You are on page 1of 28

Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT...........................................................................................3


1.1 MỞ ĐẦU...................................................................................................3
1.1.1........................................................................................... Giới thiệu chung công trình
.............................................................................................................................. 3
1.1.2........................................................................................................... Giới thiệu gói thầu
.............................................................................................................................. 7
1.1.3............................................................................................................... Đơn vị thực hiện
.............................................................................................................................. 8
1.1.4.................................................................................................. Nhân sự tham gia chính
.............................................................................................................................. 8
1.1.5.......................................................................................................... Thời gian thực hiện
.............................................................................................................................. 8
1.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KỸ THUẬT ÁP DỤNG.........8
1.2.1.................................................................................................................... Cơ sở pháp lý
.............................................................................................................................. 8
1.2.2................................................................................................................... Cơ sở kỹ thuật
.............................................................................................................................. 8
1.2.3....................................................................... Phương pháp và trang thiết bị sử dụng
.............................................................................................................................. 9
1.3 KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN..................................................................10
1.4................DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC VÀ BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO
............................................................................................................................ 11
1.4.1............................................................................. Phụ lục in và đóng vào sau báo cáo
............................................................................................................................ 11
1.4.2................................................................................................................. Phụ lục in riêng
............................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CỦA KHU VỰC CÔNG TRÌNH
..................................................................................................................................... 12
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO........................................................12
2.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN...............................12
2.2.1............................................................................................................ Điều kiện địa chất
............................................................................................................................ 12
2.2.2........................................................................................... Điều kiện địa chất thủy văn
............................................................................................................................ 15
2.3 ĐỘNG ĐẤT VÀ KIẾN TẠO..................................................................15
2.3.1............................................................................................................................. Động đất
............................................................................................................................ 15
2.3.2.............................................................................................................................. Kiến tạo
............................................................................................................................ 15

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 1


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
2.3.3...................................................................................... Các hiện tượng địa chất vật lý
............................................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN ĐCCT THỰC TẾ TẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH19
3.1 ĐẬP TRÀN CỬA VAN..........................................................................19
3.1.1...................................................................................................... Khối lượng thực hiện
............................................................................................................................ 19
3.1.2.............................................................................................................. Điều kiện ĐCCT
............................................................................................................................ 19
3.1.3........................................................................................... So sánh với tài liệu thiết kế
............................................................................................................................ 24
3.1.4................................................................................................................. Nhận xét chung
............................................................................................................................ 24
3.2 ĐẬP DÂNG ĐẤT VAI TRÁI..................................................................24
3.3 KÊNH DẪN VÀO...................................................................................25
3.4 TƯỜNG T1, T2, T3, T4...........................................................................25
3.5 NHÀ MÁY..............................................................................................25
3.6 KÊNH XẢ...............................................................................................25
3.7 TRẠM PHÂN PHỐI ĐIỆN.....................................................................25
3.8 ĐẬP TRÀN TỰ DO................................................................................25
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................27
PHỤ LỤC....................................................................................................................28

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 2


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT

1.1 MỞ ĐẦU
1.1.1 Giới thiệu chung công trình
Tên công trình: Thủy điện Trà Khúc 1.
Vị trí xây dựng: Thủy điện Trà Khúc 1 có công suất 30MW, với chiều cao đập
dự kiến 26.3m được xây dựng trên sông Trà Khúc tại địa bàn các xã Sơn Cao và xã
Sơn Giang, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Tọa độ địa lý công trình nằm trong phạm vi: 15 000’45’’ vĩ độ Bắc, 108031’30’’
kinh độ Đông.

Hình 1.1: Vị trí thủy điện Trà Khúc 1


Công trình có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi.
Nhiệm vụ chủ yếu của công trình thủy điện Trà Khúc 1 là cung cấp điện năng,
phát điện năng lên lưới Quốc gia với công suất lắp máy 30MW, điện lượng trung bình
năm 133.53 triệu KWh, với MNDBT 49.5m.
Cấp công trình: Công trình cấp II theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT.
Các thông số chính:
+ Mực nước dâng bình thường : 49,5m
+ Mực nước chết : 48m.
+ Dung tích toàn bộ : 9,84 triệu m3.
+ Dung tích hữu ích : 3,33 triệu m3.
+ Công suất lắp máy Nlm : 30,0MW.
+ Công suất đảm bảo Nđb : 6,31MW.
+ Số tổ máy : 3 tổ.
+ Điện lượng bình quân năm Eo : 138,34 triệu kWh.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 3
Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
+ Tổng mức đầu tư : 1289,6 tỷ đồng.
+ Thời gian xây dựng : 2,5 năm.
Bố trí các hạng mục chính:
- Tuyến áp lực: Bao gồm đập tràn đỉnh rộng có cửa van ở lòng sông gồm 12
khoang tràn kích thước BxH =15x12,1m cao độ ngưỡng tràn 37,4m, phần đập tràn tự
do bờ phải có cao độ ngưỡng 49,5m với bề rộng 91,5m. Hình thức tiêu năng của tràn
cửa van và tràn tự do là tiêu năng đáy trong bể tiêu năng, cửa van vận hành kiểu cửa
van phẳng được nâng hạ bằng tời, cửa van sửa chữa được nâng hạ bằng Pa lăng điện
gắn vào khung nhà tời. Nhà tời đập tràn được thiết kế bằng hệ thống khung thép định
hình đặt trên trụ pin và trụ biên.
- Tuyến năng lượng bố trí bên bờ trái gồm Cửa lấy nước và nhà máy thủy điện
hở bố trí ngang đập, nhà máy gồm ba tổ máy tuốc bin Bulb, trạm phân phối 110KV
điện kiểu hở đặt trên sân nhà máy tại cao trình 59,3m.
Bảng 1.1. Các thông số chính của dự án
TT Các thông số  Đơn vị Thông số
I Các đặc trưng lưu vực    
1 Diện tích lưu vực đến tuyến đập km2 2512
2 Chiều dài sông chính đến tuyến đập km 77
3 Lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) mm 3310
4 Lưu lượng trung bình nhiều năm (Q0) m3/s 190,6
5 Tổng lượng dòng chảy TB nhiều năm 106 m3/s 6010
6 Lưu lượng đỉnh lũ đến tại tuyến đập    
  Lũ kiểm tra P=0,2% (tự nhiên) m3/s 26350
  Lũ thiết kế P=1,0% (tự nhiên) m3/s 19820
Lũ kiểm tra P=0,2*% (có xét Đăkrinh và Nước
m3/s 29070
Trong)
Lũ thiết kế P=1,0*% (có xét Đăkrinh và Nước
m3/s 22730
Trong)
II Hồ chứa    
1 Mực nước dâng bình thường (MNDBT) m 49,5
2 Mực nước chết (MNC) m 48
3 Mực nước hồ ứng với lũ kiểm tra P=0,2*% m 58,04
4 Mực nước hồ ứng với lũ thiết kế P=1,0*% m 55,63
5 Dung tích toàn bộ (Wtb) 106 m3 9,84
6 Dung tích hữu ích (Whi) 106 m3 3,33
7 Dung tích chết (Wc) 106 m3 6,51
8 Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT km2 2,52
III Lưu lượng qua nhà máy    

