You are on page 1of 41

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN


Học phần: Năng lực số ứng dụng

Đề tài: CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN – “CÁNH CỬA CƠ


HỘI” TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn: Chu Thị Hồng Hải


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: K24KTDNC

Hà nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN..........................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................3
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG CỦA
BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN..................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN.......................................................5
1.1.1 Khái niệm Blockhain........................................................................5
1.1.2 Cơ chế hoạt động..............................................................................6
1.1.3. Đặc điểm của blokchain..................................................................8
1.1.4. Phân loại công nghệ blockchain...................................................10
1.2. BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN.......11
1.2.1. Khái niệm về Kế toán - Kiểm toán................................................11
1.2.2. Cơ chế hoạt động của Blockchain trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm
toán..........................................................................................................12
1.2.3. Ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán...14
KẾT LUẬN.....................................................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN.........................................................17
2.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN.........................................17
2.1.1. Trong lĩnh vực Kế toán.................................................................17
2.1.2. Trong lĩnh vực Kiểm toán.............................................................21
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
– KIỂM TOÁN............................................................................................26
2.2.1 Trong lĩnh vực Kế toán..................................................................26
2.2.2. Trong lĩnh vực Kiểm toán.............................................................28
1
2.3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN.....................................................31
KẾT LUẬN.....................................................................................................32
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LĨNH
VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN...................................................................34
3.1 MỘT SỐ YÊU CẦU KHI ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG KẾ
TOÁN KIỂM TOÁN..................................................................................34
3.2 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN CHO KẾ TOÁN KIỂM
TOÁN..........................................................................................................35
3.2.1 Đối với các kế toán viên, kiểm toán viên.......................................35
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp...............................................................35
3.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước.................................................36
3.2.4 Đối với các cơ sở đào tạo...............................................................37
KẾT LUẬN.....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................39

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ Tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Thị Thúy An 24A4022759
2 Nguyễn Thị Vân Anh 24A4022776
3 Phạm Quỳnh Anh 24A4022780
4 Trần Thị Phương Anh 24A4022783
5 Phạm Phương Chi 24A4022795

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Chuối khối (Investopedia)....................................................................6
Hình 2................................................................................................................8
Hình 3................................................................................................................9
Hình 4..............................................................................................................26
Hình 5..............................................................................................................27
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.............................................................................................................25
Bảng 2.............................................................................................................30

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ ngày càng
phát triển một cách mạnh mẽ, kéo theo đó là sự ảnh hưởng ngày càng lớn đến
đời sống con người nói chung và các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nói
riêng. Một số xu hướng khoa học công nghệ đang và sẽ tạo ra những thay đổi
đáng kể, trong đó phân tích dữ liệu có lẽ là xu hướng tạo ra sự thay đổi lớn
nhất. Công nghệ chuỗi khối Blockchain, sự xuất hiện và phát triển của nó
được dự đoán là sẽ có những tác động trực tiếp đến ngành nghề kế toán, kiểm
toán mà các chuyên viên trong ngành Tài chính – Kế toán – Kiểm toán
không thể “ngó lơ” trong tương lai. Blockchain bắt nguồn từ bài toán Các vị
tướng Byzantine (Byzantine Generals) trong ngành khoa học máy tính và xử
lý đường truyền tin cậy trong một hệ thống phân cấp. Theo ông David
Lyford-Smith - chuyên gia công nghệ thông tin của Viện Kế toán Công chứng
Anh và xứ Wales (ICAEW):  Blockchain là một hệ thống có thể coi là “sổ cái
kế toán” - nơi giao dịch được thực hiện bởi một bên tới mọi người trong cùng
một mạng lưới bằng một phương thức cực kỳ chính xác và bảo mật. Đó là
một sổ cái duy nhất ghi lại các giao dịch giữa các tổ chức, nhà cung cấp và
khách hàng của họ. Khi dữ kiệu được đưa vào các “khối” liên kết, chúng tạo
ra một “hồ sơ hoạt động” và khi các thông tin được bổ sung, các chuỗi khối
được thiết lập. Xu hướng đưa công nghệ Blockchain vào ứng dụng hiện đang
được triển khai ở một số doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam
công nghệ này vẫn còn khá mới mẻ. Để bắt kịp với những tiến bộ của thời đại
này, công cuộc tìm hiểu về Blockchain là cực kì thiết yếu. Trên cơ sở đó,
nhóm chúng em đã chọn đề tài “Blockchain – “Cánh cửa cơ hội” trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán”. Với mục tiêu giới thiệu công nghệ Blockchain, bài
nghiên cứu sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về định nghĩa của Blockchain, thực
trạng của Blockchain trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, từ đó rút ra được giải
pháp thúc đẩy Blockchain trong kế kiểm.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BLOCKCHAIN VÀ ỨNG
DỤNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN -
KIỂM TOÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN
1.1.1 Khái niệm Blockhain
Mặc dù đã xuất hiện và được đề cập đến từ giữa 2008 nhưng đến giờ
Blockchain vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người và chưa có
nhiều ứng dụng thực tiễn ngoài việc được sử dụng trong giao dịch và thanh
toán bằng tiền điện tử.
Với việc phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, thực
tế ảo, Internet vạn vật, blockchain đang nổi lên là một công nghệ có sức mạnh
đột phá làm thay đổi cách thức chúng ta trao đổi thông tin qua mạng Internet.
Khái niệm blockchain lần đầu tiên được Stuart Haber và W. Scott Stornetta
giới thiệu vào năm 1991. Hai nhà nghiên cứu này muốn triển khai một hệ
thống có khả năng ngăn chặn việc giả mạo dấu thời gian của tài liệu.
Nhưng phải đến gần hai thập kỷ sau, với sự ra mắt của Bitcoin vào tháng 1
năm 2009, blockchain mới lần đầu tiên được ứng dụng vào thế giới thực.
Satoshi Nakamoto được công nhận là bộ não đằng sau công nghệ blockchain.
Rất ít thông tin về Nakamoto vì mọi người tin rằng cái tên này có thể là một
người hoặc một nhóm người đã tạo ra Bitcoin, ứng dụng đầu tiên của công
nghệ sổ cái kỹ thuật số.

Hình 1: Chuối khối (Investopedia)

Để có thể ứng dụng công nghệ Blockchain vào kinh doanh, trước tiên cần
phải hiểu rõ về bản chất của Blockchain cũng như cách hoạt động của công
nghệ này. Chuỗi khối có thể được hiểu như một cách giúp người dùng lưu giữ
5
thông tin và làm cho thông tin đó bất biến (Alexander, 2019). Về mặt ngữ
nghĩa thông thường, Blockchain được hiểu là một loại công nghệ sử dụng các
khối (block) khác nhau, được liên kết với nhau tạo thành từng chuỗi (chain).
Khối ở đây là khối thông tin (digital information) bao gồm rất nhiều dữ liệu
đã được số hóa và mã hóa. Mỗi khối (block) chứa những thông tin cơ bản về
giao dịch ví dụ như thời gian giao dịch, lượng tiền, người thực hiện, nội dung
giao dịch, và tên riêng (hash) của khối block đó.
 Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin
trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo
thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được
liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu
đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
1.1.2 Cơ chế hoạt động
Công nghệ chuỗi khối Blockchain là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ
thông tin các giao dịch. Blockchain, có thể nói đây là một cơ sở dữ liệu được
tổ chức thành liên kết dạng chuỗi của các khối thông tin (block), cho phép
phát triển và mở rộng theo thời gian, nghĩa là bất cứ khi nào có những dữ liệu
mới thì sẽ hình thành thêm các khối mới.
Khi nhắc đến Blockchain, người ta nghĩ ngay đến các giao dịch. Theo phương
pháp truyền thống, những giao dịch sẽ được lưu trữ trong những sổ cái; những
sổ cái này được khóa lại và cô lập nhằm đảm bảo tính chính xác và tính bất
khả xâm phạm của chúng. Khi hoạt động các giao dịch, mỗi cơ quan, đơn vị
phải duy trì những bản ghi (record) riêng để xác minh thông tin độc lập.
Ngược với kiểu truyền thông này, blockchain cũng là một sổ cái, tuy nhiên
điểm khác biệt là sự tin cậy được tích hợp; hay nói cách khác Blockchain là
một cuốn sổ cái đồng thuận phân tán, được chia sẻ và đáng tin cậy; do đó nó
hình thành một sổ cái kỹ thuật số mang tính tin cậy cao, trong đó ghi lại các
giao dịch, đặc biệt sổ cái này được duy trì trong và giữa những người tham
gia mang lưới. Khác với phương pháp truyền thống là có nhiều sổ cái độc lập
và cô lập, thì đối với Blockchain, một bản ghi duy nhất được chia sẻ đến mỗi
bên tham gia giao dịch. Mỗi giao dịch đã xảy ra hoặc đang chờ xử lý sẽ được
6
nhóm lại và lưu trữ trong một cấu trúc cố định được gọi là khối (Block).
Thông qua giao thức đồng thuận, khi mỗi khối được xác nhận là đúng và có
độ tin cậy, thì khối đó sẽ được liên kết vào chuỗi (Chain) và được gửi tới các
bản sao (Copy) của sổ cái được phân tán và lưu trữ bởi mỗi thành viên tham
gia mạng lưới.
Khi mỗi khối được tải vào sổ cái, nó được liên kết đến khối trước bằng cách
sử dụng những mã băm (hash) tương ứng của chúng. Điều này tạo thành một
bản ghi hoàn toàn có thể theo dõi và không thể giả mạo trong chuỗi khối.
Trong mỗi khối Block chứa những thông tin gì?
Về cơ bản mỗi khối chứa những thông tin chính sau:

