You are on page 1of 4

Đối với mỗi cá nhân, mỗi nhân viên nói riêng và đối với con người nói chung,

việc
thoả mãn và hài lòng với công việc có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra năng lượng,
gia tăng động lực. Từ đó có thể đạt được những mục tiêu cao hơn, với tinh thần
quyết liệt hướng đến sự thành công của đội nhóm, của công ty. Vậy tạo động lực
cho nhân viên là gì? Làm cách nào để tạo động lực? Lợi ích của việc tao động lực
cho nhân viên ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình hôm nay.

I. Động lực nhân viên là gì?

Động lực được xem là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhân sự khuyến
khích mọi người cống hiến hiệu suất tốt nhất và giúp đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp. Một động lực tích cực mạnh mẽ sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của
nhân viên trong khi động lực tiêu cực sẽ làm giảm hiệu suất của họ.

Động lực của nhân viên là mức độ cam kết, năng lượng và sự đổi mới mà nhân
viên của công ty nắm giữ trong ngày làm việc.

Tạo động lực cho nhân viên là nhiệm vụ của người quản lý nhằm khơi dậy
tinh thần, củng cố tinh thần của nhân viên để giúp họ hoàn thành các mục tiêu đã
đề ra. Bên cạnh đó cũng giúp họ khám phá những tiềm năng bên trong của họ chưa
được khai phá.

II. Vì sao tạo động lực lại quan trọng

Động lực của nhân viên rất quan trọng đối với mọi công ty do những lợi
ích mà nó mang lại cho công ty. Vì:
Mỗi con người mang trong mình một sức mạnh vô hạn. Nhà quản lý cần biết
khai thác sức mạnh trong nhân viên triệt để. Chính sức mạnh đó tạo nên thái độ
làm việc tích cực, hăng say và cho ra kết quả cao trong công việc.
Một cá nhân sẽ phát huy sức mạnh tuyệt đối của mình khi được quản lý huấn
luyện và kèm cặp đúng cách. Lợi ích mang lại là sự thành công trong công việc của
nhân viên, tạo giá trị giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.

Ngoài những lợi ích của việc tạo động lực cho nhân viên mang lại giá trị, lợi ích
trực tiếp và chúng ta có thể thấy được nhưng tạo động lực cho nhân viên còn mang
lại giá trị một cách gián tiếp đó là sự đoàn kết của tập thể, một đội nhóm. Chính sự
đoàn kết này mang lại sự hiểu quả trong công việc có tính chất đội nhóm.

Cụ thể hơn, những lợi ích mà nó mang lại là:


 
+ Thay đổi thái độ tiêu cực sang thái độ tích cực
Nếu không có động lực, các nhân viên chỉ cố gắng thực hiện các hoạt động
tối thiểu trong doanh nghiệp. Nhưng động lực sẽ thúc đẩy họ thực hiện ở mức tối
đa. Tất cả các nguồn lực của công ty sẽ bị lãng phí trừ khi hoặc cho đến khi được
nhân viên sử dụng. Các nhân viên có động lực sử dụng tốt nhất các nguồn lực.

+ Tăng sự gắn kết của nhân viên


Khi nhân viên có động lực làm việc, nhìn chung họ sẽ nỗ lực hết mình trong
các nhiệm vụ được giao.
Động lực tạo ra niềm tin cho nhân viên trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ
trong công ty. Họ luôn chọn cách ở lại và tăng thu nhập hơn là rời khỏi công ty và
tăng thu nhập của họ. Với động lực, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sẽ ít hơn vì những
nhân viên hài lòng không bao giờ rời bỏ công việc.
 
+ Cải thiện sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên là quan trọng đối với mọi công ty vì điều này có
thể dẫn đến sự tăng trưởng tích cực cho công ty.
 