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 4


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
TT Các thông số  Đơn vị Thông số
1 Lưu lượng lớn nhất Qmax m /s
3
413,6
2 Lưu lượng nhỏ nhất Qmin m /s
3
19,20
IV Cột nước nhà máy    
1 Cột nước lớn nhất tổ máy nhỏ (Hmax1) m 15,15
2 Cột nước lớn nhất tổ máy lớn (Hmax2) m 14,50
3 Cột nước nhỏ nhất (Hmin) m 2,9
4 Cột nước tính toán (Htt) m 8,2
Mực nước hạ lưu tuyến đập và tuyến nhà
V    
máy
1 MNHL max ứng với lũ KT (P=0,2*%) m 54,37
2 MNHL max ứng với lũ TK (P=1,0*%) m 52,61
3 MNHL nhà máy làm việc với Qmax 3 tổ máy m 38,03
MNHL nhà máy làm việc với Qmax tổ máy
4 m 36,59
No2 hoặc No3
MNHL nhà máy làm việc với Qmax tổ máy
5 m 35,51
No1
6 MNHLmin m 34,35
VI Công suất    
1 Công suất lắp máy (Nlm) MW 30,0
2 Công suất đảm bảo với tần suất 85% MW 6,31
VII Điện lượng  
1 Điện lượng trung bình năm Eo 106kWh 138,34
2 Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 4611

Bảng 1.2. Quy mô các hạng mục công trình


TT Hạng mục Đơn vị Thông số
I Cấp công trình   II
II Tuyến áp lực    
1 Đập tràn cửa van    
  - Dạng đập tràn.   Tràn cửa van
  - Hình thức mặt tràn.   Tràn đỉnh rộng
  - Kết cấu   BTCT
  - Chiều dài đập tràn theo đỉnh m 216,85
  - Cao trình ngưỡng tràn m 37,4
  - Cao trình đỉnh tràn. m 59,0
  - Chiều cao lớn nhất (kể từ đáy tràn) m 26,10

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 5


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
TT Hạng mục Đơn vị Thông số
- Kích thước thông thủy và số khoang tràn (n
  m 12 x 15,0 x12,1
x B x H)
2 Đập tràn tự do
- Dạng đập tràn.   Tràn tự do
- Hình thức mặt tràn.   Ôphixerop
- Kết cấu   BTCT
- Bề rộng tràn tại ngưỡng m 91,5
- Cao trình ngưỡng tràn m 49,5
- Chiều cao lớn nhất (kể từ đáy tràn) m 14,0
3 Đập dâng đất vai trái
- Kết cấu đập Đập đồng chất

- Cao trình đỉnh đập m 59,0

- Chiều cao đập lớn nhất m 20,25

- Chiều dài đập theo đỉnh m 168,90

19,0m đến
- Chiều rộng đỉnh đập m
44,25m

- Mái dốc thượng lưu m = 2,5

- Mái dốc hạ lưu m = 2,0


III Tuyến năng lượng    
1 Kênh dẫn vào
- Cao trình điểm đầu đáy kênh m 36,4

- Chiều rộng đáy kênh m 35

- Chiều dài kênh dẫn m 218


- Độ dốc đáy kênh 0; 1:5
2 Cửa lấy nước    
  - Kết cấu CLN   BTCT
  - Cao trình đỉnh m 59,0
  - Cao trình ngưỡng m 24,95/27,16
  - Số lỗ cửa lỗ 3
- Kích thước thông thuỷ cửa van sửa chữa 2x10,0x11,175v
  m
(nxBxH) à 1x6,0x6,78
- Kích thước thông thuỷ lưới chắn rác 2x10,78x20,60
  m
(nxBxH) và 1x6,78x14,70
  - Chiều rộng cửa lấy nước (theo phương tim m 35,7
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 6
Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
TT Hạng mục Đơn vị Thông số
đập)
  - Chiều dài CLN m 15,80
  - Chiều cao lớn nhất m 37,55
3 Nhà máy thủy điện    
  - Kết cấu chính   BTCT
  - Cao trình đặt turbine m 30,5
  - Cao trình gian máy m 38,1
  - Cao trình sàn lắp ráp m 46,5
  - Cao trình sàn chống lũ m 59,0
  - Số tổ máy tổ 3
Hướng trục kiểu
  - Loại tuốc bin  
Bulb
  - Kích thước NM (dài x rộng x sâu) m 65,0x40,8x41,0
2x10,30x8,2 và
  - Kích thước cửa van hạ lưu (nxbxh) m
1x6,2x4,92
4 Kênh xả    
  - Cao độ điểm đầu đáy kênh m 26,40
- Độ dốc đáy kênh 1:10, 0
- Chiều rộng đáy kênh m 65
  - Chiều dài kênh m 196
5 Trạm phân phối 110kV kiểu hở    
  - Cấp điện áp kV 110
  - Cao trình đặt MBA m 59,30
  - Số máy biến áp trong trạm m 2
  - Kiểu trạm Đặt hở
1.1.2 Giới thiệu gói thầu
- Gói thầu: Tư vấn mô tả địa chất hố móng các hạng mục công trình thuộc dự án
thủy điện Trà Khúc 1, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ của Gói thầu:
+ Mô tả hiện trường các điều kiện Địa chất công trình (ĐCCT), Địa chất thủy
văn (ĐCTV).
+ Thành lập các bản đồ MTĐCHM công trình.
+ So sánh, đánh giá các điều kiện ĐCCT, ĐCTV thực tế khi mở hố móng với
tài liệu các giai đoạn khác, đồng thời đề xuất các biện pháp thi công, gia cố phù hợp
với điều kiện thực tế.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 7


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
+ Quan trắc các hiện tượng địa chất vật lý xảy ra trong quá trình thi công. Đánh
giá sự ảnh hưởng của chúng đến điều kiện địa chất công trình và dự đoán sự phát triển
của quá trình đó trong tương lai, Đưa ra các đề xuất và cảnh báo kịp thời và chính xác.
+ Tham gia xác nhận ranh giới đất đá, cùng với các bên xem xét biện pháp thi
công tại hiện trường, tham gia các cuộc họp khác có liên quan.
1.1.3 Đơn vị thực hiện
Thực hiện gói thầu là Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23, trên cơ sở là
Hợp đồng số 20/2022/HĐTV/HM-TV23 ký ngày 06/06/2022, giữa Công ty Cổ phần
thủy điện Huy Măng và Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23.
1.1.4 Nhân sự tham gia chính
Kỹ sư: Trần Châu Tuấn, Nguyễn Mạnh Tú, Dương Hữu Đức.
1.1.5 Thời gian thực hiện
Công tác MTĐCHM tại Công trình thủy điện Trà Khúc 1 được thực hiện với
hình thức hợp đồng trọn gói. Thời gian thực hiện theo tiến độ hoàn thành của từng
hạng mục và tiến độ tổng thể của dự án.
Báo cáo này là kết quả của công tác MTĐCHM kể từ khi hợp đồng được kí kết
ngày 06/06/2022 đến ngày 06/12/2022.
1.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KỸ THUẬT ÁP DỤNG
1.2.1 Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội khoá XIV về việc ban
hành luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của luật xây dựng số 50/2014/QH13;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì
công trình xây dựng;
- Hợp đồng giữa giữa Công ty Cổ phần thủy điện Huy Măng và Công ty cổ
phần Tư vấn và Xây dựng 23;
- Đề cương công tác tư vấn mô tả địa chất Công trình thủy điện Trà Khúc 1,
tỉnh Quảng Ngãi do Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 lập và đã được Chủ đầu
tư phê duyệt.
1.2.2 Cơ sở kỹ thuật
a. Các quy trình, quy phạm:
- TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
- TCVN 8477:2018 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần khối lượng
khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập khu vực và thiết kế;
- TCVN 9156:2012 Công trình thủy lợi - Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất
công trình tỷ lệ lớn;

