You are on page 1of 6

I.

Những cuộc phát kiến địa lý


Khám phá địa lý là việc phát hiện ra những lục địa mới mà con người chưa từng
đặt chân đến và để phục vụ nhu cầu khám phá thế giới, mở rộng thị trường, giao
lưu quốc tế, giao lưu văn hóa giữa các nền văn minh phương Đông và phương Tây.
Và từ đó, con người cũng đã bổ sung và hoàn thiện các bản đồ địa lý trên thế giới.
1. Nguyên nhân
Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu phát triển nhanh chóng, việc mở rộng
quan hệ buôn bán với các nước phương đông là rất cần thiết. Tuy nhiên, các tuyến
đường thương mại giữa châu Âu và châu Á đã đi vào bế tắc do sự chiếm đóng của
người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hồi giáo.
- Người Ả Rập độc chiếm các tuyến đường thương mại từ Nam Âu qua Địa Trung
Hải đến Ấn Độ hoặc qua Ai Cập, Biển Đỏ ... Người Ả Rập đã thiết lập hàng rào
kiểm soát chặt chẽ giữa Ấn Độ và châu Âu, ngăn không cho tàu buôn châu Âu neo
đậu ở Biển Đỏ. Do đó, các chuyến hàng từ châu Á được các thương nhân Ả Rập
đẩy mạnh gấp 8 - 10 lần.
- Một con đường thương mại khác đến Trung Quốc là sử dụng lạc đà để vận
chuyển tơ lụa, và các sản phẩm của Trung Quốc như gia vị, hương liệu, hương
liệu, v.v., vượt qua sa mạc và hẻm núi ở Tây Á đến châu Âu (Con đường tơ lụa),
cũng bị các thương gia Afghanistan bắt giữ.
- Vào giữa thế kỷ 15, Đế chế Byzantine sụp đổ, và người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Tiểu
Á, Ngân hàng, Constantinople, Crimea và kiểm soát toàn bộ Biển Bắc. Người Thổ
Nhĩ Kỳ cướp bóc tàn bạo hàng hóa của các thương nhân châu Âu. Do đó, con
đường cũng gần như bị cắt đứt.
Trước tình hình đó, các thương gia châu Âu đã phải mua lại hàng hóa của các
thương gia Ả Rập với giá gấp 8 - 10 lần. Vì vậy, việc tìm ra một con đường mới
sang phương Đông là nhu cầu cấp thiết của các nhà kinh doanh châu Âu.
Ngoài ra, sự thèm khát của giới quý tộc và thương gia châu Âu về nguồn gia vị, gia
vị, vàng bạc, lụa là của phương Đông cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng thúc đẩy việc vượt biển sang phương đông. Giới quý tộc và quý tộc ở Tây Âu
phải nuốt món thịt cừu có hương vị ngắn, trong khi một chút hạt tiêu và gia vị ở
phương Đông khiến thịt cừu ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn. Mặt khác, trong trí
tưởng tượng của nhiều người châu Âu, châu Á là vùng đất của vàng, bạc và gia
vị… Vì vậy, họ phải tìm một con đường mới về phía đông để cướp bóc những tài
nguyên này.
Mặt khác, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật (đặc biệt là hàng hải) cũng góp
phần không nhỏ vào những chuyến đi xuyên đại dương của các nhà thám hiểm
châu Âu. Con người biết trái đất hình cầu, biết dùng la bàn Trung Quốc, bản đồ Hy
Lạp, tàu Ả Rập. Đặc biệt, đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong công nghệ đóng tàu.
Giai cấp tư sản châu Âu đã chế tạo những con tàu lớn có cột buồm và hệ thống
buồm có thể cưỡi sóng gió, bánh lái vượt đại dương với tốc độ 10 km / h, như tàu
Caravel, tàu Santa Maria, v.v. Các nhà thám hiểm châu Âu có đủ điều kiện vật chất
và tinh thần để thực hiện những chuyến thám hiểm xuyên đại dương nhằm tìm
kiếm những con đường mới và những vùng đất mới.
