You are on page 1of 42

1

MỤC LỤC
1. Trình bày khái niệm khối dữ liệu (block). Tại sao công nghệ blockchain
được coi là sổ cái phân tán (phi tập trung)? Cho ví dụ về ứng dụng công nghệ blockchain
trong thực tế......................................................................................................................5

2. Trình bày khái niệm chuỗi khối blockchain. Trình bày giai đoạn phát triển
của công nghệ blockchain 1.0 và 2.0. Cho ví dụ minh họa về blockchain ở một trong hai
giai đoạn đó. 6

3. Trình bày giai đoạn phát triển của công nghệ blockchain 3.0 và 4.0. Cho ví
dụ minh họa về blockchain ở một trong hai giai đoạn đó...................................................7

4. Trình các tiêu chí phân loại blockchain. Trình bày khái niệm main-chain và
side-chain. Vì sao cần phát triển side-chain trong các dự án blockchain?..........................8

5. Trình bày các thách thức về kỹ thuật và kinh doanh của công nghệ
blockchain. 9

6. Trình bày các thách thức về pháp lý và tính riêng tư, dữ liệu cá nhân của
công nghệ blockchain.........................................................................................................9

7. Giao dịch là gì? Trình bày các thông tin cơ bản về quyền kiểm soát, phí giao
dịch,và thuật toán trong một giao dịch trên mạng blc?....................................................10

8. Vẽ và mô tả quy trình thực hiện giao dịch trên mạng blc? Nội dung giao dịch
có thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blc? Vì sao?.............................................11

9. Trình bày khái niệm Khối (block) trên mạng blc? Trình bày về 3 nội dung
trong các nội dung cơ bản của 1 block..............................................................................11

10. Khối (block) là gì?.......................................................................................12

11. Ba chủ thể tham gia mạng blockchain là gì?...............................................13

12. Mã thông báo (token) là gì ?.......................................................................14

13. Khái niệm ví là gì ?.....................................................................................14

14. Hợp đồng thông minh là gì ?.......................................................................15

15. Khái niệm dự án blockchain và sách trắng (whitepaper)..............................16

2
16. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về vấn đề, giải pháp dự
án và mô hình kinh doanh...............................................................................................16

17. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về nền tảng phát hành,
mô hình kinh tế học và lộ trình phát triển (roadmap).......................................................17

18. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về đội ngũ quản lý và
cộng đồng. Tại sao nói cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự
án blockchain?................................................................................................................18

19. Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token là gì?
Trình bày cụ thể về vai trò của tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain thuộc
lớp hạ tầng, nền tảng (lớp 1, 2) và lớp ứng dụng (lớp 3)...................................................19

20. Kế hoạch phân bổ token và phân phối token là gì? Có mấy cách phân phối
token? 20

22. Trình bày các đặc điểm tính hiệu quả, tính phi tập trung, tính minh bạch và
khả năng phục hồi của công nghệ blockchain. Cho ví dụ minh họa về 02 đặc điểm trong
các đặc điểm trên.............................................................................................................22

23. Trình bày các đặc điểm tính bất biến của dữ liệu, tính an ninh bảo mật, giảm
thiểu rủi ro và cung cấp hiệu quả việc định danh của công nghệ blockchain. Cho ví dụ
minh họa về 02 đặc điểm trong các đặc điểm trên............................................................24

24. Vẽ sơ đồ và trình bày về 04 trụ cột trong xã hội phi tập trung dựa trên Niềm
tin công nghệ. Cho ví dụ minh họa về 04 trụ cột này........................................................25

25. Trình bày khái niệm nút (node). Mô tả 7 loại node cơ bản trên mạng
blockchain. 27

26. Trình bày các tiêu chí phân loại blockchain. Trình bày khái niệm blockchain
công cộng và blockchain riêng. Ví dụ ?.............................................................................28

27. Trình bày các lợi ích của công nghệ blockchain. Lợi ích lớn nhất của công
nghệ blockchain hiện nay là gì? Giải thích?......................................................................29

28. Cơ chế đồng thuận là gì? Nêu tên một số cơ chế đồng thuận được các mạng
blockchain sử dụng hiện nay. Phân biệt 2 cơ chế đồng thuận POW và POS. Ví dụ.............30

3
29. Trình bày về phân loại mã thông báo. Các tiêu chí phân loại mã thông báo
(token). Trình bày 2 loại token phân theo thuộc tính kỹ thuật. Ví dụ minh hoạ.................31

30. Nt/ thuộc tính quyền...................................................................................31

31. Ứng dụng phi tập trung (dApp) là gì? Nêu đặc điểm của ứng dụng phi tập
trung trên nền tảng blc? Vì sao nhiều người cho rằng: “Cho tới nay, thực sự vẫn chưa có
một ứng dụng phi tập trung nào có quy mô lớn và khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc
sống và s mất thêm một thời gian nữa để hình thành một xã hội mới”............................33

32. Phân loại ứng dụng phi tập trung. Cho ví dụ đối với từng loại ứng dụng.....33

33. Vẽ sơ đồ và so sánh ứng dụng phi tập trung và các ứng dụng thông thường.
Trình bày 4 yêu cầu của một ứng dụng phi tập trung. Ví dụ một số loại ứng dụng phi tập
trung hiện nay..................................................................................................................34

34. Trình bày lịch sử hình thành và các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thông
minh trên các mạng blc. Tsao hợp đồng thông minh luôn đảm bảo tạo ra cùng 1 đầu ra,
mỗi khi chúng được thực hiện?........................................................................................37

35. Tài chính phi tập trung là gì? Trình bày các dịch vụ tài chính phi tập trung cơ
bản. Tài chính phi tập trung được ứng dụng như thế nào trong thực tế? Làm thế nào để
chính phủ ngăn chặn các tổ chức tài chính tạo điều kiện cho rửa tiền và tài trợ khủng bố?
38

36. Nêu tên 5 lĩnh vực ứng dụng của công nghệ blc. Cho ví dụ cụ thể đối với
từng lĩnh vực ứng dụng đã nêu ở trên..............................................................................39

Câu 37: Các đặc điểm cơ bản của ứng dụng phi tập trung sử dụng công nghệ blc.
Cho ví dụ minh họa.........................................................................................................40

Câu 38: IDO và ICO là gì? Phân biệt các hình thức huy động vốn ICO và IDO.
Trong 2 hình thức trên, đâu là hình thức huy động vốn quan trọng nhất của các dự án
khởi nghiệp trong ứng dụng công nghệ blc hiện nay? Giải thích.....................................41

39. Mô hình kinh tế học token (tokenomics) là gì? Tại sao nói tokenomics đóng vai
trò quyết định thành công của dự án blc? Khi thiết kế mô hình kinh tế học cần lưu ý đến
những yếu tố căn bản nào? Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh tế học. Cho
ví dụ minh họa về yếu tố đó..............................................................................................42

4
40. Trình bày về Dòng vận động của token (token workflow), tốc độ giao dịch
(velocity) và kiểm soát lượng token lưu thông trong mô hình kinh tế học. Vẽ và cho ví dụ
minh họa dòng vận động của 2 loại token mà bạn biết.....................................................43

1. Trình bày khái niệm khối dữ liệu (block). Tại sao công nghệ blockchain được coi
là sổ cái phân tán (phi tập trung)? Cho ví dụ về ứng dụng công nghệ blockchain
trong thực tế.
 Khái niệm khối dữ liệu (block):
Là một nhóm (tập hợp) các giao dịch hợp lệ xảy ra trong một mạng lưới
(network) được đánh dấu và sắp xếp thứ tự theo các mốc/ nhãn thời gian (time –
stamp), và được đưa (ghi) vào trong một khối theo một nguyên tắc xác định. Sau
đó khối này được mã hóa bằng hàm băm (hash) để đóng lại khi đáp ứng đủ điều
kiện mà hệ thống đặt ra. Các đoạn mã hóa hàm băm này cũng là cơ sở để nối tới
khối mới kế tiếp theo một nguyên tắc nhất định. Cứ như vậy tạo thành một chuỗi
các khối dữ liệu gọi là blockchain kéo dài vô tận.
Một điểm cần lưu ý là các giao dịch trong một khối và bản thân các khối
sau khi đã được xác thực và thêm vào mạng lưới (kết nối với khối trước đó) thông
qua cơ chế xác thực đồng thuận để đảm bảo tính hợp lệ của nó, sẽ tồn tại vĩnh viễn
và nội dung của nó không bao giờ bị thay đổi.

 Công nghệ Blockchain được coi là sổ cái phân tán vì:


Blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán, chỉ khác ở chỗ trong sổ cái
kế toán các giao dịch được ghi lại trên từng trang, trong khi blockchain cũng ghi
lại các giao dịch nhưng chúng được ghi và lưu trữ trong các khối dữ liệu; “Phân
tán” đề cập đến vị trí lư trữ của các giao dịch trên blockchain. Trong trường hợp
này, nó không phải là lưu trữ tập trung ở một vị trí duy nhất mà được nhân bản
giữa nhiều vị trí (nút), mỗi vị trí đều lưu trữ một bản dữ liệu có nội dung hoàn
toàn tương tự nhau. Dữ liệu sau khi đã được xác thực nhờ vào sự đồng thuận đến
từ các bên được phân quyền (các nút (node) máy tính) trong hệ thống và ghi nhận
vào blockchain thì sẽ không có cách nào thay đổi được nữa.
 VD về ứng dụng công nghệ Blockchain
o Quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển: Blockchain có thể được sử dụng để
theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng từ nguồn gốc đến đích.
Ví dụ: Một công ty sản xuất có thể sử dụng blockchain để ghi lại thông tin về
nguồn gốc, quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ của các sản phẩm. Điều
này giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu
gian lận và tăng cường quản lý chất lượng.
o Giao dịch và thanh toán trực tuyến: Blockchain cung cấp một phương thức an
toàn và minh bạch cho giao dịch và thanh toán trực tuyến.

5
Ví dụ: Các hệ thống thanh toán blockchain cho phép người dùng trao đổi tiền
điện tử một cách trực tiếp, nhanh chóng và mà không cần sự tham gia của bên
trung gian như ngân hàng truyền thống. Điều này giúp giảm thiểu chi phí giao
dịch và thời gian xử lý, đồng thời tăng tính bảo mật

2. Trình bày khái niệm chuỗi khối blockchain. Trình bày giai đoạn phát triển của
công nghệ blockchain 1.0 và 2.0. Cho ví dụ minh họa về blockchain ở một trong
hai giai đoạn đó.
 Khái niệm chuỗi khối blockchain
Blockchain là một chuỗi khối dữ liệu, một tập hợp danh sách các khối đã
được xác thực (thông qua cơ chế đồng thuận), mỗi khối liên kết với khối liền
trước nó và cứ như vậy truy ngược về khối đầu tiên. Khối đầu tiên trong một
blockchain được gọi là block gốc hay block 0.
 Giai đoạn phát triển của công nghệ blockchain 1.0 và 2.0
o Blockchain 1.0: Tiền tệ số và thanh toán ngang hàng
Đại diện cho thế hệ blockchain đầu tiên này là Bitcoin (BTC).
Blockchain 1.0 được xây dựng như một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và nó
có thể trở thành “Internet of Money – Internet của tiền tệ” kết nối tài chính
theo cách mà Internet of Thing (IoT – Internet của vạn vật) kết nối các may
móc. Tiền tệ và thanh toán là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Blockchain đầu
tiên trên thế giới.
Cho đến hiện tại Bitcoin (BTC) vẫn là một trong những đồng tiền mã
hóa được nhiều người mua và lưu trữ nhiều nhất, một giao dịch của đa số các
đồng tiền mã hoa skhasc (Altcoin) đề có thể mua bán thông qua đồng Bitcoin
(BTC) làm tham chiếu. Một số blockchain 1.0 nổi bật khác như Litecoin,
Moreno, Dash, v.v.
VD: Bitcoin chính là ví dụ tiêu biểu nhất của phiên bản này. Được
cộng đồng mệnh danh là “Tiền mặt của Internet”. Một hệ thống thanh toán
phiên bản số và là sự tiên phong đầu tiên mang tính cách mạng, mở ra thời đại
tiền mã hoá.

o Blockchain 2.0: Sự phát triển của hợp đồng thông minh (Smart Contract)
Ethereum là dự án nền tảng Blockchain đầu tiên triển khai chức năng
của hợp đồng thông minh trên hệ thống blockchain. Sự ra đời của thế hện
blockchain 2.0 đã tạo nên sự đột phá đối với nhiều ngành nghê, đặc biệt là với
lĩnh vực tài chính. Các hợp đồng thông minh giúp cắt giảm trung gian và cho
phép người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần có sự tin tưởng
lẫn nhau ngay trên mạng blockchain.
Hợp đồng thông minh đã mở ra tiềm năng cho vô số các ứng dụng phi
tập trung (Dapp – Decentralized Application) có thể được tạo ra bở hàng triệu
nhà lập trình trên khắp thế giới, ở khắp các lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ
riêng ngành tài chính.

6
Hợp đồng thông minh cũng có thể được xem là một phương thức để
định danh cho những loại tài sản thực trên công nghệ blockchain. Dồng nghĩa
với việc này là người sở hữu nắm giữ một đồng coin/ token làm đại diện mã
hoa scho một loại tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu giấy, thì cũng chính là họ
đang nắm giữ cổ phần của một công ty thay vì hình thức hữu hình kém an toàn
và tiện lợi thì nắm giữ một loại tài sản dưới dạng vô hình được mã hóa như
coin/token lại có nhiều ưu điểm hơn.
 VD: Ethereum là một ví dụ điển hình cho Blockchain 2.0, nơi các hợp đồng thông
minh có thể được lập trình và triển khai trên blockchain. Điều này mở ra nhiều
khả năng ứng dụng mới, từ việc xây dựng hệ thống bỏ phiếu trực tuyến đến quản
lý chuỗi cung ứng thông minh.