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 8


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
- TCVN 4253:2012 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu
cầu thiết kế;
- ASTM D 5878-2008 Guides for using rock-mass clasification systems for
engineering purposes;
- ASTM D 4879-2002 Standard Guide for Geotechnical Mapping of Large
Underground Openings in Rock;
- П664-78 Quy trình lập hồ sơ địa chất công trình các hố móng thi công khi xây
dựng các công trình thủy công;
- Công văn số 69/CV-EVN-TĐ ngày 07/01/2005 của Tổng giám đốc Tổng công
ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) về phân loại đất đá nền
cho xây dựng các công trình thủy điện, áp dụng cho các công trình thủy điện trong
EVN.
b. Các tài liệu khác:
- Tài liệu khảo sát địa chất các giai đoạn trước, bao gồm:
+ Báo cáo địa chất.
+ Các bản đồ địa chất liên quan.
+ Hình trụ hố khoan, hố đào.
+ Album ảnh nõn khoan.
+ Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đất, đá, nước.
- Điều kiện kỹ thuật phần xây dựng.
- Thiết kế bản vẽ thi công hạng mục liên quan đến công tác MTHM.
- Tài liệu đánh giá địa chất tại hiện trường và tài liệu xuất bản trung gian các
đợt.
- Hoàn công hiện trạng của đơn vị thi công.
1.2.3 Phương pháp và trang thiết bị sử dụng
Công tác MTĐCHM tại công trình thủy điện Trà Khúc 1 được tiến hành thường
xuyên, liên tục dựa trên "Đề cương công tác tư vấn mô tả địa chất Công trình thủy điện
Trà Khúc 1, tỉnh Quảng Ngãi" do Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 lập và đã
được Chủ đầu tư phê duyệt.
a. Phương pháp MTĐCHM:
- Mô tả hiện trường các điều kiện ĐCCT, ĐCTV.
- Thành lập các bản vẽ MTĐC hố móng công trình.
- So sánh, đánh giá các điều kiện ĐCCT, ĐCTV thực tế khi mở hố móng với tài
liệu các giai đoạn khác, đồng thời đề xuất các biện pháp thi công, gia cố phù hợp với
điều kiện thực tế.
- Quan trắc các hiện tượng địa chất vật lý xảy ra trong quá trình thi công, đánh
giá sự ảnh hưởng của chúng đến điều kiện địa chất công trình và dự đoán sự phát triển
của quá trình đó trong tương lai, đưa ra các đề xuất và cảnh báo kịp thời và chính xác.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 9


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
- Tham gia xác nhận ranh giới đất đá, cùng với các bên xem xét biện pháp thi
công tại hiện trường, tham gia các cuộc họp khác có liên quan.
b. Các phương tiện và thiết bị phục vụ công tác MTĐCHM:
Máy tính xách tay, xe máy, máy in A4, A3. Máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy
scan, xe gắn máy, các phần mềm phục vụ tính toán. Các dụng cụ, thiết bị phục vụ công
tác đo vẽ (thước dây, địa bàn, đèn pin, búa địa chất...).
1.3 KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN
Đến tháng 11/2022, công trình Thủy điện Trà Khúc 1 vẫn đang trong quá trình
thi công khai đào hố móng, trong đó:
- Cụm hố móng công trình thủy điện Trà Khúc 1 đang triển khai công tác đào
móng tại phạm vi đập Tràn cửa Van từ mặt cắt D27-:-D33, phạm vi hố móng Nhà
máy, Kênh xả, đập đất Vai Trái.
- Phạm vi hố móng Vai phải hiện đang chưa triển khai đào móng.
Bảng 1.3. Khối lượng thực hiện từ tháng 06/2022
đến tháng 11/2022 (6 tháng)
T Khối KL Đợt
Nội dung công việc Đơn vị Ghi chú
T lượng 01
1 Kỹ sư thực hiện MTĐCHM công 1040 312  
  Số lượng người 2 2  
  Số ngày trong tháng ngày/tháng 26 26  
  Số tháng tháng 20 6  
2 Xe máy phục vụ đi lại công trường km 10400 3120  
  Số lượng xe 2 2  
  Số ngày trong tháng ngày/tháng 26 26  
  Số km/ngày/xe km/ngày 10 10  
  Số tháng tháng 20 6  
3 Di chuyển lực lượng thi công lượt 2 1 đi và về
4 Lập bản đồ ĐCCT hố móng các tỷ lệ        
4.1 Đo vẽ bản đồ ĐCCT, tỷ lệ 1:100 ha 1.377 0.161  
  Tuyến đập m2 6434 1610  
  Tường T1 m2 387  
  Tường T2 m2 362  
  Tường T3 m2 481  
  Tường T4 m2 114  
  Cửa lấy nước + Nhà máy + Kênh xả m2 5989  
4.2 Đo vẽ bản đồ ĐCCT, tỷ lệ 1:200 ha 14.147 0.185  
  Tuyến đập, Nhà máy và Kênh xả m2 139915 1851  

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 10


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
T Khối KL Đợt
Nội dung công việc Đơn vị Ghi chú
T lượng 01
  Trạm phân phối điện m2 1554    
5 Thí nghiệm mẫu trong phòng        
  - Mẫu đất nguyên dạng mẫu 0    
  - Mẫu cơ lý đá mẫu 0    
  - Mẫu nước mẫu 0    
  - Mẫu thạch học mẫu 0    
6 Chụp ảnh hố móng        
  - Chụp ảnh kiểu 100 20   
  - In ảnh ảnh 700 140 07 bộ
7 Số hóa, in bản đồ        
  - Số hóa bản đồ ha 15.524 0.346   
  - In bản đồ tờ 140 14  07 bộ
  - Tỷ lệ 1:100 tờ 6 1  
  - Tỷ lệ 1:200 tờ 14 1  
8 Lán trại % 5 5  
Lập PA kỹ thuật và Lập báo cáo Mô
9 % 5 5  
tả địa chất

1.4 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC VÀ BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO
1.4.1 Phụ lục in và đóng vào sau báo cáo
Album ảnh hố móng.
1.4.2 Phụ lục in riêng
Tập các bản vẽ hoàn công ĐCCT hố móng, bao gồm:
Bảng 1.4. Danh mục bản vẽ hoàn công ĐCCT
TT Tên bản vẽ Số hiệu Tỷ lệ Số tờ
06.22-TK1-
1 Dấu hiệu quy ước các bản vẽ ĐCCT hố móng - 1
DHQU.01
06.22-TK1-
2 Bản đồ ĐCCT hố móng đập tràn cửa van 1:200 1
ĐTCV.02
06.22-TK1-
3 Bản vẽ ĐCCT hố móng đập tràn cửa van 1:100 1
ĐTCV.01
      Cộng: 3

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 11


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT


CỦA KHU VỰC CÔNG TRÌNH

Theo kết quả khảo sát địa chất công trình trong các giai đoạn trước đây, dự án
thủy điện Trà Khúc 1 có các đặc điểm về địa hình, địa chất như sau:
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO
Trong phạm vi công trình có hai đơn nguyên địa mạo chủ yếu:
- Địa hình xâm thực bóc mòn: Chiếm hầu hết diện tích vùng dự án, bao gồm các
đồi núi hai bên sông Trà Khúc với độ cao dao động 100-480m, bị phân cắt bởi hệ
thống khe suối dạng xương cá. Các sườn đồi có độ dốc 20-30 0, hầu hết đều có lớp đất
phủ. Lớp đất phủ bị bào xói, bóc mòn khi có mưa tạo thành các khe, rãnh. Dọc theo
các khe, rãnh, đất đá bị xâm thực ngày càng sâu hơn, chuyển xuống vùng thấp hơn,
hòa vào nước sông suối dạng phù sa.
- Địa hình tích tụ: Chiếm diện tích tương đối hẹp, phân bố ở lòng và dọc hai
bên bờ sông Trà Khúc, các khe suối nhỏ. Đó là các dải địa hình thấp, bề mặt khá bằng
phẳng, dốc dưới 100, hơi nghiêng ra phía bờ sông, bờ suối. Vật liệu xâm thực bóc mòn
ở nơi địa hình cao hơn được vận chuyển đến đây, tạm dừng lại do bề mặt địa hình ít
dốc. Chúng tích tụ tạo thành những dải bãi bồi, thềm sông. Thành phần gồm cát, lẫn
cuội sỏi, tảng lăn.
2.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.2.1 Điều kiện địa chất
Trên bản đồ Khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 tờ Thạch Nham (D-49-38-A-15) và
Minh Long (D-49-38-A-17) do Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam xuất bản năm
1999, vùng hồ vùng tuyến phân bố chủ yếu phức hệ Tà Ma (γ'PR 1 tm) thành phần
gneisogranit biotit; một phần là xâm nhập phức hệ Hải Vân (γT 3 hv) thành phần chủ
yếu granit; phức hệ Bà nà (γK 2 bn) thành phần chủ yếu granit; biến chất hệ tầng Sơn
Kỳ (PR1 sk) thành phần chủ yếu gneis. Vùng tuyến chỉ có phức hệ Tà Ma (γ'PR 1 tm)
thành phần gneisogranit biotit.