Hình 2

 Dữ liệu (data). Dữ liệu trong mỗi khối phụ thuộc vào loại blockchain,
ví dụ blockchain của bitcoin chứa thông tin về các giao dịch như thông
tin người gửi, người nhận tiền và số bitcoin được giao dịch; blockchain
về bảo hiểm y tế sẽ lưu trữ các thông tin về đối tượng được hưởng bảo
hiểm, lịch sử sức khỏe của đối tượng đó, …
 Mỗi khối có một mã băm (Hash) để nhận dạng một khối và các dữ liệu
trong đó. Mã này là duy nhất, nó tương tự như dấu vân tay. Bất kỳ sự
thay đổi nào trong khối thì mã băm cũng sẽ thay đổi.
 Mã băm đối chiếu (chính là mã của khối phía trước – Hash of previous
block) sẽ tạo thành chuỗi. Bất cứ sự thay đổi một khối sẽ khiến các
khối tiếp theo không phù hợp.
Nhìn hình dưới đây để hiểu rõ hơn về việc liên kết giữa các khối Block:

7
Hình 3

Từ bất kỳ một khối, ta có thể truy cập tất cả các khối trước đó và các khối tiếp
theo trong chuỗi liên kết. Vì vậy, cơ sở dữ liệu trong blockchain lưu trữ lịch
sử đẩy đủ và không thể xóa của tất cả các giao dịch được thực hiện từ lần đầu
tiên.
1.1.3. Đặc điểm của blokchain
Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương
tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau:
chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed),
tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts)
và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng
của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.
 Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (hay còn gọi là cơ chế đồng
thuận phân quyền) (Distributed)
Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung –
nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực
giao dịch. Một sơ đồ phân tán đồng đẳng chuyển giao quyền lực và sự tin
tưởng cho một mạng lưới phân tán đồng đẳng và cho phép các nút của mạng
lưới đó liên tục lưu trữ các giao dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên
một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối kế tiếp chứa
một "hash" (một dấu tay độc nhất) của mã trước đó; vì thế, mã hóa (thông qua
hàm hash) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn giao dịch và
loại bỏ sự cần thiết phải có một trung gian tập trung. Sự kết hợp của mã hóa

8
và công nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch
được lưu trữ lại hai lần.
 Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
Một chuỗi khối giống như một nơi để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong một
không gian chứa hẹp (khối). Bất cứ ai cũng có thể xác nhận việc bạn nhập
thông tin vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ có bạn (hoặc một
chương trình) có thể thay đổi được dữ liệu của khối đó vì chỉ có bạn cầm khóa
bí mật cho dữ liệu đó. Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở
dữ liệu, ngoại trừ một phần của thông tin được lưu trữ - header của nó là công
khai.Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Một
chuỗi khối hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không
một cá nhân hay tổ chức bên thứ ba nào có thể thay đổi được nó (vì quá trình
lưu trữ dữ liệu đã được mã hóa). Nó dựa trên quyền công khai và bí mật, nhìn
công khai nhưng kiểm soát bí mật.
 Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập
trung. Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà
bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó. Ý tưởng cơ
bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một
giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ
tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một trung gian cụ thể. Sao phải
dựa vào một cá nhân hay tổ chức cụ thể trong khi hai hay nhiều bên tham gia
có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các điều khoản và thực thi
sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được chuyển tự
động khi điều kiện được đáp ứng.
 Tính toán tin cậy (trusted computing)
Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau mỗi chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi
tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc
truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang
hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn
nhau ở một mức độ sâu. Vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch

9
minh bạch, mỗi khối ngang hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo
các quy luật tin tưởng tuyệt đối của công nghệ.
 Bằng chứng công việc (Proof of work)
Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của "bằng
chứng công việc", một phần tầm nhìn được tích hợp sẵn của Satoshi
Nakamoto cho vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó
được biểu hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên
chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng công việc. Bằng chứng công việc là
khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể "sửa lại" và được
bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.
1.1.4. Phân loại công nghệ blockchain
Blockchain được chia ra làm ba loại chính. Trong cách phân loại này không
bao gồm các loại hình cơ sở dữ liệu truyền thống hay công nghệ sổ cái phi tập
trung (Distributed Ledger Technology). Đây là hai thứ thường bị nhầm lẫn
với blockchain.
 Blockchain công khai (Public Blockchain)
Đây là những dự án mã nguồn mở. Cho phép tất cả mọi người tham gia với tư
cách người dùng, thợ đào, nhà phát triển hay đơn giản là thành viên trong
cộng đồng ủng hộ. Mọi giao dịch diễn ra trên chuỗi công khai là hoàn toàn
minh bạch. Tức ai cũng có thể tra cứu thông tin chi tiết của mỗi giao dịch.
Blockchain công khai được thiết kế với mục đích phi tập trung hoàn toàn.
Không có sự kiểm soát của bất kì cá nhân hay tổ chức nào với các giao dịch
được lưu trữ hoặc xử lí trên chuỗi khối.
Public blockchain có thể chống lại censorship (kiểm duyệt). Bởi vì ai cũng có
thể tham gia mạng lưới, bất kể địa lý hay quốc tịch vân vân. Điều này khiến
cho các chính quyền rất khó dập tắt chúng.
Cuối cùng, chuỗi công khai đều có một token gắn liền với chuỗi. Mục đích là
để khuyến khích, tặng thưởng cho các bên tham gia mạng lưới.
 Blockchain riêng tư (Private Blockchain)

10
Một loại công nghệ blockchain khác là chuỗi khối private. Còn được gọi với
tên khác là permissioned blockchain – blockchain được cấp phép, blockchain
đóng. Có rất nhiều khác biệt của loại này so với loại chuỗi khối công khai.
Các đơn vị tham gia cần được chấp thuận để gia nhập mạng lưới.
Giao dịch mang tính riêng tư, tức chỉ có các bên đã tham gia trong hệ sinh
thái có quyền xem. Người ngoài, đại chúng không thể biết các thông tin giao
dịch.
Private blockchain tập trung hoá hơn so với public blockchain.
Chuỗi khối riêng tư đem lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp. Họ là những tổ
chức cần hợp tác và chia sẻ dữ liệu trong nội bộ. Nhưng không muốn các
thông tin nhạy cảm hiện diện trên các chuỗi công khai. Loại chuỗi khối này
về bản chất là tập trung hơn.
Đơn vị vận hành chuỗi có quyền kiểm soát khá lớn so với các bên tham gia
hay chính phủ. Private blockchain có thể có hoặc không có token cũng được.
Vì họ thường là các công ty doanh nghiệp, động lực vận hành chuỗi đã có
sẵn. Hệ thống tưởng thưởng, khuyến khích không cần thiết như bên chuỗi
công khai.
 Chuỗi khối hỗn hợp (Hybrid Blockchain)
Dragonchain chiếm một suất khá đặc biệt trong hệ sinh thái blockchain. Một
mình dự án này một loại gọi là hybrid, có thể hiểu là hỗn hợp hoặc lai tạp. Dự
án này kết hợp các lợi ích về quyền riêng tư của loại private blockchain và sự
bảo mật, minh bạch của public blockchain. Điều này giúp các công ty có được
sự linh hoạt. Họ có thể chọn những dữ liệu nào muốn công khai hoặc thông
tin nào muốn giữ nội bộ thôi.
1.2. BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
1.2.1. Khái niệm về Kế toán - Kiểm toán
Kế toán - Kiểm toán là hai bộ phận quan trọng, không thể thiếu ở các đơn vị
tổ chức, các doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường còn
làm cho hoạt động của ngành kế toán kiểm toán không ngừng mở rộng phạm
vi. Không chỉ các đơn vị hoạt động có lợi nhuận như Công ty Cổ phần, Công
ty TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay các ngân hàng,... mà