+ Phát triển nhân viên
Động lực có thể tạo điều kiện cho người lao động đạt được mục tiêu cá nhân
của mình và có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bản thân của một cá nhân.
Một khi người lao động đó đạt được một số mục tiêu ban đầu, họ nhận ra mối liên
hệ rõ ràng giữa nỗ lực và kết quả, điều này sẽ thúc đẩy họ tiếp tục làm việc ở mức
cao hơn.
 
+ Cải thiện hiệu quả của nhân viên
Mức độ hiệu quả của một nhân viên không chỉ dựa trên khả năng hoặc trình độ
của họ. Để công ty có được kết quả tốt nhất, nhân viên cần có sự cân bằng tốt giữa
khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao và sự sẵn sàng muốn thực hiện nhiệm vụ.
Sự cân bằng này có thể dẫn đến tăng năng suất và cải thiện hiệu quả.
 
III. Làm thế nào để tăng động lực cho nhân viên?
  
+Cải thiện giao tiếp
Cách dễ nhất để tăng động lực cho nhân viên là giao tiếp tích cực tại nơi làm
việc. Không chỉ dựa vào email mà bằng cách đảm bảo rằng cấp trên nói chuyện
trực tiếp với nhân viên của mình và thậm chí ở mức độ cá nhân, nếu có thể.
 
Dành một ít thời gian mỗi ngày để nói chuyện với nhân viên hoặc nhà quản
lý có thể tham gia với nhân viên trong giờ giải lao thay vì ngồi vào bàn làm việc.
Bằng cách đó, nhà quản lý sẽ thực sự khiến nhân viên cảm thấy như thể bạn là một
phần của nhóm, một nhà lãnh đạo thay vì chỉ là người chủ.
Nhân viên cũng muốn thấy công ty mà họ đang làm việc thành công. Nhiều
người có ý tưởng xuất sắc, từ tiết kiệm tiền đến cải tiến hoạt động. Ban lãnh đạo
phải cố gắng dành chút thời gian để hỏi và lắng nghe các ý kiến đề xuất. Không có
gì đáng giá hơn cảm giác được trân trọng.
 
+ Đánh giá cao sự đóng góp
Các nhà quản lý nên đảm bảo thể hiện sự công nhận cho những nỗ lực và
đóng góp của nhân viên vào mục tiêu và phương hướng chung của công ty. Nhân
viên sẽ tự hào và gắn bó với công việc của họ nếu họ nhận thức được nỗ lực của họ
tạo ra tác động như thế nào đối với tổ chức; bất kể đóng góp của họ là lớn hay nhỏ.
 
Nhà quản lý không nhất thiết phải thưởng quà cho nhân viên mỗi khi họ làm
tốt một nhiệm vụ. Đôi khi, chỉ cần một câu “Cảm ơn” hoặc “Làm tốt lắm” là đủ.
Những lời ý nghĩa này ghi nhận nỗ lực, xây dựng lòng trung thành và khuyến
khích mọi người làm việc chăm chỉ hơn nữa.
 
+ Môi trường làm việc tích cực
Đôi khi, nhân viên thiếu động lực vì họ không có môi trường làm việc tích
cực. Để khắc phục điều này, nhà quản lý có thể gửi khảo sát và lấy ý kiến phản hồi
từ nhân viên để giải quyết các vấn đề mà họ có thể gặp phải.
Nhà quản lý cũng có thể đăng một trích dẫn hoặc hình ảnh tích cực ở xung
quanh văn phòng – nơi mà mọi người đều có thể nhìn thấy. Thực vật cũng giúp tạo
ra một môi trường làm việc thanh bình cho nhân viên của bạn, vậy tại sao bạn
không thêm một vài loại cây xung quanh văn phòng.
 
Một nơi làm việc tích cực là yếu tố cơ bản đưa công ty của bạn lên hàng đầu.
Mặc dù việc khuyến khích động lực của nhân viên tại nơi làm việc có thể mất
nhiều thời gian và khó khăn nhưng để đạt được mức năng suất cao của nhân viên,
bạn cần khuyến khích một môi trường làm việc tích cực.

You might also like