You are on page 1of 4

Câu I: Để phòng tránh dịch Covid 19, nhiều tình huống vi phạm các quy định liên quan

đến việc phòng, chống dịch sẽ chịu các mức xử phạt bằng tiền hoặc có thể bị xem xét xử lý
hình sự. Bạn hãy chọn một hành vi cần thay đổi của người dân để phòng tránh dịch và áp
dụng các thuyết học tập để thay đổi hành vi này (2-3 giải pháp).

Nếu như trước khi xuất hiện dịch bệnh hoạt động tụ tập vui chơi, giải trí là một trong những
quyền tự do của con người thì giờ đây khi dịch bệnh đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp,
việc tụ tập tại nơi công cộng làm dấy lên nỗi lo ngại về việc lây lan dịch bệnh khiến cho dịch
bệnh càng khó kiểm soát hơn. Do vậy, trong giai đoạn này hành vi tụ tập nơi đông người là một
trong những hành vi quan trọng mà người dân cần thay đổi.

Thuyết điều kiện cổ điển:


Theo định nghĩa thuyết điều kiện cổ điển là một dạng điều kiện trong đó cá nhân phản ứng với
những kích thích. Kích thích này tạo ra những phản ứng không giống những phản ứng thông
thường.

Ví dụ như đối với học sinh, khi tiếng trống trường vang lên nghĩa là báo hiệu giờ học đã kết thúc
hoặc đã đến giờ nghỉ giải lao và học sinh sẽ tung hô hoặc dừng lại việc làm bài như vậy học sinh
đã có phản ứng đối với sự kích thích là tiếng trống trường. Ở đây kích thích được lựa chọn là
tuyên truyền và tivi, báo đài, mạng xã hội về sự nguy hiểm cũng như tốc độ lây lan của virus
Corona, những tác hại (gây lây lan dịch bệnh) và lợi ích (bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh lây lan
dịch bệnh cho người khác nếu lỡ mắc phải) của việc không tụ tập đông người nơi công cộng từ
đó nâng cao ý thức phòng chống dịch cho người dân đặc biệt là việc không tụ tập đông người tại
nơi công cộng. Từ việc sử dụng (tuyên truyền) như trên sẽ tạo ra phản xạ cho người dân không tụ
tập trong thời gian dịch bệnh căng thẳng để phòng chống dịch. Nếu thực hiện tốt việc phòng
chống dịch, sẽ mang lại sự an toàn cho gia đình và xã hội còn không chúng ta sẽ đối mặt với
nguy hiểm từ dịch bệnh.

Thuyết điều kiện hoạt động 


Thuyết điều kiện hoạt động cho rằng:
 Hành vi là hàm số của những kết cục của nó. Con người học tập cách phản ứng, cư xử để
đạt đến cái mà họ muốn và tránh những cái mà họ không muốn 
 Con người thường sẽ tăng cường và lặp lại những hành vi mong đợi khi nó được củng cố
một cách tích cực. 

Trong trường hợp này, “cái họ muốn” là một sức khỏe ổn định, một cuộc sống bình thường - nơi
diễn ra các hoạt động tấp nập, mọi người đi lại thoải mái, tự do. Để đạt được những mong muốn
đó, chính phủ phải có các chính sách, chỉ thị (15, 16, … ) phù hợp với từng vùng để nâng cao ý
thức mang khẩu trang nơi công cộng (từ tự nguyện sang bắt buộc). Đồng thời, đề ra các mức
phạt nghiêm ngặt đối với trường hợp không chấp hành việc chống dịch, cụ thể trong trường hợp
này là mang khẩu trang khi ra ngoài. Học cách điều chỉnh phản ứng, cư xử của cá nhân (từ phản
đối, không chấp hành sang chấp nhận và nhận ra điều đó đúng cần phải tuân theo). Từ đó, hành
vi đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm phòng chống dịch Covid 19 dần được thay đổi theo đúng
mục tiêu đề ra ban đầu, dần dần việc thay đổi hành vi này ngày càng được tăng cường và lặp lại,
cụ thể họ tránh những cái mà họ không muốn là bị phạt, mất tiền, bị nhiễm nguồn bệnh dịch, ảnh
hưởng đến những người xung quanh và nghiêm trọng nhất là nguy hiểm đến tính mạng. 
Như vậy trong trường hợp này, khi được thông cáo về tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức
tạp mỗi ngày thì đa phần người dân sẽ mang tâm lý hoang mang, lo sợ bản thân hoặc gia đình sẽ
mắc Covid và sau đó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bản thân sau này hoặc
thậm chí là dẫn đến cái chết. Do vậy, trong giai đoạn này điều mà người dân mong muốn nhất đó
là không mắc Covid, sức khỏe ổn định. Và nắm bắt được tâm lý này, giải pháp được lựa chọn đó
chính là chính phủ sẽ đề ra các chỉ thị 15, 16 bắt buộc không tụ tập nơi công cộng (thậm chí là
không ra công viên tập thể dục thay vào đó là tập tại nhà) đồng thời đưa ra các mức xử phạt
nghiêm khắc cho việc làm trái chỉ thị đã đề ra để tránh nguy cơ lây lan hoặc mắc phải dịch bệnh
gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Từ đây, con người sẽ tuân thủ chỉ thị (có thể ban đầu vẫn
sẽ có những ngoại lệ không tuân thủ) nhưng dần dần để tránh việc bị phạt, bị nhiễm bệnh, họ sẽ
ngày càng tuân thủ theo chỉ thị và không thực hiện hành vi tụ tập nữa.

