You are on page 1of 11

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN

CÁCH

Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể
của các mối quan hệ con người của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến
nhân cách của họ. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ
giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết
giao đến mối quan hệ xã hội, cộng tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử
của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống của con
người.

Không thể nhìn bề ngoài để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là phẩm chất bên
trong, vô hình, nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của con
người. Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp
tác của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại,
người thiếu nhân cách là người thiếu những kĩ năng sống thiết yếu, dễ gặp thất bại.

Có thể nói, nhân cách đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời của một con
người.

I. Khái niệm sự hình thành và phát triển nhân cách


1. Nhân cách là gì?

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, quy định hành
vi xã hội và giá trị xã hội của nhân cách đó.

2. Phát triển nhân cách là gì?

Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã hội của
cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục.

Giai đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi
trưởng thành của chủ thể nhân cách.

Từ sự xác định trên, chúng ta có thể đưa ra 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
phát triển và hình thành nhân cách, đó là: yếu tố sinh thể, yếu tố môi trường (gồm
hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội), yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố
giao tiếp.

II. Các yêu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Theo quan điểm tâm lý học mácxit, nhân cách không phải con người mới được sinh ra đã
có cũng không phải được bộc lộ từ các bản năng nguyên thủy mà nhân cách được hình
thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người.

1. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
1.1 Yếu tố sinh thể (yếu tố di truyền)
- Những thuộc tính sinh học có ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính
bẩm sinh, các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò làm tiền đề tự nhiên, là cơ sở
vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách
- Các yếu tố sinh thể bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu sinh lí,
đặc điểm cơ thể, đặc điểm hệ thần kinh và các tư chất. Những yếu tố này sinh ra đã
có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh).
- Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự
truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức
mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới sạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi
lại trong hệ thống gen di truyền.

VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Nhân tố di truyền giữ vai trò tiền đề vật chất đối với quá trình hình thành và phát triển
nhân cách con người vì:

– Di truyền là sự tái tạo lại ở con người những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự
truyền lại từ cha mẹ cho con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhất định đã được
ghi lại trong hệ thống gen. Những thuộc tính, những đặc điểm có thể di truyền là cấu
trúc giải phẫu của cơ thể, những đặc điểm sinh học (như màu da, tóc, vóc dáng…), tư
chất của hệ thần kinh. Những yếu tố này trước hết đảm bảo cho loài người phát triển,
đồng thời giúp con người có thể thích ứng với những biến đổi của điều kiện sinh tồn.

- Bẩm sinh là hiện tượng sinh ra đã có – bẩm sinh có thể là do di truyền và có thể là
không phải do di truyền đem lại.

* Quan điểm Phi Mác xít: Gồm 2 quan điểm trái ngược nhau:

– Quan điểm thứ nhất: Di truyền là yếu tố quyết đinh hoàn toàn sự hình thành và phát
triển nhân cách con người “ Con vua thì lại làm vua” hoặc “trứng rồng lại nở ra rồng”.
Quan điểm là sai vì nó chưa đánh giá đúng vai trò của di truyền, quá đề cao vai trò
của di truyền dẫn đến phủ định vai trò của các yếu tố khác đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách con người. Trên thực tế sự phát triền nhân cách con người không
chỉ do di truyền quyết định mà nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác đó là môi
trường và giáo dục đặc biệt là tính tích cực của cá nhân.
– Quan điểm thứ 2: Phủ nhận hoàn toàn vai trò của di truyền, cho rằng di truyền hoàn
toàn không có vai trò gì đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác:

Chủ nghĩa Mác không phủ nhận cũng không quá đề cao vai trò của di truyền mà nhận
định: Di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất cần thiết đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách Di truyền là khả năng tiềm tàng mà từ đó tư chất của con người được
phát triển thêm lên thông qua các mối quan hệ xã hội, qua sự giao lưu giữa người với
người:

– Di truyền tạo ra những sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả
năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định (tạo tiền đề
vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người)

– Di truyền, đặc biệt là vấn đề di truyền những tư chất (nhất là những tư chất về năng
lực hoặc phẩm chất về một lĩnh vực hoạt động nhất định ở trẻ em) có tầm quan trọng
đặc biệt đối với công tác giáo dục.

