You are on page 1of 7

 

                                         

                            Chủ đề thực hiện nghiên cứu LMS

Họ tên : Lê Trần Thanh Huyền – 31211027378

Lớp: LQ001

Đề bài: Tóm tắt học thuyết của các nhà tư tưởng sau về Nhà nước & pháp luật, đồng
thời đưa ra những tình huống thực tiễn về nội dung của học thuyết ở Việt Nam.

1. Thomas Hobbes

Triết lý chính trị của Thomas Hobbes (1588-1679) đặt trên nền tảng thuyết khế ước xã hội.
Đối với ông trạng thái tự nhiên là trạng thái xấu xa. Ông đã dựa vào trạng thái tự nhiên để
phân tích, lý giải sự hình thành nên chính quyền. Ông cho rằng cuộc sống mà không có nhà
nước thì nghèo nàn, chìm trong chiến tranh. Tức là khi không có nhà nước, con người có
được tự do tuyệt đối thì lúc lúc này con người không được pháp luật bảo vệ mạng sống mà
phải tự bảo vệ mạng sống của chính mình. Do đó để thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên buộc
con người phải thiết lập nên một khế ước kết quả là nhà nước xuất hiện. Nhà nước là thỏa
thuận chung do bản thân nhân dân sáng tạo ra, được chuyển nhượng quyền lực từ nhân dân.
Theo đó nhân dân sẽ cắt bớt đi tự do của mình và nhà nước sẽ làm giảm bớt khát vọng tự
nhiên tháo quá của con người nhằm thiết lập trật tự xã hội. Theo Hobbes nhiệm vụ đầu tiên
của nhà nước là đảm bảo, duy trì tính ổn định của người dân. Tránh tình trạng vô chính phủ,
việc nhân dân trao quyền lực cho nhà nước cũng giống như việc ủy quyền đến từ một bên vì
người dân không thể đòi lại do đó mà quan điểm này của ông chỉ có những người thuộc phe
bảo hoàng, ủng hộ chuyên chế đề cao.

Hiện nay, nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân của Việt Nam đang này càng
hoàn thiện. Đáng lưu ý ở đây Việt Nma vẫn giữ nguyên được tư tưởng triết học pháp quyền
của ông. Trước hết là quan điểm nhà nước đóng vai trò là một quyền lực công mạnh mẽ có
thể bảo vệ hiệu quả đời sống an ninh xã hội. Giúp người dân thoát khỏi tình trạng chiến
tranh. Điều này rất phù hợp với Đảng cộng sản Việt Nam chúng ta hiện nay, các nhà lãnh
đạo và nhà nước Việt Nam hiện nay cũng khẳng định hiến pháp VN luôn phản ánh tâm tư
nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Nhà nước ta cũng quyết tâm quản lý con người và xã
hội bằng một hệ thống pháp luật rõ ràng và chặt chẽ để không một cá nhân hay tổ chức đứng
trên và đứng ngoài vòng pháp luật.

2. Montesquieu

 Montesquieu ( 1689-1755) coi pháp luật là phương tiện hiện hữu trong việc duy trì trật tự
xã hội và hạn chế quyền lực nhà nước. Theo đó, ông xây dựng thuyết tam quyền phân lập với
phương châm “ dùng quyền lực nhà nước hạn chế quyền lực nhà nước”. Ông cho rằng nhân
dân lao động là những người bị trị nên không thể hạn chế quyền lực nhà nước do một tập
đoàn có thế lực trong xã hội nắm giữ, bởi vậy, cần thiết lập một cơ chế khác để hạn chế
quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc đoán và lạm quyền trong bộ máy nhà nước. Cho
nên, để ngăn chặn tình trạng độc tài, chuyên chế vốn sinh hợp đồng ủy thác quyền lực, điều
kiện luật đặt phải phân chia kiểm soát quyền lực tổ chức quan nhà nước ủy thác quyền
lực. Việc phân chia quyền lực nhà nước, Montesquieu đã dựa theo tư tưởng phân quyền của
Locke sau đó phát triển nên thuyết tam quyền phân lập. Sau khi nghiên cứu, phân tích phát
triển Ông đã phân quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
đó ba cơ quan nhà nước này phải liên hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau tạo nên một hệ
thống thống nhất.

