You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-------***-------

BÀI TẬP LỚN


MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LÀ


NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Hoàn


SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Thảo My
LỚP TÍN CHỈ : Actuary 62
MSV : 11202634

HÀ NỘI, 2022

1
Contents
A. LỜI MỞ ĐẦU:...................................................................................................................................3
B. THẢO LUẬN VẤN ĐỀ:.......................................................................................................................3
a. Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền...........................3
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh................................................3
b. Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng bổ sung, phát triển, bảo đảm tính hiện
thực của đường lối..................................................................................................................................4
c. Hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực tổ chức thực hiện đường lối.
5
d. Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, tăng
cường xây dựng Đảng về đạo đức...........................................................................................................5
C. LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC:........................................................................................................6
D. KẾT LUẬN:........................................................................................................................................6
E. TƯ LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................7

2
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Việt Nam ta ngày nay tuy còn là một nước đang phát triển nhưng đời sống tinh thần,
vật chất của nhân dân đã được cải thiện, tốt hơn trước kia rất nhiều. Chúng ta trước cách
mạng tháng 8 năm 45 còn là thuộc địa của Pháp, còn nghèo túng lạc hậu, trì trệ hơn rất
nhiều so với các nước trên thế giới. Nhưng sau cách mạng giành chính quyền, tiếp tục
đấu tranh, xây dựng cho đến nay chúng ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều
lĩnh vực. Theo suốt quá trình đấu tranh, đi lên, thay da đổi thịt đó của nước ta là Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong vai trò một tổ chức lãnh đạo. Có thể nói, thắng lợi của cách
mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của
Đảng.
Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thấy phải có Đảng cách
mạng và Đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
(năm 1930) ghi rõ: “Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một
Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với
quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành”. Vì thế, em xin được phân tích
luận điểm “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam”. Em rất mong nhận được lời khuyên, lời nhận xét của cô để bài tập lớn
được hoàn thiện sâu sắc hơn về nội dung kiến thức.

B. THẢO LUẬN VẤN ĐỀ:


Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi. Đó là bài
học lớn cho cách mạng Việt Nam. Để có được sự lãnh đạo đúng đắn, Đảng phải chăm lo
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của
Đảng và giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra:

a. Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung thành và bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
V.I.Lênin nêu rõ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào
cách mạng. Chỉ Đảng nào được một lý luận tiền phong, hướng dẫn thì mới có khả năng
làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”. Hồ Chí Minh từ năm 1927, đã nói rõ vai trò của lý
luận: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu,
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có
trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.
Từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng (1925-1927), Nguyễn Ái Quốc đã
chú trọng trang bị lý luận Mác-Lênin và những quan điểm, tư tưởng của Người cho cán
bộ. Thực tế, Đảng đã không ngừng nâng cao trình độ lý luận trong Đảng, trước hết là
những cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Nắm vững lý luận không phải là thuộc lòng câu chữ mà
là hiểu rõ bản chất cách mạng, khoa học của các nguyên lý, lý luận, nắm rõ phương pháp,

3
trong đó có phương pháp biện chứng để hiểu được quy luật khách quan, vận dụng phù
hợp vào thực tiễn Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng coi trọng tổng kết thực tiễn để làm rõ những vấn đề
lý luận của cách mạng Việt Nam; lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, lý luận chiến tranh cách mạng và cả lý luận cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Khi quyết định đổi mới (1986), Đảng đã chú trọng đổi mới tư duy lý
luận để nhận thức đúng các quy luật, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với tổng kết thực tiễn. Vì vậy, nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Sáng tỏ về mục tiêu, mô hình của chủ nghĩa xã hội. Sáng tỏ hơn về những vấn đề của chủ
nghĩa xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…), sáng tỏ hơn về khả năng bỏ qua chủ
nghĩa tư bản, sáng tỏ hơn những vấn đề mới phát triển trong thời đại hiện nay.

b. Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng bổ sung, phát triển, bảo
đảm tính hiện thực của đường lối.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn. Trong lịch sử lãnh đạo cách mạng, Đảng
đã có những cương lĩnh: Cương lĩnh chính trị đầu tiên tại Hội nghị thành lập Đảng (2-
1930); Luận cương chính trị (10-1930); Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-
1951); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và
bổ sung, phát triển (2011). Cương lĩnh đề ra những vấn đề chiến lược của cách mạng và
chỉ đạo một chặng đường dài, thậm chí xuyên suốt quá trình cách mạng. Căn cứ vào
Cương lĩnh, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể, Đảng đề ra những đường lối, chính sách chủ
trương lớn để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng.
Để bảo đảm tính đúng đắn trong hiện thực của cương lĩnh, đường lối, Đảng không
ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, nắm vững quy luật khách quan; luôn luôn xuất
phát từ thực tế, coi trọng tổng kết thực tiễn của đất nước; phát huy trí tuệ, sáng kiến của
nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; học tập
kinh nghiệm của bên ngoài có chọn lọc và phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược, nâng cao
năng lực dự báo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự chỉ dẫn quan trọng: “Chúng ta phải nâng cao sự tu
dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa
Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn
những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước
đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.”