3. Trình bày giai đoạn phát triển của công nghệ blockchain 3.0 và 4.0. Cho ví dụ
minh họa về blockchain ở một trong hai giai đoạn đó.
 Blockchain 3.0: Sự bùng nổ mạnh mẽ của các ứng dụng phi tập trung (Dapp
– Decentralized Application)
Sự xuất hiện hợp đồng thông minh (smart – contract) ở thế hện blockchain
2.0 mặc dù ban đầu chỉ nhắm đến các hoạt động giao dịch và định danh tài sản
thực bằng cách token hóa (tokenizing) chúng trên blockchain nhưng nó đã là tiền
đề để mở ra kỷ nguyên của vô só các ứng dụng phi tập trung được tạo ra ở khắp
các lĩnh vực khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đíhc với đa dạng có chức năng
như giáo dục, y tế, chính phủ, chuỗi cung ứng.v.v.
Khởi xướng cho blockchain 3.0 là EOS, ADA và sự phát triển tiếp theo sau
của Ethereum 2.0 cùng một số nền tảng blockchain khác (bên cạnh đó còn là sự
xuất hện của một số dự án sử dụng công nghệ mạng tinh tế khối DAG – có một số
đặc điểm tương tự như công nhệ blockchain – là HOT, NANO< IOTA< HBAR
v.v)
Blockchain 3.0 là một thế hệ blockchain nền tảng tập trung vào việc phát
triển các chức năng và bộ công cụ để hỗ tợ tối ưu cho việc xây dựng các ứng dụng
trên đô. Nhìn chung, các ứng dụng của thế hện blockchain 3.0 khai thác chủ yếu
các vấn đề liên quan đến xã hội chuyển đổi những quy trình đang hoạt động dưới
sự kiểm soát tập trung thành phi tập trung.
Blockchain 3.0 nhắm đến việc xây dựng một chế dộ tự do thật sự trên
mạng. Đồng thời chuyển đổi mọi hoạt động từ con người sang cơ chế máy móc
được lập trình làm việc tự động – đây chính là ý nghĩa của thời đại Công nghiệp
4.0 mà chúng ta đang hướng đến.
VD: Zilliqa là một ví dụ điển hình của Blockchain 3.0. Zilliqa sử dụng hệ
thống Proof of Stake (PoS) có khả năng mở rộng cao giúp mỗi nút trong mạng
lưới có thể lưu trữ một phần dữ liệu tổng thể. Zilliqa có các hợp đồng thông minh
giúp tối ưu hóa tốc độ xử lý lên đến hàng nghìn giao dịch mỗi giây giúp giải quyết
các bài toán về khối lượng giao dịch trong mạng lưới.
 Blockchain 4.0: Ứng dụng Blockchain vào thực tế thông qua kỹ thuật chuỗi
chéo (Cross chain Function)

7
Với những nền tảng đã được xây dựng từ các thế hệ blockchain trước đó,
phiên bản blockchain 4.0 sẽ đưa ra các giải pháp và cách thức tiếp cận mà công
nghệ blockchain có thể áp dụng vào các mô hình kinh doanh đặc biệt là trong các
ngành công nghiệp 4.0. Hay nói cách khác thế hệ blockchain thứ 4 này đang được
phát triển như là một thế hệ blockchain có thể cung cấp các dịch vụ cho doanh
nghiệp (BaaS – Blockchain-as-a-Service).
Công nghiệp 4.0 bao gồm tự động hóa, lập kế hoạch nguồn lực doanh
nghiệp và tích hợp các hệ thống thực thi khác nhau. Tuy nhiên, cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 còn đòi hỏi mức độ tin cậy và bảo vệ quyền riêng tư ngày càng
tăng, đây là yêu cầu mà blockchain sẽ có vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ.
Các giải pháp giao dịch chéo chuỗi (Cross-chain Function) sẽ là đặc điểm
kỹ thuật nổi trội nhất của thế hệ blockchain 4.0 kết hợp với khả năng đưa AI (trí
tuệ nhân tạo) vào bên trong nền tảng. Khi thêm yếu tố blockchain vào hệ thống
CNTT hiện hành, để tích hợp vào kinh doanh thì chúng ta sẽ có khả năng triển
khai và vận hành các mô hình kinh doanh Cross- System/CrossBlockchain (nghĩa
là các hệ thống kinh doanh có khả năng thực thi và liên kết tự động cùng lúc với
nhiều hệ thống khác). Ví dụ: máy móc có khả năng tự đặt hàng một cách tự động
và chính xác cho các bộ phận phụ tùng của nó khi đã đến hạn sử dụng, phải được
thay thế. Quản lý chuỗi cung ứng, quy trình phê duyệt, giao dịch tài chính và điều
kiện thanh toán, thu thập dữ liệu IoT, quản lý sức khỏe và quản lý tài sản - đây là
một vài ví dụ về các lĩnh vực có thể được trao quyền bởi công nghệ blockchain.
Tuy chưa thật sự rõ ràng nhưng hiện nay có một số dự án đã bắt đầu triển
khai việc xây dựng nền tảng blockchain 4.0 tự xưng như SEELE, DeepBrain
Chain (DBC), Metahash v.v. Tóm lại, blockchain 4.0 có nghĩa là sự phát triển tiếp
theo về mặt công nghệ nhằm làm cho các nền tảng blockchain 3.0 có thể sử dụng
được trong các tình huống kinh doanh thực tế. Đáp ứng nhu cầu của Cách Mạng
Công Nghiệp 4.0 bằng cách đưa blockchain đi vào cuộc sống.
VD: Trong Blockchain 4.0, blockchain có thể được sử dụng để quản lý và
chia sẻ dữ liệu của các thiết bị IoT thông qua một mạng lưới phi tập trung và an
toàn. Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu blockchain và tạo
ra những dự đoán và quyết định thông minh. Cảm biến và AR/VR có thể được sử
dụng để giao tiếp và tương tác với blockchain một cách trực quan và thú vị hơn.
4. Trình các tiêu chí phân loại blockchain. Trình bày khái niệm main-chain và side-
chain. Vì sao cần phát triển side-chain trong các dự án blockchain?
 Các tiêu chí phân loại blockchain
Trong giai đoạn khởi đầu hiện nay, để dễ dàng phân biệt, mọi người thường phân
loại blockchain bằng cách kết hợp chúng với tên các loại tiền mã hóa nguyên bản,
ví dụ: Bitcoin Blockchain, Ethereum Blockchain,… Thực tế có nhiều cách để
phân biệt các loại Blockchain, tuy nhiên, nếu xét về chức năng và phạm vi hoạt
động, chúng ta có thể chia blockchain theo các tieu chí khác nhau, cụ thể:
o Theo phạm vi và mức độ phổ biến: Blockchain công cộng và blockchain riêng
o Theo chức năng hoạt động: mainchain và sidechain
 Cần phát triển side-chain trong các dự án blockchain vì:

8
Về mặt lý thuyết, mỗi blockchain được thiết kế nhằm thực hiện một mục đích cụ
thể, ví dụ blockchain của Bitcoin được xây dựng với mục tiêu trao đổi tiền tệ
(chuyển tiền). Tuy nhiên, trong thực thế, chúng ta thường mong muốn ở
blockchain nhiều thứ hơn như vậy. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ làm gì nếu muốn
thay đổi hoặc thêm một số chức năng vào thiết kế của blockchain ban đầu? Cần
làm gì nếu muốn chuyển các tài sản hay dữ liệu khác thay vì chỉ chuyển tiền, hay
muốn giao dịch thực hiện tự động khi thỏa mãn các điều kiện được xác định trước;
Cần làm gì khi không muốn người khác nhìn thấy hoặc không thể theo dõi lịch sử
giao dịch của mình... Sẽ có rất nhiều yêu cầu, vượt ra ngoài thiết kế ban đầu, và
những yêu cầu này ngày càng đa dạng hơn, càng phức tạp hơn. Điều này hướng
chúng ta tới những giải pháp liên quan tới thay đổi cấu trúc hoặc mở rộng tính
năng, thiết kế ban đầu của blockchain gốc để chúng có thể đa dụng hơn, linh hoạt
hơn và ứng dụng được vào mọi lĩnh vực xã hội. Một trong các giải pháp hữu hiệu
đó là phát triển công nghệ side-chain.

5. Trình bày các thách thức về kỹ thuật và kinh doanh của công nghệ blockchain.
 Các thách thức về kỹ thuật
o Tốc độ xử lý
o Độ trễ
o Kích tước và băng thông
o An toàn bảo mật
o Lãng phí tài nguyên
o Tính hữu dụng (Khả năng ứng dụng)
o Các vấn đề liên quan tới cơ chế đồng thuận và thuật toán
o Khả năng tương thích và tương tác
 Các thách thức về kinh doanh
Một thách thức có liên quan đến các mô hình kinh doanh. Các mô hình kinh
doanh truyền thống dường như không thể áp dụng được với blockchain vì toàn bộ
các mô hình ngang hàng phi tập trung là không có các trung gian tạo điều kiện để
cắt giảm phí/giao dịch (như trong một mô hình kinh doanh cổ điển). Tuy nhiên
vẫn còn nhiều sản phẩm và dịch vụ tạo doanh thu đáng giá để cung cấp trong nền
kinh tế blockchain mới.
6. Trình bày các thách thức về pháp lý và tính riêng tư, dữ liệu cá nhân của công
nghệ blockchain

 Thách thức về pháp lý của công nghệ blockchain:


- Blc là 1 lĩnh vực rất rộng nên các chính phủ muốn cấp phép cũng như các quy
định pháp luật (nếu có) sẽ phải bao trùm 1 phạm vi rộng lớn
- Nền kinh tế blc cũng mang đến sự bất khả thi đối với việc thực hiện thuế với
các phương pháp hiện tại. Điều này có thể dẫn tới 1 cuộc đại tu hệ thống thu
thuế của các quốc gia.

9
- Yêu cầu giám sát các giao dịch: lừa đảo/trộm cắp/trốn thuế, ma túy/vũ khí, rửa
tiền
- Thách thức về tính riêng tư, dữ liệu cá nhân của công nghệ blockchain:
- Có nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi mỗi người lưu trữ hồ sơ cá
nhân của họ theo cách phi tập trung và có thể truy cập thông qua blc. Vấn đề
quyền riêng tư tiềm ẩn khi tất cả dữ liệu của bạn đang trực tuyến và khóa bí
mật bị đánh cắp hoặc bị lộ
- Trong kiến trúc blc hiện tại, có nhiều tình huống có thể xảy ra, giống như ngày
nay với mật khẩu cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên bị đánh cắp hoặc cơ
sở dữ liệu đã tấn công dữ liệu với những hậu quả lớn

7. Giao dịch là gì? Trình bày các thông tin cơ bản về quyền kiểm soát, phí giao
dịch,và thuật toán trong một giao dịch trên mạng blc?

Giao dịch:
- Là thành phần cơ bản quan trọng, thể hiện các hoạt động chuyển nhượng hoặc
thay đổi giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình giữa các bên.
- Hay nói cách khác, giao dịch thông báo cho mạng blockchain biết rằng chủ sở
hữu của một loại tài sản (một lượng token) đã cho phép chuyển giao tài sản đó
cho một người khác. Chủ sở hữu mới này bây giờ có thể sử dụng tài sản (chi
tiêu lượng token) đó bằng cách tạo một giao dịch khác cho phép chuyển giao
tài sản đó đến một chủ sở hữu khác, và cứ tiếp tục như vậy trong một chuỗi
thay đổi quyền sở hữu.

Quyền kiểm soát:


- Trong một giao dịch trên mạng blockchain, quyền kiểm soát được phân cấp
cho tất cả các nút tham gia mạng. Các nút này sẽ cùng nhau xác minh tính hợp
lệ của giao dịch và ghi lại giao dịch vào blockchain. Điều này giúp đảm bảo
tính minh bạch và bảo mật của các giao dịch trên blockchain.
- Việc chuyển quyền kiểm soát lượng token yêu cầu phải ký một giao dịch bằng
khóa riêng. Khóa công khai tương ứng sau đó được người nhận sử dụng để
xác minh chữ ký và xác thực giao dịch. Trong hầu hết các mạng blockchain,
khoản phí do người thực hiện giao dịch trả, thường dành cho người khai thác
đã đưa ra khối (trong đó có chứa giao dịch được trả phí), nhằm khuyến khích
việc khai thác các khối mới, duy trì hoạt động và bảo mật mạng.

Phí giao dịch: thường xuyên thay đổi tùy vào dung lượng mạng (số lượng giao dịch
tại mỗi thời điểm), tốc độ xác nhận cần thiết và các yếu tố khác. Bởi vì có giới hạn về
số lượng giao dịch có thể được ghi lại trên mỗi khối nên một giao dịch có mức độ
khẩn cấp hơn có thể phải trả 1 khoản phí cao hơn

10
Thuật toán: Hashing (thuật toán băm) được sử dụng phổ biến trên mạng blockchain
vì nó cho phép lưu trữ và xử lý rất nhiều thông tin một cách tiện lợi, an toàn và hiệu
quả. Hashing có một số đặc tính độc đáo:
- Tính duy nhất: các đầu vào giống nhau sẽ luôn cho kết quả tương tự
- An toàn: thay đổi bất kỳ phần tối thiểu nào của đầu vào, như một chữ số hoặc
một bit, sẽ tạo ra một kết quả hoàn toàn khác nhau
- Ẩn danh: với thông tin đầu ra (mã Hash), không thể “tra cứu” để tìm ra thông
tin đầu vào.
- Ngoài ra còn sử dụng thuật toán đồng thuận (Bằng chứng công việc (POW)
và Bằng chứng cổ phần (POS))

8. Vẽ và mô tả quy trình thực hiện giao dịch trên mạng blc? Nội dung giao dịch có
thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blc? Vì sao?

Vẽ và mô tả quy trình thực hiện giao dịch trên mạng blockchain:

Tạo khóa => khởi tạo giao dịch => thêm giao dịch mới vào nút trong mạng => giao
dịch mới lan truyền trong mạng => giao dịch mới đc đưa vào khối bởi thợ đào =>
khối mới đc đưa vào mạng blc => khối mới đc chia sẻ với các nút khác trong mạng
=> các nút khác thêm khối mới vào blc => hoạt động “đào” tiếp tục

Nội dung giao dịch không thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blockchain.
- Vì blockchain là một hệ thống sổ cái phân tán, trong đó dữ liệu được lưu trữ
trên nhiều máy tính khác nhau trong mạng.
- Mỗi khối dữ liệu trong blockchain đều được mã hóa và liên kết với nhau bằng
một hàm băm (hash).
- Để thay đổi nội dung giao dịch trên blockchain, cần phải thay đổi dữ liệu trong
một khối, và từ đó thay đổi hàm băm của khối đó. Tuy nhiên, việc này sẽ rất
khó khăn và tốn kém, bởi vì cần phải thay đổi dữ liệu trong tất cả các khối tiếp
theo. Các giao dịch được ghi lại trong khối theo thứ tự tuyến tính và theo trình
tự thời gian. Sau khi đã được thêm vào khối và được xác nhận, dữ liệu giao
dịch sẽ không thể thay đổi và tồn tại vĩnh viễn
- Ngoài ra, blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận để xác minh các giao dịch.
Cơ chế này yêu cầu sự đồng ý của đa số các nút trong mạng để xác nhận một
giao dịch. Nếu một người cố gắng thay đổi nội dung giao dịch, giao dịch đó sẽ
không được xác nhận bởi đa số các nút trong mạng.
=> Do đó, nội dung giao dịch không thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blockchain.
Đây là một trong những tính năng quan trọng của blockchain, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và
bảo mật của dữ liệu.