Về phía Việt Nam, Hiến pháp 1946 dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ
tư tưởng của thuyết phận quyền trong việc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam. Đây là bản
hiến pháp đầu tiên của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt nền tảng chính trị,
pháp lý cho tổ chức và hoạt động của nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa hoàn toàn vận
dụng thuyết tam quyền phân lập vì cơ quan hành pháp và tư pháp đang đứng dưới lập pháp
tức là quốc hội. Bới vậy cho dù có vận dụng được đi chăng nữa thì nó cũng không thể vận
hành được bới vì hiến pháp điều 4 cho rằng đảng cộng sản kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà
nước. Do đó mà các thiết chế hóa cũng chỉ là công cụ để cai trị mà thôi.

3. Locke

 J.Locke (1632-1704) là người khai sinh thuyết phân quyền, ông cho rằng “ quyền lực nhà
nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân nhường một phần quyền lực của mình qua khế
ước và để chống lại độc tài phải thực hiện phân quyền. Ông phân chia quyền lực nhà nước
thành lập pháp, hành pháp và liên hiệp. Nhà nước thì được chuyển giao quyền lực từ nhân
dân mang ý chí chung và tự nguyện, mang bản chất phi giai cấp. Pháp luật cũng chính là nền
tảng của quyền lực nhà nước. Sự thỏa thuận tự nguyện là nguyên nhân có bản khế ước xã
hội- là cơ sở hình thành nên nhà nước. Pháp luật là công cụ để đảm bảo các quyền tự nhiên,
căn bản của con người đồng thời tránh chống lại sự lạm dụng quyền lực của những người
cầm quyền. Quyền lập pháp là quyền được ông coi trọng nhất còn quyền hành pháp hay liên
hiệp là những bộ phận thi hành nên ông coi chúng chỉ thuộc cấp lập pháp. Bởi lập pháp
hướng đến sự an toàn của xã hội hay của mỗi cá nhân. Như vậy thì, cơ quan lập pháp là cơ
quan có quyền lực tối cao tuy nhiên bản thân nó cũng bị giới hạn bởi pháp luật. Như vậy,
Locke đã đặt nền móng cho việc hình thành hai nguyên tắc mới “ cá nhân công dân được làm
những gì mà pháp luật không cấm và cơ quan nhà nước thì được phép làm những gì mà pháp
luật cho phép”

Tại Việt Nam, tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã thấm nhuần trong tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước. Ngay từ những bước đi đầu tiên, tư tưởng của bác
Hồ đã loại bỏ tư tưởng phong kiến lỗi thời: nhà nước thuộc địa hay nhà nước tư sản mà là
nhà nước kiểu mới hướng pháp quyền theo xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Dân chủ được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc ở trên mọi lĩnh vực xã hội và việc xây
dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
là nhiệm vụ trọng tâm trong cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, việc nghiên cứu
sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhà
nước pháp quyền có vai trò hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện Việt Nam cần những
bước đi vững chắc hơn trong hoạt động đổi mới hệ thống chính trị, củng cố hoạt động tổ
chức bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

