0,001 m3 (10­3m3) = 1 dm3
Mililít (ml, mL) : 0,001 L (10­3L) = 1 cm3
Microlít ( l,  L) : 0,000.001 L (10­6 L) = 1 mm3
Thời gian:
Giây (s)
Phút (min) : 60s
Giờ (h) : 60 mim = 3.600s
Ngày (d) : 24h = 86.400s
4.2. Nguyên tử lượng, phân tử lượng, mol

Nguyên tử lượng (A) của một số nguyên tố thường gặp

Nguyên tố Ký hiệu A Nguyên tố Ký hiệu A

Nhôm Al 26,981 Iod I 126,904

Bạc Ag 107,870 Kali K 39,102

Asen As 74,921 Liti Li 6,939

Vàng Au 196,967 Magnê Mg 24,312

Bari Ba 137,340 Mangan Mn 54,938

Brom Br 9,909 molypden Mo 95

Cadmi Cd 112,400 Nitơ N 14,007

Calci Ca 40,080 Natri Na 22,989


100
Carbon C 12,001 Niken Ni 58,710

Cesi Ce 140,120 Oxy O 15,999

Clo Cl 35,453 Phospho p 30,973

Crom Cr 51,996 Platin Pt 195,090

Coban Co 58,933 Chì Pb 207,190

Đồng Cu 63,540 Lưu huỳnh S 32,064

Sắt Fe 55,847 Urani U 238,030

Flo F 18,998 Tungsten W 183,850

Hydro H 1,008 Kẽm Zn 65,370

1 mol của ion Natri Na+ = 23g (ion ­ gam)
1 mol của glucose C6H12O6:
C6 (12,011 * 6) = 72,066
H12 (1,008 * 12) = 12,086
O6 (15,99 * 6) = 95,994

Phân tử lượng M = 180,156 = 180,16


= 180
1 mol (phân tử gam) glucose   = 180 g
4.3. Đơn vị  nồng độ:
Nồng độ khối lượng (concentration massique) và nồng độ lượng chất 
(concentration  en quantité de matiere)

 Nồng độ khối lượng và nồng độ lượng chất
Nồng độ khối lượng Nồng độ lượng chất
Gam/lit g/l Mol/lit mol/l
Miligam/lit mg/l Milimol/lit mmol/l
Microgam/lit g/l Micromol/lit mol/l
Nanogam/lit ng/l Nanomol/lit nmol/l
101
Chuyển đổi các đơn vị nồng độ:

  Nồng độ khối lượng     Nồng độ 
lượng chất  X (g/l) x 1/(Ahoặc M)         Y mol/L

  Nồng độ lượng chất                         Nồng độ khối 
lượng

VD1: Glucose ­ huyết 1g/L
    1/180 = 0,00555 mol/l = 5,55 mmol/L
VD 2: Cali ­ huyết 2,5 mmol/L (= 0,0025 mol/L):
0,0025 x 40 = 0,100 g/L = 100 mg/L
* Định lượng và mili đương lượng
Đương lượng (Eq = équivalent)
                                  1 mol
1 Eq = 
Điện tích ion

Mili đương lượng (mili équivalent):
                                1 mmol
1 mEq = 
      điện tích ion
VD 3:

Ion Diện tích ion 1 mol chứa 1 meq chứa

Na+            23 + 1 23 mg 23 mg


K+              39 + 1 39 mg 39 mg
Ca2+          (40) + 2 40 mg 20 mg
Mg2+         (24) + 2 24 mg 12 mg

Chuyển đổi giữa nồng độ lượng chất và nồng độ mili đương lượng
    Nồng độ mmol/l                          Nồng độ mEq/l 
     X x điện tích                                    Y mEq/l

102
     Nồng độ mEq/l                               Nồng độ mmol/l
       X/ điện tích                                       Y mmol/l                

VD 4: * Cali ­ huyết  = 4,5 mEq/l
4,5/2 = 2,25 mmol/l
* Natri ­ huyết = 135 mmol/l
135 x 1 = 135 mEq/l
4.4 Đơn vị lưu lượng:
Lưu   lượng   là   lượng   chất   thải   ra   trong   một   đơn   vị   thời   gian   mmol/s. 
mol/s. nmol/s hoặc d (thí dụ lượng urê thải ra nước tiểu 24 giờ).
Độ  thanh thải (clearance) là thể  tích huyết tương cần cho thận thải hết  
một chất nhất định trong một thời gian nhất định.

Đơn vị cũ: ml/min
Đơn vị mới: ml/s.
Chuyển đổi:
                      x 0,01667
X ml/min                            Y ml/s
                         60 x

VD 5:  ­ Độ thanh thải của creatinin  = 132 ml/min


 Hay 132 ml x 0,016667  =  2,2 ml/s
­ Độ thanh thải của creatinin  = 1,2 ml/s
hay 1,2 ml x 60  = 72 ml/min
4.5. Đơn vị  enzym:
Đơn vị cũ đơn vị quốc tế (ký hiệu : U) là lượng enzym xúc tác sự  biến 
đổi 1 micromol có chất trong 1 phút ở những điều kiện nhất định.
1 U = 1  mol/min
Đơn vị mới: Katal (ký hiệu : kat) là lượng enzym xúc tác sự biến đổi 1  
mol có chất trong 1 giấy ở những điều kiên nhất định.
1 kat  = 1 mol/s

103
Đơn vị dùng trong thực tế: microkatal ( kat = 10­6 kat) và  (nkat = 10­9 kat)
Chuyển đổi:                              x 16,67 
                         X U/L                             Y nkat/L      
                                                 0,06 x 
Sự chuyển đổi chỉ có giá trị đối với cùng 1 phương pháp thực hiện ở cùng 
những điều kiện (đặc biệt là nhiệt độ). Thí dụ phophatasz huyết thanh (phương 
pháp dùng para nitrophenol ở 37+0+C = 50 U/l hay 833,5 nanokat/l = 50 x 16,67)
4.6. Đơn vị áp suất:
Đơn vị pascal (Pa) thay cho milimet thuỷ ngân (mm Hg)
Thường dùng kilopascal (kPa)
                     x 7,502
  X kPa                                 Y mm Hg
                    0,1333 x           

VD 6: áp suất riêng phần của carbon dioxid (CO2) ­ huyết tương bằng 40 mm Hg
             hay 40 x 0,1333 = 5,332  k Pa
4.7. Đơn vị thẩm thấu:
Osmol (osM). Dung dịch có nồng độ  1 os M là dung dịch có áp suất thẩm 
thấu 22,4 atmophe. Thường dùng miliosmal (mosM) bằng 1/1. 000 osM.
Nồng độ  thẩm thấu  (osmolarité, osmolarity), hay thẩm độ  là nồng độ 
molal là nồng độ tính theo osM theo osM trong 1 kg nước.
III.TRÌNH BÀY VÀ BIỂU THỊ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:
1. Yêu cầu: 4 điểm theo qui định quốc tế:
Tên hay chữ  viết tắt của hệ  thống (hay nguyên liệu hay môi trường)  
được phân tích.
VD: Máu, huyết thanh, nước tiểu..
Tên của thành phần được định lượng:
VD: urê, glucose...
Trị  số  theo đơn vị  được chọn (ưu tiên dùng các đơn vị  của hệ  thống  
quốc tế)
Khoảng hay trị số đối chiếu.
Chữ viết tắt của các hệ thống và định tính của hệ thống.

104
Chữ viết  Pháp Hệ thống  Việt Chữ viết tắt 
tắt Anh tiếng Việt

Erc Erythrocyte (s) Erthrocyte (s) Hồng cầu HC

F Feces Feces Phân P

LCR Liquide  SF:Spinal  Dịch não tuỷ DNT


cephalorachildren fluid

Lkc Leucocyte (s) Leukocyte (s) Bạch cầu BC

P Plasma Plasma Huyết  ht


tương

S Serum Serum Huyết thanh HT

Sg Sang B: blood Máu, huyết M, H

U Urine Urine Nước   tiểu,  NT, N


niệu

Định tính của hệ thống (đặt ở đầu chữ)

a Arteriel Arterial Động mạch ĐM

c Capillaire Capillary Mao mạch MM

d, j Par jour par 24  Day 1ngày 24h


heures

h par heure d'une  Hour 1 giờ 1h


heure

j A jeun f: fasting Đói đ

v Veineux Venous Tĩnh  mạch T

Phối hợp các chữ viết tắt

VD:  aSg: sang ateriel ­ arterial blood ­ Máu động mạch : MĐM
jPt: patient à jeun ­ fasting patient ­ fPt: Bệnh nhân lúc đói: BNđ

105
(jPt).P : pasma du patient à jeun ­ pasma of fasting patient ­ Huyết  
tương của bệnh nhân lúc đói: ht (Bnđ)
Kết quả xét nghiệm được trình bày như sau (Âu, Mỹ):
1. Tên hệ thống hoặc chữ viết tắt.
2. Một gạch ngang.
3. Tên thành phần phân tích (không viết tắt) với chữ đầu viết hoa.
4. Một dấu phẩy (,)
5. Tên đại lượng đo lường (chữ  đầu không viết hoa), hoặc chữ  viết tắt  
của nó.
Ams = amount of substance =  lượng chất = LC
massc = mass concentration =  Nồng độ khối lượng  = NĐKL
molal = molality = nồng độ mol  = NĐM
substc= substance concentration = nồng độ lượng chất = NĐLC
6. Dấu bằng (=)
7. Trị số (kèm tên đơn vị sử dụng).
Cách viết của Việt Nam (đề nghị ): theo thứ tự sau: 3, 2 ,1, 4, 5, 6, 7
VD1. (jPt) P­ glucose, substc = 4,9 mmol/l (pháp)
Glucose ht (BNđ), NĐLC=  4,9 mmol/l (Việt Nam)
VD2. S ­ Proteine, massc = 75 g/l (Pháp)
Protein ­ HT, NĐKL = 75 g/l (Việt Nam)
VD3. JU­glucose, ams = 13,8mmol
Glucose­NT24, LC = 13,8 mmol

TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày các tiếp đầu ngữ của hệ SI.
2. Trình bày các đơng vị cơ sở và các đơn vị dẫn xuất đơn giản.
3. Trình bày các đơngvị thường dùng trong hoá sinh lâm sàng.
4. Viết công thức chuyển đổi giữa các đơn vị
.5. Trình bày trình tự cách biểu thị các kết quả xét nghiệm.
:Phân biệt đúng sai các câu sau:

106
6. Một ngày bằng 86000S.
7. Chữ viết tắt của hồng cầu là erc.
8. Huyết tương được gọi là Plasma.
9. Nước tiểu có tên là URine.
10. 1mmHg= 0,113 Kpa.
11. 1lít= 1dm3.
12. Nồng độ lượng chất có tên là: Subtance Concentration.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:
1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978
2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực ­ Vụ khoa học và Đào  
tạo Bộ Y tế, 1991.
3. Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng ­ Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên  
Bệnh viện Bạch mai, 2001

THỰC HÀNH TỐT 

TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ

Mục tiêu:

1. Nêu được các yêu cầu chung thực hành tốt trong phòng xét nghiệm.
2. Nêu được các giai đoạn để thực hành tốt trong phòng xét nghiệm.

Nội dung:

1. GIỚI THIỆU
Phòng xét nghiệm y tế (medical laboratory/clinical laboratory) là nơi thực 
hiện các xét nghiệm về sinh học, vi khuẩn, vi rút, miễn dịch, hoá học, huyết 
học, miễn dịch huyết học, sinh lý học, tế bào học và bệnh học. Ngoài ra, phòng 
xét nghiệm y tế còn có thể là nơi thực hiện những xét nghiệm khác liên quan 
với bệnh phẩm từ người, cho mục đích cung cấp những thông tin về chẩn đoán, 
phòng và điều trị bệnh hoặc đánh giá tình trạng sức khoẻ của người. Mặt khác, 

