You are on page 1of 8

Chuyên đề 1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

1. Địa tầng địa chất


Trên cơ sở tài liệu thu thập và kết quả đo vẽ địa chất thủy văn, cho thấy vùng
đảo được thành tạo bởi các hoạt động phun trào núi lửa và các trầm tích có các
nguồn gốc biển, gió tuổi từ Pleistocen đến Holocen.
Giới kainozoi - hệ đệ tứ
(1). Thống Pleistocen trung - thượng, phun trào bazan (bQ1): Phân bố rộng
rãi, lộ ở trung tâm của 2 đảo và một khối nhỏ ở phía đông đảo lớn (chiếm khoảng
70% diện tích). Đây là thành phần vật chất chính tạo nên vùng đảo Lý Sơn; chúng
có phương kéo dài theo đông - tây với tổng diện lộ khoảng 7,3 km2.
Thành phần gồm chủ yếu là bazan olivin, bazan dolerit màu xám đen, xám
xanh, kiến trúc porphyr, cấu tạo đặc sít hoặc lỗ hổng. Vỏ phong hóa của chúng gồm
sét, bột, dăm sạn laterit. Trong phun trào bazan còn xen kẹp các lớp dăm, sạn, tuf
bazan màu xám nâu.
Mặt cắt đặc trưng cuả thành tạo này quan sát tại các lỗ khoan như sau :
Từ 0 - 2,5m: Bazan phong hoá triệt để, thành phần gồm sét bột màu xám
vàng, kết cấu mềm bở.
Từ 2,5 - 16,5m: Bazan lỗ hổng xen bazan đặc xít màu xám nứt nẻ mạnh.
Từ 16,5 - 35,5m: Trầm tích phun trào có thành phần dăm, sạn, tuf bazan màu
xám tro, xám nâu. Trong đá mảnh vụn chiếm khoảng 25%, gồm các mảnh bazan
thủy tinh, xi măng chiếm khoảng 75% chủ yếu là carbonat và bột sét.
Từ 35,5 - 58m: Bazan lỗ hổng màu xám đen, lỗ hổng chiếm 12 -18%, kích
thước 2 - 10mm. Đá có kiến trúc dạng porphyr với nền gian phiến.
Từ 58 - 80m: Bazan đặc sít xen lỗ hổng màu xám đen, thành phần chủ yếu là
các khoáng vật tạo đá plagioclas, pyrocen, olivin. Đá cứng chắc, ít nứt nẻ.
Tuổi của bazan theo các tài liệu trước đây được xếp vào Holocen (bQ2).
(2). Thống Pleistocen thượng, trầm tích biển (mQ1): Lộ ra thành những dải
dải hẹp ven bờ biển ở phía bắc thôn Đồng Hộ, đông nam xã Lý Hải và một dải nhỏ
ở phiá nam đảo bé với diện tích tổng cộng khoảng 2,5 km2, phần còn lại bị các trầm
tích trẻ phủ lên trên.
Thành phần gồm cát thạch anh chứa vụn san hô, gắn kết bằng carbonat màu
trắng rất cứng chắc, phần dưới là cát thạch anh hạt trung đến thô, độ chọn lọc và
mài tròn tốt.
Kết quả phân tích thạch học cho thấy thành phần mảnh vụn chiếm 80 - 85%,
gồm cát thạch anh, calcit chiếm 40 - 50%, hạt có kích thước 0,5 - 1mm, không màu,
Chuyên đề 1- 1
