You are on page 1of 50

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.

1)
Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư,
ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu”
hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu
luyện của Phật gia và Đạo gia.

1. Hồng Lâu Mộng diễn giải điều gì?


Văn hóa Trung Hoa luôn xoay quanh quan niệm Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân ở
các tầng thứ cụ thể, với nội dung làm người thế nào, tu đạo ra sao, tu Phật
cách nào, ấy cũng chính là nội hàm sâu rộng của văn hóa.

Nội hàm thâm sâu này cũng chính là cái thần của văn hóa, ý nghĩa bề mặt của
văn tự nơi cảnh giới con người, lại chứa đựng nội hàm thông thấu thiên địa,
bao hàm tất cả thiên lý của Thần Đạo. Đây là ý nghĩa “văn dĩ tải đạo” của nền
văn hóa bán thần Trung Hoa. Tứ đại danh tác của đất nước này cũng chính là
mang tác dụng “văn dĩ tải đạo” vậy.

Một đạo lý, nói ra thì rất đơn giản, nhưng để lột tả hết mọi ý nghĩa từ tầng bề
mặt cho đến nội hàm ở mỗi cảnh giới, thì cần phải có một câu chuyện cụ thể
mới có thể truyền tải đầy đủ, và người ta mới có thể hiểu được. 

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” diễn giải về đạo lý làm người, lấy bối cảnh đặc thù
của lịch sử lúc ba thế lực tranh quyền làm chủ để diễn tả nội hàm của các
cảnh giới.

“Tây Du Ký” nói về con đường tu Phật, ở mỗi cảnh giới, mỗi tầng thứ đều có
các ma nạn để khảo nghiệm đến lúc công thành viên mãn.

“Thủy Hử Truyện” nói về đạo lý của kẻ trộm cướp, nghĩa lý của cường đạo,
tinh thần và nội tâm của cường đạo ở mỗi cảnh giới và tầng thứ khác nhau.

Khó hiểu nhất chính là “Hồng Lâu Mộng”, vậy “Hồng Lâu Mộng” nói về điều
gì?

Hồng Lâu Mộng kể về một khối đá tảng từ thời bà Nữ Oa đội đá vá trời, đã


khởi tâm phàm tục, cho rằng mình không đủ tài để bổ khuyết trời xanh, nên
muốn hạ xuống cõi trần một phen. Tảng đá biến thành khối ngọc thạch đi theo
vị thị giả tên Thần Anh, ở cung Xích Hà trên thượng giới, giáng hạ trần gian để
tu luyện. Ngoài ra còn có Giáng Chu tiên tử, người vì cảm ngộ ân nghĩa lúc thị
giả Thần Anh rưới cam lộ cho mình tu thành tiên mà trợ giúp việc Thần Anh
hạ trần.

Việc Thần Anh đầu thai xuống trần, mượn “ma tình” rèn giũa mình để thăng
hoa trong tu luyện với sự trợ giúp của Giáng Chu tiên tử, bởi tu luyện cần phải
có một hoàn cảnh thích hợp có sự phối hợp ở nhiều góc độ khác nhau, giống
như một màn kịch có vai chính vai phụ vậy.
Hoàn cảnh này chính là Ninh Quốc phủ và Vinh Quốc phủ cùng “đại quan
viên” trong Hồng Lâu Mộng; các sự phối hợp như các nhân vật trong “Kim
Lăng thập nhị thoa”…Hết thảy sự xuất hiện của vật và người trong câu chuyện
này đều cần thiết để giúp cho Thần Anh, lúc này chuyển sinh thành Giả Bảo
Ngọc, giác ngộ thế thái nhân tình, từ đó xuất gia tu luyện.

Khối “Bảo Ngọc thông linh”, vốn tự cho mình “bất tài chẳng thể vá trời xanh,
nên xuống hồng trần giỡn mấy năm”, đã chuyển sinh thành Lâm Đại Ngọc,
thường xuyên cảnh tỉnh Thần Anh “chớ vội lãng quên, tiên thọ vĩnh xương”,
cũng là để nhắc nhở Thần Anh lúc đang trong tình trường ma luyện mình, chớ
quên bản chân bản nguyện để trở về thiên giới.

– Hồng Lâu Mộng có nội hàm gồm chứa Tam Tài

1- Thọ ân phải báo đền. Đây là đạo lý ở cả trên thiên thượng và nhân gian.
Thần tiên thọ ân cũng phải báo đáp. Nhận bao nhiêu đức, đáp bấy nhiêu ân.

2- Cõi nhân gian là một “đại quan viên”, các sinh mệnh cao tầng mượn nó làm
hoàn cảnh, làm trường dạy đạo để phản bổn quy chân.

Trong các khảo nghiệm của thất tình lục dục, mang lấy thân người chịu đủ mọi
khổ sở trong tam giới, bị mê hoặc trong các quan niệm đã hình thành cả trăm
ngàn năm nay khi luân hồi, có thể siêu thoát xuất lai hay không? Đây chính là
nhân tố và điều kiện để người tu luyện thức giác mà phản bổn quy chân!
Trong các hoàn cảnh thuận nghịch, có thể phá mê, thức giác quay về bản tính
tiên thiên, bản chất chân chính của mình, ta sẽ công thành viên mãn, đắc đạo,
giải thoát.

3- Trong Hồng Lâu Mộng, Thần Anh là vai chính, còn các vai phụ là Tam Lăng
thập nhị thoa trong đó có Lâm Đại Ngọc. Từ hồi 1 đến hồi 5: “Trong cảnh
mộng, thập nhị thoa chỉ mê, uống rượu tiên diễn khúc hồng lâu mộng” cho biết
trước khi vai chính đầu thai, thì các vai phụ dần dần giáng thế, nhóm người
Vương Hi Phượng tuổi tác lớn dĩ nhiên xuống trần trước; nhóm “Tam Lăng
thập nhị thoa” xuống thế sau một đời”.

Tất cả như một kịch bản, mà đạo diễn đã sắp đặt từ đầu đến cuối. Cuộc đời
cũng như thế, mỗi người chúng ta đều đang diễn vai của mình. Mọi sinh hoạt,
thành công hay thất bại của ta đều đã được an bài, ta gọi đó là số mệnh. Diễn
tuồng xong rồi, ra sau hậu trường thì ai cũng như ai. Cuộc đời là vậy đấy, nào
khác chi giấc mộng.

Trong Hồng Lâu Mộng, một tăng một đạo luôn giảng về cách thức tu luyện
cùng phương thức độ người của Phật và Đạo, mượn Chân Sỹ Ẩn và sự giác
ngộ của Giả Bảo Ngọc lúc gia đình xảy ra biến cố mà luận đàm về “đời người
như giấc mộng”, chỉ có tu luyện mới là ý nghĩa thật sự của kiếp làm người! Từ
xưa đến nay vào cửa Phật và Đạo tu luyện thì nhiều, nhưng đắc đạo công
thành viên mãn lại chẳng có mấy ai, tại sao như thế?
Trong hồi I: “Chân Sỹ Ẩn trong mộng biết thông linh, Giả Vũ Thôn hồng trần
mong người đẹp”, nói rõ vì sao tu luyện thì nhiều, đắc đạo lại chẳng bao nhiêu!

Sỹ Ẩn thấy lòng người biến đổi, trong lòng chán nản, lại nghĩ đến biến cố vừa
qua, vừa tức vừa giận, càng thêm đau lòng. Một hôm chống gậy ra phố dạo
chơi cho thanh thản, chợt thấy một đạo sỹ chân đi khập khiễng, giày vải áo
rách, ngông ngông ngang ngang, vừa đi vừa ca:

  “Người đời ai cũng thích thần tiên,


  Mà việc công danh chẳng muốn quên.
  Tướng súy xưa nay đâu rồi vậy?
  Nhà hoang cỏ dại lấn bên thềm.
  Được làm thần tiên ai chẳng ham,
  Mà sao bạc tiền vẫn cứ tham.
  Tháng ngày cứ mải mê tích góp.
  Nhắm mắt xuôi tay, hận muôn ngàn.
  Được làm thần tiên ai cũng thích,
  Mà sao vợ đẹp vẫn mê mết.
  Ngày ngày lưu luyến bao tình cảm,
  Hai mắt nhắm rồi còn biết ai.
  Thế nhân đều thích làm thần tiên,
  Nhưng chuyện cháu con chẳng muốn quên.
  Cha mẹ có lòng nhưng chẳng rõ,
  Hiếu thuận cháu con ai giữ bền?” .

Sỹ Ẩn nghe thấy, liền đến hỏi: “Ông ca bài gì mà chỉ nghe thấy ‘tốt thôi’ tốt
thôi’ Vậy?”

Đạo sĩ cười đáp: “Nếu nghe được hai chữ ‘tốt thôi’ ‘tốt thôi’ thì cũng là sáng
suốt đấy. Mọi việc ở đời muốn “tốt” thì phải “thôi”, “thôi” được thì “tốt”, không
“thôi” được thì không “tốt”, “tốt” tức là “thôi”, “thôi” tức là “tốt”. Vì thế bài ca này
có tên là ‘tốt thôi’ vậy”.

Sỹ Ẩn vốn thông minh, nghe được, hiểu ra ngay, nói: “Thong thả cái đã! Để tôi
giải nghĩa bài ca này được không?”

Đạo sĩ cười, nói: “Giải thích đi”.

Sỹ Ẩn ngâm luôn:

 “Nay nhà vắng tanh, xưa đầy yến oanh,


 Nay cỏ dại tràn, xưa là vũ tràng,
 Tơ nhện giăng bít ngõ, màn the rủ lạnh lùng,
 Xưa nào phấn nào hương, giờ tóc đã pha sương,
 Nay nấm mộ tha phương, xưa lầu các uyên ương,
Xưa vàng bạc đầy rương, nay ăn xin bên đường,
Nói người mệnh dở hay, phận mình cũng lất lây,
Xưa học bao điều hay, giờ đây xấu quá tay,
Những chọn nơi yên ấm, lại rơi vào lầu xanh,
Kén chọn mũ xanh hồng, lại mắc vào cùm gông,
Trước áo rách co ro, ấm no lại so đo,
Kịch đời vai diễn đủ tuồng. Nào ai biết quê hương chính mình?
Nghĩ ra lại thẹn với lòng,
Bao lần chuyển kiếp có mong được gì?”
Đạo sĩ điên nghe xong, vỗ tay cười, nói: “Đúng lắm! Đúng lắm!”

Sỹ Ẩn thốt lời: “Đi thôi!”. Rồi đỡ lấy cái túi trên vai đạo nhân, vác lên lưng,
cùng đạo nhân kia đi luôn, không về nhà nữa.

Hồng lâu Mộng, mới đầu nói rõ, ai ai cũng biết làm thần tiên được tiêu dao tự
tại, nhưng lại không hiểu rằng: Vứt bỏ được nhân tâm ấy chính là thần tiên;
không buông bỏ được mọi chấp trước trong tâm, ấy chính là phàm nhân.

Thần tiên với phàm phu, giác ngộ với mê lạc chỉ sai khác ở một niệm. Đây là
bố cục ảo diệu của Hồng Lâu Mộng, mở đầu thông qua Chân Sỹ Ẩn mà nói
lên cái thâm ảo của sự tu luyện. Sau đó lấy chuyện tình duyên của Giả Bảo
Ngọc và Lâm Đại Ngọc mà diễn giải các khảo nghiệm ảo diệu trong tu luyện.

Việc tu luyện xem ra đơn giản, dù Phật hay Đạo đều dựa trên cơ sở là có
buông bỏ được nhân tâm hay không? Đây là chỗ Đạo gia gọi là phản bổn quy
chân, Phật gia kêu minh tâm kiến tánh. Tất cả đều lấy tu tâm làm chính.

Trong Hồng Lâu Mộng hàm ý trong câu: “Chân đến giả thì chân cũng giả, giả
đến chân thì giả cũng chân” cùng bài ca “tốt thôi” xuyên suốt toàn nội dung
cuốn truyện. Nó khiến ta suy tư: “Thế gian vạn sự vạn vật cái gì là chân, cái
chi là giả? Làm gì là tốt, việc gì nên thôi?”

Mấy câu hỏi trên, mấy ai lý giải cho thông! Giải được chỗ này là hiểu ý nghĩa
của kiếp làm người rồi vậy. Hồng Lâu Mộng cũng chính là được tạo ra để giải
cái đáp án này. Đây chính là mượn văn chương để giảng giải đạo lý, phá mê
cho thế gian này. Độc giả chỉ cần thông qua chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc
và Lâm Đại Ngọc mà hiểu được đạo lý của sự tu luyện.

Người đọc Hồng Lâu Mộng cần hiểu rõ: Giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc
không hề có bị kịch về ái tình, mà là Giáng Chu tiên tử và Thần Anh đầu thai
xuống trần, mượn trường tình ái mà kết thúc ước nguyện đã có trên thiên
thượng!

Tu luyện phải chịu khổ, trên thiên thượng không có khổ để chịu, nên không có
điều kiện để tu luyện, Giáng Chu tiên tử làm sao báo đáp được đại ân đại đức
của Thần Anh? Cõi trần là luyện ngục, chịu khổ trước mọi ma nạn thiện ác
cùng sự can nhiễu của thất tình lục dục đều là giả; mà trong cõi tình này, chịu
“nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí” để báo ân và trả nghiệp mới là thực chất
trong tu luyện.
Thế nào là tốt? Thế nào là thôi? Buông bỏ được mọi chấp trước là tốt! Thực
hiện được nguyện ước khi xuống thế mới là tốt, mà viên mãn trở về thế giới
ngày xưa của mình mới là thôi!

Thế nào là chân? Thế nào là giả? Cõi thế gian này chỉ là quán trọ tạm dừng
chân, là giả, nơi sinh ra sinh mệnh tối nguyên sơ của mình mới là quê hương
chân thật. Vì thất tình lục dục sai xử truy cầu danh lợi, được mất mà chịu khổ
tâm nhọc thân đều là giả.

Khi chịu ma luyện trong cái tình để báo ân cùng trả nghiệp, từ đó ngộ đạo
phản bổn quy chân mới là thật. Ta từ đâu lại, trở về nơi đó công thành viên
mãn lúc đó mới thôi. Đây mới là mục đích tốt đẹp nhất của kiếp người – Chân
đến giả thì chân cũng giả, giả đến chân thì giả cũng chân.

Nếu như giả Bảo Ngọc cùng Lâm Đại Ngọc, được thành chồng vợ sinh con đẻ
cháu, thi đậu thành danh, biết đâu họ sẽ bị mê ảo bởi thất tình lục dục, đừng
nói chi đến việc báo ân cùng trở về cảnh giới thần tiên, mà bản tính của họ sẽ
bị che lấp bởi vật dục, quên hẳn chính mình là Thần Anh và Giáng Chu tiên
tử, từ đó mãi mãi luân hồi nơi khổ hải, nguyện ước không thành mà còn mất
đi cả tiên duyên của mình. Có nên như vậy không?

Giáng Chu tiên tử sau khi hoàn thành ước nguyện đã rời đi. Mọi biến cố xảy
ra trong gia đình cũng như trong chuyện tình cảm, khiến Giả Bảo Ngọc giác
ngộ, xuất gia làm hòa thượng, hiểu rõ đời như giấc mộng, buông bỏ tất cả.

“Làm quan đấy, gia nghiệp điêu linh,


Phú quý đấy, bạc vàng tán tận,
Có âm đức, thấy chết lại sống,
Vô tình đấy, phân minh báo ứng,
Vay mạng đấy, ắt phải đền mạng,
Nợ nước mắt, khóc khô nước mắt,
Oan oan tương báo chớ coi thường,
Bi hoan ly hợp số định xong,
Muốn biết đời nay, xem đời trước,
Về già phú qúy, thật may mắn,
Hiểu rõ đời, tiến nhập không môn,
Còn mê mết, uổng cho một kiếp,
Thoát cõi tạm, trở về chốn cũ,
Tâm dứt hết ấy chân thanh tịnh”.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.2)

Thứ mà người tu luyện khó tu bỏ đi nhất là “tình”: Tình thân, tình yêu nam nữ,
tình bạn, tình phụ mẫu, yêu và ghét, thích và vui, v.v. “Hồng Lâu Mộng” còn có
tên gọi là “Tình Tăng Lục”, kể về vị đạo nhân Không Không ghi chép câu
chuyện “Thạch Đầu Ký”. Nhờ ghi chép lại “Thạch Đầu Ký” mà “Nhân không
kiến sắc, do sắc sinh tình, chuyển tình nhập sắc, tự sắc ngộ không” (Vì không
mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, chuyển tình nhập vào sắc, từ sắc ngộ ra
không). Xét từ góc độ này, chủ đề của “Hồng Lâu Mộng” còn có thể tổng kết
ra như sau: Nhìn thấu “xuân” tình của nhân gian, tự nhiên nhập vào không
môn.

