You are on page 1of 10

Vòng Bi

I Khái niệm cấu tạo và đặc tính


Đây là một chi tiết máy quan trọng trong các máy, hay cơ cấu máy. 
Vòng bi có chức năng đỡ trục tâm, trục truyền và các chi tiết quay, đảm bảo chuyển động
quay và đỡ tải trọng tác dụng lên các chi tiết trên
1 Cấu tạo vòng bi cơ bản
+vòng trong : là nơi gá trực tiếp với trục, có cấu tạo có rãnh ở phía ngoài
+vòng ngoài : là nơi gá trục tiếp với lỗ , có cấu tạo rãnh ở trong
+con lăn : Con lăn có thể là bi hoặc đũa, lăn trên rãnh lăn, rãnh có tác dụng làm
giảm bớt ứng suất tiếp xúc của con lăn, hạn chế con lăn tiếp xúc dọc trục. Vật liệu làm
con lăn phụ thuộc vào tải trọng tác động, tuy nhiên thành phần đặc trưng chủ yếu là các
thép carbon chứa một lượng crom, mangan nhất định.
2 Phân loại vòng bi:
-Phân loại theo hình dạng con lăn
- Bi
- Đũa trụ ngắn, đũa trụ dài
- Đũa côn
- Đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng
- Đũa kim
- Đũa xoắn

-Phân loại theo khả năng chịu tải


- Ổ đỡ: Chỉ chịu tải trọng hướng tâm và một phần lực dọc trục (ổ bi đỡ), hoặc chỉ
chịu được tải trọng hướng tâm (ổ đũa trụ ngắn).
- Ổ đỡ chặn: Chịu tốt cả tải trọng hướng tâm và lực dọc trục (ổ bi đỡ chặn, ổ đũa
côn đỡ chặn)
- Ổ chặn đỡ: Chủ yếu chịu tải trọng dọc trục, đồng thời một phần tải trọng hướng
tâm
- Ổ chặn: Chỉ chịu tải trọng dọc trục
-Phân loại theo số dãy con lăn
-một dãy
-2 dãy
-4 dãy
-Phân loại theo khả năng tự lựa
Vòng bi tự lựa cấu tạo có khả năng chịu được độ lệch góc giữa gối đỡ và trục tốt, giảm
ma sát cực thấp so với các loại vòng bi khác, tiêu hóa nhiệt độ nóng hơn ngay cả khi hoạt
động ở vận tốc cao. Loại vòng bi này thích hợp khi có sự dịch chuyển tâm xung quanh
trục, vỏ hộp quay và độ lệch trục có thể xảy ra