11
còn ở cả các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như các đơn vị hành chính
sự nghiệp, bệnh viện, trường học… Đây là hai bộ phận đóng góp vai trò quan
trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ
quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về
tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,
… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý
và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận
động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính
hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu
quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và tính
đúng đắn, trung thực của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính theo các
chuẩn mực được xác định trước của những tổ chức sản xuất, kinh doanh và
quản lý nhà nước về kinh tế. Có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là một quá trình
thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài
chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của
thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.
1.2.2. Cơ chế hoạt động của Blockchain trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm
toán
Gần đây, tin tức về blockchain – công nghệ đằng sau đồng tiền số ”nóng”
nhất hiện nay gây được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, có một điều có thể mọi
người ít biết đến hơn đó là công nghệ blockchain mang tầm ảnh hưởng lớn
đến ngành Kế toán-Kiểm toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0
đang phát triển như vũ bão. Trong kế toán-kiểm toán, blockchain là công
nghệ sổ cái phân tán, các bản ghi được lưu trữ ở một vị trí tập trung, có thể là
tập hợp các tệp bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu của một ứng dụng phần mềm kế
toán. Kế toán nhập từng bản ghi và thực hiện các công việc cần thiết để phục
vụ nhu cầu của người sử dụng thông tin. Khi các cơ quan quản lý hoặc khách
hàng cần thông tin về hồ sơ, kế toán phải lấy bất kỳ dữ liệu nào cần thiết và
cung cấp cho bên yêu cầu. Tuy nhiên, chỉ có người có tài khoản và kiểm toán
viên có liên quan mới có quyền truy cập trực tiếp vào sổ cái tập trung.
12
Trong blockchain, các hồ sơ được nhập và lưu trữ trong một sổ cái phân tán
hoặc chia sẻ, thường được truy cập cho tất cả các bên liên quan. Trong trường
hợp này, kế toán viên, cơ quan quản lý, kiểm toán viên và khách hàng mỗi
người sẽ sở hữu một bản sao của sổ cái giống hệt nhau. Tất nhiên, mỗi khách
hàng sẽ chỉ có quyền truy cập vào phần sổ cái có chứa hồ sơ của riêng họ.
Khóa công khai và khóa riêng được sử dụng để xác thực người dùng.Hơn
nữa, mỗi bản ghi được nhập vào blockchain được mã hóa và mỗi mục nhập sẽ
tự động được ghi ngày và dấu thời gian. Một tập hợp các bản ghi như vậy tạo
thành một khối (block) và được liên kết chặt chẽ với nhau thành chuỗi
(chain). Một chuỗi có một mã băm (Hash) duy nhất đại diện cho nội dung của
tất cả các bản ghi được cập nhật. Mã băm tạo thành một chữ ký số duy nhất
có thể được sử dụng để xác minh rằng không có bản ghi nào được thay đổi
sau khi chúng được nhập.
Đối với nghề kế toán thì blockchain cung cấp hai lợi thế rất quan trọng là
minh bạch và bất biến. Đó là một lợi ích cho sự liêm chính của một công ty
khi mà hồ sơ về tài chính của họ có thể dễ dàng truy cập đối với những người
được ủy quyền. Tất nhiên, phải có các quy tắc chi phối, các đối tượng được
ủy quyền có thể truy cập hồ sơ tài chính thì blockchain sử dụng hợp đồng
thông minh để phù hợp với các quy tắc đó. Hợp đồng thông minh là các khối
mã được viết để tự động hóa các quy trình nhất định và thể hiện một trong
những tính năng của blockchain. Các hợp đồng thông minh có thể thực hiện
các nhiệm vụ khác nhau khi có nhiều điều kiện nhất định, đáp ứng các điều
kiện nhất định, không chỉ là nơi lưu trữ dữ liệu.
Theo ông David Lyford-Smith - chuyên gia công nghệ thông tin của Viện Kế
toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW): Blockchain là một hệ thống có
thể coi là “sổ cái kế toán” - nơi giao dịch được thực hiện bởi một bên tới mọi
người trong cùng một mạng lưới bằng một phương thức cực kỳ chính xác và
bảo mật. Nếu một lĩnh vực hoặc một hệ thống ứng dụng công nghệ
blockchain, vấn đề bảo mật an toàn sẽ thay đổi. Theo đó, chúng ta cần chú
trọng không chỉ là sự đảm bảo về tài sản và sự chấp thuận của người khác
(điều này là hiển nhiên trong môi trường blockchain). Thay vào đó, chúng ta
cần chú trọng vào sự ràng buộc giữa bản ghi blockchain và thế giới vật chất,

13
và rộng hơn là vào việc phản ánh giá trị kinh tế thực của giao dịch
blockchain.Với Blockchain, hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi
một khi đã được lưu vào ứng dụng này, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế
toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi
chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm
bảo.
Tóm lại, đối với nghề kế toán, kiểm toán, tiềm năng của blockchain nằm
trong khả năng tạo ra một sổ kế toán ghi lại mọi giao dịch, trong đó tất cả
những người tham gia có một bản sao giống hệt nhau, có thể truy cập và xem
trong thời gian thực. Thay vì các công ty tự lưu trữ và quản lý hồ sơ dữ liệu
độc lập, blockchain sẽ tự động ghi lại đồng thời thông tin giao dịch của cả hai
bên trong một cuốn sổ cái công khai. Bằng khả năng ghi chép lại các giao
dịch theo thời gian thực, blockchain đang sẵn sàng kết thúc các phương pháp
kế toán truyền thống bao gồm lập hóa đơn, cung cấp tài liệu, xây dựng hợp
đồng, ghi chép thanh toán đối với các doanh nghiệp.
1.2.3. Ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán
Công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão, kéo theo đó là tác động ngày càng
lớn đến đời sống của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động nghề
nghiệp. Trong số đó, nghề kế toán - kiểm toán cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Đó là một bước phát triển lớn kể từ khi kế toán – kiểm toán thực
hiện ghi chép sổ sách theo phương pháp thủ công với sự hỗ trợ của phần mềm
máy tính. Ngày nay, công nghệ Blockchain xuất hiện và một lần nữa các
chuyên viên ngành Kế toán - Kiểm toán không thể “ngó lơ”, đang đứng trước
sự thay đổi.
Công nghệ blockchain được xem như một cái sổ mở và phân quyền, có khả
năng ghi chép lại và xác minh các giao dịch mà không cần tín nhiệm cho một
cơ quan trung gian nào. Bản thân công nghệ này tồn tại như một file lưu trữ
rất nhiều các giao dịch được ghi chép lại gọi là khối. Mỗi khối chứa một dấu
thời gian và một dãy số dẫn tới khối trước đó hay cong gọi là “dấu vân tay”.
Blockchian được thiết kế vô hiệu hóa với việc sửa đổi dữ liệu và không thể
hồi tố. Trong Kế toán – Kiểm toán, công nghệ này làm giảm phần lớn khả
năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều
14
nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi
một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán
yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi
chép và xác thực do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo.
Bên cạnh những khả năng ấn tượng trên, công nghệ này còn có khả năng làm
giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu.
Sau đây là một vài ứng dụng điển hình của công nghệ blockchain trong ngành
Kế toán – Kiểm toán:
 Bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi
 Quá trình kiểm toán tự động
 Xác thực giao dịch
 Theo dõi quyền sở hữu tài sản
 Hợp đồng thông minh
 Hệ thống đăng ký và kiểm kê dối với mọi tài sản nào, từ nguyên vật
liệu đến sở hữu trí tuệ.
Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của
blockchain đang mang đến những tác động tích cực đối với kinh tế nói chung
và ngành Kế toán – Kiểm toán nói riêng. Bên cạnh các cơ hội mới, đang có
nhiều lo lắng trước sự tác động của công nghệ tới lĩnh vực kế toán – kiểm
toán như sự sụt giảm về nhu cầu nhân sự kế toán (nhân sự đóng vai trò trung
gian),…. Tuy nhiên, công nghệ không lấy đi việc làm của các kế toán viên mà
chỉ góp phần hỗ trợ công việc của họ hiệu quả hơn. Các kế toán viên không
cần phải trở thành một chuyên gia công nghệ thực thụ về công nghệ
blockchain mà họ cần hiểu về blockchain và những tác động của nó tời nghề
kế toán để nhanh chóng thích ứng với những thay đỏi này.
KẾT LUẬN
Tóm lại, với các tính chất đặc trưng của mình, tác động có thể có của công
nghệ blockchain đối với ngành kế toán và kiểm toán là rất đáng kể. Tiềm
năng của blockchain nằm trong khả năng tạo ra một sổ kế toán ghi lại mọi
giao dịch, với tất cả những người tham gia đều có một bản sao giống hệt nhau
có thể được truy cập và xem trong thời gian thực. Thay vì các công ty tự lưu
15
trữ và quản lý các bản ghi dữ liệu độc lập, blockchain tự động ghi lại thông
tin giao dịch của cả hai bên đồng thời.

16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG
BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM
TOÁN
2.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Một số xu hướng khoa học công nghệ đang và sẽ tạo ra những thay đổi đáng
kể, trong đó phân tích dữ liệu có lẽ là xu hướng tạo ra sự thay đổi lớn nhất.
Như chúng ta thấy, có rất nhiều công ty đã và đang đầu tư ngày càng nhiều
vào mảng phân tích dữ liệu, phân tích tâm lý khách hàng để nắm bắt nhu cầu
khách hàng tốt hơn. Theo thời gian, các phần mềm phân tích ngày càng trở
nên uy lực cũng như dễ tiếp cận hơn, và lĩnh vực công nghệ trở thành đề tài
ngày càng được quan tâm của thị trường kế toán trung gian.
Blockchain tạo sự cạnh trạnh cho người lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm
toán. Để nắm bắt được những cơ hội do blockchain mang lại, các kế toán
viên, kiểm toán viên phải cập nhật xu hướng của những thay đổi này đối với
lĩnh vực của mình, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn (big data),
mật mã, hệ thống sổ cái (blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các
thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người
sử dụng dịch vụ tài chính.
2.1.1. Trong lĩnh vực Kế toán
Theo số liệu từ Nasdaq, Các doanh nghiệp lớn về công nghệ tại Việt Nam
cũng tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain: Viettel, TMA
Solution, FPT, MISA,…
Cụ thể, MISA đã xây dựng và đưa vào áp dụng thực tế tại các doanh nghiệp
phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.vn. Tiếp nối ứng dụng công nghệ này
cũng được Công ty cổ phần công nghệ Vakaxa triển khai thực hiện. Nhờ đó,
tính bảo mật thông tin tại các doanh nghiệp gia tăng, chi phí mua giảm thiểu;
người mua nhận chứng từ một cách nhanh chóng; cơ quan thuế có thể tra cứu
và kiểm tra dễ dàng,... Ứng dụng dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử dựa trên
nền tảng blockchain được tích hợp trong phần mềm kế toán Misa. Với ứng
dụng này, việc lưu trữ thông tin thay đổi trạng thái của giao dịch trong