2. Tình là chi?
Để giải việc này, đầu tiên ta hãy tìm nguyên nhân mà Không Không đạo nhân
đổi tên truyện này từ “Thạch Đầu ký” thành “Tình Tăng ký”. Đây chính là đoạn
mở đầu quan trọng trong Hồng Lâu Mộng, ta cần biết tam giới là gì cũng là
phải hiểu được tình là chi?

Trong phần mở đầu Hồng Lâu Mộng kể: Không Không đạo nhân nghe nói
xong, ngẫm nghĩ một hồi, xem kỹ “Thạch Đầu ký”  một lần nữa, thấy trong đây
tuy cũng có những lời chê kẻ nịnh, mắng người gian, diệt tà vạy, nhưng không
có ý biếm nhẽ thời thế.

Các việc liên quan tới luân thường đạo lý: Vua nhân, tôi trung, con hiếu, cha
hiền…thì hết lòng ca ngợi, không sách nào bì được.

Trong sách chủ yếu nói về tình, nhưng toàn là việc thật, không hề tô vẽ thêm
như các sách thiên về dâm tình hò hẹn. Nên đạo nhân đã ghi chép lại truyện
này để truyền hậu thế. Lại nhân vì chỗ này, Không Không đạo nhân thấy
từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình vào sắc, từ sắc mà
ngộ được không, nên đạo nhân đã đổi tên truyện từ “Thạch Đầu ký” ra “Tình
Tăng ký”.

Thế nào là “từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình
vào sắc, từ sắc mà ngộ được không”? Đầu tiên cần hiểu tam giới là gì?

Tam giới là cảnh giới thấp nhất trong phạm vi một vũ trụ. Đạo gia và Phật gia
đều nói về nó. Thật ra trong thần thoại Tây phương cũng có nói về tam giới,
chỉ là không nói rõ như trong văn hóa Trung Quốc mà thôi.

Tam giới tính từ dưới lên trên gồm ba tầng thứ lớn: Dục giới, sắc giới và vô
sắc giới. Mỗi tầng trên lại phân thành nhiều cảnh giới khác. Vì thế trong Đạo
và Phật gia có thuyết nói về chín tầng thiên và ba mươi ba tầng thiên.

Trong tam giới, bản thể cùng điều kiện sinh tồn của các sinh mệnh và vật chất
đều khác nhau. Cõi dục giới là thấp nhất, trên đường tu luyện, khi loại bỏ
được vướng mắc, ham muốn ở mọi mặt (kể cả tình dục), ta sẽ tiến nhập sang
cõi sắc giới, khi bỏ được sự phân chia, đánh giá về sắc chất, ta sẽ tiến sang
cõi vô sắc giới. Ở cõi vô sắc, người ta không còn ham muốn dục vọng, không
còn phân chia ta người nữa, nhưng vẫn còn có cái tình. Tu luyện tiếp, bỏ
được cái tình này là ta đã thoát ly tam giới. Con người ở nơi nhân gian chính
là cõi thấp nhất của cõi dục giới trong vũ trụ.
Trong tam giới thì cái tình là chủ tể, nó chi phối mọi tư duy và tư tưởng của
mọi chúng sinh. Bản chất của tình là vị tư, cảnh giới càng thấp, mọi trạng thái
của sinh mệnh càng ô trược.

Ta ví tam giới như một cái hồ với tình là nước trong đó, mọi sinh mệnh trong
tam giới đều bị tình chi phối, giống như cá không thể rời khỏi nước. Muốn ly
khai khỏi tam giới thì có một cách duy nhất là tu luyện tiến lên cao tầng và đây
chính là mục đích của sự tu luyện trong Phật và Đạo, giúp người thoát ly biển
khổ, vĩnh viễn không còn sinh tử luân hồi nữa. Động vật không mang tính
người nên không thể tu luyện, muốn tu luyện phải có thân người. Thân người
khó được Phật Pháp khó nghe là thế.

Ra ngoài tam giới là không còn bị cái tình khống chế nữa; cảnh giới càng cao
vật chất càng vi quan. Ở trong tam giới không thể nhìn được vật chất ở mức vi
quan, muốn tiến lên cao tầng, tâm phải buông bỏ tất cả, mọi vật chất trong
tam giới đều coi là “không” là “vô”, đạo đức của ta đồng hóa với tiêu chuẩn
đạo đức ở cảnh giới nào thì ta sẽ tiến nhập và thấy được mọi trạng thái ở
cảnh giới đó.

Những gì ở một cảnh giới nào đó mà ta không thấy, không nghe, không biết
được, không có nghĩa là cảnh giới đó không tồn tại mà là ta chưa đồng hóa và
tiến nhập vào cảnh giới đó nên không nhận thức được.

Không Không đạo nhân đọc Hồng Lâu Mộng mà ngộ đạo. Chứng tỏ, lúc đó
cảnh giới của ông đã tiến nhập vào trạng thái giữa nhập thế gian và xuất thế
gian “từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình vào sắc,
từ sắc mà ngộ được không”.

Sắc ở đây bao gồm cả vật chất hữu hình và vô hình, bản thân của tình là một
loại vật chất. Qua nội dung trong “Thạch Đầu ký” mà Không Không đạo nhân
thấu hiểu được sắc và tình nơi tâm mình, biết được bản chất tiên thiên của
mình vốn là thuần tịnh. Để phục hồi bản chất thuần tịnh của mình, cần từng
bước nâng cao tâm tính, đó gọi là tu tâm tính. Tu tâm rồi mới luyện thân!
Không Không đạo nhân nhờ đây mà ngộ đạo, nên mới đổi “Thạch Đầu ký”
thành “Tình Tăng lục”.

Tào Tuyết Cần thông qua cuộc đối thoại trong đoạn mở đầu đã nói về nhân
tính và Phật tính trong mỗi con người, nêu yếu chỉ và văn hóa tu luyện, từ đó
ai hữu duyên sẽ nhập đạo và ngộ đạo.

2.1. Trước và sau khi mất đi viên ngọc, Giả Bảo Ngọc là ai?

Người đọc Hồng Lâu Mộng, không phân được rõ Giả Bảo Ngọc là ai? Có
người cho Bảo Ngọc là Thạch Đầu chuyển sinh, có người cho Bảo Ngọc là
Thần Anh đầu thai. Các nhận định trên chỉ đúng một nửa, đây là vấn đề có
liên quan đến một bí mật trong sự tu luyện, gọi là “kỳ xá” (nhà kỳ diệu)!
Phần mở đầu, Hồng Lâu Mộng nói Thần Anh đầu thai xuống trần để tu luyện,
còn Thạch Đầu đi theo Thần Anh mà hoàn thành ước nguyện. Lúc kết chuyện
có đoạn đối thoại sau:

 Vũ Thôn hỏi: “Đã vậy thì hiện nay Bảo Ngọc ở đâu, chắc tiên sinh biết rõ?”
 Sỹ Ẩn đáp: “Bảo Ngọc tức là viên bảo ngọc, năm nọ trước khi hai phủ Vinh,
Ninh bị khám xét, Bảo Thoa và Đại Ngọc xa cách nhau, viên ngọc ấy đã sớm
rời khỏi cõi đời: Một là để tránh tai họa, hai là để nên đôi vợ chồng. Từ đó
duyên nợ hoàn thành, hình chất quy nhất, hồi phục tính linh thiêng, đậu cao,
con quý, thế mới tỏ rõ được ngọc này là vật kỳ diệu của trời đất.Trước kia do
Mang Mang đại sỹ và Diễu Diễu chân nhân mang nó xuống trần, nay hai vị ấy
đem nó về chốn cũ. Đó là nơi quy kết của Bảo Ngọc”.

Vậy sau khi viên ngọc ấy rời cõi đời, ai là Bảo Ngọc đây? Để trả lời câu hỏi
này, ta hãy tìm hiểu về “kỳ xá”.

“Kỳ xá”

“Xá” ở đây là thân thể người. Để tu luyện cần có một thân người. Thạch Đầu,
Thần Anh và Giáng Chu tiên tử đầu thai xuống trần không giống như những
người bình thường khác.

Những người bình thường đi đầu thai là do nghiệp lực luân báo, không thể tự
mình quyết định việc đầu thai mà do vị thần trông coi về việc này, an bài sự
luân hồi theo nghiệp thiện ác mà người ta mang theo. Các sinh mệnh trên cao
tầng chuyển kiếp xuống trần là do các thần ở tầng cao hơn an bài theo
nguyện ý, nguyện lực của họ.

Thần Anh và Giáng Chu tiên tử đầu thai là để kết thúc tiên duyên của họ
(Giáng Chu tiên tử chịu ân tưới cam lộ của Thần Anh), cũng đồng thời hoàn
thành ý nguyện của Thần Anh là muốn tu luyện lên tầng cao hơn.

Còn Thạch Đầu xuống trần (theo như phần đầu câu chuyện nói) là có ý
nguyện muốn hưởng mùi vinh hoa phú quý vài năm. Ý nguyện của Thạch Đầu
tượng trưng cho việc “cực tĩnh sinh động” hay “trong cái không sinh ra cái có”
để tiến hóa lên cao tầng, cũng như hồ nước càng lắng trong càng trông rõ
dưới đáy vậy.

Nhân gian là trường tu luyện. Khi Thần Anh sinh ra đời với tên là Giả Bảo
Ngọc, trong miệng có ngậm viên “thông linh bảo ngọc”. Đây chính là Thạch
Đầu cũng giáng thế theo sát Thần Anh, để nhắc nhở Thần Anh không quên
cội nguồn. Khi Thần Anh chưa kết thúc ân duyên với giáng Chu, thì “thông linh
bảo ngọc” tức là Thạch Đầu chi phối mọi suy nghĩ, mọi lời nói của xác thân
Giả Bảo Ngọc (cũng giống như phụ thể). Khi Thần Anh đã hoàn tất duyên nợ
với giáng Chu tiên tử, đồng thời duyên tu hành đã chín mùi, thì “thông linh bảo
ngọc ra đi, để chính Thần Anh làm chủ thân xác Giả Bảo Ngọc mà lo tu luyện
viên mãn.
Tóm lại, kể từ lúc Thần Anh đầu thai xuống trần có tên là Giả Bảo Ngọc cho
đến lúc viên ngọc mất đi, thì Thạch Đầu làm chủ thân xác Bảo Ngọc. Đây gọi
là “kỳ xá”. Đến khi viên ngọc mất đi cho đến lúc Bảo Ngọc xuất gia, thì Thần
Anh làm chủ thân xác Bảo Ngọc. Đây cũng gọi là “kỳ xá” vậy. Bởi vì Thạch
Đầu thì muốn xuống trần để hưởng vinh hoa, còn Thần Anh xuống trần là để
tu luyện, nên ở mỗi giai đoạn, lúc Thạch  Đầu làm chủ thân xác, và lúc Thần
Anh làm chủ thân xác, thì tính tình của Giả Bảo Ngọc hoàn toàn khác nhau là
thế.

2.2. Vì sao Diệu Ngọc tu luyện thất bại?

Để hiểu được vì sao Diệu Ngọc thất bại trong sự tu luyện, ta cần biết người tu
luyện cần có các phẩm chất nào?

Lấy chuyện bốn thầy trò Đường tăng trong Tây Du Ký mà tìm hiểu ưu khuyết
điểm của họ, từ đó sẽ rõ người tu luyện cần có phẩm hạnh chi.

Tây Du Ký là ngụ ngôn về việc tu Phật, có nội hàm rất thâm sâu. Tu Phật là
loại bỏ tham, sân, si biểu hiện qua mọi chấp trước về danh, lợi, tình mà tiến
đến viên mãn. Đường Tăng là chủ thể tu luyện, tính thiện lương, nhu thuận
không quyết đoán. Tôn Ngộ Không thần thông nóng nảy, biểu hiện của tính
sân hận, Bát Giới tham thực tham sắc đại diện cho tính tham, Sa Tăng một
lòng một dạ với thầy cùng huynh đệ biểu hiện cho tính si.

Trong mỗi người luôn tồn tại tính thiện và ác, vạn sự vạn vật đều do âm và
dương tương phụ tương thành, thầy trò Đường Tăng cũng thế, tu luyện chính
là quá trình thanh trừ ma tính, thăng hoa và viên mãn Phật tính nơi mình.

Đường Tăng biết rõ con đường thỉnh kinh là muôn ngàn gian khổ, thập tử nhất
sinh mà vẫn kiên định lập trường quyết đi tới Tây phương. Đường Tăng có tín
tâm, có hoằng nguyện đại thiện đại từ bi cứu độ chúng sinh trước sau không
thay đổi. Tu luyện lúc nào cũng như thuở ban đầu ắt sẽ thành công viên mãn!
Người tu luyện chân chính cũng cần có ý chí kiên quyết loại trừ ma chướng,
không ngán ngại gian khổ như Tôn Hành Giả, đồng thời cũng cần có tính thực
tế của Bát Giới và khả năng cần cù nhẫn nại của Sa Tăng.

Ưu điểm của thầy trò Đường Tăng quyết lòng thỉnh kinh để cứu độ chúng
sinh, đây là biểu hiện của chữ Thiện. Kiên quyết theo chân lý không đổi lòng
thay dạ, là biểu hiện của chữ Chân, khoan dung nhẫn nại chịu khó chịu khổ, là
biểu hiện của chữ Nhẫn. Tu luyện là tu theo Chân – Thiện – Nhẫn vậy.

Quay lại Hồng Lâu Mộng, ta thấy Diệu Ngọc không hề có tính cách nào thể
hiện về Chân – Thiện – Nhẫn, lại không thể chịu khổ, sinh hoạt lại hào hoa
phóng đãng đến ngay cả người trong nhà họ Giả cũng không bì kịp.

Theo chuyện kể (ở hồi 41) thì khi một chén ngọc thật quý mà có người thường
dân dùng rồi, Diệu Ngọc cũng vất bỏ đi vì sợ bẩn, cô ta xuất gia là vì sợ người
thế tục làm ô uế cái vỏ hào nhoáng của mình, chứ không phải vì giác ngộ “đời
là biển khổ” mà xuất gia như Giả Bảo Ngọc. Tóm lại Diệu Ngọc tu luyện không
đúng theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn nên mới thất bại.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.3)

3. Hồng Lâu Mộng với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý căn bản của vũ trụ, ở mỗi tầng thứ, cảnh
giới khác nhau nó có biểu hiện khác nhau. Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn
duy nhất để xác định cái gì là tốt, cái gì là xấu trong vũ trụ.

Thế gian là thùng thuốc nhuộm lớn, với ba chất nhuộm làm ô nhiễm người ta,
đó là: Danh, lợi, tình. Vì danh lợi tình làm ô nhiễm mà con người mất đi bản
chất thiện lương tiên thiên của mình, đạo đức bại hoại, nhân tâm đảo điên.

Nếu ai thức giác, biết dựa theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để điều chỉnh
lại con người của mình, nâng cao tâm tính, khôi phục lại đạo đức phẩm hạnh,
thì sẽ thoát khỏi sự trói buộc của danh lợi tình, sớm phản bổn quy chân, trở về
quê hương đích thực của mình.

Hồng Lâu Mộng kể rằng: Có một khối đá tảng (Thạch đầu) do bà Nữ Oa tinh
luyện dùng để vá trời, nhưng còn sót lại, nằm lẻ loi bên chân núi Thanh
Ngạnh. Do được tinh luyện nên Thạch đầu có đầy đủ tính linh. Một hôm nó
nghe được hai vị Mang Mang đại sĩ và Diểu Diểu chân nhân nói về việc thế
gian. Thạch đầu liền xin hai vị này đem nó xuống trần để trải nghiệm “mùi đời”,
nó sẵn sàng chấp nhận mọi đắng cay chua ngọt không than oán, miễn sao
được nếm trải mới thôi.

Lúc ấy, Thần Anh cũng xin xuống trần để tu luyện nâng cao tầng thứ. Giáng
Chu tiên tử vì thọ ân Thần Anh hàng ngày tưới cam lộ cho mình, cũng tình
nguyện theo xuống, lấy nước mắt để đền ơn cam lộ của Thần Anh.

Chính như thế, Mang Mang đại sĩ, Diểu Diểu chân Nhân đã mang Thạch đầu
cùng Thần Anh, Giáng Chu cho đầu thai xuống trần mà hoàn thành ước
nguyện…Đồng thời cũng để Thạch đầu nhắc nhở Thần Anh đừng quá mê trần
mà quên cội nguồn.