107
phòng xét nghiệm y tế còn có thể hỗ trợ để điều tra về tình hình về bệnh và 
những định hướng điều tra thích hợp khác tiếp theo.
Do vậy, các yêu cầu về an toàn trong phòng xét nghiệm, kỹ năng thực 
hành của nhân viên y tế, trang thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc, kiểm tra 
định kỳ độ chính xác của dụng cụ và trang thiết bị sử dụng trong phòng xét 
nghiệm; quy định sử dụng sinh phẩm, hoá chất, động vật phòng xét nghiệm, xử 
lý rác thải y tế là những vấn đề cần được thực hiện theo đúng quy trình. Hơn 
thế nữa, để hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xẩy ra trong quá trình 
xét nghiệm, cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành tốt trong phòng xét nghiệm 
với ba giai đoạn của xét nghiệm là: (1) giai đoạn trước xét nghiệm; (2) giai đoạn 
xét nghiệm; (3) giai đoạn sau xét nghiệm. 
2. CÁC YÊU CẦU CHUNG ĐỂ THỰC HÀNH TỐT TRONG PHÒNG XÉT 
NGHIỆM.
2.1. Yêu cầu về an toàn sinh học
Nhân viên phòng xét nghệm cần được đào tạo về an toàn toàn sinh học, 
nắm vững được bảng phân loại các tác nhân sinh học. Hiểu rõ được mức độ 
nguy hiểm về khía cạnh an toàn sinh học, liên quan đến tác nhân gây bệnh trong 
các giai đoạn thực hiện của quá trình xét nghiệm.
2.2. Yêu cầu về kỹ năng thực hành của nhân viên phòng xét nghiệm
Nhân viên phòng xét nghiệm được đào tạo về kỹ thuật chuyên môn, cũng 
như kiến thức cần thiết khác liên quan đến việc sử dụng dụng cụ, trang thiết bị 
phòng xét nghệm để có thể làm chủ được dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình 
thực hiện xét nghiệm. Mặt khác, nhân viên phòng xét nghiệm cần được đào tạo 
để có kiến thức về các quy định đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm và quản 
lý chất lượng phòng xét nghiệm. Trên cơ này, nhân viên phòng xét nghiệm có 
thể hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ được giao trong phòng xét nghiệm để hoàn 
thành nhiệm vụ.
2.3. Các yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc
Để phòng vệ cho người thực hiện xét nghiệm cũng như cho cộng đồng, 
cần phải có trang thiết bị bảo hộ cho người làm xét nghiệm phù hợp đối với 
từng loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Ngoài ra, cũng cần có trang thiết bị bảo 
hộ để tránh các tai nạn có thể xẩy ra trong quá trình làm việc.
2.4. Kiểm tra định kỳ độ chính xác của dụng cụ, trang thiết bị sử dụng 
trong phòng xét nghiệm
Để có kết quả xét nghiệm chính xác, kỹ năng của người làm công tác xét 
nghiệm đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong 
phòng xét nghiệm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của kết quả xét 
nghiệm. Sau một thời gian sử dụng, sự sai lệch của một số dụng cụ, trang thiết 
bị sử dụng trong phòng xét nghiệm có thể xẩy ra. Do vậy, việc kiểm tra định kỳ 
108
độ chính xác của dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm cần 
được thực hiện, ví dụ như việc kiểm tra định kỳ độ chính xác của pipet bán tự 
dộng, cân phân tích...
2.5. Các quy định về sử dụng sinh phẩm, hoá chất, động vật dùng trong 
phòng xét nghiệm.
Khi thực hiện xét nghiệm liên quan đến sinh phẩm,hoá chất, người là xét 
nghiệm cần sử dụng sinh phẩm và hoá chất theo đúng hướng dẫn của nhà sản 
xuất, không sử dụng lẫn lộn sinh phẩm, hoá chất của bộ sinh phẩm này lẫn với 
sinh phẩm và hoá chất của bộ sinh phẩm khác. 
Động vật sử dụng để thực nghiệm trong phòng xét nghiệm phải là những 
động vật khoẻ mạnh, có xuất xứ rõ ràng về nguồn gốc, có nơi nuôi động vật 
xét nghiệm riêng biệt, đảm bảo các chất thải của động vật sử dụng làm thực 
nghiệm được xử lý đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh.
2.6. Các quy định về xử lý rác thải y tế
Rác thải y tế bao gồm mẫu bệnh phẩm loại bỏ trong quá trình xét 
nghiệm, chất thải trong quá trình xét nghiệm cần được phân loại và xử lý theo 
đúng quy định về an toàn sinh học để tránh lây lan trong phòng xét nghiệm và 
làm ô nhiễm trong cộng dồng. 
3. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỂ THỰC HÀNH TỐT TRONG PHÒNG XÉT 
NGHIỆM.
3.1. Giai đoạn trước xét nghiệm
3.1.1. Các yêu cầu của giai đoạn trước xét nghiệm
Người làm xét nghiệm cần kiểm tra phiếu yêu cầu xét nghiệm về  các 
thông tin liên quan đến bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm; Nhập sổ nhận mẫu và 
ghi  nhận các  thông tin về  cách  thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh  
phẩm. 
3.1.2. Quá trình cần thực hiện trước xét nghiệm 
3.1.2.1. Thông tin cho người yêu cầu xét nghiệm
Thông tin cho người yêu cầu xét nghiệm bao gồm: Tên thường dùng và địa  
chỉ của phòng xét nghiệm; Các thành viên chủ chốt của đơn vị chịu trách nhiệm;  
Địa   chỉ   của   phòng   xét   nghiệm;   Thời   gian   làm   việc   của   phòng   xét   nghiệm;  
Hướng dẫn về việc vận chuyển mẫu, bao gồm cả việc đóng gói với mẫu bệnh  
phẩm đặc biệt; Có thể có tư vấn và giải thích về lâm sàng; Các giới hạn về mặt 
thời gian trả lời kết quả xét nghiệm và các yêu cầu xét nghiệm bổ sung.
3.1.2.2. Phiếu yêu cầu xét nghiệm
Phiếu yêu cầu xét nghiệm được thiết kế  chính xác và được điền đầy đủ 
các thông tin cần thiết để giúp cho các chuyên viên xét nghiệm có thể hoàn thành 

109
nhiệm vụ  một cách thuận lợi. Các thông tin cần thiết bao gồm: Thông tin cá 
nhân và nơi  ở  của bệnh nhân; Thời gian lấy mẫu; Loại mẫu và vị  trí lấy mẫu 
trong cơ thế; Yêu cầu xét nghiệm; Thời gian phòng xét nghiệm tiếp nhận mẫu; 
Các thông tin lâm sàng liên quan; Nơi kết quả xét nghiệm được gửi tới...
3.1.2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Chuẩn bị bệnh nhân, lấy mẫu và bảo quản mẫu một cách phù hợp là điều  
kiện cần thiết để  thu được những kết quả  xét nghiệm có giá trị. Phòng xét  
nghiệm cần thực hiện các quy định về  lấy mẫu và bảo quản mẫu, bao gồm:  
Việc hoàn thành phiếu yêu cầu và khẳng định các thông tin về  bệnh nhân; Việc  
đánh dấu mẫu chính xác hay không? Kiểm tra xem bệnh nhân đã được chuẩn bị 
đúng hay không? Xác định chắc chắn rằng đã lấy mẫu xét nghiệm một cách 
chính xác; Hạn chế  các nguy cơ  làm biến đổi mẫu trong quá trình lấy mẫu và 
bảo quản mẫu; Xử  lý an toàn các dụng cụ  đã được sử  dụng để  lấy mẫu; Các 
mẫu bệnh phẩm nguy hiểm phải được đánh dấu xác nhận rõ ràng và được tiến 
hành xét nghiệm cũng như xử lý chính xác; Các mẫu bị đổ hoặc các dụng cụ vỡ 
phải được xử lý an toàn; Hạn chế những nguy cơ có thể xẩy ra để đảm bảo an 
toàn cho người lấy mẫu, người vận chuyển mẫu, cho cộng đồng nói chung và 
cho phòng xét nghiệm tiếp nhận mẫu nói riêng.
3.1.2.4. Vận chuyển mẫu xét nghiệm
Hệ thống vận chuyển mẫu xét nghiệm cần đảm bảo chính xác về mặt thời  
gian, vị  trí tiếp nhận mẫu và hạn chế  tối đa những rủi ro đối với phòng xét  
nghiệm và cả cộng đồng. 
Các quy định về  vận chuyển mẫu xét nghiệm phải phù hợp với các luật lệ 
đã đề ra và đặc biệt tuân thủ theo quy chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.
3.1.2.5. Nhận mẫu
Cần thu thập mẫu bệnh phẩm một cách hiệu quả và an toàn để xét nghiệm  
có thể thực hiện đúng. Do vậy, cần có quy trình nhận mẫu bệnh phẩm bao gồm  
các bước sau: Xác định mẫu bệnh phẩm có  liên quan đến yêu cầu xét nghiệm; 
Ghi vào sổ phiếu yêu cầu và các thông tin về mẫu bệnh phẩm; Ghi ngày và thời 
gian nhận; Quy định về xử lý các mẫu bệnh phẩm cấp thiết. Trong trường hợp  
loại bỏ mẫu bệnh phẩm không xét nghiệm, cần đưa ra các tiêu chuẩn loại bỏ,  
ghi chép lại các mẫu bệnh phẩm đã loại bỏ.
3.2. Giai đoạn xét nghiệm
3.2.1. Các yêu cầu cho giai đoạn xét nghiệm
Phòng xét nghiệm cần đảm bảo thực hiện xét nghiệm theo quy trình chuẩn  
thức phù hợp, nhằm đạt được kết quả  với độ  chính xác cao, đáp  ứng yêu cầu 
xét nghiệm.  Quy trình thực hiện xét nghiệm phải có tính chuẩn thức, được công 
nhận và được cập nhật. Các quy trình phải được viết bằng ngôn ngữ  dễ  hiểu  
đối với nhân viên, theo mẫu quy định và luôn được để sẵn trên bàn làm việc để 

110
tiện tham khảo. Phòng xét nghiệm cần có danh sách các quy trình đang sử dụng, 
bao gồm yêu cầu mẫu bệnh phẩm ban đầu sử  dụng để  xét nghiệm và các yêu 
cầu khác đối với nơi yêu cầu xét nghiệm, các thông tin cần thiết để tham khảo. 
Phòng xét nghiệm phải xây dựng kế hoạch và quy trình định kỳ rà soát, chỉnh 
sửa thay đổi, bổ  sung nếu cần để  ngày càng hoàn thiện các quy trình kỹ  thuật  
đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Các quy trình xét nghiệm phải được quản lý  
theo quy định chung của hệ thống quản lý hồ sơ.
3.2.2. Quá trình thực hiện giai đoạn xét nghiệm
Việc lựa chọn các quy trình xét nghiệm cần rõ ràng, thích hợp và được đánh  
giá thường xuyên bởi các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn bao gồm: Các 
quy trình lấy mẫu bệnh phẩm cần đạt yêu cầu để xét nghiệm và sự  chấp nhận 
việc lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh; Các quy trình xét nghiệm trước khi 
đưa vào sử dụng, cần được ghi chép lại các phương pháp đã sử dụng và kết quả 
đạt được; Khi thay đổi quy trình dẫn đến kết quả thu được có thể thay đổi, cần  
giải thích trước khi đưa quy trình vào sử dụng.
3.2.3. Bảo đảm chất lượng xét nghiệm
Phòng xét nghiệm cần bảo đảm chất lượng xét nghiệm bằng cách thực hiện 
xét nghiệm trong một điều kiện được kiểm soát, bao gồm: Việc triển khai các 
quy trình tiền xét nghiệm một cách thích hợp; Các điều kiện về  môi trường,  
thiết bị, vật liệu và hệ  thống thông tin, sử  dụng các quy trình đã được chấp  
nhận; Có sử dụng nội kiểm tra chất lượng để xác định những vấn đề  sai sót có  
thể  xẩy ra; Kiểm soát tính phù hợp của kết quả; Có tham gia các hệ  thống 
ngoại kiểm tra để duy trì và củng cố chất lượng xét nghiệm và có quy trình nội  
kiểm tra chất lượng cho tất cả  xét nghiệm đã được đánh giá đạt được chất  
lượng như yêu cầu. 
3.3. Giai đoạn sau xét nghiệm
3.3.1. Yêu cầu của giai đoạn sau xét nghiệm
Sau khi đã hoàn thành xét nghiệm, việc đánh giá và ghi nhận kết quả, gửi trả 
kết quả  đến nơi yêu cầu xét nghiệm cần tránh sai sót và chậm trễ, gây tổn hại 
đến uy tín của phòng xét nghiệm. Trả lời kết quả xét nghiệm cần đảm bảo đủ 
thông tin và được lưu trữ   ở phòng xét nghiệm để  tiện tham khảo hoặc tra cứu  
khi cần thiết. 
3.3.2. Thực hiện báo cáo kết quả của giai đoạn sau xét nghiệm
Mục tiêu của phòng xét nghiệm là ghi nhận kết quả xét nghiệm vào phiếu 
trả lời kết quả xét nghiệm chính xác và đúng thời gian theo thời hạn đã xác định 
để  bảo đảm hiệu quả  của phòng xét nghiệm đối với nơi yêu cầu xét nghiệm. 
Việc trả lời kết quả có thể bằng phiếu trả lời kết quả; Trả lời qua diện thoại.
3.3.2.1. Báo cáo bằng văn bản

111
Phương   pháp   cơ   bản   để   chuyển   giao   kết   quả   cho   người   yêu   cầu   xét 
nghiệm là viết phiếu trả lời kết quả. Phiếu trả lời kết quả phải rõ ràng, không 
mập mờ, chứa đựng đầy đủ  các thông tin để  người yêu cầu xét nghiệm có thể 
hiểu được kết quả xét nghiệm. Phiếu trả lời kết quả cần đưa các thông tin sau 
như: Tên phòng xét nghiệm; Thông tin về bệnh nhân; Tên cơ sở (người) yêu cầu 
xét nghiệm/hoặc địa chỉ  để  gửi phiếu trả  lời kết quả;   Loại mẫu bệnh phẩm, 
ngày và giờ thu thập mẫu bệnh phẩm;  Thời gian và ngày viết phiếu trả lời kết  
quả; Kết quả, bao gồm nguyên nhân không xét nghiệm (nếu có).
3.3.2.2. Báo cáo qua điện thoại
Phòng xét nghiệm thường được yêu cầu thông báo kết quả qua điện thoại  
cho người yêu cầu xét nghiệm. Phương pháp này cần được thực hiện rõ ràng 
nhằm giảm thiểu nguy cơ sai sót. Nếu trả  lời kết quả  qua điện thoại, cần ghi 
chép lại các thông tin sau: Tình huống thông báo kết quả; Giới thiệu tên người  
thông báo kết quả; Tên người cần nhận kết quả; Cách xác định bệnh nhân giữa 
người thông báo và người nhận kết quả; Có bằng chứng khẳng định kết quả đã 
được thông báo cho đúng người, đúng nơi,
3.3.2.3. Thay đổi phiếu trả lời kết quả
Việc   thay   đổi   phiểu   trả   lời   kết   quả   được   yêu   cầu   đối   với   phòng   xét 
nghiệm để  thực hiện khi cần thiết. Tuy nhiên, cần tuân thủ  các bước sau: Có 
tiêu chuẩn để thực hiện việc thay đổi phiếu trả  lời kết quả; Có nhân viên chịu 
trách nhiệm thực hiện thay đổi phiếu trả lời kết quả; Thông báo cho người yêu 
cầu xét nghiệm biết về sự thay đổi phiếu trả lời kết quả; Ghi chép lại việc thay  
đổi phiếu trả lời kết quả; Nguyên nhân cần thay đổi.
3.3.3. Tư vấn lâm sàng và giải nghĩa
Việc giải nghĩa kết quả xét nghiệm phải đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu 
của người yêu cầu xét nghiệm. Giải nghĩa ghi trên phiếu kết quả  cần rõ ràng, 
súc tích và không mập mờ. Chỉ những người đã được đào tạo và có thẩm quyền 
mới được tư  vấn lâm sàng và đưa ra những nhận xét giải nghĩa kết quả  xét 
nghiệm.