  4.    Rousseau

Tâm điểm học thuyết của Rousseau là quan niệm về nhà nước pháp quyền trong đó luật
pháp có phù hợp với khế ước xã hội và ý chí chung của người dân hay không. Dựa vào
những quan niệm về quyền con người, quyền bình đẳng và tự do đặc biệt là quan niệm về
khế ước xã hội về ý chí chung và quyền lực tối cao đã tạo nên tư tưởng Rousseau. Ông đề
cao lý tưởng tự do, bình đẳng, dân chủ là quyền cơ bản của con người. Vậy trong khế ước
xã hội ông đã khẳng định con người sinh ra tự do nhưng rồi con người lại bị sống trong
giềng xích. Tự do là tự bản chất con người mà có chăm lo và bảo vệ lấy mình rằng từ bỏ
tự do là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người.
Đỉnh cao nhất của các hệ thống lập pháp là gì thì chúng ta đều thấy rõ đó là tự do và bình
đẳng. Do đó mà mọi quốc gia đều cần đến một khế ước xã hội và vấn đề cơ bản nhất của
khế ước xã hội là mọi thành viên trong tập thể, dùng sức mạnh của tập thể vẫn được tự do
như trước. Theo ông để có quyền lục tối cao thì cũng cần được phân chia thành ba bộ
phận không thể tách rời là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên , cần làm rõ quyền
lực bao gồm lập pháp,hành pháp và tư pháp của mỗi quốc gia, tránh rơi vào tình trạng
độc tài về chính trị hay tham nhũng kinh tế

 Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình tìm hiểu, xây dựng xã hội công dân và nhà
nước pháp quyền, đảm bảo và phát huy giá trị dân chủ. Chủ nghĩa lập hiến được coi là
yếu tố quan trọng nhất trong thang giá trị của nhà nước pháp quyền. Khẳng định cao nhất
về mặt pháp lý, trường tồn và bền vững cùng với đất nước và dân tộc. Những nền tảng lý
thuyết của chủ nghĩa lập hiến hiện đại được đặt trên nền óng của những tác phẩm khế ước
xã hội đặc biệt là Rousseau.

5. John Stuart Mill

Thuyết vị lợi là triết lý đạo đức gắn liền với Jeremy Bentham và John Stuart Mill, thuyết
này yêu cầu chúng ta đánh giá mỗi hành động dựa trên hậu quả của hạnh phúc. Và chủ
nghĩa vị lợi cho lợi ích của mỗi người là công bằng. Chủ nghĩa này tác động trực tiếp đến
nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị,...

Nội dung cơ bản trong triết học chính trị J.S.Mill gồm năm vấn đề: tự do cá nhân, bình
quyền phụ nữ, tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể, chức năng của các cơ quan quyền
lực hợp thành chính thể đại diện, dân chủ với quyền bầu cử. Đối với triết học chính trị
của J.S.Mill, vấn đề tự do cá nhân giữ vai trò trung tâm, như hạt nhân lý luận của thuyết
quyền cá nhân. Để bảo vệ tự do cá nhân, đem lại lợi ích cho công dân và toàn thể xã hội,
J.S.Mill chủ trương thiết lập một nền dân chủ đại diện với tính cách là hình thức chính
thể lý tưởng.

John Stuart Mill không khuyến khích nhà nước can thiệp quá vào các vấn đề cá nhân vì
sẽ làm giảm hạnh phúc của con người. Đối với ông, dân chủ không phải là quyền lực của
số đông, không chỉ là bầu người lãnh đạo mà theo ông chính trị dân tư nó mang đến tác
động giáo dục đối với các cử tri và những người quan tâm đến chính trị. Ông khẳng định:
“ Các thiết chế chính trị là sản phẩm của con người có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại
nhờ cậy vào ý chí của con người”. Để thể hiện hình thức hóa một thể chế dân chủ thực sự
mà mọi ý kiến đều được lắng nghe thì cần phải mở rộng hơn nữa quyền bầu cử. Đối với
nhà nước chính thể đại diện, thì giữa các cơ quan quyền lực luôn tồn tại mối liên hệ về
vai trò, chức năng và nhiệm vụ. Đó là mối quan hệ giữa lập pháp-hành pháp-tư pháp. Ông
không phải là người đầu tiên đưa ra thiết chế phân chia ba quyền, tuy nhiên việc tiếp thu
và ủng hộ các thuyết phân quyền đi trước từ đó giúp ông đề cao mô hình chính thể đại
diện. 
  Tại Việt Nam, theo Khoản 2, điều 14, Hiến pháp 2013 quy định: Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng.Quy định này đã chỉ rõ việc có thể hạn chế cá nhân khi đứng trước các sự kiện
đe dọa chung đến cả quốc gia, cả cộng đồng. Dựa trên thuyết vị lợi, quốc hội cho rằng,
lợi ích của cá nhân nhỏ hơn lợi ích chung nên có thể phải chấp nhận bị bỏ qua.