9. Trình bày khái niệm Khối (block) trên mạng blc? Trình bày về 3 nội dung trong
các nội dung cơ bản của 1 block

11
Khối (block) trên mạng blockchain: là nơi lưu trữ các giao dịch. Các giao dịch được
ghi lại trong khối theo thứ tự tuyến tính và trình tự thời gian. Sau khi đã được thêm
vào khối và được xác nhận, dữ liệu giao dịch sẽ không thể thay đổi và tồn tại vĩnh
viễn

Một khối (block) là một đơn vị dữ liệu trong blockchain. Mỗi khối bao gồm ba nội
dung cơ bản sau:
- Nội dung giao dịch (transaction): Nội dung giao dịch là thông tin về các giao
dịch được thực hiện trên blockchain. Mỗi giao dịch trong khối bao gồm các
thông tin sau:
 Địa chỉ người gửi (sender): Địa chỉ của người dùng gửi giao dịch.
 Địa chỉ người nhận (receiver): Địa chỉ của người dùng nhận giao dịch.
 Số lượng tài sản (amount): Số lượng tài sản được giao dịch.
 Thời gian (timestamp): Thời gian thực hiện giao dịch.
 Ký hiệu (signature): Ký hiệu xác thực giao dịch.

- Hash của khối trước (previous hash): Hash là một chuỗi ký tự được tạo ra từ
dữ liệu của khối. Hash của khối trước được sử dụng để liên kết các khối với
nhau tạo thành một chuỗi khối (blockchain).
- Hash của khối hiện tại (current hash): Hash của khối hiện tại được sử dụng để
xác minh tính hợp lệ của khối. Các khối trong blockchain được liên kết với
nhau bằng hash của khối trước. Điều này tạo ra một chuỗi khối không thể thay
đổi. Để thay đổi một khối trong chuỗi blockchain, cần phải thay đổi hash của
tất cả các khối sau đó. Điều này là rất khó thực hiện do cần phải giải các bài
toán toán học phức tạp.

10. Khối (block) là gì?

Khối là nơi lưu trữ các giao dịch. Các giao dịch được ghi lại trong khối theo thứ tự tuyến tính
và theo trình tự thời gian. Sau khi đã được thêm vào khối và được xác nhận, dữ liệu giao dịch
sẽ không thể thay đổi và tồn tại vĩnh viễn.

Các thành phần cơ bản của một khối ?


Tiêu đề khối, đến các khối trước đó, dấu thời gian, nonce, danh sách giao dịch hợp lệ và các
thuộc tính khác.
Thời gian để đào một khối ở các mạng blockchain có giống nhau hay không ?
Thời gian để đào một khối ở các mạng blockchain có thể khác nhau tùy thuộc vào thuật toán
và cấu trúc của từng mạng. Mỗi mạng blockchain có thể thiết lập quy tắc riêng về thời gian
đào khối.

12
Ví dụ như Bitcoin sử dụng thuật toán Proof of Work (PoW) và đặt mục tiêu là 10 phút cho
việc tạo ra một khối mới. Tuy nhiên, các mạng blockchain khác như Ethereum, Litecoin hoặc
Ripple có thể sử dụng các thuật toán và quy tắc riêng để xác định thời gian đào khối.
Do đó, không có sự giống nhau chung về thời gian để đào một khối ở các mạng blockchain.
Mỗi loại blockchain có cách hoạt động và thiết lập riêng.

Vì sao thợ đào liên tục cạnh tranh với nhau để đào khối mới trên mạng blockchain?
Họ sẽ nhận được phần thưởng khi khối mới tạo ra được xác nhận và thêm vào blockchain.
Phần thưởng sẽ là các đồng tiền nguyên tiền (native token) của mạng blockchain.
Ví dụ: trong trường hợp của blockchain bitcoin, các thợ mỏ nhận được lượng bitcoin như là
một khoản bồi thường cho những chi phí (tiền điện, khấu hao máy, nhân công…) và công sức
của họ
Các token thợ đào nhận được có thể được trao đổi trên thị trường tiền mã hoá với một số tiền
mặt, hoặc có thể được chi tiêu trong bất kì cửa hàng nào chấp nhận chúng.
Ví dụ về thời gian đào 1 khối trong mạng blockchain cụ thể

Mạng blockchain

Thời gian dự kiến khai thác khối mới


Bitcoin 10 phút
Ethereum 10–19 giây
Litecoin 2,5 phút
Stratis 45 giây
Althash 60 giây

11. Ba chủ thể tham gia mạng blockchain là gì?


- Người dùng (user)
- Các nút mạng (node)
- Thợ đào (miner)

Phân biệt user và miner

User Miner

Là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia Là các nút chạy một phần mềm chuyên
vào mạng lưới blockchain để thực hiện các dụng để tạo ra (đào) các khối mới và thêm
giao dịch. Họ có thể tạo ra, gửi và nhận các nó vào blockchain. Để làm điều này, các thợ
loại tiền điện tử hoặc thông tin khác trên đào sẽ phải cạnh tranh với nhau trên cơ sở
mạng lưới. Người dùng không cần phải có một cơ chế đồng thuận nhất định.
sức mạnh tính toán cao hay thiết bị đặc biệt

13
để tham gia vào quá trình xác minh giao
dịch.

12. Mã thông báo (token) là gì ?


- Là một thứ có thể cầm nắm hoặc nhìn thấy, đóng vai trò đại diện cho một thực thể,
một đối tượng, một quy cách phẩm chất hay một cảm giác… (theo cách chung nhất)
- Token đại diện cho một dự án blockchain, hay cho một phần trạng thái hoặc một số
chức năng nhất định của mạng. (trong blockchain)
- Token có thể đại diện bất cứ thứ gì từ một kho lữu trữ giá trị đến một tập hợp các
quyền trong thế giới vật chất, kĩ thuật số và pháp luật. Chúng đơn giản hoá sự phối
hợp giữa các thị trường với phạm vi quyền hạn, cho phép các tương tác minh bạch,
hiệu quả và công bằng hơn giữa những người tham gia thị trường, đi kèm với chi phí
thấp.

Vai trò của token


- Dễ dàng phát hành và trao đổi an toàn trên một cơ sở hạ tầng công cộng mà không
cần một dịch vụ trung gian hoặc ký quỹ
- Cung cấp tính minh bạch trên các thị trường tài chính hơn so với các hệ thống hiện có
- Giảm chi phí giao dịch của việc phát triển, quản lí và trao đổi tài sản mật mã học dọc
theo các sổ cái phân tán, trái ngược với quản lí tài sản theo các hệ thống hiện đại
- Tăng tính thanh khoản, tạo điều kiện cho các thị trường của một số tài sản nhất định
như nghệ thuật hoặc bất động sản hoạt động hiệu quả hơn
- Tạo điều kiện phát triển các trường hợp sử dụng hoàn toàn mới, các mô hình kinh
doanh, các loại tài sản không khả thi về mặt kinh tế trước đây, và có khả năng cho
phép các mô hình tạo ra giá trị hoàn toàn mới

13. Khái niệm ví là gì ?

- Ví là một trong những loại ứng dụng được phát triển mạnh nhất trên các mạng
blockchain.

- Hiểu theo nghĩa rộng, ví là ứng dụng với giao diện người dùng chính. Ví kiểm
soát quyền truy cập vào token của một cá nhân, quản lý các khóa, địa chỉ, theo dõi
số dư, tạo và ký (xác nhận) các giao dịch.

- Ở góc độ hẹp hơn, thiên về khía cạnh kỹ thuật, ví là thuật ngữ để chỉ cấu trúc dữ
liệu dùng để lưu trữ và quản lý các khóa của người dùng.

Chức năng của ví ?

14
- Địa chỉ ví hoạt động như một dấu vân tay kỹ thuật số của khóa công khai nhưng
không cung cấp bất kì thông tin nào về khóa công khai của người đó (trừ khi họ
gửi giao dịch đầu tiên).

- Các địa chỉ ví blockchain có chức năng tương tự như số tài khoản ngân hàng trong
các giao dịch tài chính truyền thống, hoặc một địa chỉ email khi mọi người muốn
gửi bạn một email.

- Các chữ ký điện tử trong mạng Bitcoin và các mạng blockchain tương tự được
thực hiện bằng một phần mềm ví. Tương tự như chữ kí bằng tay, một chữ kí kỹ
thuật số được sử dụng để xác minh rằng bạn là chính bạn.

Phân loại ví ?

- Ví nóng (ví trực tuyến)

Là các loại ví được kết nối thường xuyên với Internet, dễ dàng sử dụng trên các thiết bị có
khả năng truy cập Internet như trên Web, trên máy tính, điện thoại thông minh, phù hợp với
những người thường xuyên thực hiện giao dịch, cần chuyển và nhận token nhanh chóng.

Ví nóng gồm ba loại cơ bản: ví trên máy tính, ví trên điện thoại di động, ví trên web

- Ví lạnh (ví ngoại tuyến)

Là các ví không được kết nối thường xuyên với Internet, sử dụng các phương tiện vật lí để
lưu trữ token ngoại tuyến, phù hợp khi cần lưu trữ token dài hạn

Ví lạnh gồm hai loại cơ bản: ví phần cứng, ví giấy

14. Hợp đồng thông minh là gì ?

- Là một chương trình máy tính an toàn và không thể ngăn cản, đại diện cho một
thoả thuận có thể tự động thực hiện và thực thi

- Cơ bản là một chương trình máy tính được viết bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể
hiểu được, ngoài ra nó bao gồm thoả thuận giữa các bên dưới dạng logic kinh
doanh

- Các hợp đồng thông minh sẽ tự động thực thi và thực hiện theo hướng dẫn đã
được mã hoá khi một số điều kiện nhất định đáp ứng. Mặc dù các hợp đồng thông
minh được đặt tên là thông minh nhưng thực ra, chúng chỉ làm những gì đã được
lập trình. Chính đặc điểm này của các hợp đồng thông minh đảm bảo rằng chúng
tạo ra cùng một đầu ra, mỗi khi chúng được thực hiện

15
Vấn đề của hợp đồng thông minh

- Tính hợp pháp

- Bất đồng ngôn ngữ

- Tính nhất quán

15. Khái niệm dự án blockchain và sách trắng (whitepaper)

- Dự án blockchain là một dự án được thực hiện dựa trên công nghệ blockchain, ứng
dụng công nghệ blockchain để giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Whitepaper/ sách trắng là một tài liệu thông tin thường được phát hành bởi một
công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng của
giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty hoặc kế hoạch cung cấp

Các đặc điểm của một dự án blockchain

- Được xây dựng và vận hành trên mạng blockchain

- Sử dụng, vận dụng các kĩ thuật mạng blockchain để thực hiện các hoạt động

- Các hoạt động chủ yếu được thực hiện trên mạng blockchain (có thể 1 số diễn ra bên
ngoài )

- Sử dụng một hoặc một số token làm phương tiện trao đổi, giao tiếp và thực hiện các
hoạt động

- Toàn bộ các hoạt động được tổ chức, thực hiện và kiểm soát trên cơ sở một mô hình
hoạt động nhất định gọi là mô hình kinh tế học token.

16. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về vấn đề, giải pháp dự án
và mô hình kinh doanh.

Whitepaper/Sách trắng
- Sách trắng, còn được viết là "whitepaper", là một tài liệu thông tin thường được phát
hành bởi một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá hoặc làm nổi bật các
tính năng của giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty hoặc kế hoạch cung cấp.
- Sách trắng cũng được sử dụng như một phương pháp trình bày các chính sách và luật
pháp của chính phủ và đánh giá phản ứng của công chúng.

16
Vấn đề
- Như đã trình bày, một dự án blockchain có thể thu hút được từ vài chục nghìn, vài
trăm nghìn cho đến cả hàng triệu đô la đầu tư khi dự án mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ.
Chính vì vậy, việc xây dựng bản giới thiệu dự án là cực kỳ quan trọng. Nó sẽ xác định
rõ ràng, chính xác vấn đề mà nhóm sáng lập dự án blockchain định giải quyết.
- Bản giới thiệu dự án cần giải thích cho các nhà đầu tư tiềm năng biết chính xác vị trí
dự án, tại sao nó phù hợp với thị trường hiện tại và hãy đảm bảo giải thích dự án là gì,
nó bao gồm những phần nào. Thêm vào đó, bản giới thiệu dự án cũng nên có mô tả
chi tiết về trạng thái hiện tại của dự án: dữ liệu nguyên mẫu, người dùng đầu tiên (nếu
có), chiến lược phát triển và mục tiêu tổng thể.
Giải pháp dự án
- Phần này chứa thông tin về sản phẩm/dịch vụ của dự án. Do đó, cần cố gắng hết sức
để làm nổi bật các giải pháp làm cho dự án khác biệt với các giải pháp cạnh tranh.
Nhà sáng lập dự án cần cung cấp phân tích thị trường hiện tại để các nhà đầu tư tiềm
năng chắc chắn rằng: bạn thực sự nghiêm túc với công việc kinh doanh của mình.
- Giải pháp nên bao gồm một bản phân tích kỹ lưỡng về dự án, bao gồm cả mô tả kỹ
thuật chi tiết, để chỉ ra chính xác cách nó giải quyết vấn đề đã nêu ra. Tuy vậy, hầu hết
các nhà sáng lập sẽ chỉ có một phác thảo hoặc nguyên mẫu của dự án mà họ muốn
thực hiện. Trong trường hợp này, nhóm nên bao gồm càng nhiều dữ liệu nguyên mẫu
hoặc mô hình trực quan để giúp các nhà đầu tư hình dung về dự án.
Mô hình kinh doanh (Business model)
- Các loại token như Bitcoin, Bitcoin Cash, Litecoin,… chỉ được sử dụng cho mục đích
thanh toán, do đó chúng không cần có một mô hình kinh doanh phức tạp.
- Tuy nhiên, các ứng dụng phi tập trung (DApp) là những dự án có mục đích cung cấp
nhiều hơn các tính năng để giải quyết các vấn đề hay nhu cầu nào đó trong thực tế
cuộc sống của người dùng, nên chúng cần có một mô hình kinh doanh được thiết kế
cụ thể hơn, không chỉ đơn thuần là hướng đến việc thanh toán.
- Do đó, yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh của các dự án loại này chính
là vấn đề công nghệ và chiến lược thu hút các nhà lập trình viên chọn nền tảng
blockchain của họ để xây dựng các ứng dụng phi tập trung thực sự có chất lượng, có
tính ứng dụng thực tiễn cao trên nền tảng đó.

17. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về nền tảng phát hành, mô
hình kinh tế học và lộ trình phát triển (roadmap)

Nền tảng phát hành


- Trong phần này, nhóm phát triển dự án cần đưa ra phân tích về nền tảng blockchain
của mình. Phần này phải bao gồm các chi tiết liên quan đến token tiền điện tử của dự
án, bao gồm giá trị của chúng, số lượng định sử dụng và nền tảng blockchain mà

17
nhóm định phát hành chúng. Phần này cũng nên bao gồm các điều khoản và điều kiện
của nhóm hoặc liên kết đến trang web của nhóm để các nhà đầu tư có thể tìm thấy
chúng.
- Ngoài ra, trong phần này, nhà sáng lập dự án nên có phần giải thích về cách thức lựa
chọn nền tảng phát hành cũng như cung cấp thông tin về việc dự án blockchain của
mình thuộc lớp blockchain nào. Có thể kể đến như: Dự án thuộc lớp nền tảng, Dự án
thuộc lớp ứng dụng.
Mô hình kinh tế học - Tokenomics
- Tokenomics được hình thành từ việc ghép hai từ tiếng Anh là token (mã thông báo) và
economics (kinh tế học). Từ đó thuật ngữ tokenomics được hiểu là mô hình kinh tế
học của một dự án blockchain có sử dụng token làm phương tiện trao đổi, thực thi các
hoạt động.
- Tokenomic mô tả các yếu tố kinh tế cơ bản của một dự án blockchain, đóng vai trò
quyết định việc thực hiện các hoạt động của dự án, khẳng định giá trị của mã thông
báo (token) trong hệ sinh thái thông qua các yếu tố kinh tế/thị trường của nó, bao
gồm: cung, cầu, nhu cầu sử dụng, cách thức vận hành, việc lưu trữ và cách thức giao
dịch (nơi mua/bán, trao đổi (sàn giao dịch) chung).
Lộ trình phát triển (Roadmap)
- Lộ trình phát triển là một kỹ thuật lập kế hoạch kinh doanh đưa ra các mục tiêu ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn của một dự án cụ thể trong một mốc thời gian ước tính linh
hoạt.
- Thông thường, lộ trình phát triển sẽ được trình bày dưới dạng đơn giản hóa như dạng
một sơ đồ dòng với các mục tiêu phát triển trong hộp với thời gian hoàn thành, cho
biết các giai đoạn phát triển quan trọng khác nhau và các mốc quan trọng của dự án
(ví dụ về các mốc lộ trình có thể là phát hành testnet hoặc phát hành mainnet).

18. Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về đội ngũ quản lý và cộng
đồng. Tại sao nói cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của
dự án blockchain?

Đội ngũ quản lý và phát triển


- Trong phần giới thiệu về các nhà sáng lập (đội ngũ quản lý và phát triển) cần bao gồm
hồ sơ của tất cả các thành viên khác nhau trong nhóm. Điều này thực sự giúp tăng cả
niềm tin và sự quan tâm của nhà đầu tư.
- Thông tin cụ thể về đội ngũ quản lý và phát triển là một phần không thể thiếu của dự
án. Hình ảnh và tiểu sử ngắn của nhóm phát triển sẽ là một lợi thế lớn trong mắt các
nhà đầu tư.
Cộng đồng - Community

18
- Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một dự án blockchain là sự tích cực
của cộng đồng ủng hộ dự án trong dài hạn. Không có một cộng đồng đủ "tốt" thì dự
án rất khó phát triển.
- "Tốt" ở đây không chỉ thiên về mặt số lượng mà còn là niềm tin tích cực, sự quan tâm
và hỗ trợ dự án của các thành viên trong cộng đồng. Một cộng đồng chất lượng sẽ
giúp cho token của dự án có xu hướng phát triển ổn định.
Cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự án blockchain là vì:
- Các dự án blockchain được thành lập dựa trên nguyên tắc phi tập trung có nghĩa là
không một cá nhân hay tập đoàn nào có thể kiểm soát hoàn toàn, các dự án sẽ không
thể tồn tại và phát triển nếu không có cộng đồng.
- Các cộng đồng tương tác cũng đóng vai trò là những người ủng hộ tốt nhất trên mạng
xã hội và hơn thế nữa. Đặc biệt là đối với các dự án blockchain mới, loại hỗ trợ này là
không thể thiếu. Các cộng đồng tích cực cũng thúc đẩy sự tương tác từ các thành viên
mới bằng cách giải thích các sản phẩm khác nhau và trả lời các câu hỏi trên các kênh
xã hội. Việc có các thành viên có đầy đủ thông tin dẫn dắt sự tham gia của cộng đồng
sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và hỗ trợ từ cộng đồng.
- Các cộng đồng blockchain thường trải rộng trên toàn thế giới, thống nhất nhiều nền
văn hóa và quốc gia khác nhau. Nó mang mọi người đến với nhau theo những cách
hiện đại. Càng ngày, sự thành công của một blockchain càng dựa vào sự gắn kết và
tính tương tác của cộng đồng, vốn là bộ mặt của hệ sinh thái.

19. Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token là gì? Trình
bày cụ thể về vai trò của tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain
thuộc lớp hạ tầng, nền tảng (lớp 1, 2) và lớp ứng dụng (lớp 3).

Mô hình kinh tế học token là tập hợp các yếu tố cơ bản quyết định giá trị của token nói riêng
và toàn bộ dự án blockchain nói chung. Khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token cần
lưu ý các yếu tố cơ bản sau:
- Token có tiện ích trong hệ sinh thái, nghĩa là có mục đích sử dụng cho những tính
năng cụ thể.
- Token được hỗ trợ (bảo chứng) bởi một giá trị hay một tài sản.
- Số lượng token được kiểm soát tốt, có kế hoạch cụ thể trước áp lực lạm phát (hoặc
giảm phát).
- Token có khả năng mở rộng (nhằm cải thiện tốc độ thực hiện các hoạt động, trao đổi
nhanh chóng trong mạng blockchain).
- Token có chức năng lưu trữ giá trị (có giá trị lâu dài, ít biến động, không mất hoàn
toàn giá trị).
- Token có khả năng thay thế.

19
- Token được mọi người chấp nhận rộng rãi (cộng đồng những người liên quan đến dự
án nói riêng và toàn bộ cộng đồng tham gia hệ sinh thái của dự án ngày càng lớn
mạnh).
- Token được niêm yết và giao dịch tự do trên các sàn gia dịch (người dùng dễ dàng
tiếp cận, sở hữu và sử dụng token khi có nhu cầu).
- Token được khuyến khích sử dụng để thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ, phương
tiện thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị và lợi ích thật sự, chứ không đơn thuần là
phương tiện giao dịch hoặc đầu cơ tài chính (mua và chờ lên giá).
- Token được khuyến khích nắm giữ nhằm phục vụ cho một nhiệm vụ/ công việc phục
vụ có ích cho hệ sinh thái, không khuyến khích nắm giữ theo khuynh hướng đầu cơ.
Nói một cách đơn giản, bất cứ điều gì góp phần hình thành hay tác động đến giá trị của token
đều là một phần của mô hình kinh tế học. Tùy thuộc mục đích, đối tượng và phạm vi của dự
án, các yếu tố cấu thành mô hình kinh tế học có thể được xác định khác nhau; Tuy nhiên, về
cơ bản bao gồm các yếu tố: 1) Vai trò và tiện ích của token dự án (Giới thiệu, lợi ích của
token: Sinh ra để làm gì, chức năng của nó thế nào, vì sao lại cần nó...); 2) Dòng vận động
của token; 3) Nền tảng phát hành; 4) Kế hoạch phân bổ token và; 5) Kiểm soát lượng token
lưu thông (mô hình "đốt" và "đúc").
Vai trò tiện ích của token
Token là công cụ đa mục đích, là phương tiện trao đổi, vận hành các hoạt động trong hệ sinh
thái blockchain. Nó được coi là công cụ hữu hiệu giúp kiểm soát và quản lý mọi hoạt động
của dự án. Khai thác và sử dụng hiệu quả token là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của
toàn bộ dự án blockchain. Việc khai thác và sử dụng token được xác định thông qua các vai
trò và chức năng của token trong mô hình kinh tế học.
Tùy thuộc vào mục tiêu của dự án blockchain mà token có thể có vai trò và chức năng khác
nhau.
Đối với các dự án blockchain thuộc lớp nền tảng và phát triển cơ sở hạ tầng (layer 1 và
layer 2)
Trong mô hình kinh tế học của các dự án lớp 1 và 2, token dự án thường có hai chức năng cơ
bản:
- Khuyến khích người sử dụng tham gia mạng blockchain (incentivizing participants). Với
chức năng này, token được sử dụng làm phần thưởng và/hoặc phí trả cho những người tham
gia vận hành mạng blockchain, tạo khối và xác nhận giao dịch thông qua cơ chế đồng thuận
của nền tảng blockchain đó;
- Khuyến khích phát triển nền tảng (developing on platform). Trong trường hợp này, token
được sử dụng như một công cụ chiến lược, hỗ trợ và thu hút các nhà lập trình hoàn thiện, phát
triển các chức năng, cung cấp giải pháp về cơ sở hạ tầng để xây dựng và vận hành các ứng
dụng hoạt động trên nền tảng blockchain có giá trị thực tiễn.
Với các dự án thuộc lớp ứng dụng (layer 3)
Giá trị token trong các dự án này thường được xác định bởi hai thành phần:

20
- Giá trị nội tại (intrinsic value) là giá trị mà token có được từ độ tin cậy và tính tiện ích của
nó.
- Giá trị đầu cơ (speculative value) là giá trị mà token có được từ các nhà giao dịch đầu cơ,
những người có kỳ vọng vào giá của chúng sẽ giao động trong tương lai gần.
Nên nhớ rằng nhà đầu cơ (speculative investor) là một phần có giá trị của bất kỳ hệ sinh thái
token nào. Nhưng sẽ thật rủi ro nếu giá trị của một token được định giá hoàn toàn dựa vào giá
trị đầu cơ của nó. Để duy trì sự phát triển bền vững thật sự của dự án, một token cần phải phụ
thuộc rất nhiều vào giá trị nội tại của nó. Giá trị nội tại được tạo ra bởi những ý tưởng cốt lõi
của dự án và giá trị nội tại chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị của token.
20. Kế hoạch phân bổ token và phân phối token là gì? Có mấy cách phân phối
token?

Kế hoạch phân bổ token

Một yếu tố quan trọng khác trong mô hình kinh tế học là kế hoạch chi tiết phân bổ token của
dự án. Thông tin đầu tiên cần lưu ý là tổng lượng cung token và số lượng lưu hành dự kiến
(lượng cung thực tế trên thị trường) ở từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, cần lưu ý tới:
• Thời gian khóa giam và mở trả (lock & unlock) token;
• Số lượng và giá bán token;
• Các giai đoạn trả token (vestting) hay còn gọi là lịch trả token (token release schedule).

Phân phối token (token distribution): Một mô hình phi tập trung thành công cần phải có sự
phân phối rộng rãi của token trong hệ sinh thái.

Hai cách thức phổ biến để phân phối token

 Thông qua các đợt mở bán token ra công chúng (ICO/IEO/IDO)


 Airdrop (một hình thức cho tặng token).

Tuy nhiên có một phương pháp tối ưu hơn để giúp cho token của một dự án được phân phối
rộng rãi, không bị kiểm duyệt, không cần có sự cho phép (permissionless), phi tập trung hóa,
toàn cầu mà ít phổ biến và ít quen thuộc đối với người dùng là Merkel Mining.

21. Vẽ sơ đồ và so sánh hai hình thái xã hội tập trung và xã hội phi tập trung. Vẽ sơ
đồ và trình bày cơ sở và nền tảng hạ tầng của xã hội phi tập trung.

21
Hình thái xã hội tập trung (centralized society): Chính là xã hội hiện tại, cũng có nhiều
vấn đề của nó. Khi mọi quyền lực/quyền kiểm soát, thông tin và của cái đều tập trung và bị
chi phối bởi các tổ chức/cá nhân đứng đầu các ngành, lĩnh vực:
+ Tiền tệ (đồng đo la Mỹ, Nhân dân tệ, Bảng Anh, Euro)
+ Hoạt động kinh doanh (chuỗi cung ứng: TQ, Dầu mỏ: Opec)
+ Thương mại bị chi phối tay của các tập đoàn thương mại lớn: Amazon, Alibaba, (VN là
Shopee, tiki, lazada…)
+ Công nghệ bị chi phối của các tập đoàn công nghệ: Apple, Microsoft, Tesla
+Dữ liệu/Thông tin bị chi phối các tập đoàn lớn Google, FB hoặc Data Center của Amazon
=> Tất cả mọi hoạt động, của cải đều bị chi phối bởi các tập đoàn lớn, cá nhân, chính phủ
Phi tập trung hóa (decentralized) còn gọi là phân cấp/phân quyền, phân tán, hiểu ách chung
nhất đó là sự phân chia, chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm đối với các chức năng công từ
một chủ thể/ đối tượng trung gian.
Nó là quy tắc trong đó các hoạt động của một chủ thể/đối tượng/tổ chức, bao gồm các hoạt
động liên quan đến lập kế hoạch, ra quyết định, thực thi và phân phối lợi ích, hay vì tập trung
vào một vị trí hoặc một hoặc một nhóm đối tượng sẽ được chi nhỏ, phân quyền hoặc ủy thác
cho nhiều vị trí, nhiều đối tượng cùng thực hiện.
=> Khái niệm phi tập trung hóa được áp dụng cho nhiều loại chủ thể như các nhóm, các chủ
thể xã hội, trong khoa hoạc quản lý như các tổ chức, doanh nghiệp, trong khoa học chính trị,
luật pháp và trong lĩnh vực hành chính công, trong lĩnh vự ckinh tế, tài chính và công nghệ
Việc hình thành một xã hội mới, xã hội phi tập trung, phải dựa trên cơ sở niềm tin, nhưng
không phải niềm tin vào những điều bịa đặt, mà xu hướng đó là niềm tin vào công nghệ.
Theo John Gevers, xã hội phi tập trung sẽ được hình thành trên cơ sở 4 trụ cột:
- Truyền thông phi tập trung
- Luật pháp phi tập trung
- Sản xuất/ Tiêu dùng phi tập trung

22
- Tài chính phi tập trung
Về nền tảng cơ bản là công nghệ: bao gồm Công nghệ Internet, công nghệ blockchain và các
công nghjee thuộc các lĩnh vực khoa học khác được gọi là Công nghệ của Niềm tin (The
technology of Trust, Derin Cag), Internet of Thing (Mạng lưới vạn vật kết nối), S.M.A.C
(Social Mobile Analytics Clouds), công nghệ Nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, mật mã
mã hóa, Big Data v.v => Đó chính là các công nghệ của cách mạng 4.0.