112
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
Mục tiêu:
1. Nêu được một số nguyên tắc chung về an toàn sinh học trong phòng xét 
nghiệm.
2. Nêu được các yên cầu về an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
Nội dung:

1.  GIỚI THIỆU
An toàn sinh học (ATSH) phòng xét nghiệm (PXN): Là thuật ngữ được sử 
dụng để mô tả những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn ngừa 
những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát tác nhân gây bệnh  
(TNGB) và độc tố.
Người làm việc trong PXN luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm tác 
nhân gây bệnh. Trên thế giới, rất nhiều trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm liên 
quan đến việc không đảm bảo an toàn sinh học trong PXN đã được ghi nhận. 
Tại Việt Nam, để  từng bước đảm bảo an toàn sinh học PXN, Bộ  Y tế  đã 
thành lập Ban Tư  vấn an toàn sinh học bao gồm các thành viên từ  Bộ  Y tế  và 
các Bộ liên quan (Quyết định Số 2912/QĐ­BYT ngày 4/8/2006).  An toàn sinh 
học PXN cũng đã được quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Phòng chống 
các bệnh truyền nhiễm (số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007). Các văn 
bản dưới luật cũng đang được xây dựng để đưa vào thực  hiện. Tài liệu “Chuẩn 
quốc gia về trung tâm y tế  dự phòng tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương” đã 
quy định các các tiêu chuẩn liên quan đến PXN, trong đó có các tiêu chuẩn về an  
toàn sinh học phòng xét nghiệm. Bài viết này nhằm giúp các cán bộ quản lý của 
các Trung tâm Y tế  dự phòng có được một số  thông tin cơ  bản về an toàn sinh  
học để lập kế hoạch đáp ứng các yêu cầu đạt chuẩn quốc gia. Các hướng dẫn 
chi tiết sẽ  được đề  cập trong khóa huấn luyện về  an toàn sinh học. Khoa An 
toàn sinh học, Viện Vệ  sinh dịch tễ Trung  ương luôn sẵn sàng hỗ  trợ  kỹ  thuật  
cho các Trung tâm về vấn đề này. 
2.  MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ AN TOÀN SINH HỌC 
2.1. Phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ
Việc  phân loại các vi sinh vật  gây bệnh  theo nhóm nguy cơ  dựa vào các 
yếu tố sau:
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật.
Phương thức lan truyền bệnh và yếu tố vật chủ. Những yếu tố này có thể 
bị ảnh hưởng bởi tính miễn dịch hiện có của cộng đồng trong vùng, mật 

113
độ và sự di chuyển của các quần thể vật chủ, sự hiện diện của các trung  
gian truyền bệnh thích hợp và tiêu chuẩn của vệ sinh môi trường.
Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả  như  tiêm vắc xin (miễn dịch chủ 
động) hoặc sử dụng huyết thanh (miễn dịch thụ động), các biện pháp vệ 
sinh như vệ  sinh nước uống và thức ăn, kiểm soát nguồn động vật hoặc 
côn trùng.
Các biện pháp điều trị hiệu quả như miễn dịch thụ động, miễn dịch chủ 
động sau khi phơi nhiễm và sử  dụng thuốc kháng sinh, kháng vi rút hay 
hóa trị  liệu, cần quan tâm đến khả  năng xuất hiện các chủng vi sinh vật 
kháng thuốc.
Dựa theo các đặc điểm trên, các loại vi sinh vật gây bệnh được chia thành 4  
nhóm nguy cơ:
Nhóm nguy cơ  1 (không có hoặc nguy cơ  lây nhiễm cá thể  và cộng đồng  
thấp): Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động  
vật. Ví dụ: Bacillus subtilis, Naegleria gruberi...
Nhóm nguy cơ 2 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây  
nhiễm cho cộng đồng):  Tác nhân gây bệnh có khả  năng gây bệnh cho người  
hoặc động vật, nhưng không trở  thành mối nguy hiểm lớn đối với cán bộ  xét  
nghiệm  (CBXN), cộng  đồng, vật nuôi hay môi trường.  Có  phương  pháp dự 
phòng và điều trị  hiệu quả. Khả  năng lây truyền trong cộng đồng thấp.  Ví dụ: 
Vi rút Viêm gan B, vi khuẩn tả, vi rút cúm A/H1N1... 
Nhóm nguy cơ 3 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho  
cộng đồng thấp): TNGB thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy  
nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể 
khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Vi khuẩn than, vi 
rút cúm A/H5N1, vi rút SARS... 
Nhóm nguy cơ 4 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao): TNGB 
thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể 
này sang cá thể  khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện pháp 
điều trị  và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Vi rút Ebola, vi rút Marburg, vi rút 
Congo­Crimean hemorrhagic...
2.2. Đánh giá nguy cơ vi sinh vật
Vấn đề cốt lõi của thực hành an toàn sinh học là việc đánh giá nguy cơ của  
vi sinh vật. Người tiến hành đánh giá nguy cơ  cần có hiểu biết đầy đủ  về 
những đặc điểm riêng của loại vi sinh vật được xét nghiệm, thiết bị, thường  
quy được sử dụng, các thiết bị lưu giữ cũng như cơ  sở  vật chất sẵn có. Người  
phụ  trách phòng xét nghiệm hoặc người phụ  trách an toàn sinh học có trách  
nhiệm đảm bảo việc đánh giá mức độ  nguy hiểm một cách đầy đủ  và kịp thời  
để   đảm   bảo   những   thiết   bị   và  phương   tiện   phù   hợp   phục   vụ   công   tác  xét 
114
nghiệm. Việc đánh giá nguy cơ cần được tiến hành định kỳ và bổ  sung khi cần 
thiết để có thể  xác định được cấp độ  an toàn sinh học phù hợp, lựa chọn trang  
thiết bị  cần thiết, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân đúng, xây dựng thường quy 
chuẩn kết hợp với những biện pháp an toàn khác nhằm bảo đảm độ an toàn cao  
nhất trong công việc.
2.3. Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm
Việc xác định một cấp độ  ATSH cho một PXN cần quan tâm đến loại vi 
sinh vật được xét nghiệm, thiết bị sẵn có cũng như các tiêu chuẩn thực hành và 
các quy trình cần thiết để tiến hành công việc trong PXN một cách an toàn. Mối 
liên quan giữa nhóm nguy cơ  vi sinh vật và cấp độ  ATSH của PXN được thể 
hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH  
của PXN

Cơ cở vật chất/ 
Nhóm  Cấp độ  Tiêu chuẩn thực 
Áp dụng trang thiết bị 
nguy cơ ATSH hành 
ATSH

1 Cấp 1  Nghiên  Kỹ  thuật vi sinh tốt  Không   có   gì   yêu 


(BSL1) cứu   và  (GMT) cầu gì đặc biệt, bàn 
giảng dạy  làm   xét   nghiệm 
cơ bản thông thường

2 Cấp 2  Dịch   vụ  GMT   và   sử   dụng  Bàn xét nghiệm; tủ 


(BSL2) chăm   sóc  quần áo bảo hộ, có  ATSH   khi   thực 
sức   khoẻ  các   biển   báo   nguy  hiện xét nghiệm có 
ban   đầu;  hiểm sinh học nguy   cơ   tạo   khí 
cơ   sở  dung
chẩn 
đoán; 
nghiên 
cứu

3 Cấp 3  Dịch   vụ  Như  cấp độ  2 và sử  Tủ   ATSH   và/hoặc 


(BSL3) chẩn  đoán  dụng   thêm áo quần  dụng   cụ   cơ   bản 
đặc   biệt,  bảo   hộ   đặc   biệt,  cho tất cả các hoạt 
nghiên  kiểm   soát   lối   vào,  động
cứu luồng   khí   định 
hướng

115
4 Cấp 4 Đơn vị  có  Như   cấp   3   và   có  Tủ   ATSH   cấp   3 
(BSL4) bệnh  thêm   lối   vào   khóa  hoặc   quần   áo   bảo 
phẩm  khí,   tắm   trước   khi  hộ   áp   lực   dương 
nguy hiểm ra, loại bỏ  chất thải  cùng với tủ  ATSH 
chuyên dụng cấp 2, nồi hấp hai 
cửa,   lọc   khí   cấp, 
khí thải

BSC: tủ an toàn sinh học; BSL: cấp độ an toàn sinh học; GMT: kỹ thuật vi sinh  
vật an toàn
3. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM 
3.1. Tổ chức, quản lý 
Lãnh đạo Trung tâm, phụ trách PXN và tất cả những người làm việc trong 
PXN phải có chứng chỉ  đã được đào tạo về  an toàn sinh học, tùy theo yêu cầu 
công việc phải có đủ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Bộ Y tế, mỗi Trung tâm cần ban 
hành quy định an toàn sinh học của Trung tâm và thực hiện đúng các quy định  
này. Hiện nay, do chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế về vấn đề này nên các Trung 
tâm có thể  tham khảo quy định thực hiện an toàn sinh học của Viện Vệ  sinh  
dịch tễ Trung ương để xây dựng quy định tạm thời áp dụng cho PXN tại Trung  
tâm. 
Cần phân công một người phụ trách về an toàn sinh học. Người phụ trách 
ATSH có nhiệm vụ lập kế  hoạch bảo đảm an toàn sinh học, theo dõi, giám sát 
và định kỳ báo cáo lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan đến ATSH.
Cán bộ xét nghiệm cần được kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại 
PXN và định kỳ  hằng năm, được tiêm phòng hoặc khuyến cáo về  việc tiêm 
phòng các bệnh truyền nhiễm mà họ  có nguy cơ  bị  phơi nhiễm khi làm việc  
trong PXN. Trường hợp nghi ngờ  bị  phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh phải được 
theo dõi, báo cáo, điều trị, cách ly… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
3.2.1. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 
Phòng xét  nghiệm ATSH cấp 1 dùng để  nghiên cứu, làm việc với các tác 
nhân sinh học thuộc nhóm nguy cơ 1.
Đây là yêu cầu tối thiểu cho các PXN  ở tất cả các cấp độ  ATSH. Mặc dù 
một số yêu cầu có thể không cần thiết cho PXN vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 
1 (như  biển báo nguy cơ  sinh học) nhưng những yêu cầu này lại cần thiết cho 
mục đích đào tạo để tăng cường các kỹ thuật vi sinh tốt.
Cơ sở vật chất
116
1. Không gian cần đủ  rộng để  thực hiện các công việc như: lau chùi, bảo 
dưỡng PXN và để các dụng cụ, vật tư cần thiết.
2. Tường, trần nhà và sàn nhà cần phải bằng phẳng, dễ lau chùi, không thấm  
nước, chịu được hoá chất và chất diệt khuẩn thường dùng trong PXN. Sàn 
nhà không trơn, trượt.
3. Mặt bàn xét nghiệm không thấm nước và chịu được chất khử khuẩn, axít, 
kiềm, dung môi hữu cơ và nhiệt.
4. Ánh sáng đủ cho các hoạt động, tránh ánh sáng phản chiếu hoặc quá chói.
5. Đồ  đạc cần chắc chắn. Cần có không gian  ở  giữa các thiết bị  để  dễ  lau  
chùi.
6. Tủ  đựng quần áo thường và đồ  dùng cá nhân, chỗ  ăn uống và nghỉ  ngơi  
phải bố trí bên ngoài PXN.
7. Bồn rửa tay có vòi nước gần cửa ra vào.
8. Cửa ra vào nên có ô kính trong suốt, chịu nhiệt thích hợp và tự đóng.
9. Có phương tiện cứu hoả, xử lý sự cố điện.
10. Vòi rửa mắt khẩn cấp trong khu vực xét nghiệm.
11. Hộp thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu được trang bị thích hợp và sẵn sàng  
cho sử dụng.
12. Nếu mở cửa sổ thì các cửa này phải có lưới chắn côn trùng.
13. Có hệ  thống cấp nước sạch. Đường cấp nước trực tiếp cho PXN cần có 
van một chiều hoặc biện pháp phù hợp để  tránh trào ngược, bảo vệ  hệ 
thống nước công cộng.
14. Có hệ  thống điện  ổn định và đầy đủ, tiếp đất toàn bộ  hệ  thống. Nên có 
máy phát điện dự  phòng để  hỗ  trợ  cho các trang thiết bị  thiết yếu như tủ 
ấm, tủ lạnh v.v.
15. Nếu có sử dụng động vật để xét nghiệm thì PXN và chuồng nhốt động vật 
cần phải quan tâm đến an toàn cháy nổ  và an ninh. Cửa ra vào chắc chắn,  
cửa sổ có song và quản lý chặt chẽ chìa khoá.
Thiết bị trong phòng xét nghiệm
16. Được thiết kế  và lắp đặt để  giảm thiểu tối đa sự  tiếp xúc giữa người làm 
xét nghiệm với các bệnh phẩm, dụng cụ nhiễm trùng.
17. Các thiết bị  xét nghiệm phù hợp với kỹ  thuật và loại vi sinh vật được xét  
nghiệm.
18. Các thiết bị  phải được kiểm tra, hiệu chuẩn hằng nằm hoặc định kỳ  theo  
hướng dẫn của nhà sản xuất;
19. Các trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện 
117
trong phòng xét nghiệm.
3.2.2. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
Phải đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm ATSH cấp 1 và các yêu 
cầu sau:
Cơ sở vật chất
1. Có biển báo nguy hiểm sinh học với biểu tượng quốc tế trên tất cả các cửa ra 
vào của PXN.
2. Nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp trong trường hợp có sự  cố 
như mất điện để nghiên cứu viên có thể ra khỏi PXN một cách an toàn. 
3. Nên có phòng tắm có vòi hoa sen trong khu vực PXN để sử dụng trong trường  
hợp khẩn cấp. 
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
4. Tủ ATSH cấp 2. 
5. Nồi hấp  ướt (autoclave) hoặc các thiết bị  tiệt trùng thích hợp khác trong 
khu vực xét nghiệm.
6. Trang bị các loại túi, thùng đựng chất thải phù hợp theo quy định của Bộ Y 
tế.
7. Nên sử dụng:
Que cấy chuyển bằng nhựa dùng một lần. Nếu dùng que cấy bằng kim 
loại, vòng tròn ở đầu que cấy phải khép kín. 
Các loại chai, lọ và ống nghiệm có nắp xoáy.
Sử dụng pipet và thiết bị hỗ trợ pipet.
Theo quy định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm chẩn đoán vi rút  
cúm A (H1N1) là phải đạt yêu cầu phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 trở 
lên. Các tiêu chuẩn đánh giá PXN chẩn đoán cúm A (H1N1) được đưa ra trong.
3.2.3. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Cơ sở vật chất
  PXN ATSH cấp 3 cần  đáp  ứng các tiêu chuẩn thiết kế  của phòng xét 
nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và các yêu cầu sau:
1. Cách biệt với các phòng xét nghiệm khác, cách ly với khu vực có nhiều  
người qua lại.
2. Có phòng đệm (anteroom) trước khi vào phòng xét nghiệm. Phòng đệm 
phải thiết kế chỉ mở được một cửa trong một thời điểm.
3. Có cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