hấp phụ mạnh, cắt khai theo hai phương dạng hình thoi. Tàn tích sinh vật chủ yếu là
san hô có dạng tương đối tròn, phân bố không đều. Xi măng gắn kết là carbonat,
mức độ gắn kết tương đối tốt. Về quan hệ địa tầng, các trầm tích biển phủ trực tiếp
lên bazan Pleistocen trung - thượng và bị các trầm tích biển Holocen phủ lên. Tuổi
trầm tích nguồn gốc biển này là Pleistocen muộn (mQ1). Chiều dày 5 - 13m.
(3). Thống Holocen, phun trào bazan (bQ2): Phân bố ở các miệng núi lửa
Hòn Tiền, Hòn Sỏi và hòn Thới Lới với diện tích tổng cộng khoảng 1,3 km2.
Đây là các thành tạo ở họng núi lửa có thành phần đặc trưng là dăm, sạn kết,
tuf màu nâu vàng, xen các lớp mỏng bazan olivin màu xám bị phong hóa nhẹ.
Thành phần khoáng vật gồm các mảnh vụn bazan chiếm 9 - 12%, plagioclas 12%,
thủy tinh 5%, xi măng gắn kết là bột, cát, sét và keo carbonat. Đá có cấu tạo phân
lớp dày có góc dốc thay đổi 15 - 20 o, Tại phía bắc hòn Thới Lới thế nằm có hướng
cắm về đông nam. Do quá trình phụt nổ, trong mặt cắt của địa tầng có nhiều mảnh
dăm tảng bazan nằm trong lớp cát kết, bột kết, kích thước mảnh dăm thường thay
đổi 3-5cm, hình dạng sắc cạnh, gắn kết tương đối tốt. Chiều dày thay đổi 50 - 80m.
(4). Thống Holocen, phụ thống thượng:
a. Trầm tích biển (mQ23): Phân bố chủ yếu ở phía đông thuộc xã Lý Hải,
phía tây bắc thuộc xã Lý Vĩnh và một dải nhỏ ở tây nam đảo bé, tạo nên bậc thềm
bằng phẳng ở độ cao 2 -3m bao quanh phần rìa đảo, diện tích tổng cộng khoảng 2,2
km2.
Thành phần gồm cát hạt trung đến thô chứa carbonat màu xám trắng, mài
tròn và chọn lọc trung bình. Cát có kích thước hạt >2mm chiếm 12 - 15%, từ 2-
0,5mm chiếm 42 - 64%, từ 0,5- 0,1mm chiếm 20 -21%. Cát thường tơi xốp, kết cấu
bở rời và phủ lên trầm tích biển Pleistocen trung - thượng. Chiều dày thành tạo thay
đổi 3 -6m.
b. Trầm tích gió (vQ23): Chỉ phân bố thành một dải hẹp ở phía bắc đảo bé,
trên độ cao 10 – 15 m, tạo nên cồn cát kéo dài theo phương đông tây, 2 đầu thắt lại,
diện tích khoảng 0,02 km2. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ màu vàng nhạt, kết
cấu rời rạc. Kích thước hạt 0,25 -0,5 mm chiếm 21%, từ 0,1-0,25 mm chiếm 78%,
hàm lượng sét không đáng kể. Thành tạo nguồn gốc gió nằm phủ lên bazan
Pleistocen trung - thượng, đỉnh có hình dạng lượn sóng. Chiều dày từ 10 -20 m.
Về địa mạo
Dựa vào đặc điểm hình thái và nguồn gốc, vùng đảo Lý Sơn có thể phân định
các địa hình sau:

Chuyên đề 1- 2
(1). Địa hình đồi phong hóa, bóc mòn, rửa trôi trên đá phun trào bazan
Địa hình này có đặc điểm dốc thoải, lượn sóng yếu, góc dốc địa hình thay đổi
từ 10 ¸ 20o, các miệng núi lửa có dạng lòng chảo, chóp nón, độ dốc 30 -35 o. Bề mặt
địa hình thường gồ ghề, lởm chởm. Vỏ phong hóa gồm sét, bột, cát lẫn dăm sạn có
chiều dày thay đổi lớn. ở những nơi địa hình thoải, lượn sóng yếu, chiều dày vỏ
phong hóa đạt 3 -6 m, cá biệt có nơi 8 - 9 m. Tại các sườn dốc do quá trình bào
mòn, rửa trôi mạnh mẽ nên chiều dày vỏ phong hóa mỏng (khoảng 0,5 - 0,7 m).
Các sản phẩm phong hóa của kiểu địa hình này được nhân dân khai thác
(nhiều nhất là ở sườn của hòn Thới Lới) để trồng hành tỏi.
Một đặc trưng nữa của dạng địa hình này là phát triển các mương xói, rãnh
xói kéo dài trong phạm vi 10 -15m, cắt sâu vào vỏ phong hóa 0,5-0,7 m. Do hoạt
động của gió và sóng biển một số nơi đất đá bị đổ lở, rửa trôi tạo nên các thành vách
dựng đứng (nam đảo Bé, khu vực Hòn Tiền, bắc đảo Lớn) và hang động (như chùa
Hang).
(2). Địa hình thềm tích tụ, bóc mòn phát triển trên các trầm tích biển, gió
Phân bố hạn chế, tương đối bằng phẳng, lượn sóng yếu, tạo nên các bậc thềm
bao quanh đảo. Trên mặt địa hình này hiện nay đang được nông dân sử dụng trồng
các loại cây hoa màu, chủ yếu là trồng hành, tỏi.
2. Đặc điểm địa chất thủy văn
Từ kết quả đo vẽ địa chất thủy văn và khoan hút nước thí nghiệm lỗ khoan,
hút thử giếng đào, bước đầu đánh giá đặc điểm các tầng chứa nước ngầm trên địa
bàn huyện đảo Lý Sơn như sau:
a/Các tầng chứa nước lỗ hổng
Là nước chứa và vận động trong lỗ hổng của các hạt của trầm tích bở rời hệ
Thứ Tư. Căn cứ vào đặc điểm phân bố, quan hệ địa tầng và quan hệ thủy lực có thể
chia ra 2 tầng chứa nước như sau:
+ Tầng chứa nước Holocen (qh)
Các trầm tích Holocen tạo thành từ nhiều nguồn gốc, bao gồm: Trầm tích gió
(vQ23) chỉ phân bố một dải hẹp khoảng 0,02km 2 ở phía bắc đảo Bé và trầm tích biển
(mQ23) phân bố ở phía đông xã Lý Hải, tây bắc xã Lý Vĩnh và một dải nhỏ ở tây
nam đảo Bé, tạo nên bậc thềm bằng phẳng ở độ cao 2 -3 m bao quanh phần rìa đảo.
Diện tích tổng cộng khoảng 2,2 km2.
Thành phần trầm tích gồm cát hạt mịn đến thô, chứa carbonat màu xám
trắng, chiều dày biến đổi từ 3 -20 m, chiều dày chứa nước 3 -6 m.
Tầng chứa nước Holocen chỉ có thành tạo trầm tích biển (mQ 23) tàng trữ
nước, còn trầm tích gió (vQ23) ở khu vực đảo Bé không chứa nước do nằm trên bậc
địa hình cao 10-20 m.
Chuyên đề 1- 3
Nước dưới đất trong tầng thuộc loại nước không áp tồn tại dưới dạng lấp
đầy các lỗ hổng, mực nước dao động trong khoảng từ 1,6 m (G87) đến 5,9 m (G34),
giá trị thường gặp 2,5 - 4,2 m; lưu lượng giếng thay đổi từ 0,31 l/s (G122b) đến 1,87
l/s (G105b), thuộc mức độ chứa nước từ nghèo đến tương đối giàu; hệ số thấm biến
đổi từ 1,34 m/ng (G123b) đến 7,61 m/ng (G105b), trung bình 3,83 m/ng.
Kết quả bơm nước thí nghiệm các giếng trong trầm tích biển Holocen

