You are on page 1of 4

Lịch sử

TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ


Chất liệu: Đồng
Kích thước: Đường kính mặt: 79,3cm; Đường kính chân: 80cm; Chiều cao:
63cm; Trọng lượng: 86 kg
Niên đại: Văn hoá Đông Sơn, khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay
Nơi phát hiện: Làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 1893
Công nhận: Là Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày
01/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

 
Trống được người dân phát hiện khi đắp đê tại xã Như Trác, huyện
Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) năm 1893, sau đó được đưa
về thờ tại đình làng Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Tháng 4 năm
1903, Viện Viễn Đông Bác cổ sưu tầm về Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo
tàng Lịch sử quốc gia).
Trống Ngọc Lũ là trống đẹp nhất trong những trống đồng Đông Sơn
được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam. Trống có patin màu xanh xám gồm
bốn phần: mặt, tang, thân và chân trống. Hoa văn trang trí tập trung ở mặt,
tang và thân. Giữa mặt trống là hình mặt trời 14 tia, xung quanh đúc chìm 16
băng hoa văn: hình học, vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, đặc biệt là các
băng trang trí diễn tả cảnh sinh hoạt, lễ hội (đánh trống đồng, cầu mùa, giã
gạo), hươu, chim... vận động ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống cong
phình đều, trang trí 6 hình thuyền chiến, các chiến binh, chim, thú... Thân
trống hình trụ đứng trang trí hình người hóa trang nhảy múa trong ô hình chữ
nhật. Chân trống choãi hình nón cụt. 
Tất cả các đề tài trang trí trên trống phản ánh đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân Việt cổ. Với vẻ đẹp hoàn hảo, hình dáng hài hòa, cân đối,
hoa văn tinh xảo, phong phú, Trống Ngọc Lũ là hiện vật đặc sắc, quý hiếm, có
giá trị trên nhiều phương diện về lịch sử và văn hóa Việt Nam, thể hiện đỉnh
cao của nghệ thuật luyện kim, đúc đồng của cư dân Đông Sơn. Các đề tài
trang trí trên Trống Ngọc Lũ đã hội tụ đầy đủ tri thức và quan niệm nhân sinh
sâu sắc cũng như tài năng, nghệ thuật và tâm hồn của người Việt cổ, trở
thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Thành cổ loa

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà
nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào
khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên
nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương
được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng
rùa thần và mối tình bi thương Mị Châu - Trọng Thủy. Đằng sau những câu
chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá
trị khảo cổ to lớn của Cổ Loa.

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông hồng và
là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và bộ. Về giao thông đường thủy,
Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường
thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù
phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và
thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn
phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền
lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có
tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được.
Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (8km), thành giữa
(hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km).
Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4 - 5m, có chỗ còn cao
tới 12m, chân thành rộng tới 20 - 30m. Các cửa của ba vòng thành cũng
được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi
rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một
đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho
quân địch khi tiến đánh thành.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng
từ 6m - 12m, chân rộng từ 20m - 30m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào
tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn
hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình
10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó
cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ
ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m - 4 m (có chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình
từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và
thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có
hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa
thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ..

Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc),
thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ,
Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ

Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Thành Cổ Loa
được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành
lũy của người Việt cổ”.

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình
tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn
để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này
có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như
bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông
Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp
nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm
Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm
nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được
dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven
đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá
cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm
được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để
chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm
khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với
độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất
cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai
mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ
trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó
vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng
ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2
km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó,
thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong
xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m - 5m,
có chỗ cao đến 8m - 12m. Chân lũy rộng 20m - 30m, mặt lũy rộng 6m - 12m.
Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Hàng năm, lễ hội Cổ Loa tưởng nhớ vua An Dương Vương được tổ chức vào
mùa xuân, ngày mùng 6 tháng giêng. Có 8 làng trong xã Cổ Loa tổ chức rước
kiệu truyền thống tụ về sân đình Cổ Loa, dâng lễ, thể hiện tấm lòng thành
kính đối với vị vua có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, chỉ
đứng sau các vua Hùng.

You might also like