Qua tìm hiểu nội hàm ở đoạn này, ta có thể nói:

Diểu Diểu chân nhân là người tu theo Đạo, dưỡng tính tu chân, nên tượng
trưng cho chữ Chân.
Mang Mang đại sĩ là người tu theo Phật, từ bi cứu khổ, nên tượng trưng cho
chữ Thiện.

Thạch đầu (khối đá tảng linh thông), cứng rắn, chai lỳ bất động trước mọi biến
động, nên tượng trưng cho chữ Nhẫn.

Như vậy Thạch đầu, Thần Anh và Giáng Chu khi đi đầu thai, đã mang theo
nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để bảo hộ lấy mình.

Khi sinh ra đời với xác thân phàm tục là Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc nhờ
dựa vào tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, họ hoàn thành tốt trách nhiệm và
ước nguyện: Thạch đầu đã trải nghiệm thế thái nhân tình đồng thời giúp Thần
Anh tiến bước trên con đường tu luyện qua xác thân Giả Bảo Ngọc. Giáng
Chu tiên tử với thân xác Lâm Đại Ngọc đã đem nước mắt để trả nợ ân tình
theo như nguyện ước. Cuối cùng  họ được phản bổn quy chân, nâng cao tầng
thứ của mình.

Dựa vào Chân – Thiện – Nhẫn mà hoàn thành trách nhiệm cùng ước nguyện
như thế nào?  

Với Thạch đầu, lúc đang làm chủ xác thân Giả Bảo Ngọc:  Được xuống trần
theo sở nguyện là trải nghiệm mùi đời một cách chân thực (Chân). Nhắc nhở
và giúp Thần Anh tiến bước trên con đường tu luyện không quên cội nguồn
(Thiện). Nhẫn nại, chịu đựng mọi sóng gió của đời mà không than oán (Nhẫn).

Với Giáng Chu tiên tử lúc đầu thai mang xác thân Lâm Đại Ngọc:  Hoàn thành
ước nguyện trả ơn hết sức chân thành (Chân). Lấy nước mắt đền trả ân tình
(Thiện). Cam chịu mọi đau khổ từ lúc yêu cho đến lúc nhắm mắt lìa trần
(Nhẫn).

Ân rưới cam lộ, đền nước mắt,


Nuốt cay ngậm đắng tình chân thật,
Thương yêu tha thứ không hờn oán,
Đền nghĩa tình xưa nên chấp nhận.

Thạch đầu và Giáng Chu nâng cao tầng thứ của mình ra sao?

Với Thạch đầu, đầu tiên chỉ là khối đá tảng đầy đủ tính linh, điều này có hàm ý
chỉ một người đang ở cảnh giới bất động tâm trước mọi hoàn cảnh (hòn đá
ám chỉ sự chai lỳ không có cảm xúc). Đây là cảnh giới của sơ cấp La Hán, lo
tự độ lấy mình (độ kỷ).

Sau khi đầu thai xuống trần nếm trải mùi đời, lúc mãn hạn trở về chốn xưa.
Thạch đầu vẫn là khối đá tảng năm xưa, nhưng lần này trên khối đá có bài
“Thạch đầu ký” ghi lại đầy đủ hoạt cảnh của trần gian: Bi hoan ly hợp, nhằm
cảnh tỉnh thế nhân, giúp người đời thức giác tìm đường phản bổn quy chân.
Như vậy, lúc này Thạch đầu đã tạo nên uy đức cho mình, đó là cứu độ chúng
sinh. Đây là cảnh giới của Bồ Tát.
Tóm lại Thạch đầu từ lúc xuống trần đến lúc trở về, tượng trưng cho người tu
luyện đã nâng cao tầng thứ của mình từ La Hán lên Bồ Tát.

Còn Giáng Chu khi bỏ xác trần, nguyên thần trở về Thái Hư tiên cảnh với quả
vị cao hơn trước, đó là Tiêu Tương phi tử.

Qua tìm hiểu hàm ý của đoạn chuyện này trong Hồng Lâu Mộng, ta thấy dù
người đời hay người tu luyện, nếu muốn được an lạc và hoàn thành lý tưởng
của mình, thì phải biết áp dụng tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn vào sinh hoạt
hàng ngày để hóa giải mọi mâu thuẫn cùng nâng cao tâm tính của mình.

Được và mất trong mối tình của Lâm Đại Ngọc

Nếu không có Giáng Chu tiên tử bởi cảm ân đức của Thần Anh thị giả mà
nguyện đem nước mắt để báo đền ân ấy, thì làm sao dưới trần gian có Lâm
Đại Ngọc khóc cho mối tình của mình với Bảo Ngọc? Mọi sự đều không phải
ngẫu nhiên.

Nếu không có một Lâm Đại Ngọc “khổ kỳ tâm chí” tan ruột nát lòng khóc cho
mối tình oan trái, thì làm sao Giáng Chu tiên tử nâng cao tầng thứ của mình
thành Tiêu Tương phi tử?

Tất cả đều nằm trong quan hệ giữa mất và được: Đại Ngọc chịu đau khổ, chịu
mất mát duyên tình, từ đó được tiêu nghiệp, nguyên thần được thăng hoa
tầng thứ thành Tiêu Tương phi tử.

Ở dưới cõi trần, cái đau khổ của Đại Ngọc là đau khổ thật sự, là tan nát cõi
lòng, thì cái được thăng hoa tầng thứ của Giáng Chu là cái được thực sự,
hạnh phúc thực sự nơi cõi vĩnh hằng.

Với người đời, muốn được giàu sang hạnh phúc mà không chịu lao động chân
chính, chịu phó xuất, thì nếu có giàu sang hạnh phúc thì cũng chỉ là hư ảo.
Với người tu luyện nếu không chịu nhọc thân khổ não để giải nghiệp thì không
thể nâng cao tầng thứ được.

Chủ hồn và phó hồn

Giới tu luyện nói rằng, trong mỗi người chúng ta đều có chủ hồn (chủ nguyên
thần) và phó hồn (phó nguyên thần). Chủ hồn làm chủ xác thân, lo mọi việc
sinh hoạt của xác thân ở trần gian, còn phó hồn chủ yếu là lo nhắc nhở chủ
hồn sinh hoạt sao cho đúng luân lý đạo đức. Phó hồn có thể xem là “tiếng nói
của lương tâm” nơi mỗi người chúng ta vậy.

Hồng Lâu mộng, ngay phần đầu, nói Thạch đầu xuống trần, ngoài việc trải
nghiệm tình đời, còn có nhiệm vụ nhắc nhở Thần Anh thị giả không quên cội
nguồn, lo tu để trở về. Khi đầu thai xuống trần thì Thạch đầu và Thần Anh có
cùng một thân xác mang tên Giả Bảo Ngọc. Vậy ta có thể nói Thần Anh là chủ
hồn (chủ nguyên thần) còn Thạch đầu là phó hồn (phó nguyên thần). Nhờ có
Thạch đầu cảnh tỉnh mà cuối cùng Thần Anh trong xác thân Bảo Ngọc thức
giác tìm đường tu hành là thế…

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.4)

4. Hồng Lâu Mộng với các tầng thứ sinh mệnh


Vũ trụ có vô số tầng thứ tương ứng với các chủng loại tâm tính. Trong Hồng
Lâu Mộng nêu ra ba tầng thứ cơ bản, giúp con người nhận ra vị trí tâm tính
hiện tại của mình mà từ đó nâng cao tâm tính tiến lên cao tầng.

Tầng thứ của người hiền: Người tốt hưởng phúc báo tại thế gian 

Khi nhắc đến tác phẩm Hồng Lâu Mộng, người ta biết ngay tác giả là Tào
Tuyết Cần.
Xét ở nghĩa bề mặt của văn tự, thì Hồng Lâu Mộng diễn tả mọi nếp sinh hoạt
với đủ loại tâm tính, tính khí, tính cách của mỗi nhân vật trong hai phủ Ninh và
Vinh.

Ta có thể nói Hồng Lâu Mộng là một thế gian thu nhỏ, Tào Tuyết Cần đã lột tả
mọi trạng thái tâm lý của con người trước cám dỗ của danh vọng, lợi lộc, tình
cảm. Người đọc ở đây có thấy được con người chính mình hay bạn bè của
mình ở trong tác phẩm.

Các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng đa phần là những người đã tích được
phúc lành ở những kiếp trước, nên qua kiếp này họ được sống trong cảnh
giàu sang nhung gấm, vì chưa nghĩ đến tu luyện nên họ vẫn đầy đủ mọi thất
tình lục dục, mọi hỷ nộ ái ố trong sinh hoạt…

Phần một của chuyện, đã nói rõ:

Đầy trang truyện hoang đường;


Chua cay lẫn khóc thương;
Nhưng đừng cho là huyễn;
Hàm ý chứa toàn chương.

Ở một góc độ nào đó, Tào Tuyết Cần đại diện cho những người biết “ẩn ác
dương thiện” tuyên dương luân lý đạo đức, bài trừ mọi tệ nạn xấu ác. Đó là
những người chỉ muốn làm người tốt trên thế gian, được hưởng mọi tiện nghi
hạnh phúc.

Đây là tầng thứ bề mặt của Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần: Tầng thứ của
những người hiền hưởng phúc báo tại cõi trần.

Tầng thứ của những người tu luyện: “Không Không đạo nhân” với “Tình
Tăng Lục”

Đối với những người ở tầng thứ này, Hồng Lâu Mộng giúp họ cảnh tỉnh nhìn
lại mình mà buông bỏ mọi vọng tưởng chấp trước. Ở tầng thứ này Hồng Lâu
Mộng có tên là “Tình Tăng Lục” và gắn liền với “Không Không đạo nhân”.

Truyện kể: Trải qua mấy đời mấy kiếp, có vị “Không Không đạo nhân” đi tầm
sư học đạo, qua đỉnh Vô Kê núi Đại Hoang, đến chân núi Thanh Ngạnh, chợt
trông thấy một tảng đá lớn trên  đó có bài “Thạch đầu ký” ghi lại sự trải nghiệm
về danh lợi tình của hòn đá nơi cõi trần.
Nhờ coi bài “Thạch đầu ký” này mà đạo nhân ngộ được “từ không mà có sắc,
do sắc mà sinh tình, từ tình chuyển thành sắc, cuối cùng từ sắc trở về không”.
Do đó Không Không đạo nhân đã đổi tên bài “Thạch đầu ký” này thành “Tình
Tăng Lục” và đổi tên mình là Tình Tăng.

Thế nào là “Không Không đạo nhân”?

 – “Không Không” có hàm ý là “thân không” và “tâm không”, “thân không trong
ngũ hành, tâm không còn trong tam giới”.

– Đạo nhân: Người tiến bước trên đường tu luyện.

Vậy “Không Không đạo nhân” tượng trưng cho người tu luyện đang tìm cách
đạt tới trạng thái “thân không” và “tâm không”, không còn chấp trước, vướng
mắc bất cứ điều gì của thế gian nữa.

Thế còn “Tình Tăng”?

– Tình: Tượng trưng cho cõi thế gian này. Tăng: Người tu luyện.

– Như thế “Tình Tăng” tượng trưng cho người tu luyện ở ngay giữa chợ đời,
không trốn tránh mọi mâu thuẫn trong sinh hoạt để nâng cao tâm tính.

Tóm lại: “Tình Tăng Lục” với “Không Không đạo nhân” là cảnh giới của những
người tu luyện ngay trong đời thường, không trốn tránh sinh hoạt nơi thế gian
mà tiến bước trên con đường phá bỏ mọi chấp trước, tiến đến viên mãn
.
-Từ trên cao tầng vô vi thanh tịnh, thệ ước cùng Sư Phụ xuống thế gian cứu
độ chúng sinh. Đó là “từ không mà có sắc”.

– Xuống trần gian chịu sự cám dỗ của vật chất thế gian: Danh, lợi, tình mà
quên thệ ước, đắm chìm trong vật dục (sắc) mà sinh ra đủ mọi cảm xúc vui
buồn thương ghét…thất tình lục dục (tình). Đó là “do sắc mà sinh tình”.

– Ở trong cõi “tình” này, nhờ Sư Phụ điểm hóa, thức giác, đắc Pháp, dựa theo
Chân – Thiện – Nhẫn mà lo tu luyện cá nhân cùng cứu độ chúng sinh như thệ
ước. Đó là “từ tình chuyển thành sắc”.

– Làm tròn nguyện ước, theo Sư Phụ trở về nơi vô vi thanh tịnh, phản bổn quy
chân. Đó là “từ sắc trở về không

Tầng thứ của các bậc Giác giả: Thạch đầu với Thạch đầu ký

Như đã nói Thạch đầu tượng trưng cho người đã đạt được “bất động tâm
trước mọi hoàn cảnh”.
“Thạch đầu ký” ghi lại mọi trạng thái sinh hoạt của hai phủ Ninh, Vinh tượng
trưng cho thế gian thu nhỏ.

Vậy Thạch đầu với Thạch đầu ký tượng trưng cho cảnh giới của các bậc Giác
giả, tâm không còn vướng mắc, họ lặng lẽ nhìn người đời vì vô minh không
hiểu biết mà ngụp lặn trong ảo mộng, các Giác giả không chê cũng không
khen, họ tùy cơ duyên mà thị hiện độ hóa chúng sinh.

Chân Sỹ Ẩn với sự buông bỏ

Chân Sỹ Ẩn là một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng. Một hôm, Chân Sỹ Ẩn
bồng con ra ngoài dạo phố, chợt trông thấy nhà sư chốc đầu đi cùng một đạo
sỹ thọt chân, cả hai vừa đi vừa nói như khùng điên. Nhà sư bỗng chỉ vào Sỹ
Ẩn nói to: “Thí chủ! Bé này có mệnh không có vận, làm lụy cha mẹ, ẵm nó làm
gì?”

Sỹ Ẩn cho là lời rồ dại, không thèm chấp.

Nhà sư thấy thế lại nói: “Thí chủ cho đi! Thí chủ cho đi!”

Sỹ Ẩn khó chịu, bồng con toan quay vào nhà. Nhà sư trỏ vào Sỹ Ẩn cười ồ,
ngâm:

“Nuông con, chú ngốc chơi!


Gương Lăng tuyết  pha phôi;
Nguyên tiêu coi chừng đấy;
Lửa khói phải buông thôi”.

Đọc qua câu “thí chủ! Đứa bé này có mệnh không có vận, làm lụy cha mẹ, ẵm
nó làm gì?” Hẳn ai cũng cho là nhà sư nói về đứa bé. Đây chỉ là nghĩa văn tự
ở bề mặt. Còn hàm nghĩa của câu này rất ý vị:

 “Đứa bé” đại diện cho con người.


 “Có mệnh” nghĩa là “được làm người”.
 “Không có vận” nghĩa là “không phải để hưởng thụ kiếp làm người”.
 “Làm lụy cha mẹ” nghĩa là làm “cản trở con đường trở về nguồn cội”.
 “Ẵm nó làm gì?” nghĩa là “đừng có mê nữa”.

Như vậy nguyên câu “thí chủ! Đứa bé này có mệnh không có vận, làm lụy cha
mẹ, ẵm nó làm gì?”

Ta nên hiểu là: “Làm người không phải để hưởng kiếp làm người, phải lo tu
luyện để trở về, đừng có mê đời nữa!”

Còn câu: “Thí chủ cho đi! Thí chủ cho đi!”

Có hàm ý là: “Hãy buông bỏ mọi chấp trước đi, buông hết đi!”
Tóm lại hai câu nói của nhà sư có hàm ý nhắc nhở:

Làm người không phải để hưởng kiếp làm người, phải lo tu luyện để trở
về, đừng có mê đời nữa! Hãy buông bỏ mọi chấp trước đi, buông hết đi!
Nhà sư muốn nhắc nhở Sỹ Ẩn không nên mê muội việc đời nữa mà hãy lo tu
tìm đường trở về. Nhưng  lúc ấy “ngộ tính” của Sỹ Ẩn không cao, nên không
hiểu gì. Mãi đến khi xảy ra sự việc: Con thất lạc, nhà cháy, sự nghiệp tiêu tan.
Sỹ Ẩn mới chán đời, khi gặp lại đạo sỹ thọt chân ca bài “tốt thôi”, Sỹ Ẩn mới
buông bỏ hết mà đi tu.
Lão Tử nói: “Thượng sỹ văn đạo cần nhi hành chi, trung sỹ văn đạo nhược tồn
nhược vong…”

Nghĩa là bậc thượng trí chỉ nói một lời là hiểu thấu, buông bỏ ngay. Còn người
trung bình thì lúc nhớ lúc quên, cần phải nhắc nhở bằng cách cho vấp ngã,
cho đụng chuyện mới hiểu ra vấn đề, mà buông bỏ.