4
c. Hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực tổ chức thực
hiện đường lối.
Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn coi trọng xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng từ cấp Trung ương đến các địa phương, cơ sở. Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Thường vụ Trung ương đã chỉ đạo các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ,
các tổ chức đảng các cấp phát triển phong trào cách mạng đưa đến thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám 1945. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo hệ thống tổ
chức đảng các cấp tổ chức thắng lợi các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới.
Đảng hoạt động theo những nguyên tắc được quy định: Nguyên tắc tập trung dân
chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất trong Đảng; gắn bó mật thiết với quần
chúng nhân dân. Trong các nguyên tắc “Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ
bản”. Nguyên tắc đó đòi hỏi tập trung, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng. Cá
nhân phải phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn
Đảng phục tùng Trung ương. Trên cơ sở thực hành và phát huy dân chủ rộng rãi trong
Đảng, mọi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò, trách nhiệm, trí tuệ để xây dựng đường lối,
công việc chung của Đảng, từ đó đi đến quyết định tập trung.
Sự lãnh đạo đúng đắn, thành công của Đảng phụ thuộc rất lớn vào vai trò, trình độ,
năng lực của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí minh xác định: Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. “Công việc thành công
hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người
làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.”
Thực tế cho thấy, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu trong lãnh đạo, quản lý. Vì
vậy, cần rất chú trọng việc tổ chức, thực hiện nhằm hiện thực hóa cương lĩnh, đường lối
của Đảng. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật
của Nhà nước, tăng cường công tác vận động quần chúng, động viên, hướng dẫn nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật. Có như vậy mới nâng cao chất lượng,
hiệu quả lãnh đạo, quản lý.
d. Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ,
đảng viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức.
Cương lĩnh của Đảng đã nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc”.
Có nghĩa là, Đảng phải tiên phong về lý luận, về trí tuệ, về đường lối chính trị và
về hành động. Lãnh đạo là dẫn đường, Đảng luôn luôn đi đầu trong sự nghiệp cách mạng
ở mọi thời kỳ, cán bộ, đảng viên đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy
sinh, kể cả tính mạng vì lý tưởng cách mạng, vì nước vì dân. Quần chúng nhân dân luôn
luôn nhìn vào hành động của cán bộ, đảng viên để noi theo. “Đảng viên đi trước, làng
nước theo sau”. Hồ Chí Minh coi phương châm đó là lời khen chân thành của nhân dân

5
nhưng cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Trong công cuộc đổi mới, Đảng nêu
cao trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, nêu thành quy định trong Nghị quyết
Trung ương 8 khóa XII và nhiều văn kiện quan trọng khác. Người có vai trò, chức vụ
càng cao càng phải đề cao trách nhiệm nêu gương. Nêu gương trong thực hiện trách
nhiệm được giao, nêu gương về sự phấn đấu hy sinh vì nước, vì dân.

C. LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC:


Ngày nay, tuy không còn chiến tranh như ngày trước, như những năm trước 1945,
nhưng chúng ta vẫn có thể thấy Đảng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống
hằng ngày của mỗi người, mỗi công dân Việt Nam trong từng lĩnh vực trong cuộc sống,
về cả kinh tế cũng như văn hóa, đường lối chủ trương, lãnh đạo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là sau khi trở thành Đảng cầm
quyền và đặc biệt từ khi lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã lãnh
đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Cụ thể, năm 1989 tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam mới đạt 6,3 tỷ USD,
nhưng đến năm 2020 quy mô nền kinh tế Việt Nam đã đạt 268,4 tỷ USD. Trong khu vực
ASEAN, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện đã đứng thứ 4. Cùng với đó, đời sống nhân
dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Như vậy so với trước Đổi mới, quy
mô nền kinh tế đã khác, “bộ mặt”, diện mạo nền kinh tế, cũng như đời sống nhân dân đã
khác… Đó chính là cơ đồ, tiềm lực, vị thế mà ngày nay Việt Nam đã gây dựng được.
Hiện nay, phần đông cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao tính tiên phong,
gương mẫu, gắn với đạo đức, đề cao trách nhiệm, được nhân dân tin cậy. Vẫn còn một bộ
phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và có biểu hiện
tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, như Nghị quyết Trung ương khóa
XI, khóa XII, khóa XIII đã nêu rõ. Một số cán bộ sa vào chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng,
lãng phí, xa rời thực tế, xa cách nhân dân. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của
Đảng và vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của một chính đảng cầm quyền đầy bản lĩnh, độc lập, sáng tạo -
một Đảng vì dân - Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang tiếp tục phát huy
truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, viết tiếp những bản anh hùng ca thực hiện
khát vọng tự cường dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

D. KẾT LUẬN:
Sau khi đất nước được thống nhất, trong muôn vàn khó khăn, Đảng đã lãnh đạo
nhân dân vừa khôi phục kinh tế, vừa tiến hành hai cuộc chiến đấu chống xâm lược ở hai
đầu biên giới, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân cả nước vừa đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, vừa tìm tòi, tháo gỡ
khó khăn, khắc phục trì trệ, khủng hoảng kinh tế-xã hội, từng bước hoạch định đường lối

6
đổi mới. Từ đó, đất nước không những vượt qua khủng hoảng kinh tế, mà còn trở thành
nước đang phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
sức mạnh đất nước không ngừng được tăng cường toàn diện, vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế và khu vực ngày một nâng cao.
Tóm lại, Đảng ta từ trong quá khứ đến hiện tại cũng như cả tương lai, đã đang và
sẽ cố gắng rất nhiều vì cuộc sống, vì nhân dân Việt Nam. Và vì thế nên chúng ta mới thấy
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra những đường lối, đã có những sự lãnh đạo đúng đắn
và có thể, vì thế nên mới dẫn tới sự thành công của đất nước Việt Nam ngày hôm nay.
Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng được tôi luyện và ngày càng trưởng
thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của
nhân dân. Và cũng như Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nói:
“Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

E. TƯ LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua – truongchinhtri.kontum.gov.vn
3. Yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng – Báo Vietnamplus

You might also like