118
4. Phòng xét nghiệm phải bịt kín được để  tiệt trùng. Hệ  thống  ống dẫn khí 
phải lắp đặt sao cho có thể tiệt trùng được.
5. Cửa sổ phải đóng, kín khí và sử dụng vật liệu chống vỡ.
6. Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có phòng tắm có vòi hoa sen cho 
trường hợp khẩn cấp.
7. Phải có hệ  thống thông gió có kiểm soát để  duy trì hướng luồng khí vào  
phòng xét nghiệm. Nên lắp đặt thiết bị kiểm soát để người làm xét nghiệm 
lúc nào cũng có thể  biết chắc là luồng khí có hướng thích hợp vào phòng  
xét nghiệm đang được duy trì. 
8. Hệ  thống thông khí phải được lắp đặt sao cho không khí từ  phòng xét 
nghiệm không được hoàn lưu đến khu vực khác trong cùng toà nhà. Không  
xả trực tiếp không khí từ phòng xét nghiệm ra ngoài.
9. Có hệ  thống kiểm soát nhiệt độ, thông khí và điều hoà nhiệt độ  (HVAC) 
để duy trì áp lực âm phù hợp trong phòng xét nghiệm. 
10. Có hệ thống báo động để thông báo lỗi của hệ thống HVAC. 
11. Tất cả các bộ  lọc không khí (bộ  lọc HEPA) phải được lắp đặt thuận tiện 
cho việc tiệt trùng và kiểm tra các thông số cần thiết.
12. Nước thải lây nhiễm phải được tiệt trùng trước khi thải ra ngoài. 
13. Các quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng và vận hành phòng xét nghiệm an toàn 
sinh học cấp 3 phải được thể hiện bằng văn bản. 
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
14. Tủ  an toàn sinh học cấp 2, lắp đặt tránh lối đi lại, cửa ra vào và các cửa  
cấp, thải khí. 
15. Nồi hấp tiệt trùng di động (autoclave) trong phòng xét nghiệm. 
16. Nồi hấp hai cửa.
17. Cần quan tâm đến tính an toàn của thiết bị, ví dụ  như  máy ly tâm cần có 
cốc đựng mẫu bệnh phẩm, rôto an toàn. 
3.3. Thực hành trong phòng xét nghiệm
3.3.1. Tiêu chuẩn thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học  
cấp 1, 2
Kỹ thuật vi sinh tốt là nền tảng của an toàn trong phòng xét nghiệm. Thiết  
bị chỉ là hỗ trợ cần thiết chứ không thể thay thế được các thực hành an toàn. 
3.3.1.1. Quản lý ra vào phòng xét nghiệm
1. Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm việc.
2. Cửa PXN nên luôn đóng.

119
3. Không cho phép trẻ em vào khu vực làm việc.
4. Không cho bệnh nhân vào phòng xét nghiệm để lấy mẫu bệnh phẩm.
3.3.1.2. Sử dụng trang bị bảo hộ và vệ sinh cá nhân
5. Mặc áo choàng, hoặc đồng phục của phòng xét nghiệm trong suốt thời gian  
làm việc trong phòng xét nghiệm.
6. Đeo găng tay trong tất cả các quá trình tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ 
thể, các chất có khả  năng gây nhiễm trùng khác hoặc  động vật nhiễm 
bệnh. Sau khi sử dụng, tháo bỏ găng tay và rửa tay đúng cách.
7. Rửa tay sau khi thao tác với vật liệu và bề nặt bị nhiễm trùng và trước khi 
ra khỏi khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
8. Đeo kính bảo hộ, mặt nạ  hoặc các thiết bị  bảo hộ  khác để  tránh bị  phơi 
nhiễm với các dung dịch nhiễm trùng, hóa chất.
9. Đeo khẩu trang thường hay khẩu trang có hiệu quả  lọc cao (N95, N96, ...)  
trong trường hợp có khả  năng văng, bắn hoặc tạo khí dung chứa tác nhân  
gây bệnh.
10. Không mặc quần áo bảo hộ  phòng xét nghiệm ra bên ngoài như  nhà ăn,  
phòng giải khát, văn phòng, thư viện, nhà vệ sinh v.v.
11. Không sử dụng giày, dép hở mũi chân trong phòng xét nghiệm.
12. Không ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ  phẩm và đeo hay tháo kính áp tròng  
trong khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
13. Không để  thức ăn, nước uống  ở  trong khu vực làm việc của phòng xét 
nghiệm.
14. Không để  chung quần áo bảo hộ  đã mặc trong PXN với quần áo thông 
thường. 
3.3.1.3. An toàn trong quy trình xét nghiệm
15. Tuyệt đối không hút pipet bằng miệng.
16. Không ngậm bất kỳ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán nhãn.
17. Tất cả  các thao tác cần được thực hiện theo phương pháp làm giảm tối 
thiểu việc tạo các giọt hay khí dung.
18. Hạn chế tối đa việc dùng bơm, kim tiêm. Không được dùng bơm, kim tiêm 
để  thay thế  pipet hoặc vào bất kỳ  mục đích khác ngoài mục đích tiêm, 
truyền hay hút dịch từ động vật thí nghiệm. Tuyệt đối không được đậy nắp 
các bơm kim tiêm lại sau khi sử dụng
19. Khi bị  tràn, đổ  vỡ, rơi vãi hay có khả  năng phơi nhiễm với vật liệu lây 
nhiễm phải báo cáo cho người phụ  trách phòng xét nghiệm. Cần lập biên 
bản và lưu giữ hồ sơ về các sự cố này.

120
20. Phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình xử  lý các sự  cố  xảy ra trong 
PXN.
21. Phải tiệt trùng các dung dịch lây nhiễm trước khi thải ra hệ  thống nước  
thải chung. Có thể  yêu cầu phải xây dựng một hệ  thống xử  lý nước thải 
riêng tùy thuộc vào việc đánh giá nguy cơ  của tác nhân sinh học được sử 
dụng.
3.3.1.4. Khu vực làm việc của phòng xét nghiệm
22. Phòng xét nghiệm cần phải ngăn nắp, sạch sẽ và chỉ để những gì cần thiết 
cho công việc.
23. Vào cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bàn, ghế  phải được khử  nhiễm sau 
khi làm đổ các vật liệu nguy hiểm.
24. Tất cả  các vật liệu, vật phẩm và môi trường nuôi cấy nhiễm trùng phải  
được khử trùng trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại.
25. Đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm phải tuân theo quy định quốc gia hoặc 
quốc tế.
26. Nếu mở cửa sổ cần phải có lưới chống côn trùng.
3.3.2.  Tiêu chuẩn thực hành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Áp dụng tất cả  những quy tắc của phòng xét nghiệm cơ  bản cấp 1, 2 và 
các điểm sau:
1. Quần áo bảo hộ phòng xét nghiệm phải kín phía trước. Sử dụng loại có mũ 
trùm đầu, bao giày khi cần thiết. Không sử  dụng áo choàng cài khuy phía 
trước hoặc ngắn tay. Quần áo làm việc trong phòng xét nghiệm phải được 
tiệt trùng trước khi đưa ra ngoài. 
2. Các thao tác có nguy cơ  tạo khí dung như: mở  hộp chứa vật liệu nhiễm  
trùng sau khi ly tâm, lắc, trộn; nuôi cấy, phân lập... nên tiến hành trong tủ 
an toàn sinh học.
3.4. Xử lý chất thải
Việc phân loại, trang bị  dụng cụ  đựng rác và xử  lý các loại chất thải từ 
PXN phải đáp  ứng các tiêu chuẩn về  xử  lý chất thải bệnh viện ban hành kèm  
theo Quyết định số 43/2007/QĐ­BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. 
3.5. An toàn hóa học, lửa, điện, bức xạ và trang thiết bị
Người làm việc trong PXN vi sinh vật không những bị phơi nhiễm vi sinh  
vật gây bệnh mà còn có khả  năng nhiễm các loại hóa chất. Họ  phải có những 
kiến thức cần thiết về tính độc của những loại hoá chất này, kiểu tiếp xúc và 
những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng và bảo quản. Dữ liệu an toàn 
nguyên vật liệu hay thông tin về các hoá chất nguy hiểm đều được các nhà sản 

121
xuất hoặc nhà cung cấp đưa ra. Các PXN có sử dụng những hóa chất nguy hiểm 
cần tìm hiểu những thông tin này.
Tất cả  thiết bị  điện và hệ  thống đường dây điện cần tuân thủ  các tiêu  
chuẩn và quy định về an toàn điện quốc gia. Việc kiểm tra thường xuyên tất cả 
các thiết bị điện, kể cả hệ thống nối đất là rất cần thiết. Ngoài ra, cần lắp đặt 
đường dây điện,  ổ  cắm phải cao hơn nền PXN khoảng 40 cm, không gần chỗ 
có vòi nước. Mỗi PXN cần có cầu dao, cầu chì hay aptomat để có thể  cắt điện  
khi cần thiết.
3.6. Xử lý sự cố trong phòng xét nghiệm
Có nhiều sự cố có thể xảy ra trong PXN. Những sự cố này có thể do sai sót  
trong thao tác của người làm xét nghiệm như bị tràn đổ  dung dịch chứa TNGB, 
bị  vật sắc nhọn đâm vào tay chân khi làm việc với TNGB hay sự  cố  do mất  
điện, thiên tai, hỏa hoạn... Cán bộ xét nghiệm phải được cảnh báo về các sự cố 
có thể  xảy ra và được hướng dẫn xử  lý các sự  cố. Các hướng dẫn cụ  thể  sẽ 
được đề cập trong khóa huấn luyện về an toàn sinh học. Nguyên tắc xử lý trong  
trường hợp xảy ra sự cố như sau:
­ Xử lý tại chỗ theo đúng quy trình;
­ Ghi chép lại sự cố, biện pháp xử lý đã thực hiện;
­ Báo cáo người phụ trách PXN về sự cố này. 
3.6.1. Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay trong khi làm việc với tác nhân 
gây bệnh
­ Báo với đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).
­ Bộc lộ vết thương.
­ Nhẹ nhàng nặn máu (chú ý không làm tổn thương tổ chức mô).
­ Xả nước tối thiểu trong vòng 5 phút (trong khi vẫn nặn máu).
­ Sử dụng băng gạc để che vết thương.
­ Rời khỏi PXN.
­ Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý PXN.
3.6.2. Sự cố làm đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn 
sinh học 
Trong các PXN nên chuẩn bị trước hộp dụng cụ xử lý đánh đổ dung dịch có 
chứa TNGB. Trong hộp này cần có dung dịch khử nhiễm, giấy thấm, panh, kẹp,  
túi đựng chất thải lây nhiễm, trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Các dụng cụ này  
phải làm bằng các vật liệu không bị ăn mòn bởi các hóa chất trong PXN.
Khi đánh đổ  dung dịch chứa TNGB trong tủ ATSH, người làm xét nghiệm 
không được tắt tủ và tiến hành các bước sau:

122
­ Báo với đồng nghiệp đang làm việc gần đó (nếu có).
­ Để cho tủ hoạt động 10 phút trước khi tiến hành các biện pháp xử lý đảm 
bảo cho tất cả các khí dung đã được lọc qua màng lọc HEPA của tủ.
­ Thay găng tay sạch và đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu.
­ Dùng giấy thấm phủ  lên dung dịch bị  đổ, đổ  hóa chất khử  trùng (dung 
dịch Bleach pha loãng 10 lần hoặc NaClO 0,5%), để  khoảng 30 phút cho chất 
khử trùng phát huy tác dụng.
­ Thu nhặt vật sắc nhọn (nếu có) bằng kẹp bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
­ Dùng kẹp thu nhặt giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm để 
tiệt trùng.
­ Lau bề mặt làm việc của tủ ATSH.
­ Kết thúc quá trình xử lý.
­ Sau khi kết thúc xét nghiệm và ra khỏi PXN, phải ghi chép, báo cáo sự 
việc với người phụ trách ATSH và người quản lý PXN.
3.6.3. Sự cố đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà hoặc bàn 
xét nghiệm
Khi đánh đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà hoặc mặt bàn xét 
nghiệm, cán bộ xét nghiệm cần tiến hành các bước xử lý như sau: 
­ Ngay lập tức cảnh báo cho đồng nghiệp đang làm việc trong cùng PXN.
­ Thay găng tay sạch và quần áo bảo hộ nếu dung dịch chứa TNGB bắn lên 
quần áo.
­ Nhặt các vật sắc nhọn nếu có bằng kẹp. 
­ Phủ  giấy thấm lên toàn bộ  bề  mặt có dung dịch bị  đổ  theo trình tự  từ 
ngoài vào trong.
­ Đổ  hóa chất khử  trùng (dung dịch Bleach pha loãng 10 lần hoặc NaClO 
0,5%) lên chỗ đã được phủ giấy thấm theo chiều từ ngoài vào trong. 
­ Đợi 30 phút.
­ Thu giấy thấm và tất cả các vật dụng lây nhiễm cho vào tủi đựng rác thải  
để tiệt trùng.
­ Lau sạch khu vực bị đổ, vỡ.
­ Kết thúc quá trình xử lý.
­ Sau khi kết thúc quá trình xét nghiệm, ra ngoài, ghi chép và báo cáo người  
phụ trách PXN về sự cố và các biện pháp xử lý đã được tiến hành.