Hình 2.1:
Trích bản đồ
khoáng sản
1:50.000

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 12


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
Tuy nhiên, theo tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 50.000 và 1:
1.000, tài liệu khoan, phân tích lát mỏng thạch học lại thấy vùng tuyến chủ yếu phân
bố granit, nên chúng tôi xếp vùng tuyến vào phức hệ Hải Vân. Còn vùng hồ sẽ sử dụng
theo bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000.

Hình 2.2:
Trích bản đồ
địa chất công
trình
1:1.000

GIỚI PALEIPROTEROZOI
Hệ tầng Sơn Kỳ (PR1 sk)
Hệ tầng Sơn kỳ chủ yếu là các đá biến chất cổ thành phần chủ yếu amphibolit,
gneis biotit hornblend, plagiogneis biotit hornblend, dioritogneis, granodioritogneis
biotit hornblend.
Hệ tầng Sơn Kỳ bị các khối xâm nhập phức hệ Bà Nà, phức hệ Hải Vân, phức
hệ Tà Ma xuyên cắt.
Trong vùng hồ, vùng tuyến, hệ tầng phân bố ở đuôi hồ phía Tây (dòng chính
Trà khúc) và phía Nam (nhánh Sông Re). Đá gốc của hệ tầng có màu xám sáng, vân
sọc trắng, kiến trúc gneis. Đá thường cứng chắc đến rất cứng chắc. Diện lộ đá gốc rất
ít. Chủ yếu là bị phủ bở các sản phẩm phong hóa.
GIỚI KAINOZOI
Trầm tích Đệ Tứ (aQIII2)
Trầm tích Đệ Tứ phân bố với diện tích hẹp, chủ yếu là lớp bồi tích (aQ III2) có
thành phần là cuội sỏi, cát bột, sét bột, tảng ... màu xám vàng, xám nâu, phân bố ở lòng
sông suối, bãi bồi
Hầu hết hình dạng, kích thước có thể thay đổi sau mỗi mùa mưa lũ. Chiều dày
của tầm tích Đệ Tứ khoảng 0.5-2.8m, đôi chỗ có thể sâu hơn.
GIỚI PALEIPROTEROZOI
Phức hệ Tà Ma (γ'PR1 tm)
Biến chất cổ phức hệ Tà Ma (γ'PR 1tm) thành phần gneisogranit biotit,
granitmigmatit, gneisogranit 2mica. Phức hệ nằm chỉnh hợp với các đá biến chất hệ
tầng Sơn Kỳ. Phức hệ bị các đai mạch xâm nhập Hải Vân, xâm nhập Bà nà xuyên cắt.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 13


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
Tại vùng hồ, vùng tuyến, phức hệ chiếm diện tích chủ yếu, bao trùm rộng ra cả
xung quanh.
Đá gốc của phức hệ Tà Ma màu xám sáng, xám vàng, xám, cấu tạo dòng chảy
hoặc bị nén ép. Đá rất cứng chắc hoặc cứng chắc, ít bị phong hóa. Lòng sông và ven
bờ thường lộ thành những bề mặt rất rộng, nhất là thượng hạ lưu cầu Hải Giá.
GIỚI MEROZOI
HỆ TRIAS - THỐNG THƯỢNG
Phức hệ Hải Vân (γT3 hv)
Phức hệ Hải Vân gồm 2 pha và đá mạch:
Pha 1 (γT3 hv1): thành phần chủ yếu granit biotit, granit 2 mica có granat hạt
trung đến lớn.
Pha 2 (γT3 hv2): thành phần chủ yếu granit 2 mica, granit alaskit hạt nhỏ có
granat, cấu tạo định hướng
- Pha đá mạch (γT3 hv) granit aplit (γI), granit porphyr (γV), pegmatoit () có
chứa turmalin, thạch anh (Ө)
Trong vùng hồ, vùng tuyến không có mặt các magma pha 1.
Theo bản đồ Khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 tờ Thạch Nham (D-49-38-A-15) và
Minh Long (D-49-38-A-17) do Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam xuất bản năm
1999 , pha 2 và pha đá mạch cũng chỉ xuất hiện diện tích rất nhỏ. Tuy nhiên, theo tài
liệu đo vẽ bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 50.000 và 1: 1.000, tài liệu khoan, phân
tích lát mỏng thạch học lại thấy vùng tuyến chủ yếu phân bố granit, nên chúng tôi mở
rộng phạm vi khối xâm nhập Hải vân gần vùng tuyến, xếp toàn bộ vùng tuyến vào
phức hệ Hải Vân - pha 2. Ngoài ra còn một số vị trí xuất hiện magma phức hệ Hải Vân
pha đá mạch.
Đá gốc phức hệ Hải Vân màu xám xanh đến xám nâu, sọc trắng, bị nén ép. Mặt
nén ép có góc dốc dưới 20 độ, phương vị khá biến đổi, chủ yếu đổ về hướng 310. Đá
cấu tạo khối, kiến trúc hạt hoặc nửa tự hình.
Đá gốc lộ khá nhiều ở vùng tuyến, tạo thành bề mặt khá rộng, tương đối phẳng
ở lòng sông. Đá cứng chắc, nứt nẻ trung bình.
GIỚI MEROZOI
HỆ KRETA - THỐNG THƯỢNG
Phức hệ Bà Nà (γK2 bn)
Phức hệ Bà nà gồm 2 pha và đá mạch:
- Pha 1 (γK2 bn1): thành phần chủ yếu granit 2 mica, granit biotit dạng porphyr
hạt lớn.
- Pha 2 (γK2 bn2): thành phần chủ yếu granit, granit alaskit granit 2 mica hạt
nhỏ.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 14