6. Aristotle

  Aristote (384-322 TCN) là một trong những nhà tư tưởng về luật tự nhiên.Tư tưởng
pháp quyền của ông được thể hiện xuyên suốt trong những luận giải chính trị của ông. Để
chỉ ra nguồn gốc ra đời của nhà nước, ông cho rằng sở dĩ con người sống tụ tập với nhau,
họp lại thành gia đình, làng xã, rồi đến quốc gia. “ Mỗi quốc gia đều có một cộng đồng và
mỗi cộng đồng được thành lập hướng đến với một số điều tốt đẹp”. Để đảm bảo pháp
quyền có hiệu quả, cần phải có một hệ thống các cơ quan chính quyền cần thiết và có một
mạng lưới pháp luật để quản lý con người và giám sát hoạt động xã hội. Ông phân tích “
hiến pháp và chính quyền có cùng một nghĩa, và chính quyền tức quyền uy tối thượng
của một nước, phải nằm trong tay của một người hay nhóm người”. Ông cho rằng đó là
quan niệm hủ bại  bởi người dân mới là người tham gia chính sự. Tuy ông chưa đưa ra
được lý thuyết về phân quyền nhưng ông đã nêu ra ý tưởng về sự cần thiết về một tổ chức
nhà nước, đảm bảo được sự công bằng của pháp luật . “ Nhà nước nào cũng phải có một
cơ quan làm ra luật, cơ quan thực thi pháp luật và tòa án”. Theo ông, nhà nước là một tổ
chức phức tạp, tập hợp những cá thể với những chức vụ, tài sản và phẩm chất đạo đức,
trình độ học vấn,..khác nhau; khả năng tham gia vào việc nhà nước quy định thể chế
chính trị của nó.

  Quan điểm về luật tự nhiên của Aristotle giúp pháp luật Việt Nam hiểu rõ được cốt lõi
vấn đề, xây dựng được bộ máy nhà nước vững mạnh với một hệ thống pháp luật chặt chẽ
và thống nhất. Từ đó đổi mới được tư duy lập pháp, phát huy dân chủ, thực thi các quyền
của con người và mang lại hiệu quả. Là tiền đề cho Việt Nam nghiên cứu, giới thiệu, du
nhập và ứng dụng học thuyết này tại Việt Nam trong việc đổi mới tư duy pháp lý, xây
dựng và phát huy XHCN cũng như  hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công
khai và minh bạch theo hướng mà Đảng ta đã đề ra.

7. . Jeremy bentham

Jeremy Bentham là người đi đầu, sáng lập nên thuyết vị lợi.  Ông thu thập các ví dụ về
các cách ngụy biện thường lả của các cuộc tranh luận quốc hội. Sau đó ông sắp xếp các ví
dụ này thành 50 dạng khác nhau với những tựa đề như “ Tấn công chúng tôi là anh đang
tấn công với chính phủ phủ”, “ Trước giờ chưa có lập luận nào như vậy” và “ Đúng trên
lý thuyết, sai thực tế”. Bentham chấp nhận rằng sẽ có lợi cho cộng đồng khi pháp luật
trao một số quyền nhất định cho người dân. Điều đe dọa đem chúng ta gần hơn với sự vô
chính phủ. Theo ông, chính cái ý tưởng tôi có một số quyền nhất định, không bị lệ thuộc
vào pháp luật. Do nguyên tắc lợi ích, đòi hỏi sự tranh luận và tìm hiểu thông tin, ông cho
rằng những người ủng hộ các quyền lợi tồn tại từ trước coi thường cả hai yếu tố trên
thường dễ có khả năng kích động mọi người sử dụng vũ lực. Theo ông, sự chính đáng của
hành vi còn phụ thuộc vào lợi ích của nó tức là ông lấy lợi ích làm thước đo cho hành vi.