17
blockchain đảm bảo tính công khai của thông tin trong các giao dịch, phục vụ
mục đích đối soát sau này thông qua mối quan hệ giữa 3 bên DN (kế toán, kế
toán trưởng, giám đốc) - lập lệnh giao dịch, kiểm tra giao dịch và phê duyệt
giao dịch; ngân hàng chi trả - thực hiện giao dịch và ngân hàng hưởng thụ -
xác nhận giao dịch).
Bên cạnh đó, các nền tảng ứng dụng khác trong kế toán trên blockchain cũng
được các công ty công nghệ và phần mềm tại Việt Nam triển khai nghiên cứu
như dự án về Hợp đồng thông minh (smart contract - tối ưu hóa về thời gian,
chi phí và tính an toàn thông tin), Hệ thống thông tin kế toán ghi ba (A triple
entry Accounting information system) - với sự liên kết chặt chẽ các bước
trong đoạn đoạn thực hiện từ dữ liệu đầu vào đến hệ thống xử lý ERP và các
ứng dụng được tích hợp trong quá trình thực hiện.
 Những ưu điểm mà Blockchain mang lại
Cơ sở dữ liệu an toàn và minh bạch: Blockchain trong lĩnh vực kế toán sẽ
cung cấp cơ sở dữ liệu rất tuyệt vời để theo dõi dữ liệu và hàng hóa khi chúng
di chuyển (vật lý hoặc kỹ thuật số) thông qua các chuỗi và tổ chức cung ứng.
Điều này sẽ cho phép quá trình phân tích, lập báo cáo chặt chẽ hơn.
Tính xác thực đầy đủ của các bên/giao dịch: Công nghệ này sẽ tính đến các
tài khoản phải trả và phải thu, với các giao dịch giữa các công ty hoặc giao
dịch giữa khách hàng và khách hàng. . Bằng cách tạo ra một sổ cái duy nhất
trên một mạng lưới máy tính; các công ty, khách hàng, ngân hàng và cơ quan
thuế của họ ghi chép và chia sẻ thông tin. Khi bất kỳ người nào trong số họ
thêm thông tin, sổ cái sẽ tự động xác minh và điều chỉnh dữ liệu. Mỗi bên có
liên quan không cần duy trì sổ cái riêng của họ, nhờ đó các kế toán viên sẽ
không phải thực hiện tất cả việc xử lý và điều chỉnh giao dịch.
Blockchain sẽ xác minh hoạt động thanh toán và thời gian thanh toán, đảm
bảo tính xác thực của các giao dịch và sẽ giảm thiểu rủi ro cho các bên trong
giao dịch. Do đó đảm bảo tính chính xác về tài chính, bởi lẽ khi giao dịch
diễn ra trong sổ cái blockchain, nó không chỉ cập nhật trong thời gian thực mà
giao dịch này còn được đóng ngay lập tức sau khi hoàn thành blockchain giúp
ngăn chặn thao tác thay đổi dữ liệu và tránh gian lận.

18
Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu tài chính: Đây là tiện ích hàng
đầu khi sử dụng công nghệ Blockchain. Mọi giao dịch được ghi lại và xác
minh, tính toàn vẹn của hồ sơ tài chính được được đảm bảo. Tất cả các giao
dịch được phân phối và niêm phong bằng mật mã, việc thao túng, làm sai lệch
hoặc phá hủy chúng trên thực tế là không thể. Vậy nên, thông tin trong
Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng
thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ
thống Blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để
bảo vệ thông tin.
Kết thúc phương thức kế toán truyền thống: Nếu như trong hoạt động kế toán
thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì Blockchain
chỉ cần một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên mà không lo
về tính xác thực. Blockchain đã sẵn sàng sàng để nâng cấp các phương thức
lập hóa hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và xử lý thanh toán truyền thông trên tất
cả các ngành, vì nó cho phép ghi đồng thời cả hai mặt của giao dịch vào sổ
cái chung. Do đó, kế toán viên sẽ có nhiều thời gian hơn cho các nghiệp vụ
khác và tăng cường tư duy sáng tạo để phát triển nghiệp vụ chuyên môn của
mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức: Công nghệ Blockchain sẽ giảm
thời gian trễ từ khi thông tin được yêu cầu đến khi được cung cấp, dẫn đến
hiệu suất được cải thiện. Công nghệ này cho phép các bên quan tâm có thể
truy cập và có được thông tin cần thiết ngay lập tức đồng thời loại bỏ sự cần
thiết của người giữ sổ sách.
Giảm thiểu khả năng xảy ra sai phạm kinh tế. Hồ sơ kế toán không thể chỉnh
sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu
hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng
ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài
chính được đảm bảo.Blockchain có thể làm giảm các sai sót và gian lận kế
toán. Khi một khối dữ liệu được thêm vào chuỗi, phần còn lại của mạng lưới
phải xác minh dữ liệu đó. Khi bạn thực hiện giao dịch trên chuỗi, tất cả các
máy tính trong mạng lưới sẽ xác định bạn và kiểm tra xem bạn có quyền giao
dịch hay không. Việc thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực giúp tổ

19
chức nắm bắt các vấn đề gần thời điểm xảy ra hơn, từ đó phát hiện và giải
quyết kịp thời.
Giảm chi phí: Việc tăng hiệu quả và giảm lỗi trong bất kỳ hệ thống nào sẽ
giúp giảm chi phí. Theo chi phí áp dụng ban đầu, các công ty có thể tiết kiệm
chi phí nhanh chóng so với các hệ thống kế toán thông thường.
Cuối cùng là việc bảo vệ thông tin kế toán, kiểm toán trước các hacker, Quá
trình kiểm toán tự động; Xác thực giao dịch; Theo dõi quyền sở hữu tài sản;
Hợp đồng thông minh; Hệ thống đăng ký và kiểm kê đối với mọi tài sản nào,
từ nguyên liệu đến sở hữu trí tuệ,…
 Những nhược điểm
Những lợi thế Blockchain cung cấp cho ngành kế toán là không nhỏ. Mặc dù
vậy, cũng có rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng
Blockchain không cho phép sự sửa đổi dữ liệu từ bất kỳ chủ thể nào. Do đó,
kế toán viên không thể làm sai lệch hoặc xóa các nghiệp vụ kế toán bằng văn
bản. Điểm đặc biệt là khái niệm kế toán tam phân lần đầu tiên được mô tả vào
năm 2005 bởi Ian Grigg 3 năm trước khi Blockchain được phát minh. Ian
Grigg đã mô tả khả năng sử dụng hóa đơn chứng từ kỹ thuật số được bảo vệ
bằng mật mã để xác minh các giao dịch xảy ra giữa các đối tác khác nhau và
được lưu trữ bởi bên thứ ba và hiển thị nếu có bất kỳ chi tiết nào trong hồ sơ
bị thay đổi hoặc xóa.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo nên cảnh giác với suy nghĩ dữ liệu luôn chính xác,
thông tin đó sẽ có sẵn và những người liên quan đã được liên hệ. Thông tin
trên blockchain chỉ tốt khi đầu vào chuẩn và độ tin cậy của nó phụ thuộc vào
cách thức xây dựng quy trình. Nếu không xem xét đầu vào một cách thích
hợp, sự phụ thuộc mù quáng vào blockchain có thể rất nguy hiểm.
Lượng dữ liệu tuyệt đối mà blockchain lưu trữ có thể dẫn đến quá tải thông
tin và đặt ra những thách thức đối với việc giám sát đầy đủ. Ngay cả nhân
viên có trình độ cũng khó xác định được vị trí để cài đặt và duy trì một hệ
thống giám sát thích hợp.
Độ tin cậy của chuỗi khối cơ bản phụ thuộc vào độ tin cậy của công nghệ và
quy trình kinh doanh cơ bản. Một hệ thống được triển khai kém có thể gây ra

20
rủi ro trên diện rộng. Giao thức đồng thuận của một chuỗi khối đặt ra các quy
tắc cho các giao dịch trong hệ thống, nếu thiết kế và triển khai không phù
hợp, thông tin được ghi lại sẽ không đáng tin cậy. Ngoài ra, nếu một thành
viên thao túng giao thức đồng thuận hoặc tổ chức tham gia vào các giao dịch
ngoài chuỗi thì thông tin được ghi lại cũng không đáng tin cậy.
Blockchain cũng có những rủi ro mà một người quản lý thiếu kinh nghiệm có
thể trở thành nạn nhân. Một blockchain phi tập trung có thể dẫn đến việc
không có cơ quan nào chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Với những ứng
dụng quá mới, các tổ chức gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự có năng
lực hoặc hiểu rõ về chúng.
Việc thiếu các giải pháp Blockchain cho doanh nghiệp cho ngành kế toán vẫn
chưa có sẵn sẽ sớm được khắc phục khi các nhà cung cấp và nhà đầu tư
chuyển sang đáp ứng thị trường mới nổi này. Ngoài ra, chắc chắn khi ứng
dụng Blockchain vào kế toán sẽ xảy ra sự gián đoạn. Công nghệ sổ cái phân
tấn chắc chắn sẽ buộc các kế toán viên thay đổi cách họ làm việc và theo
những cách, mà chúng ta chưa thể thấy trước.
2.1.2. Trong lĩnh vực Kiểm toán
Trong kiểm toán các giao dịch tài chính, công nghệ blockchain được giả định
vai trò như một kiểm toán viên độc lập. Một trong những đặc tính quan trọng
của nền tảng Blockchain là tính minh bạch, tức là một khi dữ liệu được mạng
lưới chấp nhận thì mọi thông tin sẽ không thể thay đổi được. Đối với các hoạt
động quản trị, việc ứng dụng blockchain có thể giúp hạn chế tham nhũng,
tăng cường các thực hành tốt, loại bỏ các hiện tượng lừa đảo.
Theo số liệu từ Nasdaq, cho đến nay 4 tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới
bao gồm PwC, Deloitte, Ernst&Young và KPMG đều đã thành lập ban nghiên
cứu về blockchain và những ứng dụng của công nghệ này trong ngành kiểm
toán. Các công ty Big Four có thể làm sáng tỏ việc kiểm toán cho các công ty
tiền điện tử và đồng thời cũng hộ trợ việc xây dựng các hệ thống blockchain.
Với mục tiêu dẫn đầu công nghệ trong các tổ chức tài chính trên thế giới, vào
tháng 3/2018, PwC đã công bố dịch vụ kiểm toán mới của mình dựa trên nền
tảng công nghệ này nhằm khuyến khích khách hàng tiếp cận với giải pháp

