You are on page 1of 10

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐỒ HỌA – THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SUEDU

BÀI GIẢNG VRAY NEXT 4.2 SKETCHUP


BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

Phần 2 THÔNG SỐ ĐÈN VÀ CÁCH DÙNG.

CÔNG CỤ TẠO ĐÈN:

Trước khi đặt đèn cho bối cảnh nội hay ngoại thất, chúng ta phải thiết lập setting cho bối cảnh môi trường phù
hợp. Ở ví dụ minh họa này Tôi sẽ thiết lập bối cảnh ban đêm.
- Tắt sunlight ( mặt trời )
- Tại Environment :
+ Background sử dụng ảnh HDR bối cảnh đêm và đặt cường độ sáng phù hợp. Hoặc nếu không dùng
Background có thể đặt ảnh bối cảnh đêm phía sau cửa sổ và biến nó thành vật liệu phát sáng.
+ GI : chọn màu cho ánh sáng đêm, ở đây Tôi dùng màu xanh tím cho nổi bật và để cường độ phù hợp.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 1
1. Đèn Omni light : Là dạng đèn điểm, ánh sáng phân tán dạng hình cầu từ 1 điểm.
- Đầu tiên ta chọn công cụ đặt đèn, chọn đèn Omni Light và đặt vào đúng vị trí cần phát sáng.

- Đặt đèn xong vào bảng thiết lập đèn. Dưới đây là các thông số cần thiết lập :
+ Color : Màu của ánh sáng.
+ Intensity : Cường độ chiếu sáng ( Phụ thuộc vào Units )
+ Units : Đơn vị của ánh sáng, nên đặt là Radiant power(W) để cường độ sáng tính theo công suất tiêu thụ và
không ảnh hưởng bởi kích thước của đèn khi bị scale.
+ Decay : Chế độ giảm dần ánh sáng theo khoảng cách:
No Decay : AS đi vô tận ( Có thể dùng để giả lập mặt trời).
Inverse : Chế độ giảm dần AS trung bình, có thể dùng trong trường hợp muốn AS đi xa hơn.
Inverse Square : Chế độ giảm dần AS mạnh nhất ứng với thực tế -> là chế độ hay dùng nhất.
+ Shadow Radius : Bán kính bóng đổ (Với các bóng điện thường đặt từ 0.5-2)
+ Affect Specular : Tắt bật bóng phản chiếu lên vật liệu phản xạ (nhám) - > Thường bỏ tích.
Kết quả thu được :

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 2
2. Spot Light : Là dạng đèn rọi, ánh sáng phân tán dạng hình nón từ 1 điểm.
- Cũng như đèn Omni Light Đầu tiên ta chọn công cụ đặt đèn, chọn đèn Spot Light và đặt vào đúng vị trí cần
phát sáng. Lưu ý chóp của đèn phải hạ thấp xuống không cho chạm vào đèn hoặc trần.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 3
Tại bảng thông số đèn ta thấy 2 thông số mới :
_- Cone Angle : Góc mở của đèn được tính theo độ. Tùy mục đích mà ta đặt sao cho phù hợp. Thông thường
Tôi đặt từ 60-170 độ để đèn không hắt ngược lên trần.
- Penumbra Angle : Độ mềm biên đèn ( Thường đặt 1- 10 )
- lưu ý : để chọn được hướng bất kì khi đặt đèn, giữ SHIFT và chọn 2 điểm thuộc đường đường thẳng định
hướng.

- Các thông số còn lại tương tự đèn Omni Light.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 4
Một ví dụ khác khi ta thay đổi thông số Decay đưa về Inverse : ánh sáng sẽ trông đều hơn.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 5
3. IES : Là dạng đèn rọi, ánh sáng phân tán dạng hình nón có tia vệt
- Đầu tiên ta chọn lệnh đặt đèn -> 1 bảng hiện ra yêu cầu load file ies, ta chọn file rồi đặt vào đúng vị trí cần
phát sáng.

Các thông số cần lưu ý :


- Intensity (lm) cường độ phát sáng. Thông số này không cố định, có thể rất cao hoặc rất thấp tùy thuộc vào file
IES load vào.
- IES Light File : đường dẫn đến file IES.
- Các thông số còn lại thiết lập như đèn Omni Light.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 6
4. Rectangle : Mặt phẳng phát sáng.
- Shape : lưạ chọn hình dạng của đèn.
- Directionality : Điều khiển hướng đi của ánh sáng. Đặt thấp (0)cho AS tỏa đều xung quanh, đặt cao ( 1 ) cho
AS đi thẳng về phía trước.
- Portal Light :
+ Nếu không tích vào : Đèn phát sáng
+ Nếu tích vào : Đèn trở thành vật thể dẫn sáng,khi đó chỉ sử dụng thanh trượt Directionality để điều khiển
hướng sáng, còn mọi thông số khác sẽ không có tác dụng
- Invisible : Ẩn đèn.
- Double Sided : Phát sáng 2 mặt
- Affect Specular : Tắt bật bóng phản chiếu lên vật liệu phản xạ nhám -> Phải bỏ dấu tích khi Invisible được
tích
- Affect Reflections : Tắt bật bóng phản chiếu lên vật liệu phản xạ -> Phải bỏ dấu tích khi Invisible được tích
- Các thông số còn lại đặt tương tự đèn trên.
Ứng dụng : làm đèn hắt trần, bổ sung AS yếu cho môi trường.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 7
Ví dụ ứng dụng làm đèn hắt trần

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 8
5. Sphere : Quả cầu phát sáng có kích thước.
- Các thông số đặt như các đèn trên.
- Khi sử dụng tính năng Lens effects lọai đèn này sẽ tạo ra hiện tượng tia sáng :

- Bật ON trong Bloom/Glare effect để kích hoạt


- Size : Kích thước độ dài của tia
- Bloom : Bán kính quầng sáng mờ xung quanh tia
- Intensity: Cường độ tia sáng.
- Threshold : Nên hạ thấp xuống 0.1-3 ( Độ rực của toàn ảnh )
- Cold/Warm: Chọn tia đơn sắc hay đa sắc
- Saturation : Độ rực của màu sắc
- Blades : số tia.
- Blades Rotation : Góc xoay của tia
-Streak Blur: Độ sắc nét – độ mờ của tia

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 9
6. Mesh Light : Tạo vật thể phát sáng từ Group hoặc Component.
- Chọn 1 Group hoặc Component nguyên bản rồi kích hoạt lệnh.
- Các thông số đặt như các đèn trên.

Giáo trình VRAY NEXT 4.2 - Sketchup Trung tâm đào tạo đồ họa thiết kế kiến trúc
Biên soạn: KTS.GV : Phan Thức – ĐT 09.69.69.71.69 SUEDU Page 10

You might also like