Chúng ta cũng như Sỹ Ẩn trong đây, đều là những người trung căn. Phải có
mâu thuẫn, có va chạm khiến ta vấp ngã rồi mới giác ngộ mà buông dần chấp
trước vậy.

Nếu muốn có gì liền có nấy;


Làm thần tiên chi cho thêm mệt;
Phải có chua cay hòa nước mắt;
Mới nhìn lại mình, hết mê mết.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.5)
Trong phần 4, Hồng Lâu Mộng đã nhắc tới các tầng thứ trong vũ trụ, mỗi từng
tầng thứ sẽ tương ứng với các chủng tâm tính khác nhau. Con người nhận ra
vị trí tâm tính của mình ở hiện tại mà từ đó buông bỏ chấp trước, tiến lên cao
tầng. Làm người không phải để hưởng kiếp làm người, phải lo tu luyện trở về,
đừng có mê đời nữa. 
5. Hồng Lâu Mộng với “bất động tâm trước mọi hoàn cảnh” 

Con người ta khi đứng trước một hoàn cảnh bất hạnh: Tai nạn, bệnh tật, mất
mát tình tiền danh lợi…Nếu các việc đó xảy ra đối với người dưng thì ta có thể
khởi chút thương cảm, rồi hoàn toàn dửng dưng không chút bận tâm. Còn nếu
nó xảy ra đối với chính ta hoặc người thân của ta thì ta lại bấn loạn, đứng ngồi
không yên, lo lắng âu sầu, thậm chí có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc
như tự tử vì tình, giết nhau vì tranh giành, ấu đả bởi mâu thuẫn…

Tại sao như vậy? Đó là vì cái tình. Con người ta vì vướng mắc vào cái tình
mà khởi lên mọi buồn vui thương ghét…Cái gì của tôi hay liên quan với tôi thì
tôi mến tôi yêu, tôi lưu luyến, lo ôm giữ, cất giấu. Khi bị tổn hại mất mát thì tôi
buồn khổ khóc hận.

Người xưa nói: “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”.
Việc người thì không quan hệ đến ta, nên tâm ta không động, không bị cái tình
làm che mất lý trí, nên ta nhìn nhận phán đoán nó được khách quan. Việc của
mình thì tâm ta bị cái tình làm vẩn đục, che lấp trí huệ nên ta bị…quáng là vậy.

Ta phải làm sao khi việc xảy ra với mình hay với người thân của mình, ta vẫn
“bất động tâm” để giải quyết cho tốt đây?
Trong hồi thứ hai, Hồng Lâu Mộng tả lại việc Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ
Thôn gặp nhau, bàn luận về chuyện của hai phủ Vinh quốc Công và Ninh
quốc Công. Họ bàn đủ chuyện về người trong hai phủ, từng chi tiết một, từ
việc nhỏ đến việc lớn, thịnh suy vui buồn…, người trong phủ tính tình thế nào,
sinh con đẻ cái ra sao…không việc nào là không nói tới.

Sau cùng, Vũ Thôn nghe xong cười nói: “Thế mới biết tôi nói không nhầm.
Mấy người mà tôi nói đây có lẽ là bẩm thụ cả hai thứ chính và tà khí hỗn hợp
nhau mà sinh ra chăng? Họ cùng hội cùng thuyền với nhau cũng chưa biết
chừng”.

Tử Hưng: “Chính cũng kệ! Tà cũng kệ! Chỉ nói chuyện người thôi, ta hãy uống
rượu cho vui”.

Vũ Thôn: “Có nói chuyện mới uống được nhiều rượu”.

Tử Hưng cười: “Nói chuyện phiếm của người càng thêm hào hứng, thì uống
mấy chén nữa cũng chẳng sao!”

Xét về nghĩa văn tự, ta thấy Tử Hưng cùng Vũ Thôn đang bàn toán chuyện
của người dưng, dù chuyện đó có kinh thiên động địa tới đâu, đối hai người
cũng chỉ là chuyện phiếm, không động đến tâm của họ được.

Còn về hàm nghĩa bên trong của đoạn này là muốn nhắc nhở chúng ta: Trong
sinh hoạt hàng ngày muốn không bị động tâm, hãy bắt chước như Tử Hưng
và Vũ Thôn, xem mọi việc như câu chuyện phiếm, những gì mắt thấy tai nghe,
giống như ta đang nghe một câu chuyện kể, đang xem một vở kịch, trong đó
nội dung của nó đã được an bài từ trước, có đầu có đuôi, có nhân có quả…Ta
có cưỡng cầu, giành giật cũng chẳng được, cứ tùy kỳ tự nhiên. Nhờ có suy
nghĩ như vậy, khi có việc xảy đến, mâu thuẫn xảy ra, lòng ta sẽ bình thản mà
đón nhận sự việc như nó đang là như vậy. Như thế ta đã nâng cao tâm tính,
thực hiện được “bất động tâm trước mọi hoàn cảnh” rồi đó.

Nếu rõ biết trần gian là huyễn mộng,


Thì còn gì mơ ước lẫn chờ trông.
Đời – biển khổ, tình – trái ngang nước mắt,
Ôm sầu chi cho thêm nặng cõi lòng?
Buông buông hết cho lòng ta thanh thản,
Mặc cho đời danh lợi với khen chê.
Sướng vui chi rồi cũng lại ê chề,
Tâm bất động, ta nguyện về gốc cũ.

Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc nối vòng châu thiên
Giáng Chu đầu thai làm Lâm Đại Ngọc, mẹ là Giả Mẫn, gia đình sống ở
Dương Châu. Khi mẹ mất, Đại Ngọc về quê ngoại sống cùng bà ngoại và bà
con thân thuộc ở phủ Vinh. Tai phủ Vinh, lần đầu tiên Đại Ngọc và Bảo Ngọc
gặp nhau kể từ khi hai người đầu thai xuống thế. Sự gặp gỡ giữa Đại Ngọc và
Bảo Ngọc chính là nối vòng châu thiên.

Nối vòng châu thiên nào?

Sự gặp gỡ của Thần Anh và Giáng Chu trên thiên thượng, kết nối với việc Đại
Ngọc gặp Bảo Ngọc dưới trần gian, tượng trưng cho việc thiên địa tuần hoàn,
châu nhi phục thủy, nối vòng châu thiên trong bản thể.

Tiểu châu thiên khai thông là ta không còn bệnh tật nữa. Trên thiên thượng,
hàng ngày Thần Anh và giáng Chu gặp nhau, không có khổ đau tật bệnh. Điều
này tượng trưng cho việc khai thông vòng tiểu châu thiên.

Khai thông đại châu thiên là bắt đầu tiến bước trên đường tu luyện. Các cung
các phòng trong phủ Vinh, tượng trưng cho các mạch lạc trong bản thể người
ta.

Khi đến phủ Vinh, Đại Ngọc phải đi đến các cung các phòng, gặp gỡ mọi
người, sau cùng mới gặp Bảo Ngọc. Điều này có hàm ý là lúc này tất cả các
mạch lạc trong cơ thể được liên kết với nhau tạo thành một vòng kín, đó là
vòng đại châu thiên. Giờ đây Bảo Ngọc và Đại Ngọc mới chính thức bước vào
môi trường tu luyện vậy.

Phản bổn quy chân:

“Đại Ngọc sống với cha mẹ ở Dương Châu” tượng trưng cho người ta đang
sống ở cõi trần.
“Đại Ngọc mất mẹ, rời bỏ Dương Châu” đại diện cho người hiểu được đời là
cõi tạm nên buông bỏ mọi tham luyến mong cầu.

“Tìm về quê ngoại” có nghĩa là “phản bổn quy chân” tìm về nguồn cội.

Vậy câu “khi mẹ mất, Đại Ngọc tìm về quê ngoại sinh sống” nhắc nhở ta rằng,
khi thức giác biết được đời là cõi tạm thì cần buông bỏ mọi chấp trước tham
cầu nơi tâm, mau mau tìm đường phản bổn quy chân trở về nguồn cội đích
thực của mình.

Làm thế nào để phản bổn quy chân?

Cổ nhân có câu: Nhân dục tịnh tận thiên lý lưu hành. Có nghĩa là khi người ta
hoàn toàn buông bỏ mọi dục vọng ham muốn trong lòng thì Pháp lý của vũ trụ
sẽ tịnh hóa bản thể của ta lên cao tầng.

Trong Hồng Lâu Mộng đã diễn ý này qua câu chuyện: Lãnh Tử Hưng cùng
Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm và chuyện Đại Ngọc về quê.

Truyện diễn tả việc Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm về
người của hai phủ Vinh, Ninh trước rồi sau đó mới nói việc Đại Ngọc mất mẹ,
rời Dương Châu, về quê ngoại sinh sống.

Như đã nói Lãnh Tử Hưng cùng Giả Vũ Thôn nói chuyện phiếm về hai phủ
Ninh Vinh tượng trưng cho pháp “bất động tâm”. Còn việc Đại Ngọc về quê
tượng trưng cho “phản bổn quy chân”.

Điều này mang hàm ý là ta cần nâng cao tâm tính, trong sinh hoạt giữa đời
thường, sao cho hoàn toàn bất động tâm trước mọi hoàn cảnh thì việc phản
bổn quy chân mới tốt đẹp.

“Lúc đến Phủ Vinh rồi, Đại Ngọc mới gặp gỡ họ hàng và sau cùng gặp Bảo
Ngọc” tức là khi ta nâng cao tâm tính, bất động tâm trước mọi hoàn cảnh
được bao nhiêu phần trăm, thì ta sẽ đồng hóa được với đặc tính Chân Thiện
Nhẫn của vũ trụ bấy nhiêu phần trăm. Lúc đó Pháp vũ trụ sẽ cải biến thân xác,
khai thông các mạch lạc trong cơ thể.

Quân bình âm dương


Trên thiên thượng, hàng ngày Thần Anh ở cung Xích Hà mang cam lộ tưới
cho Giáng Chu ở bên hòn đá Tam sinh. Thần Anh thuộc dương, Giáng Chu
thuộc âm. Lúc này thì dương động âm tịnh. Bởi thế lúc xuống trần, Thần Anh
với xác thân Bảo Ngọc sống ở phủ Vinh. Giáng Chu với xác thân Đại Ngọc
sống nơi Dương Châu. Đại Ngọc phải đến phủ Vinh mới gặp Bảo Ngọc, đó là
âm động dương tịnh.

Trước thì dương động âm tịnh, sau lại âm động dương tịnh. Như vậy âm
dương mới quân bình điều hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Người ta cũng thế,
đời đạo phải hài hòa, làm việc nghỉ ngơi giải trí cần quân bình điều độ, có thế
tâm mới an thân mới khỏe mà làm tròn thệ ước với Sư Phụ khi xưa.

Ba sinh duyên nợ mãi gieo luôn,


Đắng cay nước mắt chẳng ngừng tuôn.
Lạc thú cõi tiên ai tận hưởng?
Để xuống trần gian khổ đoạn trường!
Không quên ân nghĩa ban cam lộ,
Đại Ngọc cam đành mãi khóc thương.
Âm dương luân chuyển suy rồi thịnh,
Thiên địa tuần hoàn ai vấn vương?

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.6)
Trong phần 5, Hồng Lâu Mộng đã chỉ ra rằng con người vì cái tình
nên mới khởi lên mọi buồn vui thương ghét. Tuy nhiên, trần gian là một vở
kịch đã có an bài từ trước, nên khi có mâu thuẫn xảy ra, hãy bình thản đón
nhận sự việc, như thế tâm tính của chúng ta mới được nâng cao, từ đó phản
bổn quy chân tìm về nguồn cội.

6. Tướng tùy tâm sinh

“Linh tại ngã bất linh tại ngã” hay câu “tướng tùy tâm sinh” là muốn nói mọi
việc đều do tâm của mình, do sự suy tưởng của mình mà hình thành. Khi
người buồn thì mặt ủ mày chau, nhìn đâu cũng thấy một màu ảm đạm. Lúc vui
sướng khoái lạc thì thấy thế giới như tưng bừng nở hoa. Thích đọc sách thì
hay tìm vào thư viện hay đến quầy bán sách. Ham rượu chè cờ bạc thì tìm
đến trà đình tửu điếm.

Hồng Lâu Mộng cũng nói việc này qua các nhân vật Tiết Bàn, Bảo Ngọc và
Giả Thụy:

“Tiết công tử lúc đi học đặt tên là Tiết Bàn, tên chữ là Văn Khởi, từ khi lên
năm lên sáu, tính tình đã xa xỉ, nói năng kiêu ngạo. Hắn cũng có đi học,
nhưng chỉ học qua loa mấy chữ rồi suốt ngày ham gà chọi chó săn…“Khi dọn
đến phủ Vinh, chưa đầy một tháng, hắn đã quen biết một nửa con cháu nhà
họ Giả. Bọn này đều là con nhà phú quý, ai cũng thích chơi với hắn, nay uống
rượu, mai thưởng hoa, đánh bạc, dâm đãng, trò chơi nào cũng có mặt Tiết
Bàn…”, như thế Tiết Bàn đã nhập bọn với người cùng “chí hướng” như mình.

Xét về Giả Bảo Ngọc lúc còn mê đời, đắm đuối tình sắc, nằm mơ thấy lên
cung tiên, thấy có tấm biển đá ghi “nghiệt cảnh đài” (túc là gương oan nghiệt).
Rồi khi thức giác tu hành, cũng nằm mơ thấy lên cung tiên ấy, thì tấm biển đá
lại ghi là “chân như phúc địa”.

Giả Thụy là con người dâm sắc, ngày đêm mơ tưởng Phượng Thư đến sinh
bệnh, chạy thuốc không khỏi, phải nhờ đạo sĩ dùng gương phép để chữa,
nhưng vì trong đầu lúc nào cũng nghĩ chuyện tà vậy, nên khi nhìn vào gương
thì thấy Phượng Thư làm tình cùng mình, đến nỗi phải chết vì thoát dương.

Như vậy Hồng Lâu Mộng muốn nhắc nhở chúng ta rằng: “Tốt xấu xuất phát từ
một niệm”. Nếu ta biết nuôi dưỡng những tư tưởng cao thượng, những ý niệm
tốt lành trong tâm, thì ta sẽ thu hút được các nhân tố tốt đẹp, thiện lành trong
vũ trụ vào người, từ đó thăng hoa được tầng thứ tâm linh của mình. Còn nếu
chỉ nghĩ đến việc bất hảo, thì các nhân tố hắc ám trong vũ trụ sẽ vây bám lấy
ta, đưa ta vào chỗ khổ đau bất hạnh.

Thế nào là tư tưởng cao thượng, ý niệm tốt lành?

Đó là tư tưởng muốn được đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của
vũ trụ; là ý niệm muốn tu luyện, muốn làm tròn thệ ước khi xưa trên thiên
thượng, để viên mãn trở về nguồn cội.

Chính niệm chính hành

Hồng Lâu Mộng viết ở phần cuối của hồi bốn: “Giả Chính tuy rằng dạy con có
phép, trị nhà rất nghiêm, nhưng vì trong phủ quá rộng, dòng họ thì to, người
thì nhiều, việc công việc tư bề bộn, mà tính Giả Chính lại khoáng đãng, chỉ
ham xem sách, đánh cờ…nên bọn con cháu tha hồ làm loạn bê tha trác
táng…”
“Giả Chính” là tên một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng. Tác giả dùng hai chữ
“giả chính” là muốn nhắc mọi người: Sống trong cõi trần “giả” tạm này, ta phải
có “chính” niệm. Tức là chủ hồn (chủ ý thức) luôn phải biết mình đang làm gì,
nói gì, đang suy tư điều chi. Việc làm đó, lời nói đó, sự suy tư đó có phù hợp
với Chân – Thiện – Nhẫn hay không?

Đang luyện công mà đầu óc cứ mơ tưởng việc đâu đâu là mất đi chính niệm
rồi đấy. Khi đã nhận trách nhiệm làm việc gì đó, dù đời hay đạo, hay có thệ
ước trong tu luyện, thì cần phải để tâm chuyên nhất vào đấy, không được
quên trách nhiệm của mình. Nếu ta mất đi chính niệm, thì sẽ không có chính
hành và ta sẽ thất bại trong việc tu thân, tề gia (giống như giả Chính đã để
bọn con cháu trong phủ làm loạn mất kỷ cương gia pháp vậy).

“Hộ quan phù”

Trong hồi bốn của Hồng Lâu Mộng, anh lính nói với Giả Vũ Thôn, lúc này
đang làm quan, về “hộ quan phù”.