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
- Pha đá mạch (γK2 bn) granit aplit có turmalin (γI), granit porphyr (γV),
pegmatoit có turmalin (), thạch anh (Ө).
Phức hệ Bà Nà được Nguyễn Văn Trang, Nguyễn Văn Quyển xác lập năm
1985.
Đá của phức hệ Bà Nà xuyên cắt hệ tầng Sơn Kỳ, và phức hệ Tà Ma.
Đá gốc của phức hệ Bà Nà hầu như không lộ cả vùng hồ, vùng tuyến công trình.
Ngay cả ven sông, cũng chỉ gặp những chỏm đá nhỏ phong hóa.
2.2.2 Điều kiện địa chất thủy văn
Nước mặt: Sông Trà Khúc có nguồn nước dồi dào và phong phú. Miền cấp
nước là các sông phía thượng nguồn (sông Đăk Sê Lô, Đăk Đrinh, Đăk Re), nước mưa
và nước ngầm từ các khối núi có diện tích rất rộng.
Nước ngầm: Trong khu vực nghiên cứu có 2 phân vị địa tầng ĐCTV sau đây:
- Tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ: Thành phần vật chất chứa nước trong
lớp phủ aQ, edQ+IA1. Nước chứa và vận động trong khe rỗng giữa các hạt đất đá.
Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt. Miền thoát là sông, suối và các phức hệ chứa
nước bên dưới. Trữ lượng phong phú về mùa mưa, nghèo về mùa khô. Mực nước
ngầm thay đổi nhanh trước và sau mưa lũ. Nước thường đục khi mưa, trong khi ít hoặc
không mưa.
- Tầng chứa nước trong đá xâm nhập của phức hệ Bà nà (γK 2 bn2), phức hệ Hải
Vân (γT3 hv), phức hệ Tà Ma (γ'PR1 tm), và đá biến chất cổ hệ tầng Sơn kỳ (PR1 sk)
. Nước chứa và vận động chủ yếu trong khe nứt của đá. Nguồn cấp là nước
mưa, tầng chứa nước bên trên. Miền thoát là sông, suối. Trữ lượng nước trong phức hệ
khá nghèo, dao động mạnh theo mùa.
2.3 ĐỘNG ĐẤT VÀ KIẾN TẠO
2.3.1 Động đất
Theo TCVN 8477-2018, dự án thủy điện Trà Khúc 1 cần đánh giá cấp động đất
cho công trình theo bảng phân vùng gia tốc nền của TCVN 9386:2012, thu thập tài
liệu địa chất chung của khu vực để đánh giá về kiến tạo và các hoạt động địa động lực
hiện đại.
Theo tiêu chuẩn Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012 thì khu
vực xây dựng nằm gần huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có đỉnh gia tốc nền bằng
0.0457 (phụ lục H), tương đương với cấp động đất cấp VI (phụ lục I, theo thang MSK-
64).
Để đảm bảo an toàn, kiến nghị cấp động đất thiết kế cho công trình cao hơn 1
cấp: là cấp VII.
2.3.2 Kiến tạo
a. Các đới cấu trúc

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 15


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
Dự án nằm ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi thuộc phần Đông Bắc của khối nhô Kon
Tum. Đây là một địa khối tiền Cambri thuộc đai ghép nối Trias của vỏ lục địa, gồm 4
đơn vị cấu trúc: Trà Bồng-Tà Vi, Ngọc Linh, Sơn Hà và Ba Tơ-Đức Phổ.
Khối Sơn Hà cấu tạo bởi phân thấp của tập hợp thạch kiến tạo Paleoproterozoi.
Rìa phía Đông bị phá hủy bởi granitoiđ thể nền Đức Phổ. Rìa Đông Bắc được phủ bởi
trầm tích bở rời Đệ Tứ (khu vực Nam Quảng Ngãi). Rìa Tây dọc đứt gãy Đăk Sê Lô-
Mang Yang có lớp phủ lục nguyên màu đỏ tuổi Creta.
b. Đứt gãy
Theo bản đồ Khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 tờ Thạch Nham (D-49-38-A-15) và
Minh Long (D-49-38-A-17) do Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam xuất bản năm
1999 (xem Trích bản đồ địa chất 1: 50.000 mục 2.1.2) đứt gãy bậc III nói trên nằm
cách tuyến đập 1km về phía Tây Bắc.
Kết quả khoan khảo sát, cũng như đo vẽ bản đồ địa chất công trình chưa phát
hiện được các yếu tố của đứt gãy nêu trên. Ngoài ra, các đứt gãy nhỏ bậc IV, bậc V
cũng chưa phát hiện các dấu hiệu trong phạm vi dự án.
Tuy nhiên, ở vùng đá gốc bị phủ hoặc ngập nước hoặc nằm ở độ sâu lớn cũng
không loại trừ khả năng có thể có đứt gãy nhỏ khác chưa phát hiện ra. Khi mở móng
mà phát hiện được, sẽ xử lý theo quy phạm.
c. Nứt nẻ
Đá gốc trong vùng nứt nẻ khá mạnh, phát triển theo nhiều hệ khác nhau, trong
đó chiếm phần lớn là hệ khe nứt có phương vị 260-27075-80, 145-15085, 310-
32085, 0-10 80-85, 30-4075-80.
- Hệ khe nứt 260-27075-80, hướng cắm về thượng lưu hơi nghiêng về phía bờ
trái. Các khe nứt kín 1-2mm, có chiều dài khoảng 5-7m, bề mặt gồ ghề, nhám có
canxit, ôxít sắt bám và sét lấp nhét.
- Hệ khe nứt 145-15085, với hướng cắm ra sang bờ phải. Các khe nứt trong hệ
này thường kín 1-2mm, có chiều dài khoảng 5-8m, bề mặt gồ ghề, nhám có canxit,
ôxít sắt bám.
- Hệ khe nứt 310-32085, với hướng cắm về hạ lưu bờ trái. Các khe nứt trong
hệ kín <1 mm, có chiều dài khoảng 3-5m, bề mặt gồ ghề, nhám có canxit, ít ôxít sắt
bám.
Ngoài các hệ trên, còn gặp nhiều khe nứt phát triển lộn xộn khác có phương vị
20-3075, 240-26075-80.
2.3.3 Các hiện tượng địa chất vật lý
a. Phong hóa
Trong vùng nhiệt đới ẩm, quá trình phong hoá xảy ra với tốc độ mạnh mẽ. Các
đá bị vỡ vụn, dần thành đất sét lẫn dăm sạn. Sản phẩm chung là vỏ phong hoá. Tính
chất, đặc điểm, bề dày đới phong hóa phụ thuộc vào thành phần đá gốc, hình thái địa
hình, địa mạo và mức độ phân cắt của nó, đặc biệt là ảnh hưởng của các đứt gãy kiến
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 16
Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
tạo. Vỏ phong hóa phát triển không đồng đều (đến hết đới IB), vai phải dày 1 vài mét,
vai trái chiều dày >15m (hố khoan TK8).
Dựa vào mức độ phong hóa (phụ lục G-TCVN 8477:2018), có thể chia vỏ
phong hóa đá gốc thành các đới lớp sau:
- Lớp sườn tàn tích và đới phong hóa mãnh liệt (edQ+IA1): Là sản phẩm cuối
cùng của quá trình phong hóa đá gốc (đá gốc đã bị phong hoá hoàn toàn thành đất
nhưng vẫn còn giữ 1 phần cấu tạo đá gốc), có thể lẫn đá lăn, cứng chắc. Chỉ tiêu cơ
học chủ yếu của nhóm đất và được xếp chung vào tầng phủ.
- Đới phong hóa mạnh (IA2): Đới được hình thành trong giai đoạn cả hai hoạt
động phong hóa hóa học và vật lý. Phong hoá phát triển trên toàn bộ khối đá, trên một
nửa phần vật liệu đá trở nên mềm yếu và tồn tại hoặc ở dạng đá liền khối hoặc các lõi
đá bị biến màu hoàn toàn so với đá tươi. Tất cả các khoáng vật pelspat và khoáng vật
chứa Fe-Mg biến đổi một phần thành đất sét, không dễ dàng hút nước khi ở trong
nước, đỉnh nhọn của búa địa chất không thể ấn lõm trên bề mặt đá. Nõn khoan có thể
bẻ gãy bằng tay thành các mẫu nhỏ, các hạt riêng biệt có thể cạy rời khỏi bề mặt, tiếng
búa đục, dung trọng và cường độ chịu lực của đá giảm hẳn so với đá tươi. Độ cứng của
đá đạt từ tương đối mềm yếu đến rất mềm yếu tuỳ thuộc vào loại đá.
- Đới phong hóa (IB): Được hình thành trong giai đoạn hoạt động phong hóa
vật lý đóng vai trò chủ yếu. Phong hoá phát triển toàn bộ khối đá làm đá bị ố hoặc có
vệt trắng, không còn giữ được màu nguyên thuỷ của đá tươi. Các khoáng vật chứa Fe-
Mg bị “hoen rỉ”, các tinh thể felspat bị vẩn đục (xám), các khoáng vật dễ hoà tan có
thể bị rửa trôi gần hết. Sự thay đổi hoàn toàn trên bề mặt khe nứt hở và các khuyết tật
khác tới độ sâu 13-50mm. Dung trọng giảm đáng kể, nõn khoan dễ bị đập vỡ bằng
búa, tiếng búa không trong, nõn khoan không nhẵn, các mảnh vỡ không sắc cạnh. Đá
tương đối cứng chắc đến tương đối mềm yếu, tuỳ thuộc vào loại đá.
- Đới nứt nẻ (IIA): Đá gốc bị nứt nẻ do giảm tải bởi đất đá tầng trên bị phong
hóa xói mòn và sự phân bố lại ứng suất thiên nhiên trong khối đá. Phong hoá trên bề
mặt khe nứt hở và khuyết tật khác, oxi hoá xâm nhập tới 3mm (rất ít các khe nứt có
góc xiên lớn hoặc cắt nhau, bị oxi hoá tới 13mm), một số tinh thể felspat bị đục mờ.
Sự rửa trôi yếu của một số khoáng vật dễ hoà tan có thể nhận thấy được. Nõn khoan
không thể đập vỡ bằng một nhát búa, tiếng búa trong, nõn khoan bằng, các mảnh vỡ
sắc cạnh. Dung trọng giảm không đáng kể. Cường độ gần giống đá tươi, đá tương đối
cứng chắc đến rất cứng chắc, tuỳ thuộc vào loại đá.
- Đới tương đối nguyên vẹn (IIB): Thành phần thạch học của đá chưa bị biến
đổi. Thân đá không bị biến màu, có thể có các khe nứt bị limonit. Khó đập vỡ bằng
búa, tiếng búa vang trong. Nõn khoan bằng, các mảnh vỡ sắc cạnh. Đá tương đối cứng
chắc đến đặc biệt cứng chắc, tuỳ thuộc vào loại đá
Trong các đới đất đá, có thể còn thấu kính đá ít bị phong hóa hơn, cũng có thể
kẹp thấu kính đất đá phong hóa mạnh hơn.
b. Tích tụ