2. Tiến trình phát kiến địa lý
Cho đến thế kỷ 15, người Châu Âu chỉ biết đến ba lục địa: Châu Âu, Châu Á và
Châu Phi, được nối với nhau bởi ba biển và được bao quanh bởi biển cả về mọi
phía. Nhưng vào thế kỷ XV, kiến thức của người châu Âu được bổ sung bằng lý
thuyết trái đất tròn, cho họ biết rằng nếu họ muốn đến Ấn Độ, họ có thể đi hai con
đường: đi vòng quanh châu Phi hoặc đi qua đại dương. Đi đầu trong các cuộc thám
hiểm vĩ đại vào thế kỷ 15 là hai quốc gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
 Những cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha
Năm 1415 Hoàng tử Henri – người được mệnh danh là Nhà hàng hải đã sáng lập ra
trường Hàng hải, Thiên văn và Địa Lí ở Evora. Ông là người có hiểu biết nhiều về
địa lí, thiên văn, họa đồ. Hằng năm, ông tổ chức những đoàn thăm dò từng đoạn bờ
biển ngắn ở châu Phi. Bằng nhiều chuyến đi, người Bồ Đào Nha dần dần phát hiện
một số đảo nhỏ ở Tây Phi và tiến hành khai thác mỏ vàng, mua các sản phẩm địa
phương (da thú, ngà voi…) và bán cho người da đen vũ khí, rượu, vải…. Năm
1417, người Bồ Đào Nha đã đến vùng biển ngang xích đạo, năm sau đến Guinea
rồi đến cửa sông Congo.
Năm 1486, nhà hàng hải B. Điaxơ (Dias) đi xuống phía Nam nhưng bị bão đánh đi
thật xa rồi giạt vào cực Nam châu Phi. Ông đặt tên là mũi Bảo Táp (sóng cao 20 –
24 m, mùa hè ở Hảo Vọng gió đến 120 km/h). Sau đó, ông nhìn thấy bờ biển phía
Đông và được một số hoa tiêu Hồi giáo hứa sẽ đưa ông sang Ấn Độ nên ông đổi
tên mũi Bảo Táp thành mũi Hảo Vọng. Nhưng vì hết lương thực nên đoàn thuyền
phải quay về.
Cuộc hành trình của Vaxcô dơ Gama (Vasco de Gama) là một chàng thủy thủ 28
tuổi với cá tính quả quyết, dũng cảm và lạnh lùng, tàn nhẫn. Một người rất đam mê
với những hoạt động hàng hải và từng học tại trường hàng hải của Hoàng tử Henri,
men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam của châu lục (nay là Mũi Háo vọng)
rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bờ biển phía tây Ẩn Độ. Đây là cuộc khám phá
đầu tiên của người châu Âu để tới phương Đông bằng đường biển.
 Ngày 18.9.1499, đoàn thuyền của Vasco da Gama về đến Bồ Đào Nha. Từ
đó, người Bồ Đào Nha đã độc chiếm con đường biển này suốt 18 năm trời.
Như vậy, người Bồ Đào Nha đã tìm được con đường sang châu Á từ hướng
Đông. Lúc này, người Tây Ban Nha cũng bắt đầu thực hiện những chuyến
thám hiểm về hướng Tây.
 Những cuộc phát kiến của người Tây Ban Nha
Xuất phát từ niềm tin Trái Đất hình cầu nên trong khi các nhà thám hiểm Bồ Đào
Nha đi sang hướng Đông thì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha lại đi sang hướng
Tây để tìm con đường mới sang châu Á.
Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtop Colong (Christophe Colomb) một
người Italia đã sống nhiều năm ở Tây Ban Nha, học tập và nghiên cứu về địa lí,
hàng hải. Cuốn Địa lí học của Ptolemy và cuốn Du kí của Marco Polo là những
cuốn sách mà Columbus say sưa đọc, tích lũy được nhiều kiến thức. Nhờ đó,
Columbus biết rằng Trái Đất hình tròn, khoảng cách giữa phía Đông và phía Tây bị
ngăn cách bởi biển cả nhưng rất gần với Ấn Độ, đã kí cam kết với đại biểu để nhận
được sự bảo trợ. Rời Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương đi về phía Tây và đến
Cuba. Thế nhưng, ông lại nhầm lẫn đây là vùng đất Tây Ấn Độ nên gọi thổ dân nơi
đây là “người Indians”
Tuy nhiên do sự nhầm lẫn của ông mà được một người ý là Vepuxo Amerigo
(Vepuce Amerigo) đã phát hiện ra một lục địa mới là Châu Mĩ. Ban đầu, người ta
tưởng lầm đấy là Ấn Độ nên gọi là Tây Ấn Độ hoặc Tân thế giới và gọi cư dân bản
địa là người Indian (Indians). Trong tập ghi chép năm 1504, Amerigo viết tên miền
đất lạ này là Mundus Novus (Tân Thế giới) – là vùng nằm giữa châu Âu và châu
Á. Năm 1507, nhà Bản đồ học người Đức đã in tấm bản đồ Tân Thế giới đầu tiên
và đặt tên vùng này là America để tỏ lòng tôn kính V. Amerigo. Từ đó, châu Mĩ
mang tên là America.
Cuộc thám hiểm vĩ đại nhất của Phecnang Magienlang (Fernand de Magenllan) đi
qua Đại Tây Dương để đến Châu Mĩ, rồi men xuống mỏm cực nam của châu lục,
vượt qua Thái Bình Dương tới một quần đảo, ngày nay là Philippin. Từ đây, đoàn
thuyền tiếp tục đi tới Ấn Độ rồi theo con đường của người Bồ Đào Nha, vòng qua
Châu Phi trở về Châu Âu. Đây là chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch
sử nhân loại.
II. Hệ quả cuộc phát kiến địa lý
Sau các cuộc phát kiến địa lý nhằm mục đích tìm kiếm các những vùng đất mới thì
nó mang những hệ quả tích cực và tiêu cực
 Hệ quả tích cực:
 Về địa lý: Tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại dương mới là Thái Bình
Dương và những con đường biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện
cho sự tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa.
 Về kinh tế:
 Mở rộng lãnh thổ thương mại thế giới
 Phạm vi kinh tế của tư bản châu Âu
 Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
 Hoạt động thương mại thế giới trở nên sôi động hơn với những tuyến
đường thương mại được hình thành nối liền các châu lục Á, Âu, Phi và
tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương (Âu - Phi - Mỹ).
 Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm thương mại: từ Địa Trung Hải ra Đại
Tây Dương, từ Lixbon đến Amtecdam và Luân Đôn.
 Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy
nhanh quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
 Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô
lớn...
 Về văn hóa: thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa
học phát triển...
 Hệ quả tiêu cực:
 Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc địa.
 Buôn bán nô lệ da đen.
III. Quan hệ quốc tế thời kỳ cận đại
Từ khi hình thành các quốc gia thì từ sớm đã xuất hiện mối giao lưu giữa các nước
láng giềng, và tiến hành những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
Trong điều kiện nền kinh tế tự nhiên thì vấn đề thương mại chưa trở thành mặt chủ
yếu trong các mối quan hệ giữa các nhà nước.
* Quan hệ thương mại:
- Buôn bán Âu-Á ngày càng mở rộng, đặc biệt là các nước Bồ Đào Nha, Italia, Hà
Lan, Ý và Đức. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, giai cấp tư sản Hà Lan đã có
10.000 tàu biển với 168.000 thủy thủ. Họ được mệnh danh là “những kẻ vận
chuyển đường biển”, những kẻ khuận vác của thế giới. Họ lập công ty Hà Lan xứ
Đông Ấn Độ.