123
KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN

1. Nguyên tắc:

Xanh metylen khi được làm kiềm hoá sẽ nhuộm được các hạt nhiễm sắc của 
các trực khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn bạch hầu. Do vậy nhuộm xanh metylen 
kiềm ngoài mục đích dùng để nhuộm đơn, nhuộm nền sau khi nhuộm kháng 
acid còn có mục đích là nhuộm tiêu bản chất ngoáy họng để phát hiện trực 
khuẩn bạch hầu.

2. Chuẩn bị phương tiện :

 Dụng cụ: Lam kính sạch, que cấy, giá nhuộm, giá cắm, bô can,  đồng hồ.
 Hoá chất: Thuốc nhuộm xanh methylen.
 Bệnh phẩm: Mủ, dịch,  đờm.

3. Tiến hành nhuộm:

 Đánh dấu tiêu bản.

 Dùng que cấy lấy bệnh phẩm dàn tiêu bản, để  khô.
 Cố định tiêu bản bằng cách hơ qua ngọn lửa đèn cồn 3­4  lần.

 Nhỏ thuốc nhuộm xanh methylen 30 giây ­ 1 phút. Rửa nước , để  khô, soi kính 
hiển vi .

4. Nhận định kết quả: 

Các loại vi khuẩn có trong bệnh phẩm đều bắt màu xanh.

NHUỘM GRAM

Nhuộm Gram là một phương pháp thực nghiệm nhằm phân biệt các loài vi 
khuẩn thành 2 nhóm Gram dương (Gram positive) và Gram âm (Gram negative)  
dựa trên các đặc tính hoá lý của thành  tế  bào. Phương pháp này được đặt tên 
theo người phát minh ra nó, nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram  
(1853 ­1938). Ông phát triển kỹ thuật này vào năm 1884, về sau được Hucker và  
nhiều người khác cải tiến. 
124
I . MỤC TIÊU 
1. Nắm đươc nguyên lý của kỹ thật nhuộm Gram
2. Thực hiện được kỹ thuật nhuộm Gram 
3. Nhận định được kết quả nhuộm Gram
4. Tránh được các yếu tố kỹ thuật làm sai lệch kết quả nhuộm Gram 
II. NỘI DUNG
1. Nguyên lý
Dựa trên sự  khác nhau về  cấu trúc của vách  tế  bào  nên trong quá trình 
nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương sẽ  giữ   được phức hợp tím gentians­iod  
không bị tẩy màu bởi alcohol, trong khi vi khuẩn Gram âm không giữ được phức 
hợp này. Do vậy, kết quả sau khi nhuộm là vi khuẩn Gram dương vẫn giữ được  
màu tím của gentians, còn vi khuẩn Gram âm bắt màu hồng của fucshin.
2. Dụng cụ, thiết bị 
Kính hiển vi, que cấy đầu tròn, đèn cồn, diêm, phiến kính (slide), chậu rửa,  
bình xịt nước cất và các dụng cụ cần thiết. 
3. Vật liệu, hoá chất
(1) Các loài vi khuẩn hoặc các hỗn dịch các vi khuẩn này. Vi khuẩn Gram 
âm: E.coli, Salmonella,..; Gram dương: S. aureus, Bacillus cereus; dịch cơ  thể 
hoặc mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn. 
(2) Dung dịch tím gentians 
(3) Dung dịch Lugol
(4) Dung dịch alcohol 90%
(5) Dung dịch fucshin kiềm 
Pha thuốc  nhuộm   tím   gentians:  + Tím gentians  nồng  độ   1/10 trong cồn  
ethylic 95[sup]0[/sup] 10ml + Acid phenic 1ml + Nước cất 100ml L ắc đều, lọc 
qua giấy lọc. Pha dung dịch lugol: + Iod 1g + Kali iodid (KI) 2g + N ước c ất 5ml  
Nghiền tan trong cối sứ rồi cho thêm nước cất cho đủ  200ml Pha thuốc nhuộm 
Fucshin kiềm: + Fucshin kiềm nồng  độ  1/10 trong cồn ethylic 95[sup]0[/sup]  
10ml + Acid phenic 5ml + Nước cất 100ml Lắc đều, lọc qua giấy lọc. 
4. Các bước tiến hành
Bước một, dàn tiêu bản và cố định tiêu bản: 
Dùng que cấy vô trùng lấy một ít vi khuẩn từ   ống giống thạch nghiêng 
(hoặc dịch cơ thể, mẫu sinh thiết bị nghi ngờ nhiễm khuẩn) hoà vào 1 giọt nước 
muối sinh lý ở giữa phiến kính, để khô trong phòng thí nghiệm.

125
Cố định tiêu bản bằng cách hơ nhanh trên ngọn lửa đèn cồn 2­3 lần để gắn 
chặt vi khuẩn vào phiến kính. Việc cố  định nhằm 3 mục  đích: giết chết vi 
khuẩn, gắn chặt vi khuẩn vào phiến kính và làm vết bôi bắt màu tốt hơn vì các  
tế bào chết bắt màu tốt hơn các tế bào sống.
Bước hai, nhuộm màu:
­ Thứ  nhất, nhuộm bằng dung dịch tím gentians trong 30 giây đến 1 phút, 
rửa nước;
­ Thứ hai, nhuộm thêm dung dịch lugol và giữ trong 1 phút, rửa nước;
­ Thứ  ba, khử  màu: nhỏ  dung dịch alcohol 90%, giữ  khoảng 30 giây (cho  
đến khi vừa thấy mất màu), rửa nước; 
­ Thứ  tư, nhuộm tiếp bằng dung dịch Fucshin trong 1 phút, rửa nước, để 
khô. 
* Kết quả: quan sát ở vật kính dầu 100x. Nếu nhuộm đúng vi khuẩn Gram 
dương bắt màu tím, Gram âm bắt màu hồng. 
5. Giải thích tính bắt màu Gram của vi khuẩn
Vi khuẩn Gram dương có vách tế bào dày từ 15 đến 50 nm, dạng lưới, cấu 
tạo bởi  peptidoglycan. Chất này có khả  năng giữ  phức hợp tím gentians ­ iod. 
Trong khi đó, lớp vách tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng 
hơn và thường có thêm lớp màng lipopolysaccharde (LPS) bên ngoài.

Hình   2.   Sơ   đồ   minh   họa   vách   tế   bào   vi   khuẩn   Gram   dương(trái)   và   Gram 


âm(phải) 
Sau khi nhuộm với phức hợp gentians ­ iod, mẫu được xử  lí tiếp với hỗn 
hợp khử màu, làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong vách tế  bào Gram 
dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến vách tế bào bắt  
giữ phức hợp gentians – iod bên trong tế bào.
Đối với vi khuẩn Gram âm, dung dịch alcohol 90% đóng vai trò là chất hoà 
tan lipit và làm tan màng ngoài của vách tế  bào. Lớp peptidoglycan mỏng (chỉ 

126
khoảng 10 nm) không thể giữ lại phức hợp gentians – iod và tế bào Gram âm bị 
khử màu và bắt màu thuốc nhuộm bổ sung. 
6. Những sai lầm có thể gặp trong phương pháp nhuộm Gram
­ Có những sai lầm trong phương  pháp nhuộm Gram làm cho vi khuẩn 
Gram dương nhuộm thành màu hồng của vi khuẩn Gram âm, đó là:
+ Phết vi khuẩn  ở lứa cấy qúa già (trên 24h), cấu trúc vách vi khuẩn gram 
dương không còn bền chặt như ở lứa cấy trẻ, do vậy mất khả năng ngăn cản sự 
tẩy màu của alcohol.
+ Dung dịch lugol không còn tốt, do đã pha quá lâu và mất đi iod. Trường  
hợp này có thể nhận biết khi dung dịch lugol không còn sậm màu.
+ Tẩy màu bằng alcohol quá lâu đã làm cho vi khuẩn Gram dương cũng bị 
tẩy màu.
­ Có những sai lầm trong phương  pháp nhuộm Gram làm cho vi khuẩn 
Gram âm nhuộm thành màu tím của vi khuẩn Gram dương, đó là:
+ Phết vi khuẩn quá dầy làm cho alcohol không thể  tẩy màu toàn bộ  vi 
khuẩn trong phết nhuộm.
+ Tẩy màu bằng alcohol quá ngắn hay dung dịch alcohol bị  pha quá loãng 
làm cho màu Gram không được tẩy khỏi tế bào vi khuẩn. 

NHUỘM KHÁNG ACID

1. Nguyên tắc
Do tế  bào vi khuẩn kháng acid có lớp vỏ  sáp bao bọc nên khi đã nhuộm  
được phức hợp màu carbolfuchsin, phức hợp này sẽ không bị tẩy màu bởi dung  
dịch tẩy màu mạnh (acid, alcohol acid). Tuy nhiên để phức hợp màu này có thể 
thấm xuyên qua lớp vỏ sáp của vi khuẩn, có hai cách: (1) Đun nóng phết nhuộm 
với dung dịch màu carbolfuchsin, nhờ  đó mà carbolfuchsin thấm qua lớp vỏ sáp 
của vi khuẩn để  nhuộm màu vi khuẩn; đây là phương pháp nhuộm nóng Ziehl  
Neelsen.   (2)   Phương   pháp   thứ   hai   là   phương   pháp   nhuộm   lạnh   còn   gọi   là 
phương   pháp   Kinyoun,   trong   phương   pháp   này   người   ta   dùng   dung   dịch 
carbolfuchsin đậm đặc, nhờ  vậy khi phủ  dung dung dịch màu đậm đặc này lên 
phết nhuộm với thời gian lâu, carbolfuchsin vẫn có thể thấm qua lớp vỏ sáp để 
nhuộm màu vi khuẩn.
2. Chuẩn bị
­ Dụng cụ: Lam kính sạch, que cấy, giá nhuộm, giá cắm, bôcan, …

127
­ Hoá chất: Các thuốc nhuộm Ziehl Neelsen: fuchsin kiềm với phenol; cồn 
acid, xanh methylen blue. Bộ thuốc nhuộm kháng acid được chứa trong các chai 
sẩm màu, nắp vặn chặt, giữ trong tối ở nhiệt độ phòng.
­ Bệnh phẩm:  Đờm  hoặc các dịch khác như  dịch màng não, dịch màng 
phổi…
3. Cách tiến hành
­ Trước hết đánh dấu tiêu bản.
­ Cố định tiêu bản bằng cách nhỏ 1 giọt cồn 90[sup]0[/sup] lên tiêu bản rồi  
đốt cháy cồn hoặc hơ qua ngọn lửa đèn cồn 3 lần.
­ Phủ  thuốc nhuộm Fuchsin Ziehl kín hết diện tích dàn, bệnh phẩm, dùng 
que bông cồn đốt cháy nhẹ dưới lam kính đến khi trên mặt đồ phiến bốc hơi thì 
thôi, đốt như vậy 3 lần. Rửa dưới vòi nướ chảy nhẹ.
­ Tẩy màu với hỗn hợp cồn acid bằng cách nhúng tiêu bản vào bình chứa  
cồn acid, khi nào đưa lên chỉ còn vết đỏ nhạt là được.
­ Rửa nước
­ Nhuộm xanh methylen 30 giây, rửa nước, để khô soi kính hiển vi.
4. Đọc kết quả
­ Quan sát phết nhuộm kháng acid qua kính hiển vi, dưới vật kính dầu, trực  
khuẩn kháng acid bắt màu đỏ  cánh sen, mảnh, còn vi khuẩn thường cũng như 
các nền khác như tế bào biểu mô hay bạch cầu bắt màu xanh.
­ Khi trả lời một kết quả nhuộm kháng acid, không được kết luận là dương  
tính M. tuberculosis mà chỉ trả lời là có hiện diện trực khuẩn kháng acid.
5. Các sai lầm kỹ thuật có thể gặp trong phương pháp nhuộm kháng acid
­   Phết   nhuộm   quá   dày   sẽ   làm   alcohol   acid   không   thể   tẩy   hết   màu 
carbolfuchsin, vì vậy những trực khuẩn không kháng acid vẫn bắt màu đỏ  cánh 
sen. Tuy nhiên được có thể phân biệt đây không phải là vi khuẩn kháng acid khi 
quan sát màu vùng nhầy hay tế bào biểu mô hay bạch cầu xung quanh vẫn còn 
màu đỏ  chứng tỏ  màu không bị  tẩy hết. Ngoài ra, trực khuẩn không có hình 
dạng tiêu biểu của trực khuẩn kháng acid: mập, không mảnh khảnh như  trực  
khuẩn kháng acid thực sự.
­ Màu carbolfuchsin bị cặn, sẽ đóng lên phết nhuộm làm alcohol acid không  
thể  tẩy hết màu và do vậy vi khuẩn thường vẫn nhuộm màu đỏ  cánh sen như 
trên. Để  tránh tình trạng này, phải thường xuyên lọc màu qua giấy lọc mỗi khi  
kiểm tra nhỏ  màu carbolfuchsin lên một lam trống thấy có cặn sau khi đổ  bỏ 
carbolfuchsin khỏi lam.