Thuyết học tập xã hội 


Theo như thuyết này thì “Con người có thể học bằng cách quan sát những điều xảy ra đối với
những người khác hoặc được người khác nói về một điều gì đó”. 

Dựa vào thuyết này, người dân sẽ thay đổi hành vi tụ tập nơi công cộng bằng cách quan sát hoặc
được người khác nói về những hậu quả mà những người xung quanh gặp phải khi họ tụ tập nơi
đông người dẫn đến tình trạng mắc bệnh Covid 19. Từ việc quan sát cũng như nghe được những
hậu quả nghiêm trọng về việc tụ tập gây ra tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh như thế nào, chỉ cần tiếp
xúc, đứng quá gần,... cũng dễ dàng bị lây bệnh sẽ khiến họ học được rằng như vậy để tránh mắc
bệnh thì cần phải ở yên trong nhà, không được tiếp xúc quá gần với bất cứ ai, không tụ tập đi
chơi, tám chuyện. Qua đây, một người học được truyền cho người khác, người khác học được lại
truyền cho người nọ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền và sau đó sẽ thay đổi hành vi sang tránh tụ tập
đông người ở những nơi công cộng.

Câu II: Bạn có đồng ý với quan điểm: “Thái độ sẽ hướng dẫn và giải thích chính xác mọi
hành vi của con người” Giải thích và cho ví dụ minh họa. 

Đa phần thái độ không ảnh hưởng chính xác đến hành vi của con người. Thuyết bất hòa nhận
thức của Leon Festinger đề cập đến việc bất cứ sự không tương hợp mà cá nhân có thể nhận thấy
giữa hai hay nhiều thái độ hoặc giữa thái độ và hành vi. Cụ thể con người có xu hướng theo đuổi
sự nhất quán giữa thái độ và hành vi bằng cách tìm cách giảm bớt sự khó chịu, bất hòa để đạt
được sự ổn định và nhất quán. Có 3 cách giải quyết để trở lại sự nhất quán bao gồm thay đổi thái
độ, thay đổi hành vi và đưa ra lý lẽ biện hộ, hợp lý hóa hành vi. Chính vì thế, không thể kết luận
rằng thái độ sẽ hướng dẫn và giải thích chính xác mọi hành vi của con người. Hành vi chỉ xuất
phát từ thái độ khi một người lựa chọn cách hành động (sử dụng các biến điều tiết mối quan hệ): 
 Tầm quan trọng của các yếu tố gây bất hòa 
 Mức độ cá nhân ảnh hưởng của từng cá nhân lên các yếu tố này
 Phần thưởng đi đôi với sự bất hòa 

Ví dụ:
Một người thái độ tiêu cực có thể có suy nghĩ là thái độ tích cực là một thái độ tốt và cần phải
học tập để trở thành người có thái độ tích cực. Nhưng anh ta chỉ có thái độ tích cực trong một số
trường hợp nhất định, và ngay khi có một vấn đề xảy ra lập tức anh ta theo lối mòn quay lại trở
thành một người có thái độ tiêu cực một cách không cưỡng lại được. Hoặc đơn giản hơn, bạn là
một người vô cùng điềm tĩnh, nhưng lại làm việc với một ông sếp rất hay nổi nóng. Và sau một
thời gian, bạn dần học theo và cũng có những hành xử giống vậy, 

Câu III: “Một tổ chức không có xung đột là một tổ chức có năng suất làm việc cao”. Nhận
xét của bạn về quan điểm trên? Làm thế nào để khuyến khích các xung đột tích cực cho tổ
chức? Giải thích

Quan điểm “Một tổ chức không có xung đột là một tổ chức có năng suất làm việc cao” là sai vì
có những tổ chức ngay cả khi xuất hiện các xung đột vẫn có năng suất làm việc cao vì xung đột
có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và
cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột nhưng nếu được giải quyết tốt, xung đột
sẽ đem lại các điểm tích cực như giúp tăng năng suất của nhóm, dẫn đến tăng năng suất làm việc
cho tổ chức. Và nếu đó là các xung đột chức năng và tích cực thì nó cũng có những tác động tích
cực đối trong việc cải thiện năng suất.

Khuyến khích các xung đột tích cực bằng cách:


 Thay đổi dòng thông tin
 Tạo ra sự cạnh tranh
 Thay đổi cấu trúc tổ chức
 Thuê các chuyên gia

Câu IV: Bạn có nhận xét gì về quan điểm “Truyền thông không tốt là lỗi của người gửi”. 