22. Trình bày các đặc điểm tính hiệu quả, tính phi tập trung, tính minh bạch và khả
năng phục hồi của công nghệ blockchain. Cho ví dụ minh họa về 02 đặc điểm
trong các đặc điểm trên.
Công nghệ Blockchain đến nay vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển, dần được chấp nhận và
ứng dụng, chắc chắn sẽ còn nhiều ưu điểm của công nghệ này tiếp tục được khám phá. Tuy
nhiên thời điểm hiện tại, chúng ta thấy ở nó một số ưu điểm hơn hản nhiều công nghệ đang
được sử dụng phổ biến:

 Tính hiệu quả


Công nghệ blockchain giúp nâng cao hiệu quả giao dịch giữa các bên bằng việc
loại bỏ sự có mặt của các bên trung gian, các bên tin cậy thứ 3. Các dữ liệu trong
blockchain được xác thực tự động thông qua cơ chế đồng thuận theo thời gian
thực (real-time). Blockchain có thể tăng tốc độ giao dịch/thanh toán giữa các bên
khi thỏa thuận giữa các bên được tự động mã hóa và lưu trữ dưới dạng các hợp
đồng thông minh (smart contract), và được các thực thể khác (cá nhân hoặc tổ
chức) xác thực theo cơ chế tự động. Khi càng có nhiều thực thể tham gia vào
mạng lưới, tốc độ xác thực và giao dịch càng tăng và hiệu quả càng cao hơn
VD: Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời
gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn
hơn. Như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất nước Úc cùng 40 ngân hàng và
nhiều tổ chức tài chính thế giới khác đã hình thành các liên minh để thương mại
hóa công nghệ.
 Tính phi tập trung
Sự kết hợp của nhiều thực thể (hệ thống máy tính) kết nối tạo thành mạng lưới
bình đẳng và không giới hạn. Mỗi thực thể của mạng lưới đều có thể tạo ra khối
mới và quyền xác nhận các giao dịch. Đây là mô hình “mã nguồn mở”, không có
cơ quan tập trung hoặc hoặc bất cứ ai có thể chi phối hay ủy quyền cho bất kỳ
thay đổi nào trong chuỗi. Nó giúp loại bỏ sự can thiệp và tập trung quyền lực vào
một cơ quan trung ương, giúp loại bỏ chi phí tổ chức và hoạt động của các cơ
quan này trong các hệ thống truyền thống hiện tại.
 Tính minh bạch
Khi một block mới được tạo ra và xác nhận, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tại mọi thời
điểm, bất kỳ ai truy cập vào mạng blockchain đều có thể dễ dàng xem nội dung
block cũng như lịch sử những giao dịch đã diễn ra gắn liền với nó theo thời gian
thực. Mọi giao dịch có thể theo dõi được dấu vết và được giám sát một cách chính

23
xác. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến phân
phối dòng tiền như từ thiện, viện trợ hoặc các hoạt động thương mại. Một bản ghi
công khai với đầy đủ nội dung được tạo ra với mỗi giao dịch có tính chất vĩnh
viễn, công khai với toàn bộ thành viên của mạng lưới sẽ giúp giảm thiểu (thậm chí
có thể nói hoàn toàn không có) bất kỳ hoạt động gian lận nào. Tất nhiên, chúng ta
cũng không thể điều chỉnh nội dung một khối cụ thể vì bản thân mỗi khối đều có
sự liên kết chặt chẽ với khối trước và khối sau nó. (Nếu muốn thay đổi sẽ cần phải
điều chỉnh khối trước và sau nó, và cứ như vậy sẽ phải thay đổi toàn bộ
blockchain, điều không bao giờ thực hiện được). Ngoài ra, mô hình phi tập trung
nói ở trên cũng góp phần tăng tính minh bạch trong các giao dịch và hoạt động
của blockchain. Chức năng "hợp đồng thông minh" (smart contract) của
blockchain được xây dựng dựa trên các quy định và nguyên tắc thống nhất bằng
cấu trúc các đoạn mã máy tính cũng sẽ giúp tăng tính minh bạch trong các thỏa
thuận giữa các bên trong quá trình hoạt động và các giao dịch kinh doanh. Sự
minh bạch của công nghệ blockchain cho phép tất cả các bên có quyền truy cập
vào cùng một cơ sở dữ liệu, theo dõi và giám sát nó; Đồng thời giúp các nhà quản
lý phát hiện sớm các vấn đề cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với toàn bộ
mạng lưới.
VD: Việc sử dụng blockchain, các thông tin về bằng cấp và chứng chỉ có thể được
lưu trữ và chia sẻ một cách an toàn và chính xác. Nhờ đó, học sinh sinh viên có
thể dễ dàng xác nhận bằng cấp và chứng chỉ của mình mà không cần phải thông
qua các bên trung gian, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
 Khả năng phục hồi
Blockchain là một cuốn sổ cái phân tán (distributed ledger) mà mỗi chủ thể được
phân quyền (full-node máy tính) của mạng lưới đều lưu trữ một bản sao của nó,
nên bản chất phân tán đã khiến cho blockchain có tính phục hồi rất cao. Điều này
làm cho hệ thống có tính toàn vẹn (Integrity), luôn hoạt động ngay cả khi chỉ còn
một máy tính full-node khả dụng (online) khi đó thông tin và dữ liệu vẫn có thể
truy cập được. Khả năng này còn được gọi là khả năng chịu lỗi phân vùng của hệ
thống. Trong một mạng blockchain, nếu số lượng thành viên tham gia và các chủ
thể được ủy quyền (số lượng các nút mạng) càng lớn, lưu trữ dữ liệu qua các nút
mạng càng lớn, dữ liệu càng có độ tin cậy và sự tồn tại càng chắc chắn. Về mặt
này, một hệ thống blockchain tương tự như một cơ sở dữ liệu ngày càng được
nhân rộng.

23. Trình bày các đặc điểm tính bất biến của dữ liệu, tính an ninh bảo mật, giảm
thiểu rủi ro và cung cấp hiệu quả việc định danh của công nghệ blockchain. Cho
ví dụ minh họa về 02 đặc điểm trong các đặc điểm trên.
 Tính bất biến
Blockchain bảo vệ dữ liệu giao dịch khỏi sự giả mạo. Không một thực thể nào có
khả năng thay đổi dữ liệu đã được ghi nhận hợp lệ vào blockchain mà không có sự
cảnh báo của mạng lưới. Đặc tính này rất có ích đối với các lĩnh vực cần sự xác
thực và minh bạch như quyền sở hữu trí tuệ, bầu cử v.v..

24
VD: Với Bitcoin, nếu một người dùng gian lận và muốn thay đổi các block trước
đó, việc này sẽ yêu cầu việc tính toán Pow phải tính lại một lần cho tất cả các
block đã được thêm vào blockchain. Chính sự khó khăn này khiên cho nhưng
thông tin một khi được thêm vào sẽ rất khó thu hồi lại.
 Tính an ninh bảo mật
Blockchain là một hệ thống khá dễ dàng để đưa ra các vấn đề toán học mã hóa dữ
liệu (sử dụng một thuật toán mã hóa cho dữ liệu chẳng hạn như thuật toán
SHA256), nhưng các vấn đề toán học đó (các đoạn mã hóa đại diện cho dữ liệu)
lại rất khó để giải mã đảo ngược lại ra nội dung của dữ liệu ban đầu. Trong thực
tế, những thuật toán mã hóa như vậy là tương đối dễ để thực hiện bởi một mạng
lưới máy tính nhưng lại gần như là không thể hoàn tác hay giải mã ra ngược lại dữ
liệu gốc, dù cho chúng ta có sử dụng một hệ thống máy tính lớn hơn hệ thống máy
tính dùng để mã hóa ban đầu
VD: Cơ chế của Ethereum chống gian lận bằng cách tăng độ khó của việc gian lận
đến mức gần như không thể bằng PoW, trong khi đa số các nền tảng hiện nay
chống gian lận bằng việc tăng tính ngẫu nhiên của quá trình xác thực thông tin với
PoS.
 Giảm thiểu rủi ro
Blockchain cho phép bất cứ ai cũng có thể gửi tiền (token) một cách thực sự trực
tiếp đến một người khác mà không cần lo sợ về rủi ro (phí giao dịch cao, bị thao
túng kiểm soát, tham nhũng v.v..) của các bên trung gian truyền thống như ngân
hàng hay các tổ chức tài chính. Điều này khiến cho dòng tiền gửi sẽ dịch chuyển
nhanh hơn nhất là trong các trường hợp viện trợ cho các khu vực bị thiên tai hay
cần gửi tiền tới các vùng miền trắc trở về mặt địa lý. Bên cạnh đó, blockchain cho
phép các bên giao dịch với chi phí rẻ mà không sợ đối tác rút lui để gian lận giữa
chừng. Hợp đồng thông minh của blockchain sẽ đảm bảo tự động thực thi giao
dịch khi một hành động cụ thể được hoàn thành, loại bỏ hoàn toàn các trung gian
do đó giảm rủi ro đối tác và giảm chi phí giao dịch
 Cung cấp hiệu quả việc định danh
Blockchain có thể tạo và quản lý danh tính cho mọi người với chi phí thấp và an
toàn hơn nhờ vào kỹ thuật chữ ký số. Định danh kỹ thuật số có nghĩa là một người
dùng không cần phải khai báo hay tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân riêng tư nào của
mình, mà họ chỉ cần sử dụng một cặp khóa public-key (có vai trò như một địa chỉ
công khai) và private-key tương ứng (có vai trò như một chìa khóa bí mật) để đại
diện cho danh tính của mình trên blockchain. Chúng ta không cần thông qua chính
phủ, hay các cơ quan khác để cung cấp cho mình các giấy tờ tùy thân như chứng
minh thư, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ thành viên .v.v. để chứng minh danh tính.
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại có một vai trò tiềm năng rất to lớn
trong việc giúp cho những người dân thuộc các khu vực khó khăn, thiếu hụt các
điều kiện kinh tế và không có khả năng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng cũng
như nguồn vốn hay dòng tiền thì giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh
và kết nối mạng thì họ có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của thế giới mà
trước đây họ không thể, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

25
24. Vẽ sơ đồ và trình bày về 04 trụ cột trong xã hội phi tập trung dựa trên Niềm tin
công nghệ. Cho ví dụ minh họa về 04 trụ cột này.
Theo Johnn Gevers, xã hội phi tập trung sẽ được hình thành trên cơ sở 4 trụ cột:
- Truyền thông phi tập trung
Theo Johnn Gevers, truyền thông phi tập trung có 2 thành phần chính trong thể giới hiện đại,
một là Internet và một là mật mã (cryptography). Các cấu trúc Internet như hệ thống P2P ví
dụ như Bittorrent khiến mọi người trên mạng chia sẻ cùng một dữ liệu một cách liền mạch,
kết hợp điều này với mật mã, nó có thể ngăn các hệ thống tập trung khỏi sự giám sát và kiểm
duyệt quy mô lớn
VD: Hợp đồng thông minh có thể tự động xác định các từ khóa/cụm từ mang tính đe dọa, tiêu
cực như Khủng bố, bom, v.v. và có thể báo cáo cho các cơ quan tương ứng theo cách phi tập
trung để bảo vệ "Quyền Tự do Ngôn luận và Suy nghĩ".
- Luật pháp phi tập trung
Theo Johnn Gevers, luật pháp phi tập trung có 3 thông số:
+ Lựa chọn luật pháp: Chúng ta có thể lựa chọn luật pháp áp dụng cho các thỏa thuận của
mình. Ví dụ: Khi thực hiện hợp đồng, chúng tá có thể chọn luật Án Độ, luật Hoa kỳ hoặc
chúng ta có thể tạo ra sự lựa chọn luật pháp cho riêng mình
+ Lựa chọn thẩm quyền: Có nghĩa là ai sẽ xét xử cuộc tranh luận của chúng ta
+ Lựa chọn người thực thi: Có nghĩa là người thực thi là người phán xét. Điều này dẫn đến sự
tự do trong đó cả hai bên tham gia có thể lựa chọn những tính cách công bằng để phán xét,
điều này sẽ khiến mọi người đều vui vẻ.
- Sản xuất/tiêu dùng phi tập trung
Theo Johnn Gevers, điều này sẽ giúp vượt qua các rào cản do hệ thống tập trung gây ra, sản
xuất/tiêu dùng phi tập trung được kiểm duyệt theo 2 cách:
+ Sản xuất vật liệu phi tập trung: Trường hợp sử dụng tốt nhất là in 3D, với in 3D, bất kỳ ai
cũng có thể tải xuống bất kỳ thiết kế nào từ internet và có thể in nó mọi lúc, mọi nơi trên thế
giới. Tuy nhiên, điều này có thể dễ vi phạm phát minh của người phát minh ra sản phẩm đó,
có lẽ ứng dụng blockchain sẽ đảm bảo rằng tất cả các lượt tải xuống đều được theo dõi và lập
bản đồ, cho phép người sáng tạo biết ai đang sử dụng thiết kế khi nào, ở đâu, tại sao và như
thế nào. Điều này có thể cho phép một cách mới để theo dõi cách giám sát và kiếm tiền từ IP.
Điều này cũng sẽ tự quản lý việc liên lạc và quản lý sáng chế của nhà phát minh nào đó trên
toàn cầu.
+ Sản xuất năng lượng phi tập trung: Điều này sẽ cho phép mọi người sản xuất năng lượng tại
nhà của họ với giá rẻ với số lượng không giới hạn bằng cách cho phép chia sẻ P2P.
VD: Phong trào Maker Movement khuyến khích việc sản xuất đồ vật tại nhà bằng các thiết
bị công nghệ nhỏ gọn như máy in 3D, máy cắt laser, máy may…. Maker Movement giúp

26
những người sáng tạo có thể tự tay thiết kế và sản xuât sra các sản phẩm như đồ chơi, đồ
trang trí nhà cửa, đồ dùng gia đình,… mà khôn cần phải dựa vào công ty sản xuất truyền
thống
- Tài chính phi tập trung
Tài chính phi tập trung được sử dụng để mô tả một hệ thống mang tính chất tài chính được
xây dựng kiểu mới đối với các Blockchain có tính chất công khai. Hệ thống Defi tiến hành
thay thế đối với các ngân hàng mang tính chất truyền thống và có tác dụng là cung cấp đến
những dịch vụ tài chính tương tự như vậy mà lại không cần sự can thiệp của các bên trung
gian nào.
Tài chính phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Blockchain, có tính lưu trữ các thông tin
về mặt kỹ thuật số trong những mạng lưới hoạt động mang tính chất bất biến, đồng thời cũng
có cả sự phân tán và đáng tin.
Tài chính phi tập trung cho phép con người tham gia sử dụng những dịch vụ trong lĩnh vực
tài chính (Thanh toán, đầu tư, cho vạy, đi vay và quản lý những tài sản có ít rào cản).
VD: Sàn giao dịch phi tập trung Uniswap của hệ sinh thái Ethereum, sàn Raydium của hệ
sinh thái Solana. Các nền tảng này cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số mà
không cần một trung gian đáng tin cậy để giữ tiền thay cho họ. Các giao dịch được thực hiện
trực tiếp giữa các ví của người dùng với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh.