128
­ Để  tránh các sai lầm trên, nên nhuộm kiểm tra chất lượng trước mỗi lô  
thuốc nhuộm mới pha và định kỳ  mỗi tháng một lần đối với lô thuốc nhuộm 
đang sử dụng.

CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU

1.Trinh bày đúng qui trình c ấ y vi khu ẩn vào môi tr ườ ng đ ặ c ị  môi 


tr ườ ng l ỏ ng và th ạ ch m ề m .
2.   Th ực   hi ệ n   đ ượ c   k ỹ   thu ậ t   c ấ y   vi   khu ẩn   vào   môi   tr ườ ng   đặ cị 
môi tr ườ ng l ỏ ng và th ạ ch m ề m .

NỘI DUNG

C ấ y vi khu ẩ n là k ỹ  thu ật đ ư a vi khu ẩ n vào môi tr ườ ng nuôi cấ y  


đ ể  cho chúng phát tri ể n nh ằ m m ụ c đích phân l ậ p, xác đị nh tính ch ấ t,  
làm tăng sô l ượ ng, l ưu gi ữ  vi khu ẩn...

1. CẤY VI KHUẨN VÀO MÔI TRƯỜNG ĐẶC
1.1. Cây phân vùng trên môi tr ườ ng phân l ậ p
Phân l ậ p m ộ t lo ại vi khu ẩn là k ỹ  thu ậ t nh ằ m tách vi khuẩ n đó 
t ừ  m ột m ẫ u xét nghi ệ m có thê có nhiề u lo ại vi khu ẩn khác nhau. K ế t  
qu ả  c ủ a quá trình này là có đ ượ c vi khu ẩ n thu ần nh ất. Môi tr ườ ng để 
phân l ậ p vi khuan có thê chia thành 2 lo ạ i: có và không có ch ấ t  ức ch ế 
ch ọ n l ọ c.
K ỹ  thu ật  c ấ y phân vùng  đ ượ c  th ực hi ệ n theo trình t ự  sau (Hình 
8.1):
­  L ấ y m ẫ u c ầ n phân l ậ p vi khu ẩ n đ ư a vào môi tr ườ ng: Dùng que  
c ấ y vô trùng l ấ y m ẫ u đ ặ t vào mộ t v ị  trí g ầ n rìa đĩa môi tr ườ ng 1 n ế u  
m ẫ u xét nghi ệ m  ở thê l ỏ ng và môi tr ườ ng phân lậ p có ch ấ t  ứ c ch ế  ch ọ n  
l ọ c thì nên l ấ y 2 ho ặ c 3 quai c ấy (vòng  ỏ  đầ u que c ấ y) ho ặ c dùng pipet  
Pasteur nh ỏ  1 gi ọt ­ sau đó dàn thành m ộ t đám nh ỏ  kho ả ng 1 cm 2 . N ế u 
b ệ nh ph ẩ m đã đ ượ c l ấ y b ằ ng tăm bông thì lăn đ ầ u tăm bông trên m ộ t 
di ệ n tích môi tr ườ ng kho ả ng 1 cm 2 ề

129
­ T ạ o vùng th ứ  nh ấ t: Dùng que c ấ y đã ti ệ t trùng ria qua n ơi đã đặ t 
m ẫ u xét nghi ệ m t ạ o thành m ộ t vùng chi ế m kho ả ng 1/4 di ện tích đĩa môi 
tr ườ ng.
T ạ o vùng th ứ  hai: Đôt que cây đê tiệ t trùng sau đó ria đ ể  t ạ o vùng th ứ 
hai. Nh ững đ ườ ng ria đ ầ u tiên c ắ t vào m ộ t đ ầ u các đườ ng ria cu ố i c ủ a 
vùng thứ nhất. Diện tích vùng thứ hai chiếm khoảng gần 1/3 diện tích đĩa môi  
trường.

Hình 8.1. S ơ  đ ồ  c ấ y phân vùng trên đĩa môi tr ườ ng phân l ậ p.


­ Tạo vùng thứ ba: Đảo mặt que cấy rồi ria tạo vùng thứ ba, cách làm tương 
tự như ria tạo vùng thứ hai. Diện tích vùng thứ ba cũng chiếm khoảng 1/3 
diện tích đĩa môi trường.
Thường ria cấy tạo thành 3 vùng là đủ. Cũng có thể  tạo thêm vùng thứ 
tư. Tất nhiên để  tạo 4 vùng thì diện tích mỗi vùng chỉ  chiếm khoảng gần 1/4 
diện tích đĩa môi trường.
Lưu ý:  Các đ ườ ng ria c ấ y càng xít nhau càng t ậ n d ụ ng  đ ượ c di ệ n 
tích b ề  m ặ t môi tr ườ ng đ ể  dàn m ỏ ng m ẫ u xét nghiệ m.
1.2. Cây vi khu ẩn lên môi tr ườ ng th ạch nghiêng
Môi tr ườ ng đặ c đ ượ c đun nóng hoá l ỏ ng, đ ổ  vào  ố ng nghi ệ m, gi ữ 
ố ng  ở   t ư  th ế  nghiêng  thích  h ợ p,  chò  th ạ ch   đặ c  l ạ i  sẽ   đượ c   ố ng  thạ ch  
nghiêng. Th ạ ch nghiêng có m ộ t m ặ t thoáng nghiêng hình b ầ u d ụ c. Th ạ ch 
nghiêng th ườ ng đ ượ c s ử  dụ ng đ ể  ki ể m tra độ  thu ầ n nhấ t c ủ a m ộ t m ẫ u  
vi khu ẩ n, nó th ư òng có trong các b ộ  xác đ ị nh tính ch ấ t sinh v ật hoá h ọ c 
c ủ a vi khu ẩ n. Th ạch nghiêng cùng th ườ ng đ ượ c s ử  d ụ ng để  gi ữ  ch ủ ng 
trong m ộ t thòi gian ng ắ n. Ngoài ra, m ộ t s ố  môi tr ườ ng để  xác đị nh tính 
ch ấ t hoá sinh c ủ a vi khu ẩn cũng đ ượ c làm d ướ i d ạ ng th ạ ch nghiêng.
K ỹ  thu ậ t c ấ y trên thạ ch nghiêng đ ượ c th ự c hi ệ n theo trình t ự  sau:
­ Dùng que c ấy vô trùng lấ y vi khu ẩn, n ếu là huyề n d ị ch thì lấ y mộ t  

130
quai c ấ y, nêu là khuẩ n l ạ c thì ch ạ m đ ầ u que c ấ y lên m ặ t khu ẩ n l ạ c 
là đ ủ .
­ Mở  nút ông môi tr ườ ng, kh ử  trùng miệ ng ông, rồ i đặ t đầ u que c ấ y  
đã   l ấ y   vi   khuân   vào   ch ỗ   th ấ p   nh ấ t   c ủ a   m ặt   th ạch,   ria   đi   ria   lạ i  
nhi ề u l ầ n, sau đó v ừ a ria v ừa đ ư a d ầ n que c ấ y lên cao đế n hế t m ặ t  
th ạ ch (Hình 8.2).

Hình 8.2. Ria c ấy vi khu ẩn trên m ặ t th ạ ch nghiêng (b)

Hình 8.3. C ấ y vi khu ẩn vào  ố ng th ạ ch nghiêng, có c ả  ph ầ n đứ ng  


(a)
Đôi   v ới   môi   tr ườ ng   xác   đ ị nh   tính   ch ấ t   sinh   v ật   hoá   h ọ c   c ủ a   vi 
khu ẩ n,  ống môi tr ườ ng có thê có c ả  ph ầ n đ ứ ng và ph ầ n nghiêng (Hình 
8.3), đ ầ u tiên vi khu ẩ n đ ượ c cám sâu vào phầ n đ ứ ng, sau đó kéo que c ấ y 
lên ria trên b ể  m ậ t  phần nghiêng.
1.3. Cây vào môi tr ườ ng th ạch sâu
M ụ c này mô t ả  kỹ  thu ậ t c ấ y m ẫu xét nghi ệ m vào thạ ch  ố ng, ch ỉ  có 
ph ầ n đ ứ ng, không có ph ầ n nghiêng. Th ườ ng đ ể  nuôi c ấ y vi khu ẩ n sinh 
nha bào và hi ế u k ỵ  khí tu ỳ  ng ộ . Trình t ự  th ự c hi ệ n k ỹ  thu ậ t này như  sau:
­ Đun   nóng   làm   lỏ ng   hoàn   toàn   môi   tr ườ ng,   sau   đó   đ ể   nhi ệ t   độ   hạ 
xu ố ng 50°c (môi tr ườ ng v ẫ n còn  ở  tr ạ ng thái l ỏ ng).
­ Dùng pipet Pasteur vô trùng lấ y kho ảng 1 gi ọt huy ền d ịch vi khu ẩn.  
M ỏ  nút ôĩig môi tr ườ ng, kh ử  khu ẩn mi ệ ng  ông rồ i đư a đầ u nhọ n 
c ủ a pipet đã lấ y vi khu ẩ n xu ố ng t ới đáy ông, sau đó v ừ a khu ấ y v ừ a  
t ừ  t ừ  rút pipet lên.
­ Bỏ  pipet vào bình đ ựng dung d ịch sát khu ẩ n. Kh ử  khu ẩn mi ệng  ống  
môi   tr ườ ng,   nút   ố ng   r ồ i   nhúng   vào   n ướ c   l ạ nh   cho   môi   tr ườ ng  
nhanh đ ặ c l ạ i, sau đó đ ặ t vào tủ   ấ m.
2. CẤY VI KHUẨN VÀO MÔI TRƯỜNG LỎNG

131
Môi tr ườ ng l ỏ ng  đ ượ c dùng đ ể  tăng s ố  l ượ ng vi khu ẩn ho ặc xác 
đ ị nh tính ch ấ t sinh v ật hoá h ọ c c ủ a vi khu ẩ n. K ỹ  thu ật c ấy vi khu ẩn vào 
môi tr ườ ng lóng đ ượ c th ực hi ện theo trình t ự  sau:
Dùng pipet (ho ặc que c ầy) vô trùng l ấ y huy ề n d ị ch vi khu ẩn
­  M ỏ   n ứ t   ông   môi   tr ườ ng,   kh ử   khu ẩ n   mi ệ ng   ông,   r ồ i   nh ỏ   m ộ t  
gi ọ t huy ề n  d ị ch vi khu ẩ n (ho ặc khua đ ầ u que c ấ y) vào ông môi tr ự òng.
­  B ỏ  pipet vào bình đ ự ng dung d ị ch sát khu ẩ n (ho ặ c kh ử  khuân 
que cây  đ ặ t lên giá). Kh ử  khu ẩ n mi ệ ng ông môi tr ườ ng, nút ông, lắ c cho 
vi khuân phân bô đ ề u r ồ i đ ặ t vào t ủ   ấ m.
3. CẤY VI KHUẨN VÀO MÔI TRƯỜNG THẠCH MỂM
Th ạ ch  m ề m   là  môi   tr ườ ng   có   t ỷ   lệ   thạ ch   th ấ p  h ơn  môi  tr ườ ng  
đ ặ c nh ưng ch ưa I tr ạng thái l ỏ ng. Môi tr ườ ng này th ườ ng dùng đê xác 
đ ị nh   tính   ch ấ t   di   độ ng   c ủ a   vi   khu ẩ n,   đôi   khi   cũng   đượ c   dùng   đề   gi ữ 
ch ủ ng trong m ột th ời gian ngán. K ỳ  thu ậ t c ấ y vi khu ẩn vào th ạ ch m ề m  
đ ượ c  th ực hi ệ n theo trình t ự  sau:
­ Dùng que c ấ y  th ẳ ng (không  có vòng  ở  đ ầ u) vô  trùng ch ấ m  vào vi 
khu ẩ n.
­ Mở nút ông nghi ệ m, kh ử  khu ẩ n mi ệ ng ông, r ồ i c ắ m đ ầ u que 
c ấ y vào  chính gi ữa, sâu  xuố ng t ới đáy ông, sau đó rút que c ấ y ra sao cho 
đ ườ ng c ấ y càng g ọ n càng tôt.
­ Kh ử  khu ẩ n mi ệ ng ông, nút ông môi tr ườ ng. Kh ử  khu ẩ n que 
c ấ y đ ặ t lên  giá. Đ ặ t ông môi tr ườ ng vào t ủ   ấ m.

TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Hãy   nêu   m ụ c   đích   và   mô   t ả   k ỹ   thu ậ t   c ấy   phân   vùng   trên   môi 
tr ườ ng phân l ậ p?
2. Theo   s ự   suy   lu ận   c ủa   b ạn   (d ựa   trên   m ụ c   đích   và   sự   mô   tả   kỹ 
thu ật) k ế t qu ả  c ấy phân vùng nh ư  thê nào là đ ẹ p,  đạ t và không 
đ ạ t?
3. Hãy nêu m ụ c đích và mô tả  k ỹ  thu ậ t c ấ y vi khu ẩn vào môi tr ườ ng th ạ ch  
nghiêng, th ạ ch sâu, th ạ ch m ề m và môi tr ườ ng l ỏ ng?

