You are on page 1of 2

A.

Luật Xử phạt vi phạm hành chính


I. Vi phạm hành chính
1. Khái niệm:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành

chính.
Ví dụ:
- Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau
sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là
hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật
tự, an toàn xã hội.

2. Cấu thành vi phạm hành chính:


Cấu thành vi phạm hành chính gồm bốn yếu tố (dài quá thì đọc phần
chữ in đậm thôi)
- Mặt khách quan của vi phạm hành chính: hành vi vi phạm hành chính,
hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm,
thời gian thực hiện vi phạm hành chính
- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính: lỗi, động cơ, mục đích
- Khách thể của vi phạm hành chính: quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí
hành chính nhà nước được pháp luật quy định và bảo vệ bị xâm hại bởi vi
phạm hành chính
- Chủ thể của vi phạm hành chính: cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm
hành chính. Cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính
về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý; cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị
xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra
Tất cả các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính đều có tính bắt buộc
phải có khi xác định hành vi vi phạm hành chính.
3. Trách nhiệm Hành chính:
3.1. Khái niệm:

Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà


nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật hành chính.
3.2. Đặc điểm
- Cơ sở của TNHC là vi phạm hành chính
- TNHC được áp dụng chủ yếu bởi cơ quan hành chính, người có thẩm
quyền theo thủ tục hành chính
- TNHC là một trong các hình thức cưỡng chế hành chính
3.3. Căn cứ truy cứu trách nhiệm hành chính
Truy cứu TNHC= vi phạm hành chính + thời hiệu
- Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà khi thời hạn
đó kết thúc thì chủ thể VPPL không bị truy cứu TNPL nữa

You might also like