Quan điểm “Truyền thông không tốt là lỗi của người gửi” là không đúng vì truyền thông tốt hay
không phụ thuộc vào cả 2 bên người gửi và người nhận. Xét về phía người gửi, nếu như người
gửi đưa ra các thông điệp khó hiểu, phức tạp thì việc truyền thông sẽ xuất hiện sự sai lệch. Xét
về phía người nhận, họ có thể giải mã sai thông điệp hoặc hiểu sai lệch về thông tin mà người
gửi muốn truyền đạt ví dụ như người nhận không thực sự chú ý tiếp nhận, lắng nghe các thông
điệp do người gửi truyền tải hoặc ví dụ người gửi là một người xa lạ nói những vấn đề xa lạ,
những từ ngữ khó hiểu cũng dễ gây ra vấn đề sai lệch từ đó dẫn tới việc truyền thông không tốt.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người nhận cố ý thêm thắt những thông tin không phải là thông
tin mà người gửi muốn truyền đạt cũng là một nguyên nhân dẫn đến quá trình truyền thông kém
hiệu quả. Như vậy, quá trình truyền thông không tốt không chỉ là lỗi của người gửi mà xuất phát
từ cả 2 phía người gửi và người nhận.

Ví dụ: Bạn bị bắt tham gia một buổi thuyết trình của một diễn giả xa lạ, thảo luận về một vấn đề
nằm ngoài phạm vi hiểu biết của bạn sẽ khiến cho quá trình này trở nên kém hiệu quá vì bạn là
người nhận sẽ không thực sự lắng nghe những gì mà diễn giả (người gửi) đang cố gắng truyền
đạt.

Câu V: Tuấn là cửa hàng phó tại hệ thống TGDĐ, tình hình dịch covid bùng lên từ tháng
5/2021 khiến Tuấn bị mất việc và rất khó khăn tìm công việc mới. Tuấn hiện có và một con
nhỏ 3 tuổi. Mức lương gần nhất của Tuấn tại TGDĐ là 20 triệu và hiện đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp 6 triệu đồng/tháng. Đầu tuần này, Tuấn nhận được lời mời phỏng vấn cho 2 vị
trí của hệ thống FPT shop (nhân viên và cửa hàng phó). Bạn hãy xác định BATNA, ZOPA
cho Tuấn khi thương lượng về mức lương cho vị trí công việc mới?

 BATNA
Có thể thấy mức lương gần nhất của Tuấn khi còn là cửa hàng phó tại hệ thống TGDĐ là 20 triệu
và khi Covid bùng lên, Tuấn bị mất việc và rất khó khăn trong việc tìm công việc mới và hiện tại
Tuấn đang được trợ cấp 6 triệu/tháng. Do vậy BATNA khi thương lượng về mức lương cho vị trí
công việc mới là cao hơn 6 triệu/tháng. Tuy rất muốn mức lương 20 triệu/tháng nhưng trong tình
hình dịch bệnh hiện tại thì mức lương trên 6 triệu sẽ dễ được chấp nhận hơn và có lợi nhất cho
Tuấn trong thời điểm hiện tại. 

 ZOPA
Vùng chấp nhận (vùng thỏa thuận) của Tuấn là từ 6 đến 20 triệu. Để xác định được ZOPA,
chúng ta cần xác định được mức lương cao nhất mà nhà tuyển dụng của công việc mới sẵn sàng
trả cho Tuấn. Nếu mức lương sẵn sàng trả cao hơn hoặc nằm trong khoảng từ 6 đến 20 triệu/
tháng, thì ZOPA là từ 6 - 20 triệu. Nếu mức lương sẵn sàng trả thấp hơn, ZOPA trong trường
hợp này là không có.

Tình huống 1:
a. Phân tích đặc tính hiện hữu của nhóm sản xuất
Vai trò - Hợp đồng tâm lý:
Có thể thấy vai trò của Hoàng đã bị xung đột với các thành viên trong nhóm do thứ nhất Hoàng
có năng suất quá cao so với kỳ vọng của nhóm và việc này có thể khiến cả nhóm mất phần
thưởng, thứ hai Hoàng hướng tới mục tiêu sẽ trở thành quản lý trong khi nhóm lại hướng tới mục
tiêu là phần thưởng khi đạt được tiến độ nhất định. Cả nhóm đều không muốn Hoàng có năng
suất tốt nhất và chuyện này bắt nguồn từ hợp đồng tâm lý của nhóm.

Chuẩn mực - Nhóm tham chiếu:


Chuẩn mực của nhóm trong tình huống này là nhóm đã thống nhất tiến độ hoàn thành công việc
để được khen thưởng. Tuy nhiên, Hoàng vẫn không hề tuân theo chuẩn mực kể các trước và sau
khi ông Minh góp ý tạo nên những xung đột, bất đồng giữa nhóm sản xuất và Hoàng và việc này
đã khiến cho các quy tắc, chuẩn mực nhóm trở nên tiêu cực hơn và dẫn đến những chuyện
Hoàng đã phải gặp.

You might also like