21
mới, cho phép người sử dụng dịch vụ có thể xem, kiểm tra và theo dõi các
giao dịch Blockchain sát với thời gian trực.
Ông Arun Ghosh, trưởng nhóm blockchain tại Mỹ của KPMG nói rằng công
ty đã thấy doanh thu tăng rõ rệt đến từ các sáng kiến blockchain. Các dự án
chủ yếu liên quan đến việc xác định các chiến lược blockchain, giới thiệu
người tham gia cũng như các mô hình quản trị và vận hành. Bằng chứng là
năm 2019, KPMG đã giúp Microsoft, Tomia và R3 tạo ra một giải pháp
blockchain cho ngành viễn thông để chuẩn bị cho mạng 5G. Thêm vào đó,
công ty đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng blockchain kết hợp với
các công nghệ khác như IoT, AI và Machine Learning. Vào tháng 2/2020,
KPMG đã công bố một bằng sáng chế mới của Hoa Kỳ cho một phương pháp
dựa trên blockchain được thiết kế để tăng sự tin tưởng vào các phương pháp
quản lý dữ liệu AI. Đây được coi là một bước phát triển quan trọng đối với
KPMG, vì nó chứng tỏ mức độ quan trọng của sự hội tụ giữa AI và
blockchain để kích hoat trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy.
Công ty kiểm toán E&Y cũng đang thúc đẩy sự đổi mới trong không gian
blockchain. Theo Paul Brody, lãnh đạo blockchain toàn cầu của E&Y, họ đã
làm việc với Microsoft và ConsenSys để phát triển một dự án blockchain mã
nguồn mở có tên là Baseline Protocol, chạy trên mạng chính Ethereum công
khai. Theo đó, Baseline Protocol cố gắng giải quyết những thách thức liên
quan đến doanh nghiệp sử dụng mạng blockchain công cộng. Vào ngày
21/5/2020, Basechain đã xuất bản một bản demo nêu bật khả năng cho nhiều
công ty quản lý kỹ thuật số các đơn đặt hàng và các thỏa thuận chiết khấu
khối lượng trên các hệ thống khác nhau trên Ethereum. Điều nay nhằm mục
đích chỉ ra cách các doanh nghiệp có thể cộng tác an toàn qua mạng Ethereum
mà không để lộ dữ liệu có giá trị.
Hơn thế, các công ty Big Four đã phát hành một số báo cáo chi tiết về
blockchain và tài sản kỹ thuật số. Trong đó, Henri Arslanian, lãnh đạo tiền
điện tử toàn cầu của PwC lưu ý rằng PwC gần đây đã xuất bản báo cáo Quỹ
phòng hộ tiền điện tử năm 2020 của họ. Qua đó, xác thực tổng tài sản được
quản lý của các quỹ phòng hộ tiền điện tử trên toàn cầu đã tăng lên hơn 2 tỷ
USD vào năm 2019, so với 1 tỷ USD ở năm trước đó. Báo cáo cũng nêu bật

22
các phương pháp đóng vai trò là nguồn kiến thức cho các nhà đầu tư tổ chức
quan tâm đến tiền điện tử.
Công ty kiểm toán Deloitte và diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng phát
hành một báo cáo về khả năng tương tác của blockchain. Báo cáo đưa ra một
phát hiện quan trọng, lưu ý rằng mặc dù các blockchain được xây dựng cho
các hệ sinh thái ngành cụ thể, nhưng công nghệ này có thể hoạt động tốt hơn
nếu tất cả chúng được liên kết với nhau trong một khuôn khổ.
Nhìn chung, mặc dù các công ty Kiểm toán Big Four đang từng bước đổi mới
trong không gian blockchain và tiền điện tử, song một số chuyên gia nhận
định rằng, họ vẫn có thể làm được nhiều việc hơn nữa so với tiềm năng và
phạm vi tiếp cận của công ty này.
Bên cạnh Bigg Four, Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales cũng đã
đưa Blockchain và một số xu hướng công nghệ then chốt khác vào nội dung
đào tạo của mình.
Trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, vào năm 2018, KTNN Trung Quốc cũng
đã cân nhắc việc ứng dụng giải pháp Blockchain để cải thiện các chức năng
kiểm toán của Chính Phủ. Chính phủ nước này khẳng định, năm 2018 sẽ là
năm phát triển đỉnh cao của ngành công nghiệp Blockchain. Việc tiêu chuẩn
hóa Blockchain được ưu tiên cao trong Chương trình nghị sự 2018 của Chính
Phủ Trung Quốc. KTNN Trung Quốc có nhiệm vụ kiểm toán tất cả các giao
dịch tài chính liên quan đến các Bộ, ngành, cơ quan Chính phủ và quản lý một
trung tâm dữ liệu liên quan đến tất cả các phòng ban kiểm toán cấp dưới. Do
vậy, với việc áp dụng giải pháp Blockchain, mỗi phòng kiểm toán cấp dưới sẽ
được công nhận là một “nút” riêng lẻ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau để thu
thập, duy trì và quản lý dữ liệu. Dữ liệu trung tâm sẽ chỉ lưu các dấu thời gian
và giám sát tính bảo mật, hợp pháp đối với các hoạt động dữ liệu của kiểm
toán viên cấp dưới, từ đó làm giảm đáng kể khối lượng công việc của chính
quyền Trung Ương
Không chỉ Trung Quốc, tại Nhật Bản, Ủy ban Kiểm toán nước này cũng đang
nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ Blockchain trong hoạt động kiểm
toán giúp nang cao hiệu quả của ngành tài chính, kế toán, gia tăng bảo mật
thông tin.
23
 Những đổi mới trong nghề nghiệp kiểm toán
Ở cấp độ ứng dụng, blockchain mang một loạt sự đổi mới trong công việc
của các kiểm toán viên, chẳng hạn như các xem xét một số giao dịch nhất
định và xác minh sự tồn tại của tài sản kỹ thuật số và chứng thực tính nhất
quán giữa thông tin trên blockchain và trong thế giới thực. Những nhiệm vụ
mới này có thể là thách thức, đặc biệt khi không có cơ quan tập trung trên
blockchain. Kiểm toán viên cần tận dụng chuyên mon của mình trong kiểm
toán hệ thống CNTT, để phát minh ra các phương pháp mới để thực hiện xác
minh quyền sở hữu.
Blockchain về cơ bản có thể thay đổi quá trình thực hiện kiểm toán. Vì một
bản ghi đầy đủ các giao dịch được lưu trữ trên một blockchain, kiểm toán viên
sẽ không còn cần phải yêu cầu và chờ đợi các bên giao dịch cung cấp dữ liệu
và tài liệu. Ngoài ra, blockchain sẽ vượt qua quy trình lấy mẫu kiểm toán
truyền thống và cho phép kiểm toán liên tục cho bất kì giao dịch nào trên
mạng trong bát kỳ giai đoạn cụ thể nào. Việc áp dụng blockchain sẽ giải
phóng các tài nguyên trước đây được sử dụng cho việc thu thập và xác minh
bằng chứng.
Ưu điểm Nhược điểm
Blockchain Dễ dàng kiểm tra hồ sơ giao Không đảo ngược được các
không cần dịch trên blocchain. giao dịch bị sai.
cấp phép Phát triển quy trình kiểm toán Không có thẩm quyền tập
mới về các giao dịch trên trung để xác minh sự tổn tại,
blockchain. quyền sở hữu và đo lường các
Xác minh tính nhất quán giữa mặt hàng được ghi lại trên
các mục trên blockchain và blockchain.
trong thế giới thực Khó khăn trong việc truy xuất
dữ liệu do khách hàng Mất
khóa riêng.
Không có thẩm quyền tập
trung để báo cáo những
trường hợp tấn công mạng

24
Blockchain Phát triển các hướng dẫn để Cần phải thành thạo các công
cần cấp triển khai blockchain. nghệ blockchain khác nhau.
phép Tận dụng kiến thức và kinh Khó đạt được các quy tắc
nghiệm trong nghành để đưa ra đồng thuận giữa tất cả những
lời khuyên cho các thực tiễn tốt người tham gia, khi hoạt động
nhất cho các giao thức đồng như một tác nhân tổ chức.
thuận blockchain. Giao dịch kiểm toán được liên
Tận dụng mạng lưới kinh kết với một thỏa thuận phụ đó
doanh để hình thành blockchain là “ngoài chuỗi liên kết”.
cần phép dựa trên nhu cầu thị Giải quyết tình huống khi cơ
trường. quan trung ương có quyền ghi
Đóng vai trò là người lập kế đè thông tin trên blockchain.
hoạch và điều phối viên của Đối phó với sự thay đổi của
người tham gia tiềm năng của giao thức đồng thuận trong
blockchain. một blockchain.
Tận dụng chuyên môn của họ
về kiểm toán CNTT để kiểm
toán kiểm soát nội bộ của
blockchain, bao gồm tính toàn
vẹn và bảo mật dữ liệu.
Cung cấp dịch vụ xếp hạng độc
lập cho một blockchain cụ thể.
Đóng vai trò là quản trị viên
của blockchain
Bảng 1