– Di truyền không thể quyết định giới hạn tiến bộ xã hội của con người mà nó chỉ tạo
khả năng cho con người hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định.

– Di truyền không quyết định những giới hạn tiến bộ của con ngườì. Những đặc điếm
sinh học mặc dù có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tài năng, xúc cảm, trí tuệ,
thể chất,… của con người nhưng nó chỉ tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của
con người với những lĩnh vực lao động hết sức rộng rãi, nó không định hướng cụ thể
vào một lĩnh vực nào đó.

Ví dụ: Một người có tư chất toán học (yếu tố di truyền) nên định hướng cho con
người đó có khả năng hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, người đó có trở
thành nhà toán học hay giáo viên toán hoặc kỹ sư, kiến trúc sư, bác sỹ, nhà quản lý,
….lại phụ thuộc vào sự tích cực, sự cố cố gắng của bản thân, sự giáo dục của môi
trường, giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

– Di truyền không quyết định nội dung của sự phát triển tâm lý mà nó chỉ ảnh hưởng:
tạo điều kiện thuận lợi hay trở ngại cho sự phát triển tâm lý với tốc độ nhanh hay
chậm (VD: trẻ khuyết tật về thị giác hay thính giác tiếp thu kinh nghiệm XH – LS khó
khăn và chậm hơn song điều đó không quyết định ND tâm lý nhân cách.

Trên thực tế có nhiều gia đình liên tục xuất hiện những người có tài qua nhiều thế hệ-
chỉ có thể giải thích là cá nhân đó được thừa hưởng những tư chất nhất định, được
sống và học tập trong môi trường thuận lợi, được tham gia sớm vào hoạt động đó…
* Như vậy, trong giáo dục và quản lý giáo dục cần nhận thức và đánh giá đúng về vai
trò của di truyền đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người,
không được tuyệt đối hoá vai trò của di truyền hay phủ nhận vai trò của di truyền.
Mọi hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường phải dựa trên đặc điểm tâm lý của
từng lứa tuổi để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo
dục cho phù hợp.

1.2Yếu tố môi trường (hoàn cảnh sống)


- Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng
đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng
không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các
điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống
và phát triển của con người.
- Có thể phân biệt môi trường sống thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các điều kiện tự nhiên – hệ sinh thái phục vụ cho
hoạt động sinh sống của con người như hoàn cảnh địa lí, nước, không khí, đất đai,
động vật, thực vật, khí hậu, thời tiết,...
- Môi trường xã hội: bao gồm hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội lịch sử, văn
hóa giáo dục,... Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện
trong một môi trường nhất định. Trong đó giáo dục là môi trường tác động mạnh
mẽ nhất đến mỗi cá nhân. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ,
phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp con
người chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của
mình.
- – Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá
nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào
mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