Giếng Mực nước Trị số hạ Lưu lượng Q Độ khoáng Hệ số thấm
tĩnh (m) thấp (m) (l/s) (m3/ng) hóa (g/l) (m/ng)

G105b 3,32 0,28 1,875 162,0 0,610 7,61


G108b 3,02 0,44 0,428 36,98 0,427 4,03
G117b 2,50 0,48 1,153 99,62 0,785 3,19
G122b 4,10 0,30 0,312 26,96 1,420 2,97
G123b 2,80 0,67 0,357 30,84 2,731 1,34

Các kết quả đo sâu địa vật lí tại một số vị trí trong tầng này cho thấy, chiều sâu chứa
nước nhạt trong khoảng từ 0 -9 m, tương ứng với khoảng biến đổi của giá trị điện
trở suất rk = 16,4 -428 Ωm; ở độ sâu > 9 m nước dưới đất bị nhiễm mặn, M >1 g/l
(ρk = 1,3-5,5Ωm).
Nước dưới đất trong trầm tích Holocen không màu, không mùi, vị từ nhạt
đến mặn. Trong tổng số 33 giếng bơm nước thí nghiệm và khảo sát ĐCTV có 13
giếng tổng khoáng hóa <1 g/l (38%), 17 giếng 1 -3 g/l (51%) và chỉ có 4 giếng >3
g/l (11%). Do tác động qua lại trực tiếp của biển và thủy triều nên nước trong các
giếng ở địa hình thấp và gần bờ biển bị nhiễm mặn (G124, G119, G91 và G33).
Nước thuộc loại hình hỗn hợp bicarbonat colrur natri calci, colrur bicarbonat calci
natri hoặc clorur natri calci.
Động thái của nước thay đổi theo mùa. Nguồn cung cấp cho tầng là nước
mưa thấm trực tiếp trên bề mặt, miền thoát là địa hình thấp ven biển.
Nhìn chung tầng chứa nước Holocen mỏng, ở khu tương đối giàu nước chỉ
có thể đáp ứng cho nhu cầu cung cấp nước nhỏ, các hộ gia đình.
+ Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước này là trầm tích biển Pleistocen (mQ1) lộ những dải dải hẹp
ven bờ biển phía bắc thôn Đồng Hộ, đông nam xã Lý Hải và một dải nhỏ ở phiá
nam đảo Bé, diện tích khoảng 2,5 km2. Thành phần gồm cát thạch anh chứa vụn san
hô, gắn kết bằng carbonat màu trắng khá cứng chắc, phần dưới là cát thạch anh hạt
trung đến thô. Chiều dày chứa nước 5 - 13m
Nước dưới đất trong Pleistocen thuộc loại nước ngầm, mực nước thay đổi từ
2,4m (G118b) đến 6,1m (LK6), thường gặp 3,02 -3,6m; mức độ chứa nước nghèo
đến tương đối giàu, lưu lượng từ 0,32 l/s (G120b) đến 1,15 (G103b). Trong 6 giếng
bơm nước thí nghiệm và 1 lỗ khoan chỉ có 2 giếng lưu lượng <0,5 l/s (G120b và
Chuyên đề 1- 4
G106b). Hệ số thấm của tầng này dao động trong khoảng từ 1,3 m/ng (G104b) đến
7,1 m/ng (G106b), trung bình 4,53m/ng

Kết quả hút nước thí nghiệm trong trầm tích biển Pleistocen (mQ1)

Giếng, Mực nước Trị số hạ Lưu lượng Q Khoáng Hệ số thấm
lỗ khoan tĩnh (m) thấp (m) (l/s) (m /ng)
3 hóa (g/l) K (m/ng)

G103b 3,39 0,15 1,153 99,62 0,28 6,85


G104b 5,90 0,31 1,000 86,40 1,00 1,30
G106b 3,20 0,28 0,468 40,44 0,59 7,10
G118b 2,40 0,24 0,833 71,97 0,52 2,35
G120b 3,40 0,45 0,320 27,65 0,57 4,34
G121b 3,60 0,52 0,937 80,96 0,77 5,22
LK6 6,10 2,21 1,000 86,40 1,04 4,17

Kết quả đo sâu điện đối xứng tại điểm 18, 19 tuyến II trong tầng này cho
thấy, nước nhạt tồn tại đến độ sâu trong khoảng từ 14 -15m, tương ứng với khoảng
biến đổi của giá trị điện trở suất ρk = 23 -301 Ωm; ở độ sâu > 15m nước dưới đất bị
nhiễm mặn, M>1g/l (ρk = 9,9Ωm).
Nước dưới đất trong tầng trầm tích Pleistocen không màu, không mùi, vị
nhạt, trừ LK6 và G104b có khoáng hoá vượt 1g/l một chút (LK6 : M = 1,04 g/l;
G104b : M = 1,01 g/l), còn lại các giếng đều có khoáng hóa thường gặp 0,5 - 0,7 g/l.
Loại hình hóa học chủ yếu là nước hỗn hợp bicarbonat clorur natri calci, colorur
bicarboant natri magne.
Động thái nước thay đổi theo mùa. Muà mưa nước ở các giếng dâng cao gần
mặt đất. Nguồn cung cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa thấm xuống trực tiếp trên
diện lộ và thấm qua tầng chứa nước Holocen. Miền thoát chủ yếu ra biển, một phần
ngấm xuống cung cấp cho tầng chứa nước phun trào bazan b(q).
Nhìn chung, tầng chứa nước Pleistocen thuộc loại tương đối giàu nước,
nhưng có chiều dày thay đổi, phân bố rải rác và dễ bị nhiễm mặn. Do vậy, khả năng
khai thác có khác nhau tùy theo từng khu vực cụ thể. Những nơi có chiều dày lớn,
xa biển có thể khai thác lớn hơn, còn lại chỉ có thể khai thác đơn lẻ với lưu lượng
không lớn, khai thác gián đoạn nhằm ngăn ngừa hiện tượng xâm nhập của nước
mặn vào tầng chứa nước.
b/Các tầng chứa nước khe nứt
Nước khe nứt là nước vận động trong các khe nứt, khe nứt vỉa của các đá
trầm tích trước Kainozoi. Vùng nghiên cứu chỉ tồn tại 1 tầng chứa nước khe nứt
+ Tầng chứa nước phun trào bazan (bq)
Bao gồm các thành tạo phun trào bazan bQIV phân bố ở các miệng núi lửa
Hòn Tiền, Hòn Sỏi và hòn Thới Lới, diện tích tổng cộng khoảng 1,3 km2 và phun