II Loại vòng bi
1.    VÒNG BI CẦU MỘT DÃY – BẠC ĐẠN CẦU MỘT DÃY
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy này thường có 4 mã
số bắt đầu từ số 6.
Ví dụ: 6306 ( Sau dãy số chó chữ ZZ là ký hiệu nắp sắt, 2RS hoặc LLU ký hiệu nắp cao
su)
Vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy là loại ổ bi phổ biến nhất. Chúng được sử
dụng rất rộng rãi. Rãnh mặt lăn trên cả hai vòng đệm trong và ngoài đều có cung bán kính
lớn hơn một chút so với bi. Ngoài tải hướng kinh, ổ còn chịu được tải hướng trục trên hai
hướng. Do mô men quay thấp nên chúng rất phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao
và tổn hao năng lượng thấp.
Ngoài các bạc đạn  ổ bi loại mở, những ổ bi này thường có nắp chắn bảo vệ bằng thép
hay bằng cao su trên một hoặc cả hai bên và được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ. Tương tự,
đôi khi vòng định vị cũng được dùng ở ngoài. Vòng cách làm bằng thép dập được sử
dụng phổ biến nhất.
1. VÒNG BI – BẠC ĐẠN  MAGNETO
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 7.
Ví dụ: 7206 ( Sau dãy số vòng bi có Chữ A, B, C sẽ tương đương với các góc tiếp xúc
khác nhau 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ  và 40độ)
Loại này có kết cấu tương tự vòng bi - bạc đạn cầu, song rãnh trong của vòng bi loại này
nông hơn một chút so với vòng bi cầu. Vì vòng bi ngoài chỉ có duy nhất một vai ở một
bên nên có thể tách vòng ngoài ra khỏi vòng bi. Như thế sẽ dễ lắp hơn. Thông thường,
người ta cho hai ổ bi như vậy được ghép thành một cặp để sử dụng.
Vòng bi magneto là loại ổ nhỏ có đường kính lỗ từ 4 đến 20mm và thường được dùng
cho các mehêtô loại nhỏ, con quay hồi chuyển, dụng cụ chính xác,…. Loại này thường sử
dụng vòng cách chịu lực bằng đồng.
Vòng bi cầu đỡ chặn – bạc đạn cầu đỡ chặn
Vòng bi- bạc đạn loại này (còn có tên là vòng bi tiếp xúc góc), có khả năng chịu tải
hướng tâm và hướng trục theo một hướng. Lực được truyền qua vòng bi này theo 4 loại
góc (gọi là góc tiếp xúc): 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ  và 40độ. Góc tiếp xúc càng lớn, trọng tải
hướng trục càng cao. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cố tốc độ cao, người ta vẫn ưa
chuộng các góc tiếp xúc nhỏ hơn. Thường thì, người ta ghép cặp hai vòng bi loại này và
khe hở giữa chúng được điều chỉnh cho thích hợp với các yêu cầu chịu tải cũng như độ
cứng vững của cụm ổ trục.
Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với ổ bi chính
xác cao có góc tiếp xúc nhỏ hơn 30o người ta thường sử dụng vòng cách bằng nhựa
pôlamit.
2.   CỤM VÒNG BI GHÉP CẶP – CỤM BẠC ĐẠN GHÉP CẶP
Kí hiệu quốc tế của loại vòng bi - bạc đạn này thường có 4 chữ số cơ bản,bắt đầu từ số3
hoặc 5
Ví dụ: 5206  (tương đương 3206)
Tổ hợp hai vòng bi hướng tâm được gọi là cụm vòng bi kép, và thường chúng được tạo
thành từ ổ bi tiếp xúc góc hoặc ổ đũa côn. Ngoài ra, ta có thể tạo thêm những tổ hợp khác
như đối mặt, có mặt vòng ngoài tiếp xúc với nhau (loại DF), giáp lưng (loại DB) hay cả
hai mặt trước cùng nhìn về một hướng (loại DT). Ổ bi đôi DF và DB đều có khả năng
chịu tải hướng kính và tải hướng trục theo cả hai hướng. Người ta sử dụng loại DT khi có
một tải hướng kính lớn trên một hướng và nên đặt tải lên mỗi ổ bi bằng nhau.
3.  VÒNG BI TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY
Về cơ bản, vòng bi - bạc đạn tiếp xúc góc hai dãy thực ra là hai vòng bi tiếp xúc góc một
dãy được lắp giáp lưng vì chúng chỉ có một vòng trong và một đệm ngoài, mỗi vòng đều
có hai mặt rãnh lăn. Chúng có thể được tải hướng trục trên cả hai hướng.
4.     VÒNG BI TIẾP XÚC 4 ĐIỂM – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC 4 ĐIỂM