- Môi trường là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Con người dù
khi sinh ra bình thường, có các tư chất người nhưng nếu không sống trong xã hội
loài người thì sẽ không trở thành con người thực thụ, Các trường hợp trẻ em bị lạc,
được thú rừng nuôi dưỡng đã chứng minh điều này
- Tác động tới con người với tư cách là chủ thể phản ánh, sự tác động này để lại các
dấu vết trên vỏ naoc, đặc biệt là các giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội sẽ tác động
đến con người thông qua các hoạt động khác nhau để lưu giữ, cũng cố và có thể
trở thành các thuộc tính tâm lý cá nhân
- Môi trường đặc biệt là môi trường xã hội đề ra các chuẩn mực, các quy tắc, các
yêu cầu cho cá nhân. Các cá nhân phải biết tiếp nhận và hình thành những phẩm
chất, năng lực theo yêu cầu của môi trường để thích ứng với nó.
- Sự tác động của môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
là vô cùng mạnh mẽ, phức tạp và tùy theo mỗi chủ thể, mỗi giai đoạn. Nhưng
không phải con người hoàn toàn tiếp nhận tất cả các hoạt của môi trường một cách
cơ học, máy móc. Thông thường, sự tác động của môi trường đến cá nhân mạnh
mẽ nhất khi chưa có ý thức hoặc ý thức chưa phát triển hoàn toàn, vì thế mà gần
mực thì đen gần đèn thì sáng. Khi cá nhân ý thức được về các giá trị thì sự tiếp thu
này sẽ có chọn lọc, khi ý thức đã phát triển, có khả năng phân tích và lựa chọn,
nên con người sẽ tiếp thu chọn lọc các tác động của môi trường còn tùy thuộc vào
quan điểm, niềm tin, nhu cầu, thuộc tính của cá nhân. Vì thế có trường hợp gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
- Môi trường tác động đến con người nhưng con người cũng có thể tác động trở lại
và cải tạo môi trường. Mác nói: hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực
con người sáng tạo ra hoàn cảnh. Vì vậy con người bằng tính tích cực của mình
cần phải cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu và lợi ích của mình. Những gì tốt đẹp thì
giữ lại, những gì còn chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù hợp, những gì lạc hậu
thì kiên quyết loại bỏ. Cải tạo xấu, tạo dựng cái tốt đẹp hơn cho xã hội chính là tạo
ra môi trường GD tốt cho con người
1.3Yếu tố Giáo dục và tự giáo dục

Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng
chủ yếu bằng con đường tự giác là giáo dục.

Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hinh thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu của xã hội

GIÁO DỤC GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI.

- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì giáo
dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một hình mẫu cụ thể
cho xã hội
- Thông qua giáo dục, thế hệ truyền lại cho thế hệ sau nhũng kinh nghiệm xã hội
lich sử được kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của nhân
loại
- Giáo dục có thể đem lại cho con người những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình
thành nhân cách như các yếu tố thể chất, bẩm sinh di truyền, yếu tố hoàn cảnh
sống, yếu tố xã hội
- Giáo dục có thể bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh di
truyền không bình thường hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên (như người
bị khuyết tật, bị bệnh hoặc do hoàm cảnh không thuận lợi)
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó so với
các chuẩn mực, do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát
triển theo hướng mong muốn của xã hội(giáo dục lại)
- Giáo dục có thể đón trước sự phát triển, nó “hoạch định nhân cách tương lai” để
tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội
- Một nền giáo dục được tổ chức tốt bằng các hình thức hoạt động giao lưu phong
phú và đa dạng với những phương pháp khoa học có thể làm con người đạt tới sự
phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, giáo dục
đóng vai trò chủ đạo chứ không phải là duy nhất, cũng như không phải là quyết
định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Nó chỉ vạch ra
chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh và thúc đẩy quá
trình hình thành và phát triển theo chiều hướng đó. giáo dục không chỉ là sự tác
động một chiều của nhà giáo dục tới học sinh mà còn bao gồm cả những tác động
tích cực, phong phú, đa dạng giữa học sinh với nhau nên trong công tác giáo dục
cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục.
1.4Yếu tố hoạt động

Mọi hoạt động có mục đích tự giác của giáo dục sẽ không có hiệu quả nếu cá nhân
con người không tiếp nhận tác động đó hoặc không trực tiếp tham gia vào hoạt
động để hình thành nhân cách của bản thân mình. Do đó, hoạt động của cá nhân
mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.

– Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là
hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những
thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò
quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

– Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội và biến
nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo
và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà
nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển. HOẠT ĐỘNG LÀ NHÂN TỐ QUYẾT
ĐỊNH TRỰC TIẾP ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.

