You are on page 1of 5

Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường

sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và
thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực
dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An. Người
xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt
Nam thời phong kiến. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ
Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người
mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói
những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử
đồng bào.

Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích
khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng
yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các
bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp
qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của
người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào
yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất
Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của
mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân.

Hành trang "Đôi bàn tay", Bác đã lao động bằng tất cả sức lực. Nguyễn Tất Thành
sang phương Tây với tư cách người lao động, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động đủ màu da để tìm thấy chủ nghĩa Cộng sản, tìm thấy
con đường cách mạng đúng đắn. Trong hành trình ấy, với lòng quả cảm, nhiệt huyết tuổi
trẻ và một định hướng rõ ràng, dù không vốn liếng, chưa có người đồng hành nhưng Bác
không quản ngại gian khổ, chấp nhận làm mọi nghề lao động chân tay cực nhọc để sống, để
đi và hoạt động cách mạng. Đó là một cuộc hành trình dài đầy phong ba, bão táp của Người
trên bước đường cứu nước. Một chuyến đi huyền thoại suốt ba mươi năm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Ngày ra đi, Nguyễn Tất Thành làm việc trên tàu, phục vụ hàng trăm bàn ăn cho
các sỹ quan, thương gia giàu có với những tháng ngày dập dềnh trên biển, luôn rình rập
hiểm nguy.

Số tiền lương ít ỏi, anh Nguyễn phải thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi thứ từ lau
chùi, quét dọn, phụ bếp. Công việc nặng nhọc, tất bật từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối.

- Văn Ba, lấy than

- Văn Ba, quạt bếp

- Văn Ba, mang rau...

Công việc thường xuyên đi giữa căn bếp nóng nực và phòng kho lạnh buốt. Có công
việc gần như ngoài sức tưởng tượng là phải rửa sạch những chiếc nồi đồng to, nặng không
thể nhấc nổi. Có lúc phải khuân vác đồ nặng trên tàu chòng chành. Suốt ngày anh Ba đẫm
mồ hôi, hơi nước và bụi than. Nhưng người thanh niên gầy gò, mảnh khảnh, dáng vẻ "thư
sinh" ấy luôn hoàn thành công việc. Mệt lả sau một ngày dài, Nguyễn Tất Thành còn thức
khuya hơn nữa để đọc sách, viết lách, học ngoại ngữ. Dường như anh không có thời gian
nghỉ ngơi. Vất vả là vậy nhưng đối với Bác đó là những thử thách để phấn đấu trong hành
trình cứu nước.

Cào tuyết rất khó vì tuyết trơn. Xong tám tiếng, anh Nguyễn mệt lử và đói bụng. Sau
này, Bác nhớ lại:" Hồi ấy Bác làm bồi tàu, làm người quét tuyết ở Anh rồi đi làm phụ bếp.
Làm việc từ sáng đến tối. Đêm đến mới hết việc, mới được đọc sách, đọc báo. Cứ mỗi buổi
sáng đi cọ sàn tàu, cọ thùng, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau. Hết ngày người mồ hôi
đầm đìa". Bác làm việc đốt lò. Năm giờ sáng đã phải chui xuống hầm nhóm lửa, đốt than.
Công việc này cũng thật đáng sợ vì luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Trong hầm vô
cùng nóng, ngoài trời lại giá rét, không đủ quần áo ấm nên Bác bị cảm lạnh mấy tuần. Tiền
dành dụm trả tiền phòng, tiền bánh mì và học tiếng Anh. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất diễn ra ác liệt. Tình hình Đông Dương đang có những biến động. Nguyễn Tất Thành
trở lại Pháp hoạt động trong phong trào Việt kiều và công nhân Pháp. Nước Pháp bị ngạt
thở vì khói lửa chiến tranh và cũng cực kỳ nguy hiểm. Việc làm không ổn định, giá sinh
hoạt đắt đỏ, cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn. Để chống lại những đêm
mùa đông giá rét, Bác dùng hơi ấm từ viên gạch để cạnh bếp lò của người chủ nhà bọc vào
tờ báo cũ đặt dưới gầm giường cho đỡ lạnh

Với số ít tiền kiếm được, Nguyễn Tất Thành sống rất nghèo khổ để dành tiền thuê in
bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc xây, tới đại biểu các nước đồng
minh, tới Việt kiều, người Việt đi lính ở Pháp và gửi về Đông Dương. Lần đầu tiên trong
lịch sử, có một người Việt Nam dám vạch trần tội ác của thực dân Pháp ngay tại Pari, tả lại
nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố thậm tệ. Vì thế,
bọn thực dân Pháp thù ghét, theo dõi Nguyễn Ái Quốc không rời một bước. Như vậy,
không chỉ khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà khi Bác đến đất nước của kẻ thù nghĩa là
phải sống trong vòng vây của kẻ thù. Nguyễn Ái Quốc luôn bị kẻ thù giám sát, tìm mọi thủ
đoạn hãm hại.