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 17


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
Quá trình tích tụ xảy ra ở những vị trí có bề mặt địa hình thấp của sông Trà
Khúc. Kết quả của quá trình này là hình thành các bãi bồi phủ trực tiếp lên bề mặt đá
gốc. Thành phần chủ yếu là cát, lẫn nhiều cuội sỏi, tảng lăn. Các vật liệu này có thể
nằm tại chỗ hoặc dưới tác động của dòng nước được vận chuyển đến nơi khác thì tích
tụ và dừng lại tiếp. Chiều dày của các bãi bồi 0.5-2.8m (hố khoan TK7), có nơi sâu
hơn.
c. Sạt trượt
Trong quá trình khảo sát, chưa thấy xuất hiện các điểm sạt trượt tự nhiên nằm
trong pham vi công trình, cũng như ở các khu vực lân cận. Tại vai trái tuyến đập, nhà
máy, tuyến kênh có chiều dày tầng phủ khá lớn (3.9-11.4m), lại nằm trong vùng bão
hòa nước nên dễ sạt trượt sau khi mở móng. Do vậy, các hạng mục ở vai trái tuyến đập
cần có phương án thoát nước, thiết kế và gia cố thích hợp.
d. Đá lăn
Sườn đồi vai phải tuyến đập rất dốc 40-600, có nhiều tảng lăn kích thước 50-
150cm, cứng chắc. Dưới tác động của trọng lượng bản thân, nổ mìn khi thi công hoặc
dòng nước mặt (nếu có), các tảng lăn có thể dịch chuyển xuống phần thấp của địa
hình, gây nguy hiểm trong quá trình thi công và hoạt động vận hành sau này của công
trình. Cần chủ động phá bỏ toàn bộ các tảng lăn để đảm bảo an toàn trong quá trình thi
công và vận hành công trình.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 18


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN ĐCCT THỰC TẾ


TẠI CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Đến tháng 11/2022, các hạng mục của công trình vẫn đang tiếp tục triển khai
công tác đào hố móng, một số hạng mục đã đạt đến cao độ thiết kế, chuyển sang công
tác bê tông. Trong đó cụm Hố móng đập tràn, vai trái đập, nhà máy và kênh xả đã và
đang tiến hành thi công ở các vị trí sau:
- Khu vực đập Tràn cửa van đã đào đến cao trình thiết kế (đoạn từ mặt cắt D27
-:- D33).
- Nhà máy đang tiến hành đào hoàn thiện hố móng đến cao trình thiết kế.
- Kênh dẫn vào và kênh xả vẫn đang trong quá trình đào hố móng.
- Vai trái vẫn thi công phần đập đất đến cao độ thiết kế.
3.1 ĐẬP TRÀN CỬA VAN
Phạm vi đập Tràn cửa van đoạn từ mặt cắt D27-:-D33. Được bố trí bên bờ trái
sông Trà Khúc. Nền đập tràn cửa van đã đào đến cao trình thiết kế, vệ sinh, cạy dọn đá
long rời và đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn đổ bê tông.
3.1.1 Khối lượng thực hiện
Đập tràn cửa van trong đợt này chúng tôi đã đánh giá và đo vẽ bản đồ ĐCCT tỷ lệ
1:100 và 1:200 (xem cùng bản vẽ 06.22-TK1-ĐTCV.01, 06.22-TK1-ĐTCV.02).
Bảng 3.1. Khối lượng đo vẽ đập tràn cửa van
TT Nội dung Đơn vị Diện tích Ghi chú
Bản đồ ĐCCT hố móng đập tràn cửa van, tỷ lệ
1 ha 0.185
1:200
Bản vẽ ĐCCT hố móng đập tràn cửa van, tỷ lệ
2 ha 0.161
1:100
Tổng cộng: ha 0.346

3.1.2 Điều kiện ĐCCT


a. Các đới phong hóa:
Mặt cắt ĐCCT theo thứ tự từ trên xuống gồm các lớp và đới đất đá như sau:
- Lớp bồi tích (aQ): Có thành phần là cuội, sỏi, lẫn tảng, cát, á cát màu xám
vàng, trạng thái chặt vừa. Lớp này có chiều dày dao động từ 0.5-6.0m. Lớp này được
bóc bỏ khi đào hố móng.
- Đới phong hóa (IB): Granit biotit, granit 2 mica. Đá có màu xám xanh, xám
nâu, sọc trắng, bị nén ép rất mạnh. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình. Đá
cứng chắc trung bình đến cứng chắc, nứt nẻ mạnh, bị biến đổi mạnh dọc theo khe nứt,
khe nứt bị lấp nhét bởi sét, oxit sắt. Độ bền cơ học khá cao, đới này có chiều dày khá
mỏng từ 0.1 đến 0.2m và được bóc bỏ, đục cạy khi đào hố móng.
- Đới nứt nẻ (IIA): Granit biotit, granit 2 mica. Đá có màu xám xanh, sọc trắng,
bị nén ép rất mạnh. Mặt nén ép có góc dốc 20 đến 35 độ. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 19


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
hạt nửa tự hình. Đá cứng chắc trung bình đến cứng chắc, nứt nẻ mạnh, đôi chỗ nứt nẻ
vỡ vụn rất mạnh, dưới dạng dăm tảng nhét sét. Đá khá tươi, đôi chỗ mềm yếu dọc theo
các đứt gãy, khe nứt lớn. Độ bền cơ học đới đá IIA giảm không đáng kể. Khe nứt hở,
nhám, được lấp nhét bởi Canxit, oxit sắt, sét.
b. Khe nứt, đứt gãy:
- Trong phạm vi nền hố móng đập tràn Cửa van có 03 đứt gãy cắt qua. Đứt gãy
V-1, V-2, V-3. Các đứt gãy này có phương vị như sau:
+ Đứt gãy V-1 có thế nằm 205-215∠75 nhân đứt gãy rộng 0.2 đến 0.6m được
lấp nhét chủ yếu là dăm, sét mềm yếu, bị cà nát vỡ vụn mạnh, chiều rộng đới ảnh
hưởng của đứt gãy khoảng 1.5 đến 2.0m.

