You are on page 1of 5

Ý nghĩa, Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam

Ý nghĩa

Ngày 20/11 hàng năm là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân của mình đến với các thầy cô
giáo.

Mỗi một nghề nghiệp trong xã hội hầu như đều có một ngày được coi là ngày truyền thống ngành.
Trong đó, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt vừa có tính chất quốc tế, vừa
có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành giáo dục nhưng cũng là
ngày hội của toàn dân.

Lịch sử

Lịch sử hình thành Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris
đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale
Syndicale des Enseignants – FISE). Ngày Nhà giáo Việt Nam có lịch sử hình thành và ý nghĩa vô
cùng sâu sắc (Ảnh minh họa) Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên
hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Công
đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã
quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày
“Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền
thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà
giáo Việt Nam". Như vậy ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng
thể đầu tiên của cả nước ta. Ý nghĩa sâu sắc Trên bước đường trưởng thành của mỗi người, chắc
hẳn ai cũng mang trong mình một tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thầy cô giáo, đặc
biệt là những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ và dìu dắt chúng ta thành người. Trong lòng mỗi
người học trò đều biết ơn những người thầy đã dìu đắt mình (Ảnh minh họa) Vì vậy, cứ mỗi khi gần
đến dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trong tim mỗi người lại xuyến xao nhớ lại về người thầy
trong tâm khảm của mình. Trong những ngày này, tại các cơ sở giáo dục trên cả nước đều tổ chức
các chương trình nhằm tôn vinh những nhà giáo, những người thầy, cô. Đông đảo học trò thể hiện
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô của mình bằng những lời ca, tiếng hát và vô vàn lời chúc tốt đẹp.
Đây cũng là một dịp để những người đã trải qua thời học sinh có dịp quay trở lại thăm trường xưa,
thăm những thầy cô giáo cũ và ôn lại những kỷ niệm đẹp một thời đã qua. Bởi vậy mà không tự
nhiên lại có câu nói: “Nghề giáo là những nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”…
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là
Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des
Enseignants – FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo
dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống
nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề
dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp
của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày
“Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt
Nam năm 1958.

Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào
dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc
biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên
kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số
167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.

Ý nghĩa sâu sắc của ngày 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ
chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.

Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích
tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày
này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng
thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng
giáo dục.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của
giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân
tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi
ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và
tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước
Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các
Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ
chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là
đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những
quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt
Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc
xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những
thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên
thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm
trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức
FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời
gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một
thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong
đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến
chương các nhà giáo.
    Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan
quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20-11-1958, Ngày quốc
tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày
20-11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20-11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ, tình
cảm của mọi người, trở thành hành động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn
hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.
    Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí
hoàn toàn với đường lối cách mạng cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước.
Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục
của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các
em học sinh đã hưởng ứng ngày 20-11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn
thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính
quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao
đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20-11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền
thống Nhà giáo Việt Nam.

    Quyết định số 167-HĐBT ngày 28-9-1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20-11 từ nay làm
Ngày Nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 đã qua, hoàn toàn phù hợp
với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan
điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới
xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên
khuyến khích các nhà giáo, ngày 30-5 1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã kí lệnh công bố pháp
lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực
khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật ... (trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học) và
Pháp lệnh quy định vinh dự nhà nước “ Nhà giáo Nhân dân” , Nhà giáo ưu tú để tặng các cô nuôi
dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghể, cán
bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ... có thành tích xuất sắc

You might also like