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường bắt đầu bằng cụm chữ QJ.
 Ví dụ: QJ206
Vòng trong và vòng ngoài của loại này có thể tách rời riêng rẻ bởi vì vòng trong được
chia nữa trên mặt phẳng xuyên tâm. Chúng chỉ chịu được tải hướng trục từ hai hường.
Vòng bi có góc truyền lực (góc tiếp xúc) 35o. Người ta thường dùng một vòng bi loại này
để thay thế cho hai vòng bi đỡ chặn ghép giáp mặt hay giáp lưng, để chịu tải trọng dọc
trục của kết cấu.
Vòng cách gia công bằng đồng được sử dụng rất phổ biến.
5.   VÒNG BI CẦU TỰ LỰA – BẠC ĐẠN CẦU TỰ LỰA
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 chữ số chính bắt đầu từ số 1 hoặc 2. Ví
dụ 1209; 2207.
Vòng bi - bạc đạn loại này có hai dãy bi cầu, vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có
một mặt lăn hình cầu với tâm mặt cầu trùng với trục của ổ. Do đó, trục của vòng trong, bi
và vòng cách có thể xoay quanh tâm này mà không gây ra ứng lực phụ tải nào. Điều này
cho phép vòng bi có thể làm việc trong điều kiện có sự lệch trục giữa mặt trụ của vòng
trong và vòng ngoài một góc nhỏ (lỗi gia công, hoặc và lắp ráp. Vì vậy, chúng có tên là
vòng bi tự lựa. Loại ổ bi này thường có thể có lỗ côn dùng để lắp ráp bằng cách sử dụng
ống lót côn.
6.   VÒNG BI ĐŨA - BẠC ĐẠN ĐŨA
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường được bắt đầu bằng các chử N, NU, NJ,
NUP, NF, NNU, tiếp theo là 3 hoặc 4 chữ số.
 Ví dụ: NU206, NJ207, NF306, NNU2215.
Trong ổ loại này, con lăn hình trụ tiếp xúc trên một đường thẳng với mặt lăn. Chúng có
thể chịu được tải trọng hướng kính rất lớn và phù hợp với vận tốc cao.
Có nhiều loại thiết kế khác nhau: NU, NJ, NUP, N và NF dành cho ổ một dãy và NNU,
NN dành cho ổ hai dãy, phụ thuộc vào thiết kế hay gờ cạnh.
Tất cả vòng ngoài và trong đều có thể tách rời riêng biệt.
Một số vòng bi đũa - bạc đạn đũa không có gờ ở vòng trong hoặc vòng ngoài, cho nên
các vòng đó có thể di chuyển tương đối với nhau theo hướng dọc trục. Những vòng bi
này thường được sử dụng vào chức năng ổ tự do. Các vòng bi đũa có vòng trong hoặc
vòng ngoài có hai gờ và vòng còn lại có một gờ, sẽ có khả năng chịu tải hướng trục theo
một hướng. Vòng bi đũa - bạc đạn đũa hai dãy có độ cứng vững hướng tâm rất cao và chủ
yếu được dùng cho các trục chính của máy công cụ chính xác.
Vòng này làm bằng thép dập hay đồng thau gia công liền khối, thường được dùng cho
loại ổ này. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng sử dụng vòng cách đúc bằng polymít.
7.    VÒNG BI KIM – BẠC ĐẠN KIM
Vòng bi kim - bạc đạn kim bao gồm nhiều con lăn hình trụ nhỏ với chiều dài gấp 3 đến
10 lần đường kính của chúng. Do đó, tỉ lệ giữa đường kính ngoài của ổ với đường kính
đường tròn nội tiếp rất nhỉ và chúng chịu được tải trọng hướng kính rất lớn.
Có nhiều loại khác nhau và nhiều loại trong số đó không có vòng trong. Loại hình chén
(drawn-cup) có vòng ngoài bằng thép dập, còn loại liền khối có vòng ngoài gia công bằng
máy. Có cả những thiết kế chỉ có tổ hợp con lăn và vòng cách, mà không có vòng
trong/ngoài. Hầu hết ổ này đều có vòng cách bằng thép dập, nhưng cũng có thiết kế
không có vòng cách.
8.  VÒNG BI CÔN – BẠC ĐẠN CÔN
Ký hiệu quốc tế của vòng bi côn - bạc đạn côn hệ mét thường có 5 chữ số, được bắt đầu
từ số 3.
 Ví dụ: 32005, 32218
Loại vòng bi này sử dụng con lăn côn lăn quanh các mặt dẫn côn trên vòng trong và vòng
ngoài. Những ổ này có khả năng chịu tải trọng hướng kính và hướng trục (trên một
hướng) rất cao. NSK sản xuất nhóm vòng bi côn đặc biệt, có ký hiệu bắt đầu bằng HR, có
các con lăn côn có kích cỡ và số lượng cao hơn, do đó có khả năng chịu được tải trọng
cao hơn các vòng bi tiêu chuẩn.
