You are on page 1of 5

BÀI TẬP TINH THỂ

Câu 1: Vật liệu siêu dẫn A là oxit hỗn hợp của Cu, Ba và Y (ytri,
nguyên tố thuộc phân nhóm IIIB, chu kì 5 trong bảng hệ thống tuần
hoàn). Bằng nhiễu xạ tia X, người ta xác định được cấu trúc tinh thể Ba

của A. Có thể coi ô mạng cơ sở của A (hình bên) gồm hai hộp chữ Cu
nhật giống nhau trong đó: Cu chiểm vị trí các đỉnh, Ba ở tâm hình O
hộp còn O ở trung điểm các cạnh nhưng bị khuyết hai vị trí (vị trí Y Y
thực của O và Ba hơi lệch so với vị trí mô tả). Hai hình hộp này đối Y
Ba Ba
xứng với nhau qua Y nằm ở tâm của ô mạng cơ sở.
1. Hãy xác định công thức hóa học của A.
2. Tinh thể A được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp bột mịn Ba
của BaCO3, Y2O3 và CuO (theo tỉ lệ thích hợp) ở 1000oC trong
không khí, rồi làm nguội thật chậm đến nhiệt độ phòng. Hãy viết
phương trình phản ứng điều chế A.
3. Một trong những lí giải tính siêu dẫn của A là dựa trên sự có mặt đồng thời Cu +2 và Cu+3 trong tinh thể.
Hãy chỉ rõ nguyên tử Cu ở vị trí nào trong ô mạng cơ sở có số oxi hóa +2, +3. Cho rằng các nguyên tố Y,
Ba và O có số oxi hóa lần lượt là +3, +2 và -2.
4. Tùy thuộc vào điều kiện tổng hợp, công thức thực nghiệm của loại vật liệu này có thể khác với công thức
xác định được ở mục 6.1. chỉ về số nguyên tử oxi.
Để tìm công thức thực nghiệm của một mẫu vật liệu, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Hòa tan 0,3315
gam mẫu vào dung dịch HCl loãng chứa sẵn lượng dư KI. Lượng I2 sinh ra tác dụng vừa đủ với 18,00 mL
dung dịch Na2S2O3 0,1000M. Hãy xác định công thức thực nghiệm của mẫu nghiên cứu này.
Câu 2. Mono oxit sắt có cùng cấu trúc tinh thể như NaCl, nhưng đó là một hợp chất không hợp thức, nghiã
là nó không ứng với công thức FeO. Người ta đề nghị hai công thức Fe 1-xO( cấu trúc lập phương tâm mặt
của các ion O2- nhưng tất cả các lỗ bát diện không bị chiếm hết Fe2+) hay FeO 1+y ( cấu trúc lập phương tâm
mặt của các ion Fe2+ với một sự dư O2-) để giải thích sự thiếu Fe2+ so với O2-.
Để lựa chọn giữa hai công thức này người ta nghiên cứu một oxit sắt chứa 76,57% sắt ( phần trăm về khối
lượng) mà tỷ trọng d = 5,70g.cm-3 và cạnh của tế bào a= 0,431nm.
Tính các khối lượng mx, my cuả tế bào tinh thể cho hai công thức được đề nghị và từ đó rút ra các tỷ trọng
dx, dy. Chứng minh rằng, công thức đúng là Fe1-xO và tính x?
Dự đoán sự trung hoà điện của tế bào tinh thể chứa ít ion Fe2+ hơn ion O2- được bảo đảm như thế nào?
Câu 3: Pyrit (FeS2) tạo mạng tinh thể kiểu NaCl với các ion Fe2+ chiếm các vị trí của Na+ còn S22-
chiếm các vị trí của ion Cl–. Các liên kết S-S định hướng luân phiên theo đường chéo chính.
a) Vẽ ô mạng cơ sở của tinh thể.
b) Khối lượng riêng () của một tinh thể pyrit lý tưởng là 5.011 g/cm3.
Tính hằng số mạng của ô mạng cơ sở ( cạnh của ô mạng cơ sở a0 ).
Bài 4: Graphit là một dạng thù hình khác của cacbon. Graphit có cấu trúc sáu
phương, đặc trưng bằng tỉ số c/a = 2,72 với ô mạng cơ sở được biểu diễn ở
hình dưới.
1. Cho biết giá trị của các thông số góc của ô mạng.
2. Khối lượng riêng thực tế của graphit là 2,22 g/cm3. Tính bán kính
của nguyên tử cacbon trong graphit.
Cho: MC = 12,01 và Vhình hộp = Sđáy × chiều cao
Câu 5: Cho M là một kim loại hoạt động. Oxit của M có cấu trúc mạng lưới lập phương với cạnh của ô
2-
mạng cơ sở là a= 5,555Å. Trong mỗi ô mạng cơ sở, ion O chiếm đỉnh và tâm các mặt của hình lập
phương, còn ion kim loại chiếm các hốc tứ diện (tâm của các hình lập phương con với cạnh là a/2 trong ô
3
mạng). Khối lượng riêng của oxit là 2,400 g/cm .
a) Tính số ion kim loại và ion O2- trong một ô mạng cơ sở.
b) Xác định kim loại M và công thức oxit của M.