Soạn luật cũng là một trong những chủ đề mà ông quan tâm. Theo ông: pháp luật phải
được đảm bảo, thay đổi phù hợp với hoàn cảnh và do các luật sư biên soạn. Dự phóng lớn
nhất mà Bentham đề cập đến đấy chính là pháp chế: thăm dò và tạo nên nền tảng cho luật
pháp và chính quyền hoàn chỉnh. Từ đó, Bentham cần một biện pháp hoàn thiện hoặc có
giá trị. Và ông cũng đã lộ tư tưởng chủ nghĩa công lợi khi đưa ra rằng pháp chế là nguyên
tắc đem lại hạnh phúc nhiều nhất.

  Khi trình bày về thuyết công lợi của mình Bentham từng đề xuất cơ chế thu gom và
quản lý người ăn xin vào vào các trại tế bần. Điều này cũng tương tự với Việt Nam, mô
hình TP. Đà Nẵng 2005-2012 đã thu gom gần 1000 lượt người ăn xin, lang thang trong
đó khoảng 40% đưa về quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, người
thông báo cho chính quyền được thưởng 500.000 đồng, chính là “bản sao” của học thuyết
công lý theo chủ nghĩa vị lợi.

8. Khổng Tử

  Đức trị là học thuyết chính trị chủ trương “ điều hành chính sự bằng đạo đức” do Không
Tử sáng lập. Theo ông nếu như cai trị dựa vào đạo đức, đưa dân vào khuôn khép thì dân
sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục. Chủ trương cai trị bằng đạo đức hướng tới việc
phát huy những cái tốt, cái thiệt sẵn có trong con người đồng thời phát huy cải thiện nó.
Với ông nhiệm vụ của người đứng đầu đất nước là là phải hướng người dân tới một đời
sống làm việc nhân nghĩa, lấy nhân đức thống trị và phải làm gương cho muôn dân. Ông
đã đạo đức hóa chính trị với ông “ đức trị” tức là trị vì người dân bằng đức chứ không
phải bằng vũ lực. Học thuyết của Không Tử tập trung vào tinh thần trung quân, thờ vua là
được đưa lên hàng đầu của đạo làm người, coi vua có quyền nhất thế gian, giam con
người vào trong tầng lớp giai cấp phong kiến, quy định thứ bậc trong tầng lớp nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, nền chính trị mà bác Hồ xây dựng là nên chính trị đạo đức “ đạo đức
cách mạng” Người cho rằng đạo đức là để phục vụ nhân dân, phục vụ cho công cuộc giải
phóng, lấy đạo đức là yêu càu cơ bản phải có trong mỗi người cán bộ. Người còn không
ngừng nhắc nhở mọi người phải liên tục phát huy truyền thống đức trị dưới nhà nước xã
hội chủ nghĩa, nâng cao nhận thức người dân, những hạt nhân tích cực của thuyết đức trị
phải luôn luôn phát huy làm việc nhân nghĩa. Như vậy, trong quá trình lãnh đạo, tìm
đường cứu nước người đã tiếp thu và nâng cao nội dung ý nghĩa cho phù hợp yêu cầu
thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