Chuyên đề 1- 5
trào bazan bQ1 phân bố rộng rãi, lộ ở trung tâm của 2 đảo và một khối nhỏ ở phía
đông đảo lớn (chiếm khoảng 70% diện tích), là thành phần vật chất chính tạo nên
vùng đảo Lý Sơn, tổng diện lộ khoảng 7,3 km2.
Thành phần đặc trưng của bQ2 là dăm, sạn kết, tuf màu nâu vàng, xen các lớp
mỏng bazan olivin màu xám bị phong hóa nhẹ; còn thành phần của phun trào bQ1
gồm chủ yếu là bazan olivin, bazan dolerit màu xám đen, xám xanh. Chiều dày
chứa nước từ 15 -45m.
Nước dưới đất trong phun trào bazan chủ yếu tồn tại trong các lỗ hổng và
khe nứt của thành tạo bQ1, và bQ2. Mực nước tĩnh thay đổi khá rộng, phụ thuộc vào
địa hình. Tại nơi địa hình thấp xung quanh đảo, mực nước quan sát được ở các
giếng từ 2,3m (G04) đến 10,9m (G80), giá trị thường gặp 3,3 - 6,5m (65%). Mực
nước trong các lỗ khoan tương đối sâu và cũng biến đổi trong khoảng rộng, từ 8m
(LK7) đến 23,2m (LK2), thường trong khoảng 14,2 -23,2m.
Bước đầu tổng hợp tài liệu hút nước thí nghiệm của 24 giếng nước trong tầng
chứa nước phun trào bazan cho lưu lượng từ 0,03 l/s (G112b) đến 1,87 l/s (G115b),
thường trong khoảng 0,17 -0,62 l/s, cá biệt đạt 7,5 l/s (G116b); hệ số thấm biến đổi
từ 0,37 m/ng (G112b) đến 7,46 m/ng (G109b), thường trong khoảng 3,2 -6,19 m/ng,
cá biệt G116b K = 31,46 m/ng. Tài liệu bơm nước thí nghiệm của 8 lỗ khoan cho
lưu lượng từ 0,25 l/s (LK7) đến 4,48 l/s (LK3), lưu lượng đơn vị q = 0,06 l/sm
(LK7) - 0,87 l/sm (LK4); hệ số dẫn nước Km = 13,2 m2/ng (LK7) -203 m2/ng
(LK8)
Kết quả hút nước thí nghiệm giếng đào và lỗ khoan trong phun trào bazan
Giếng, Lưu lượng Q
Mực Trị số hạ Độ khoáng Hệ số thấm Hệ số dẫn
lỗ nước thấp S, (l/s) (m3/ng) hóa M K (m/ng) Km
khoan tĩnh (m) (m) (g/l) (m2/ng)
G101b 5,80 0,17 0,62 54,00 0,39 3,23
G102b 3,30 0,44 0,58 50,63 1,75 0,66
G107b 2,67 0,75 0,22 19,18 0,31 4,81
G109b 3,31 0,64 0,50 43,20 0,29 7,46
G110b 4,70 1,00 0,32 27,65 0,49 1,40
G111b 4,20 0,34 0,03 3,11 0,27 1,17
G112b 6,25 0,73 0,03 2,85 0,56 0,37
G113b 5,90 0,30 1,25 108,0 2,60 3,88
G114b 7,00 0,30 0,17 14,69 0,63 3,21
G115b 4,76 0,22 1,87 162,0 1,37 7,03
G116b 7,20 0,02 7,50 648,0 1,46 31,46
G119b 6,87 0,55 0,50 43,20 0,16 6,19
G124b 3,80 0,46 0,26 22,72 0,83 3,26
G125b 5,20 0,77 0,48 41,73 0,27 4,74