Câu 6:
1. Tantan (Ta) có khối lượng riêng là 16,7 g/cm 3, kết tinh theo mạng lập phương với cạnh của ô mạng cơ sở
là 3,32A°. Tantan kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào ? Cho M Ta = 180,95 g/mol. Học sinh không cần
vẽ hình ở phần 1
2. Muối florua của kim loại Ba có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a . Trong mỗi ô mạng cơ sở, ion
Ba2+ chiếm đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, còn các ion florua (F ‒) chiếm tất cả các hốc tứ diện
(tâm của các hình lập phương con với cạnh là a/2 trong ô mạng). Khối lượng riêng của muối Bari florua
này là 4,89 g/cm3.
a) Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể bari florua. Trong một tế bào đơn vị này có
bao nhiêu phân tử BaF2?
b) Tính số phối trí của ion Ba2+ và F- trong tinh thể này. Cho biết số phối trí của một ion trong tinh thể là số
ion trái dấu, gần nhất bao quanh ion đó.
c) Xác định giá trị của a (nm)? Cho M của F = 19; Ba = 137,31 (g/mol).
Câu 7: Kim loại X tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật silicát và oxit. Oxit của X có cấu trúc lập
phương với hằng số mạng a = 507nm, trong đó các ion kim loại nằm trong một mạng lập phương tâm diện,
còn các ion O2- chiếm tất cả các lỗ trống (hốc) tứ diện. Khối lượng riêng của oxit bằng 6,27 g/cm3.
1. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị của mạng tinh thể của oxit.
2. Xác định thành phần hợp thức của oxit và số oxi hoá của X trong oxit. Cho biết công thức hoá học của
silicat tương ứng (giả thiết Xm(SiO4)n).
3. Xác định khối lượng nguyên tử của X và gọi tên nguyên tố đó.
Câu 8:

1) Sắt là một kim loại quan trọng trong công nghiệp. Sắt tồn tại 2 dạng  và  . Nghiên cứu về dạng
sắt  , các nhà khoa học thế kỉ trước tin rằng tinh thể sắt lập phương tâm khối ( Fe=55,85)
a) Giả sử sắt α ở dạng lập phương tâm khối ,biểu diễn mạng tinh thể của Fe dạng  . Biết khối lượng
riêng dFe = 7,95 g/cm3. Tính hằng số mạng cho tinh thể  .
b) Phép đo nhiễu xạ tia X , bước sóng  =20 nm vào mặt (1 1 0) cho góc nhiễu xạ bằng 30o. Tính
hằng số cho tinh thể sắt  . Từ đó có nhận xét gì về dạng tinh thể của sắt α?
2 ) Đơn vị cơ bản của silicat tự nhiên được mô tả ở hình dưới ( là một hình tứ diện)

a)
b)

Hãy cho biết công thức của mỗi dạng trên (SixOy n-)

Câu 9
2.1. Kiểu mạng perovskit có cấu trúc như hình sau:
Kim loại A nằm ở tâm khối
Kim loại B nằm ở các góc
Phi kim X nằm ở điểm giữa cạnh