9. Hàn Phi Tử

   Hàn Phi Tử là một trong những nhà tư tưởng về học thuyết pháp trị, tuy ông không phải
là người đầu tiên nêu lên học thuyết nay nhưng tư tưởng của ông lại đối nghịch vơi tư
tưởng nho giáo. Theo ông, để dụng nước và giữ nước thì phải biết sử dụng pháp luật.
  Ông cho rằng pháp luật là chuẩn mực cao nhất để cai trị đất nước, khi thực thi pháp luật
phải dựa tteen công bằng không câu nệ chuyện thân sơ, tình cảm,..Khi đã thi hành pháp
luật thì mọi người bình đẳng như nhau. “ Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần,
thưởng cái đúng không tránh kẻ thất phu”. Ông cho rằng, người lập pháp và thi hành
pháp luật phải có cái thế riêng của mình, tức phải chính danh, đồng thời phải có thuật
(sách lược) trị nước, sau đó vận dụng pháp luật phải hợp “thời”. Theo Hàn Phi Tử, trong
pháp luật có ba đối tượng (chủ thể pháp luật) tham gia: - Vua là người đặt ra pháp luật. -
Bề tôi (hệ thống quan lại) những người triển khai và giám sát pháp luật. - Dân cư những
người phải tuân thủ nhất quán pháp luật.  Hàn Phi Tử có nói, tùy thời thế, tùy bối cảnh,
tùy quốc gia mà Luật Pháp sẽ thay đổi sao cho phù hợp, chân lý này cho đến giờ vẫn
đúng 
  Ngày nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân và vì
dân thì yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là dây dựng hệ thống pháp luật thống nhất,
đồng bộ. Tư tưởng  pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle có khá nhiều điểm chung trong
đó hàm chứa mối quan hệ giữa hai lực lượng cơ bản của đời sống chính trị- xã hội: nhà
nước và nhân dân. Vai trò quản lý của nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ cơ
chế “nhà nước và dân cùng làm”, “ dân biết dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật đạo đức. Theo đó các nhà làm luật cũng phải có một nhìn tổng
thể và khách quan và đứng về góc độ người dân để làm cho hệ thống pháp luật nhà nước
ta ngày càng hoàn thiện và thống nhất và hoàn thiện hơn

10. Ronald Coase   


  Ronald Coase là người theo trường phái kinh tế học pháp luật, thuyết phục về tính chính
xác của của ẩn dụ bàn tay vô hình của Adam Smith, những lợi ích của kinh tế thị trường
tác hại của sự can thiệp nhà nước. Ông cho rằng, kinh tế học thì phải được mở để được
tiếp cận với nhiều ngành học khác: như luật học, chính trị học, xã hội học,..Ông nhìn luật
và kinh tế có hai phần: (1) sử dụng cách tiếp cận của các nhà kinh tế để phân tích hoạt
động của hệ thống pháp luật, thường được gọi là phân tích kinh tế của luật và (2) là
nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống pháp luật với hệ thống pháp luật của kinh tế.
Định lý Coase được áp dụng cho các tình huống trong đó các hoạt động kinh tế của một
bên gây ra chi phí hoặc thiệt hại cho tài sản của bên khác. Nếu quyền sở hữu được rõ
ràng, có thể phân chia và bảo vệ thì sự thương lượng trực tiếp giữa các bên liên quan có
thể dẫn đến kết quả tối ưu hơn mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước.
Dựa trên thương lượng xảy ra trong quá trình này, quỹ có thể được cung cấp để bồi
thường cho một bên cho các hoạt động của bên kia hoặc trả cho bên có hoạt động gây ra
thiệt hại để ngừng hoạt động đó. Phân tích của ông có thể cho phép người làm luật cũng
như thẩm phán đặt tốt hơn vấn đề đánh đổi các quyền, lợi thế và chi phí của chúng trước
những tình huống đặc biệt.
 
  Ở Việt Nam,trong chừng mực nhất định của các chuyên gia nghiên cứu pháp luật,các
nhà hoạt động trong lĩnh vực hành pháp và lập pháp cũng đã quan tâm và hành động theo
lối tư duy kinh tế luật học như khi đánh giá tác động của một dự án đầu tư hay việc sửa
đổi luật, tăng giảm thuế,..Việc thay đổi quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh
theo  ngành nghề mà luật pháp không cấm cho thấy tư duy kinh tế, tư duy về tính hiệu
quả đã và đang được đặt trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật của
Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiên nay. 
 

You might also like