 Chuyển từ kiểm tra các giao dịch sang kiếm tra hệ thống kiểm soát.
Mặc dù đã đạt được hiệu quả nói trên từ việc áp dụng Blockchain, điều quan
trọng cần lưu ý là hồ sơ giao dịch được lưu trưc trên blokchain không nhất
thiết đảm bảo độ tin cậy của các tổ chức báo cáo tài chính. Ví dụ: vẫn có thể
thực hiện giao dịch trên chuỗi liên kết giữa các bên liên quan, được liên kết
một số thỏa thuận không liên quan đến giao dịch hoặc giao dịch gian lận. Do

25
đó, điều quan trọng là hiệu quả của kiểm soát nội bộ xung quanh blockchain.
Khi kiểm toán viên gặp phải một blockchain cụ thể, họ cần kiểm tra các ưu
đãi của khách hàng, cũng như chất lượng mã blockchain, thay đổi giao thức
và phân bổ quyền lực giữa các đồng nghiệp. Rốt cuộc trọng tâm của kiểm
toán viên sẽ không trực tiếp kiểm tra các gia dịch, mà thay vào đó, kiểm tra
các kiểm soát này để có được sự đảm bảo phù hợp rằng các giao dịch được
lưu trữ trên Blockchain là chính xác.
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ
TOÁN – KIỂM TOÁN
Blockchain là ứng dụng được phát triển với mục đích tạo ra những biến đổi
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và ngân hàng.
2.2.1 Trong lĩnh vực Kế toán
Công nghệ chuỗi khối có thể là bước phát triển tiếp theo cho kế toán hiện đại:
vì giữ các sổ sách kế toán riêng của từng doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn
chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh, các doanh nghiệp có thể ghi chép các
giao dịch của họ trực tiếp vào một cuốn sổ đăng ký chung, tạo ra một hệ
thống liên kết các sổ sách kế toán bền vững. Vì tất cả các mục tiêu trên sổ
đăng kí chung sẽ được phân phối và niêm phong bằng mật mã, việc làm sai
lệch hoặc phá hủy chúng để che giấu hoạt động thực tế là không thể.
Áp dụng kế toán blockchain có thể có tất cả các giao dịch được ghi lại trong
một khối ảo và sau một thời gian một khối mới được tạo, được liên kết với tất
cả các khối đó trong chuỗi các chuỗi được hiển thị cho cả hai bên tham gia
vào giao dịch tất cả làm cho nó trở thành một hệ thống phù hợp để lưu trữ và
chia sẻ tài khoản hình hay dưới đây minh họa cơ chế làm việc của kế toán
trước khối.

26
Hình 4

Các tính năng của hệ thống kế toán có nhiều tính năng khác nhau như hợp
đồng thông minh sổ cái phân tán nhập cáp mật mã hồ sơ chứng minh và tạo
xác thực và bảo mật các thỏa thuận được ký điện tử.
     Sau đây là một ví dụ hiển thị quy trình bắt buộc phải tuân theo trong hệ
thống nhập tam phân dựa trên Blockchain.

Hình 5

Vì Blockchain không cho phép sự sửa đổi dữ liệu từ bất ký chủ thể nào. Do
đó, kế toán viên không thể làm sai lệch hoặc xóa các nghiệp vụ kế toán bằng
văn bản. Điều đặc biệt là khái niệm kế toán tam phân lần đầu tiên được mô tả
27
vào năm 2005 bởi Ian Grigg ba năm trước khi Blockchain được phát minh.
Ian Grigg đã mô tả khả năng sử dụng hóa đơn chứng từ kỹ thuật số được bảo
vệ bằng mật mã để xác minh các giao dịch xảy ra giữa cá đối tác khác nhau và
được lưu trữ bởi bên thứ ba và hiện thị nếu có bất kỳ chi tiết nào trong hồ sơ
bị thay đổi hoặc xóa. Với sự ra đời của Blockchain, các quy trình có thể trở
nên tự động, rẻ và thậm chí đáng tin cậy hơn khi nhu cầu của bên thứ ba giữ
hóa đơn chứng từ theo các tập trung được thay thế bởi một số cái phi tập
trung. Tiếp đến, Lazanis là người đầu tiên mô tả rõ ràng khả năng của kế toán
Blockchain. Ông nhấn mạnh rằng khi sử dụng công nghệ Blockchain, doanh
nghiệp không cần có bất kỳ trung gian có uy tín ví dụ như ngân hàng hoặc
công ty bảo hiểm nếu doanh nghiệp tự nguyện ghi chép các nghiệp vụ của
mình trên Blockchain.
   Xu hướng công nghệ này có khả năng biến đổi lĩnh vực kế toán, bằng cách
thay đổi cách làm việc của kế toán viên.
2.2.2. Trong lĩnh vực Kiểm toán
Với quy trình kiểm toán như hiện nay, hoạt động kiểm toán là khá tốn kém về
cả thời gian và chi phí cho các bên liên quan. Nó cũng liên quan đến rất nhiều
nghiệp vụ như kiểm toán đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hóa đơn và hồ sơ
thanh toán được duy trì bởi các tổ chức và cần có xác minh của bên thứ ba.
Blockchain cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu của các tệp điện tử thông qua việc
sử dụng chuỗi băm và in dấu vân tay kỹ thuật số. Điều này là bất biến, tức là
một giao dịch một khi được thỏa thuận và ghi lại, nó không bao giờ có thể
thay đổi. Sau đó người ta có thể ghi lại một giao dịch khác để thay đổi trạng
thái nhưng không bao giờ thay đổi là lịch sử của nó. Blockchain cuối cùng
cho phép các dấu vết kiểm toán có thể theo dõi, tự động hóa các quy trình
kiểm toán và xác thực giao dịch. Do đó blockchain sẽ cho phép các kiểm toán
viên xác minh một phần lớn thông tin quan trọng nhất trong báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Chi phí và thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán sẽ
giảm đáng kể. Kiểm toán viên có thể dành thời gian đã tiết kiệm được cho các
lĩnh vực họ có thể tăng thêm giá trị, ví dụ kiểm toán các giao dịch có tính
phức tạp cao hay các cơ chế kiểm soát nội bộ.

28
Blockchain có khả năng cung cấp dữ liệu chất lượng tốt hơn so với cách cung
cấp dữ liệu truyền thống. Tính minh bạch của Blockchain cung cấp khả năng
hiển thị tất cả các giao dịch cho người dùng được chấp thuận do đó kiểm toán
viên có thể sử dụng Blockchain để tập trung vào các khu vực phức tạp, có thể
kiểm tra 100% số liệu kiểm kê, chứ không phải là các mẫu thử nghiệm. Điều
này có thể giúp kiểm toán viên giảm thời gian lấy mẫu và xác thực các nghiệp
vụ.
Blockchain có khả năng làm thay đổi bản chất của bằng chứng kiểm toán đối
với các giao dịch lớn bao gồm các báo cáo tài chính. Công nghệ blockchain
có thể cho phép kiểm toán viên tự động xác minh các giao dịch thông qua
kiểm tra cá bản ghi kỹ thuật số chứ không phải là hóa đơn, giải ngân các hồ
sơ thương mại khác được sử dụng ngày nay. Sử dụng công nghệ để đánh giá
số lượng lớn giao dịch thường xuyên cho phép kiểm toán viên và khách hàng
của họ tập trung nỗ lực vào các giao dịch bất thường đáng kể và các ước tính
chính, các phán đoán ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Trong dài hạn, hoạt động kiểm toán phàn lớn sẽ được thực hiện một cách tự
động và hoạt động này được tiến hành liên tục thay vì chỉ được thực hiện định
kỳ vài tháng trong năm. Thêm vào đó hoạt động kiểm toán có thể sử dụng các
công cụ dự đoán, trí thông minh nhân tạo để các định các xu hướng và bất
thường. Công cụ này sẽ tăng cường kiểm soát gian lận và quản lý rủi ro, cũng
như loại bỏ một số phần kiểm tra kỹ lưỡng bằng tay.
Trong tương lai, với việc triển khai blockchain, các công việc kiểm toán lớn
với nhiều nhân viên có thể được cắt giảm xuống chỉ còn vài nhân viên. Tuy
nhiên, các giao dịch được ghi lại trong một blockchain có thể vẫn là lừa đảo,
dó đó cần kiểm toán viên nhưng bản chất nhiệm vụ của họ có thể được thay
đổi để cải thiện.
Công việc kiểm toán sẽ được tự động hóa hơn nhiều mà không cần phải thông
qua các tài liệu sổ sách. Kiểm toán viên có thể nhanh chóng xác minh dữ liệu
quan trọng làm cơ sở cho báo cáo tài chính, do đó giúp giảm chi phí và thời
gian. Việc tuân thủ quy định có thể được xác minh một cách hiệu quả hơn.
Công nghệ Blockchain mang đến những tác động trực tiếp đối với ngành
kiểm toán:
29
Kiểm Kiểm
Hoạt động
Tác động của Blockchain toán bên toán nội
kiểm toán
ngoài bộ
Thu thập Điều tra toàn dân thay thế phương pháp
chứng cứ lấy mẫu truyền thống x x
Truy cấp trực tiếp vào lịch sử giao dịch
Xác thực Xác nhận giao dịch thời gian thực bởi
giao dịch và một cộng đồng mạng
x x
xác minh Tất cả những ghi nhận được xác minh và
bảo trì bởi tất cả người dùng
Đánh giá Được xây dựng tuân thủ hầu hết các tiêu
tuân thủ chuẩn, quy định và luật pháp gần đây
Trình bày ngay lập tức các quy định cơ x
bản cho một nhà điều hành
Phát hiện vi phạm ngay lập tức
Đổi chiếu Tự động hoá đối chiếu (nếu các giao
giao dịch dịch diễn ra giữa các bên trong một
mạng Blockchain duy nhất)
x x
Giải quyết ngay lập tức
Giảm thời gian dành cho việc đổi chiếu
tăng hiệu quả
Báo cáo tài Báo cáo tài chính gần thời gian thực
chính Không có lỗi x x
Khó xảy ra gian lận
Lập kế Cung cấp hồ sơ đầy đủ, chính xác cho
hoạch và tư kiểm toán viên để nhanh chóng phát hiện
x
vấn ra các vấn đề, ưu tiên các kế hoạch và
tìm ra các mô hình dài hạn
Hỗ trợ Cung cấp thông tin đáng tin cậy và kịp x