25. Trình bày khái niệm nút (node). Mô tả 7 loại node cơ bản trên mạng blockchain.

Khái niệm nút (node)

Nút mạng là một điểm mà tại đó một đơn vị dữ liệu có thể được tạo ra, được nhận, hoặc
truyền đi.

Trong mạng blockchain, các nút là một đối tượng (phần cứng/ phần mềm) đóng vai trò như
một điểm giao tiếp, có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và thực hiện các chức năng khác nhau
của mạng blockchain.

Bất kì máy tính hoặc thiết bị nào kết nối với giao diện mạng blockchain đều có thể coi là một
nút vì chúng được kết nối và giao tiếp với nhau theo cách nào đó. Các nút này cũng có thể
truyền thông tin về các giao dịch và các khối trong mạng máy tính phân tán bằng cách sử
dụng giao thức ngang hàng.

Mô tả 7 loại node cơ bản trên mạng blockchain

Full node: Các nút mạng full chứa toàn bộ lịch sử và thông tin liên quan đến mọi khối kể từ
khi giao dịch đầu tiên diễn ra trên nền tảng. Các nút mạng full tạo thành xương sống của một
chuỗi blockchain vì chúng rất quan trọng để hoàn thành giao dịch. Bất cứ khi nào một giao
dịch được bắt đầu, mọi nút mạng trên toàn bộ chuỗi blockchain sẽ xác minh và xác thực khối.
Nó cũng có quyền chấp nhận hoặc từ chối các khối và giao dịch mới. Có thể có nhiều lý do

27
để từ chối giao dịch. Các khối được định dạng không chính xác sẽ bị từ chối. Tương tự như
vậy, các mục nhập trùng lặp và thao túng trong hồ sơ là những lý do khác dẫn đến việc bị từ
chối.

Light node: Các nút mạng light chứa thông tin nhẹ hoặc thông tin hạn chế. Thay vì lưu trữ
thông tin đầy đủ, nút mạng light chứa thông tin liên quan đến một khối cụ thể trước đó mà nó
được kết nối. Thông tin được lưu trữ trong tiêu đề khối. Các nút mạng light không cần chạy
liên tục. Chúng thường là các phần mềm kết nối với các nút mạng full để truy cập vào chuỗi
blockchain khi được yêu cầu. Trên thực tế, các nút mạng light sử dụng các nút mạng full làm
trung gian để truy cập mạng. Chúng cũng sử dụng các nút mạng full để lấy thông tin, chẳng
hạn như số dư tài khoản và yêu cầu các tiêu đề mới nhất. Do hoạt động nhẹ nhàng của chúng,
các nút mạng này không yêu cầu nhiều bộ nhớ và tài nguyên để chạy. Hầu hết các nút mạng
light có thể đồng bộ với mạng chỉ trong vài giây.

Masternode: Siêu nút mạng kết nối các nút mạng full và giúp truyền thông tin trên toàn
mạng đảm bảo rằng mọi người đều có dữ liệu chính xác. Siêu nút mạng xử lý chức năng off-
chain. Chúng cung cấp dịch vụ xác thực, ủy quyền, dịch vụ cổng và hỗ trợ. Bên cạnh các hoạt
động bình thường, chúng cũng tạo điều kiện cho các sự kiện biểu quyết, tuân thủ quy tắc của
chuỗi blockchain và thực hiện các giao thức khác. Siêu nút mạng thường luôn trực tuyến,
chúng đòi hỏi nhiều năng lượng và tài nguyên hơn để chạy. Yêu cầu khoản đầu tư trước vào
thiết bị và cung cấp tài sản thế chấp dưới dạng tiền điện tử.

Lighting Node: Là một nút mạng trong một mạng lightning. Thay vì xác minh từng giao dịch
trên mạng, nút mạng lightning xác thực giao dịch bằng cách tương tác trực tiếp với nó. Các
nút mạng Lightning có thể tương tác với các nút mạng khác trên mạng ngang hàng (P2P).
Chức năng chính của nút mạng này là trao đổi tiền với các nút mạng lightning khác.

Mining Node: Mọi giao dịch đều được thêm vào chuỗi blockchain bởi một thợ đào. Các thợ
đào còn được gọi là các nút mạng mining. Mỗi nút mạng trên chuỗi blockchain đều có tùy
chọn để trở thành một thợ đào.

Prune Node: Các nút được cắt bớt, trong chức năng cốt lõi của chúng, phản ánh chặt chẽ các
nút đầy đủ, nhưng chúng áp dụng cách tiếp cận hiệu quả hơn về lưu trữ. Thay vì giữ lại toàn
bộ chuỗi khối, họ ưu tiên các khối gần đây, loại bỏ dữ liệu cũ hơn để duy trì trong ngưỡng
lưu trữ được chỉ định. Ban đầu, một nút được cắt bớt sẽ tải xuống chuỗi khối, nhưng khi nó
hoạt động, nó sẽ loại bỏ các khối cũ hơn một cách có hệ thống, đảm bảo chỉ giữ lại dữ liệu
gần đây nhất phù hợp với các tham số lưu trữ đã đặt của nó

Authority Node: Nút thẩm quyền là nút được chọn bởi tổ chức hoặc cộng đồng phụ trách
chuỗi khối. Chúng được sử dụng để ủy quyền cho các nút mới tham gia mạng blockchain. Họ
cũng có thể quản lý quyền truy cập của các nút khác trong trường hợp họ muốn truy cập một
kênh dữ liệu cụ thể. Các thuật toán đồng thuận không được phân quyền hoàn toàn, chẳng hạn
như Bằng chứng ủy quyền về cổ phần và Bằng chứng về quyền hạn, sử dụng các nút quyền.
Các thuật toán đồng thuận như vậy yêu cầu một số nút quyền hạn cố định để hoạt động. Số

28
lượng nút quyền hạn và họ sẽ là ai thường do cộng đồng bình chọn hoặc do nhóm phát triển
xác định. Những người tham gia khác trong mạng sẽ chạy các nút nhẹ, dựa vào thông tin
được phát bởi các nút có thẩm quyền để hoạt động trên blockchain. Các nút quyền lực bổ
sung mức độ tập trung vào mạng để tăng tốc độ, nhưng chúng cũng đưa ra khả năng kiểm
soát tập trung.

26. Trình bày các tiêu chí phân loại blockchain. Trình bày khái niệm blockchain
công cộng và blockchain riêng. Ví dụ ?

Các tiêu chí phân loại blockchain:

- Theo phạm vi và mức độ phổ biến: blockchain công cộng và blockchain riêng

- Theo chức năng hoạt động: mainchain và sidechain

Trình bày khái niệm blockchain công cộng và blockchain riêng. Ví dụ ?

- Blockchain công cộng: Chúng được phân phối và mở cho mọi người, giao dịch là
công khai, để đảm bảo tính nhất quán của hệ thống và xác nhận các giao dịch, các ưu
đãi về tài chính và các cơ chế đồng thuận được nhúng vào hệ thống. Bởi vì một chuỗi
Blockchain công khai có sẵn cho bất kì ai, những cải tiến chỉ có thể đạt được với sự
nhất trí trước đó của hệ thống mạng. Điều quan trọng là các dạng blockchain công
khai có tiềm năng lớn để giảm chi phí.

- Ví dụ: mạng Stratis, phí trung bình cho một giao dịch Strax là khoảng 0.5-1 cent Mỹ,
so với hơn 36 cent Mỹ cho một giao dịch bên thứ ba thông thường như thẻ tín dụng.

- Blockchain riêng: Được thiết lập và duy trì bởi các tổ chức tư nhân, chỉ cấp quyền
truy cập cho các bên có thẩm quyền nhằm thực hiện các hoạt động riêng của tổ chức.
Các giao dịch chỉ được xác minh trong blockchain riêng và có thể được sửa đổi trong
mạng riêng đó, do đó cho phép các nhà khai thác sửa lỗi. Điều này sẽ không được
chấp nhận trong một blockchain công cộng, các blockchain riêng có thể xác thực các
giao dịch nhanh hơnn trong vòng vài giây, bởi chúng hoạt động trên các mạng được
kiểm soát (không phải tập trung) và được tạo ra bởi ít máy tính hơn.

- Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là
gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

27. Trình bày các lợi ích của công nghệ blockchain. Lợi ích lớn nhất của công nghệ
blockchain hiện nay là gì? Giải thích?

Các lợi ích của công nghệ blockchain:

29
- Không cần các dịch vụ trung gian trong quá trình hoạt động, do vậy có khả năng loại
bỏ được sự tham gia của các ngân hàng, cơ quan, hoặc đơn vị môi giới

- Hoạt động trực tiếp giữa người dùng mà không cần họ phải tin tưởng hoặc thậm chí
không biết nhau

- Mang tính riêng tư và có mức độ ẩn danh cao (thậm chí nặc danh hoàn toàn)

- Chạy trên một cơ sở hạ tầng phân cấp, không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung
ương nào, hay bất cứ một chủ thể tập trung nào (về góc độ quản lí và về hạ tầng công
nghệ)

- Công khai, minh bạch và mọi người đều có thể nhìn thấy mọi hoạt động

- Tính an toàn cao (được mã hoá bằng các thuật toán mã hoá cao cấp, bảo mật nhất)

- Giải quyết được hiện tượng lạm phát vì nguồn cung hạn chế, kiểm soát công khai

- Có thể thực hiện các giao dịch tức thì và với chi phí rất rẻ (gần như bằng không)

- Đem lại hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh tế vô cùng lớn và nhiều cơ hội kinh doanh
chưa từng có cho các doanh nghiệp, tổ chức và các quốc gia

- Giải quyết triệt để được vấn đề thường gặp của các loại tiền cũng như các nội dung
dưới dạng số hoá khác, đó là hiện tượng “chi tiêu kép” – chi tiêu/sửu dụng nhiều lần
(cùng 1 khoản tiền)

Lợi ích lớn nhất của công nghệ blockchain hiện nay là gì? Giải thích?

28. Cơ chế đồng thuận là gì? Nêu tên một số cơ chế đồng thuận được các mạng
blockchain sử dụng hiện nay. Phân biệt 2 cơ chế đồng thuận POW và POS. Ví
dụ.

Cơ chế đồng thuận:

Mấu chốt của việc vận hành một hệ thống blockchain nằm ờ chỗ phải có sự đồng thuận của
các thành viên trong hệ thống (tối thiểu 51%) với nội dung được ghi trên blockchain, nhằm
đảm bảo rằng các nút sẽ cập nhật và lưu trữ dữ liệu một cách chính xác. Cách thức để đạt
được sự thống nhất này trong một mạng lưới được gọi là cơ chế đồng thuận .

Nêu tên một số cơ chế đồng thuận được các mạng blockchain sử dụng hiện nay.

- Proof of Work

- Proof of Stake

30
- Proof of Service

- Proof of Importance

- Proof of Reputation

- Proof of Elapsed Time

- Proof of Existence

- Proof of Storage

- Proof of Audit (kiểm toán)

Phân biệt 2 cơ chế đồng thuận POW và POS. Ví dụ,

Proof of Proof of
Work (PoW) Stake (PoS)

Càng
Sức mạnh stake nhiều tiền,
Ai có tính toán càng bạn càng có nhiều
thể khai cao, xác suất khai khả năng được
thác/xác thực thác một khối xác thực một khối
các khối? càng cao. mới

Các thợ Thông


dào cạnh tranh để thường, thuật
giải các câu đố toán sẽ xác định
Làm toán học phức tạp người chiến thắng
thế nào một bằng cách sử một cách ngẫu
khối được dụng tài nguyên nhiên hoặc dựa
khai thác/xác tính toán của trên số lượng tiền
thực? mình. đã stake.

Phần
cứng khai thác
chuyên nghiệp, Mọi máy
chẳng hạn như tính hoặc thiết bị
Thiết ASIC, CPU và di động có kết nối
bị khai thác GPU internet

Phần Người Người xác

31
thực có thể nhận
đầu tiên khai thác được một phần
thưởng sẽ khối sẽ nhận phí giao dịch thu
được phân bổ được phần được từ khối mà
như thế nào? thưởng khối họ đã xác thực

Cơ chế
Mạng Hàm băm khóa tiền mã hóa
được bảo mật càng lớn, mạng trên blockchain
như thế nào càng an toàn để bảo mật mạng

- Cơ chế đồng thuận POW: Các thợ đào của Ethereum sẽ xác nhận các giao dịch trên
Ethereum, đưa vào block và nhận về ETH làm phần thưởng.