Vũ Thôn hỏi: “Thế nào là “hộ quan phù”?”

Anh lính: “Hiện nay, các quan địa phương ai cũng có một cuốn sổ riêng, ghi rõ
họ tên các nhà thân hào lớn, có tiền, có thế trong tỉnh. Ở đâu cũng thế, nếu
không biết, nhỡ xúc phạm đến người nhà những bọn này, thì không những
quan tước, mà cả đến tính mạng cũng khó giữ được! Vì thế gọi là “hộ quan
phù””
.
Về bề mặt của văn tự thì “hộ quan phù” là như vậy. Còn về nội hàm thì “hộ
quan phù” là ý gì?

Ta biết muốn làm đại quan, phát đại tài thì cần phải có đức. Đức càng lớn thì
chức quan càng to càng bền, tiền tài càng thêm phát. Vậy “hộ quan phù” chính
là phương pháp giữ đức sao cho không bị tổn giảm. Mà muốn đức không bị
tổn giảm thì cần phải biết “hướng nội nhìn lại mình”. Trong sinh hoạt nếu biết
hướng nội nhìn lại mình, ta sẽ hóa giải được mọi mâu thuẫn một cách êm
thắm, từ đó không bị tổn đức.

Đời cũng như đạo nếu biết thủ đức thì đời sống hạnh phúc, mọi việc hanh
thông, tai qua nạn khỏi. Mọi người cần nhớ “hộ quan phù” chính là “hướng nội
nhìn lại mình” đấy.

Tướng tùy tâm sinh


Tốt xấu tại mình.
Biết lo thủ đức
Mọi việc an ninh
Hướng nội xét mình
Là phép hộ thân.

Hồng Lâu Mộng với “Tu tại tự kỷ”

Trong hồi năm của Hồng Lâu Mộng. Khi Giả Bảo Ngọc ngủ mộng thấy đi lên
Thái hư ảo cảnh, gặp vị tiên cô nói: “Chỗ ta ở cũng gần đây, không có vật chi,
chỉ có chén trà tiên, tự tay hái lấy; hũ rượu ngon tự tay nấu lấy; vài cô múa hát
mười hai khúc Hồng lâu mộng mới sáng tác, phổ vào cung đàn. Ngươi muốn
đến không?”

Bảo Ngọc liền theo tiên cô đến cung Thái hư ảo cảnh, thấy có hai câu đối:
 Giả bảo là chân, chân cũng giả;
 Không làm ra có, có rồi không.
Khổ đau nước mắt cũng là duyên
Suốt đời ôm hận khóc triền miên.
Xưa ước nguyện
Nay hoàn nguyên
Tình vương sắc
Sắc khởi tình
Giác thì buông
Buông rồi chứng
Sắc không tâm cảnh đều không thật.

Tại sao tiên cô lại nói không có vật chi, chỉ có trà, rượu và nhạc tiên?

Ta hiểu rằng cảnh tiên tượng trưng cho nơi hạnh phúc an lạc trường thọ,
không có khổ đau bệnh tật.

Xét về mặt rèn luyện thân thể thì: Trà tiên, rượu tiên và ca khúc Hồng lâu
mộng tượng trưng cho tinh, khí, thần. Con người phải biết giữ gìn “tinh huyết
chi khí” thì mới sống lâu khỏe mạnh.

Xét về mặt tu dưỡng tâm tính thì: Trà tiên, rượu tiên và ca khúc Hồng lâu
mộng đại diện cho Chân, Thiện, Nhẫn. Người ta cần nâng cao tâm tính dựa
theo Chân – Thiện – Nhẫn thì nghiệp chướng mới dần tiêu, đạo đức được
tăng trưởng, cuộc sống mới an vui.

Tiên cô nói “trà tiên tự tay hái, rượu tiên tự tay nấu và ca khúc Hồng lâu mộng
tự sáng tác” có hàm ý rằng, tinh khí thần chẳng ai ban cho mình được, phải tự
mình biết bảo dưỡng giữ gìn mới nên.

Chân, Thiện, Nhẫn phải tự mình thức giác hành theo, hiểu Chân, Thiện, Nhẫn
thế nào thì nâng cao tâm tính theo thế đó, không ai làm thay ta, hay bắt buộc
ta phải theo ai cả. Tự mình tu, tự mình luyện, đó gọi là “tu tại tự kỷ” vậy.

Giả bảo là chân, chân cũng giả; không làm ra có, có rồi không.

Nếu ta sống trong môi trường thuần chính, tu luyện theo chính phái; nhưng
ta không sinh hoạt theo tiêu chuẩn của môi trường đó, không tu luyện theo
đúng tiêu chuẩn Pháp đã đề ra, rốt cuộc ta cũng trở thành tà vạy xấu ác. Đó là
”giả bảo là chân, chân cũng giả”.

Từ trên thiên thượng không không thanh tịnh, phát thệ ước xuống thế gian trợ
sư chính Pháp. Đó là “không làm ra có”.

Hoàn thành thệ ước, phản bổn quy chân, trở về nguồn cội, đó là “có rồi
không”.

Bến Mê

Cũng trong giấc mơ đó, Bảo Ngọc thấy mình đi đến chỗ gai góc cùng đường,
hùm sói hàng đàn, phía trước là một con sông nước đen ngòm.

Tiên cô gọi: “Đừng đi nữa, quay về ngay!”

Bảo Ngọc hỏi: “Đây là đâu?”

Tiên cô: “Đây là bến mê, sâu vạn trượng, rộng muôn dặm, không có thuyền
qua, chỉ có một bè gỗ, do Mộc cư sĩ bẻ lái, Hôi thị giả đẩy sào, chở không lấy
tiền, ai có đạo duyên mới qua được”.

Tác giả dựng câu chuyện Bến Mê này để ám chỉ một cách thoát khỏi ô nhiễm
của cuộc đời.

Ta hãy tìm hiểu thế nào là Bến Mê?

Đó là tam giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới (hay còn gọi là danh, lợi, tình).
Tất cả mọi sinh mệnh, nếu bị rơi vào đây, bị nhiễm vào danh lợi tình thì đều bị
mê muội không thoát khỏi.

Chữ “mộc” nghĩa là như ngây dại, không biết chi. Chữ “hôi” là nguội lạnh như
tro tàn.
Tác giả dùng “Mộc cư sĩ, Hôi thị giả”  để tượng trưng cho tâm ý nguội lạnh,
chán ngán chẳng còn tham luyến mọi sự của thế gian; buông bỏ mọi chấp
trước vào danh lợi tình.

“Bè gỗ do Mộc cư sĩ bể lái, Hôi thị giả đẩy sào” hàm ý là phải có tâm ý nguội
lạnh trước mọi cám dỗ của danh lợi tình, buông bỏ mọi chấp trước thì mới qua
được bến mê.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.7)

Trong phần 6 trước, Hồng Lâu Mộng chỉ ra tam giới chính là bến mê, tất cả
mọi sinh mệnh rơi vào đây, bị nhiễm vào danh lợi tình thì đều mê muội không
thoát khỏi. Tuy nhiên, nếu ta biết nuôi dưỡng những tư tưởng cao thượng,
những ý niệm tốt lành trong tâm, thì ta sẽ thu hút được các nhân tố tốt đẹp,
thiện lành trong vũ trụ, từ đó thăng hoa được tầng thứ tâm linh của mình. 

7. Hồng Lâu Mộng với thân thần hợp nhất

Người thế gian ít ai biết làm chủ lấy mình, phần hồn không làm chủ được xác
thân. Cứ để các dục vọng cuốn lôi, các cảm xúc điều khiển thân xác: Lúc vui
thì cười tươi hớn hở, khi buồn thì khóc than ủ dột; giận thì đỏ mặt tía tai,
phùng mang trợn mắt, tay đấm chân đá… cả cuộc đời chỉ là nô lệ cho cảm
xúc, lúc sống chỉ là cái xác biết đi, chết thì luân hồi theo nghiệp báo, thật đáng
thương hại.

Để thoát khỏi cảnh “đáng thương hại” này, phải biết tự chủ, phải tập cho linh
hồn làm chủ thể xác: Khi ăn phải biết mình đang ăn, chứ không nên miệng thì
nhai như cái máy mà đầu óc cứ nghĩ ngợi đâu đâu; khi đi đứng biết mình đang
đi đứng, lúc nói chuyện biết mình đang nói chuyện…tóm lại khi đang làm gì,
nói gì, nghĩ gì thì biết mình đang làm, đang nói, đang nghĩ về cái đó. Làm
được thế gọi là hồn xác hợp nhất (hay thân thần hợp nhất).

Hồng Lâu Mộng kể: Dòng họ Giả có người con được tuyển làm phi trong
cung. Khi phi được về thăm quê, vì phi là vợ vua, là bậc tôn quý, nên vua ra
lệnh phải xây một tòa nhà “đại quan viên” với vườn tược thật nguy nga để phi
về nhà có chỗ nghỉ ngơi, “trong vườn đèn hoa sáng rực, đều làm bằng the lụa
cực kỳ tinh xảo…khói thơm nghi ngút, bông hoa rập rờn, chỗ nào cũng đèn
sáng chói lọi, lúc nào cũng tiếng nhạc du dương, thật là cảnh tượng thái bình
phong lưu phú quý…” mỗi cảnh quan đều có một bài thơ cùng các câu đối
tương ứng với cảnh quan đó…

“Phi là vợ của vua, đón phi về thăm nhà phải có cảnh vật nguy nga tương ứng,
mỗi cảnh quan đặc thù đều có thi thơ câu đối thích hợp…”. Đây chính là ẩn dụ
cho hồn xác tương ứng, thân thần hợp nhất vậy.

Khi được thân thần hợp nhất thì ta sẽ huyền đồng cùng Pháp lý vũ trụ, âm
dương quân bình, giúp ta sớm phục hồi bản tính tiên thiên của mình mà từ đó
phản bổn quy chân.

Nói năng đi đứng nằm ngồi,


Xác đâu hồn đó rạng ngời tính chân.
Thân thần hợp nhất chẳng phân,
Chữ tình không vướng, thế trần dứt mê.

Biết nghĩ đến người khác  

Trong hồi thứ sáu, có đoạn văn như vậy:

“Khi già Lưu tìm đến phủ Vinh để cậy nhờ, chạy đến cửa nách. Thấy mấy
người đang ngồi trên ghế lớn, ưỡn ngực phưỡn bụng, khoa chân múa tay, nói
chuyện ba hoa, già Lưu rón rén chào:

  – Lạy các ông ạ!

Mọi người ngắm nghía một lúc rồi hỏi:

– Ở đâu đến đây?

Già Lưu cười đáp:

  – Tôi cần hỏi ông Chu là người theo hầu Vương phu nhân, nhờ ông nào mời
ra hộ.

Không ai thèm để ý đến, một lúc lâu có người trả lời:


 – Hãy lại góc tường thật xa đằng kia mà chờ. Chốc nữa trong nhà sẽ có
người ra.

Trong bọn, có một người lớn tuổi hơn nói:

  – Đừng làm người ta nhỡ việc.

Rồi ngoảnh lại bảo già Lưu:

– Ông Chu đi sang bên Nam rồi. Nhà ở phía sau, chỉ có bà ấy ở nhà thôi. Mụ
đi vòng ra cửa sau mà vào”.

Đoạn văn này diễn tả một góc nhỏ của thế thái nhân tình: Khinh chê người
nghèo khó. Nhưng ở đây ta thấy cũng có người tốt bụng, đó là người nói
câu: “Đừng làm người ta nhỡ việc”. Đây là ẩn dụ cho người lúc nào cũng biết
nghĩ đến người khác.

Ta nói gì làm gì cũng cần xem lời nói ấy, việc làm ấy có tổn hại đến người
khác không? Có thế mới đỡ bị tổn đức.

Hồi thứ hai mươi hai kể:

Nhân ngày tết Giả mẫu đặt tiệc đố đèn, vui cùng con cháu. Giả Chính là con,
xin đến dự. Giả mẫu cười nói với Giả Chính:

– Vì anh ở đây, các cháu không dám vui cười khiến ta buồn. Anh  muốn dự thì
đoán câu đố, ta ra cho một câu, nếu đoán không đúng thì phải phạt.

Giả Chính vội cười:

  – Vâng, xin chịu phạt, nếu đoán đúng, xin bà thưởng cho.

  – Cái ấy cố nhiên.

Rồi Giả mẫu đọc luôn:

– Con khỉ lơ lửng bám trên cành (đố tên một thứ quả).

Giả Chính biết ngay là quả vải, nhưng (muốn làm giả mẫu vui) nên cố ý đoán
sai, để chịu phạt mấy thứ rồi mới đoán đúng. Giả mẫu lại thưởng cho mấy
thứ…”.

Sự “cố ý đoán sai” của Giả Chính ta nên học hỏi. Đây  là cách lấy thiện đãi
người, mình chịu thiệt thòi để làm lợi, làm vui cho người. trong giao tiếp, dù
thân hay sơ, biết nhịn nhường, “lùi một bước biển rộng trời cao” là vậy.
Tâm tật đố

“Trong hồi thứ bảy, khi bà Chu nhận lệnh của Tiết phu nhân đem tặng mười
hai cành hoa cho các cô nương trong phủ. Khi bà Chu đưa cành hoa đến Lâm
Đại Ngọc. Đại Ngọc xem và hỏi:

– Chỉ cho mình tôi thôi, hay các cô khác cũng có cả.

   Bà Chu nói:

– Các cô đều có, hai cành hoa này là của cô đấy!

  Đại Ngọc cười nhạt:

  – Tôi biết rồi, của thừa dư mới đến phần tôi”.

Câu nói trên đã thể hiện tâm tật đố của Đại Ngọc, cũng vì tâm tật đố này mà
Đại Ngọc đã cạn khô nước mắt vì chữ tình, và cũng nhờ đó mà Đại Ngọc đã
đền trả được ân “rưới cam lộ” của Bảo Ngọc ở kiếp trước trên thiên thượng.
Pháp vũ trụ thật khéo an bài!

Sự việc đến là để ta thức giác

Ở thế gian khi được việc xứng lòng toại ý thì người ta hay hớn hở vui tươi,
thậm chí kiêu căng tự mãn, cho rằng không ai bằng mình; còn lúc đụng
chuyện trái ý nghịch lòng thì gục đầu ủ dột, than thân trách phận, chê đời bất
công, người bất nghĩa…Chúng ta không nên như vậy, dù cho thỏa ý đến đâu
cũng nên khiêm tốn nhún nhường; khi thất bại cay đắng nhường nào cũng
nên ẩn nhẫn, rút ra bài học cho mình mà vươn lên.

Hãy nhớ rằng mọi sự đến với ta không phải để ta vui hay buồn hoặc để ta
sung sướng hay đau khổ, mà để ta “ngộ” ta “thức giác”. Thức giác điều chi?
Thức giác đời là cõi tạm, khi sinh ra chẳng mang gì đến, lúc chết đi
chẳng mang được gì theo, chỉ có đức và nghiệp là đeo mãi bên mình cả
lúc sống lẫn khi chết.

Vì thế khi nghe bài ca trong vở tuồng “Lỗ Trí Thâm say rượu làm nhộn Ngũ
Đài sơn”:

Anh hùng lau nước mắt,


Xử sĩ tiếc chi nhà.
Lạy Di Đà, thế phát xuất gia,
Hết gặp gỡ lại ra ly biệt,
Trần trùi trụi đi về không vướng vít.
Tìm chi nữa, nón mưa, áo khói một mình đi?
Ta tự tại, giày gai, bát mẻ theo duyên đến!…

Bảo Ngọc đã giác ngộ mà viết ra bài kệ:

Người chứng, ta chứng,


Lòng chứng, ý chứng,
Đã không có chứng, mới gọi là chứng.
Không có gì chứng, mới là chỗ đứng.

Bài kệ này cho thấy Bảo Ngọc đã thức giác, đã ngộ đạo, nhưng chưa được rốt
ráo. Vì thế Đại Ngọc mới thêm vào một câu: “Không có chỗ đứng, mới thật vô
vi”.

Tại sao như vậy?

Vì rằng: Người tu luyện cần phải buông bỏ mọi chấp trước vướng mắc trong
tâm mình và cả cái “buông bỏ mọi chấp trước vướng mắc” cũng phải buông
bỏ luôn; đến ngay cái ý nghĩ về “buông bỏ” cũng phải buông bỏ, như thế mới
thật vô vi thanh tịnh.

Tại sao sự ngộ đạo của Bảo Ngọc chưa được rốt ráo, đợi khi Đại Ngọc thêm
vào câu: “không có chỗ đứng mới thật vô vi” mới gọi là ngộ đạo rốt ráo?