- Buôn bán Âu-Mỹ : Tây Ban Nha tổ chức “Hệ thống hai đoàn tàu” đi về luân
chuyển trong 1 năm. Tây Ban Nha đưa đến Mỹ hàng năm 100 con tàu có sức chở
300-500 tấn, các trang bị quân sự, nhà buôn và ngựa, da lụa, vải, sắt, rượu và chở
về Tây Ban Nha vàng bạc và các loại đá quý.
- Buôn bán Phi-Âu-Mỹ: buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang châu Mỹ đã mang
rất nhiều lợi cho thương nhân châu Âu, một số thành phố của châu Âu đã giàu lên
nhanh chóng nhờ việc buôn bán nô lệ da đen.
* Ngôn ngữ văn hóa
- Châu Âu tiếp xúc nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của người da đỏ, nhất là
biết đến thuốc lá đầu tiên ở châu Mỹ đó là loại xì gà “Tobacos”.
- Châu Ấu lần đầu tiên biết được các từ: ngô, cà chua, ca cao… các từ “mais”,
“tubac”, “tomate”, “chocolat”… có nguồn gốc từ người Anhđian ở châu Mỹ.
- “Cao su” cũng là ngôn ngữ của người dân da đỏ châu Mỹ, “ Cao” có nghĩa là cây
và u-ch có nghĩa là chảy. Ngƣời da đỏ gọi “khóc cao u –chu” là “nhũng giọt nước
mắt của cây”. Sau cuộc thám hiểm của Côlômbô, người Châu Âu mới biết cây
này…
* Giao lưu văn hóa:
- Sau khi Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ, miền Trung và Nam của lục địa này là
nơi gặp gỡ giao thoa của văn hóa thuộc 3 nhóm chủng tộc lớn: người Anhđian,
người da đen châu Phi và người da trắng…
- Như vậy, những cuộc đi lại của các thương nhân nhà truyền giáo, dân di thực,
quân lính, nô lệ…người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương
Đông, người châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của
người châu Âu. Ở châu Mỹ, dần dần hình thành nên nền văn minh rất đa dạng, sự
hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa của người Âu, người Phi và người bản địa. Đặc
biệt là sự phát hiện của nền văn minh vốn có từ lâu đời của châu Mỹ được gọi là
văn minh tiền Côlômbô mà trước đây châu Phi chưa hề biết đến. Ở đó có 3 bộ tộc
người chính là Maya, Aztếch và Inca.
- Người Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản
là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành những công xã nông thôn. Nhiều công trình
kiến trúc bằng đá đồ sộ, có dán hình và cấu tạo giống khu kim tự tháp Aicập, có
chữ viết và tôn giáo riêng.
- Kết quả tất nhiên của những cuộc di chuyển dân cư là sự tăng cường giao lưu văn
hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc, trao đổi giống cây trồng ( ca cao,
thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công
nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa,
nhạc….).
- Một số ngôn ngữ châu Âu đƣợc sử dụng rộng rãi trong các thuộc địa như tiếng
Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp…
- Đó là trình vừa ảnh hưởng lẫn nhau giữa 3 dòng văn hóa Âu, Phi, Anhđian là quá
trình giao thoa, kết hợp hữa cơ để khai sinh ra một nền văn hóa mới- văn hóa Mỹ
Latinh, làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.
IV. Tổng kết
 Như vậy, phát kiến địa lý đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát
triển lịch sử thời kỳ cận đại. Và những cuộc phát kiến địa lý đã mở ra nền tri
thức cho con người, địa lý, hàng hải. Từ đó mà các nước phương Tây tích
lũy được nguồn tư bản nguyên thủy nhất để thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế
độ phong kiến, tạo điều kiện ra đời của chủ nghĩa tư bản.

You might also like