- Cơ chế đồng thuận POS: Nếu một người trữ 100 coin và một người trữ 1000 coin thì
người trữ 1000 coin sẽ đóng góp công sức gấp 10 lần so với người kia trong việc tạo
ra block mới.

29. Trình bày về phân loại mã thông báo. Các tiêu chí phân loại mã thông báo
(token). Trình bày 2 loại token phân theo thuộc tính kỹ thuật. Ví dụ minh hoạ.

30. Nt/ thuộc tính quyền.

Trình bày về phân loại mã thông báo.

Việc phân loại các thuộc tính của token là cần thiết cho việc mô hình hóa token (quan điểm
phát triển) và đánh giá token (quan điểm nhà đầu tư).

Việc xác định các thuộc tính khác nhau của một token có thể được sửu dụng như một bước
đầu tiên để tinh chỉnh một khung phân loại trong tương lai và cũng để thiết kế thuộc tính của
một token. Việc xác định các thuộc tính này là kết quả của một quá trình được gọi là “phân
tích hình thái học”.

Cho tới nay, về mặt kỹ thuật, token mật mã học có thể đại diện cho bất cứ loại tài sản nào của
nền kinh tế hiện tại. Song, chúng ta vẫn thiếu các khuôn khổ pháp lý để hiểu toàn bộ phạm vi
và tiềm năng của công nghệ blockchain, thiếu các nghiên cứu toàn diện để có thể hiểu rõ và
phân loại đầy đủ các loại token.

Các tiêu chí phân loại mã thông báo (token).

Kỹ thuật, Quyền, Tính bất phân định, Khả năng chuyển nhượng, Độ bền, Quản lý, Khuyến
khích, Cung ứng và Dòng vận động token.

32
Trình bày 02 loại token phân theo thuộc tính kỹ thuật. Ví dụ.

Từ góc độ kỹ thuật, token có thể được triển khai trên các lớp khác nhau của công nghệ, dưới
dạng:

- “Token giao thức gốc” là token nội tại, được cài đặt sẵn, có một vai trò rất rõ ràng
trong mạng công cộng: giữ cho mạng an toàn khỏi bị tấn công bằng cách hoạt động
như khuyến khích xác thực khối, và để ngăn chặn giao dịch rác. Token giao thức gốc
có thể dung để thanh toán phí giao dịch trong mạng và được coi là “tiền tệ” của
Internet phân tán.
- Ví dụ: Mạng Ethereum có một token giao thức (ETH)
- “Token ứng dụng” có thể có bất cứ chức năng hoặc thuộc tính nào. Chúng có thể đại
diện cho bất cứ thứ gì từ hàng hóa vật chất hay kỹ thuật số, hoặc quyền để thực hiện
một hành động trong một mạng/thế giới thực.
- Ví dụ: Giá trị của ETH đã tăng trong ICO bubble từ năm 2016 đến 2017 do số lượng
lớn ETH cần thiết để mua các token ứng dụng được phát hành qua ICO

Trình bày 02 loại token phân theo thuộc tính quyền. Ví dụ.

Token có thể đại diện một số quyền đối với một số giá trị kinh tế cơ sở, cho dù là kỹ thuật số
hay vật chất, lâu dài hay nhất thời. Một token có thể đại diện quyền đối với tài sản sở hữu,
hoặc các quyền truy cập hạn chế vào các tài sản hoặc dịch vụ mà những người khác sở hữu
hoặc cung cấp, hoặc quyền bỏ phiếu:

- “Token tài sản” có thể đại diện cho một đơn vị tài khoản (có thể thay thế) hoặc một
hàng hóa duy nhất (không thể thay thế).

- Ví dụ: Token bất động sản, đồ sưu tầm tiền điện tử, hoặc token đại diện cho các tác
phẩm nghệ thuật độc đáo, giúp tài sản dễ giao dịch và phân chia hơn, tạo ra tính thanh
khoản cao hơn cho một số tài sản có thể không dễ dàng giao dịch ngoài blockchain.

- “Token quyền truy cập” bị giới hạn về thời gian hoặc phạm vi sử dụng một tài sản
mà người khác sở hữu hoặc một dịch vụ mà người khác cung cấp.

- Ví dụ: Vé vào cửa hoà nhạc, vé giao thông công cộng, quyền sử dụng chung căn hộ,
quyền tham gia thành viên CLB, hoặc truy cập vào các dịch vụ mạng

- “Token chứng nhận” có thể được dùng để xác nhận thông tin liên quan đến danh
tính của con người, các tổ chức và máy móc.

31. Ứng dụng phi tập trung (dApp) là gì? Nêu đặc điểm của ứng dụng phi tập trung
trên nền tảng blc? Vì sao nhiều người cho rằng: “Cho tới nay, thực sự vẫn chưa
có một ứng dụng phi tập trung nào có quy mô lớn và khả năng áp dụng vào thực
tiễn cuộc sống và sẽ mất thêm một thời gian nữa để hình thành một xã hội mới”

33
Ứng dụng phi tập trung Dapps là phần mềm máy tính chạy trên cơ sở tập hợp của các hợp
đồng thông minh và nền tảng lớn nhất hiện nay là blockchain ethereum
Lý giải cho tới nay:
- Thứ nhất, các ứng dụng phi tập trung vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các
dApp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, chẳng hạn như khả năng mở
rộng, bảo mật và hiệu suất. Ngoài ra, các dApp vẫn chưa được nhiều người biết đến
và sử dụng.
- Thứ hai, các ứng dụng phi tập trung vẫn chưa được chấp nhận bởi các cơ quan quản
lý. Các cơ quan quản lý trên thế giới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng
khung pháp lý cho các dApp. Điều này khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp e ngại
khi tham gia vào lĩnh vực này.
- Thứ ba, các ứng dụng phi tập trung vẫn chưa giải quyết được các vấn đề thực tế của
người dùng. Các dApp hiện nay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như tài chính, tiền
điện tử, trò chơi và nghệ thuật. Các dApp vẫn chưa giải quyết được các vấn đề thực tế
của người dùng trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giáo dục, y tế và thương mại.
Tất nhiên, cũng có một số ứng dụng phi tập trung đã đạt được những thành công nhất
định. Ví dụ, sàn giao dịch phi tập trung Uniswap đã đạt được khối lượng giao dịch hàng
ngày lên tới hàng tỷ USD. Tuy nhiên, những ứng dụng này vẫn chưa đủ để tạo ra một xã
hội mới.
Để hình thành một xã hội mới, các dApp cần giải quyết được các vấn đề nêu trên và đáp
ứng được nhu cầu thực tế của người dùng. Điều này sẽ mất thêm một thời gian nữa để
hoàn thành.

32. Phân loại ứng dụng phi tập trung. Cho ví dụ đối với từng loại ứng dụng
Phân loại Dapps:
- Loại 1: các ứng dụng phi tập trung có chuỗi khối riêng
VD: Bitcoin là một dApp loại 1 có chuỗi khối riêng. Bitcoin là một loại tiền điện tử phi tập
trung, không được kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức nào.
- Loại 2: các ứng dụng phi tập trung sử dụng chuỗi khối của 1 ứng dụng phi tập trung
loại 1. các ứng dụng phi tập trung loại 2 là các giao thức và có token cần thiết cho
chức năng của chúng.
VD: Uniswap là một dApp loại 2 sử dụng chuỗi khối Ethereum. Uniswap là một sàn giao
dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác.
- Loại 3: các ứng dụng phi tập trung sử dụng giao thức của 1 ứng dụng phi tập trung
loại 2. Các ứng dụng phi tập trung loại 3 là các giao thức và có token cần thiết cho
chức năng của chúng
VD: Axie Infinity là một dApp loại 3 sử dụng giao thức của Ethereum. Axie Infinity là một
trò chơi blockchain cho phép người chơi sở hữu và nhân giống các vật nuôi ảo (Axies) để
chiến đấu, kiếm tiền và phát triển cộng đồng.

34
33. Vẽ sơ đồ và so sánh ứng dụng phi tập trung và các ứng dụng thông thường.
Trình bày 4 yêu cầu của một ứng dụng phi tập trung. Ví dụ một số loại ứng dụng
phi tập trung hiện nay.
Vẽ sơ đồ và so sánh ứng dụng phi tập trung và các ứng dụng thông thường

Trình bày 4 yêu cầu của một ứng dụng phi tập trung:
- Dapps phải là mã nguồn mở hoàn toàn và tự trị. Tất cả thay đổi đối với ứng dụng phải
được đồng thuận dựa trên phản hồi của cộng đồng.
- Dữ liệu và

- hồ sơ hoạt động của ứng dụng phải được bảo mật và lưu trữ bằng mật mã trên blc
công khai, phi tập trung.
- Một token mật mã học phải được sử dụng bởi ứng dụng để cung cấp quyền truy cập
và khuyến khích những người đóng góp giá trị cho các ứng dụng.
- Token phải dc tạo ra bởi Dapps bằng cách sử dụng sự đồng thuận và thuật toán mã
hóa áp dụng. Thế hệ token này hoạt động như 1 bằng chứng về giá trị cho những
người đóng góp
- VD:
- Ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi): là một lĩnh vực ứng dụng phi tập
trung đang phát triển nhanh chóng. Các ứng dụng DeFi cung cấp các dịch vụ tài chính
như thanh toán, cho vay, đầu tư và bảo hiểm, mà không cần sự tham gia của các tổ
chức trung gian như ngân hàng và các công ty tài chính.
- Ứng dụng trò chơi phi tập trung (GameFi): là một xu hướng mới kết hợp
giữa trò chơi điện tử và công nghệ blockchain. Các ứng dụng GameFi cho phép người
chơi sở hữu tài sản kỹ thuật số trong trò chơi và kiếm tiền từ việc chơi game.
- Audius là một nền tảng phát trực tuyến âm nhạc phi tập trung hoạt động trên
blockchain. Ứng dụng này giúp loại bỏ các trung gian tồn tại trong ngành công nghiệp
âm nhạc truyền thống để kết nối trực tiếp.nghệ sĩ và người hâm mộ. Nó cho phép
những nhà sản xuất âm nhạc kiếm tiền tốt hơn từ nội dung của họ và tạo ra các bản
ghi sản phẩm âm nhạc bất biến trên blockchain.

35
- CryptoKitties là một dApp được tạo ra trên blockchain của Ethereum. Nó cho
phép người chơi mua “mèo” trên nền blockchain. Sau đó người chơi có thể nhân
giống chúng, và bán chúng để kiếm một khoản lợi nhuận nhỏ.
-
34. Trình bày lịch sử hình thành và các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thông minh
trên các mạng blc. Tsao hợp đồng thông minh luôn đảm bảo tạo ra cùng 1 đầu
ra, mỗi khi chúng được thực hiện?
- Lịch sử hình thành: Nick Szabo lần đầu tiên đưa ra đề xuất về các HDTM vào những
năm 1990, được mô tả như sau: “ HDTM là 1 giao thức giao dịch điện tử thực hiện
các điều khoản của hợp đồng. Mục tiêu chung là đáp ứng các đk hợp đồng giữa các
bên, giảm thiểu các trường hợp ngoại lệ và giảm thiểu nhu cầu về các trung gian đáng
tin cậy”
- Đặc điểm cơ bản của hợp đồng thông minh trên các mạng blockchain:
- + Tự động thực thi
- + Có thể thi hành
- + An toàn
- + Xác định
- + Âm thanh ngữ nghĩa
- + Không thể ngăn cản
- Hợp đồng thông minh luôn đảm bảo tạo ra cùng một đầu ra, mỗi khi chúng được thực
hiện vì mã của chúng được viết bằng ngôn ngữ lập trình máy tính. Mã máy tính là một
tập hợp các hướng dẫn được máy tính hiểu và thực thi. Khi một hợp đồng thông minh
được thực thi, mã của nó sẽ được máy tính thực thi theo đúng thứ tự. Điều này có
nghĩa là đầu ra của hợp đồng thông minh sẽ luôn giống nhau, bất kể nó được thực thi
bao nhiêu lần. Ngoài ra, hợp đồng thông minh được lưu trữ trên blockchain.
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán, có nghĩa là dữ liệu của nó được lưu trữ trên
nhiều máy tính trên toàn thế giới. Điều này giúp đảm bảo rằng mã của hợp đồng thông
minh không thể bị thay đổi sau khi nó được tạo ra. Nếu mã của hợp đồng thông minh
bị thay đổi, thì đầu ra của nó cũng sẽ thay đổi. Do đó, kết hợp giữa mã máy tính và
blockchain, hợp đồng thông minh luôn đảm bảo tạo ra cùng một đầu ra, mỗi khi
chúng được thực hiện.
-
-
35. Tài chính phi tập trung là gì? Trình bày các dịch vụ tài chính phi tập trung cơ
bản. Tài chính phi tập trung được ứng dụng như thế nào trong thực tế? Làm thế
nào để chính phủ ngăn chặn các tổ chức tài chính tạo điều kiện cho rửa tiền và
tài trợ khủng bố?
- Tài chính phi tập trung là 1 công nghệ mới, người dùng tương tác với nhau ngang
hàng, sử dụng các thuật toán hoặc hợp đồng thông minh thay vì thông qua các trung
gian truyền thống như ngân hàng, cty môi giới or cty bảo hiểm
- Các dịch vụ tài chính PTT cơ bản:
- Cho vay: có 1 thị trường cho ng dùng muốn vay tiền mặt và giữ tiền điện tử. Nhiều
chủ sở hữu k muốn bán tiền điện tử vì họ tin vào giá trị lâu dài của tiền điện tử hoặc
do họ k muốn trả thuế khi chuyển đổi sang tiền mặt.