132
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM

GIỚI THIỆU: 
    Công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm phải được thực hiện thường xuyên 
liên tục để mang lại những kết quả xét nghiệm tin cậy, vừa đảm độ chính xác 
vừa đảm bảo độ tin cậy để khẳng định được tầm quan trọng của xét nghiệm 
đối với việc chẩn đoán bệnh chính xác  
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
 
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày được các loại sai số và các bước tiến hành KTCLxét nghiệm trong 
các giai đoạn làm xột nghiệm.
2. Giải thớch được ý nghĩa của việc KTCL xột nghiệm trong xột nghiệm lâm 
sàng.

NỘI DUNG:
Ch ấ t l ượ ng c ủ a các xét nghi ệ m đóng vai trò quan tr ọ ng trong vi ệ c  
ch ẩ n  đoán,  đi ề u tr ị  và tiên l ượ ng  b ệ nh. Nhi ệ m v ụ  c ơ  b ản c ủa cán bộ 
làm công tác xét nghi ệ m y sinh h ọc đ ặ c biệ t là xét nghi ệ m Hoá sinh là 
đ ả m   b ả o   k ế t   qu ả   xét   nghiệ m   c ủ a   mình   ph ả i   chính   xác   g ầ n   v ớ i   tr ị   s ố 
th ực c ủ a nó. Vì v ậ y vi ệ c KTCL xét nghiệ m là m ộ t trong nh ững ph ươ ng  
pháp nh ằ m đ ả m b ả o k ế t qu ả  xét nghiệ m đáng tin c ậ y.
Khái ni ệ m v ề  KTCL xét nghi ệ m đã đ ượ c đề  c ậ p đế n t ừ  nh ữ ng năm 
1950.   Nhi ều   n ướ c   trên   thế   gi ới,   vi ệ c   KTCL   xét   nghi ệ m   đã   tr ở   thành 
th ườ ng   quy   ở   các   phòng   xét   nghi ệ m   y   h ọ c   (Hoá   sinh,   Huy ế t   h ọ c,   Vi  
khu ẩ n,   Ký   sinh   trùng...).   Năm   1967   H ộ i   th ảo   qu ốc   t ế   v ề   KTCL   xét 
nghi ệ m   (ISQC   ­   International   Symposium   on   qualitycontrol)   đ ượ c   t ổ 
ch ức l ầ n đ ầ u năm 1963 và t ừ  đó cho đế n nay đị nh kỳ  3 năm họ p mộ t l ầ n 
ở  nhi ề u n ước trên th ế  gi ớ i.
ở  Vi ệ t Nam công tác KTCL xét nghi ệ m b ắ t  đ ầ u  đ ượ c  đề  xuấ t t ừ 
1976 và nay đã đ ượ c đ ư a vào ch ươ ng trình gi ả ng d ạ y.
M ụ c đích c ủ a vi ệ c KTCL xét nghi ệ m là đ ể  phát hiệ n ra các sai s ố 
trong quá trình làm xét nghi ệm, qua đó hạ n ch ế  đế n m ứ c tố i đa các sai 
s ố  nh ằ m đ ả m b ả o kế t qu ả  xét nghi ệ m chính xác. K ế t qu ả  xét nghiệ m s ẽ 
giúp   cho   vi ệ c   tăng   c ườ ng   ch ấ t   l ượ ng   phòng   dị ch,   ch ẩ n   đoán,   điề u   tr ị , 
theo dõi tiên l ượ ng b ệ nh góp ph ầ n vào công tác chăm sóc và b ả o v ệ  s ức  

133
kho ẻ  toàn dân. 
Đ ả m   bả o   cho   vi ệ c   th ực   hi ện   t ốt   KTCL   xét   nghiệ m   c ầ n   ph ả i   th ực 
hi ệ n t ố t 3 giai đo ạ n c ủ a quá trình làm xét nghi ệ m.
Giai đo ạ n tr ướ c xét nghi ệ m: là giai đo ạ n chu ẩ n b ị  làm xét nghi ệ m, 
chu ẩ n b ị  cho vi ệ c l ấy b ệnh ph ẩm, chu ẩn b ị  b ệnh nhân, chu ẩ n b ị  thuố c  
th ử  và các dụ ng c ụ  c ầ n thi ết cho xét nghi ệ m.
Giai   đo ạ n xét  nghi ệ m:  g ồ m t ất c ả  các  b ướ c  ti ế n hành xét nghiệ m,  
ti ế n hành làm tay ho ặ c làm máy, tinh k ế t qu ả  xét nghi ệ m. 
Giai đo ạ n sau xét nghi ệ m: S ử  d ụ ng k ết qu ả  xét nghi ệ m vào các m ụ c  
đích đ ặ t ra.
ở  các giai đo ạ n trên đ ề u có th ể  có nh ữ ng nguyên nhân dẫ n đế n sai  
s ố . Vì v ậ y, c ầ n ph ố i h ợp m ọ i khâu, m ọ i giai đoạ n để  khắ c phụ c và loạ i 
tr ừ  sai s ố  đ ể  cho kế t qu ả  xét nghiệ m có đủ  độ  tin c ậ y.
I­ KTCLXN  Ở GIAI ĐO Ạ N TR ƯỚ C KHI LÀM XÉT NGHI Ệ M.
Trong giai đo ạ n này vi ệ c đả m b ả o l ấ y m ẫ u xét nghiệ m mộ t 
cách chính xác góp ph ầ n không nh ỏ  vào kế t qu ả  tin c ậy c ủa xét nghiệ m. 
L ấ y m ẫ u làm xét nghi ệ m là khâu đ ầ u tiên củ a công tác xét nghi ệ m. N ế u 
khâu này có m ộ t cán b ộ  chuyên trách đ ả m nh ậ n thì quy trình l ấ y m ẫ u s ẽ 
đ ượ c đ ả m bả o. Tuy nhiên phầ n này các cán b ộ  làm công tác xét nghiệ m 
đ ề u ph ả i n ắ m đ ượ c các nguyên t ắ c c ơ  b ả n và thành th ạ o các k ỹ  thu ậ t 
l ấ y   b ệ nh   ph ẩ m,   góp   ph ầ n   h ạ n   ch ế   sai   s ố   c ủa   k ết   qu ả   xét   nghiệ m   và 
đ ả m b ả o ch ấ t l ượ ng xét nghi ệ m  ở  giai đo ạ n đầ u tiên này.
1. Cách  l ấ y và b ả o qu ả n b ệ nh ph ẩ m làm xét nghiệ m (xem sách  
th ực hành hoá sinh).
2. Nh ững thay đ ổ i sinh lý c ủ a k ế t qu ả  xét nghi ệ m.
M ộ t s ố  y ế u t ố  có th ể   ả nh h ưở ng đế n kế t qu ả  xét nghiệ m:
Gi ới: m ộ t s ố  ch ất nh ư  hemoglobin, acid uric nam cao h ơn n ữ, các  
enzym GOT, GPT nam giao độ ng r ộ ng h ơn n ữ. các hormon...
Tu ổ i: m ộ t s ố  ch ấ t có n ồ ng độ  thay đổ i theo l ứ a tu ổ i:
+   Tr ẻ   s ơ   sinh   có   bilirubin,   phosphatase   ki ềm   cao   h ơn,   ure,  
creatinin, protein, glucose máu th ấp h ơn ng ườ i l ớn.
+ Creatinin, cholesterol, phosphatase ki ềm huy ết thanh  ở ng ười  
cao tu ổ i cao h ơn  ở ng ườ i tr ưở ng thành.
­  Ch ế   độ   ăn   và   tình   tr ạ ng   dinh   d ưỡ ng   c ủa   c ơ   th ể   cũng   ả nh 
h ưở ng   đế n   n ồ ng   độ   m ộ t   số   ch ấ t   trong   huy ết   thanh.   Sau   b ữa   ăn 
triglycerid,   đ ườ ng,   ure   tăng   nh ẹ ,   gama   GT,   AST   tăng   nh ẹ   sau   u ố ng 
r ượ u, ch ấ t cetonic ni ệu tăng khi đói.... Thu ố c lá làm tăng HbCO máu, 

134
cà   phê   làm   tăng   phân   hu ỷ   đ ườ ng,   lipid   và   làm   acid   béo   huy ế t   thanh 
tăng.

135
­ Chế độ luyện tập có thể làm tăng CK (creatinin kinase) tăng AST (aspartat 
aminotransferase), xuất hiện hemoglobin niệu, tăng một số hormon như 
adrenalin, hormon sinh dục.
­ Một số thuốc bệnh nhân dùng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét 
nghiệm.
+ Morphin và cocain làm tăng amylase.
+ Suffonamid, nimifon làm tăng bilirubin.
+ Corticoid làm tăng cholesterol...
3. Chuẩn bị dụng cụ để lấy bệnh phẩm.
­ Bơm tiêm
­ ống nghiệm chứa máu.
­ Bộ và ống nghiệm chứa nước tiểu.
Tất cả phải vô trùng, khô để chống nhiễm khuẩn và vỡ hồng cầu.
II. KTCL Ở GIAI ĐOẠN XÉT NGHIỆM.
Trong giai đoạn này, các bước tiến hành xét nghiệm có thể dẫn đến sai số như:
­ Bước lấy bệnh phẩm hoặc pha loãng bệnh phẩm.
­ Lấy thuốc thử để lên màu phản ứng.
­ Trộn đều và để thời gian phản ứng.
­ Đo màu và tính kết quả.
ở mỗi bước trong quá trình tiến hành xét nghiệm đều có thể có các sai số không 
thể tránh khỏi mặc dù người làm xét nghiệm thao tác rất thận trọng. Mục đích 
KTCL xét nghiệm giai đoạn này là để phát hiện được các sai số trong quá trình 
làm xét nghiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những sai số. Sai số lý thuyết 
sảy ra trong quá trình làm xét nghiệm là sai số kỹ thuật.
1. Các loại sai số kỹ thuật.
Sai số  bất ngờ: (Random error): là sai số  khó tránh và xảy ra một cách 
ngẫu nhiên và có thể do các nguyên nhân.
+ Do thuốc thử hỏng.
+ Dụng cụ để đo thể tích không chuẩn xác.
+ Máy đo và các thiết bị làm xét nghiệm không ổn định.
+ Thao tác của người làm xét nghiệm chưa thuần thục.
Sai số hệ thống (Systematic error): nguyên nhân của sai số này gặp khi:
+ Chất lượng thuốc thử xấu.

136
+ Kỹ thuật xét nghiệm không đặc hiệu.
+ Hoá chất chuẩn sai hoặc không chính xác.
Loại bỏ sai số này chỉ có thể thực hiện được khi ta phát hiện được nguyên nhân 
gây sai số.
Sai số bất thường (Gross error): là sai số "thô bạo" thường xảy ra do:
+ Không thực hiện đúng trình tự  làm xét nghiệm.
+ Nhầm lẫn thuốc thử, nhầm lẫn bệnh phẩm , dụng cụ đo lường, nhầm 
bước sóng khi đo màu.
+ Tính kết quả sai.
Loại sai số này có thể tránh được nếu các xét nghiệm viên thận trọng trong quá 
trình làm xét nghiệm và tổ chức tốt phòng xét nghiệm.
Các loại sai số phải được khắc phục trong quá trình làm xét nghiệm. Khắc phục 
và loại trừ các sai số trong quá trình xét nghiệm là KTCL xét nghiệm. 
2. KTCL xét nghiệm trong phòng xét nghiệm.
Trong một phòng xét nghiệm thực hiện KTCL xét nghiệm còn được gọi là nội 
KTCL.
 Mục đích:
­ Đánh giá những kết quả xét nghiệm thực hiện ở mỗi phòng xét nghiệm.
­ Đảm bảo tính tin cậy của các kết quả xét nghiệm.
­ Giúp cho mỗi phòng xét nghiệm tự đánh giá được giá trị của kỹ thuật xét 
nghiệm cùng sự hoạt động có hiệu quả phòng xét nghiệm của mình.
­ Đánh giá tay nghề của mỗi một cán bộ làm xét nghiệm.
­ So sánh kết quả xét nghiệm của phòng mình với những kết quả xét 
nghiệm của những phòng xét nghiệm khác áp dụng cùng loại kỹ thuật.
+ Chương trình KTCL xét nghiệm bao gồm:
­ Kiểm tra độ chính xác (Precision).
­ Kiểm tra độ xác thực (Aceuracy).
Một kết quả xét nghiệm được coi là tin cậy khi nó có đủ hai thông số là độ 
chính xác và độ xác thực.
Chính xác + xác thực = tin cậy
Qua các thông số thống kê ta có thể xác định được độ tin cậy của kết quả xét 
nghiệm.
    2.1­ Kiểm tra độ chính xác:

137
Điều kiện bình thường: Tiến hành xét nghiệm trong điều kiện hàng ngày 
của phòng xét nghiệm.
Điều kiện tối ưu: Tiến hành xét nghiệm trong thời gian ngắn,sử dụng cùng 
một loại máy cho các xét nghiệm,dùng các thuốc thử mới pha, chọn một kỹ 
thuật viên .thành thạo để làm tất cả các xét nghiệm.