Chuyên đề 1- 6
LK4 22,60 2,29 2,00 172,80 0,43 2,37 126
LK5 19,80 1,91 2,47 213,41 0,64 3,55 67,7
LK7 8,00 3,75 0,25 21,60 0,18 1,21 13,2
LS12 16,2 2,5 1,1 95,04 0,51 5,03 153
LS13 24,1 1,42 0,75 64,8 0,48 3,06 183
LS14 21,2 4,15 1,2 103,68 0,64 4,27 609
LS15 3,0 7,8 2,75 237,6 0,45 5,87 203
LS16 3,2 6,7 2,1 181,44 0,37 4,39 84,2
Trong tổng số 8LK khoan trong thành tạo này thì chỉ có nước trong 3 lỗ
khoan (LK4, LK5 và LK7) ở khu vực trung tâm đảo có tổng khoáng hoá M<1 g/l.
Tổng khoáng hóa trong 14 giếng bơm nước thí nghiệm thay đổi từ 0,16 g/l (G119b)
đến 2,6 g/l (G113b), thường gặp 0,39 - 0,64 g/l, (chiếm 72%).
Các kết quả đo sâu địa vật lí trên 6 tuyến mặt cắt qua tầng này cho thấy,
chiều sâu chứa nước nhạt biến đổi khá rộng trong khoảng từ 6m (TV) đến 73m
(TIV), trung bình 15,6 - 60,3m, tương ứng với khoảng biến đổi của giá trị điện trở
suất nhỏ nhất 12,9 Ωm, lớn nhất 625Ωm, trung bình rk = 14,7 - 258,6Ωm; vùng
nước dưới đất bị nhiễm mặn ρk = 3,1 ¸ 8Ωm).
Loại hình hóa học của nước chủ yếu là nước clorur natri, clorur natri magne
hoặc calci, nước hỗn hợp clorur bicarbonat magne.
Nước dưới đất trong tầng là nước ngầm, động thái biến đổi theo mùa, nguồn
cung cấp là nước mưa và nước thấm từ các trầm tích bở rời phủ bên trên.
Tầng chứa nước phun trào bazan thuộc loại tương đối giàu nước, có bề dày
khá lớn, đất đá nứt nẻ, vỡ vụn nhiều, cho nên đây là đối tượng cung cấp nước chủ
yếu của đảo Lý Sơn. Tại G116 chỉ với thể tích một hố nước sâu 0,3m, rộng 0,5 x
0,5m ở đáy giếng, người dân đã bơm cùng 1 lúc 9 máy bơm hiệu Đông Phong, công
suất mỗi máy 3 - 4 l/s, thời gian bơm kéo dài 4 - 5 giờ nhưng nước trong hố không
cạn. Đáng tiếc, giếng này có khoáng hóa hơi cao (M = 1,46 g/l) chỉ có thể dùng để
tưới hành, tỏi. Vào mùa mưa nước được “rửa” nhạt đi nhiều và có thể dùng cho ăn
uống sinh hoạt. Đặc biệt hơn, các lỗ khoan LS15 và LS16 trên đồi Thới Lới đã đạt
lưu lượng hút thí nghiệm 17,46 m 3/h hay 419 m3/ng. Đây là nguồn tài nguyên nước
đáng kể để tạo nguồn cung cấp cho ăn uống sinh hoạt trên đảo, nhất là về mùa khô.
Tuy nhiên, nước dưới đất trong phun trào bazan khu vực phía tây của đảo đã
bị nhiễm mặn cao, phần trung tâm cũng bị nhiễm mặn ở khu gần tiếp giáp với thành
tạo mQ1. Phía tây (LK3) nước có tổng khoáng hoá đạt 32 g/l. Kết quả bơm nước thí
nghiệm lỗ khoan cho thấy, phần còn lại có diện tích khoảng 3,5 km2, ở độ sâu <
50m nước dưới đất chưa bị nhiễm mặn.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1- 7
TS Hồ Minh Thọ ThS Nguyễn Chí Nghĩa

Chuyên đề 1- 8

You might also like