Là vì tác giả có bản ý muốn nói: Việc tu luyện hay việc muốn được an lạc tự
tại, cần quán thông tất cả âm lẫn dương (ở đây Bảo Ngọc đại diện cho phần
dương, còn Đại Ngọc đại diện cho phần âm như đã nói ở các phần trước), đời
lẫn đạo, hữu vi lẫn vô vi, không gian cùng thời gian, lý với tình, tâm với trí…có
như vậy mới hoàn toàn siêu tuyệt.

Cuối cùng Bảo Ngọc viết bài thơ ấn chứng cho sự thức giác của mình:

Chẳng phải ta, chẳng phải người,


Theo ai lại chẳng biết là ai?
Đi lại mặc tình không vướng mắc,
Sướng khổ hão huyền, thôi cũng mặc.
Thân sơ có kể chi!
Trước kia lận đận bởi duyên gì?
Bây giờ tỉnh giác thấy vô vị!

Người ta khi đeo đuổi theo danh lợi tình thì cuống cuồng động loạn, thân tâm
mệt mỏi, về già đủ mọi bệnh tật xuất hiện, lúc tử thần đến gọi, biết nghĩ lại thì
ôi thôi đã muộn. Chúng ta không nên như vậy, hãy học theo Bảo Ngọc mà
sớm giác ngộ quay trở về.

Giải quyết mâu thuẫn

Thế gian là nơi âm dương luân chuyển, tương sinh tương khắc, hễ âm thịnh
thì dương suy, âm tiêu thì dương trưởng…từ ngoại cảnh giao tiếp giữa người
với người cho đến nội tâm nơi mỗi người chúng ta cũng đều như vậy. Nếu âm
dương không được điều hòa thì thế gian sẽ xảy ra thiên tai địa ách và nhân
họa, còn nơi thân thể người, mọi trạng thái bất bình thường sẽ xuất hiện mà ta
gọi là ốm đau bệnh tật.

Do âm dương mất quân bình mà cơ thể mang bệnh, hoặc trong giao tiếp xảy
ra các mâu thuẫn. Hồng Lâu Mộng kể:

“Bảo Ngọc và Đại Ngọc thầm yêu nhau, lại chẳng dám nói ra, cứ âm thầm dò
ý tứ của nhau. Khi người lớn bàn chuyện hỏi vợ cho Bảo Ngọc, nói rằng ngọc
phải có vàng đi đôi (Bảo Ngọc sinh ra có ngậm ngọc trong miệng, còn Bảo
Thoa lúc bé được nhà sư chốc đầu cho cái khóa vàng đeo ở cổ), nên trong
lòng Đại Ngọc không vui. Lúc mọi người rủ nhau đi xem hát, Đại Ngọc bệnh
không đi được, Bảo Ngọc thấy thế cũng ở nhà không đi xem. Đại Ngọc không
hiểu ý của Bảo Ngọc nên hờn ghen nói mỉa:
 – Anh đi mà xem hát, ở nhà làm gì?

Thấy Đại Ngọc không hiểu lòng mình, Bảo Ngọc sa sầm nét mặt nói:

  – Tôi thật đã nhận nhầm cô! Thôi, thôi!

Đại Ngọc cười nhạt nói:

  – Anh nhận nhầm gì tôi? Tôi có gì đáng sánh với người ta!
Bảo Ngọc chạy ngay đến tận mặt Đại Ngọc, nói:

  – Cô nói gì? Thế là cô đành lòng rủa tôi bị trời tru đất diệt rồi.
….
Đại Ngọc nức nở khóc nói:

– Nếu tôi nỡ lòng rủa anh, thì tôi cũng bị trời tru đất diệt!…vì đâu có câu
chuyện này? Tôi biết hôm qua Trương đạo sĩ nói đến chuyện dạm vợ, anh sợ
tôi ngăn trở mối duyên lành của anh, anh bực tức nên đem tôi ra giày vò.
…..

Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc nói đến ba chữ “mối duyên lành”, trái hẳn ý nghĩ của
mình, lại càng héo hon, nói không ra lời, cáu tiết, rứt viên ngọc thiêng ở cổ ra,
nghiến răng vứt xuống đất, nói:

– Cái đồ chết tiệt này! Tao đập tan mày đi là xong chuyện.

Trận cãi nhau lần này kịch liệt hơn mọi lần, đã đến tai Giả mẫu, bà than thở:
“Ôi! Không phải oan gia không họp mặt”.

Lời than của Giả mẫu đến tai Bảo Ngọc và Đại Ngọc. Xưa nay hai người chưa
từng nghe câu: “Không phải oan gia không họp mặt”, nay nghe thấy, họ đều
như người được ngộ đạo…”.

Mâu thuẫn trên giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc đại diện cho muôn vàn mâu thuẫn
xảy ra trong cuộc sống. Người  ta ai cũng muốn bảo vệ lập trường của mình,
không chịu thua người, nên khi mâu thuẫn xảy đến, nó sẽ càng lúc càng gay
gắt.

Làm thế nào để giải quyết các mâu thuẫn cho êm đẹp đây?

Chuyện kể tiếp: “Giả mẫu kêu Phượng Thư đi dàn hòa, Phượng Thư nói:
Cháu đã bảo không cần phải lo nghĩ hộ cho họ, tự họ sẽ tử tế với nhau thôi”.

Tác giả cho Phượng Thư nói vậy là có hàm ý gì?

Tác giả muốn nhắn nhủ rằng “tâm làm thì thân chịu”. Khi có va chạm, xung đột
xảy ra giữa người với người, hoặc khi cơ thể có trạng thái bất an nào đó, ta
không nên hướng ngoại, tìm cầu cách giải quyết từ bên ngoài, mà phải biết
hướng nội, tìm ra sai sót ở bản thân mình. Tâm tính mình có điều gì đó chưa
thấu suốt, chưa nâng cao mà điều chỉnh lại cho phù hợp, có như thế mọi mâu
thuẫn giữa người với người sẽ được hóa giải; mọi trạng thái bất ổn của cơ thể
sẽ được điều phục, khí huyết lưu thông, tâm trí sáng suốt.

Câu nói của Giả mẫu: “Không phải oan gia không họp mặt!”, nhắc nhở ta:

“Nếu chúng ta nếu không có “đại duyên” với Pháp thì sẽ không bao giờ đắc
Pháp; nếu không thệ ước cùng Sư Phụ thì ta sẽ không có cơ hội cùng có mặt
với Người ở thế gian trong giai đoạn này”.

Mọi người cần trân quý mối duyên lành cùng cơ hội ngàn năm khó gặp này!

Tâm làm thân chịu,


Đừng trách chi người,
Hướng ngoại tìm cầu,
Làm sao giải được?
Duyên lành đắc Pháp,
Chớ để lỡ duyên.
Trợ Sư chính Pháp,
Đừng quên ước thệ.
Theo Pháp mà học,
Lấy Pháp mà giải,
Nương Pháp mà về,
Vẹn ước thề cùng Sư Phụ!
Chẳng lỗi với chúng sinh!
Do mình tất cả.
Ngộ trong mê mới là đáng qúy
Trong u mê không thấy chân tướng
Vững niềm tin chính niệm chính hành
Xả chấp trước tâm luôn thanh tịnh
Khiên tốn học hỏi hướng nội nhìn
Xét bản thân theo Chân Thiện Nhẫn
Đố tật tâm có đáng kể gì
Một chút hờn ghen che yếu đuối
Tự tư chiếm giữ, của mình chăng ?
Cái gì của mình sẽ không mất
Cố níu giữ cũng chẳng được chi !
Bảo Ngọc, Đại Ngọc là duyên phận
Phát nguyện xuống trần trả nợ ân
Trả nợ ân mỗi người mỗi kiểu
Hết duyên hết nợ tự bước đi
Khổ tận cam lai mới thức tỉnh
Trả vay, vay trả biết bao giờ
Chỉ mong tìm đường lo tu luyện
Tẩy rửa trước ô chốn mê trần
Vun bồi cây đức càng tươi tốt
Đức cao tâm sáng xóa mê lầm
Tinh tấn tu luyện thẳng bước tiến
Trợ Sư chính Pháp cứu chúng sinh
Đừng quên hướng nội xét tâm mình
Hướng nội nhìn soi trong tâm trí
Để tâm thanh tịnh hòa tan Pháp
Tâm không trí sáng hiển thần uy
Đời là giả tạm có biết chăng ?
Mê đắm trần gian có được gì
Cuộc đời người qua như cơn gió
Bám lấy chữ tình biết bao giờ
Biết là “giả” sao chưa bỏ được
Hiểu nhiều hành ít chẳng được chi!
Trí hậu thiên mới chỉ là hiểu
Ngộ ra được phải dựa vào tâm
Trực chỉ nhân tâm lo tinh tấn
Thành hay bại chỉ bởi do mình
Thân với thần phải hợp nhất lại.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.8)

Trong phần 7, Hồng Lâu Mộng chỉ ra rằng, con người thường lâm vào “cảnh
đáng thương hại”, cứ để các dục vọng và cảm xúc điều khiển thân xác mình.
Vậy nên, để thoát khỏi tình cảnh này, con người phải tập tự chủ, phải tập cho
linh hồn làm chủ thể xác; đó chính là đạt tới trạng thái thân thần hợp nhất. Hơn
nữa, tác phẩm cũng nhắn nhủ rằng “tâm làm thì thân chịu”, khi có mâu thuẫn
xảy đến ta không nên tìm cầu cách giải quyết từ bên ngoài, mà phải biết
hướng nội, tìm ra sai sót ở bản thân mình.

8. Tâm chân chính, kẻ xấu ác không dám quấy nhiễu

Dù đời hay đạo để được an vui, hạnh phúc, không ốm đau bệnh tật, con
người cần chú ý giữ gìn tâm tính, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của mình, áp
dụng nguyên lí Chân Thiện Nhẫn trong sinh hoạt hằng ngày. Giới tu luyện có
câu: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Mọi ý niệm, hành động, lời nói của
chúng ta không thể nào che mắt được chư Phật, Đạo, Thần. Mọi đau khổ,
bệnh tật, xui rủi mà chúng ta gặp phải lẽ nào lại là ngẫu nhiên? Nếu biết nâng
cao tiêu chuẩn đạo đức của mình, làm lành tránh ác, sống thanh cao, chân
chính, chẳng ham mê danh lợi thì cuộc sống sẽ luôn gặp nhiều tốt đẹp, may
mắn. Bởi “nhất chính áp bách tà”, tâm càng thanh cao, càng chân chính, càng
đồng hóa với đặc tính của vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn, thì làm sao cái ác lại
dám quấy nhiễu được chính mình.
Trong Hồng Lâu Mộng, hồi thứ hai mươi lăm, kể: Vì sợ Phượng Thư và Bảo
Ngọc giành hết gia sản của con mình, nên dì Triệu (tức mẹ của Giả Hoàn) đã
đưa tiền nhờ Mã đạo bà làm phép trù yểm Phượng Thư cùng Bảo Ngọc.
“Mã đạo bà thấy đống bạc trắng phau, liền bất cần  đen trắng nhận lời ngay.
Mụ rút trong người ra mười con quỷ cắt bằng giấy, mặt xanh nanh bạc, cùng
hai hình nhân đưa cho dì Triệu khẽ dặn: ‘Viết tên tuổi hai người ấy vào hai
hình nhân này và đặt năm con quỷ ở đầu giường mỗi người là được. Tôi trở về
làm phép sẽ có hiệu nghiệm…’.

Ở đây “Mã đạo bà” tượng trưng cho phụ thể. Dì Triệu do tâm bất chính, ham
mê tiền tài, địa vị, bất chấp thủ đoạn, tốt xấu, trắng đen miễn sao được đạt
mục đích nên đã chiêu mời tà ma, ác quỷ, phụ thể.

Qua đó, ta thấy rằng nếu không giữ tâm ngay chính, mong cầu, nghĩ tưởng
những điều bất thiện ắt sẽ chiêu mời ma quỷ, phụ thể sẽ nhập vào thân xác
làm đều sái quấy. Như đoạn trích trên, cũng bởi  mưu cầu tiền của, bất chấp
tốt xấu, dì Triệu đã khởi lên ma tính, nên đã chiêu mời ma quỷ, phụ thể đó
chính là Mã đạo bà.

“Mười con quỷ cắt bằng giấy, mặt xanh nanh bạc, cùng hai hình nhân” tượng
trưng cho thập ác bất xá, ma tính

“Năm con quỷ” ẩn dụ chỉ cho năm giác quan của con người. Con người thế
gian thường sống theo thị hiếu của mình: thích ăn ngon, mặt đẹp, thích được
khen, nghe những lời đường mật, nói chuyện phiếm mà không cần quan tâm
đúng hay sai, thật hay giả. Chiều theo dục vọng, cảm xúc, để chúng điều
khiển lôi kéo ta như những “con rối” làm những chuyện xằng bậy, trái đạo
đức.

Xét về mặt tu luyện, “năm con quỷ” tượng trưng cho danh, lợi, tình, sắc, dục
mà ta cần loại bỏ nếu muốn tiến bước trên con đường tu luyện. Nếu bị nhiễm
trong thứ đó, thì làm tâm ta bị ô nhược, che mờ bản tính thiện lương, tiên
thiên sẵn có .

Qua đoạn trích trên, tác giả muốn nhắc ta rằng, trong bất kì hoàn cảnh nào
chúng ta phải làm chủ lấy chính mình, không được để cảm xúc, vật chất thế
gian chi phối, điều khiển lí trí. Tâm nhất định phải chính, nếu ta ham sống
trong hưởng thụ, thõa mãn dục vọng, tình cảm làm cho chủ hồn (chủ ý thức)
ngày càng yếu đi, không kiểm soát được lí trí, phần hồn dễ bị tín tức ngoại lai
can nhiễu hay phụ thể nhập vào. Trong mỗi chúng ta đều tồn tại Phật tính và
ma tính. Phật tính đại diện cho những suy nghĩ, lời nói, hành động tốt đẹp,
thiện lành. Ma tính tượng trưng cho những suy nghĩ, lời nói hành động xấu ác,
mưu cầu danh lợi, thiệt người lợi mình… Nếu tâm không chính, ma tính khởi
lên sẽ chiêu mời lấy rắc rối; ma quỷ, phụ thể sẽ nhập vào xác thân và điều
khiển ta.

Không giữ gìn tâm ý, sẽ chiêu mời rắc rối


… “Đến khi Bảo Ngọc ăn cơm xong, đang nói chuyện cùng mọi người, thì
bỗng kêu to: ‘Trời ơi nhức đầu lắm! Tôi chết mất!’. Rồi nhảy vọt lên cao, mồm
nói lảm nhảm, cầm dao, múa gậy liều sống liều chết, làm dậy trời dậy đất…

Đương lúc chưa ai biết tính sao, thì Phượng Thư lại tay cầm dao, xăm xăm
chạy vào vườn gặp gà chém gà, gặp chó chém chó, gặp người cũng trợn mắt
lên hăm chém, ai nấy đều sợ hết vía”.

Khi phần hồn không làm chủ được thể xác, Bảo Ngọc và Phượng Thư làm ra
những chuyện kinh thiên động địa, mất lí trí “mồm nói lảm nhảm, cầm dao,
múa gậy hay gặp gà chém gà, gặp chó chém chó…”. Tác giả ngụ ý muốn
nhắc nhở chúng ta rằng phải biết giữ gìn thân, khẩu, ý. Khi nói phải biết mình
đang nói gì, khi nghĩ phải biết mình đang nghĩ gì, khi làm phải rõ mình đang
làm ra sao. Lúc nào cũng luôn luôn làm chủ được chính mình, ý thức được
chính mình
.
“Cả nhà đang bối rối, bỗng từ xa văng vẳng có tiếng mõ đưa lại, rồi nghe đọc
mấy câu: ‘Nam mô giải oan giải kết bồ tát! Có ai đau ốm cửa nhà không yên,
bị ma ám, gặp điềm dữ, ta sẽ chữa cho’.

Giả mẫu và Vương phu nhân nghe thấy, liền cho người ra phố tìm. Giả Chính
không dám trái lời, nghĩ bụng: ‘nhà  mình kín cổng cao tường thế này, làm sao
lại nghe được rõ những lời như vậy’”.

Câu “Nam mô giải oan giải kết bồ tát” ám chỉ: muốn hóa giải mọi ân oán, tai
họa, tât bệnh, đau khổ ta cần có tâm hướng thiện, nâng cao tiêu chuẩn đạo
đức.