Chúng thường được lắp thành đôi tương tự như vòng bi cầu đỡ chặn. Trong trường hợp
này, có thể đạt được độ hở trong thích hợp bằng cách điều chỉnh khoảng cách hướng trục
giữa vòng trong, hoặc vòng ngoài của hai ổ bi đối nhau. Do kết cấu của mình, vòng trong
và vòng ngoài của vòng bi côn - bạc đạn côn có thể lắp riêng biệt.
Tuỳ thuộc vào góc tiếp xúc, vòng bi côn được phân chia thành 3 loại: góc thường, góc
vừa và gốc sâu. Ngoài ra còn có ổ đũa côn 4 dãy và 2 dãy. Vòng cách làm bằng thép dập
được sử dụng phổ biến.
Vòng bi côn thông dụng, có thể được sản xuất theo các kích thước tiêu chuẩn hoá thuộc
hệ mét, hoặc hệ inch.
9.    VÒNG BI TANG TRỐNG - BẠC ĐẠN TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của Vòng bi tang trống - bạc đạn tang trống  loại này thường có 5 chữ số
chính, bắt đầu từ số 2.
Ví dụ: 22218, 22326, 23048.
Vòng bi tang trống - bạc đạn tang trống  Những vòng bi loại này có 2 dãy con lăn dạng
tang trống ở giữa vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có một mặt lăn hình cẩu. Vì
tâm của bề mặt cầu trên vòng ngoài trùng với trục của ổ nên chúng có khả năng tự lựa
tương tự như vòng bi cầu tự lựa tự chỉnh.
Vòng bi tang trống được đặc trưng bởi khả năng chịu tải hướng kính rất lớn, đồng thời
còn có thể chịu được tải hướng trục trên cả hai hướng. Cộng thêm khả năng tự lựa tốt,
chúng là sự lựa chọn thường xuyên của các ứng dụng có tải trọng rất cao trong các thiết
bị lớn.
Vòng bi loại này có thể có lỗ côn và có thể được lắp trực tiếp lên trục hình côn hoặc trục
hình trụ sử dụng măng xông (ống lót) côn.
Vòng cách thường được gia công đồng nguyên khối, đúc từ polyamít, hoặc làm từ thép
dập.
10.    VÒNG BI CHẶN TRỤC MỘT HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC MỘT
HƯỚNG
Vòng bi chặn trục một hướng – Bac dan  chặn trục một hướng:  Vòng bi chặn trục có kết
cấu bao gồm vòng trên, vòng dưới và cụm con lăn-vòng cách đặt ở chính giữa. Vòng trên
thường được lắp ghép chặt với trục, và có vai trục tựa lên để truyền lực dọc trục từ trục
qua ổ. Vòng dưới thường được lắp ghép chặt với thân ổ và tựa vào vai ổ để truyền lực
dọc lên thân máy.
11.    VÒNG BI CHẶN HAI HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN HAI HƯỚNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ số 5.
Ví dụ: 52215, 52316, 54325.
Vòng bi trục hai hướng có 3 vòng đỡ, trong đó vòng ở giữa (vòng trung tâm) được gắn cố
định vào trục, 2 vòng còn lại lắp ghép với thân ổ.
Để tăng khả năng tự lựa (chịu sự lệch tâm trục do sai số lắp ráp) một số vòng bi chặn trục
được chế tạo với đế dưới có mặt cầu, được lắp cùng 1 vòng đế khác.
Người ta thường sử dụng vòng cách làm bằng thép dập trong các ổ bi nhỏ hơn và vòng
cách đồng gia công liền khối cho các vòng bi lớn hơn.
12.    VÒNG BI CHẶN TRỤC – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC, VÒNG BI –BẠC ĐẠN
TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ 2 số 29.
Ví dụ: 29415,  29324.
Những vòng bi này có mặt lăn hình cầu ở vòng trên và vòng dưới, có con lăn hình tang
trống được lắp với một góc nghiêng 45 độ. Vì mặt lăn là mặt cầu nên những ổ bi này có
khả năng tự lựa. Chúng có thể chịu tải trọng hướng trục rất lớn và có khả năng chịu tải
hướng kính vừa phải. Người ta thường sử dụng vòng cách gia công bằng đồng liền khối
hoặc bằng thép dập.
III Các loại vòng bi thường dung
1 vòng bi cầu 1 dãy
- Vòng bi cầu 1 dãy là loại vòng bi có thiết kế đơn giản và không thể tách rời.
- Gồm có các dạng trần, nắp che một bên hoặc cả hai bên.
- Vòng bi này là chạy êm, ma sát thấp và phù hợp đối với tốc độ cao.
- Vòng bi cầu 1 dãy có thể truyền tải lực xuyên tâm và trục
- Sử dụng trong các ứng dụng có độ nghiêng thấp
* vòng bi tiếp xúc góc