Vừa lao động vất vả kiếm sống, vừa học thêm, tìm hiểu nghiên cứu tình hình các
nước, vừa hoạt động chính trị tích cực trong sự theo dõi, lùng sục gắt gao nhưng Bác
không bao giờ chùn bước. Bởi Người luôn nặng lòng thương Tổ quốc mình, nhân dân mình
đang bị giày xéo, áp bức. Ý nghĩa đấu tranh giải phóng dân tộc luôn luôn khắc sâu trong
tâm khảm người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Không chấp nhận cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân bị đoạ đầy đau khổ, Người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Sự
nghiệp tìm đường cứu nước của Người không chỉ có ý nghĩa đối với cách mạnh Việt Nam
hiện nay mà còn là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ mai sau. Bản thân tôi hiện nay học
được những gì từ sự nghiệp tìm đường cứu nước của Bác.

Trước hết, về hành động quả quyết ra đi tìm đường cứu nước, cho thấy Bác là con
người của hành động. Chất thanh niên thể hiện trong sự can đảm đến mức táo bạo khi Bác
xuất dương chỉ với hai bàn tay trắng và tự tin nói với bạn: “Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm
việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Khởi đầu sự nghiệp cứu nước bằng
vị trí của một người vô sản, rèn luyện và trưởng thành qua lao động, Bác thâm nhập thật sự
tinh thần của học thuyết Mác - Lênin. Noi gương Bác, bản thân tôi thời nay, không hẳn
phải trải nghiệm tất cả những gì Bác đi qua, nhưng cũng cần chú ý trau dồi và chủ động tìm
kiếm những cơ hội để được rèn luyện mình trong thực tiễn, mạnh dạn nêu ý tưởng và thực
hiện ý tưởng bằng tất cả tâm huyết và niềm tin, tiên phong với tinh thần “đâu cần bản thân
tôi có, đâu khó có bản thân tôi”. Ngày nay, những phong trào tình nguyện, những công tác
xã hội thật sự rất có ích đối với việc giáo dục bản thân tôi chính là vì lẽ đó.

Thứ hai, bài học thiết thực nhất cho bản thân tôi là thái độ sống và lao động của Bác.
Thừa hưởng một vốn học thức phong phú từ quê nhà, lối sống nhân ái, nghĩa tình khiến cho
Bác luôn giản dị, chân thành đối với mọi người. Khi làm việc trên tàu, dù cả ngày làm việc
mệt nhọc, Bác vẫn dành thời gian dạy các bạn thuỷ thủ chưa biết chữ, giúp họ viết thư về
gia đình. Sau này khi làm ở toà soạn báo, Bác cũng dành lấy nhiều công việc để các đồng
chí có thời gian chăm lo gia đình vì chỉ mình Bác là người duy nhất sống độc thân. Cuộc
sống kham khổ đã hình thành ở Bác một phong cách sống, sinh hoạt giản dị và tiết kiệm.
Dù sống ở bất cứ nơi đâu Bác cũng giữ nếp thanh cao, trong sạch, sống bằng sức lao động
của chính mình. Khi tiếp xúc với bản thân tôi kiều bào du học, Bác khuyên họ nên học lấy
nghề để nuôi thân, xem việc nhờ dựa gia đình hoặc chính phủ là đánh mất danh dự người
bản thân tôi.