Câu “nhà mình kín cổng cao tường thế này, làm sao lại nghe được rõ những
lời như vậy” ẩn ý  rằng: lời nói ấy xuất phát từ  đáy lòng, muốn giải quyết mọi
vấn đề cho tốt đẹp, ta cần phải hướng nội, tĩnh tâm lại, soi xét bản thân,
không nên hướng ngoại mà cầu, sẽ chẳng bao giờ đạt được.

Danh, lợi, tình che mờ đi lí trí

Quả thật, trong cuộc sống ta thường chấp vào “sắc” xem những gì trông thấy,
nhìn thấy là thật, khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hay gặp điều chẳng lành
thường oán than, khóc lóc mà chẳng biết xét lại tâm, để tìm ra nguyên nhân
tại sao lại dẫn đến như vậy. Giới tu luyện có dạy: Phật tại tâm trung, nghĩa là
phải hướng nội, hướng tâm mà tìm, mà tu, không nên hướng ngoại mà tìm mà
truy cầu. Con người ta khi đối diện trước mâu thuẫn, đau khổ chẳng ai dám
nhận sai về mình, lúc nào cũng đỗ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận, cho người
khác, mà tranh đấu hơn thua, chẳng ai dám xét lại bản thân. Có biết đâu, mọi
tốt xấu cũng do tâm mình mà ra “tâm làm thân chịu”.

“Vị đạo nhân cười nói: ‘Hiện nhà người có thứ hiếm lạ, cần gì thuốc tiên!’. Giả
Chính nghe nói có ngụ ý, liền nhớ ra, nói: ‘Con tôi khi mới đẻ, có ngậm một
viên ngọc, trên có khắc chữ ‘trừ được ma quỷ’ nhưng xưa nay chưa thấy hiệu
nghiệm gì cả’”.
Vị đạo nhân là người tu luyện bên Đạo gia, tu chân dưỡng tính đại diện cho
chữ Chân. Vị hòa thượng tu luyện bên Phật gia tu thiện đại diện cho chữ
Thiện. Viên ngọc, món vật quý, cứng  rắn, chai lì, bất động tâm trước mọi
hoàn cảnh đại diện cho chữ Nhẫn.

Vậy viên ngọc cùng với sự xuất hiện của vị hòa thượng, và vị đạo nhân là ẩn
dụ cho ba tiêu chẩn: “Chân, Thiện, Nhẫn” mà con người cần.

Từ đó ta thấy rằng, để phục hồi về bản tính khi xưa, để sống có lí trí, ta cần có
tâm hướng thượng, sống và hành theo Chân Thiện Nhẫn để thoát khỏi mọi
đau khổ, tai họa, ốm đau, bệnh tật. Muốn được vậy, chúng ta phải hướng tâm
mà tu, hướng nội mà tìm, chứ đừng hướng ngoại mà tìm, mà truy cầu.

Tại sao viên ngọc có khắc chữ “trừ được ma quỷ”?

Khi sinh ra Bảo Ngọc đã ngậm viên ngọc trong mình. Viên ngọc ngụ ý chỉ bản
tính tiên thiên vốn có của chúng ta, tâm càng trong sáng càng thuần tịnh thì ta
càng tiếp cận với năng lượng của vũ trụ, với đặc tính tính Chân Thiện Nhẫn,
giống như tấm gương càng sáng bao nhiêu ta sẽ càng nhìn rõ mọi thứ bấy
nhiêu. Do đó, trong giới tu luyện có câu “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên
minh”, kẻ ác trông thấy người đạo cao đức trọng cũng phải kinh khiếp, tránh
xa.

“Nhà sư nói: ‘Trưởng quan không biết đấy thôi. Viên ngọc ấy rất thiêng, nhưng
vì bị tiếng hát, sắc đẹp và tiền của làm mê muội đi nên không thiêng nữa. Xin
đem viên ngọc ấy ra đây, để tôi tụng niệm, tự nhiên nó sẽ linh thiêng như cũ’.

“Tiếng hát, sắc đẹp, tiền của” tượng trưng cho ba món mà ta bị trói buộc. Đó
là: danh, lợi, và tình.

 Trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường, chỉ vì danh lợi tình
làm che mờ đi lí trí, bản tính tiên thiên vốn có, mê mờ, đắm chìm trong ảo
mộng. Chỉ khi biết phản bổn quy chân, quay về Chân Thiện Nhẫn thì con
người mới thức tỉnh, tìm đường trở về quê nhà đích thực của mình.

Tại sao nhà sư tụng niệm thì hòn ngọc linh thiêng trở lại? Ngụ ý rằng con
người cần phản bổn quy chân, nhất tâm hướng thượng, quay về bản tính
nguyên thủy, tẩy rửa mùi trần. Muốn được vậy, ta cần tìm được một chính
phái, tu luyện chiểu theo Chân Thiện Nhẫn thì sẽ được Pháp tẩy tịnh tâm
thân, xóa đi mọi ô trược trong tam giới này.

Phản bổn quy chân

“Giả Chính lấy viên ngọc ở cổ Bảo Ngọc ra, đưa cho hai người. Vị hòa thượng
cầm lấy viên  ngọc đặt trên bàn tay, thở dài: ‘Từ khi ở núi Thanh Ngạnh đến
nay, thấm thoát đã mười ba năm! Đời người như bóng hồ qua cửa, đầy rẫy
trần duyên, rồi cũng trong nháy mắt! Khá khen chỗ đáng quý của ngươi lúc ấy:

Dọc đất ngang trời vẫn đứng đây,


Buồn vui chẳng vấy tấc lòng này.
Chỉ mong tôi luyện thành linh vật,
Cảnh tỉnh người đời chuyện dở hay.
Và đáng tiếc cuộc lăn lộn của ngươi như ngày nay:
Ngọc sáng nhiễm vào vết phấn son,
Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn.
Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa,
Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan’”.

Tại sao vị hòa thượng lại nói: “Đời người như bóng hồ qua cửa, đầy rẫy trần
duyên, rồi cũng trong nháy mắt!”? Quả thật, mọi vật chất ở thế gian mà chúng
ta đang có, đang hưởng thụ cũng chỉ làm giả tạm, khi sinh không mang đến,
khi tử cũng chẳng mang theo. Chỉ có mang theo đức và nghiệp bên mình. Đức
hay nghiệp do nơi tâm ý mình sinh ra. Người càng nhiều đức thì càng phù hợp
với Chân Thiện Nhẫn. Kẻ nhiều nghiệp sẽ trái với Chân Thiện Nhẫn.

Trong luân hồi, trong mê mờ làm cho chúng ta không nhìn thấy được chân
tướng, dựa vào ngộ tính của mình mà bước đi. Người ngộ tính cao thấy đau
khổ mà thức giác, tìm đường tu luyện. Kẻ ngộ tính thấp cứ cho rằng những gì
mình đang sở hữu là thật, mà không chịu buông bỏ để đến khi nhận ra mọi
chuyện đã quá muộn để hối tiếc.

“Dọc đất ngang trời vẫn đứng đây.


Buồn vui chẳng vấy tấc lòng này.
Chỉ mong tôi luyện thành linh vật,
Cảnh tỉnh người đời chuyện dở hay”.
Bốn câu thơ trên ẩn dụ cho lời thệ ước xuống trần gian để tu luyện tâm tính,
nâng cao cảnh giới, trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.

Còn bốn câu:

Ngọc sáng nhiễm vào vết phấn son,


Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn.
Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa,
Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan”.

Ẩn dụ cho người khi xuống trần gian, bị mê mờ trong danh lợi tình quên đi thệ
ước, duyên may được Sư Phụ điểm hóa, nhắc nhở quay trở về.

Trong các hồi trước đã lí giải Thần Anh Thị Giả và Thạch Đầu trong xác thân
của Bảo Ngọc, với thệ ước khi xưa: Thạch Đầu muốn nếm trải mùi vị thế gian,
chịu bao đau khổ cũng chẳng oán than, còn Thần Anh muốn xuống trần để ma
luyện tâm tính nâng cao tầng thứ của mình. Hòn ngọc trong người của Bảo
Ngọc tượng trưng cho tâm tính, bản tính nguyên thủy của mình, chứa đầy bản
chất Chân Thiện Nhẫn.

Chuyện còn ngụ ý rằng: Con người sinh ra không phải vì để làm người, để
hưởng thụ vinh hoa phú quý, tham luyến mùi trần mà chính là tu luyện, phản
bổn quy chân quay trở về bản tính tiên thiên vốn có. Sâu xa hơn ta thấy, từ
một tầng cao trên thiên thượng, vì muốn nâng cao tầng thứ, cảnh giới, mà các
vị Thần đã phát nguyện, muốn xuống trần gian để tu luyện, cứu độ chúng
sinh, hoàn thành thệ ước .

Tại sao vị hòa thường lại thấy đáng tiếc khi nói: “Ngọc sáng nhiễm vào vết
phấn son. Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn”? Điều này ám chỉ con
người đam mê sắc dục làm hoen ố đi bản tính vốn có của mình.

“Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa. Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan” muốn nhắc
nhở, cảnh tỉnh chúng ta hãy thức tỉnh, đừng mê đắm trong danh lợi tình mà
chuốc lấy đau khổ. Hãy lo tu tâm sửa tính, hành theo nguyên lí Chân Thiện
Nhẫn để hóa giải mọi nợ nghiệp, hoàn thành thệ ước quay về quê xưa chốn
cũ.

Tại sao “phải treo viên ngọc ở trên xà nhà, ngay chỗ giường nằm”? Tác giả
muốn nhắc nhở chúng ta phải buông bỏ mọi thứ, mọi ý niệm, xả bỏ mọi chấp
trước, nâng cao tâm tính, có tâm hồn hướng thượng.

Câu “trừ người thân ra, không được cho phụ nữ, con gái vào. Sau ba mươi
ngày bệnh sẽ khỏi” ám chỉ rằng ta cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Không được khởi lên bất kì sắc dục nào. Phải
đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn, tiếp được trường năng lượng của vũ
trụ thì ta sẽ hóa giải mọi đau khổ.

Suy ngẫm ẩn ý sâu xa hơn, là nhắc ta cần phải thoát khỏi cái tình. Tam giới là
bể hồ rộng lớn, nước chứa trong đấy chính là “tình”. Con người ta sống vì cái
tình này, bao gồm cả tình cảm gia đình, tình vợ chồng, tình yêu nam nữ, tình
bạn, tình thầy trò, cảm tình… Không có tình con người chỉ như một khúc gỗ,
hay một tảng đá, vô cảm. Từ “tình” làm cho con người khởi lên thất tình lục
dục. Yêu vì tình, hận vì tình, khóc vì tình, hờn ghen vì tình, tự tử vì tình…

Nếu con người bị ràng buộc, mê đắm trong mối tơ tình này, họ sẽ chịu đau
khổ, phiền muộn. Vì vậy, muốn hướng thượng ta cần phải buông bỏ mọi thứ
bao gồm cả cái tình, phải biết giữ gìn thân, khẩu, ý trong khi nâng cao tiêu
chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Bỏ chữ tình, nhưng không bỏ trách nhiệm, chúng ta
cũng cần làm trọn nghĩa vụ, bổn phận, làm tốt công việc của mình trong cuộc
sống, sinh hoạt. Trong va chạm, trong mâu thuẫn phải biết hướng nội, đề cao
tâm tính.

Ngẫm lại Hồng Lâu Mộng ta thấy, trong mọi việc xảy ra hằng ngày chẳng có gì
là ngẫu nhiên cả, đều có quan hệ nhân duyên của nó. Nếu một người không
tu luyện sẽ phải chịu luật nhân quả, có vay ắt có trả để hoàn trả nghiệp từ đó
mới có cuộc sống tốt đẹp. Còn người tu luyện, có thệ ước khi xưa, khi xảy ra
vấn đề nào đấy ta chớ nên coi thường, có lẽ là Trời Phật bảo hộ nhắc nhở ta
phải sống đúng với Chân Thiện Nhẫn. Khi đã đồng hóa được với Chân Thiện
Nhẫn, với Pháp thì sẽ hóa giải mọi nguy nan.

“Nhất tâm hướng thượng đồng hóa Pháp


Hòa vào nguyên lí Chân Thiện Nhẫn
Hãy luôn giữ lấy tâm chân chính
Hoàn thành thệ ước phản hồi quy”.

Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian

(Phần Cuối)

Phần 9 cũng là phần kết thúc của loạt bài thử giải huyền cơ tu luyện trong
Hồng Lâu Mộng. Những thấu ngộ nhân sinh của tác giả Tào Tuyết Cần có liên
hệ chặt chẽ với Phật gia và Đạo gia. Phật gia coi thế giới vật chất này là không
chân thực nhất, tất cả đều coi là huyễn tượng, là mộng ảo. Nhân sinh là vô
thường nhất. Con người không ai là không truy cầu hạnh phúc, nhưng theo
Phật gia, phúc trong đời người không thể coi là phúc. Con người vốn dĩ đã là
khổ, mà mục đích của tu luyện chính là giải thoát bản thân, thăng hoa tới thiên
quốc.
Kiếp người tựa trang Hồng Lâu Mộng
Thực thực, mê mê…mấy ai chừng!

9. Chân, Giả gặp nhau – phản lý vũ trụ

Trong hồi 114, truyện kể: Chân Ứng Gia cũng có một đứa con trai tên là Chân
Bảo Ngọc từ vóc dáng đến hình tướng giống hệt Giả Bảo Ngọc. Từ bé 2
người giống nhau đến cả tính tình, nay lớn lên, lúc hai người gặp nhau nói
chuyện thì mới thấy mỗi người một tính cách. Là thế nào? Ở đây ta thấy lối
chơi chữ, “Chân Ứng Gia”- tức là Chân Ứng Giả. Thế gian luôn tồn tại thuyết
“tương sinh tương khắc”, có thật có giả, có tốt có xấu, có thiện có ác..

Cuộc gặp gỡ như là sự tái ngộ giữa Chân Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc, có
hàm ý rằng nếu chúng ta xem mọi việc ở đời này là hiện thực, theo đuổi danh
lợi, tình cảm, mê đắm dục vọng..thì chúng ta là con người trong Tam giới này,
mãi mãi chịu luân hồi trong lý nhân sinh: sinh, lão, bệnh, tử. Trong đó có hạnh
phúc vui sướng nhưng cũng sẽ có khổ đau, bệnh tật, nạn tai do số mệnh là an
bài theo nghiệp lực. Còn với người thức giác, xem trần gian là ảo mộng, giả
tạm mà buông bỏ mọi chấp trước, chấp nhận tất cả mà hoàn trả nghiệp, tu
dưỡng tâm tính mà ngộ Đạo từ đó phản bổn quy chân. Đó là phản lý của vũ
trụ, là cho con người ta trong mê mà giác ngộ!

“Giả bảo là chân. Chân cũng giả


Không làm ra có, có lại không”.

Hoàn nguyện ước của Lâm Đại Ngọc


Lâm Đại Ngọc từ hy vọng, ước mong trông đợi cho đến hụt hẫng, cô đơn,
tuyệt vọng…không kể xiết. Bao lần cô đã khóc cho mối tình với Bảo Ngọc.
Hờn ghen, buồn giận, lo phiền, sầu não cũng bởi chữ Tình này. Cho đến khi
mộng tan vỡ cô mới nhận ra đời là giả tạm. Đó cũng là lúc cô dứt nợ trần, nợ
duyên.
Đã gọi là giả tạm thì mọi thứ ở đời dù hạnh phúc, vui sướng hay khổ đau chỉ
là mượn xác thân này phân vai cho kiếp người ngắn ngủi. Đau khổ trước mắt
chỉ là giả tướng, quan trọng trong khổ ta có thức giác để buông bỏ chấp trước
hay không. Cổ nhân có câu: “Vô sở cầu nhi tự đắc”, không cầu mà được,
càng cầu càng không có, được mấy ai hiểu thấu lý “nhân sinh như mộng” mà
giác ngộ!

Biết đời là giả tạm


Sao vẫn mãi khổ đau
Nước mắt lẫn trông chờ
Càng mong càng vô vọng
Đã gọi là “nhân duyên”
Gieo chi thêm não phiền
Bi hoan tan hay hợp
Âu không nợ thì duyên
Bến giác gần phía trước
Trong mê sớm trở về
Nương Pháp hòa chơn lý
Từ đây phản hồi quy.
Vì ở trong mê, nên người ta khó mà nhận ra được mọi khổ đau, bệnh tật, nạn
tai..đều là trong “nghiệp lực luân báo”. Sinh mệnh mỗi người đã được an bài.
Trong cõi đời này, con người ta sinh ra, lớn lên gặp ai đó, yêu một ai đó ta
luôn có câu hỏi “không biết vì lý do gì mà yêu thương một người, tin một
người. Khen chê, nóng giận, đố kỵ, hiển thị..đều là biểu hiện của Tình. Và
cũng từ cái Tình ấy sinh ra mọi cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Khi được thì thấy vui
thỏa, khi mất thì buồn đau, ủ dột. Cảm thụ của con người luôn bị cái tình chi
phối. Người ngộ được buông xả đi thì thân tâm an lạc thanh thản, còn người
mê đắm, bất ngộ thì mãi khổ đau, lo phiền. Khác biệt ở một niệm!