Hình 3.1: Đứt gãy V-1 Hình 3.2: Cạy dọn nhân đứt gãy V-1

+ Đứt gãy V-2 có thế nằm 190-200∠75 nhân đứt gãy rộng 0.1 đến 0.4m được
lấp nhét chủ yếu là dăm, sét mềm yếu, bị cà nát vỡ vụn mạnh, chiều rộng đới ảnh
hưởng của đứt gãy khoảng 1.0 đến 1.5m.
+ Đứt gãy V-3 có thế nằm 50-60∠85 nhân rộng 0.8 đến 10cm được lấp nhét chủ
yếu là dăm, sét mềm yếu, chiều rộng đới ảnh hưởng đứt gãy khoảng 0.5 đến 1.2m.

Hình 3.3: Đứt gãy V-1 và đứt gãy V-2 Hình 3.4: Đứt gãy V-2

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 20


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

Hình 3.5: Đứt gãy V-3 Hình 3.6: Nhân của đứt gãy V-3

- Ngoài các đứt gãy nêu trên còn có các hệ thống khe nứt có phương vị 340-
350∠35, 205-215∠75, 70-80∠85, 325-335∠85. Các hệ thống khe nứt này có bước khe
nứt khá mỏng từ 10 đến 30cm phân bố một khe nứt. Ngoài ra, các hệ thống khe nứt
này giao cắt nhau tạo nên những nêm đá, khối đá long rời, xếp chồng lên nhau, có lực
gắn kết yếu, kết hợp với chấn động nổ mìn các khối đá này tách rời ra. Hình thành
những vùng cục bộ có điều kiện địa chất kém ổn định. Cụ thể trong phạm vi hố móng
này hình thành 2 vùng địa chất kém ổn định như sau:
+ Vùng 1 phạm vi địa chất kém ổn định phân bố từ mặt cắt M6-M10, N1-N7.
(Xem cùng bản vẽ kèm theo). Diện tích phân bố rộng 220m 2. Trong phạm vi này đá bị
nén ép theo các mặt lớp có góc dốc nghiêng từ 20 đến 35 độ. Hệ này có phương vị:
340-350∠35. Các mặt nén ép có chiều dày từ 10 đến 40cm. Hệ này giao cắt cùng các
hệ 205-215∠75, 70-80∠85. Hình thành nên các nêm đá, khối đá vỡ vụn mạnh.
+ Vùng 2 kéo dài từ mặt cắt M7-M11, N11-N19. (Xem cùng bản vẽ kèm theo).
Diện tích phân bố rộng 230m2. Phạm vi này hình thành dọc theo nhân và đới ảnh
hưởng của 2 đứt gãy V-1 và V-2 nêu trên, kết hợp với quá trình phong hoá sâu, các hệ
khe nứt giao cắt và sự xâm thực, bào mòn, rửa trôi của dòng chảy tự nhiên hình thành
nên.

Hình 3.7: Các mũi tên là các mặt đá bị Hình 3.8: Một mẫu đá tách rời theo
nén ép thành các lớp mỏng mặt nén ép và các khe nứt giao cắt

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 21


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

Hình 3.9: Đá bị vở vụn mạnh theo mặt Hình 3.10: Đá bị vở vụn mạnh theo
nén ép và các hệ khe nứt giao cắt mặt nén ép và các hệ khe nứt giao cắt

Hình 3.11: Vùng 1 trước khi đào xử lý Hình 3.12: Vùng 1 sau khi bóc hết lớp
lớp đá vở vụn mạnh đá vở vụn mạnh

Hình 3.13: Vùng 2 xâm thực mạnh dọc theo nhân đứt gãy và bào mòn tự nhiên

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 22


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

Hình 3.14: Vùng 2 cạy dọn vệ sịnh dọc nhân đứt gãy và đới ảnh hưởng

Hình 3.15: Vùng 2 cạy dọn vệ sịnh dọc nhân đứt gãy và đới ảnh hưởng

Càng đào xuống sâu các hệ thống khe nứt có xu hướng thu hẹp dần độ mở và
đới ảnh hưởng.
Nước ngầm không xuất lộ trong phạm vi nền đập Tràn cửa van.
c. Tính chất cơ lý của đất đá:
- Đoạn nền hố móng tuyến đập tràn Cửa Van phạm vi từ mặt cắt D25-D33,
N21-N23 chủ yếu được đăt trên nền đá nứt nẻ (IIA), cục bộ một phần nhỏ thuộc đới
phong hoá (IB). Có thành phần là đá granit biotit, granit 2 mica. Đá có màu màu xám
xanh, sọc trắng, bị nén ép rất mạnh. Mặt nén ép có góc dốc 20 đến 35 độ. Đá có cấu
tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình. Đá cứng trung bình đến cứng chắc, nứt nẻ mạnh,
đôi chỗ nứt nẻ vỡ vụn rất mạnh, dưới dạng dăm tảng nhét sét. Đá khá tươi, đôi chỗ
mềm yếu dọc theo các đứt gãy, khe nứt lớn. Độ bền cơ học đới đá IIA giảm không
đáng kể. Khe nứt hở, nhám, được lấp nhét bởi Canxit, oxit sắt, sét. Đá thuộc phức hệ
Hải Vân (γT3 hv).
Nền hố móng tuyến đập tràn Cửa Van. Sau khi xử lý đới (IB) và bóc bỏ lớp
(aQ) nền hoàn toàn đặt trên đới đá nứt nẻ (IIA) ổn định.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 23
Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

Hình 3.16: Đồ thị đẳng trị khe nứt nền đập tràn cửa van
3.1.3 So sánh với tài liệu thiết kế
Theo như tài liệu giai đoạn khảo sát trước đây vị trí nền tràn cửa van phạm vi
này không có đứt gãy nào cắt qua. Tuy nhiên khi đào hố móng phát hiện ra 03 đứt gãy
nêu trên (đứt gãy V-1, V-2, V-3). Nhưng do hố móng trong đoạn đập Tràn này không
có hố khoan khảo sát nào được bố trí và được che phủ bởi các lớp cuội, sỏi, cát (aQ).
Nên không phát hiện được các đứt gãy này. Ngoài sự sai khác của các đứt gãy nêu trên
thì thành phần của các đới lớp đất đá khá phù hợp với tài liệu thiết kế.
3.1.4 Nhận xét chung
Nền hố móng tuyến đập tràn cửa van có điều kiện địa chất công trình ổn định
do đặt hoàn toàn trên đới đá (IIA). Các đứt gãy V-1, V-2, V-3 là các đứt gãy nhỏ và đã
được xử lý cạy dọn, vệ sinh kỹ.
Trong phạm vi đánh giá không có nước ngầm xuất lộ.
- Lớp (aQ) rời đến chặt vừa đã được bóc bỏ.
Đới (IB) khá mỏng đã được bóc, cạy dọn và đục tẩy đến bề mặt đới (IIA)
- Trong phạm vi 02 vùng địa chất xấu chúng tôi đá kiến nghị khoan phụt bổ
sung và cạy dọn hết đá om, long rời.
3.2 ĐẬP DÂNG ĐẤT VAI TRÁI
Đập dâng đất được bố trí bên bờ trái sông Trà Khúc. Theo hồ sơ thiết kế chiều
cao đập lớn nhất 20.25m, chiều dài theo đỉnh đập là 168.9m, cao trình đỉnh đập là
59.0m, chiều rộng đỉnh đập 19.0m đến 44.25m. Đến nay đập dâng đất vai trái đã thi
công đắp được một phần và chưa đến cao độ thiết, do đó chúng tôi sẽ đánh giá và xuất
bản tài liệu trong đợt sau.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 24