Điều khiến mọi người cảm phục Bác nhiều nhất là sự cần cù, hăng say trong lao
động. Từ khi đặt chân lên tàu, Bác đã phải làm đủ mọi công việc nặng nhọc của nghề phụ
bếp: quét dọn, chuẩn bị thực phẩm, cọ rửa nồi, đốt lửa, don dẹp… thời gian làm việc của
bác từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối không kể những lúc bị gọi bất ngờ giữa khuya. Khi rời tàu,
Bác làm nghề đốt lò, xúc than, quét tuyết. Ở Pháp, Bác làm thợ rửa ảnh, chụp ảnh, viết báo,
hoạ sĩ… Làm việc vất vả như thế nhưng chưa bao giờ Bác phai nhạt mục đích theo đuổi
của mình. Sức chịu đựng bền bỉ, ý chí sắc đá của Bác thật đáng cho bản thân tôi học tập.
Bác không hề kén chọn nghề nghiệp dù đó là lao động chân tay hay lao động trí óc. Chỉ cần
đó là nghề lương thiện không những chỉ giúp Bác sống mà còn để thực hiện lý tưởng của
mình. Có lẽ, nhờ quảng đời lao động khổ cực mà Bác rất trân trọng và thương mến nhân
dân lao động ở mọi ngành nghề. Bản thân tôi ngày nay cần học theo Bác để có quan niệm
đúng đắn về nghề nghiệp. Họ phải thấy rằng nghề nào cũng cao quý và chỉ có làm không
tốt công việc của mình thì mới đáng bị chê trách mà thôi.

Thứ ba, bản thân tôi ngày nay nên học ở Bác tinh thần học và học lại. Việc học tập
đối với Bác rất quan trọng. Bác xác định kiến thức rất cần thiết đối với người hoạt động
cách mạng. Với một cuộc sống kham khổ và lao động vất vả, Bác không hề có thời gian
nhiều dành cho việc học. Tuy nhiên, luôn nhớ lời cha dạy: “muốn làm được việc, người ta
phải có chí”, Bác quyết tâm dù bận đến đâu cũng phải dành thời giờ để học. Sau giờ làm
việc Bác cố gắng học ngoại ngữ, đi đến các viện bảo tàng, thư viện. Bác đọc báo thường
xuyên và thấy đây là một vũ khí rất lợi hại cho cuộc đấu tranh của mình. Việc đọc báo
khiến Bác nắm bắt được tình hình trong nước và ngoài nước, nâng cao khả năng lý luận
chính trị. Để có thể viết báo, Bác cố gắng học tiếng Pháp, khởi đầu chỉ viết vài dòng rồi
nhờ bạn bè sửa lỗi cho. Từ từ, bài viết dài hơn, thành hẳn một cột báo. Lối viết của Bác
ngày càng cô đọng, sắc sảo, là ngọn bút tuyên truyền mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo mọi
người. Bác còn thường xuyên tham gia các hội, câu lạc bộ, các đảng phái chính trị. Qua đó,
Bác học tập được cách tổ chức cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương mình. Với khát vọng
khôn nguôi tìm ra con đường giải phóng đất nước, Bác nghiên cứu Lịch sử, Văn hoá, Triết
học, tham khảo những tư tưởng giải phóng, bình đẳng, tự do của những người đi trước.
Chính qua quá trình học tập và hoạt động thực tiễn bác đã tìm thấy điều mình ao ước, đó là
chủ nghĩa Mác - Lênin.

Theo gương Bác, đối với bản thân tôi, việc học và học lại càng cần thiết vô cùng.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thành tựu văn hoá, kinh tế,
khoa học kỹ thuật… bên cạnh thuận lợi cũng có rất nhiều thách thức, chính vì vậy, bước
vào nền kinh tế tri thức, đòi hỏi bản thân tôi phải năng động hơn, tích cực hơn để tiếp nhận
thông tin, tiếp thu các thành tựu của nhân loại, phải học tập rất nhiều để có thể hội nhập và
bắt kịp với trình độ chung của thế giới.

Cuộc đời của Bác là tấm gương soi chung của nhiều thế hệ. Bác từng là một bản
thân tôi sống hết mình vì lý tưởng, một thầy giáo hết lòng với học sinh, một công nhân lao
động chân chính, một chiến sĩ Cộng sản kiên cường và là một vị lãnh tụ vô vàn kính yêu.
Tuổi 20 của Bác thật sự đã không sống hoài, sống phí; sống có lý tưởng, hoài bảo và thực
hiện được ước mơ của mình. Tuổi trẻ hôm nay cần trang bị cho mình kiến thức, bản lĩnh để
có thể tiếp nối trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc; xứng đáng với sự hy sinh của bao
thế hệ cha anh và sự cống hiến suốt đời của Bác Hồ kính yêu.

You might also like