Trong hồi 96, truyện kể Lâm Đại Ngọc hay tin Bảo Ngọc sắp lấy Bảo Thoa, từ
vui vẻ, hớn hở chuyển sang buồn đau, nên tức khí sinh bệnh, thần hồn điên
đảo. Tâm bệnh ngày càng trầm trọng.

Tâm gieo u sầu


Thân mang bệnh tật
Nước mắt trả ân
Giác rồi buông xả
An nhiên tự tai
Không vướng không màng
“trần trần trùi trụi”
Đi-về không không!
Đại Ngọc cùng Bảo Ngọc tuy là có mối duyên tình sâu đậm nhưng không đến
được với nhau. Duyên tình trái ngang, tự hỏi “nhân duyên” sắp đặt cho hai
người gặp gỡ, yêu nhau, cho nếm trải hạnh phúc, ngọt bùi trong tình yêu rồi
lại ly tan, đau khổ? Bởi Đại Ngọc đến thế gian này với ước nguyện, lấy nước
mắt trả ân cam lộ. Trả xong lại về nơi tiên cảnh. Vì khi trong vui sướng, hạnh
phúc người ta dễ mê mờ, say đắm, còn trong khổ đau thì dễ thức giác ngộ
Đạo. Có câu: “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”. Trong nỗi thống khổ cùng
cực nếu thức giác thì bản thân sẽ thanh thản, an nhiên tự tại.

“Khi Đại Ngọc đang ở bên Bảo Ngọc nói chuyện, thì:

Tử Quyên giục:

– Cô về nhà nghỉ thôi.

Đại Ngọc nói:

– Phải đấy, giờ đến lúc ta về đây”.

“giờ đến lúc ta về đây”- câu nói này của Đại Ngọc như là lời tiễn biệt Bảo Ngọc
lần cuối trước khi ra đi- trở về nơi “xưa cũ”, thật cũng chính là sự đau đớn tột
cùng trong tâm đã khiến cô bừng tỉnh. Đây là sự giác ngộ của Đại Ngọc khi
trút hết ân tình. Không còn thấy đau buồn, không còn nước mắt, không còn
trông chờ hy vọng, không còn cái cảm giác gọi là “cảm giác khổ đau” nữa.
“Bây giờ Đại Ngọc không cảm thấy đau xót nữa, chỉ mong chết cho mau,
để hết nợ tình”.

“Ta về đây”- lúc này đó là ước ao trở về với chân mệnh của chính mình. Thật
đúng như câu: “muốn tốt thì phải thôi”. Thôi là đã hoàn thành ước nguyện của
Giáng Chu- trong hình hài một Lâm Đại Ngọc với tâm niệm lấy nước mắt trả
ân cam lộ cho Thần Anh trong Bảo Ngọc. Tốt là được quay về lại với bản
mệnh nơi thiên thượng.

Khi chữa bệnh cho Đại Ngọc, thầy thuốc nói: “Bây giờ phải dùng thứ thuốc
giữ âm cầm máu mới mong khỏi được” – vậy thứ thuốc “giữ âm cầm máu”
là thứ thuốc gì?

Đó là “đề cao tâm tính”, tại sao? Giữ âm có nghĩa là thủ Đức, bồi âm Đức
bằng cách đề cao tâm tính, thăng hoa tư tưởng, buông xả mọi thất tình lục
dục, mọi chấp trước trong tâm. Người ta nói: “Bác sĩ chữa được bệnh nhưng
không thể cải được mệnh”.

Một người khi đối diện với ngoại cảnh với việc trái ý nghịch lòng, đau khổ, nạn
tai, bệnh tật..có 2 cách đối đãi. Một là phản kháng hai là chấp nhận. Sinh
mệnh của mỗi người vốn đã có an bài, trong thống khổ mà hoàn trả nghiệp
lực, tiêu trừ tội lỗi, thăng hoa tâm tính, đề cao tầng thứ mà từ đó có tương lai
hạnh phúc. Đó là “thuận theo thiên ý”, chấp nhận khổ đau, lấy khổ làm vui mà
giác ngộ!  Còn với người luôn cố chấp, bất ngộ theo đuổi, đấu tranh, giựt
giành..lại là đang tạo thêm nghiệp, kết cục đau khổ lại chồng chất đau khổ.

Đề cao tâm tính, phương thuốc hay


Khổ đau vui sướng do Tâm này
Liệu mà tu sửa, tương lai sáng
Không lại chồng chất, nghiệp cuồng quay..
Có nhiều người thắc mắc rằng, Đại Ngọc chết vì chữ tình tại sao lại được trở
về nơi Thái Hư ảo cảnh? Vì bản mệnh của Đại Ngọc vốn không phải là con
người, là vị tiên nơi thiên thượng- Giáng Chu tiên tử, không phải vì nghiệp lực
mà đến thế gian này, mà  hạ trần với nguyện ước trả ân cam lộ bằng nước
mắt trong cuộc đời mình cho Thần Anh. Hoàn nguyện xong thì trở về.

Sự thức giác của Giả Bảo Ngọc

Trong khổ mà thức giác


Ảo mộng trọ trần gian
Giả-Chân đồng tại thế
Trong mê có đường về.
Con đường phản bổn quy chân, nói khó không phải khó mà nói dễ cũng không
phải dễ, là cả một chặng đường dài trong mê mà giác ngộ, từng chút từng
chút một, sau khi buông bỏ mọi chấp trước trong tâm về chuyện ở đời này, thì
trí huệ – phần thông lý ngộ Đạo trong Phật Pháp mới hóa giải hết mọi oan
duyên, nghiệp quả từ đó đắc Đạo, đạt quả vị về lại cảnh giới xưa kia.
Đến đây, ta thấy qua cái chết của Lâm Đại Ngọc, Bảo Ngọc cũng đau khổ
cùng cực, điên điên dại dại, trong mê mà thức giác, trong khổ mà ngộ Đạo.
Bảo Ngọc dần cảm ngộ cuộc đời, duyên tình, oan nghiệp..từ đó cũng buông
bỏ, xem nhẹ mọi thứ “danh, lợi tình”. Hướng con đường tu luyện, quay trở về.

Trong tình có Chân Tình và Giả Tình. Cái tình chân chính là thật sự đến từ nội
tâm, khi yêu thương một ai đó, đó là “nhân duyên”, nếu vì lẽ yêu thương đó
mà ta khởi mọi cảm xúc: vui, buồn, mừng, giận..thì đó chỉ là cái giả tình ở đời
này. Còn chân tình thật sự là cái bổn tính vốn có trong mỗi chúng ta; vẫn yêu
vẫn thương nhưng không khởi chấp trước, không dao động trước ngoại cảnh,
bất động tâm, tưởng như vô tình nhưng lại thật là “chân tình”. Đó còn gọi là
“Từ Bi”, cái bản tính tiên thiên vốn có trong mỗi người là vô tư, vô ngã, lấy
Thiện đãi người, làm việc gì cũng nghĩ đến người khác. Đó là cảnh giới cao
quý của “Từ Bi”.

Bản mệnh vốn tại Chân – Thiện – Nhẫn


Mê lầm bất giác mãi khổ đau
Giả tượng- cảnh đời, bài học quý
Buông xả chấp trước, nâng tâm tính.!
Buông tất cả hằng có tất cả.
Ngộ trong mê, một niệm Thần- Nhân
Thần- từ bi, vô vi vô ngã
Nhân- chấp tình, bản ngã vị tư
Nhân thành Thần- đường tu ắt khổ
Khổ nhất quý nhất, sớm hồi thiên.
Khi Bảo Ngọc đưa trả viên ngọc cho nhà sư, lúc này Thạch Đầu chính thức rời
thân xác Giả Bảo Ngọc mà trở về, chỉ còn Thần Anh thị giả ở lại, do đó Bảo
Ngọc đã thức giác thay đổi hẳn tính tình, thì vị sư ấy nói một câu: “Trở về đi”.

“Trở về đi” đó chính là phản bổn quy chân.


Vì đã giác ngộ nên Bảo Ngọc đã xem nhẹ, buông bỏ mọi thứ vật chất thuộc về
đời này như: công danh, lợi lộc, tình cảm nam nữ..một lòng quyết chí tu luyện,
nâng cao cảnh giới tư tưởng mình, khi ấy vật chất xấu trong cơ thể cũng tiêu
đi thế nên Bảo Ngọc trở nên tỉnh táo và khỏe hơn hẳn dù không có viên ngọc.

Đúng như câu: “Vật chất và tinh thần là nhất tính, tướng do tâm sinh”.

Trong hồi 118, truyện kể: Trong lúc thấy Bảo Ngọc đang ngồi đọc sách xem
sách có vẻ say mê và nhận thấy Bảo Ngọc càng ngày càng xa lánh thế tục,
tình cảm nam nữ với cả công danh sự nghiệp. Bảo Thoa khuyên can.

“Bảo Ngọc chưa nghe hết, đã đặt quyển sách xuống mỉm cười:
– Nghe mợ nói về phẩm cách con người, lại nhắc đến thánh hiền đời xưa gì
đó. Mợ biết thánh hiền đời xưa có nói câu “chớ làm sai tấm lòng đứa trẻ mới
sinh” hay không ? Đứa trẻ mới sinh có gì đáng quý? Chẳng qua chỉ vì nó
không hiểu, không biết, không tham, không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã
đắm đuối trong vòng tham, giận, ngây, yêu. Chẳng khác gì bùn lầy. Làm thế
nào thoát khỏi cái lưới ấy của cõi trần. Cho hay người xưa tuy đã nói qua bốn
chữ “tụ tán phù sinh” (3). Nhưng chưa làm cho một ai tỉnh ngộ cả. Đã muốn
nói về nhân phẩm thì thử hỏi ai là kẻ đạt được cái trình độ sơ sinh?”

Qua cuộc đối thoại trên, ta thấy Bảo Ngọc đã thật sự giác ngộ, nhưng vì còn
chưa “trọn ơn sinh thành đối với tổ tiên”, nên đành dùi mài kinh sách thi cho
đậu rồi mới buông bỏ mọi thứ ra đi.
Cuộc đời này quả là “thùng thuốc nhuộm”, khi một đứa trẻ mới sinh ra vô tư
trong sáng bao nhiêu, cũng giống như tấm lòng không chút vẩn đục, “Đứa trẻ
mới sinh có gì đáng quý? Chẳng qua chỉ vì nó không hiểu, không biết,
không tham, không ghét mà thôi. Chúng ta sinh ra đã đắm đuối trong
vòng tham, giận, ngây, yêu. Chẳng khác gì bùn lầy”, dần lớn lên thì sinh ra
mọi cảm xúc, tư tưởng vị tư, mê đắm trong các dục vọng mà tự đánh mất
chính mình.

Người vì danh suốt đời ôm hận, kẻ lụy tình thì khổ tâm, người vì vinh hoa phú
quý, lợi ích mà bán rẻ lương tâm, tình thân…thậm chí giết nhau không từ một
thủ đoạn nào. Phản bổn quy chân ấy là quay về với “bản tính thiện lương, vô
tư, vô ngã..như tấm lòng của một trẻ thơ”. Mới mong thoát khỏi cõi mê “bùn
nhơ” này. “Vì nước thiên đàng chỉ thuộc về những ai giống như đứa trẻ ấy”
( lời Thánh Kinh). Đối với người tu luyện thì “tu đến vô lậu mới viên mãn
được”.

“Một hôm đi đến trạm Côn Lăng, trời rét, tuyết xuống, thuyền đậu ở chỗ vắng
vẻ. Giả Chính sai người lên bộ, đưa danh thiếp đi từ tạ bầu bạn, nói thuyền sẽ
đi ngay, không dám phiền ai đến thăm hỏi. Khi ấy đầu thuyền chỉ để lại một
đứa nhỏ để hầu. Giả Chính ở trong thuyền viết thư, định cho người đi bộ đem
về nhà trước. Khi viết đến việc Bảo Ngọc, liền dừng bút lại, ngẩng đầu lên,
bỗng thấy đầu thuyền lờ mờ có dáng một người trong bóng tuyết, đầu trọc
chân trần, mình khoác chiếc áo đi mưa bằng lông vượn màu đại hồng, ngoảnh
vào Giả Chính và sụp xuống lạy. Giả Chính chưa nhìn được rõ, vội ra đầu
thuyền, muốn đến đỡ dậy để hỏi. Người ấy lạy bốn lạy, rồi đứng dậy chào
theo lối nhà Phật.

Rồi nghe tiếng ca, có vẻ rất huyền diệu?


Chỗ ta ở đấy, đỉnh núi thanh u,
Chỗ ta chơi đấy, cõi không mịt mù;
Ai đi cùng ta nhỉ, ta đi theo với ?
Mênh mông đất trời, về nơi Đại hoang!”

Người ấy chính là Bảo Ngọc hay nói đúng hơn là Thần Anh trong xác thân
Bảo Ngọc đã tiến bước tu luyện và sau đã chứng quả Văn Diệu Chân Nhân.
Câu chuyện của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc mặc dù thấm đẫm nước mắt,
và tưởng chừng như chuyện hoang đường chốn hồng lâu, nhưng đã thật sự
đã thức tỉnh nhiều người. Vậy mới nói: Mộng-thực-mộng.

Hồng Lâu Mộng, với góc độ người tu luyện ta nhìn nó như một vở diễn, một
tuồng hư ảo mà cảnh tỉnh chính mình. Không khác gì thực tại nơi thế gian
này, những ai đã có cơ duyên đắc Đại Pháp, mang thân người đắc được một
chính Pháp trong giai đoạn này quả thực không phải dễ dàng, “nhân thân nan
đắc”, đến như Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc muốn tu luyện thì cũng phải
mang thân xác con người mới tu luyện quay trở về được.
Vì trong mê mà giác mới là chân giác, trong khổ mà hoàn nghiệp. Cùng Sư
Phụ đến đây với ước nguyện cứu độ chúng sinh, trợ Sư chính Pháp. Chờ
hằng bao nhiêu ức kiếp, giờ cơ duyên đã có. Mong những ai đắc Đại Pháp
trân quý “cơ duyên vạn cổ” này.

Con đường “phản bổn quy chân” nhân thành Thần nhất định phải tống khứ
mọi nhân tâm, phàm tục..mọi việc đã được an bài, mọi quan mọi khảo nghiệm
là cơ hội, là bài học dành cho mỗi người tu luyện. Có thể xem đó là “giả
tướng” mà tu chính mọi ý niệm, lời nói, hành động, thật sự buông bỏ mọi chấp
trước trong Tâm, đồng hóa với nguyên lý Chân- Thiện – Nhẫn. Ấy mới chân
chính là con đường phản bổn quy chân của đệ tử Đại Pháp.

Chấp hay không cũng bởi do tâm


Thành hay bại cũng bởi do tâm
Đau đớn làm chi thêm phiền muộn
Nước mắt trào dâng chưa giải hết
Duyên nợ tiền kiếp nào có hay
Chấp nhận tất cả có tất cả
Thề nguyện tiền kiếp  có nhớ chăng?
Nhất tâm hướng thượng đồng hóa Pháp
Hòa tan nguyên lí Chân – Thiện – Nhẫn
Tĩnh tâm học Pháp khai tâm trí
Tâm thông trí sáng xóa mê lầm
Có hay không có cũng là không
Thấy hay không thấy cũng là không
Được hay mất cũng là không
Không hờn, không hận không oán trách
Không yêu không ghét, chẳng lụy phiền
Tâm không trí sáng mọi sự thông
Đã biết là giả sao cứ chấp
Soi xét tận sâu trong tâm trí
Quy chính bản thân đồng hóa Pháp
Chính niệm chính hành đồng hóa Pháp
Chữ tình nhỏ bé đáng kể gì
Gieo từ đời kiếp sao không nhớ
Sư phụ gánh cho hơn nửa phần
Chỉ còn một ít sao chẳng vượt
Khuyên người sao chẳng tự khuyên mình
Luôn giữ chính niệm luôn trong Pháp
Giải khai chấp trước đạt khai thông
Tâm không trí sáng chẳng động tâm
Hoàn thành thệ ước phản hồi quy.

Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org

You might also like