Hãy biểu diễn công thức hóa học chung của các hợp chất có cấu trúc kiểu
perovskit
2.2. Bạc có bán kính R =144 pm kết tinh dạng lập phương tâm mặt. Tùy theo kích thước mà các nguyên tử
lạ E có thể đi vào trong mạng tinh thể của bạc và tạo ra dung dịch rắn khác nhau. Dung dịch rắn xen kẽ
(bằng cách chiếm các lỗ trống) hoặc dung dịch rắn thay thế (bằng cách thay thế nguyên tử bạc) Vàng có
bán kính R’=147 pm tạo ra dung dịch rắn thay thế với bạc nhưng không làm phá vỡ cấu trức mạng tinh thể.
a. Lập biểu thức mối quan hệ a theo x (a=f(x)) trong đó a là độ dài cạnh của ô mạng cơ sở. x là phân số mol
của vàng
b. Một hợp kim Ag-Au tương úng với thành phần dung dịch rắn thay thế α đặc trung bởi phần trăm khối
lượng vàng là 10%
i). Tính giá trị x ( phần mol của vàng) và a ii).
Xác định khối lượng riêng của hợp kim
Câu 10: Vào năm 1774 khi Carl Scheele thêm axit sunfuric vào pyrolusite (một khoáng vật chứa mangan
đioxit) ông đã thu được một khí X mà dường như là một nguyên tố.
a) Xác định X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho thí nghiệm của Scheele.
b) Tại sao Scheele không thể dùng axit clohiđric để thu được X? Viết phương trình phản ứng giải thích.
Pyrolusit có cấu trúc hệ bốn phương (hình hộp đứng đáy vuông)

o o
Với a = b = 4,4 A , c = 2,9 A
c) Tính khối lượng riêng của pyrolusit.
Bài 11: Một hợp kim đồng chứa 75 % Cu và 25 % Zn về khối lượng có khối lượng riêng tinh thể là 8.5 gram
cm-3. Tinh thể thuộc cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện, và ô mạng cơ sở chứa 4 nguyên tử. Khối lượng
nguyên tử tương đối của Cu và Zn lần lượt là 63.5 và 65.4.
a) TÍnh phần mol Cu và Zn.
b) Tính khối lượng mỗi ô mạng cơ sở.
c) Tính thể tích ô mạng.
d) Tính bán kính nguyên tử trung bình.
Câu 12:Tên gọi “tungsten” thực chất là tên gọi cổ theo tiếng Thuỵ Điển của khoáng vật scheelite. Nó có
nghĩa là đá (sten) nặng (tung) do scheelite được xem là nặng hơn so với các loại đá khác thường được tìm
thấy cùng với nó.