2 vòng bi côn
 Là loại vòng bi được thiết kế để chịu tải trọng hỗn hợp, với tỷ số giữa "khả năng chịu
tải/tiết diện cắt" lớn.
- Cấu tạo từ hai bộ phận chính là cụm vòng trong và vòng ngoài có thể tách rời ra được.
Vành trong và bi đũa không tách rời gọi là "côn", còn vành ngoài gọi là "chén".
- Kiểu thiết kế: Kiểu TQ có khả năng chịu độ lệch trục và có tuổi thọ làm việc cao, độ tin
cậy lớn và làm việc thấp. Kiểu thiết kế CL7C có độ chính xác làm việc cao và có ngẫu
lực ma sát thấp.
3 Vòng bi tang trống tự lựa
- Cấu tạo bao gồm hai hàng con lăn có hình tang trống đối xứng, chúng có thể
tự sắp xếp thẳng hàng trong rãnh lăn biên dạng cầu của vòng ngoài. Điều này tạo ra sự bù
trừ không đồng trục của gối đỡ và trụ, nhờ đó vòng bi - bạc đạn có thể làm việc trong tình
trạng không đồng trục ở mức độ cao.
- Ưu điểm: Chắc chắn, bền bỉ, có độ tin cậy cao, tuổi thọ làm việc lớn, có thể làm việc
trong môi trường rung động và điều kiện hoạt động khắc nghiệt.
4 Vòng bi cầu chặn trục
- Cấu tạo gồm một vòng ngoài, một vòng trong, hệ thống con lăn và vòng cách
- Ổ bi chặn một hướng chỉ chịu được tải dọc trục theo một hướng và do đó chỉ định vị
dọc trục theo một hướng.
- Vòng bi cầu chặn trục với vòng cách thường được làm bằng thép dập cho vòng bi chặn
nhỏ và bằng đồng thau đúc nguyên khối cho vòng bi cầu chặn lớn.
IV Cách tính toán tuổi thọ của vòng bi
Tuổi thọ mài mòn đc xác định bởi sự bong tróc bề mặt lăn của bi
1 tuổi thọ định mức cơ sở
Tuổi thọ định mức cơ sở là tổng số vòng quay của 90% nhóm vòng bi có thể chịu được
mà ko xuất hiện bong tróc
 công thức tính tuổi thọ
3
10 6 C r
Lh= ( )
60 n P R

- Lh là tuổi thọ định mức (h)


-Cr là tải trọng động cơ sở (tra bảng trong chi tiết loại sản phẩm)
-n tốc độ quay cảu vòng bi (v/p)
-Pr là tải trọng vòng bi (N)
 công thức tính tải trọng vòng bi (Pr)

Pr =X Fr + YF a

- Pr là tải trọng voàng bi (N)


- Fr là lực hướng tâm tác dụng (N)
- Fa là lực dọc trục tác dụng (N)
-X và Y được tra bảng bằng cách sau:
+ tính tỉ số tải trọng dọc trục
Fa
C¿
- Fa được xác định dựa trên bài toán cho
- Cor tra bảng trong từng loại ( mức tải cơ sở tĩnh có kí hiệu khác là Co)
Fa
+ tính tỉ số
Fr

+ Dựa vào các kết quả ở trên tra bảng sau để tìm ra X và Y

You might also like