30
quyết định thời được lưu trữ trong Blockchain để
thực hiện phân tích
Dự đoán hậu quả của hành động
Tạo thuận lợi cho các hợp đồng thông
minh bằng các mô hình phân tích nhúng
(nghĩa là để xác định xu hướng)
Bảng 2

2.3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG


LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Theo khảo sát của công ty chuyên về kế toán, kiểm toán Deloitte, 53% doanh
nghiệp trên thế giới nhận định blockchain là công nghệ ưu tiên khi chuyển đổi
số. Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng hệ thống
blockchain. Điển hình là sự am hiểu và ứng dụng công nghệ blockchain thuần
thục của các kế toán, kiểm toán viên vẫn còn rất khan hiếm.
Một số doanh nghiệp cho rằng luật lệ về ứng dụng blockchain ở nước ta vẫn
chưa rõ ràng. Theo ông Phan Phúc Thành (người sáng lập Công ty Cổ phần
Đầu tư – Tiếp thị Bất động sản Việt Nam) hầu hết hoạt động trong nền kinh tế
hiện nay đều dựa trên mô hình tập trung và cần có trung gian xác thực. Hành
lang pháp lý được tạo ra để duy trì và bảo vệ sự ổn định của mô hình tập
trung. Ngược lại, Blockchain lại dựa trên mô hình phi tập trung. Giao dịch
trong blockchain không bắt buộc qua trung gian xác nhận của một tổ chức nhà
nước, nên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro về mặt pháp lý.
Về mặt kỹ thuật, hầu hết các phần mềm kế toán không tương thích với công
nghệ blockchain. Vì vậy, ngay cả khi đã sẵn sàng đưa công ty của mình ứng
dụng blockchain trong kế toán, phần mềm lưu giữ hồ sơ của công ty có thể
không thích ứng. Việc áp dụng sẽ yêu cầu mua các dịch vụ kế toán dựa trên
đám mây khi chúng có sẵn và có thể thuê một nhà phát triển blockchain để
tạo giao diện người dùng tùy chỉnh cho công ty của bạn. Khi ngày càng có
nhiều nền tảng kế toán blockchain xuất hiện, các giải pháp hiệu quả về chi phí
sẽ giúp giảm nhu cầu về các blockchain được thiết kế tùy chỉnh. Tác động phi
kỹ thuật sẽ giảm đối với các công ty ứng dụng công nghệ blockchain muộn.

31
Mặc dù các giải pháp blockchain sẵn sàng cho doanh nghiệp cho ngành kế
toán vẫn chưa có sẵn, điều đó sẽ sớm được khắc phục khi các nhà cung cấp và
nhà đầu tư chuyển sang đáp ứng thị trường mới nổi này.
Đối với sự gián đoạn, chắc chắn nó sẽ xảy ra. Khả năng của công nghệ sổ cái
phân tán chắc chắn sẽ buộc các kế toán viên thay đổi cách họ làm việc, và
theo những cách mà chúng ta chưa thể thấy trước.
Blockchain hiện nay lại yêu cầu một khoản chi phí vô cùng lớn. Nhiều người
cho rằng blockchain là hệ thống tìm kiếm giải pháp. Có nhiều phần mềm cơ
sở dữ liệu liên quan sẵn có cũng hoạt động tương tự với mức giá rẻ hơn.
Thông tin là cố định, người ta thường nhắc đến đặc điểm này như một ưu
điểm của Blockchain, tuy nhiên việc thông tin lưu trữ mãi mãi và không thể
sửa đổi gây ra nhiều bất cập trong một số ứng dụng. Vấn đề nằm ở chỗ những
thông tin này sẽ gây ra một sự lãng phí vô cùng lớn về không gian lưu trữ.
Việc mở rộng quy mô chắc chắn là khó khăn hơn hệ thống tập trung truyền
thống. Cùng một dữ liệu phải sống ở hàng trăm hoặc hàng ngàn địa điểm hơn
ở một nơi duy nhất. Chi phí truyền tải, xác minh và lưu trữ rất lớn vì mỗi bản
sao của cơ sở dữ liệu phải trả tiền thay vì các chi phí đó chỉ được trả một lần
trong cơ sở dữ liệu truyền thống, tập trung. Hơn thế, công nghệ blockchain là
một lĩnh vực hoàn toàn mới. Nó đã giúp cho mật mã học được biết đến nhiều
hơn, nhưng lĩnh vực chuyên sâu này vẫn còn rất xa lạ đối với công chúng.
Hiện nay, công cụ lập trình của các dự án blockchain còn hạn chế, gây khó
khăn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối.
KẾT LUẬN
Công nghệ Blockchain trở thành một bước đột phá, được thiết lập để mang lại
những cải tiến mới mẻ trong công việc kế toán và kiểm toán. Blockchain sở
hữu ưu điểm nổi bật nhất là đảm bảo tính bảo mật cao và tính bất biến của dữ
liệu (không thể sửa đổi). Trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày
được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính
được đảm bảo. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà Blockchain đem lại,
đang có nhiều lo lắng trước sự tác động của công nghệ tới lĩnh vực tài
chính, kế toán như sự sụt giảm về nhu cầu nhân sự (nhân sự đóng vai trò

32
trung gian). Tuy nhiên, công nghệ không lấy đi việc làm của các kế toán
viên mà chỉ góp phần hỗ trợ công việc của họ hiệu quả hơn. Theo ông
David Lyford-Smith – Đại diện ICAEW: “Blockchain có nhiều tiềm năng
ảnh hưởng đến tương lai nhưng ở thời điểm hiện tại Blockchain vẫn chỉ dừng
lại ở quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tương lai blockchain sẽ có những
tác động”. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp đạt được những thành quả
nhất định khi áp dụng Blockchain. Trong thời gian tới, dự báo rằng các công
ty phần mềm kế toán sẽ khai thác sâu hơn các ứng dụng của Blockchain. Dù
hiệu quả là vậy nhưng công nghệ Blockchain vẫn còn một số hạn chế nhất
định, cần phải sửa đổi dể dần dần hoàn thiện hơn.

33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN
TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Ứng dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán còn rất nhiều mới
mẻ ở Việt Nam. Mặc dù nhiều doanh nghiệp quan tâm đến ứng dụng công
nghệ trong kinh doanh nhưng phần lớn họ không quan tâm chú ý nhiều đến
ứng dụng công nghệ trong công tác Kế toán – Kiểm toán và việc đào tạo nhân
lực trong lĩnh vực này cũng chưa được chú trọng. Thêm vào đó mức độ hiểu
biết về công nghệ này của các nhà quản trị cũng như các kế toán viên, kiểm
toán viên còn nhiều hạn chế. Do đó, rất ít doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng
công nghệ blockchain trong hoạt động kế toán kiểm toán của mình. Từ đó,
nhóm đã đưa ra một số kiến nghị để nâng cao sự hiểu biết và khả năng ứng
dụng công nghệ blockchain trong hoạt động kế toán kiểm toán.
3.1 MỘT SỐ YÊU CẦU KHI ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG KẾ
TOÁN KIỂM TOÁN
Với những tác động tích cực mà Blockchain đem lại, công nghệ này hứa hẹn
sẽ mở ra một thời đại mới cho các doanh nghiệp trong kế toán kiểm toán. Tuy
nhiên cũng sẽ mất một khoảng thời gian để công nghệ này tiếp cận được đến
các doanh nghiệp, bởi lẽ Blockchain chỉ ứng dụng được khi thoả mãn được
các yêu cầu sau:
1) Tất cả hoặc hầu hết các kế toán viên của doanh nghiệp am hiểu về công
nghệ này
2) Chi phí cho các dịch vụ phân phối mới thấp hơn chi phí hiện tại của các
nhà cung cấp dịch vụ
3) Có thể áp dụng tiền điện tử để tận dụng tối đa lợi ích của Blockchain
Mô hình công nghệ này có lẽ sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ hoặc các công ty lớn đang bán cho hàng ngàn người tiêu dùng cuối cùng,
trong các trường hợp như vậy thì lợi ích mà Blockchain đem lại rất hạn chế