Hình: Hai góc nhìn ô mạng cơ sở của scheelite, CaWO4; các giá trị hằng số mạng: 0.524 x 0.524 x 1.137 nm;
góc nhìn bên phải có được khi quay góc nhìn bên trái 90o.
Hình trên là ô mạng cơ sở của scheelite. Nghiên cứu phương pháp nhiễu xạ tinh thể tia X cho thấy sự sắp
xếp các nguyên tử tạo thành một cấu trúc khối, trong đó các ô mạng được xếp chụm vào nhau. Một số
nguyên tử nằm hoàn toàn trong các đường biên của ô mạng cơ sở, trong khi một số khác nằm ở các góc,
cạnh hoặc mặt, chỉ có các phần (fractions) thuộc mỗi ô mạng cơ sở.
a. Dựa vào sự phân bố các nguyên tử trong mỗi ô mạng cơ sở, hãy tính tổng số nguyên tử tungsten,
calcium và oxygen trong 1 ô mạng.
b. Sử dụng kết quả ở ý a, và kích thước của ô mạng, hãy tính khối lượng riêng của “đá nặng” scheelite
theo gam cm-3.
Cho Nguyên tử khối (g/cm3): Ca = 40,08; W =183,85; O =16,00) 1 năm = 365 ngày
Câu 13: Hiện nay, bột màu CoAl2O4 với kích thước hạt siêu mịn dùng nhiều trong lĩnh vực tạo màu cho sơn,
nhựa, gạch, gốm sứ…Trong đó, CoAl2O4 kết tinh ở kiểu mạng
spinel có cấu trúc như hình dưới. Trong đó các ion Co 2+ chiếm
các hốc tứ diện và Al3+ chiếm hốc bát diện. Ô màu đen biểu thị
hốc tứ diện, và ô màu trắng biểu thị hốc bát diện. Các ion O 2-
nằm ở các đỉnh và mặt.
Ở một nhiệt độ T nhất định thì độ dài đường biên giới ô mạng
cơ sở (gồm chiều dài và rộng) của CoAl 2O4 là 912 pm. Lúc này
các ion oxit có thể tiếp xúc với nhau trực tiếp được.
1. Tính khối lượng riêng (g/cm3) của CoAl2O4 ở nhiệt độ T.
2. Xác định bán kính cực đại để các ion M2+ và M3+ có thể nằm
khít vào các hốc tương ứng trong ô mạng spinel.
Cho biết M của Co = 58,93; Al=26,98; O =16,00; số avogadro NA=6,023.1023
Bài 14: Khoáng cristobalite (SiO2) có cấu trúc như sau: Các nguyên tử Si sắp xếp ở các vị trí giống như các
nguyên tử C trong kim cương và ở giữa 2 nguyên tử Si là một nguyên tử O.
a) Vẽ cấu trúc của cristobalite.
b) Xác định thông số mạng a biết khối lượng riêng của cristobalite là 2.32 g/cm3; M(SiO2) = 60.1 g/mol.
Câu 15:
1. Chiếu chùm tia X có bước sóng λ = 1,5406Å qua tinh thể than chì. Tia có góc lệch nhỏ nhất, ứng với tia
phản xạ trên các lớp than chì liền kề nhau, có giá trị 2θ = 26,586 o. Cho biết độ dài liên kết C–C trong cùng
một lớp than chì là 0,1421nm; phương trình Bragg có dạng dạng 2dsinθ = nλ.
a. Xác định khoảng cách (nm) giữa hai lớp than chì liền kề.
b. Tính khối lượng riêng (g/cm3) của than chì.
2. Khi đun nóng than chì với kim loại kali, thu được hợp chất
có công thức đơn giản nhất KC X. Trong hợp chất này, các
nguyên tử K xâm nhập vào mạng lưới tinh thể của than chì,
sắp xếp theo từng lớp, nằm xen giữa tất cả các nguyên tử C.
Trong một lớp, các nguyên tử K cách đều nhau và chiếm vị
trí phía trên và phía dưới tâm của một số hình lục giác tạo vởi
các nguyên tử C. Hình bên mô tả cấu trúc của hợp chất KC X
nhìn theo phương vuông góc với các lớp than chì, trong đó
các lớp nguyên tử C hoàn toàn trùng nhau và các lớp nguyên
tử K cũng hoàn toàn trùng nhau.
a. Xác định giá trị X trong hợp chất KCX.
b. Chiếu tia X có bước sóng λ = 1,5406Å qua tinh thể KCX,
tia có góc lệch nhỏ nhất có giá trị 2θ = 16,402o. Tính khối
lượng
riêng (g/cm3) của KCX với giả thiết độ dài liên kết C–C trong KCX không thay đổi so với than chì.
c. Trên thực tế, khối lượng riêng của KCX là 1,948g/cm3. Tính độ dài (nm) của liên kết C–
C và giải thích sự thay đổi độ dài liên kết trong hợp chất KCX.
H2 là hình cầu đường kính dH2  0,3nm;l, d  dH2 .

Bài 16: Một khối đơn tinh thể vàng (Au) có dạng lập phương với chiều dài cạnh là a = 1.000 cm. Khi nhiễu
xạ với tia X Cu K1 (λ = 154.05 pm) ở góc θ = 10.89o thì tạo ra hình ảnh nhiễu xạ bậc một dễ xác định.
Khối lượng mol của Au là MAu = 196.97 gram.mol-1.
a) Có bao nhiêu nguyên tử vàng trong khối lập phương?
b) Tính khối lượng một ô mạng cơ sở vàng.
c) Tính khối lượng riêng của vàng.

You might also like