138
­ Khái niệm độ chính xác­Độ xác thực:
+Độ xác thực của một phương pháp có được khi các trị số thu được xấp 
xỉ như trị số thực
+Độ chính xác là kết quả xét nghiệm thu được phân tán ít so với trị số 
trung bình ( x .)
 Độ chính xác tương ứng với khoảng cách giữa kết quả xét nghiệm riêng lẻ với 
trị số trung bình. Sự phân tán của các kết quả xét nghiệm thu được càng nhỏ thì 
độ chính xác càng cao và đồ thị hình chuông hẹp. Ngược lại, sự phân tán của các 
kết quả xét nghiệm thu được càng lớn độ chính xác càng thấp và đồ thị hình 
chuông dẹt.
Độ chính xác thấp là do nguyên nhân sai số bất ngờ, sai số bất thường, những 
sai số này có thể tránh được.
 Nguyên tắc kiểm tra độ chính xác là kiểm tra tính "lặp lại" các kết quả xét 
nghiệm (làm nhiều lần xét nghiệm với cùng một kỹ thuật trên cùng một mẫu 
xét nghiệm).
­ Huyết thanh kiểm tra (mẫu để kiểm tra).
+ Tự chế tạo lấy huyết thanh kiểm tra.
Nếu phòng xét nghiệm tự tạo lấy huyết thanh kiểm tra cần chú ý:
* Nồng độ các thành phần trong huyết thanh kiểm tra độ chính xác không 
được biết nhưng không được rơi vào vùng bệnh lý.
* Thu thập huyết thanh dùng làm mẫu kiểm tra bằng cách: hàng ngày thu 
thập các mẫu huyết thanh thừa trong phòng xét nghiệm (loại các huyết thanh vỡ 
hồng cầu, huyết thanh đục, tăng bilirubin), huyết thanh được tập chung vào chai 
2­3 lit, đặt trong tủ lạnh ­ 20oC, khi đủ số lượng cho nhu cầu kiểm tra, làm tan 
huyết thanh ở nhiệt độ thường rồi trộn đều, khuấy từ trong một giờ tránh sủi 
bọt sau đó lọc hoặc ly tâm 3000v/phút/30phút để loại cục sợi huyết. Hỗn hợp 
được gọi là huyết thanh kiểm tra sẽ được chia thành nhiều lọ nhỏ, vô khuẩn 
chứa 10 ­ 20 ml đậy kín bảo quản ở ­ 20oC. Khi tiến hành kiểm tra, mỗi lần lấy 
ra 1 lọ kiểm tra độ chính xác (khi dùng huyết thanh kiểm tra cần làm tan và trộn 
đều trước khi làm kiểm tra). Huyết thanh kiểm tra này có thể ổn định từ 6 tháng 
đến 1 năm (có thể cho thêm 10 ­ 20 mg methiotal cho 100ml huyết thanh để 
chống nhiễm khuẩn).
+ Dùng mẫu chuẩn để làm huyết thanh kiểm tra.
­ Những thông số thống kê sử dụng trong việc kiểm tra độ chính xác.
 + Sự phân phối chuẩn ­ Đường cong Gauss.
Phân phối chuẩn là sự phân phối đối xứng qua trị số trung bình, đường cong 
hình chuông hoặc đường cong phân bố chuẩn ­ phân bố đều.

139
+ Trị số trung bình ( x đọc là x ngang): là thông số được tính theo công thức:

 xi                         x1 + x2 + ...+xn
x  = ­­­­­­­­­­­­  =  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
n                        n
x  trùng với trung vị khi phân phối chuẩn là phân phối đều, khi số lượng 
kết quả là số lớn.
Trị số trung bình  x  và trung vị chưa cho ta thấy sự phân tán của các trị số kết 
quả. 
Khắc phục điều này có thông số phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số phân tán.
+ Phương sai(V):
Công thức tính V:

 (xi ­  x )2
V =  ­­­­­­­­­­­­­­­­
        n ­ 1
 (xi ­  x )2 là tổng số bình phương các hiệu số của mỗi trị số kết quả với trị số 
trung bình. 
n là số lượng các trị số riêng biệt.
 + Độ lệch chuẩn (SD ­ S ­ standard deviation)
SD được đọc là sicma ­  .
Công thức tính  :
2

xi x

n 1
với điều kiện n < 30.

140
Độ lệch chuẩn đánh giá sự phân tán của các trị số riêng biệt bằng trị số tuyệt 
đối. Một phân bố được gọi là chuẫn thì
68% trị số nằm trong giới hạn  x  + 3 . 95% trị số nằm trong giới hạn 
x  + 2 . 99,7% trị số nằm trong giới hạn  x  +  .
Thông thường người ta lấy giới hạn  x  + 2  là vùng của các giá trị bình 
thường trong phân phối chuẩn.

141
 + Hệ số phân tán (CV ­ Coefficient of variation)
CV là tỷ số biểu thị dưới dạng phần trăm của độ lệch chuẩn trên trị số 
trung bình.
      
CV = ­­­­­­­­­­­­ . 100
        x
Thông thường CV của các kỹ thuật xét nghiệm các thông số bình thường 
như: định lượng glucose huyết thanh, cholesterol huyết thanh, acid uric huyết 
thanh, bilirubin huyết thanh, creatinin huyết thanh.... cho phép < 5%. Các xét 
nghiệm về enzym, hormon... có độ giao động sinh học lớn, cv cho phép từ 5 ­ 
10%.
Để thuận lợi cho việc KTCL xét nghiệm cần lập bảng tính toán sau:

N Kết quả xi xi ­  x (xi ­  x )2

x1

x2

...

xn

 xi                                        (xi ­  x )2

Từ bảng trên tính ra được  x ,  , CV...
­ Quy trình thực hiện kiểm tra độ chính xác.
 + Thiết lập bảng tính toán các thông số đánh giá độ chính xác.

142
Loại xét nghiệm kiểm tra Kỹ thuật xét nghiệm được dùng

Tháng/năm Mẫu kiêmt tra số:...

Ngày KQ xi xi ­  x (xi ­  x )2 Người làm XN

Các thông số sẽ được tính toán:  x , ,CV% 
Chữ ký của người phụ trách.

143
+ Các bước tiến hành kiểm tra độ chính xác.
 Bước một tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ sơ bộ.
Thời kỳ này huyết thanh kiểm tra được sử dụng để định lượng các chất riêng 
biệt trong 20 ngày. Kết quả định lượng này được sử dụng để tính toán các thông 
số  x ,   cho từng loại xét nghiệm theo bảng tính toán các thông số đánh giá độ 
chính xác, các thông số này dùng để vẽ các bảng kiểm tra độ chính xác cho từng 
loại xét nghiệm.
 Bước hai tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ chính thức.
Huyết thanh kiểm tra được làm song song cùng với lô xét nghiệm thường 
quy. Kết quả tính toán được sẽ sử dụng vào 2 bảng.
* Bảng tính toán số liệu hàng ngày kiểm tra độ chính xác (ghi ngày làm xét 
nghiệm và kết quả vào bảng).
* Bảng kiểm đã được xác lập từ kiểm tra độ chính xác thời kỳ sơ bộ (đánh dấu 
vào bảng kiểm đúng vị trí và ngày làm xét nghiệm).
Chú ý giai đoạn này không dùng giá trị của các mẫu kiểm tra độ chính xác 
được làm cùng với lô xét nghiệm để điều chỉnh kết quả xét nghiệm thường quy.
 + Đánh giá độ chính xác
Qua kết quả tiến hành kiểm tra độ chính xác thời kỳ chính thức ta có thể đánh 
giá việc kiểm tra độ chính xác qua:
­ Qua bảng kiểm  tra: xác định các trường hợp.
1­ Số trị số nằm ngoài giới hạn báo động.
2­ Số trị số nằm trong giới hạn tin cậy.
Kết luận về kiểm tra độ chính xác qua 2 thông số trên. Độ chính xác tốt là 
không hoặc dưới 5% số điểm kiểm tra rời khỏi vùng giới hạn tin cậy.
­ Qua hệ số phân tán: qua bảng tính toán số liệu hàng ngày trong 1 tháng ta tính 
được CV. Hệ số phân tán (CV) trong điều kiện làm xét nghiệm bình thường đối 
với các thông số nồng độ protein huyết thanh, glucose huyết thanh, ure máu, acid 
uric máu... chỉ cho phép CV < 5%. Nếu với các xét nghiệm đặc biệt như nồng 
độ creatinin, cholesterol, bilirubin, hoạt độ các enzym thì CV có thể cho phép từ 
5­ 10%.
 Kiểm tra chất lượng xét nghiệm­ kiểm tra độ xác thực
Mỗi chất trong mẫu thử đều có trị số thực của nó, việc xác định trị số 
thực của mỗi thành phần trong một mẫu huyết thanh hay mẫu chuẩn hết sức 
khó khăn. Những kết quả có trị số gần đến thực là trị số có độ xác thực cao. 
Mục đích kiểm tra độ xác thực của kỹ thuật là phát hiện và loại bỏ những sai số 
hệ thống có thể xảy ra trong quá trình làm xét nghiệm.

144
Một phương pháp xét nghiệm thu được kết quả đúng khi kết quả xấp xỉ 
bằng trị số thực của nó.

Các tình huống trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm có thể gặp giống 
như bắn bia.
Trị số thực là khái niệm lý tưởng rất khó thực hiện được trên thực tế mà 
chỉ có giá trị số thực theo quy ước. Người ta phải làm lặp lại nhiều lần trên 
cùng mẫu và kết quả cũng lặp lại nhiều lần được coi là số thực.

Mẫu kiểm tra độ xác thực ­ các loại chuẩn.
Chuẩn cấp một ­ hoá chất tinh khiết, trọng khối được xác định bằng phương 
pháp cân,  từ đó pha thành dung dịch chuẩn cấp 1.
Chuẩn cấp hai ­ hoá chất tinh khiết mà trọng khối xác định bằng phương 
pháp hoá học, từ đó pha thành dung dịch chuẩn cấp 2 và đối chiếu với dung dịch 
chuẩn cấp 1.
Mẫu chuẩn: dung dịch mẫu chứa nhiều thành phần tương tự huyết thanh, 
thành phần trong mẫu được xác định bằng các xét nghiệm hoá học. 
Ngày nay người ta pha kít để sử dụng và mỗi kít có thể có dung dịch chuẩn tiện 
lợi cho người sử dụng. Trên thực tế người ta có các dung dịch chuẩn và huyết 
thanh kiểm tra.
Huyết thanh kiểm tra có hai loại:
­ Loại có chứa các chất nồng độ tương đương với trị số bình thường 
(N).
­ Loại có chứa các chất mà nồng độ tương đương bệnh lý (P).
Ngoại KTCLXN :Mỗi phòng xét nghiệm sẽ tiến hành KTCL  trên cùng 
một mẫu huyết thanh kiểm tra .Kết quả được gửi về trung tâm để phân 
tích và thông báo phản hồi về chất lượng xét nghiệm của từng phòng xét 
nghiệm
III. KTCLXNGIAI ĐOẠN SAU KHI LÀM XÉT NGHIỆM

145
Giai đoạn này chủ yếu là sử dụng kết quả xét nghiệm và vận dụng kết 
quả xét nghiệm vào thực tế lâm sàng.Giai đoạn này người cán bộ xét nghiệm 
phải đảm bảo tính chính xác của qui trình tính toán và ghi phiếu xét nghiệm 
.Thầy thuốc phải lưu ý đến ảnh hưởng của chế độ ăn ,thuốc uống ,điều kiện 
sống ,tuổi ,giới tính......đều ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
IV.GIỚI HẠN CÁC SAI SỐ: Dựa vào ba yếu tố sau.
1.Chất lượng thuốc thử và mẫu
Không làm bẩn thuốc thử  và mẫu .Chú ý điều kiện bảo quản (nhiệt độ 
,ánh sáng,thời gian bảo quản)
2.chất lượng dụng cụ
Dụng   cụ   thuỷ   tinh   phải   sạch   ,khô   ,cân   phải   chính   xác,máy   móc   phải 
chuẩn
3.chất lượng thao tác
Kỹ  thuật viên phải thao tác chính xác ,hút pi pet phải chuẩn , đọc chính  
xác vạch lõm của dung dịch ,lắc trộn đều ,thời gian tiếp xúc phản ứng phải vừa  
đủ ,điều kiện phản ứng phải thực hiện đúng . Tránh các sai số thô bạo
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau
1.Trình bày  các loại sai số trong xét nghiệm
2.Nêu các công thức tính toán trong KTCL
3.Trình bày những thay đổi sinh lý của kết quả xét nghiệm
4.Trình bày các loại  mẫu chuẩn và huyết thanh kiểm tra
5.Trình bày giới hạn các sai số
Phân biệt đúng sai các câu sau
6.Để có mẫu chuẩn cấp một chất mẫu phải tinh khiết
7.Phải chú ý đến chất lượng thuớc thử.nước cất
8.Phải kiểm tra đồng hồ, nhiệt kế khi làm xét nghiệm
9.Nhầm lẫn mẫu bệnh phẩm là sai số thô bạo
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:
1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978
2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực ­ Vụ khoa học và Đào  
tạo Bộ Y tế, 1991.
3. Kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng ­ Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên  
Bệnh viện Bạch mai, 2001

146
4. Xét nghiệm cơ bản ­ Bộ Y tế, 1995
    5. Thực tập hoá sinh­ đại học y hà nội­2001
    6. Hoá sinh lâm sàng­ Đại học y dược TPHCM (1996)

147
TÀI LI ỆU Đ Ọ C THÊM:
1. Eliênn Levy Lambert, Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm, 1978
2. Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu 
vực, 1991.
3. Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Bệnh viện Bạch mai, Kỹ thuật xét nghiệm hoá 
sinh lâm sàng, 2011
4. Bộ Y tế, Xét nghiệm cơ bản, NXB Y hoc,1995
̣
5. Đại học y hà nội, Thực tập hoá sinh­ 2012
6. Đại học y hà nội, Thực tập vi sinh ­ 2012
7. Bộ Y tế. Quyết định số 2912/QĐ­BYT ngày 4 tháng 8 năm 2006 về việc thành 
lập Ban Tư vấn an toàn sinh học. 
8. Bộ Y tế. Quy chế Quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 
43/2007/QĐ­ BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

148

You might also like