34
3.2 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN CHO KẾ TOÁN KIỂM
TOÁN
3.2.1 Đối với các kế toán viên, kiểm toán viên
Đầu tiên phải kể đến các kế toán, kiểm toán viên – những người tiếp xúc trực
tiếp với Blockchain, cần phải có một sự hiểu biết nhất định về công nghệ này.
Chính vì vậy để phát huy ứng dụng này, các chương trình đào tạo cho kế toán,
kiểm toán viên là thực sự cần thiết. Họ phải cập nhật xu hướng của những
thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn
(Big Data), mật mã, hệ thống sổ cái (Blockchain), hệ thống thanh toán, thanh
toán qua các thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung
cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính,... Ngoài ra, họ cần nỗ lực nâng cao
các kỹ năng công việc, đặc biệt là kỹ năng công nghệ thông tin, để khi áp
dụng công nghệ mới, họ có thể nhanh chóng nắm bắt và vận dụng vào công
việc của mình.
Như vậy, để tạo lợi thế cạnh trạnh cho bản thân trong lĩnh vực kế toán- kiểm
toán ở thị trường lao động tương lai cũng như đem lại sự hiệu quả cao trong
tiến trình của các doanh nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn ra thì còn
cần phải cập nhật những thông tin về công nghệ cũng như những ứng dụng
mới vào trong môi trường làm việc của ngành.
3.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp, nhà quản trị cần chú trọng ứng dụng Blockchain
trên các phần mềm kế toán. Hiện nay, việc dùng các phần mềm kế toán không
còn xa lạ với bất cứ doanh nghiệp nào ở trên thế giới lẫn Việt Nam. Việc kết
hợp công nghệ Blockchain trên các phần mềm kế toán sẽ giúp công tác kế
toán được tối ưu hóa tính bảo mật, an toàn và minh bạch của các thông tin kế
toán. Bên cạnh đó, các nhà phát triển Blockchain tiến tới lập trình các giải
pháp khai thác tiền thuật toán được thiết kế để cải thiện bảo mật sổ cái chung.
Bằng cách tích hợp chip Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng trong phần
cứng khai thác và lập trình các tính năng xác minh hàm băm hai vòng giúp
đẩy nhanh quá trình xác minh giao dịch.
Thứ hai, xây dựng, thành lập các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ
Blockchain trong kế toán – kiểm toán. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã bắt
35
đầu quan tâm đến việc áp dụng công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, công cụ lập
trình của các dự án Blockchain còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hiện
thực hóa các ý tưởng ứng dụng công nghệ blockchian. Do đó, để phá vỡ được
các rào cản trong ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán –
kiểm toán cho các doanh nghiệp thì cần có các tổ chức chuyên nghiệp để cung
cấp dịch vụ, nền tảng công nghệ và công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp
truyền thống tiếp cận công nghệ Blockchain một cách an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo,quản trị vẫn cần thiết lập một hệ thống báo cáo nội
bộ, đảm bảo rằng các giao tiếp giữa các nhân viên có thể theo kịp với các thay
đổi hoạt động của blockchain. Các cuộc trao đổi với đánh giá viên nội bộ và
bên ngoài cũng nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo dữ liệu có thể
kiểm tra được.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc cập nhật công nghệ cho các
kế toán viên, kiểm toán viên thông qua các chương trình đào tạo. Từ đó góp
phần phát triển đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu sâu về chuyên môn và
có khả năng hội nhập. Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo phát triển
các kỹ năng mềm, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành tạo các công
nghệ số theo nhu cầu thị trường.
Thứ tư, các doanh nghiệp, tổ chức nên giải quyết rủi ro bằng các quy trình
mới để tối đa hóa lợi ích, đặc biệt chú ý đến các khía cạnh chính của
Blockchain: các nút, giao thức đồng thuận, khóa riêng, hợp đồng thông minh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên sử dụng các chuyên gia công nghệ thông
tin để đánh giá cách thức công nghệ có thể được tích hợp với cấu trúc hiện có
của mình, cập nhật các quy trình mới thông qua cố vấn pháp lý và bộ phận nội
bộ.
3.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nước cần tập trung xây dựng các hành lang pháp lý làm cơ sở cho ứng
dụng công nghệ Blockchain cho công tác kế toán, kiếm toán. Hiện nay, khung
khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực kế toán của Việt Nam khá là đầy đủ, tiệm
cận với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là rất nhiều mô hình
sẽ xuất hiện trong nền kinh tế số và có thể pháp luật không bao trùm hết được.
36
Do vậy việc thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu mới rất
là cấp thiết
Nâng cao nhận thức gắn với tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
hoạt động tài chính kế toán trong thời đại công nghệ số. Cần có những nhận
thức đầy đủ và những biện pháp chủ động để hệ thống tài chính, kế toán vận
hành có hiệu quả, hội tụ và hài hòa giữa các quốc gia, tranh thủ các lợi ích và
những tác động bất lợi từ Cách mạng công nghiệp 4.0.
3.2.4 Đối với các cơ sở đào tạo
Các nhà trường cần đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, thường xuyên
tổ chức các buổi hội thảo, các diễn đàn hoặc khuyến khích sinh viên nghiên
cứu khoa học về blockchain để người học có cơ hội cập nhật những công
nghệ mới trong lĩnh vực ngành nghề đang theo học để có sự chuẩn bị tốt cho
nghề nghiệp trong tương lai.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ,
phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản
lý đào tạo. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo,
gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao.
Chuẩn bị đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn về công nghệ
thông tin, hệ thống mạng. Giảng viên ngành kế toán – kiểm toán cần liên tục
cập nhật kiến thức chuyên môn bằng cách thường xuyên tham gia các lớp tập
huấn, hội thảo, hội nghị.
Tăng cường đào tạo gắn với thực tiễn. Nhà trường cần phối hợp thiết lập mối
quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó giúp cho hoạt
động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực
tiễn, đáp ứng tốt cho yêu cầu của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc ứng dụng
Blockchain trong lĩnh vực nào, mang giá trị kinh doanh ra sao, bắt đầu từ đâu,
và làm như thế nào. Điển hình, một số doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ
của Việt Nam như: Công ty Vakaxa, AChain , Kambaria, Kyber Network…
đã xây dựng những nền tảng Blockchain hoạt động hiệu quả, thu hút được sự

37
quan tâm và đầu tư lớn của cộng đồng Blockchain trên toàn thế giới. Tuy vậy
Blockchain vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Do đó để
công nghệ này thực sự được ứng dụng rộng rãi và phổ biến, có lẽ vẫn cần
thêm nhiều thời gian và công sức. Blockchain có thể đem lại rất nhiều lợi thế
cho doanh nghiệp, là một sự đột phá trong ngành kế toán kiểm toán. Tuy
nhiên công nghệ này vẫn còn một số hạn chế và những khó khăn khi ứng
dụng. Vậy nên để xoá bỏ rào cản trong việc sử dụng Blockchain, các tổ chức
chuyên cung cấp các dịch vụ, nền tảng công nghệ cũng như các bên liên quan
nên đẩy mạnh nghiên cứu, cải thiện để hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống
của Việt Nam tiếp cận công nghệ Blockchain một cách an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả nhất.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1."Big Four" Kiểm toán & Tiền điện tử (kỳ 2): Sức tác động tới đâu? (2021).
Retrieved from Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp:
https://diendandoanhnghiep.vn/big-four-co-du-suc-tac-dong-den-thi-
truong-tien-dien-tu-va-blockchain-bai-2-190133.html
2. 2018 - Năm đỉnh cao của ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động
kiểm toán. (2018). Retrieved from https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-
tiet-tin.aspx?ItemID=1521&l=Hoinhapvaphattrien
3. Blockchain. (n.d.). Retrieved from Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain?
fbclid=IwAR133LWfrig5OokdpfO4ETwBEKj2WiZTNd3isrRrCp_1m
_T96lhXVKsbKOc
4. Đổi mới công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ 4.0. (2022).
Retrieved from Kinh tế và Dự báo: https://kinhtevadubao.vn/doi-moi-
cong-tac-ke-toan-trong-dieu-kien-ung-dung-cong-nghe-40-21348.html
5. tailieunhanh - Những tác động của công nghệ Blockchain ảnh hưởng đến
kế toán và kiểm toán. (n.d.). Retrieved from Tài liệu nhanh:
https://tailieunhanh.com/vn/tlID1328761_nhung-tac-dong-cua-cong-
nghe-blockchain-anh-huong-den-ke-toan-va-kiem-toan.html
6. Triển vọng ứng dụng công nghệ Blockchain trong kế toán kiểm toán ở Việt
Nam hiện nay. (2019). Retrieved from
https://www.researchgate.net/publication/351361463_Trien_vong_ung
_dung_cong_nghe_Blockchain_trong_ke_toan_kiem_toan_o_Viet_Na
m_hien_nay
7. Ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành Kế toán - Kiểm toán. (2022).
Retrieved from Tạp chí Công Thương: https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/ung-dung-cong-nghe-blockchain-trong-nganh-ke-toan-kiem-toan-
86821.htm?
fbclid=IwAR2lOlGHvjwg9OU3sob8ZI98ITbE9GGAPomPMzYqdq0N
IEkEVYpJIEhjUWw
39
8. Ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành Kế toán - Kiểm toán. (2020).
Retrieved from http://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung-
cong-nghe-blockchain-vao-nganh-ke-toan-kiem-toan-70656.htm

40

You might also like