Bởi vì :
+ Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ
không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng
những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý,
hình thành nhân cách. Hay nói cách khác là không có yếu tố hoạt động thì sự hình thành
và phát triển nhân cách của chủ thể sẽ không được đảm bảo. 
Ví dụ: Khi trẻ được dạy cho cách viết chữ, nếu trẻ không tập viết thường xuyên thì trẻ sẽ
không thể biết viết, hay nói cách khác là nhân tố giáo dục trong trường hợp này không
phát huy tác dụng, 
Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên
trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu
cầu tự nhiên hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân
cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình
thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang
tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ
nhất định.
Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách
được bộc lộ và hình thành. 
Ví dụ như hiện nay, các trường tiểu học trong thành phố Hà Nội đang tổ chức mô hình
học tập mới: Định kì mỗi hai tháng nhà trường lại tổ chức cho các em học sinh đi tham
quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua hoạt động ngoại khóa này, các em
được kích thích hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu, giao tiếp xã hội ….từ đó hình thành nên
lòng ham mê lịch sử và yêu thương gắn bó với đất nước mình.
Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình
vào việc cải tạo thế giới khách quan. 
Ví dụ: Hoạt động trồng cây gây rừng của các bạn thanh niên hiện nay không chỉ giúp cho
môi trường thêm xanh – sạch – đẹp mà còn góp phần cải tạo môi trường đất, giữ đất,
chống lũ quét, sói mòn …
Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý
thức. 
Ví dụ: Động vật khi bị đe dọa, theo bản năng chúng sẽ tự vệ ( như loài nhím sẽ xù lông,
loài mực sẽ phun mực), đó là hành động bản năng không có ý thức. Con người khi gặp
nguy hiểm sẽ có suy nghĩ để lựa chọn cách hành xử tốt nhất, không gây nguy hiểm cho
bản thân cũng như người thân, đó là hành động có mục đích và ý thức. 
Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát
triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực
hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với
người khác. 
Ví dụ: Giữa con người với con người có mối quan hệ tình cảm và để thể hiện tình cảm
của mình họ có thể nắm tay nhau.
1.5Yếu tố giao tiếp

Giao tiếp là một trong những con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.
Qua giao tiếp con người có thể lĩnh hội một cách trực tiếp và nhanh chóng mọt chuẩn
mực đối xử với người khác, với xã hội đương thời mà người đó đang sống và hoạt động

VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN
CÁCH

# GIAO tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì
con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.

- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng
người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.

- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm,
vốn sống, kinh nghiệm...của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp
thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.

- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng. Ví dụ: Khi một con người
sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4
chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động,cách cư xử
giống như tập tính của chó sói.

# Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.

- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu
của bản thân.

- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người

- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một
cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định.
Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa
học... không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa
của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới
thành đạt trong cuộc sống.

- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau.
Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con
người là tiếng nói và ngôn ngữ.

- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng
giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn
những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.

- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng
nhau.

Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi
người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ,chăm sóc và được vui chơi,...

# Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn
hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực.

- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những
kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong
đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một
đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.

- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội
tiến bộ, con người tiến bộ.

– Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì
để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về
tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách
ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực,
phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện
mình là người có văn hóa, đạo đức.

#. Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận
thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem
ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh,
điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn
nhau.

- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.

- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.

- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.

- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn
biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.

- Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và so sánh
mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nổ
lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.

- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp
nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.

- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và
hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật
mà đã nuôi bản thân con người đó. Ví dụ:

• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm những gì
và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn,
tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ
được phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã
hội.
• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự,
không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia
đình họ.

2. Sự hoàn thiện nhân cách

Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội dưới tác động của giáo dục
sẽ đưa tới hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định và đạt tới một trình độ
phát triển nhất định. Trong quá trình sống, nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần
thông qua việc cá nhân tự nhận thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách
của mình ở trình độ cao hơn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống và xã
hội.

You might also like