36
- Tiết kiệm: tài chính PTT liên quan đến việc người dùng khóa tiền điện tử vào 1 hợp
đồng thông minh sau đó hợp đồng cung cấp lợi nhuận bằng tiền điện tử gốc.
- Phái sinh: dc sử dụng làm tài sản thế chấp cho tài sản tổng hợp.
- Ứng dụng của tài chính phi tập trung trong thực tế:
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): DEX cho phép người dùng giao dịch tiền điện tử
và các tài sản kỹ thuật số khác mà không cần trung gian.
- Nền tảng cho vay phi tập trung (Lending platform): Nền tảng cho vay phi tập trung
cho phép người dùng vay và cho vay tiền điện tử.
- Quỹ đầu tư phi tập trung (Decentralized finance): Quỹ đầu tư phi tập trung cho phép
người dùng đầu tư vào tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác.
- Tiền điện tử: Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain
để hoạt động. Tiền điện tử có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch
vụ, hoặc được đầu tư như một tài sản.
- Chính phủ ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Với sự phát triển của DeFi, các chính phủ đang phải đối mặt với những thách thức
mới trong việc ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố. DeFi cung cấp một môi trường
phi tập trung, khó theo dõi và giám sát hơn so với các hệ thống tài chính truyền thống.
- Áp dụng các quy định về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố: Các quy định này
yêu cầu các tổ chức tài chính phải thực hiện các biện pháp kiểm soát để xác định và
báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế: Các
cơ quan thực thi pháp luật cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ thông tin và điều tra các
vụ rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Tăng cường nhận thức cộng đồng: Chính phủ cần nâng cao nhận thức của cộng đồng
về các rủi ro của rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới: Các chính phủ cần đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để giúp họ theo dõi và giám sát các
hoạt động tài chính trên DeFi.
-
-
36. Nêu tên 5 lĩnh vực ứng dụng của công nghệ blc. Cho ví dụ cụ thể đối với từng
lĩnh vực ứng dụng đã nêu ở trên.
-
- Sáu lĩnh vực ứng dụng của công nghệ blockchain:
- Tài chính và ngân hàng: Ripple (XRP) - Ripple là một nền tảng thanh toán đồng thời
cung cấp một loạt các dịch vụ giao dịch và tỷ giá nhanh chóng, rẻ và an toàn. Nền
tảng blockchain của Ripple cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính khác trao đổi
tiền mặt và tài sản số một cách nhanh chóng và an toàn, giảm thiểu các bên trung gian
và tăng cường tính minh bạch trong quá trình giao dịch.
- Thanh toán điện tử: Quy trình thanh toán số ứng dụng Blockchain cho phép thanh
toán xuyên biên giới, mở rộng các lựa chọn thanh toán thương mại điện tử. Nhờ đó,
khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Blockchain cũng cung cấp bản ghi nhớ điện tử để
các quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hoàn trả tự động.

37
- Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng: VeChain (VET) - VeChain là một nền
tảng blockchain phục vụ cho các ứng dụng chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung
ứng. Nó cung cấp khả năng theo dõi và xác minh dữ liệu về nguồn gốc, vận chuyển và
lưu trữ của các sản phẩm, từ sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm công nghiệp. Sử
dụng VeChain, các doanh nghiệp có thể giám sát và xác minh tính toàn vẹn và chất
lượng của sản phẩm từ đầu đến cuối trong quá trình chuỗi cung ứng.
- Lĩnh vực y tế: Medicalchain - Medicalchain là một nền tảng blockchain y tế cho phép
lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế một cách an toàn và bảo mật. Blockchain giúp các bệnh
nhân kiểm soát thông tin sức khỏe của họ, đồng thời giúp các bác sĩ và nhà nghiên
cứu y khoa truy cập thông tin y tế một cách nhanh chóng và chính xác. Các bệnh viện
cũng có thể sử dụng MedRec, Epic Systems để lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân,
theo dõi quá trình điều trị và quản lý thuốc men.
- Giáo dục: thông tin lưu trữ trên blockchain không chỉ là dữ liệu bảng điểm mà còn là
quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm tuyển dụng của mỗi người.
Nhờ đó, blockchain giúp tránh tình trạng ứng viên gian lận trong quá trình xin học
bổng, thăng tiến,…trình bày sai về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỷ luật,...
BLC còn có thể tự động thực hiện các điều khoản của nội quy đào tạo, xử lý các
trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện các hạn chế trong quá trình giảng dạy khi cần
thiết và học viên có thể đưa ra phản hồi. BLC cũng có thể tạo chứng chỉ kĩ thuật số an
toàn, chính xác, giúp các nhà tuyển dụng có thể xác minh đc trình độ của ứng viên dễ
dàng. (Ví dụ, công ty Coursera đã sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra các chứng
chỉ kỹ thuật số cho các khóa học trực tuyến. Các chứng chỉ này được lưu trữ trên
blockchain và có thể được truy cập bởi bất kỳ ai.)
- Vận tải, logistic:
 Đây là lĩnh vực thường gặp phải rất nhiều bất cập như chi phí cao, dễ thất lạc hay bị
đánh cắp hàng hóa, tai nạn giao thông khi vận chuyển hàng hóa,...vì vậy nhiều doanh
nghiệp đã ứng dụng CN BLC để giải quyết những vấn đề đó.
 Quản lý hàng hóa thông qua mã định danh trên hệ thống blockchain giúp theo dõi
từng mặt hàng, thời gian vận chuyển, tồn kho, lưu kho,…
 Kết hợp với IoT và AI, Blockchain trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận
chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp doanh nghiệp
tính toán không gian cần có cho lô hàng, phương tiện vận tải cùng mức giá phù hợp.
 Công nghệ Blockchain xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì để luôn đảm bảo
phương tiện vận tải có trạng thái vận hành tốt nhất.
-
-

- Câu 37: Các đặc điểm cơ bản của ứng dụng phi tập trung sử dụng công nghệ blc.
Cho ví dụ minh họa.
- Đặc điểm cơ bản của ứng dụng phi tập trung sử dụng công nghệ
blockchain:
- Bất biến: không có cơ quan tập trung nào có thể thay đổi đoạn mã sau khi nó đc xuất
bản lên blc

38
- Chuyển giao tài sản kỹ thuật số hiệu quả và an toàn
-
- Ví dụ: một hệ thống giao dịch tài chính phi tập trung, nơi các giao dịch và
việc xác nhận được tiến hành trên một mạng lưới blockchain. Thay vì phụ thuộc vào
một tổ chức tài chính trung gian, người dùng có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp
với nhau thông qua mạng lưới blockchain mà không cần trung gian. Mỗi giao dịch
được xác nhận và ghi lại trên blockchain, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của thông
tin tài chính.
-
-

- Câu 38: IDO và ICO là gì? Phân biệt các hình thức huy động vốn ICO và IDO.
Trong 2 hình thức trên, đâu là hình thức huy động vốn quan trọng nhất của các
dự án khởi nghiệp trong ứng dụng công nghệ blc hiện nay? Giải thích
- IDO là viết tắt của Initial DEX Offering (Huy động vốn ban đầu trên sàn giao dịch phi
tập trung)
- ICO là viết tắt của Initial Coin Offering (Huy động vốn ban đầu bằng đồng tiền tương
tự Bitcoin hoặc Ethereum).
- Sự khác biệt giữa ICO và IDO
-

- Trong ứng dụng công nghệ blockchain hiện nay, IDO được coi là hình thức huy động
vốn quan trọng hơn cho các dự án khởi nghiệp. IDO cung cấp một cách tiếp cận công

39
bằng và minh bạch cho nhà đầu tư, giúp dự án khởi nghiệp thu hút vốn một cách
nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sự phát triển của các sàn giao dịch phi tập trung và phổ
biến của IDO đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong cách dự án khởi nghiệp tiếp cận
với thị trường và huy động vốn.
-
-

- 39. Mô hình kinh tế học token (tokenomics) là gì? Tại sao nói tokenomics đóng
vai trò quyết định thành công của dự án blc? Khi thiết kế mô hình kinh tế học
cần lưu ý đến những yếu tố căn bản nào? Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong
mô hình kinh tế học. Cho ví dụ minh họa về yếu tố đó.
-
- Mô hình kinh tế học token là tập hợp các yếu tố cơ bản quyết định giá trị của token
nói riêng và toàn bộ dự án blc nói chung
- Tokenomics đóng vai trò quyết định thành công của dự án blockchain vì nó xác định
cách mà token được tạo ra, phân phối và sử dụng trong hệ sinh thái dự án. Một mô
hình kinh doanh token hợp lý và cơ chế kích thích hoạt động tích cực có thể tạo ra giá
trị, hỗ trợ cho mô hình kinh doanh và nhu cầu sử dụng token, và tạo tiềm năng tăng
trưởng giá trị trong hệ sinh thái dự án.
- Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token:
 Token có tiện ích trong hệ sinh thái
 Token đươc hỗ trợ bởi 1 gtri hay 1 tài sản
 Số lượng token đc kiểm soát tốt
 Token có khả năng lưu trữ giá trị
 Token có khả năng có thể thay thế
 Token dc mng chấp nhận rộng rãi
 Token dc niêm yết và giao dịch tự do trên các sàn giao dịch
 Token dc khuyến khích use để thanh toán, phương tiện thực hiện các hoạt động tạo ra
gtri và lợi ích thực sự
 Token dc khuyến khích nắm giữ
 Token có tiện ích trong hệ sinh thái là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh tế
học vì Tiện ích là yếu tố xác định giá trị của token và thúc đẩy nhu cầu đối với token.
Nếu token không có tiện ích, thì không có lý do gì để mọi người sử dụng hoặc nắm
giữ nó.
- Ví dụ minh họa:
 Bitcoin là một loại tiền điện tử có tiện ích là phương tiện thanh toán. Người dùng có
thể sử dụng Bitcoin để mua hàng hóa và dịch vụ trên khắp thế giới.
 Ethereum là một nền tảng blockchain có tiện ích là cho phép xây dựng các ứng dụng
phi tập trung (dApp). Các nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng Ethereum để tạo ra
các ứng dụng mới và sáng tạo.
- Các yếu tố khác trong mô hình kinh tế học cũng quan trọng, nhưng chúng chỉ có thể
phát huy tác dụng nếu token có tiện ích. Ví dụ:

40
 Số lượng token được kiểm soát tốt sẽ giúp ổn định giá trị của token. Tuy nhiên, nếu
token không có tiện ích, thì việc kiểm soát nguồn cung cấp sẽ không có tác dụng gì.
 Token được hỗ trợ bởi một tài sản hoặc giá trị sẽ cung cấp cho token một mức độ ổn
định nhất định. Tuy nhiên, nếu tài sản hoặc giá trị hỗ trợ token không có giá trị thực
tế, thì token vẫn có thể mất giá.
- => Vì vậy, khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token, các nhà phát triển nên tập
trung vào việc tạo ra tiện ích cho token. Nếu token có tiện ích, thì các yếu tố khác sẽ có thể
phát huy tác dụng và giúp token thành công.
-
-

- 40. Trình bày về Dòng vận động của token (token workflow), tốc độ giao dịch
(velocity) và kiểm soát lượng token lưu thông trong mô hình kinh tế học. Vẽ và
cho ví dụ minh họa dòng vận động của 2 loại token mà bạn biết
- Dòng vận động của token (token workflow) là quá trình diễn ra trong hệ sinh thái
blockchain liên quan đến sự chuyển giao và quản lý token. Nó mô tả cách mà token
được tạo ra, phân phối, sử dụng và xử lý trong một dự án blockchain. Dòng vận động
token bao gồm các bước chính sau đây:
 Bước 1: Xác định dc các bên tham gia của mạng lưới
 Bước 2: Hiểu được và có cái nhìn tổng quan về các tương tác giữa các bên tham gia
trong mạng lưới
 Bước 3: Chỉ ra dc dòng vận động của token giữa các bên tham gia
-
- Tốc độ giao dịch (velocity): là số lần một đơn vị tiền tệ được trao đổi trong một
khoảng thời gian nhất định. Tốc độ giao dịch được tính bằng cách chia tổng giá trị
hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong một khoảng thời gian nhất định cho tổng
lượng tiền tệ đang lưu hành trong nền kinh tế. Khi tốc độ giao dịch tăng lên, cùng với
một lượng tiền tệ nhất định, thì tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được mua bán sẽ tăng
lên. Ngược lại, khi tốc độ giao dịch giảm xuống, thì tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
được mua bán sẽ giảm xuống.
- Kiểm soát lượng token lưu thông là một cách để các chính phủ và tổ chức tài chính
kiểm soát cung tiền tệ. Bằng cách giảm hoặc tăng lượng token lưu thông, các nhà
hoạch định chính sách có thể tác động đến tốc độ lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
- Ví dụ minh họa dòng vận động của hai loại token
 Bitcoin là một loại tiền điện tử được phát hành dựa trên công nghệ blockchain.
Bitcoin có nguồn cung tối đa là 21 triệu BTC, và tốc độ phát hành Bitcoin mới được
điều chỉnh theo một lịch trình cố định. Điều này có nghĩa là lượng Bitcoin lưu thông
trong nền kinh tế sẽ tăng lên theo thời gian, nhưng với tốc độ tăng trưởng ổn
định.Dòng vận động của Bitcoin trong nền kinh tế có thể được minh họa như sau:
- Người dùng A bán hàng hóa cho người dùng B bằng Bitcoin.
- Người dùng B gửi Bitcoin cho người dùng C để mua dịch vụ.
- Người dùng C gửi Bitcoin cho người dùng D để thanh toán cho nhà cung cấp.
- ...

41
- Trong ví dụ trên, Bitcoin được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các cá
nhân và doanh nghiệp. Lượng Bitcoin lưu thông trong nền kinh tế sẽ tăng lên khi có thêm các
giao dịch được thực hiện.
 Ethereum là một loại tiền điện tử khác cũng được phát hành dựa trên công nghệ
blockchain. Ethereum có nguồn cung tối đa là 18 triệu ETH, nhưng lượng ETH lưu
thông trong nền kinh tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Dòng vận
động của Ethereum trong nền kinh tế có thể được minh họa như sau:
- Người dùng A sử dụng Ethereum để mua token NFT của một nghệ sĩ.
- Người dùng B sử dụng Ethereum để đặt cược cho một dự án DeFi.
- Người dùng C sử dụng Ethereum để gửi tiền cho người thân ở nước ngoài.
- ...
- Trong ví dụ trên, Ethereum được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm mua
bán tài sản kỹ thuật số, đầu tư tài chính phi tập trung và chuyển tiền quốc tế. Lượng Ethereum
lưu thông trong nền kinh tế sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
-
- => Tóm lại, tốc độ giao dịch và kiểm soát lượng token lưu thông là hai yếu tố quan
trọng có tác động đến nền kinh tế. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các chính sách của
mình để tác động đến hai yếu tố này, từ đó điều tiết nền kinh tế theo hướng mong muốn.

42

You might also like