You are on page 1of 5

KIỂM TRA GIỮA KÌ- ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ- NĂM HỌC 2022-2023

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)


Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam este C 4H8O2 rồi dẫn từ từ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khối lượng
kết tủa tạo thu được là:
A. 60 gam. B. 30 gam. C. 90 gam. D. 15 gam.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và
8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C4H9N. D. C3H7N.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 20,60. B. 20,85. C. 25,80. D. 22,45.
Câu 4: Cho các chất: anilin, saccarozơ, glyxin, axit glutamic. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 5: Khi xà phòng hóa triolein bằng NaOH ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol. B. C17H33COONa và glixerol
C. C15H31COONa và glixerol. D. C15H31COONa và etanol.
Câu 6: Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch glucozơ và fructozơ là
A. NaHCO3. B. nước brom. C. quỳ tím. D. AgNO3/NH3.
Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Đốt cháy este no, hở luôn thu được nC O =n H O . B. Este etyl propionat có mùi thơm của hoa nhài.
2 2

C. Chất béo không thuộc hợp chất este. D. Este bị thủy phân trong môi trường axit hoặc
bazơ.
Câu 8: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của este?
A. dễ bay hơi. B. có mùi thơm. C. tan tốt trong nước. D. nhẹ hơn nước.
Câu 9: Glucozơ (C6H12O6) phản ứng được với chất nào tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm?
A. Cu(OH)2 B. AgNO3/NH3 (to). C. O2 (to). D. H2 (to, Ni).
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 16,12 gam tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 cân vừa đủ V ml dung dịch KOH
0,5M. Tính V?
A. 120. B. 80. C. 240. D. 160
Câu 11: Thủy phân chất hữu cơ X trong môi trường axit vô cơ thu được hai chất hữu cơ, hai chất này đều có
khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của cấu tạo của X là:
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH=CH2. C. HCOOC2H5. D. CH2=CH-COOH
Câu 12: Thủy phân este X có công thức phân tử C 4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu
cơ Y và Z, trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là
A. Etyl axetat. B. Metyl axetat C. Metyl propionat D. Propyl fomat
Câu 13: Có một số nhận xét về cacbonhiđrat như sau:
(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.
(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 14: Công thức phân tử nào sau đây là của este no, đơn chức, mạch hở?
1
A. C4H10O2. B. C4H8O2. C. C4H6O4. D. C4H6O2
Câu 15: Chất nào sau đây có trong thành phần chính là trieste của axit béo với glixerol?
A. Sợi bông, đay. B. Tơ tằm. C. Bột gạo. D. Mỡ bò.
Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. fructozo. B. xenlulozo. C. glucozơ. D. saccarozo.
Câu 17: Metyl axetat có công thức phân tử là
A. C2H4O2 B. C3H6O C. C3H6O2 D. C3H4O2
Câu 18: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái lỏng?
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. C12H22O11. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 19: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala,
Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Val-Phe. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Val-Phe-Gly-Ala. D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 20: CTCT của glyxin là:
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH2OHCHOHCH2OH
Câu 21: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 22: Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào?
A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 23: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 24: Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?
A. Valin. B. Lysin. C. Alanin D. Glucozơ
Câu 25: Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 26: Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH đun nóng. Khối lượng muối HCOONa thu
được là
A. 4,1 gam. B. 6,8 gam C. 3,4 gam. D. 8,2 gam.
Câu 27: Hỗn hợp M gồm glucozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O 2, thu được
H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 8,96. C. 5,60. D. 4,48.
Câu 28: Hai chất nào sau đây đều có phản ứng cộng H2?
A. Tripanmitin và metyl acrylat B. Tristearin và triolein
C. Triolein và etyl axetat. D. Triolein và vinyl axetat.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm). Làm bay hơi 7,4 gam một este X thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 gam khí oxi
ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi thực hiện phản ứng xà phòng hoá 7,4 gam X với dung dịch NaOH (phản
ứng hoàn toàn) thu được sản phẩm có 6,8 gam muối. Tìm công thức của X.

Câu 30 (1 điểm). Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Tìm công thức phân tử của hai
amin.
2
3
Câu 31 (0,5 điểm). E là este của glyxin với 1 ancol no, đơn chức mạch hở. Phần trăm khối lượng oxi trong E là
27,35%. Cho 16,38 gam E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung
dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

Câu 32 (0,5 điểm). Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH (vừa
đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y gồm C17HxCOONa, C15H31COONa và C17HyCOONa với tỉ lệ mol
tương ứng là 3:4:5. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 5,89 mol O 2, thu được Na2CO3, H2O và 177,76 gam CO2.
Tính giá trị của m.

Câu 1: (trích đề gia hội)


Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl axetat và metyl fomat. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml
dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít khí O 2 (đktc), sau đó cho toàn
bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 68,2 gam. Tính giá trị của
V?

4
Câu 2: (trích đề gia hội)
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O 2, thu được 3,42 gam CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt
khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam xà phòng. Tính giá trị của b.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở, đều là đồng phân của C 4H6O4 (có số mol bằng nhau và đều
có nhóm chức este trong phân tử). Cho 23,6 gam X vào 500ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch Y (có chứa 3 muối có số nguyên tử cacbon khác nhau) và một ancol Z duy nhất. Cô cạn hoàn toàn Y
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,6. B. 35,4. C. 34,0. D. 36,8.

Câu 4: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m
gam E cần vừa đủ 20,16 lít khí O 2 (đktc), thu được 35,20 gam CO 2 và 7,20 gam H2O. Đun nóng m gam E với
dung dịch NaOH dư thì có tối đa 7,0 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 16,55 gam hỗn hợp ba
muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 9,60 gam. B. 6,80 gam. C. 7,85 gam. D. 9,75 gam.

You might also like