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
3.3 KÊNH DẪN VÀO
Kênh dẫn vào được bố trí bên phía bờ trái sông Trà Khúc 1. Được thiết kế đào
hạ nền hố móng từ cao trình hiện trạng 50.00m xuống đến các cao trình 36.40m và đến
cao độ 21.45m. Hiện nay hố móng này đang trong giai đoạn khoan đào hạ nền hố
móng. Chưa đến cao độ thiết kế, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá và xuất bản tài
liệu khi có mặt bằng hiện trạng hố móng do đơn vị thi công cung cấp. Nên hạng mục
này chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết và xuất bản tài liệu trong các đợt sau.
3.4 TƯỜNG T1, T2, T3, T4
Các tường T1, T2, T3, T4 được bố trí phía bờ trái sông Trà Khúc 1 và chạy dọc
theo tuyến năng lượng.
Tường T1, T2 được bố trí ở khu vực kênh dẫn vào. Tường T1 theo hồ sơ thiết
kế dài khoảng 131m, T2 dài khoảng 55m. Hiện nay hố móng đang khoan nổ mìn đào
hố móng.
Tường T3, T4 được bố trí ở khu vực kênh xả. Tường T3 theo hồ sơ thiết kế dài
khoảng 133m, T4 dài khoảng 43m. Hiện nay hố móng đang trong quá trình đào nền hố
móng.
Đến nay hiện trạng nền khu vực các tường này chưa thi công đến cao độ thiết
kế. Do vậy khi đào đến hiện trạng đáy móng thiết kế, chúng tôi sẽ đánh giá và xuất bản
tài liệu của hạng mục này.
3.5 NHÀ MÁY
Nhà máy thủy điện Trà Khúc 1 được đặt bên bờ trái sông Trà Khúc có công
suất là 30MW và được thiết kế với 3 tổ máy. Được thiết kế đào hạ nền hố móng từ cao
trình hiện trạng 50.00m xuống đến các cao trình 24.90m, 22.95m và đến cao độ 18.0m.
Hiện nay hố móng nhà máy đang đào hạ nền hố móng đới phong hóa mãnh liệt, chưa
đến cao độ thiết kế. Chúng tôi sẽ đánh giá và xuất bản tài liệu khi có mặt bằng hiện
trạng hố móng do đơn vị thi công cung cấp. Nên hạng mục này chúng tôi sẽ đánh giá,
mô tả chi tiết điều kiện ĐCCT và xuất bản tài liệu trong đợt tới.
3.6 KÊNH XẢ
Kênh xả được bố trí ở hạ lưu nhà máy nằm phía bờ trái sông Trà Khúc. Theo hồ
sơ thiết kế kênh xả dài khoảng 220m. Vị trí rộng nhất khoảng 65m và hẹp nhất khoảng
26m. Kênh xả được thiết kế đào hạ nền hố móng từ cao trình hiện trạng 48.00m xuống
đến cao trình thấp nhất 26.4m. Hiện nay hố móng chưa thi công nên chúng tôi chưa
đánh giá và xuất bản tài liệu ở khu vực này.
3.7 TRẠM PHÂN PHỐI ĐIỆN
Trạm phân phối đặt bên bờ trái sông Trà Khúc nằm trên đập dâng đất. Hiện trạng
nền trạm phân phối đắp chưa đến cao độ, nên chúng tôi sẽ đánh giá và xuất bản tài liệu
trong đợt tới.
3.8 ĐẬP TRÀN TỰ DO
Được bố trí bên bờ phải sông Trà Khúc. Chiều cao đập tràn tự do lớn nhất là 14m,
chiều rộng ngưỡng tràn 91.5 và cao trình ngưỡng tràn 49.5m. Hiện nay bờ phải chưa triển

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 25


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1
khai thi công đào hố móng, chúng tôi sẽ theo dõi, đánh giá và xuất bản tài liệu khi hạng
mục này thi công.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 26


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đến thời điểm tháng 11/2022, hầu hết các hạng mục bờ trái của dự án thủy điện
Trà Khúc 1 vẫn đang trong quá trình thi công đào hố móng. Công tác mô tả địa chất hố
móng song song với tiến độ của từng hạng mục, theo tiến độ tổng thể của công trình.
Công tác mô tả, thu thập tài liệu địa chất hố móng được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ
và đúng theo quy trình quy phạm đo vẽ địa chất mô tả hố móng. Ngoài ra còn tiến
hành dự báo, phát hiện kịp thời điều kiện địa chất bất lợi để phối hợp các bên liên quan
xử lý.
Phạm vi đo vẽ hố móng công trình chủ yếu phân bố đất đá thuộc phức hệ Hải
Vân (γT3 hv). Thành phần đá là đá granit biotit, granit 2 mica. Đá có màu màu xám
xanh, sọc trắng, bị nén ép rất mạnh. Mặt nén ép có góc dốc 20 đến 35 độ. Đá có cấu
tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình. Đá cứng trung bình đến cứng chắc, nứt nẻ mạnh,
đôi chỗ nứt nẻ vỡ vụn rất mạnh. Nền móng các hạng mục công trình bê tông đều được
đặt chủ yếu trên đá ổn định IIA. Các đới edQ+IA1 và IA2 chủ yếu làm nền cho đập
dâng đất vai trái.
- Qua quá trình theo dõi, đánh giá và kiến nghị xử lý, hố móng đập tràn cửa van
từ mặt cắt D25-D33, N21-N23 nền hố móng đặt trên đới đá (IIA) ổn định. Đảm bảo đủ
điều kiện thi công chuyển sang giai đoạn đổ bê tông. Tuy nhiên một vài vị trí cần xử lý
cục bộ trong phạm vi đới (IB). Tẩy cục bộ bằng búa chèn, hoặc thủ công với chiều dày
loai bỏ đới phong hoá (IB) từ 0.1 đến 0.2m. Đảm bảo bê tông tiêp xúc tốt với nền đá
(IIA)
- Những phạm vi có điều kiện địa chất bất lợi. Tư vấn địa chất kiến nghị: Vùng
1 đá bị nén ép, giao cắt với nhiều hệ thống khe nứt, dẫn đến nền đá vỡ vụn mạnh. Cần
tiến hành khai đào đến nền đá ổn định, đặt móng khoan Tràn.
- Trong phạm vi ranh giới giữa vùng 1 và vùng 2 chúng tôi kiến nghị bổ sung
05 hố khoan phụt, KP1, KP2, KP3, KP4, KP5 (Xem bản vẽ kèm theo) với chiều sâu
mỗi hố là 5m và khoảng cách giữa các hố là 3m, để đảm bảo chống thấm cũng như gia
cố nền tại vị trí đá bị nứt nẻ, nén ép mạnh. Trước khi phụt gia cố cần tiến hành ép nước
kiểm tra để hoà tỉ lệ nước trên xi cho hợp lý.
- Vùng 2 chú ý cạy dọn vệ sinh kỹ khu vực dọc theo nhân của đứt gãy với chiều
sâu từ 1.5 đến 2.0 lần chiều rộng của nhân đứt gãy bậc (V-1, V-2, V-3) nêu trên. Để
đảm bảo yêu cầu thiết kế đề ra trước khi chuyển giai đoạn.
Thực tế mở móng công trình, một vài vị trí có sự sai khác về điều kiện ĐCCT
so với tài liệu thiết kế. Sai khác chủ yếu là bề mặt các đới phong hóa IB, IIA xuất hiện
sớm hơn so với thiết kế và có nhiều đứt gãy phát sinh trong phạm vi hố móng. Các vị
trí có sai khác về địa chất không có hố khoan khảo sát.
Nhìn chung, điều kiện địa chất hang mục Thủy điện Trà Khúc 1 đến thời điểm
hiện tại ổn định, thuận lợi cho quá trình thi công.

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 27


Công trình thủy điện Trà Khúc 1 Báo cáo MTĐC hố móng đợt 1

PHỤ LỤC

Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 23 Trang 28

You might also like